Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu bệnh nấm chính hại lạc tại huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI








PHÙNG DUY HIẾU


NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM CHÍNH HẠI LẠC
TẠI HUYỆN LẠNG GIANG - TỈNH BẮC GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ BÍCH HẢO


HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN





Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một công
trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đều đã được cảm ơn. Trong luận văn tôi có sử dụng các thông tin
từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin trích dẫn được sử dụng đều
được ghi rõ các nguồn gốc, xuất xứ.

Tác giả luận văn






PHÙNG DUY HIẾU















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản
thân tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu khác.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Bích Hảo đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và các thầy cô
giáo trong Khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận
văn này.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và
tập thể cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang đã động viên và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành khoá
học cao học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bà con nông dân tại huyện Lạng
Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người
thân, bạn bè những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và thực hiện bản luận văn này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2012
Tác giả luận văn


Phùng Duy Hiếu


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng biểu viii
Danh mục các hình x
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3
2.2 Nghiên cứu trong nước 18
3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 27
3.1 Thời gian nghiên cứu 27
3.2 Địa điểm nghiên cứu 27
3.3 Đối tượng nghiên cứu. 27
3.4 Vật liệu nghiên cứu 27
3.5 Nội dung nghiên cứu. 28
3.6 Phương pháp nghiên cứu 29
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
4.1 Thành phần bệnh nấm hại lạc trên đồng ruộng tại Lạng Giang,
Bắc Giang vụ thu đông năm 2011 40
4.1.1 Bệnh héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger Van Tiegh 43

4.1.2 Bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii Sacc 44
4.1.3 Bệnh mốc vàng Aspergillus flavus Link 44
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

4.1.4 Bệnh mốc xanh Penicillium spp 44
4.1.5 Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kuhn 45
4.1.6 Bệnh đốm nâu Cercospora arachidicola Hory 45
4.1.7 Bệnh đốm đen Cercospora personata Beck & Curtis 45
4.1.8 Bệnh gỉ sắt Puccinia arachidis Speg 45
4.2 Thành phần và mức độ nhiễm bệnh nấm hại trên hạt giống lạc 47
4.2.1 Nấm Aspergillus niger 51
4.2.2 Nấm Aspergillus flavus 51
4.2.3 Nấm Aspergillus parasiticus 51
4.2.4 Nấm Penicillium sp. 52
4.2.5 Nấm Rhizopus sp. 52
4.2.6 Nấm Sclerotium rolfsii 52
4.2.7 Nấm Fusarium sp. 52
4.3 Diễn biến bệnh nấm gây hại trên một số giống lạc tại Lạng
Giang, Bắc Giang vụ thu đông năm 2011 53
4.3.1 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen, héo rũ gốc mốc trắng và
bệnh lở cổ rễ hại giống lạc L14 tại 3 xã của Lạng giang, Bắc
Giang vụ Xuân năm 2011 53
4.3.2 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen và bệnh héo rũ gốc mốc
trắng hại trên một số giống lạc tại xã Tân Hưng, Lạng Giang, Bắc
giang vụ Xuân năm 2012 55
4.4 Ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác và phòng trừ đối với
bệnh hại lạc ( bệnh đốm lá lạc) 59
4.4.1 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến sự phát sinh, phát triển

của một số bệnh nấm gây hại lạc trên giống L14 tại xã Tân Hưng,
Lạng Giang, Bắc Giang 59
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.4.2 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến sự phát sinh, phát triển
của bệnh đốm lá lạc trên giống L14 tại xã Tân Hưng, Lạng
Giang, Bắc Giang vụ xuân 2012. 63
4.4.3 Ảnh hưởng của biện pháp bón vôi đến sự phát sinh, phát triển
của bệnh đốm lá lạc trên giống L14 tại xã Nghĩa Hưng, Lạng
Giang, Bắc Giang vụ xuân năm 2012 65
4.4.4 Ảnh hưởng của chất kích kháng đến sự phát sinh, phát triển đến
bệnh đốm lá lạc Cercospora spp. trên giống lạc L14 tại xã Tân
Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân 2012 67
4.4.5 Ảnh hưởng của biện pháp bón lân đến sự phát sinh, phát triển của
bệnh đốm lá lạc trên giống L14 tại xã Nghĩa Hòa, Lạng Giang,
Bắc Giang vụ xuân năm 2012. 69
4.5 Ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác và phòng trừ đến sự
sinh trưởng và phát triển của bệnh gỉ sắt lạc 71
4.5.1 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến sự phát sinh, phát triển
của bệnh gỉ sắt lạc trên giống lạc L14 tại xã Tân Hưng, Lạng
Giang, Bắc Giang vụ xuân năm 2012 71
4.5.2 Ảnh hưởng của biện pháp bón vôi đến sự phát sinh, phát triển
của bệnh gỉ sắt lạc trên giống L14 tại xã Nghĩa Hưng, Lạng
Giang, Bắc Giang vụ xuân 2012 73
4.5.3 Ảnh hưởng của chất kích kháng đến sự phát sinh, phát triển đến
bệnh gỉ sắt Puccinia arachidis trên giống lạc L14 tại xã Tân
Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân 2012 75
4.5.4 Ảnh hưởng của biện pháp bón lân đến sự phát sinh, phát triển của

bệnh gỉ sắt lạc trên giống L14 tại xã Nghĩa Hòa, Lạng Giang,
Bắc Giang vụ xuân năm 2012. 77
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

4.6 Ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác và phòng trừ đến sự sinh
trưởng và phát triển bệnh héo rũ gộc mốc đen và héo rũ gốc mốc trắng. 79
4.6.1 Ảnh hưởng của biện pháp bón vôi đến sự phát sinh, phát triển
của bệnh héo rũ gốc mốc đen và bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên
giống L14 tại xã Nghĩa Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang. 79
4.6.2 Ảnh hưởng của biện pháp bón lân đến sự phát sinh, phát triển của
bệnh héo rũ gốc mốc đen và bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên
giống L14 tại xã Nghĩa Hòa, Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân
năm 2012. 81
4.6.3 Ảnh hưởng của chất kích kháng đến sự phát sinh, phát triển đến
bệnh héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger và bệnh héo rũ gốc
mốc trắng Sclerotium rolfsii trên giống lạc L14 tại xã Tân Hưng,
Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân 2012 83
4.7 Biện pháp phòng trừ một số bệnh hại chính bằng thuốc hoá học. 86
4.8.1 Khảo nghiệm hiệu lực của một số thuốc hoá học trừ bệnh đốm
nâu hại lá lạc (giống lạc L14) tại Tân Hưng, Lạng Giang, Bắc
Giang vụ xuân năm 2012 86
4.8.2 Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học và sinh học
phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii ( chết héo
cây con) trên giống lạc L14 tại Tân Hưng, Lạng Giang, Bắc
Giang vụ xuân 2012 87
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 89
5.1 Kết Luận 89
5.2 Đề nghị 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 96

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CSB Chỉ số bệnh
CT Công thức
HRGMĐ Héo rũ gốc mốc đen;
HRGMT Héo rũ gốc mốc trắng.
TLB Tỷ lệ bệnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
4.1 Thành phần nấm bệnh hại trên lạc Lạng Giang, Bắc Giang vụ thu
đông năm 2011 41
4.2 Thành phần nấm bệnh trên các mẫu lạc giống vụ hè thu năm
2011 49
4.3 Diễn biến một số bệnh nấm hại giống lạc L14 tại 3 xã của Lạng
Giang, Bắc Giang vụ thu đông năm 2011 53
4.4 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen và bệnh héo rũ gốc mốc
trắng hại trên một số giống lạc tại xã Tân Hưng, Lạng Giang, Bắc
giang vụ Xuân năm 2012 55

4.5 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến bệnh héo rũ gốc mốc
đen và bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên giống lạc L14 tại xã Tân
Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân 2012 60
4.6 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến sự phát sinh, phát triển
của bệnh đốm lá lạc trên giống L14 tại xã Tân Hưng, Lạng
Giang, Bắc Giang vụ xuân 2012 63
4.8 Ảnh hưởng của chất kích kháng đến sự phát sinh, phát triển đến
bệnh đốm lá lạc Cercospora spp. trên giống lạc L14 tại xã Tân
Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân 2012 67
4.9 Ảnh hưởng của biện pháp bón lân đến sự phát sinh, phát triển của
bệnh đốm lá lạc trên giống L14 tại xã Nghĩa Hòa, Lạng Giang,
Bắc Giang vụ xuân năm 2012. 70
4.10 Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến sự phát sinh, phát triển
của bệnh gỉ sắt lạc trên giống lạc L14 tại xã Tân Hưng, Lạng
Giang, Bắc Giang vụ xuân năm 2012 72
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

4.11 Ảnh hưởng của biện pháp bón vôi đến sự phát sinh, phát triển
của bệnh gỉ sắt lạc trên giống L14 tại xã Nghĩa Hưng, Lạng
Giang, Bắc Giang vụ xuân 2012 74
4.12 Ảnh hưởng của chất kích kháng đến sự phát sinh, phát triển đến
bệnh gỉ sắt Puccinia arachidis trên giống lạc L14 tại xã Tân
Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân 2012 75
4.13 Ảnh hưởng của biện pháp bón lân đến sự phát sinh, phát triển của
bệnh gỉ sắt lạc trên giống L14 tại xã Nghĩa Hòa, Lạng Giang,
Bắc Giang vụ xuân năm 2012. 78
4.14 Ảnh hưởng của biện pháp bón vôi đến sự phát sinh, phát triển
của bệnh héo rũ gốc mốc đen và bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên

giống L14 tại xã Nghĩa Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang. 80
4.15 Ảnh hưởng của biện pháp bón lân đến sự phát sinh, phát triển của
bệnh héo rũ gốc mốc đen và bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên
giống L14 tại xã Nghĩa Hòa, Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân
2012 82
4.16 Ảnh hưởng của chất kích kháng đến sự phát sinh, phát triển đến
bệnh héo rũ gốc mốc đen Aspergillus niger và bệnh héo rũ gốc
mốc trắng Sclerotium rolfsii trên giống lạc L14 tại xã Tân Hưng,
Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân 2012 84
4.17 Khảo nghiệm hiệu lực của một số thuốc hóa học trừ bệnh đốm lá
lạc (giống L14) tại Tân Hưng, Lạng Giang, Bắc giang vụ xuân năm
2012 87
4.18 Khảo sát ảnh hưởng một số loại thuốc hóa học và sinh học phòng
trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rolfsii trên giống lạc
L14, tại Tân Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân 2012 88

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

x
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ðỒ
STT Tên hình Trang
Hình 4.1. Triệu chứng bệnh đốm nâu Cercospora arachidicola 46
Hình 4.2. Triệu chứng bệnh gỉ sắt Puccina arachidis 46
Hình 4.3. Triệu chứng nấm Aspergillus niger gây hại trên hạt giống lạc
L14 48
Hình 4.4. Triệu chứng nấm Aspergillus flavus gây hại trên hạt giống lạc
L14 48
Hình 4.3. Kiểm tra nấm gây hại trên hạt giống lạc bằng giấy thấm 50
Hình 4.4 . Nấm Aspergillus sp. 50
Hình 4.5. Nấm bệnh Penicillium sp. trên hạt lạc 50

Hình 4.6. Triệu chứng nấm Aspergillus niger gây hại trên hạt giống lạc
L14 50
Hình 4.7 . Nấm Aspergillus flavus Link 50
Biểu đồ 1. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen trên 3 giống lạc tại xã
Tân Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang vụ Xuân năm 2012. 56
Ảnh 4.8. Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger.) 57
Ảnh 4.9. Triệu chứng bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) 58
Ảnh 4.10. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) 59
Biều đồ 2. Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến bệnh héo rũ gốc
mốc đen tại xã Tân Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân năm
2012 61
Biểu đồ 3. Ảnh hưởng của biện pháp luân canh đến bệnh héo rũ gốc
mốc trắng tại xã Tân Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân năm
2012 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

xi

Biểu đồ 4 . Ảnh hưởng của chất kích kháng đến bệnh đốm lá lạc trên
giống lạc L14 tại xã Tân Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang vụ xuân
2012 68
Biểu đồ 5. Ảnh hưởng của chất kích kháng đến sự phát sinh, phát triển
đến bệnh gỉ sắt Puccinia arachidis trên giống lạc L14 76
Biểu đồ 6. Ảnh hưởng của chất kích kháng đến bệnh héo rũ gốc mốc đen
trên giống lạc L14 tại xã Tân Hưng, Lạng Giang, Bắc Giang vụ
xuân 2012 85
Biều đồ 7. Ảnh hưởng của chất kích kháng đến bệnh héo rũ gốc mốc
trắng trên giống lạc L14 tại xã Tân Hưng, Lạng Giang, Băc
Giang vụ xuân 2012 85
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


1

1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp quan trọng có ý
nghĩa lớn về kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng. Các bộ phận của lạc dùng
làm thuốc rất quý là cây, lá, củ, nhân và màng bọc ngoài của nhân, dầu lạc
có những tác dụng như dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm và chữa được
một số căn bệnh như thai phụ bị phù, loét dạ dày và hành tá tràng Lạc là cây
họ đậu có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 sau đậu tương với diện tích gieo
trồng 20 – 21 triệu ha/năm, sản lượng là 25.5 – 26 triệu tấn/năm. Việt Nam
lạc được trồng phổ biến ở khắp các vùng sinh thái khác nhau. Theo niên giám
thống kê năm 2003 của NXB thống kê – Hà Nội sản xuất lạc ở Việt Nam từ
năm 2000 – 2002:
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2000 244.90 14.50 355.30
2001 244.60 14.80 363.10
2002 246.80 16.10 397.00
Cùng với việc tăng diện tích, nhiều giống lạc mới năng suất cao được
nhập về và lai tạo thành công đưa vào sản xuất. Điều này dẫn đến sự thay đổi
về tình hình bệnh hại lạc ngày càng trở lên phức tạp. Trong số các nguyên
nhân làm giảm năng suất thì bệnh hại là nguyên nhân chính hạn chế năng

suất và chất lượng của cây lạc. Cùng với thiệt hại ngoài đồng ruộng cũng như
các nông sản khác lạc còn bị hại trong quá trình bảo quản.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, do đó bệnh
cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng có điều kiện phát triển và gây hại
mạnh. Đối với cây lạc bệnh hại chủ yếu là do nấm, vi khuẩn, ngoài ra tuyến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

trùng và virus cũng gây hại nhưng ở mức độ và thiệt hại ở mức thấp hơn. Trên
đồng ruộng các bệnh nấm và vi khuẩn hại lạc đã phát triển và gây hại nghiêm
trọng trong khắp các vùng trồng lạc trong cả nước.Tuy nhiên mức độ thiệt hại
mỗi vùng là khác nhau do sự ảnh hưởng của các yếu tố như: điều kiện thời
tiết, giống, và kỹ thuật canh tác v.v …Chính vì vậy việc nghiên cứu thành
phần bệnh hại lạc từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ là điều cần thiết trong sản
xuất. Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công của bộ môn Bệnh cây –
Khoa Nông học – Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu bệnh nấm chính hại lạc tại Huyện Lạng
Giang – Tỉnh Bắc Giang ”.
1.2. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
Điều tra, xác định thành phần bệnh hại lạc và mức độ nhiễm bệnh nấm
gây hại trên hạt giống lạc thu thập ở vùng Lạng Giang, Bắc Giang. Diễn biến
một số nấm bệnh chủ yếu ngoài đồng ruộng và khảo sát biện pháp phòng trừ
trên giống lạc L14 ở ngoài ruộng sản xuất tại Lạng Giang, Bắc Giang vụ Xuân
năm 2012.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định được thành phần bệnh nấm hại hạt giống lạc thu thập ở vụ
Thu đông năm 2011 ở vùng Lạng Giang, Bắc Giang.
- Điều tra diễn biến một số nấm bệnh gây hại lạc trồng tại Lạng Giang,

Bắc Giang vụ Thu đông năm 2011.
- Áp dụng biện pháp kỹ thuật và sử dụng một số chất kích kháng phòng
trừ nấm gây bệnh héo rũ, bệnh đốm lá và bệnh gỉ sắt gây hại lạc tại Lạng
Giang, Bắc Giang vụ Xuân năm 2012.
- Áp dụng biện pháp hóa học phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc đen và
bệnh héo rũ gốc mốc trắng gây hại lạc ngoài đồng ruộng vụ tại Lạng Giang,
Bắc Giangvụ Xuân năm 2012.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Nghiên cứu thành phần bệnh trên hạt giống lạc
Bệnh hại là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng
suất lạc. theo [19] [20]: bệnh hại lạc do một số lượng lớn các loài nấm, vi
khuẩn, phytoplasma, hơn 20 loài virus và ít nhất 100 loài tuyến trùng, trong
đó nhóm bệnh nấm hại lạc chiếm đa số và gây thiệt hại nguy hiểm nhất có
khoảng 40 loại bệnh hại lạc đáng chú ý đóng vai trò quan trọng trên thế giới
chia ra làm 5 nhóm bệnh hại. Nhóm 1 là nhóm bệnh hại trên cây mầm, nhóm
này phổ biến và quan trọng. Nhóm 2 là nhóm gây chết héo, nhóm này cũng
rất phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng trên thế giới. Nhóm 3 là nhóm gây
thối thân và rễ nhóm này thường phổ biến nhưng chỉ hại cục bộ. Nhóm 4 là
nhóm gây thối củ, nhóm này thường phổ biến cục bộ ở một số vùng và là
bệnh thứ yếu. Nhóm 5 là nhóm gây bệnh trên lá gồm rất nhiều loài tuy nhiên
chỉ một số loài gây hại phổ biến và quan trọng.
Trên cây lạc bệnh truyền qua hạt giống, có nhóm nấm chiếm đa số đặc
biệt là ở những vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo
M.J.Richarson,1990 [3]: có khoảng 29 loại bệnh hại truyền qua hạt lạc trong đó

nấm bệnh hại chiếm khoảng 17 loại. các loại nấm hại hạt bao gồm Aspergillus
niger, Aspergillus flavus, Sclerotium rolfsii, Botrytis sp. Diplodia sp. Fusarium
spp. Macrophoma phaseolina, Mycosphaerella arachidis, Mycosphaerella
berkeleyi, Puccinia arachidis, Rhizoctonia spp v.v.Trong đó riêng loại
Fusarium đã ghi nhận được 12 loài. Các loại nấm gây hại trên cây thường gây
hại đồng thời hay cùng kết hợp gây hại trên hạt. Có những loài không chỉ gây
hại trên hạt giống mà còn truyền qua hạt giống gây hạt cho cây con.
Phần lớn các loại nấm bệnh trên hạt giống lạc thuộc các nhóm bán ký
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

sinh và bán hoại sinh, một số ít trong chúng là ký sinh chuyên tính. Nhiều loài
nấm trong số chúng còn khả năng sản sinh độc tố mà tiêu biểu và quan trọng
nhất trong số đó là các loại nấm Aspergillus spp. Fusarium spp. và
Penicillium spp Ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, số lượng các loài
trong 3 nhóm trên không chỉ giới hạn xuất hiện trên lương thực dạng hạt mà
còn trên cả các sản phẩm chế biến từ hạt. Hiện tại đã xác định và mô tả được
khoảng 15 loài Aspergillus, 9 loài Fusarium và 18 loài Penicillium có khả
năng sản sinh độc tố và những hợp chất thứ cấp khác. Khi dùng phương pháp
agar plug và phương pháp HPLC người ta đã xác định được 74 loại độc tố
sản sinh từ 3 nhóm loài trên(Kulwant Singh,1991[26])
Trong những loài gây có khả năng sản sinh độc tố thì Aspergillus spp.
gây hại đặc biệt nguy hiểm do chúng thuộc nhóm nấm đất phát triển mạnh
trong điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới
Nghiên cứu về nấm Aspergillus niger
Nấm A.niger là loài nấm gây bệnh trên hạt giống điển hình (John
Damicone, 1999[30] và gây bệnh héo rũ gốc mốc đen. Trên thế giới, đã có rất
nhiều nghiên cứu về nấm A.niger, người ta đã phân lập được 37 loài gây hại
trên thực vật, một số tác giả [30][25] cho biết: nấm A.niger không chỉ gây hại

trên cây trồng mà chúng còn được quan tâm như là một nguyên nhân gây
bệnh cho người và động vật. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng như là nguồn
vi sinh vật cho sản xuất một số loại enzim của công nghệ chế biến.
Nghiên cứu của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ [27]cho biết: nấm dễ dàng
truyền từ hạt giống sang cây trong điều kiện nóng ẩm, độc tố do nấm sản sinh
gây ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây như rễ bị quăn xoắn, biến dạng ngọn.
Cây bị nhiễm bệnh có thể sống sót, sinh củ nhưng khi nhiễm nặng có thể chết
hoặc trở nên bị nặng hơn cho tới cuối vụ và hạt của nó có thể bị nhiễm bởi
một số loài nấm khác, kết quả ngay cả các axit béo tự do trong hạt cũng chứa
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

độc tố (D.J. Allen and J. M.Lenne`,1998[19]
Nấm A.niger là loại nấm cư trú phổ biến trong đất, là một tác nhân gây
bệnh cơ hội, phá hoại và phát triển trên tế bào sống, gây bệnh thối gốc mốc
đen ở lạc và gây bệnh trên nhiềun cây trồng khác , có thể gây bệnh cho người
và động vật.
Nấm A.niger phân bố rộng khắp trên thế giới. Theo[24]: nó xuất hiện ở
trên 100 nước thuộc khắp các châu lục, đặc biệt ở Australia, Iran, Ấn Độ,
Nam Mỹ,…
Phạm vi ký chủ: nấm A.niger gây hại trên rất nhiều họ thực vật trong đó
khoảng trên 90 cây trồng và trên 11 ký chủ dại. Ký chủ chính trên khoảng 10
họ thực vật trên nhiều cây trồng, trong đó đáng chủ ý nhất phải kể đến cây
lạc, ngô, hành, tỏi …
ðặc ñiểm sinh học của nấm A.niger: nấm A.niger gây thối hạt, thối
mầm và chết héo ở các giai đoạn sau (DJ.Allen,1998[19]), dạng tồn tại của
nấm A.niger (chủ yếu bào tử) phổ biến ở trong hệ nấm đất và hệ nấm không
khí của những vùng khi hậu nóng. Vì vậy, giai đoạn mầm có thể bị nhiễm từ
đất, từ không khí hoặc từ nguồn bệnh ban đầu trên hạt.

Nghiên cứu của Gary J. Griffin[23]cho biết: dễ dàng tìm được nấm
A.niger trong vùng rễ của lạc và trên cánh đồng trồng lạc, mầm bệnh của nấm
A.niger ngay sau vụ trồng lạc trong 1g đất có dao động từ 6 ± 1.3 bào tử.
Các tác giả [19][24] nhận định: nấm A.niger không phổ biến ở vùng khí
hậu ôn đới, bào tử của nó có nhiều trong không khí ở những vùng nóng như
Ấn Độ. Sự gia tăng của nấm A.niger khi có mưa kéo dài do sự tập trung bào
tử nấm tăng trong thời kỳ khô nóng và bị rửa trôi xuống theo nước mưa, tuy
nhiên sức sống của mầm bệnh giảm khi lượng mưa tăng. Khi mầm bệnh
trong không khí của nấm A.niger tiếp xúc được với tán cây, tế bào cây cũng
có thể bị nhiễm nếu điều kiện phù hợp xuất hiện như tế bào bị tổn thương,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

nhiệt độ và ẩm độ cao.
Dù nước không bắt buộc cho sự nảy mầm của bào tử nấm A.niger
nhưng độ ẩm tới hạn cần thiết. Độ ẩm yêu cầu cho bào tử nảy mầm thay đổi
theo nhiệt độ nhưng độ ẩm thích hợp cho bào tử này nảy mầm là 93% và nhiệt
độ dưới 40
o
C. Nếu độ ẩm 100 % thì sự nảy mầm thích hợp nhất ở 30
o
C. Khi
bào tử bắt đầu nảy mầm, chúng đặc biệt mẫm cảm với sự thay đổi điều kiện
sinh thái đặc biệt là yếu tố nhiệt độ. Tỷ lệ bào tử nảy mầm là rất quan trọng
cho sụ xâm nhiễm của bệnh lên cây sau này. Trong điều kiện invitro, khoảng
90% bào tử nảy mầm chỉ sau vài giờ ở điều kiện ẩm độ cao ( Compendium of
crop protection 2001 vì vậy theo [19][20]: ở những vùng khí hậu nóng, ẩm
như vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới là thích hợp cho sự nảy mầm của bào tử
hơn là những vùng khí hậu ôn đới.

ðặc ñiểm phát sinh phát triển của nấm A.niger: Nấm A.niger phân
bố rộng khắp trên thế giới. Tốc độ sinh trưởng của nấm A.niger nhanh, sự
phát triển và hình thành bào tử của nấm thích hợp trong điều kiện nóng ẩm do
đó khi gặp điều kiện thuận lợi chỉ một lượng nhỏ nguồn lây nhiễm cũng có
thể phát triển gây hại nghiêm trọng. Theo [20][24]: mầm bệnh của A.niger
được tìm thấy ở đất ẩm nhiều hơn là đất khô và nó có khả năng chịu đựng
được điều kiện đất có độ ẩm thấp. Theo kết quả của [29]: đất ướt dễ dàng cho
nấm gây thối hạt ở cuối vụ trong khi điều kiện đất khô, khí hậu nóng tạo điều
kiện thuận lợi cho thối mầm và thối sau giai đoạn mầm.
Kết qủa nghiên cứu của Gary và Kokalis (1997)[23][20] cho rằng:
thành phần cơ giới của đất ít liên quan đến sự tồn tại nhiều hay ít của mầm
bệnh nấm A. niger trong đất nhưng nó lại dễ tìm thấy trên đất cát có hàm
lượng chất hữu cơ thấp. Đây là kết quả khá bất ngờ vì A.niger là nấm hoại
sinh và những nghiên cứu trước đó đều khẳng định nó có nhiều ở đất có hàm
lượng chất hữu cơ cao. Còn theo R.J.Hillocks,1997[24]: nấm A.niger có thể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

tìm thấy ở tất cả các loại đất vùng nhiệt đới.
Trên thế giới, đã có nhiều kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm nấm
A.niger trên hạt giống cũng như đánh giá mối tương quan giữa tỷ lệ nhiễm
nấm và sự truyền bệnh qua giống. Những kết quả nghiên cứu từ Cole Parmer
Instr.Co: hạt lạc thu từ 3 vùng sản xuất lạc chính ở Sudan (Gezira, Kosti and
El Obeid) đều bị nhiễm nấm A.niger đặc biệt là ở những củ không lành lặn.
Theo kết quả điều tra (Sub rahmanyam and Rao, 1976) trên hạt lạc: nấm
A.niger chiếm tới 60% trong tổng số các loài nấm thu được từ hạt bằng
phương pháp ly tâm. Theo Allen và Kokalis,1997[19][20]: mức nhiễm nấm
A.niger trên hạt lạc có thể trên 90%, mầm mọc từ những hạt nhiễm nấm
A.niger thì có tỷ lệ cây bị nhiễm cao hơn so với mầm mọc từ hạt cây khỏe.

Theo nhận định của El – Wakil (2000)[29]: có sự liên quan giữa thời
gian bảo quản và tỷ lệ nhiễm nấm A.niger, tỷ lệ nhiễm nấm A.niger ghi nhận
trên lạc là 18.25% sau 4 tháng bảo quản và thấp nhất là 11.2% sau 6 tháng
bảo quản.
Nghiên cứu của Kokalis và CTV,1997[20] đã chứng minh rằng nguồn
bệnh trên hạt và trong đất đều là nguồn gây nhiễm ban đầu. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc
bệnh có liên quan thuận với mức nguồn bệnh cao trong đất và bệnh phổ biến hơn
trên đất trồng chuyên trồng lạc. Đât trồng lạc ít luân canh có tỷ lệ nguồn bệnh
cao (M.J.Richardson,1990[21]). Có nhiều kết luận khác nhau về nguồn lây lan
của A.niger từ vụ này sang vụ khác. Theo[24]: nguồn lây lan từ vụ này sng vụ
khác thong qua tàn dư cây trồng trong đất. Nhưng cả Hillocks và
Kokalis[24][20] đều cho rằng: xu hướng xuất hiện nguồn bệnh là nhân tố chính
trong và sự phát triển bệnh héo rũ gốc mốc đen và sự bùng phát bệnh là ít gặp.
Một số tác giả Allen, Kokalis, và Hillock [19][20][24] nhận định: khô
hạn và điều kiện nhiệt độ cao ngay đầu vụ tạo phù hợp cho sự bùng phát của
bệnh thối gốc đen. Những điều kiện bất lợi khác như sự thay đổi quá mức độ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

ẩm đất và nhiệt độ, chất lượng hạt giống kém, cây trồng bị tổn thương bởi
thuốc trừ sâu, côn trùng ăn rễ và các nhân tố mà làm trở ngại đến sự bùng
phát của cây giống tạo điều kiện cho bệnh biểu lộ sớm.
Quá trình xâm nhiễm của nấm kéo dài khoảng 10 ngày. Bệnh thể hiện
triệu chứng rất sớm ở cây mầm hoặc cây con. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể
phát sinh muộn vào tháng 7, tháng 8 với triệu chứng cây héo đột ngột, xuất
hiện với một số lượng lớn( Amanda Huber,2002[18]).
2.1.2. Nghiên cứu về nhóm bệnh gây hại ngoài ñồng ruộng:
Cũng giống như các nông sản khác, cây lạc bị rất nhiều tác nhân gây
hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ, trong các nhóm tác nhân

gây hại nấm, vi khuẩn, tuyến trùng, virus,… thì nấm gây bệnh là nhóm tác
nhân phổ biến nhất và ảnh hưởng mạnh đến năng suất lớn(Bệnh héo rũ gốc
mốc đen, lở cổ rễ, đốm đen, đốm nâu, héo rũ gốc mốc trắng ). Ngoài ra nhóm
vi khuẩn gây hại cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất ( héo xanh vi
khuẩn) trong phạm vi nghiên cứu của đến tài chúng tôi chỉ nghiên cứu những
tác nhân gây bệnh chính trên đồng ruộng
2.1.2.1. Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum)
Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc do vi khuẩn Pseudomonas
solanacearum gây ra phân bố rộng rãi phổ biến và gây tác hại nghiêm trọng ở
các vùng có khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới và nóng ẩm trên thế giới (Kelman,
A, 1997)[28]. Vi khuẩn gây bệnh là loài ký sinh đa thực có phổ ký chủ rất
rộng, rất phổ biến và gây hại trên 200 loại cây trồng thuộc 35 họ thực vật, chủ
yếu là các cây họ cà, họ đậu, họ chuối… Đặc biệt đối với một số cây có giá
trị kinh tế cao như: cà chua, lạc, khoai tây, thuốc lá, hạt tiêu… Bệnh gây hại
nghiêm trọng về năng suất và chất lượng nông sản (Hayward, A.C, 1986). Sự
thiệt hại do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum có thể lên tới 90% đối với
lạc, 16% đối với cà chua, 18% đối với khoai tây, ước tính thiệt hại hàng năm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

có thể lên tới 50.000 – 150.000 tấn (Machumud, M, 1986).
Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum có phản ứng rất khác nhau với
kháng sinh, các nòi có thể mẫn cảm với Steptomycin, chống chịu với
Penicillin….
Sự phát sinh và phát triển của bệnh héo xanh vi khuẩn trên lạc có liên
quan chặt chẽ đối với điều kiện ngoại cảnh như: Nhiệt độ môi trường, nhiệt
độ và ẩm độ đất, lượng mưa, gió, thành phần cơ giới đất, pH đất. Nhiệt độ
thích hợp cho vi khuẩn Pseudomonas solanacearum phát triển là từ 25 –
35

o
C, nhiệt độ nhỏ nhất là 10
o
C, nhiệt độ lớn nhất là 41
o
C,pH thích hợp từ
5.0 – 6.8 (Kelman, A và CTV,1994)[20]. Pseudomonas solanacearum bị chết
ở nhiệt độ 52
o
C trong 10 phút và rất mẫm cảm với điều kiện khô hạn, nhiệt độ
và độ ẩm thấp (Buddenhagen,I ,W,1986). Nói chung loài Pseudomonas
solanacearum có khả năng phân giải làm lỏng gelatin, có dòng có khả năng
thủy phân tinh bột, esculin, có khả năng tạo ra axit khi phân giải một loại
đường, hợp chất cacbon…
Loài vi khuẩn Pseudomonas solanacearum phân hóa thành nhiều
races, biovars khác nhau tùy theo loài cây ký chủ, vùng địa lý, đặc điểm sinh
hóa tính độc, tính gây bệnh.
Cho đến nay dựa theo 2 cơ sở phân loại khác nhau để phân loại chúng:
- Các pathovars, các races (chủng, nhóm nòi) phân định trên cơ sở phổ ký chủ
của chúng và vùng địa lý phân bố (Buddenhagen, 1962):
+ Race 1: Có phổ ký chủ rộng, các cây họ cà (cà chua, khoai tây, thuốc lá,
cà bát…), họ Đậu(lạc,…) phân bố ở các vùng đất thấp, nhiệt đới cận nhiệt
đới. (Biovar 1, 3 và 4)
+ Race 2: gây bệnh trên chuối (tam bội): Heliconia, phân bố ở vùng nhiệt
đới châu Mỹ, châu Á (Biovar 3 và 2)
+ Race 3: chủ yếu hại khoai tây (cà chua), phân bố ở vùng nhiệt độ thấp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
hơn, vùng đất núi cao nhiệt đới, cận nhiệt đới(Biovar 2)

+ Race 4: Hại trên cây gừng (Philippines) (Biovar 4)
+ Race 5: Hại trên cây dâu tằm (Trung Quốc) (Biovar 5)
- Các biovars phân định trên cơ sở đặc tính sinh hóa (oxy hóa các
nguồn hydrate cacbon gồm 3 loại đường lactose, maltose, cellobiose và 3 loại
rượu mannitol, dulcitol, sorbitol) (Hayward, 1964) đã xác định có 5 biovars ở
các vùng trên thế giới là các biovar 1, 2, 3, 4, và 5.
Bệnh xuất hiện trên cây con và cây lớn ra hoa đến thu hoạch. Khi cây còn non
toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng đột ngột, lá tái xanh và cây khô chết. trên cây
lớn thường dễ phát hiện trên đồng ruộng với các triệu chứng rõ rệt: một hai
cành, nhánh có lá héo rũ xuống, tái xanh, sau 2 – 5 ngày toàn cây héo xanh,
trên thân vỏ vẫn còn xanh hoặc những sọc nâu, vỏ thân phía gốc sù sì, thân
vẫn rắn đặc.
2.1.2.2. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc).
Bệnh do nấm Sclerotium rolfsii Sacc gây ra.
Bệnh phát sinh rải rác ở hầu hết các vùng trồng lạc trên thế giới đặc
biệt ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới (Theo Mc Carter S.M ,1993). Theo Obien,
R.G và CTV, bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng cạn như: lạc, cà chua,
khoai tây…
Triệu chứng bệnh: Nấm gây bệnh xâm nhập chủ yếu trên thân (phần
tiếp giáp với mặt đất) tạo thành những đốm dài làm cho lá biến v
àng và héo.
Hiện tượng héo xảy ra ở một cành , ở thân chính hoặc toàn cây. Mô bệnh lúc
đầu có màu nâu nhạt sau chuyển sang màu nâu tối. Mô bệnh bị xé rách từ đó
phát triển một lớp sợi nấm màu trắng lan rộng trên mặt đất xung quanh cay
bệnh. Nhiều hạch được hình thành ngay tại mô bệnh hoặc gần mặt đất xung
quanh cây bệnh.
Nấm gây bệnh có thể xâm nhiễm vào rễ cây, tia và củ lạc tạo thành
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

những vết bệnh màu da cam hoặc màu nâu. Trên mô bệnh này phát triển đám
sợi nấm màu trắng xốp và hình thành nhiều hạch nấm nhỏ.
Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về loại nấm này, Theo
Aycook, R, 1994), bệnh lan truyền qua đất và qua hạt giống, sự phát sinh của
nấm gây bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Engellhard, A. W,1989) trong đó
điều kiện ẩm ướt là rất thích hợp cho bệnh phát triển, trong giai đoạn hình
thành tia và củ, thân cây lạc bò nhanh trên mặt đất và bộ lá được hình thành là
cao nhất tạo môi trường ẩm cho bệnh phát triển. Theo Purseglove, J.W, 1986
cây bị bệnh héo nhanh và trên lớp nấm ở gốc và mặt đất có nhiều hạch nấm.
Nấm gây bệnh Sclerotium rolfsii Sacc là sinh vật háo khí ưa nhiệt độ và
ẩm độ cao ( Theo Mc Carter,S.M,1993).
Theo Gulshan, L và CTV ,1992. Cây bị bệnh phần sát mặt đất bị teo
thắt tạo vết bệnh mầu nâu hay nâu đen, trên vết bệnh mọc ra lớp nấm màu
trắng xốp
Để hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra cần áp dụng các biện pháp phòng
trừ tổng hợp như: luân canh với cây trồng khác họ ( Theo O`bien, R.G và
CTV,1994). Xử lý hạt giống bằng Formaldehyde (Addison, E.A và Chora ,B.L
1971). Ở Thái Lan theo Saksirisa, F.W và CTV, 1995 cho thấy sử dụng nấm đối
kháng Trichderma và thuốc trừ nấm Mancozeb để phòng trừ nấm Sclerotium
rolfsii Sacc đạt hiệu quả 90% trong nhà kính và 88.9% trên đồng ruộng.
2.1.2.3. Bệnh lở cổ rễ lạc (Rhizoctonia solani Kuhn).
Theo Roger , L.,(1953), Barnett, H.L và CTV(1998) bệnh do nấm
Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, bệnh gây thối hạt làm chết cây con, thối lá
mầm, thối rễ, tia, củ và gây cháy lá. Sợi nấm có màu vàng sẫm, tế bào sợi nấm
dài màng dày, có vách ngăn nhỏ ở chỗ sợi nấm phân nhánh vuông góc. Nấm ký
sinh phần gốc thân và rễ của cây, hạch nấm màu nâu sẫm, hình tròn dẹt. Nấm tồn
tại ở thể sợi nấm và hạch nấm trong nhiều loại đất khác nhau. Nấm sinh trưởng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

thuận lợi ở nhiệt độ 25 – 30oC. Nhiệt độ, ẩm độ, pH môi trường và vi sinh vật
trong đất có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và khả năng xâm nhiễm của nấm
Rhizoctonia solani Kuhn vào cây trồng (Mc carter,S.M, 1993).
Nấm gây hại hầu hết các loại cây trồng và gây hại ở nhiều mức độ khác
nhau tùy theo chủng nấm, điều kiện ngoại cảnh, giống lạc… Nấm Rhizoctonia
solani Kuhn sản sinh nhiều hạch trên mô ký chủ. Nấm Rhizoctonia solani
Kuhn thường xuyên xuất hiện gây hại trên cây con đậu tương, đã được tìm
thấy từ năm 1995 – 1996 ở vùng Tarai – Uttar Pradesh, Ấn Độ (Theo Uma
singh và P.N.Thapliyal (1999) ).Hạch nấm được đan kết bởi các sợi nấm
vách dày, chúng tồn tại trong đất với sự có mặt của cây chủ và sẽ nảy mầm
khi được kích thích bởi những dịch rỉ ra từ cây chủ bị bệnh hoặc việc bổ sung
những chất hữu cơ vào đất.
Vấn đề phòng trừ nấm Rhizoctonia solani cũng đã được nghiên cứu khá
nhiều: Ở Ấn Độ tác giả Satija, D.V và Hooda, I.(1987) đã dùng thuốc
Brassicol, Topsin –M, Captan, Difolatan và Bilitox 50 để phòng chống có
hiệu quả nấm Rhizoctonia solani gây bệnh lở cổ rễ trên lạc và các cây trồng
cạn khác. Theo Lewis, J.A và CTV (1990), ở Mỹ, nấm đối kháng
Trichoderma hanatum (TR – I – 4,Tm-23) và nấm Gliocladium viren (GI -21)
có khả năng ngăn chặn sự thối quả mà nấm Rhizoctonia solani gây ra. Cũng
theo Lewis, J.A và CTV (1991) cần quan tâm nghiên cứu biện pháp sinh học
để phòng chống các nấm gây hại vùng rễ cây trồng.
2.1.2.4 Bệnh héo vàng lạc (Bệnh thối nâu)
Bệnh do nấm Fusarium sp thuộc lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes)
gây ra, đây là loại nấm có thành phần loài rất phong phú và đa dạng.
Nghiên cứu về nấm Fusarium đã được rất nhiều nhà khoa học trên thế
giới quan tâm, nhiều công trình khoa học được công bố và đưa ra nhiều kết
quả có ý nghĩa lớn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

Theo Nelson và CTV (1981) một trong những tác nhân gây bệnh cho
cây trồng là nấm Fusarium sp. Đây là một trong những tác nhân nguy hiểm,
phân bố rộng rãi ở tất cả các vùng tồng trọt chính trên thế giới. Nấm
Fusarium sp gây hại cây trồng không những có phạm vi ký chủ rộng lớn mà
còn bảo tồn nhiều dạng trong đất. Chúng có thể tồn tại rất lâu ở dạng bào tử
hoặc dạng sợi nấm trong tàn dư thực vật và tàn dư của những cây trồng khác.
Theo Burgess và cộng sự (1988) có 17 loài nấm Fusarium đã được phân
lập từ đất trồng lạc. Tuy nhiên xác định được 4 loài gây bệnh trên lạc, đó là:
+ Fusarium solani
+ Fusarium oxysporium
+ Fusarium roseum
+ Fusarium tricinetum
Nấm Fusarium oxysporium gây bệnh héo vàng trên lạc và trên nhiều
cây trồng cạn khác (như cà chua, đậu tương, ) là loại nấm có nguồn gốc trong
đất, bao gồm hơn 100 dạng chuyên hóa và chủng nấm khác nhau (Theo
Nelson, và CTV, (1981)). Nấm Fusarium oxysporium phát sinh phát triển
khắp thế giới (Hillocks, R.S và Wallker, J.M,.1997) nhưng chủ yếu ở vùng
nhiệt đới (Roger.L.,1953). Ở Úc loài nấm Fusarium oxysporium có 3 chủng
sinh lý, chủng 1 phổ biến ở vùng Queenland, chủng 2 chỉ ở vùng Bowen,
chủng 3 phân bố rộng ở Bowen và Bernett (O`Bien. R. G và CTV, 1994).
Nấm Fusarium oxysporium có 2 loại tế bào là bào tử lớn và bào tử nhỏ. Bào
tử nhỏ gồm 1 – 2 tế bào hình bầu dục, không màu, kích thước 8 -16 x 2 – 4
µm, được hình thành nhiều trên các cụm cành bào tử phân sinh màu kem. Tế
bào trên đỉnh thường ngắn, tròn hoặc cong, bào tử dưới cùng có vết khứa.
Ở Ấn Độ, theo Singh. J. H và Cheema. D. (1989) cho biết để phòng
chống bệnh héo vàng nên thực hiện biện pháp luân canh từ 2 – 3 năm, trồng
những giống kháng bệnh. Theo Wang. W. Và CTV,1996 ở Trung Quốc, nấm

×