Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Nghiên cứu sự tham gia của chăn nuôi gà thịt vào các hoạt động kinh tế trong chương trình giảm nghèo, trường hợp nghiên cứu tại huyện si ma cai (tỉnh lào cai) và huyện xín mần (tỉnh hà giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.65 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





TRẦN THANH SƠN


NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ðỒNG CÁC DÂN TỘC VÀO
CÁC HOẠT ðỘNG KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢM
NGHÈO: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN SI MA CAI (TỈNH
LÀO CAI) VÀ HUYỆN XÍN MẦN (TỈNH HÀ GIANG)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60.620.115


Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM BẢO DƯƠNG




HÀ NỘI – 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



TRẦN THANH SƠN





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

ii

LỜI CẢM ƠN


Nhân dịp này Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội, ñặc biệt là các thầy, cô giáo bộ môn Kinh tế nông

nghiệp và Chính sách ñã dạy dỗ, tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian học
cũng như trong thời gian nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn TS Phạm
Bảo Dương ñã dành nhiều thời gian, tận tình giúp ñỡ và trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Nhân ñây Tôi xin chân thành cảm ơn các ñ/c lãnh ñạo, chuyên viên các
phòng ban của UBND huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) và huyện Xín Mần
(tỉnh Hà Giang) cùng UBND các xã ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ trong quá
trình ñiều tra, khảo sát thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho nghiên cứu ñề
tài.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ, ñộng viên khích lệ của những
người thân trong gia ñình, sự ñộng viên, giúp ñỡ của bạn bè ñồng nghiệp ñã
dành cho Tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2012
Học viên



Trần Thanh Sơn




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

iii

MỤC LỤC



Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục hộp x
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Câu hỏi nghiên cứu 5
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA
CỘNG ðỒNG CÁC DÂN TỘC VÀO CÁC HOẠT ðỘNG
KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO
6
2.1 Cơ sở lý luận 6
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6
2.1.2 Hình thức, mức ñộ tham gia và tác ñộng từ sự tham gia của cộng
ñồng các dân tộc vào các hoạt ñộng kinh tế trong chương trình
giảm nghèo
9
2.1.3 ðặc ñiểm của cộng ñồng các dân tộc 12
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

iv


2.1.4 Vai trò của cộng ñồng ñối với các hoạt ñộng kinh tế trong
chương trình giảm nghèo
14
2.1.5 Các hoạt ñộng kinh tế và nội dung tham gia của cộng ñồng các
dân tộc vào các hoạt ñộng kinh tế trong chương trình giảm nghèo
15
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng ñồng vào các
hoạt ñộng kinh tế trong chương trình giảm nghèo
19
2.2 Cơ sở thực tiễn 24
2.2.1 Kinh nghiệm sự tham gia của cộng ñồng vào các hoạt ñộng kinh
tế trong chương trình giảm nghèo 24
2.2.2 Chủ trương, chính sách của ðảng và Nhà nước về huy ñộng sự
tham gia của cộng ñồng vào các hoạt ñộng kinh tế trong chương
trình giảm nghèo
29
3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn 32
3.1.1 ðặc ñiểm tự nhiên 32
3.1.2 ðánh giá chung 46
3.2 Phương pháp nghiên cứu 48
3.2.1 Chọn ñiểm nghiên cứu 48
3.2.2 Thu thập tài liệu 49
3.2.3 Cách tiếp cận nghiên cứu 49
3.2.4 Xử lý tài liệu 50
3.2.5 Phương pháp phân tích 50
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 51
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
4.1 Tổng quan nghèo ñói ở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai và huyện
Xín Mần tỉnh Hà Giang 53

4.1.1 Thực trạng nghèo ñói 53
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

v

4.1.2 Tổng quan các chính sách, chương trình xóa ñói giảm nghèo
ñang ñược triển khai thực hiện trên ñịa bàn huyện Si Ma Cai
(Lào Cai) và huyện Xín Mần (Hà Giang)
60
4.2 Thực trạng sự tham gia của thành viên cộng ñồng vào các hoạt
ñộng kinh tế trong chương trình giảm nghèo
62
4.2.2 Thực trạng thành viên cộng ñồng tham gia xác ñịnh nhu cầu các
hoạt ñộng kinh tế trong CTGN
65
4.2.3 Thực trạng sự tham gia của thành viên cộng ñồng trong lập kế
hoạch cho các hoạt ñộng kinh tế trong CTGN tại Si Ma Cai và
Xín Mần.
68
4.2.4 Thực trạng sự tham gia của thành viên cộng ñồng trong tổ chức
thực hiện các hoạt ñộng kinh tế thuộc CTGN tại huyện Si Ma Cai
và Xín Mần.
70
4.2.5 Thực trạng sự tham gia của thành viên cộng ñồng trong khâu
theo dõi, giám sát, ñánh giá
76
4.2.5 Thực trạng thành viên cộng ñồng tham gia khâu sử dụng và
hưởng lợi từ các hoạt ñộng kinh tế trong CTGN mang lại.
80
4.2.6 Sự tham gia của thành viên cộng ñồng ñối với công tác quản lý

sản phẩm từ các chương trình phát triển kinh tế ñể giảm nghèo
sau khi bàn giao.
83
4.3 Các nhân tố ảnh hưởng sự tham gia của thành viên cộng ñồng
vào các hoạt ñộng kinh tế trong CTGN của huyện Si Ma Cai và
Xín Mần
87
4.3.1 Nhân tố bên trong cộng ñồng 87
4.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài cộng ñồng 93
4.4 Những vấn ñề tồn tại và nguyên nhân hạn chế sự tham gia của
thành viên cộng ñồng vào các hoạt ñộng kinh tế trong CTGN của
huyện Si Ma Cai và Xín Mần 100
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

vi

4.4.1 Những tồn tại hạn chế cần khắc phục 100
4.4.2 Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế 101
4.5 ðề xuất giải pháp phát huy sự tham gia của cộng ñồng các dân
tộc trong phát triển kinh tế ñể giảm nghèo tại huyện Si Ma Cai và
Xín Mần
102
4.5.1 Giải pháp nâng cao trình ñộ nhận thức của thành viên cộng ñồng
các dân tộc và chất lượng nguồn nhân lực
102
4.5.2 Nâng cao nhận thức về vai trò và năng lực cho thành viên cộng
ñồng các dân tộc tham gia vào các hoạt ñộng kinh tế trong
CTGN
103
4.5.3 Tăng cường sự tham gia của thành viên cộng ñồng vào các hoạt

ñộng phát triển kinh tế của ñịa phương
104
4.5.4 ðẩy mạnh phân phân cấp quản lý, nâng cao vai trò tính chủ ñộng
của ñịa phương vào các hoạt ñộng kinh tế trong CTGN
105
4.5.5 ðổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền vận ñộng 105
4.5.6 Các giải pháp khác 106
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 108
5.1 Kết luận 108
5.2 Khuyến nghị 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DTTS Dân tộc thiểu số
MNPB Miền núi phía Bắc
CTGN Chương trình giảm nghèo
KT – XH Kinh tế - Xã hội
KH – KT Khoa học kỹ thuật
CSHT Cơ sở hạ tầng
HðND Hội ñồng nhân dân
UBND Uỷ ban nhân dân
MTTQ Mặt trận tổ quốc
PTKT Phát triển kinh tế
NN&PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
CT 135 Chương trình 135
NQ 30a Nghị quyết 30a

THKT Tập huấn kỹ thuật
CN - XD Công nghiệp – Xây dựng
DV-TM Dịch vụ - Thương mại



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

viii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Tình hình sử dụng ñất ñai của huyện Si Ma Cai qua các năm
2009 - 2011
35
3.2 Tình hình sử dụng ñất nông nghiệp ở huyện Xín Mần qua 3 năm
2009 - 2011
36
3.3 Tình hình dân số và lao ñộng huyện Si Ma Cai qua 3 năm 2009
- 2011
42
3.4 Tình hình dân số và lao ñộng huyện Xín Mần qua 3 năm
2009 - 2011 43
3.5 Cơ sở hạ tầng của huyện Si Ma Cai và Xín Mần ñến 2011 45
4.1 Thành phần dân tộc của huyện Si Ma Cai và Xín Mần 53
4.2 Tỷ lệ hộ nghèo huyện Si Ma Cai và Xín Mần qua 3 năm 2009-
2011 55
4.3 Nhận ñịnh của thành viên cộng ñồng về nguyên nhân cơ bản dẫn

ñến nghèo ñói tại Si Ma Cai và Xín Mần
57
4.4 Nguyên nhân nghèo ñói tại Si Ma Cai và Xín Mần 59
4.5 Mục tiêu, nội dung các chính sác XðGN 60
4.6 Mức ñộ biết về các HðKT trong CTGN của cán bộ 63
4.7 Tỷ lệ thành viên cộng ñồng biết về các HðKT trong CTGN tại
huyện Si Ma Cai và Xín Mần
64
4.9 Thực trạng thành viên cộng ñồng tham gia lập kế hoạch cho các
hoạt ñộng kinh tế trong các CTGN tại huyện Si Ma Cai và Xín
Mần;
69
4.10 Thực trạng thành viên cộng ñồng tham gia các hoạt ñộng khuyến
nông, lâm
71
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

ix

4.11 Tổng hợp kết quả vay vốn của thành viên cộng ñồng ở 2 huyện 74
4.12 Tỷ lệ nhận ñịnh về chỉ tiêu của các thành viên cộng ñồng huyện
Si Ma Cai và Xín Mần n Mông = 70; n Nùng = 70;
78
4.13 Tỷ lệ thành viên cộng ñồng tham gia theo dõi giám sát, ñánh giá
các hoạt ñộng kinh tế trong CTGN
79
4.14 Tổng hợp sự tham gia của thành viên cộng ñồng vào các hoạt
ñộng kinh tế trong CTGN trên ñịa bàn huyện Si Ma cai và Xín
Mần
86

4.15 Tình ñộ nhận thức, học vấn của thành viên cộng ñồng của hai
huyện Si Ma Cai và Xín Mần
88
4.16 Tổng hợp các nguồn lực chủ yếu của thành viên cộng ñồng
huyện Si Ma Cai và Xín Mần
92


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

x

DANH MỤC HỘP


Hộp 1. Thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh 58
Hộp 2. Nhận ñịnh nguyên nhân nghèo ñói 59
Hộp 3. ðánh giá hiệu quả các CT, DA giảm nghèo 62
Hộp 4. Sự tham gia của thành viên cộng ñồng trong xác ñịnh nhu cầu
cho hoạt ñộng phát triển sản xuất 66
Hộp 5. Ý kiến của thành viên cộng ñồng nói về xác ñịnh nhu cầu 68
Hộp 6. ðánh giá năng lực tham gia lập kế hoạch của thành viên cộng
ñồng
69
Hộp 7: Thành lập Ban giam sát thôn 76
Hộp 8: Kết quả thảo luận nhóm với người dân thôn Chu Liền Chải 77
Hộp 9: Ý kiến ñánh giá năng lực giám sát của thành viên cộng ñồng 80
Hộp 10: Cơ chế quản lý sản phẩm của CT/DA giảm nghèo 83

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


1

1. MỞ ðẦU

1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðói nghèo ñã và ñang diễn ra trên mọi quốc gia với những mức ñộ khác
nhau và trở thành thách thức lớn ñối với sự phát triển của từng quốc gia. Giải
quyết tình trạng nghèo ñói là một trong những vấn ñề xã hội vừa cơ bản lâu dài,
vừa là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo ñảm phát triển kinh tế và tiến bộ, công bằng
xã hội. Trong những năm qua, ðảng và Nhà nước ñã có nhiều chính sách,
chương trình, nghị quyết tập trung ñầu tư hỗ trợ cho người nghèo, vùng nghèo.
Tuy nhiên kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, số hộ thoát nghèo song có
mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn
cao, ñời sống người nghèo nhìn chung còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực
miền núi, vùng cao, vùng ñồng bào DTTS, trong ñó có vùng MNPB.
MNPB là vùng có ñịa hình tương ñối phức tạp, ñiều kiện tự nhiên khó
khăn, kinh tế kém phát triển, trong ñó nông nghiệp vẫn là ngành giữ vai trò quan
trọng trong cơ cấu kinh tế. Là vùng có số lượng lớn ñồng bào DTTS sinh sống,
trình ñộ dân trí thấp so với nhiều vùng trong cả nước, trong ñó có huyện Si Ma
Cai tỉnh Lào Cai và huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang.
Si Ma Cai là huyện vùng cao, biên giới ñược tái lập theo Nghị ñịnh số
36/Nð-CP ngày 18/8/2000, nằm ở phía ðông bắc tỉnh Lào Cai với diện tích ñất
tự nhiên là 23.454 ha. Toàn huyện có 6.260 hộ, 33.263 người, số người trong ñộ
tuổi lao ñộng chiếm 52%, với 13 dân tộc, trong ñó dân tộc Mông chiếm 78,85%,
dân tộc kinh chiếm 6,19%, còn lại là các dân tộc khác như Nùng, Tày, Phù Lá, là
huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong 4 huyện biên giới của tỉnh.
Xín Mần thuộc vùng cao núi ñất phía tây tỉnh Hà Giang, có ñịa hình phức
tạp ở dạng nửa vòm xen kẽ, ñịa hình dốc, bị phân cách mạnh, nhiều nếp gấp xen
kẽ với những dải núi cao là thung lũng. Có 15 dân tộc anh em sinh sống trên 19

xã, trong ñó dân tộc Nùng chiếm 44,68% dân số, tiếp ñến là dân tộc H'Mông
22,68%; Tày 14,54%, là 1 trong 4 huyện có tỷ lệ nghèo ñói cao của tỉnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

2

Si Ma Cai và Xín Mần là hai huyện nằm trong danh sách 62 huyện nghèo và
ñược thụ hưởng nhiều chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo của Nhà
nước. Tuy nhiên kết quả giảm nghèo từ các chương trình, chính sách này chưa cao,
chưa bền vững, ñặc biệt là tỉ lệ ñói nghèo còn cao và tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo,
huyện Si ma cai có 3.370 hộ nghèo, chiếm 53,8% (Báo cáo tổng kết năm 2011 của
UBND huyện), tại huyện Xín Mần là 3.881 hộ, chiếm 37,36% (ðề án giảm nghèo
nhanh và bền vững huyện Xín Mần, năm 2010). Một trong những nguyên nhân là
do cộng ñồng các dân tộc chưa phát huy hết vai trò của mình trong giải quyết vấn
ñề ñói nghèo. Sự tham gia của cộng ñồng các dân tộc trong XðGN còn hạn chế (ð.
K. Chung, 2010), (P.B Duơng, 2010). Vai trò của cộng ñồng các dân tộc trong
XðGN ñược thể hiện bằng sự tham gia của cộng ñồng các dân tộc trong các
chương trình phát triển KT-XH nói chung, chương trình XðGN nói riêng tại ñịa
bàn họ cư trú. Mức ñộ tham gia của cộng ñồng các dân tộc càng cao thì hiệu quả
giảm nghèo càng rõ rệt. Làm thế nào ñể tăng cường sự tham gia của cộng ñồng các
dân tộc vào các hoạt ñộng kinh tế trong các chương trình giảm nghèo?
Xuất phát từ vấn ñề cấp thiết trên em tiến hành làm luận văn tốt nghiệp
với ñề tài “Nghiên cứu sự tham gia của cộng ñồng các dân tộc vào các hoạt
ñộng kinh tế trong chương trình giảm nghèo: Trường hợp nghiên cứu tại huyện
Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) và huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang)”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu sự tham gia của cộng ñồng các dân tộc vào các hoạt ñộng
kinh tế trong các chương trình giảm nghèo tại huyện Si Ma Cai (Lào Cai) và
huyện Xín Mần (Hà Giang) trên cơ sở ñó rút ra những giải pháp nâng cao vai trò

của cộng ñồng các dân tộc vào các hoạt ñộng kinh tế trong các chương trình
giảm nghèo.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn ñề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo
và sự tham gia của cộng ñồng các dân tộc vào các hoạt ñộng kinh tế trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

3

chương trình giảm nghèo.
- ðánh giá thực trạng sự tham gia của cộng ñồng các dân tộc, qua ñó xác
ñịnh các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng ñồng vào các hoạt ñộng
kinh tế trong chương trình giảm nghèo ở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai và huyện
Xín Mần tỉnh Hà Giang.
- ðề xuất giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng ñồng các dân tộc vào
các hoạt ñộng kinh tế trong chương trình giảm nghèo ở huyện Si Ma Cai tỉnh
Lào Cai và huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu những vấn ñề có tính lý luận và thực tiễn về sự
tham gia của cộng ñồng các dân tộc vào các hoạt ñộng kinh tế trong chương
trình giảm nghèo ở huyện huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai và huyện Xín Mần tỉnh
Hà Giang.
Chủ thể nghiên cứu là cộng ñồng các dân tộc, các cơ quan quản lý và thực
thi chính sách và giải pháp giảm nghèo, các bên liên quan tới chính sách giảm
nghèo ở ñịa phương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: ñề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nghèo ñói, ñánh giá
sự tham gia của cộng ñồng các dân tộc vào các hoạt ñộng kinh tế trong chương
trình giảm nghèo tại huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai và huyện Xín Mần tỉnh Hà

Giang, từ ñó ñề xuất các giải pháp phát huy sự tham gia của cộng ñồng các dân
tộc vào các hoạt ñộng kinh tế trong chương trình giảm nghèo.
- Về không gian: nghiên cứu trên ñịa bàn huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai và
huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang.
- Về thời gian: Số liệu thu thập trong 3 năm trở lại ñây gồm các năm
2009, 2010 và 2011.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

4










Yếu tố
ảnh
hưởng
tới sự
tham
gia của
cộng
ñồng
Yếu

tố b
ên
trong

Yếu
tố
Bên
ngoài


Giải
pháp
phát
huy sự
tham
gia của
cộng
ñồng
các dân
tộc vào
các ho
ạt
ñộng
kinh tế
trong
CTGN

Quản lý sử
dụng sau
bàn giao


Xác ñịnh
nhu cầu
Lập KH
giảm
nghèo

Tổ chức
thực hiện

Theo
dõi/Giám sát
/ ðánh giá
S
ự tham gia
c
ủa cộng
ñồng
vào các
ho
ạt ñộng
kinh tế
trong
CT gi
ảm
nghèo

Nguyên nhân
nghèo ñói
Nghèo

ñói

Các chương trình
ñầu tư công
1.4 Khung phân tích
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

5

1.5 Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng ñồng các dân tộc vào
các hoạt ñộng kinh tế trong chương trình giảm nghèo như thế nào?
- Cộng ñồng các dân tộc ñang tham gia vào các hoạt ñộng kinh tế trong
chương trình giảm nghèo tại huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai và huyện Xín Mần,
tỉnh Hà Giang như thế nào?
+ Thực trạng, nguyên nhân nghèo ñói của huyện Si Ma Cai và Xín Mần?
+ Các chính sách, thực trạng triển khai các chương trình giảm nghèo?
+ Sự tham gia của cộng ñồng các dân tộc vào các hoạt ñộng kinh tế trong
chương trình giảm nghèo?
+ Những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng ñồng các dân
tộc vào các hoạt ñộng kinh tế trong chương trình giảm nghèo?
- Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng ñồng các dân tộc vào các
hoạt ñộng kinh tế trong chương trình giảm nghèo?
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

6

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
V
Ề SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ðỒNG CÁC DÂN TỘC VÀO
CÁC HO
ẠT ðỘNG KINH TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH
GI
ẢM NGHÈO

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm chung về cộng ñồng
- Cộng ñồng là một thể thống nhất các ñối tượng sống trong cùng một môi
trường ().
- Người ñặt nền móng ñầu tiên cho các lý thuyết xã hội về cộng ñồng là
nhà xã hội học người ðức Ferdinand Toennies. Trong cuốn “cộng ñồng và hiệp
hội” (Gemainschaft und Gesellschaft) Toennies cho rằng cộng ñồng là một thực
thể xã hội có ñộ gắn kết và bền vững hơn hiệp hội, ñược ñặc trưng bởi sự ñồng
thuận về ý chí của các thành viên trong cộng ñồng (Toennies, 1887). ðịnh nghĩa

này cho thấy cộng ñồng bản chất là một nhóm xã hội trong ñó các thành viên gắn
kết chặt chẽ với nhau và cùng có chung một ý chí. Tính xã hội của cộng ñồng
ñược thể hiện ở khía cạnh các thành viên trong cộng ñồng có mối liên hệ xã hội
với nhau (hàng xóm láng giềng, họ tộc) và cộng ñồng ñược hình thành trên cơ sở
tự nguyện ñể hướng tới mục tiêu chung.
- Theo Gustav A. Lundquist và Thomas Nixon Carver (1927) cộng ñồng
là một nhóm người sống cùng một nơi và làm việc cùng nhau ñể ñạt ñược mục
tiêu chung. Nơi cộng ñồng sinh sống là một khu vực xác ñịnh, có ranh giới, ñủ
gần ñể các thành viên trong cộng ñồng có thể giao tiếp và phối hợp làm việc với
nhau dễ dàng ñể ñạt ñược mục tiêu chung. Việc theo ñuổi cùng một mục tiêu
chung làm cho các thành viên trong cộng gắn bó với nhau.
- Cộng ñồng một ñơn vị quần cư nhỏ, là cấu trúc xã hội ñồng nhất, có chung
một mục ñích và quy tắc (Arunagrawal và Clack C. Gibson (1999). Cộng ñồng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

7

thường có quy mô nhỏ cả về dân số lẫn không gian sống. Cộng ñồng thường trong
phạm vi một làng, sự gần gũi như vậy làm cho mọi người gắn bó với nhau. Tính
ñồng nhất của cộng ñồng có thể là sự giống nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán,
tín ngưỡng, dân tộc. Sự giống nhau này là yếu tố gắn kết các thành viên trong cộng
ñồng, làm họ xích lại gần nhau hơn, luôn giúp ñỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi cộng
ñồng ñều có mục ñích và quy tắc nhất ñịnh. Khi tất cả các thành viên trong cộng
ñồng cùng hướng tới một mục ñích và cùng chịu ảnh hưởng bởi quy tắc chung,
cộng ñồng sẽ bền vững và gắn kết.
- Trên phương diện cấu trúc xã hội, cộng ñồng ñược coi là một tổ chức
xã hội dân sự. Xã hội dân sự bao gồm các tổ chức khác nhau như các công
ñoàn, các nhóm, các câu lạc bộ ngành nghề, các nhóm dân sự, hợp tác xã, các
tổ chức cộng ñồng, các ủy ban tự quản của công dân (Ngân hàng phát triển
châu Á, 2003).

- Ở góc ñộ kinh tế, cộng ñồng ñược coi là một loại vốn xã hội (Robert D.
Putnan, 2000). Theo Robert D. Putman, hai yếu tố tạo nên cộng ñồng với tính
chất là vốn xã hội bao gồm tinh thần gắn kết và mạng lưới xã hội, trong ñó từng
người cảm thấy yên tâm, an toàn khi ở trong mạng lưới và do ñó sẵn sàng ñóng
góp, hy sinh vì cộng ñồng, bảo vệ lợi ích của cộng ñồng trong môi trường cạnh
tranh khốc liệt.
- Theo Nguyễn Thanh (2009) cộng ñồng là tập hợp công dân cư trú trong
một khu vực ñịa lý, hợp tác với nhau về những lợi ích chung và chia sẻ giá trị
văn hóa chung.
2.1.1.2 Khái niệm về cộng ñồng các dân tộc
- Khái niệm về dân tộc
+ Dân tộc ñồng nghĩa với cộng ñồng mang tính tộc người, ví dụ: dân tộc
Tày, dân tộc Ba Na,…. Cộng ñồng này có thể là bộ phận chủ thể hay thiểu số
của một dân tộc sinh sống ở nhiều quốc gia dân tộc khác nhau, ñược liên kết với
nhau bằng những ñặc ñiểm ngôn ngữ, văn hoá và nhất là ý thức tự giác tộc người
(Từ ñiển bách khoa toàn thư Việt Nam).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

8

+ Dân tộc còn gọi là tộc người, là một hình thái ñặc thù của một tập ñoàn
người, một tập ñoàn xã hội, xuất hiện trong quá trình phát triển của tự nhiên và
xã hội, ñược phân biệt bởi ba ñặc trưng cơ bản: ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự
giác về cộng ñồng, mang tính bền vững qua hàng nghìn năm lịch sử (Nguyễn
Hoài Văn, 2005).
- Dân tộc (ethnic) là tập hợp những người có chung chủng tộc, dân tộc,
tôn giáo hoặc ñặc trưng văn hóa (The free dictionary, 2011). Dân tộc ñồng nghĩa
với tộc người. Khái niệm này thường ñược liên hệ với dân tộc thiểu số.
- Khái niệm về cộng ñồng các dân tộc
Cộng ñồng các dân tộc là những dân tộc – tộc người có sự liên kết gắn bó,

có chung bản sắc văn hóa do có chung nguồn gốc sắc tộc, ngôn ngữ, y phục và
sự tương ñồng về phong tục tập quán. Những cộng ñồng tộc người có thể chung
ñịa bàn quần cư, có thể không, nhưng dù sinh sống cách xa nhau, họ vẫn chia xẻ
những ñặc trưng văn hóa, phong tục tập quán và các yếu tố khác (Phạm Hồng
Tung, 2009).
Tổng hợp các khái niệm trên, có thể thấy cộng ñồng các dân tộc là nhóm
người có sự gắn kết cao, ñồng thuận về ý chí, ứng xử theo một quy tắc chung và
cùng theo ñuổi một mục ñích chung. Các thành viên trong cộng ñồng sống cùng
nhau trên một khu vực, có cùng phong tục tập quán và chia sẻ những giá trị văn
hóa chung.
2.1.1.3 Khái niệm về sự tham gia
Khái niệm về sự tham gia của người dân, cộng ñồng mặc dù về nguyên tắc
là tương tự nhau song không có khái niệm chung, hoặc mô hình chung nào ñược
áp dụng cho tất cả các chương trình, dự án. Các tổ chức khác nhau có cách diễn
giải về sự tham gia khác nhau và ñây là công cụ ñể họ quyết ñịnh chiến lược và
phương pháp cho hành ñộng của họ. Với Việt Nam phương châm “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ñược nhấn mạnh, ñặc biệt trong giai ñoạn
hiện nay khi mối quan tâm của ðảng và Nhà nước là tạo mọi ñiều kiện cho
người dân, cộng ñồng hay các tổ chức tham gia trong quá trình tổ chức thực
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

9

hiện các chương trình dự án. Phương châm này cũng hoàn toàn phù hợp với
cách diễn giải về sự tham gia của người dân của nhiều tổ chức quốc tế khi ñầu
tư cho các chương trình, dự án phát triển ở Việt Nam như Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc (UNDP) hay Ngân hàng thế giới (WB).
“Trong phát triển nông thôn …. sự tham gia của người dân bao gồm sự
tham gia của họ trong quá trình ra quyết ñịnh, trong quá trình thực hiện các
chương trình, dự án và các quyết ñịnh ñó, trong chia sẻ lợi ích và trong ñánh giá

các chương trình, dự án”.
“Sự tham gia là quá trình trong ñó các bên tham gia chia sẻ sự kiểm soát
ñối với các sáng kiến phát triển, các quyết ñịnh và các nguồn lực có ảnh hưởng
ñến họ”.
Theo cách diễn giải trên, sự tham gia của người dân hay cộng ñồng ñược
thực hiện xuyên suốt trong chu trình một chương trình, dự án từ lập kế hoạch
(thảo luận về sự ñóng góp, phân bổ nguồn lực, trách nhiệm, ra quyết ñịnh), tổ
chức thực hiện, hưởng lợi, ñánh giá và duy trì kết quả dự án.
2.1.2 Hình thức, mức ñộ tham gia và tác ñộng từ sự tham gia của cộng ñồng
các dân tộc vào các hoạt ñộng kinh tế trong chương trình giảm nghèo
2.1.2.1 Hình thức tham gia
Tổng hợp, diễn giải từ nhiều nguồn tài liệu “Qui chế dân chủ cơ sở”,
“Trường ñại học Nông – Lâm Thái Nguyên, bài giảng phát triển cộng ñồng”,
“Phát triển nông thôn có sự tham gia của người dân”, “Nguyễn Văn Hiệu, luận
văn thạc sĩ kinh tế, Sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng
mô hình nông thôn mới ở xã Hải ðường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam ðịnh, năm
2011” tập trung chủ yếu các hình thức sau:
- Có quyền ñược biết một cách tường tận, rõ ràng những gì có liên quan
mật thiết và trực tiếp ñến ñời sống của họ.
- ðược tham dự các buổi họp, tự do phát biểu, trình bày ý kiến, quan ñiểm
và thảo luận các vấn ñề của cộng ñồng.
- ðược cùng quyết ñịnh, chọn lựa các giải pháp hay xác ñịnh các vấn ñề
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

10

ưu tiên của cộng ñồng.
- Có trách nhiệm cùng mọi người ñóng góp công sức, tiền của ñể thực
hiện các hoạt ñộng mang tính lợi ích chung.
- Người dân cùng ñược lập kế hoạch dự án và quản lý ñiều hành, kiểm tra

giám sát, ñánh giá các chương trình dự án phát triển cộng ñồng.
Sự quyết ñịnh và tự quản của người dân ñược ñánh giá ở mức ñộ cao bởi
lẽ nó thể hiện tăng năng lực, quyền lực của người dân. Mang tính bền vững vì
người dân thể hiện vai trò làm chủ với trách nhiệm cao của mình.
2.1.2.2 Mức ñộ tham gia
Có nhiều cách phân loại sự tham gia, sử dụng phổ biến là phân loại theo
mức ñộ tham gia của người dân. Theo chiến lược “phát triển cộng ñồng” và “sự
tham gia quần chúng”, “Nguyễn Văn Hiệu, luận văn thạc sĩ kinh tế, Sự tham gia
của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã Hải
ðường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam ðịnh, năm 2011” mức ñộ tham gia như sau:
- Không có sự tham gia: Cán bộ ñiều khiển: Người dân làm và thực hiện
theo ý của cán bộ, không ñược hiểu rõ. Như người dân bị gọi ñi làm công ích,
ñóng góp tiền cho một hoạt ñộng nào ñó mà không ñược biết, không ñược thảo
luận; Tham gia mang tính hình thức: Cán bộ cũng có gọi dân ñến, cho dân phát
biểu ý kiến nhưng chỉ có lệ, mọi việc cán bộ quyết theo ý mình.
- Tham gia ít: Người dân ñược thông báo và giao nhiệm vụ: Người dân
ñược thông báo, hiểu rõ những việc mà cán bộ muốn họ tham gia, sau ñó người
dân ñóng góp công sức hay tiền của theo khả năng của mình; Người dân ñược
hỏi ý kiến: Kế hoạch công tác do cán bộ thiết kế và quản lý, người dân ñược mời
tham gia thảo luận, hỏi lấy ý kiến, cán bộ lắng nghe nghiêm túc, sau ñó cán bộ
ñiều chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết) cho phù hợp với dân rồi cùng thực hiện.
- Tham gia thực sự: Cán bộ khởi xướng, người dân cùng tham gia lấy
quyết ñịnh: Cán bộ là người khởi xướng, có ý tưởng. Người dân chủ ñộng
tham gia cùng cán bộ trong các khâu lập kế hoạch, quyết ñịnh chọn các
phương án và tổ chức thực hiện; Người dân khởi xướng và cùng cán bộ ra
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

11

quyết ñịnh: Người dân khởi xướng, lập kế hoạch, cán bộ cùng dân quyết ñịnh

chọn các phương án và tổ chức thực hiện; Người dân khởi xướng, quyết ñịnh
chọn các phương án và có sự hỗ trợ của cán bộ: Người dân khởi xướng, lập kế
hoạch, quyết ñịnh chọn các phương án và tổ chức thực hiện, kiểm tra giám
sát. Cán bộ ñóng vai trò khi người dân cần; Người dân tự lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện, cán bộ hỗ trợ khi cần thiết.
Các mức ñộ tham gia này có thể minh hoạ phương thức "Nhà nước và
nhân dân cùng làm" với các bước dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra cộng
thêm bước xuất phát là dân nhận từ nhà nước và bước cuối cùng là dân tự quyết
nên chọn nhận những gì.
2.1.2.3

Những tác ñộng từ sự tham gia của cộng ñồng các dân tộc vào các hoạt
ñộng kinh tế trong chương trình giảm nghèo
Sự tham gia của cộng ñồng tăng tính hiệu quả của các hoạt ñộng kinh tế
thông qua việc huy ñộng, sử dụng các nguồn lực, kỹ năng của ñịa phương và các
nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài.
Tăng tính hiệu quả của các CT, DA giảm nghèo thông qua sự bảo ñảm rằng:
với sự tham gia của cộng ñồng, với nhận thức và hiểu biết của họ về vấn ñề ñang phải
ñối mặt và hỗ trợ từ bên ngoài sẽ ñáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng ñồng.
Tăng cường xây dựng năng lực cho cộng ñồng và phát triển khả năng của
cộng ñồng trong quản lý, ñàm phán các hoạt ñộng kinh tế.
Khi năng lực ñã ñược tăng cường thì phạm vi các hoạt ñộng kinh tế sẽ mở
rộng và tăng khả năng gánh vác trách nhiệm của cộng ñồng trong các CT, DA
giảm nghèo.
ðối tượng hưởng lợi, hay nói cách khác là lợi ích của các CT, DA sẽ tập
trung hơn cho nhóm nghèo nhất và nhóm chịu tác ñộng nhiều nhất, dẽ tổn
thương nhất.
Sự tham gia giúp cho bảo ñảm tính bền vững của chương trình, ñồng thời
giúp cải thiện kết quả thực hiện bình ñẳng giới vì thông qua sự tham gia của
cộng ñồng sẽ tạo ra nhiều cơ hội làm thay ñổi vị thế của người phụ nữ.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

12

2.1.3 ðặc ñiểm của cộng ñồng các dân tộc
ðặc ñiểm của cộng ñồng các dân tộc chứa ñựng các yếu tố ảnh hưởng ñến
sự tham gia của cộng ñồng vào các hoạt ñộng kinh tế trong chương trình giảm
nghèo, bao gồm các ñặc ñiểm về: dân tộc, văn hóa, kinh tế, tập quán canh tác,
chiến lược sinh kế.
Các ñặc ñiểm về văn hóa ảnh hưởng không nhỏ tới sự tham gia của cộng
ñồng các dân tộc vào các hoạt ñộng kinh tế trong chương trình giảm nghèo. Văn
hóa tộc người còn thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, các tín ngưỡng và nghi lễ,
tri thức dân gian về tự nhiên xã hội, về bản thân con người và tri thức sản xuất,
tâm lý dân tộc…(Ngô ðức Thịnh, 2003).
ðặc ñiểm về kinh tế của cộng ñồng các dân tộc thể hiện qua quy mô lao
ñộng, ñất ñai, vốn. Mỗi cộng ñồng có tập quán canh tác, chiến lược sinh kế khác
nhau nhưng có một xu hướng chung là ña dạng hóa sinh kế.
- Cộng ñồng dân tộc Nùng
Hoạt ñộng sản xuất: Người Nùng làm ruộng rất thành thạo, họ sống bằng
nương rẫy là chính. Ngoài cây lúa, ngô họ còn trồng nhiều cây công nghiệp, cây
ăn quả lâu năm như quýt, hồng hồi là cây quí nhất của ñồng bào, hàng năm
mang lại nguồn lợi ñáng kể. ða dạng nghề thủ công như rèn, ñúc, ñan lát, nghề
mộc, … một số nghề ñược duy trì và phát triển như nghề rèn, nghề gốm.
Tổ chức cộng ñồng: ðồng bào Nùng sống thành từng bản trên các
sườn ñồi. Thông thường trước bản là ruộng nước sau bản là nương và vườn
cây ăn quả.
Văn hóa: Người Nùng ăn ngô là chính, ngô ñược xay thành bột ñể nấu
cháo ñặc như bách ñúc, thức ăn ñược chế biến bằng cách rán, xào, nấu, ít khi
luộc. Y phục truyền thống của người Nùng khá ñơn giản, thường làm bằng vải
thô tự dệt, nhuộm chàm và hầu như không có thêu thùa trang trí. Làm nhà mới là

một trong nhiều việc quan trọng, vì thế khi làm nhà, người ta rất chú ý ñến việc
chọn ñất, xem hướng, chọn ngày dựng nhà và lên nhà mới với mơ ước có cuộc
sống yên vui, làm ăn phát ñạt. Văn nghệ dân gian người Nùng nổi tiếng nhất là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

13

ñiệu Sli, là cách hát giao duyên của thanh niên nam nữ. Nam nữ ñược tự do yêu
ñương, tuy nhiên hôn nhân lại hoàn toàn do bố mẹ quyết ñịnh, số lượng ñồ thách
cưới càng nhiều thì giá trị người con gái càng cao. Người Nùng không làm giỗ
sau khi chết mà làm sinh nhật (lễ mừng thọ) cho người sống từ 50 tuổi trở lên và
cúng chay cho người chết vào rằm tháng 7 âm lịch. Lễ hội nổi tiếng thu hút ñược
nhiều người, nhiều lứa tuổi khác nhau là hội "Lùng tùng" (còn có nghĩa là hội
xuống ñồng) ñược tổ chức vào tháng giêng hàng năm.
- Cộng ñồng dân tộc H'Mông:
Hoạt ñộng sản xuất: Nguồn sống chính là làm nương ñịnh canh hoặc
nương du canh trồng ngô, lúa, có truyền thống trồng xen canh trên nương cùng
với cây trồng chính là khoai, lạc vừng, ñậu. Con ngựa là con vật gần gũi nhất với
người H'Mông, ngoài ra họ còn chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà. Phát triển ña dạng
các nghề thủ công như ñan lát, rèn, làm yên cương ngựa, ñồ gỗ … Xưa kia
người H'Mông quan niệm: Chăn nuôi là việc của phụ nữ, kiếm thịt trong rừng là
việc của ñàn ông.
Tổ chức cộng ñồng: Do ñịnh cư lâu ñời nên cuộc sống của họ gắn bó với
núi cao trong mọi sinh hoạt ñời sống cùng như các tập tục lễ nghi và ñời sống
tâm linh. Mỗi gia ñình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, các gia ñình gắn
bó với nhau theo từng thôn bản dưới sự quản lý ñiều hành công việc chung của
trưởng bản, tạo ra sự cố kết cộng ñồng vững chắc. ðồng bào H'Mông cho rằng
những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể ñẻ và chết trong nhà
nhau, phải luôn luôn giúp ñỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau trong nguy
nan. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ ñảm nhiệm

công việc chung.
Văn hóa: Văn hoá truyền thống người H'Mông là một kho tàng hết sức
phong phú với những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Các dòng họ
người H'Mông có cách thờ cúng tổ tiên không giống nhau. Một số lễ cúng chính
như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (ña trung) với số lượng, nội dung các
bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống ña dạng và phức tạp. Văn học
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

14

nghệ thuật H'Mông thể hiện tâm lý, ý thức của cộng ñồng, các vấn ñề về tự
nhiên, xã hội và lịch sử. Nổi bật trong ñó là những khúc hát về tình yêu, ñược thể
hiện bằng khèn, sáo, ñèn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình
bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn màu sắc hài hoà. Tất cả là những
tài sản vô giá của cộng ñồng người H'Mông ñược lưu giữ từ lâu ñời. Tết cổ
truyền của người H'Mông tổ chức vào tháng 12 dương lịch. Trong 3 ngày tết, họ
không ăn rau xanh. Nam nữ thanh niên vui xuân thường thổi khèn gọi bạn, trong
dịp này người H'Mông thường tổ chức lễ hội Gầu tào, ñây là một trong những lễ
hội lớn nhất trong năm của dân tộc này. Nhà của người H'Mông làm bằng ñất
trình tường, có 3 gian, gian giữa ñặt bàn thờ tổ tiên. Các cửa chính và cửa phụ
ñều mở về phía trong nhà có những ñặc trưng riêng. Nhà thường ba gian không
có chái. Bộ khung bằng gỗ, vì kéo kết cấu ñơn giản, chủ yếu là ba cột có một xà
ngang kép hoặc hai xà ngang, một trên một dưới.
2.1.4 Vai trò của cộng ñồng ñối với các hoạt ñộng kinh tế trong chương trình
giảm nghèo
Cộng ñồng các dân tộc là một yếu tố cùng với yếu tố thị trường và Nhà
nước trong công tác XðGN nói chung và ở những vùng nông thôn và miền núi
nói riêng. Bên cạnh sự hỗ trợ của chính phủ và xã hội, sự giúp ñỡ của cộng ñồng
sẽ giúp người nghèo vươn lên (ðỗ Kim Chung, 2010).
Thực tế cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu ñã chỉ ra rằng: Cộng

ñồng ñóng một vai trò quan trọng ñối với các hoạt ñộng kinh tế trong chương
trình, dự án giảm nghèo bởi họ vừa là chủ thể trực tiếp tham gia song cũng lại
chính là ñối tượng thụ hưởng nhũng thành quả mà các CT, DA ñó ñem lại.
Với vai trò là chủ thể, cộng ñồng các dân tộc có ý nghĩa quan trọng quyết
ñịnh tăng tính hiệu quả của các hoạt ñộng kinh tế thông qua huy ñộng, sử dụng
các nguồn lực và kỹ năng của ñịa phương. Trên phương diện, vị trí, vai trò là ñối
tượng thụ hưởng thì lợi ích của các CT, DA sẽ tập trung hơn vào các nhóm
nghèo nhất thông qua việc xác ñịnh các bên liên quan và những người chịu tác
ñộng nhiều nhất từ các CT, DA ñó.

×