Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu tách chiết axit béo giàu omega 3 và omega 6 từ hạt cải dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.76 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGÔ XUÂN DŨNG







LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP





NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT AXIT BÉO GIÀU
OMEGA-3 VÀ OMEGA-6 TỪ HẠT CẢI DẦU









HÀ NỘI – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGÔ XUÂN DŨNG






LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT AXIT BÉO GIÀU
OMEGA-3 VÀ OMEGA-6 TỪ HẠT CẢI DẦU



Chuyên ngành : Công nghệ sau thu hoạch
Mã số : 60.54.10
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. BÙI QUANG THUẬT






HÀ NỘI – 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan trước Hội ñồng chấm luận văn cao học các, số liệu và
kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng.
Tôi xin cam ñoan rằng, các thông tin ñược trích dẫn trong khoá luận này
ñã ñược ghi rõ nguồn gốc.


Xác nhận của người hướng dẫn



PGS.TS. Bùi Quang Thuật
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Người thực hiện



Ngô Xuân Dũng






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Quang Thuật, ThS Lê
Bình Hoằng, Viện Công Nghiệp Thực Phẩm và ThS Nguyễn Thị Hoàng Lan,
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội ñã tận tình dìu dắt, trực tiếp hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ thực
phẩm – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội cùng các cán bộ của trung tâm
Dầu, hương liệu và phụ gia thực phẩm – Viện Công nghiệp thực phẩm ñã
tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn của mình.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia ñình cùng toàn thể bạn bè ñã ñộng
viên, giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập cũng như quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Người thực hiện



Ngô Xuân Dũng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


iii

MỤC LỤC

Phần I. MỞ ðẦU 1
1.1. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI 3
1.2.1. Mục tiêu của ñề tài 3
1.2.2. Yêu cầu của ñề tài 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CẢI DẦU 4
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CẢI DẦU TRÊN THẾ GIỚI 5
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CẢI DẦU Ở VIỆT NAM.7
2.4. DẦU HẠT CẢI 8
2.4.1. Tính chất hoá lý và thành phần axít béo của dầu hạt cải 8
2.4.2. Vai trò của dầu hạt cải ñối với ñời sống con người 9
2.4.3. Các phương pháp sản xuất dầu hạt cải 10
2.4.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu hạt cải trong nước và trên thế giới 17
2.5. AXÍT BÉO KHÔNG THAY THẾ OMEGA-3 VÀ OMEGA-6 19
2.5.1. Giới thiệu về axít béo không thay thế omega-3 và omega-6 19
2.5.2. Nguồn cung cấp axít béo không thay thế omega-3 và omega-6 20
2.5.3. Tác dụng của axít béo không thay thế omega-3 và omega-6 22
2.6. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT TÁCH VÀ LÀM GIÀU HỖN HỢP AXÍT BÉO
OMEGA-3 VÀ OMEGA-6 TỪ DẦU HẠT CẢI 24
2.6.1. Phương pháp thu nhận hỗn hợp axít béo không thay thế omega-3 và omega-6 25
2.6.2. Làm giàu hỗn hợp axít béo không thay thế omega-3 và omega-6 26
Phần III. ðỐI TƯỢNG – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ 29
3.1.1. Nguyên liệu: 29

3.1.2. Hóa chất 29
3.1.3. Dụng cụ, thiết bị 29
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.2.1. Phương pháp phân tích 30
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

3.2.2. Phương pháp công nghệ 35
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng các yếu tố công nghệ ñến quá trình khai
thác dầu hạt cải 36
3.3. Xử lý số liệu 44
3.4. ðỊA ðIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 44
Phần IV KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 46
4.1. PHÂN TÍCH VÀ ðÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN LIỆU 46
4.1.1. ðánh giá sơ bộ về chất lượng các giống nguyên liệu 46
4.1.2 ðánh giá chất lượng dầu thu ñược từ các giống nguyên liệu 47
4.2. NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ KHAI THÁC DẦU HẠT CẢI 48
4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ ñến quá trình khai thác dầu hạt
cải 49
4.2.2. ðánh giá chất lượng dầu hạt cải 57
4.3. NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ THỦY PHÂN DẦU HẠT CẢI 58
4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng ñộ cồn ñến hiệu suất thủy phân dầu hạt cải 59
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ñến hiệu suất thủy phân dầu hạt cải 60
4.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến hiệu suất thủy phân dầu hạt cải 60
4.4. NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ LÀM GIÀU HỖN HỢP AXÍT BÉO OMEGA-3
VÀ OMEGA-6 64
4.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ urê/ hỗn hợp axít béo thu ñược sau quá trình
thủy phân dầu hạt cải ñến hiệu suất tạo phức 64
4.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ cồn/hỗn hợp axít béo ñến hiệu suất tạo phức 65

4.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến hiệu suất tạo phức 66
4.5. PHÂN TÍCH, ðÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM HỖN HỢP AXÍT BÉO
KHÔNG THAY THẾ OMEGA-3 VÀ OMEGA-6 CỦA ðỀ TÀI 70
4.5.1. Phân tích các chỉ tiêu hóa lý 70
4.5.2. Phân tích thành phần axít béo 70
Phần V. KẾT LUẬN - ðỀ NGHỊ 72
5.1. KẾT LUẬN 72
5.2. ðỀ NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất nguyên liệu có dầu trên thế giới 2010 [26] 5

Bảng 2.2. Tình hình tiêu thụ nguyên liệu có dầu trên thế giới năm 2010 [26].6

Bảng 2.3. Các quốc gia có sản lượng hạt cải dầu lớn trên thế giới [24] 6

Bảng 2.4. Các chỉ số hóa lý ñặc trưng của dầu hạt cải 8

Bảng 2.5. Thành phần axít béo trong dầu hạt cải [23] 9

Bảng 2.6. Lượng dầu hạt cải ñược tiêu thụ so với tổng lượng dầu thực vật 18

ñược tiêu thụ trên thế giới giai ñoạn 2000-2008 [1] 18

Bảng 2.7. Axít béo không no, không thay thế omega-3 và omega-6 ñiển hình.20


Bảng 2.8. Nguồn cung cấp axít béo omega- 3 [19] 21

Bảng 2.9. Nguồn cung cấp axít béo omega- 6 [11] 21

Bảng 4.1: Chất lượng hạt nguyên liệu một số giống cải dầu 46

Bảng 4.2: ðánh giá chất lượng dầu thô trích ly bằng thiết bị Shoxlet 47

Bảng 4.3: Kết quả khai thác dầu hạt cải bằng các phương pháp khác nhau 48

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của kích thước bột nghiền ñến hiệu suất ép dầu 49

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của thời gian chưng ñến hiệu suất ép 51

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của nhiệt ñộ sấy ñến hiệu suất ép 52

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của thời gian sấy ñến hiệu suất ép dầu 53

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ép ñến hiệu suất ép dầu 54

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của năng suất ép ñến hiệu suất ép dầu hạt cải 55

Bảng 4.10: Kết quả phân tích chất lượng của dầu hạt cải 57

Bảng 4.11: Thành phần axit béo của dầu hạt cải 58

Bảng 4.12. Ảnh hưởng của nồng ñộ cồn ñến hiệu suất thủy phân dầu hạt cải59

Bảng 4.13. Ảnh hưởng của thời gian ñến hiệu suất thủy phân dầu hạt cải 60


Bảng 4.14. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến hiệu suất thủy phân dầu hạt cải 61

Bảng 4.15. Kết quả phân tích chất lượng hỗn hợp axít béo thu ñược sau quá
trình thủy phân dầu hạt cải 62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

Bảng 4.16. Ảnh hưởng của tỷ lệ urê/hỗn hợp axít béo thu ñược sau quá trình
thủy phân dầu hạt cải ñến hiệu suất tạo phức 65

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của tỷ lệ cồn/hỗn hợp axít béo ñến hiệu suất tạo phức 66

Bảng 4.18. Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến hiệu suất tạo phức 66

Bảng 4.19. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm hỗn hợp axít
béo omega-3 và omega-6 70

Bảng 4.20.Thành phần axít béo của sản phẩm hỗn hợp omega-3 và omega-6 70

Bảng 4.21. Kết quả phân tích dư lượng urê, kim loại nặng và thuốc bảo vệ
thực vật nhóm clo hữu cơ trong sản phẩm hỗn hợp omega-3 và omega-6 71

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC SƠ ðỒ


Sơ ñồ 2.1. Sơ ñồ công nghệ sản xuất dầu thực vật
bằng phương pháp ép
13

Sơ ñồ 2.2. Qui trình tổng quát công nghệ sản xuất dầu thực vật bằng phương
pháp trích ly 15

Sơ ñồ 2.3. Sự chuyển hóa của các axít béo omega-3 trong cơ thể con người 24

Sơ ñồ 2.4. Qui trình tổng quát công nghệ thủy phân dầu thực vật bằng phương
pháp hoá học 26

Sơ ñồ 3.1. Quy trình tổng quát công nghệ thủy phân dầu hạt cải bằng phương
pháp hoá học 39

Sơ ñồ 3.2. Quy trình tổng quát công nghệ làm giàu hỗn hợp axít béo omega-3
và omega-6 bằng phương pháp tạo phức với urê 42

Sơ ñồ 3.3. Sơ ñồ khối các công việc ñược tiến hành trong ðề tài luận văn 45

Sơ ñồ 4.1: Quy trình công nghệ khai thác dầu hạt cải 56

Sơ ñồ 4.2. Quy trình công nghệ thủy phân dầu hạt cải bằng phương pháp hóa học 63

Sơ ñồ 4.3. Quy trình công nghệ làm giàu hỗn hợp axít béo omega-3 và omega-6 67

Sơ ñồ 4.4. Quy trình công nghệ chiết tách hỗn hợp axít béo không thay thế

omega-3 và omega-6 từ dầu hạt cải 69


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1. AA : Axít arachidonic
2. AGL : Axít γ-linolenic
3. AINS : Thuốc chống viêm không có chất xteroit
4. AL : Axít linoleic
5. ALA : Axít α-linolenic
6. ASEAN : Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á
7. DGLA : Axít dihomo-gamma-linoleic
8. DHA : Axít docosahexaenoic
9. EPA : Axít eicosapentaenoic
10. LDL : Lipoprotein tỷ trọng thấp
11. TT : Thứ tự
12. WHO : Tổ chức y tế thế giới




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

Phần I
MỞ ðẦU


1.1. ðẶT VẤN ðỀ
Ở Việt Nam, dầu thực vật ngày càng ñóng vai trò quan trọng trong ñời sống con
người. Khi mức sống của người dân ngày càng cao thì nhu cầu sử dụng dầu thực vật
càng tăng mạnh. Năm 2000, mức tiêu thụ bình quân dầu thực vật chỉ ñạt 2,3 kg/người
nhưng ñến năm 2008 mức tiêu thụ này ñã lên ñến 7,0kg/người. Do vậy, trong thời gian
gần ñây, ngành chế biến dầu thực vật của nước ta ñã có bước phát triển mạnh mẽ với
mức tăng trưởng hàng năm trên 20%. Sản lượng dầu thực vật trên cả nước năm 2009
ñạt khoảng 600 nghìn tấn. Chúng ta không chỉ mở rộng và phát triển mạnh mẽ loại dầu
ăn thông dụng mà còn quan tâm phát triển các loại dầu ñặc sản có giá trị cao (dầu
salát, dầu chức năng) ñể phục vụ cho các món ăn cao cấp và làm nguyên liệu cho công
nghiệp dược phẩm, thực phẩm chức năng ví dụ như dầu màng gấc, dầu hạt bí, dầu hồ
ñào, dầu hạt cải…
Cải dầu có tên khoa học là Brassica campestris, Brassica napus và Brassica
juncea. Cây cải dầu ñược thuần hóa sớm từ thời kỳ ñồ ñá cách ñây 1.500 ñến 2.000
năm trước công nguyên. Với những lợi ích cao như sản xuất dầu và một số sản phẩm
dược phẩm, cây cải dầu ñược trồng phổ biến trên thế giới, ñặc biệt là ở các vùng có khí
hậu ôn ñới và khí hậu lạnh như Trung Quốc, Ấn ðộ, Canada, vùng Bắc Âu, Úc, Mỹ và
Nam Phi. Ở Việt Nam, cây cải dầu ñược nhập nội và gieo trồng ở các tỉnh miền núi
phía Bắc như Hà Giang, Mộc Châu (Sơn La) với năng suất trung bình ñạt 1,5 – 2,0
tấn/ha.
Hạt cải dầu có chứa khoảng 40% dầu thực vật (tính theo trọng lượng chất khô)
và khô bã (thu ñược sau khi ép) có chứa tới một lượng lớn protein (26-30%). Dầu hạt
cải thường ñược sử dụng làm dầu ăn, làm nguyên liệu ñể sản xuất nhiên liệu sinh học.
Khô bã sau khi ép (sản phẩm phụ) thường ñược sử dụng làm thức ăn gia súc và phân
bón hữu cơ.
Axít béo omega-3 và omega-6 là các axít béo không no ña nối ñôi có vai trò quan
trọng ñối với cơ thể sống mà cơ thể con người không tự tổng hợp ñược, phải lấy từ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2


thức ăn bên ngoài. Do vậy, chúng thuộc nhóm các axit béo không thay thế, cần thiết
cho hoạt ñộng sống của con người. Omega 3 (ω-3) là họ các axít béo không no ña nối
ñôi (n ≥3), chúng có nối ñôi C=C ở vị trí cacbon thứ 3 tính từ ñầu metyl của chuỗi
phân tử axít béo. Các axít béo Omega 3 quan trọng nhất là: axít α-linolenic (ALA),
axít eicosa-pentaenoic (EPA) và axít docosahexaenoic (DHA). Omega 6 (ω-6) là họ
các axít béo không no ña nối ñôi (n ≥2), chúng có nối ñôi C=C ở vị trí cacbon thứ 6
tính từ ñầu metyl của chuỗi axít béo. Trong họ axít béo ω-6 giữ vai trò thiết yếu là axít
linoleic (AL), axít γ-linoleic (AGL) và axít arachidonic (AA).
Cả hai loại axít béo không thay thế omega-3 và omega-6 ñều có nhiều trong thuỷ
hải sản và các loại dầu thực vật.
Trong số các loại dầu thực phẩm phổ biến, dầu hạt cải có hàm lượng axít béo
không thay thế omega-3 và omega-6 khá cao với hàm lượng tương ứng 6 - 12% và 12 -
28% so với tổng lượng các axit béo có trong dầu. Trên thế giới ñã có nhiều công trình
nghiên cứu liên quan ñến việc thu nhận axít béo omega-3 và omega-6 từ dầu thực vật,
dầu cá nói chung và từ dầu hạt cải nói riêng, nhằm ñáp ứng nhu cầu ñang ngày càng
tăng cao cho việc phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe của con người.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu thu nhận và sử dụng các axít béo không thay thế
omega-3 và omega-6 từ nguồn tự nhiên vẫn còn quá khiêm tốn. Hiện nay, nhu cầu sử
dụng trong nước về 2 loại axit béo này tăng lên nhanh chóng song chúng ta hoàn toàn
phải nhập khẩu chúng. Do vậy, với mong muốn góp phần thỏa mãn nhu cầu trong
nước, nâng cao giá trị của cây cải dầu chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên
cứu tách chiết axít béo giàu omega-3 và omega-6 từ dầu hạt cải”.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

1.2. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu của ñề tài
Xây dựng ñược quy trình công nghệ thu nhận hỗn hợp axít béo giàu omega-3 và

omega-6 từ hạt cải dầu cho hiệu suất và chất lượng cao.
1.2.2. Yêu cầu của ñề tài.
- Phân tích ñánh giá chất lượng và lựa chọn nguyên liệu hạt cải dầu
- Nghiên cứu công nghệ khai thác dầu từ hạt của giống cải dầu ñược lựa chọn.
- Nghiên cứu công nghệ thu nhận hỗn hợp axít béo từ dầu hạt cải thu ñược.
- Nghiên cứu công nghệ làm giàu axít béo omega-3 và omega-6 từ hỗn hợp axít
béo thu ñược.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- ðánh giá chất lượng và lựa chọn ñược giống cải dầu phù hợp với mục ñích thu
nhận các axit béo không thay thế omega-3 và omega-6
- ðề xuất công nghệ khai thác dầu, quy trình thu nhận hỗn hợp axít béo không thay
thế omega-3 và omega-6 từ hạt cải dầu.
- Nâng cao giá trị của cây cải dầu ñang ñược phát triển mạnh tại các tỉnh vùng núi
phía Bắc như: Hà Giang, Sơn la, Lai Châu.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY CẢI DẦU

Cải dầu có tên khoa học là Brassica
Campestris (Brassica rapa) và Brassica napus. ðó là
2 giống cải dầu thuộc họ thập tự (Cruciferae).
Về ñặc ñiểm hình thái, cây cải dầu cao từ 0,6 -
1,5 m; rễ cọc, thân nhẵn hoặc hơi có lông. Lá phía
dưới sẻ sâu phía trên sẻ hơi nông, lá dưới gốc to, dài
10 - 20 cm có sẻ thùy lông chim, lá trên hình ñà hoặc

hình ngọn giáo. Hoa màu vàng kết thành chùm,
ñường kính hoa khoảng 7 - 10 mm. Quả hình giác dài
3 - 8 cm, rộng 3 mm, chóp quả có mỏ dài 0,9 - 2,4
cm, cuống quả dài 0,5 - 1,5 cm. Hạt hình cầu ñường kính 1 - 2 mm, vỏ màu nâu ñen
hay nâu ñỏ, một số có màu vàng.
Về ñặc tính sinh học, cải dầu là cây thân thảo, ưa khí hậu ẩm, mọc một năm hay
hai năm. Cải dầu vụ ñông ñược gieo vào mùa thu (tháng 9 dương lịch) thu hoạch vào
tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau. Trong một giai ñoạn khá dài trước mùa ñông thì tích lũy
chất dinh dưỡng vào rễ nên có khả năng chịu rét rất tốt. Cải ñông cho năng suất cao.
Loại thứ hai là cải dầu vụ xuân gieo vào ñầu xuân, thu hoạch cuối hè, là loại chịu rét yếu
và cho năng suất thấp hơn.
Hạt cải dầu chứa 35 - 40% dầu thực vật, 23 - 30% protein. Trọng lượng trung
bình của 100 hạt khoảng 0,3 - 0,5 gam. Do khả năng nảy mầm và phát triển ở nhiệt ñộ
thấp nên có thể nói cây cải dầu là một trong số ít cây có dầu có thể canh tác ñược ở
vùng có khí hậu ôn ñới và khí hậu lạnh. Các vùng sản xuất cải dầu trên thế giới chủ
yếu là Trung Quốc, Ấn ðộ, Canada, vùng Bắc Âu, Úc, Mỹ và Nam Phi. Dầu thực vật
ñược khai thác từ hạt cải dầu thường gọi là dầu hạt cải (canola) [2].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CẢI DẦU
TRÊN THẾ GIỚI

Từ hàng nghìn năm trước, con người ñã phát hiện ra cây cải dầu mọc ở nhiều
nơi trên trái ñất như ở vùng Nam Cực – các bờ biển từ Tây sang ðông của Trung
Quốc- Canada, Ấn ðộ và từ Bắc Na Uy tới Bắc Ấn ðộ [3]. Tuy Ấn ðộ là quốc gia ñi
tiên phong trong việc biến cây cải dầu thành cây trồng chính thức nhưng với lợi ích to
lớn mà cây cải dầu mang lại thì ngày nay, một loạt các nước tiên tiến trên thế giới ñã
ñưa cây cải dầu vào trồng với những chính sách hỗ trợ ñể phát triển nó. Cải dầu ñược

du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ năm 35 trước công nguyên và ñược trồng với
quy mô lớn, ở Châu Âu cải dầu ñược trồng từ thế kỷ 13. Do vậy, diện tích trồng cải
dầu trên thế giới ñã vượt quá 20 triệu ha, năm 1991 các quốc gia có diện tích trồng cải
dầu lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn ðộ, Châu Âu, Canada với diện tích tương
ứng là 6,13; 6,10; 2,43 và 3,14 triệu ha [24]. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các nguyên
liệu có dầu trên thế giới năm 2010 ñược trình bày trong bảng 2.1 và bảng 2.2.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất nguyên liệu có dầu trên thế giới 2010 [26]
TT Nguyên liệu Sản lượng (Triệu tấn)
1 ðậu tương 284,24
2 Hạt cải dầu 64,24
3 Hạt bông 47,63
4 Lạc 38,17
5 Hạt hướng dương 33,77
6 Nhân cọ 13,97
7 Dừa 6,6
8 Tổng số 488,62

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

Bảng 2.2. Tình hình tiêu thụ nguyên liệu có dầu trên thế giới năm 2010 [26]
TT Nguyên liệu Mức tiêu thụ ( Triệu tấn)
1 Cọ 53,57
2 ðậu tương 46,31
3 Cải dầu 25,52
4 Hướng dương 12,21
5 Nhân cọ 5,72
6 Lạc 5,39
7 Bông 5,28

8 Dừa 4,29
9 Tổng số 158,29
Trong năm 2010, ñối với sản xuất nguyên liệu có dầu thì sản lượng cây cải dầu
ñứng thứ hai thế giới sau ñậu tương. Tổng sản lượng nguyên liệu có dầu trên thế giới
là 488,62 triệu tấn, trong ñó sản lượng hạt cải dầu 64,24 triệu tấn chiếm 13,15%. Năm
2010, hạt cải dầu là hạt có sản lượng tiêu thụ ñứng thứ ba trên thế giới sau cọ và ñậu
tương, tổng sản lượng tiêu thụ cải dầu trên thế giới là 25,52 triệu tấn chiếm 15,8%.
Các quốc gia sản xuất hạt cải dầu nhiều bao gồm: Trung Quốc, Canada, Ấn ðộ,
ðức, Pháp,… ðiều này ñược thể hiện qua sản lượng hạt cải dầu ñược sản xuất trong
nhiều năm và ñược trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Các quốc gia có sản lượng hạt cải dầu lớn trên thế giới [24]
Sản lượng hạt cải dầu (Triệu tấn)
TT Quốc gia
Năm 2000 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009
1 Trung Quốc 11,3 13,0 10,5 13,5
2 Canada 7,2 9,4 9,6 11,1
3 Ấn ðộ 5,8 7,6 7,4 7,2
4 ðức 3,6 5,0 5,3 6,3
5 Pháp 3,5 4,5 4,7 5,6
6 Ba Lan 1,0 1,4 2,1 2,5
7 Anh 1,2 1,9 2,1 2,0
8 Autralia 1,8 1,4 1,1 1,9
9 Hoa Kỳ 0,9 0,7 0,7 0,7

Nguồn: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc(FAO)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CẢI DẦU Ở

VIỆT NAM
Ngành dầu thực vật Việt Nam thời gian qua ñã không ngừng lớn mạnh và ngày
càng có những ñóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của ngành
không những ñáp ứng ñược nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn tham gia xuất khẩu.
Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dầu thực vật của nước ta còn chưa
cao do phải chịu sự cạnh tranh mạnh với các sản phẩm dầu ăn từ các nước ASEAN.
Trong khi ñó, ñể phục vụ sản xuất trong nước thì nguồn nguyên liệu vừa thiếu vừa
phân tán với nhiều chủng loại khác nhau, chưa tìm ñược cây có dầu chủ lực, ñiểm yếu
nhất của ngành là trên 90% nguyên liệu phải nhập khẩu [25]. Do vậy bên cạnh các cây
có dầu ngắn ngày truyền thống như lạc, vừng, ñậu tương… Việt Nam cần phát triển
thêm cây có dầu mới như cây cải dầu là cây có khả năng cho hàm lượng dầu cao và
ñược trồng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta hiện nay ñã bắt ñầu có
những nghiên cứu về vùng sinh thái, biện pháp canh tác thích hợp của cây cải dầu ñể
ñạt năng suất cao và có hiệu quả kinh tế từ ñó tiến hành trồng phổ biến trên diện rộng.
Từ vụ ñông xuân năm 2006- 2007 ñến thu ñông 2009, Viện nghiên cứu dầu và
cây có dầu bắt ñầu nghiên cứu có hệ thống về giống và kỹ thuật canh tác cây cải dầu
với diện tích nhỏ ở tỉnh Lâm ðồng, Sơn La, Lạng Sơn, kết quả nghiên cứu ñã chỉ ra kĩ
thuật chăm sóc phù hợp giúp cây cải dầu cho năng suất cao [22].
Từ năm 1993, thực hiện chủ trương chuyển ñổi cơ cấu cây trồng nhằm thay thế
cây thuốc phiện, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị nâng cao ñời sống cho nhân dân
vùng khó khăn, Hà Giang là một trong những tỉnh miền núi ñã mạnh dạn ñưa cây cải
dầu vào trồng trong khí hậu khắc nghiệt, mùa ñông lạnh giá, thiếu nước, ñất canh tác
chủ yếu là nương dốc, hốc ñá. Cây cải dầu rất thích hợp với trồng vụ ñông trong khi
các loại cây khác khó thích ứng ñược. Vụ ñông xuân 2009 – 2010 cả tỉnh ñã trồng
khảo nghiệm 210 ha, trải qua ñợt hạn hán kéo dài 6 tháng liên tục, cây cải dầu vẫn phát
triển tốt, ñạt năng suất từ 1,2 – 1,5 tấn/ha. Hàm lượng dầu trong hạt ñạt từ 40 – 42%
tính theo trọng lượng khô. Dự kiến, trong những vụ sản xuất ðông Xuân tiếp theo tại 4
huyện thuộc cao nguyên núi ñá : Quản Bạ, Yên Minh, ðồng Văn và Mèo Vạc, tỉnh sẽ
tiếp tục mở rộng phát triển thành dự án trồng cải dầu từ 1.000 ñến 1.500 ha và xây
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


8

dựng kế hoạch sản xuất, chế biến hạt cải dầu tại những huyện này. ðây không chỉ là
cây công nghiệp ngắn ngày thay thế cho cây trồng vụ ñông, mà còn nâng cao hiệu quả
sử dụng ñất tại vùng núi ñá, ñồng thời tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho ñồng bào
các dân tộc. Bên cạnh ñó, dự án thúc ñẩy sự phát triển của ngành sản xuất và chế biến
dầu thực vật ở Hà Giang, tạo ñiều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi và sản xuất thức
ăn gia súc tại Hà Giang. Theo xu hướng trên thì cải dầu sẽ ngày càng có chỗ ñứng
trong nông nghiệp Việt Nam và có thể trở thành cây trồng chủ lực ở các vùng ñồi núi
và cao nguyên [19].
2.4. DẦU HẠT CẢI
2.4.1. Tính chất hoá lý và thành phần axít béo của dầu hạt cải
Dầu hạt cải thường ñược thu nhận bằng phương pháp ép hạt cải dầu. Ở ñiều
kiện thường, dầu hạt cải ở dạng lỏng, có màu vàng trong và loại dầu này ñược sử dụng
nhiều trong sản xuất thực phẩm và dược phẩm. Dầu hạt cải ñược xem là thức ăn rất tốt,
dễ ñồng hoá ñối với cơ thể con người.
Dầu hạt cải dễ tan trong dung môi hữu cơ như ete petrol, n- hecxan,… nhưng
không tan trong nước. Các chỉ số hóa lý ñặc trưng của nó ñược trình bày ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Các chỉ số hóa lý ñặc trưng của dầu hạt cải [2]
TT

Chỉ số ðơn vị Kết quả
1 Tỷ trọng d
4
15
- 0,916
2 Chỉ số axít mg KOH/g dầu 0,20
3 Chỉ số iốt g I
2

/100g 105 - 120
4 Chỉ số xà phòng mg KOH/g 183
5 ðiểm nóng chảy
0
C 0- (-2)
6 Thành phần không xà phòng hóa % 0,6- 1,3%

Dầu hạt cải ñược ñánh giá là một trong những loại dầu ăn tốt nhất cho tim mạch
nhờ có chứa các axít béo omega- 3, omega-6 có lợi cho sức khỏe. Trong dầu hạt cải có
chứa rất ít các axít béo no. Theo một số tài liệu, người ta ñã xác ñịnh thành phần các
axít béo trong dầu hạt cải và ñược trình bày trong bảng 2.5.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9


Bảng 2.5. Thành phần axít béo trong dầu hạt cải [23]
TT Thành phần axít béo ðơn vị Kết quả
1 Axít Oleic, C18: 1 % 13,5
2 Axít Linoleic, C18: 2 % 17
3 Axít Alpha- linolenic, C18:3 % 7,5
4 Axít stearic, C18:0 % 2
5 Axít palmitic, C16:0 % 3,37

2.4.2. Vai trò của dầu hạt cải ñối với ñời sống con người
Dầu hạt cải (canola) là loại dầu ăn ñạt mức tiêu thụ ñứng thứ ba trên thị trường
thế giới, hiện nay hơn 90% sản phẩm của cải dầu ñược dùng trong thực phẩm. ðã từ
lâu dầu hạt cải ñược dùng làm nguyên liệu sản xuất Margarin, các chất béo dùng ñể
làm bánh, ñể chiên, ñặc biệt trong việc làm các món ăn chiên giòn Snack. Ngoài các

công dụng trên, nó còn ñược sử dụng trực tiếp như một loại dầu chiên xào. Các sản
phẩm về thực vật có thể ñược tạo ra từ dầu hạt cải bao gồm: margarin, Shortening,
Mayonaise, mỳ chiên, bánh bích quy, sôcôla, dầu ăn và các chất béo chuyên dùng. Dầu
hạt cải ñược biết ñến nhờ ñặc tính ổn ñịnh của nó ở nhiệt ñộ cao, ít bị oxy hoá và ñặc
tính chống lại sự polyme hoá nên nó rất thích hợp ñể làm dầu chiên xào và giúp kéo
dài thời gian sử dụng của thực phẩm . Ngoài những tính chất nêu trên, dầu hạt cải cũng
giống như những loại dầu thực vật khác là không có cholesterol, nhưng lại không
giống bất kỳ loại dầu nào ở ñiểm dầu hạt cải cần rất ít hoặc không cần xử lý hoá
chất mà có thể ñược sử dụng ở trạng thái tự nhiên cho nhiều ứng dụng trong thực
phẩm mà không cần hydro hoá. Các loại dầu hydro hoá ñã ñược các chuyên gia về
thực phẩm khuyến cáo không nên dùng vì các axít béo dạng trans do các loại dầu
này tạo ra ñã ñược chứng minh là có hại cho sức khoẻ, trong khi vấn ñề này
không xảy ra ñối với người tiêu dùng khi sử dụng dầu hạt cải.
Ngoài ứng dụng trong thực phẩm, dầu hạt cải còn ñược ứng dụng rộng rãi trong
các ngành công nghiệp khác như làm dầu ñốt, mực, sơn, mỹ phẩm, xà phòng và các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

sản phẩm hoá dầu khác như các axít béo. Mặt khác, khô dầu của cải dầu sau khi ép
ñược dùng làm nước chấm, làm thức ăn gia súc.
Dầu hạt cải còn chứa một lượng Vitamin E dồi dào, khi chưa tinh luyện nó có
chứa một lượng lớn Vitamin A, β- caroten. Do ñó, sử dụng dầu hạt cải trong bữa ăn
thay thế cho các thực phẩm làm tăng cholesterol như bơ có trong bánh, hoặc chất béo
ñược sử dụng ñể chiên xào có thể giúp ngăn chặn bệnh ung thư, giúp lưu thông máu
làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Năm 2006, theo Cục Thực phẩm và Dược phầm Mỹ, chất béo không bão hòa có
trong dầu hạt cải giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch vì chúng làm giảm
lượng LDL - cholesterol có hại và khuyến cáo người dân nên dùng 1,5 muỗng dầu hạt
cải trong thực phẩm hằng ngày.

McDonald's, hệ thống thức ăn nhanh nổi tiếng trên toàn thế giới ñã chuyển sang
sử dụng dầu hạt cải trong những năm gần ñây. Chuyên gia dinh dưỡng Ellie Krieger
nổi tiếng của Mỹ cũng sử dụng dầu hạt cải trong các công thức nấu ăn của mình, ñể
ñảm bảo chất lượng thực phẩm và sức khỏe cho mọi người.
Ngoài ra, dầu hạt cải còn ñược sử dụng ñể sản xuất dầu diesel sinh học, ñược
dùng cho các ñộng cơ. Diesel sinh học ñược làm từ các nguồn tái tạo, không ñộc,
có thể giúp giảm thải khí nhà kính, thân thiện với môi trường so với các loại nhiên
liệu khác [20].
2.4.3. Các phương pháp sản xuất dầu hạt cải
Trong công nghệ khai thác dầu thực vật hiện nay người ta thường sử dụng hai
phương pháp ép và phương pháp trích ly (bằng dung môi hữu cơ) với những ưu nhược
ñiểm riêng của chúng. Tuỳ theo mỗi loại nguyên liệu và tính chất của sản phẩm dầu
mà người ta lựa chọn ñược phương pháp khai thác thích hợp. Ngoài ra, có thể sử dụng
phương pháp enzim và phương pháp trích ly với CO
2
siêu tới hạn.
2.4.3.1. Phương pháp ép dầu
Khi ép dưới tác dụng của ngoại lực thì nguyên liệu có sự liên kết bề mặt bên
trong cũng như bên ngoài của các phân tử. Vì vậy làm xuất hiện nhiều quá trình khác
nhau nhưng có thể chia ra làm hai quá trình chủ yếu:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

a. Quá trình xảy ra ñối với phần dầu:
ðây là quá trình làm thoát dầu ra khỏi các khe vách giữa các bề mặt bên trong
cũng như bên ngoài. Quá trình xảy ra như sau: dưới tác ñộng của lực nén cơ học, các
phần tử chứa dầu bắt ñầu biến dạng. Các khoảng trống chứa dầu bị hẹp dần và ñến khi
lớp dầu dồn lại có chiều dày không ñổi thì bắt ñầu dầu thoát ra. Những lớp dầu nằm
trên bề mặt bị giữ lại bởi trường lực phân tử, cho nên chúng không linh ñộng. Những

lớp dầu nằm cách xa bề mặt các phân tử, lực liên kết càng yếu. Vì vậy tốc ñộ ở giữa
dòng dầu bao giờ cũng mạnh hơn ở sát bề mặt phân tử. Tốc ñộ thoát dầu trung bình
của dòng dầu phụ thuộc ñộ nhớt của các lớp dầu và áp suất chuyển ñộng, ñộ nhớt càng
bé và áp suất chuyển ñộng của các lớp dầu càng lớn, dầu từ thoát ra từ các khe vách
càng nhanh. Nhưng cần thấy rằng ñộ nhớt của dầu chỉ có khả năng làm chậm chứ
không làm ngăn cản sự thoát dầu, do ñó ñoạn ñường chảy dầu càng dài, dầu thoát ra
càng chậm. Sau khi phần lớn lượng dầu trong các ống thoát ra, ñường kính ống bị hẹp
lại và nhỏ dần, cho ñến khi các phân tử không biến dạng nữa khi ñó dầu cũng không
thoát ra nữa mặc dù lực ép có tăng lên. Lượng dầu còn lại trong khô là do chúng ñịnh
hướng vững chắc, giống như một lớp màng hấp thụ bền vững. Chính lượng dầu này
ñặc trưng cho hàm lượng dầu của khô dầu.
b. Quá trình xảy ra ñối với phần rắn:
Khi các phân tử bắt ñầu bị biến dạng thì nếu áp lực nén tăng lên, sự biến dạng
xảy ra càng mạnh. Nhưng khi các phân tử liên kết chặt chẽ với nhau, sự biến dạng
không xảy ra nữa. Nếu như trong các khe vách không bị giữ lại một ít dầu và áp lực
còn có thể tăng lên nữa thì các phần tử nguyên liệu riêng biệt sẽ tạo thành một khối
chắc, dính liền nhau. Nhưng trên thực tế thì áp lực chỉ ñạt ñến một giới hạn nhất ñịnh,
một lượng nhỏ dầu còn nằm lại giữa các chỗ tiếp giáp nhau cho nên khô dầu vẫn có
tính xốp, ñặc biệt khi ra khỏi máy ép, tính xốp lại tăng lên do sự giãn nở của các phần
tử sau khi không bị nén nữa.
Trong quá trình ép, khi lực nén càng cao sự biến dạng của các phân tử rắn xảy
ra càng nhiều, dầu thoát ra càng nhanh và càng kiệt. Tuy nhiên khi áp lực ép tăng lên
làm tăng áp suất chuyển ñộng của dòng dầu, các ống dẫn dầu nhanh chóng hẹp ñi, trở
lực của dòng dầu tăng lên làm nảy sinh hiện tượng bịt kín ñường thoát dầu. Hiện tượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

này xảy ra càng rõ rệt ñối với trường hợp ép bằng các loại máy ép thủ công và máy ép
thủy lực vì nguyên liệu ép luôn luôn ở trạng thái tĩnh, không ñược ñảo trộn. ðiều ñó

cho ta thấy rằng ñối với cơ cấu máy ép nhất ñịnh, khi áp lực ép vượt qua phạm vi thích
hợp ñều không ñem lại một hiệu quả tách dầu nào. Thí dụ ñối với máy ép thủ công,
sau khi áp lực ñạt ñến mức nhất ñịnh, dầu chảy ra rất mạnh. Nếu tiếp tục tăng áp lực,
dầu tiếp tục chảy ra, nhưng ñến khi áp lực tăng quá giới hạn chảy dầu, dù cho nguyên
liệu còn dầu, dầu cũng không thoát ra nữa. ðối với máy ép vít liên tục, vì nguyên liệu
trong máy ép luôn ñược ñảo trộn, hiện tượng tắc ống dẫn dầu hầu như không xảy ra,
áp lực ép ñược tăng dần trong giới hạn thích hợp, tạo ñiều kiện cho quá trình thoát dầu.
Do vậy, quá trình ép dầu (hiệu suất ép) phụ thuộc vào các yếu tố chính sau:
- Loại thiết bị ép: ép thủ công, ép thủy lực hay máy ép vít liên tục
- Phương thức ép: ép kiệt 01 lần hay ép kiệt 02 lần
- ðặc tính cơ học của nguyên liệu ép, những ñặc tính kỹ thuật này do các công ñoạn
chuẩn bị nguyên liệu quyết ñịnh như: nghiền, chưng và sấy nguyên liệu ñể ñảm bảo
nguyên liệu có kích thước hạt, nhiệt ñộ, ñộ ẩm, tính dẻo, tính ñàn hồi thích hợp cho
quá trình thoát dầu. Sơ ñồ công nghệ sản xuất dầu thực vật bằng phương pháp ép ñược
trình bày tại sơ ñồ 1.1.
2.4.3.2. Phương pháp trích ly dầu bằng dung môi hữu cơ
Nguyên liệu trước khi ñưa vào trích ly cần qua công ñoạn sơ chế nhằm mục ñích
tạo ñiều kiện thuận lợi cho quá trình trích ly sau này. Thông thường, nguyên liệu ñược
sấy hoặc phơi khô, có thể nghiền nhỏ hoặc không, ðối với hầu hết các nguyên liệu,
trước khi trích ly, ñược sấy khô hoặc phơi nắng. Nhiệt ñộ sấy và thời gian sấy có ảnh
hưởng ñáng kể tới chất lượng sản phẩm sau này. Vì vậy, cần xác ñịnh thời gian và
nhiệt ñộ sấy thích hợp ñể tránh gây tổn thất cũng như tránh làm biến ñổi các thành
phần trong nguyên liệu.
ðể trích ly tốt sản phẩm dầu, cần phải lựa chọn dung môi thích hợp và phương
pháp trích ly cũng như cần xác ñịnh ñược các yếu tố công nghệ ảnh hưởng tới quá
trình trích ly như nhiệt ñộ, thời gian, số lần trích ly, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi,



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


13

































Sơ ñồ 2.1. Sơ ñồ công nghệ sản xuất dầu thực vật
bằng phương pháp ép
Photphatit
SP Dầu tinh chế
Nguyên
li
ệu

Nghiền
Chưng sấy
Ép
Dầu thô
Cặn
Thủy hóa
Li tâm
Trung hòa
Li tâm
C
ặn x
à
phòng
Rửa
Tẩy màu

Cặn khử
mùi

Kh
ử m
ùi


Li tâm
Bột nghiền
L
ọc


Dung dịch kiềm
Nước nóng
Than, ñất hoạt tính
Than, ñất
ho
ạt tính

Khô


Nước
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

Phương pháp trích ly ñược phân loại theo nhiều cách:
- Theo trạng thái của nguyên liệu, dung môi trong quá trình trích ly, ta có:
+ Trích ly tĩnh (ngâm chiết): ngâm nguyên liệu trong dung môi cho tới khi ñạt nồng ñộ
chất hoà tan bão hoà; trong suốt quá trình này, nguyên liệu và dung môi không ñược

ñảo trộn
+ Trích ly ñộng: nguyên liệu và dung môi ñược ñảo trộn nhờ cánh khuấy làm tăng sự
tiếp xúc giữa hai pha, ñể tăng hiệu suất và giảm thời gian trích ly.
- Theo số bậc trích ly và chiều chuyển ñộng của dung môi và nguyên liệu, ta có:
+ Trích ly một bậc: trong quá trình trích ly, nguyên liệu và dung môi chỉ tiếp xúc với
nhau một lần trong một thiết bị trích ly.
+ Trích ly nhiều bậc: trong quá trình trích ly, nguyên liệu là pha tĩnh nằm trong các
thiết bị khác nhau, dung môi lần lượt chảy qua các lớp nguyên liệu ở các thiết bị sao
cho ñạt ñược bão hoà chất tan. Dung môi có thể ñi xuôi chiều hoặc ngược chiều so với
nguyên liệu.
Vấn ñề lựa chọn dung môi thích hợp cho quá trình trích ly một loại nguyên liệu
nhất ñịnh là công việc cần thiết và hết sức quan trọng. Tính chất căn bản và không thể
thiếu ñược của dung môi trích ly là tính chất hoà tan chọn lọc, nghĩa là dung môi phải
hoà tan tốt chất cần tách mà không hoà tan hoặc hoà tan rất ít các cấu tử khác không
mong muốn. Các loại dung môi thường ñược lựa chọn cho sản xuất dầu thực vật bằng
phương pháp trích ly là: n-hexan, ete petrol, dicloetan,
Nhìn chung, quy trình trích ly dầu thực vật ñược thể hiện trong sơ ñồ 1.2.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15
































Sơ ñồ 2.2. Qui trình tổng quát công nghệ sản xuất dầu thực vật
bằng phương pháp trích ly [2]
Photphatit
Dung môi hữu cơ
SP Dầu tinh chế
Trích ly
Mixen
Cô thu hồi dung môi
Dung môi

Nguyên
li
ệu

Nghiền
Dầu thô
Thủy hóa
Li tâm
Trung hòa
Li tâm
Cặn xà
phòng
Rửa
Tẩy màu

Cặn khử
mùi
Khử mùi

Bột nghiền
Lọc

Dung dịch kiềm
Li tâm lọc
Nước nóng
Than, ñất hoạt tính
Than, ñ
ất
hoạt tính


Khô


Nước

×