PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN EAKAR
TRƯỜNG TH NGUYỄN CÔNG TRỨ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN ÂM NHẠC
ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC
GIẢNG DẠY ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
3
Giáo viên thực hiện : Trần Thanh Trọng
Đơn vị : Trường Tiểu học
Nguyễn Công Trứ Xã EaÔ huyện EaKar tỉnh ĐakLak.
EaKar, tháng 11 Năm 2012
LỜI MỞ ĐẦU
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tâm trạng
của con người, âm nhạc có sức biểu cảm rất lớn, nó mang đến những giá trị sâu
sắc về tâm hồn, nhân cách, suy nghĩ và văn hoá của con người, hướng con người
đến một thế giới chân thiện mỹ. Cùng với các phương tiện diễn tả âm nhạc: Giai
điệu, cường độ, tiết tấu, hòa âm, âm sắc, hình thức Bản chất thời gian trong âm
nhạc làm cho nó có thể truyền đạt sự vận động của tình cảm và ý tưởng trong tất
cả những sắc thái tinh tế nhất. Âm nhạc được sinh ra từ quá trình lao động của
con người và trở lại phục vụ con người sản xuất và sáng tạo. Âm nhạc gắn liền
với con người từ lúc chào đời đến khi từ giả cuộc sống. Những khúc hát ru,
những bài hát đồng giao, những điệu hò trong lao động, những bài hát giao
duyên, những điệu múa trong kho tàng âm nhạc dân gian là nguồn cội của nghệ
thuật âm nhạc, là cơ sở cho sáng tạo âm nhạc, là đề tài cho bao nhạc sỹ viết lên
những ý nhạc rất đẹp làm rung động lòng người.
Có thể nói, âm nhạc là một nhu cầu về thưởng thức, hoạt động và giải
trí của mọi lứa tuổi. Âm nhạc trong trường Tiểu học có nét đặc thù riêng, nó
không chỉ mang tình giải trí đơn thuần mà nhằm giúp các em phát triển toàn diện,
tác động vào thế giới tinh thần của các em những cái hay, cái đẹp, cái tích cực và
có ý nghĩa to lớn của nghệ thuật âm nhạc.
Dạy học âm nhạc ở nhà trường phổ thông nhằm hình thành ở các em
năng lực cảm thụ, hiểu biết, đánh giá, yêu thích và thưởng thức nghệ thuật, nhu
cầu hoạt động và tạo ra giá trị thẩm mỹ. Ngoài việc giáo dục thẩm mỹ, âm nhạc
còn góp phần vào việc giáo dục đạo đức, trí lực tạo cho nhà trường không khí vui
tươi, lành mạnh để các em hứng thú, phấn khởi, say sưa học tập, hòa mình vào
tập thể và càng thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.
“Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Âm nhạc ở trường
Tiểu học” là một đề tài mang tính đổi mới phương pháp giáo dục, nhằm mang lại
cho người dạy và người học một niềm say mê và đầy hứng thú mang đến kết quả
cao hơn trong học tập đồng thời thực hiện được nhiệm vụ chung của ngành giáo
dục đưa ra đó là Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đổi mới phương
pháp giáo dục.
4
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Khi tôi còn là một học sinh đi học, tôi đến trường với bao niềm hăng
say, ở đó có bạn bè có thầy cô cùng tôi trải qua những tháng ngày êm đẹp dưới
mái trường . Thời gian cứ thế trôi đi và mới đó đã gần hai mươi năm. Hai mươi
năm trôi qua và bây giờ tôi cũng là người tiếp nối ước mơ của những người âm
thầm lặng lẽ mang lại tri thức cho nhân loài. Nhớ lại trước đây mỗi khi thầy cô
lên bục giảng rất vất vã, nào là kẻ bảng, viết thứ ngày, viết đề bài về nhà các
thầy cô lại soạn bài, đi vẽ tranh, làm đồ dùng học tập để chuẩn bị cho những tiết
học ngày hôm sau. Thế nhưng kết quả mang lại chưa thực sự cao. Những suy
nghĩ đó cứ ám ảnh trong tôi, phải làm sao để có đuợc những tiết dạy thật say mê,
những bức tranh sinh động, những bức chân dung rõ ràng, những nốt nhạc biết
nhảy múa, những trò chơi thật ngộ ngĩnh ? Mang lại cho lớp học một niềm phấn
khởi và hào hứng. và tôi đã bỏ thời gian để đi học và thấy rằng:
“Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục nhằm mang lại hiểu
quả chưa từng có vì những ứng dụng của nó”.
Nghị quyết Trung Ương II khoá VIII đã đặt ra phương châm chiến lược
cho ngành giáo dục là phải: "Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước
áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học".
Nhiều trường đã được trang bị công nghệ thông tin, những ứng dụng nó để đạt
hiệu quả cao nhất, rèn luyện nếp tư duy khoa học, sáng tạo thì có một quá trình,
trong đó vai trò tổ chức của các trường, sự đầu tư trí tuệ, công sức của các thầy
cô giáo là điều cực kỳ quan trọng.
Năm học 2008 – 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Những năm sau đó năm nào bộ Giáo Dục và Đào Tạo
cũng nhắc tới việc cập nhật những ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học.
Năm học 2012-2013 Giáo Dục và Đào Tạo cũng lại nhắc lại thêm một lần nữa là
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí.
Trên tinh thần nội dung đó Phòng Giáo Dục và Đào Tạo huyện EaKar
tỉnh ĐakLak đã chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn cho giáo viên các môn học triển
khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ công nghệ thông tin vào
5
quá trình dạy các môn học của mình. Cụ thể là Giáo viên bộ môn dạy nhạc cần tự
khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy nhạc phù hợp với nội dung và
phương pháp của môn âm nhạc, tránh sự nhàm chán và tăng thêm tính tích cực
của tiết học. Để thực hiện được điều này, giáo viên cần tích cực tham gia tập
huấn công nghệ thông tin do phòng giáo dục mở lớp tập huấn, học thầy học bạn
và trên tinh thần tự học là chính. Tham khảo các phần mềm ứng dụng tích hợp
vào các môn học trên website Bộ và trên Diễn đàn mạng giáo dục Violet.vn để
cùng chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học tập.
Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt
Nam nhiều khoá đã nhấn mạnh : "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố
quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".
Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào
tạo những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng
tới những con người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng
với xã hội đang dần từng ngày đổi thay.
Ở bậc tiểu học hiện nay Bộ Giáo Dục đã quy định dạy đủ 9 môn bắt
buộc và môn Âm nhạc là một trong những môn học không thể thiếu trong quá
trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì âm nhạc là
nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và ở trẻ
em nói riêng. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới
xung quanh và bản thân mình. Từ hình tượng âm nhạc của bài hát, bản nhạc có
tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em. Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ,
óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc
sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt
Nam. Học sinh tiểu học rất nhạy cảm với âm thanh , nhịp điệu, tiết tấu, thích
được hoạt động và tự biểu hiện. Từ việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát và biết được
một số kiến thức phổ thông về âm nhạc Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một
trình độ văn hoá tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân
cách con người mới.
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị
công nghệ thông tin, việc tạo điều kiện thuận lợi từ Ban giám hiệu nhà trường
đang công tác: Trường Tiểu Học Nguyễn Công Trứ - xã EaÔ - huyện Eakar -
tỉnh ĐakLak, tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng máy vi tính và đưa vào
công nghệ thông tin vào trong dạy học âm nhạc, bước đầu đã có những kết qủa
6
khả quan và rất đáng mừng: Trong quá trình học học sinh có nhiều cơ hội được
tiếp xúc với công nhệ thông tin, tiếp xúc với máy vi tính và tăng thêm sự tò mò,
sự ham học của các em học sinh, học sinh có thể tận mắt nhìn thấy hình ảnh thật
hơn và có thể hiểu bài nhanh hơn. Trong quá trình soạn bài, thầy cô giáo có thể
sao chép tư liệu, tranh ảnh, âm nhạc, lại được thêm một lần tự học và tìm hiểu
những ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nãy ra các ý, sáng kiến
mới góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng được nhiệm vụ năm học
2012-2013 do Bộ Giáo dục đề ra đó là "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo". Ví dụ: muốn giới thiệu cho học sinh một
tác giả nào đó thì ta có thể cho các em xem tranh (có thể là tranh chân dung hoặc
tranh minh hoạ) làm cho các em có thể quan sát rõ hơn và sống động hơn khiến
cho các em gợi nhớ lại những hình ảnh này về sau giúp các em học sinh nhớ lâu.
Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
Âm nhạc ở trường Tiểu học”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.
1.Mục đích:
Mục đíchquan trọng nhất của đề tài là giúp mọi người hiểu rõ hơn về thực
trạng dạy và học môn Âm nhạc và phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy âm nhạc ở trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ xã EaÔ huyện
EaKar tỉnh ĐakLak. Từ đó, để mọi người, đặc biệt là những giáo viên dạy môn
âm nhạc có cái nhìn tổng quan hơn, khách quan, chính xác hơn về tình hình dạy
học môn âm nhạc hiện nay và đơn vị mình nói riêng để từ đó không ngừng học
tập, cập nhật những thông tin mới, nghiên cứu và nâng cao trình độ về chuyên
môn, nghiệp vụ, “ứng dụng công nghê thông tin vào học giảng dạy âm nhạc”
mang lại hiệu quả hết sức hấp dẫn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học,
luôn sáng tạo, làm mới mình để nâng cao hiệu quả dạy và học âm nhạc góp phần
vào giáo dục thẩm mỹ, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và qua đó
khẳng định vị thế, sức hấp dẫn của bộ môn âm nhạc – môn học nghệ thuật rất lý
thú trong trường tiểu học.
2 . Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu việc “Ứng dụng công
nghệ thông tin vào việc dạy học âm nhạc ở trường tiểu học”. Qua mỗi tiết dạy
học âm nhạc giáo viên có thể tích hợp được nhiều thứ vào một bài giảng và làm
cho bài giảng thêm sinh động và biến cái không thể thành cái có thể và điều quan
trọng hơn là nâng cao hiệu quả giáo dục, đổi mới phương pháp nhằm mang lại
7
hiệu quả cao trong việc dạy và học. “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc
dạy học âm nhạc ở trường tiểu học” tạo niềm say mê hứng thú cho cả thầy và
trò, phát triển thêm tính tích cực của học sinh, giảm bớt mệt nhọc cho giáo viên
khi phải đi vẽ tranh, chép nốt nhạc lên bảng phụ và còn nhiều thứ khác nữa. Tận
dụng tà liệu trên mạng để giảm bớt thời gian, công sức khó nhọc của giáo viên
mà hiệu quả lại cao.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp trực quan:
Trong mỗi tiết dạy âm nhạc, dù đó là nội dung gì: học hát, tập đọc nhạc
hay âm nhạc thường thức, việc học sinh quan sát tài liệu, tư liệu và giáo viên
quan sát mức độ chú ý của học sinh là hết sức cần thiết.
2. Phương pháp đàm thoại:
Trao đổi mạn đàm với học sinh để tìm hiểu tâm tư suy nghĩ và sở thích
của các em khi tham gia học tập môn âm nhạc. Ngoài ra trao đổi mạn đàm với
các bạn bè đồng nghiệp, đồng môn tìm ra những giải pháp để lôi cuốn học sinh
tham gia học tập môn âm nhạc với thái độ tích cực.
3. Phương pháp đối chiếu so sánh:
Dự giờ các bạn bè đồng nghiệp, đồng môn và đối chiếu với những
tiết học không sử dụng công nghệ thông tin.
4. Phương pháp điều tra:
Qua điều tra cho thấy 100% học sinh và giáo viên đều húng thú với ứng
dụng công nghệ thông tin trong mỗi tiết dạy - học - “Ứng dụng công nghệ thông
tin vào việc dạy học âm nhạc ở trường tiểu học” đó là cách đổi mới phương
pháp giáo dục nhằm tích cực hoá quá trình học tập của học sinh, để thực hiện
được điều này ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp
tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ,
các phần mềm hỗ trợ dạy học để ứng dụng vào dạy học. Ở đề tài nghiên cứu này
tôi không đi sâu nhiều về phần mềm trình chiếu PowerPoint mà là từ đề tài này ta
có thể tìm hiểu thêm về một phần trong ứng dụng của nó để thiết kế bài giảng
theo phương pháp và ý đồ của người giảng. Công nghệ thông tin trong trường
học được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều năm qua đã từng bước nâng cao chất
lượng dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục từng bước xây
dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực”.
8
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy âm
nhạc ở trường tiểu học”
2. Khách thể nghiên cứu: Học sinh trường Tiểu học
3. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ xã EaÔ
huyện EaKar tỉnh ĐakLak.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Sự cần thiết của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
a. Dạy và học theo quan điểm công nghệ thông tin:
Học là một quá trình thu nhận thông tin; dạy là phát thông tin và giúp
người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu qủa, nếu nội dung bài chỉ
truyền tới người học bằng văn bảng thì người học có thể sẽ kém hứng thú. Nhờ
sự phát triển của khoa học kĩ thuật, quá trình dạy học có thể sử dụng các phương
tiện dạy học như sau:
- Đèn chiếu hoặc màn hình đủ lớn.
- Máy vi tính.
- Loa máy.
- Phần mềm dạy học. .
- Sử dụng Internet.
Ở đây tôi đã ứng dụng M.S Power Point trong bài giảng, dạy học với
phương tiện tôi thấy có các ưu thế sau:
-Giáo viên chuẩn bị một lần mà được giảng dạy nhiều lần và lần giảng
sau còn hay hơn và xúc tích hơn lần giảng trước và có thể sửa chữa thoái mái mà
không sợ bị hỏng giấy, bẩn bài giảng.
-Phần mềm dạy học thay thế công việc viết bảng, trình bày bảng của giáo
viên. , tăng tính năng động và hấp dẫn cho người học.
-Giáo viên trình bày bài giảng sinh động, dễ dàng cập nhật thích nghi với
sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại.
9
-Phương tiện hỗ trợ làm tăng thêm hiệu qủa đối với những bài giảng khó,
phức tạp, có thể lồng ghép phim ảnh, phóng sự vào bài giảng để tăng thêm tính
thị hiếu và làm phong phú bài giảng.
- Giáo viên có thể thiếc kế vô vàn trò chơi để phục vụ tiết học và ta có
thể biến tiết học khô khan thành một giờ học vô cùng lí thú và hấp dẫn tăng thêm
tính tích cực cho học sinh.
b. Công nghệ thông tin với vai trò phương tiện, thiết bị dạy học :
Trong những năm trở lại đây, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học được đẩy mạnh và đạt hiệu qủa tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận
thấy là một giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin thì việc truyền đạt kiến
thức- luyện tập kĩ năng của giáo viên được cải thiện, học sinh dễ tiếp thu bài học
và giờ học sinh động, lôi cuốn các em vào bài học và chất lượng giờ học được
nâng cao. Tất cả các môn học đều có đặc thù khác nhau, vì vậy việc vận dụng các
thiết bị công nghệ và phần mềm tin học cũng khác nhau nhưng nhìn chung ứng
dụng công nghệ thông trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng
cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu bộ môn mà còn dần dần tạo cho học
sinh làm quen với phương pháp học tập hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng
cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại
mới.
2. kết quả thực hiện.
1.Kết quả học tập khi chưa áp dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng
dạy âm nhạc ở trường Tiểu học:
Thời gian trước đây mặc dù đã sử dụng nhiều phương pháp và phương
tiện trong việc dạy học âm nhạc, nhưng kết quả cho thấy đa số học sinh chỉ muốn
học hát, muốn nghe kể chuyện,không thích phần tập đọc nhạc, thích nghe thầy
hát nhưng không thích lên bảng để biểu diễn.
- 50% học sinh thích học hát.
- 50% học sinh thích nghe nhạc và nghe kể chuyện âm nhạc .
- 25% học sinh không chú ý trong bài dạy.
2 Kết quả học tập sau khi chưa áp dụng Công nghệ thông tin vào việc
giảng dạy âm nhạc ở trường Tiểu học:
Hầu hết học sinh đều thích học âm nhạc và rất hứng thú với môn học
này. Các em xung phong phát biểu, xung phong lên hát và biểu diễn nên lớp học
sôi nỗi hẵn lên, những em trước đây không bao giờ hoạt động thì nay đã rất mạnh
10
dạn và hăng hái. Như vậy sau khi ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng
dạy âm nhạc thì kết quả rất đáng khích lệ.
- 100% học sinh thích học hát.
- 90 % học sinh thích nghe nhạc và nghe kể chuyện âm nhạc .
- 2 % học sinh không chú ý trong bài dạy.
VI. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA GIÁO DỤC.
PHIẾU ĐIỀU TRA VÀ KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA.
Dưới đây là những câu hỏi thăm dò ý kiến, suy nghĩ của học sinh về việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc ở trường tiểu học.
Em hãy chọn một trong các phương án ở mỗi câu hỏi (Đánh dấu x vào ý
mà em cho là thích hợp nhất).
Và tổng hợp 400 phiếu điều tra và kết quả như sau:
1 Em thích học âm nhạc không?
a. Rất thích. 90%
b. Thích. 5%
c. Bình thường. 3%
d. Không thích. 2%
2. Em thích học phần nào trong môn âm nhạc nhất?
a. Học hát. 50%
b. Tập đọc nhạc. 20%
c. Nghe nhạc 20%
d. Nghe kể chuyện, giới thiệu nhạc cụ 10%
3. Em có thích học âm nhạc với giáo án điện tử không?
a. Rất thích. 90%
b. Thích. 7%
c. sơ sơ. 3%
d. Không thích. 0%
4. Khi học âm nhạc với giáo án điện tử em thấy như thế nào?
a. Hấp dẫn, lôi cuốn. 86%
b. Thấy thú vị. 10%
c. Bình thường, Không có gì đặc biệt . 4%
d. Chán nên khồng muốn học. 0%
11
5. Khi học âm nhạc bằng giáo án điện tử em thích nhất phần nào sau đây?
a. Giới thiệu nội dung bài học. 20%
b. Âm nhạc thường thức. 60%
c. Thực hành- Tập đọc nhạc 20%
6. Em thích học với phương pháp nào hơn?
a. Phương pháp cũ. 0%
b. Phương pháp cũ có sửa đổi. 15%
c. Phương pháp trực quan sinh động - CNTT 85%
7. Nếu từ nay không được học âm nhạc theo kiểu ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học, giáo án điện tử nữa thì em sẽ như thế nào?
a. Rất buồn. 95%
b. Hơi buồn. 5%
c. Bình thường 0%
8. Em có thích được tham gia kể chuyện, giới thiệu nhạc cụ hay chơi các trò chơi
trên máy tính và trên bài giảng của thầy cô không?
a. Rất thích. 96%
b. Thích. 4%
c. Bình thường. 0%
d. Không thích. 0%
9. Các em có muốn được học tất cả các môn và môn âm nhạc bằng phương pháp
trực quan sinh động-giáo án điện tử không?
a. Có. 100%
b. Không 0%
CHƯƠNG II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO VIỆC GIẢNG
DẠY ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1. Mục tiêu của môn âm nhạc:
- Chương trình môn âm nhạc khối Tiểu học được Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành quy trình mục tiêu như sau:
12
+ Môn học này không đặt mục tiêu giúp các em trở thành người biểu
diễn hoặc sáng tác âm nhạc chuyên nghiệp. Mục tiêu môn Âm nhạc nhằm cung
cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng
lực của các em, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, tự nhiên và cân bằng
về trí tuệ, sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ.
+ Hình thành và phát triển năng lực và cảm thụ Âm nhạc của học sinh
tạo cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn
diện hài hoà nhân cách.
+ Khích lệ học hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc làm cho đời sống
tinh thần phong phú, lành mạnh tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát triển
năng khiếu.
+ Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc Việt Nam và tinh hoa âm
nhạc thế giới góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành
mạnh và qua những mục tiêu cụ thể đó, nhằm đạt được mục tiêu của môn học.
2. Nội dung , nhiệm vụ và ý nghĩa của Âm nhạc.
a. Môn Âm nhạc gồm có ba phân môn chính:
- Học hát.
- Tập đọc nhạc.
- Âm nhạc thường thức.(Nghe nhạc, kể chuyện âm nhạc,giới thiệu tác
giả, giới thiệu nhạc cụ )
b, Nhiệm vụ và ý nghĩa của Âm nhạc :
- Ý nghĩa:
+ Về mặt kiến thức.
- Dạy học Âm nhạc nhằm phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc
của học sinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp
phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Môn Âm nhạc cung cấp cho học sinh những kiến thức âm nhạc phù hợp
với lứa tuổi về: Học hát, Phát triển khả năng âm nhạc, Tập đọc nhạc, Nhạc lí và
Âm nhạc thường thức.
+Về mặt kĩ năng.
- Luyện tập kĩ năng hát đúng giai điệu, lời ca và bước đầu tập hát diễn
cảm.
- Luyện tập kĩ năng đọc nhạc và ghi chép nhạc đơn giản.
13
- Luyện tập kĩ năng nghe và cảm nhận âm nhạc.
- Luyện tập một số kĩ năng âm nhạc khác như gõ đệm, đánh nhịp, vận
động theo nhạc…
+ Thái độ và giá trị.
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu âm nhạc nhằm phát triển hài
hoà nhân cách.
- Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong
phú, lành mạnh, đem đến cho học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn,
tự tin, lòng tự trọng và các giá trị khác.
- Khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong
và ngoài trường học.
Đây là những mục tiêu của môn Âm nhạc được qui định trong
Chương trình Giáo dục phổ thông môn Âm nhạc. Trong mỗi phân môn, mỗi bài
học lại có mục tiêu cụ thể và chi tiết hơn.
3. Phương pháp dạy học âm nhạc
3.1Mục tiêu dạy hát
Học sinh học hát là tiếp xúc với âm nhạc có lời. Mỗi bài hát là một cảm
xúc riêng, có nội dung cụ thể về sự vật, hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc
và ngôn ngữ văn học. Mỗi bài hát dạy trong một tiết (Tiểu học là tương đương
với 35 phút, ), sau đó được ôn tập trong một vài tiết tiếp theo. Dạy hát nhằm đạt
được các mục tiêu sau:
- Mục tiêu về kiến thức: Dạy hát nhằm phát triển năng lực nhận thức của
học sinh, học mỗi bài hát giúp các em biết thêm về một vấn đề, về tác giả hoặc
đặc điểm riêng của bài hát. Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúp
học sinh thêm hiểu biết về cuộc sống. Các hình tượng âm nhạc cũng giúp nâng
cao khả năng nhận thức và hiểu biết của các em. Bên cạnh đó, dạy hát còn phát
triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn ngôn ngữ của học sinh trở
nên phong phú và sinh động hơn.
- Mục tiêu về kĩ năng (đây là mục tiêu trọng tâm): Dạy hát nhằm phát
triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu và lời ca,
biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái, tình cảm
của bài hát. Dạy hát còn giúp học sinh biết trình bày bài hát theo hình thức đơn
14
ca, song ca, tốp ca, đồng ca, biết hát kết hợp các hoạt động như: gõ đệm, vận
động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trò chơi…
- Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Dạy hát nhằm giáo dục học sinh
những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích âm nhạc, có khả năng tham
gia ca hát ở trong và ngoài trường học.
15
3.2 Mục tiêu đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc:
Việc đưa công nghệ thông tin vào trường học và việc chủ động ứng dụng
công nghệ thông tin vào việc giảng dạy âm nhạc ở trường tiểu học là một mục
tiêu quan trọng của ngành giáo dục hiện nay. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy là để nâng cao hiệu quả trong công tác dạy và học nói riêng và dạy
học âm nhạc nói chung, ta có thể dễ dàng làm những thao tác mà khi trên bục
giảng người giáo viên không thể làm được, tiết kiệm sức người, thời gian mà
hiệu quả lại cao.
- Thiết kế giáo án đơn giản, hiệu ứng đẹp và nhiều tiện ích, gây sự chú ý
cho người học. Ta có thể tích hợp được nhiều phần mềm trong một bài giảng để
đạt hiệu quả như ý.
4. Phương tiện và đồ dùng dạy học Âm nhạc.
Để dạy hoạ tốt âm nhạc cần có những phương tiện và đồ dùng dạy học
như:
- Tranh ảnh (tranh ảnh điện tử).
- Băng, đĩa nhạc.
- Nhạc cụ. (có thể dùng nhạc cụ ão hoặc làm, lưu nhạc trước)
- Các tư liệu tham khảo…
Dạy học âm nhạc không thể chỉ dạy bằng lời giảng của mình, muốn đạt
hiệu qủa cao, giáo viên phải cố gắng minh hoạ bằng âm thanh, hình ảnh… Để
thực hiện tất cả nội dung nêu trên cần phải thay đổi mới phương pháp giảng dạy,
việc giáo viên chuẩn bị phương tiện cho tiết dạy âm nhạc, Trong những thời gian
từ năm 2008 đến nay, tôi đã cố gắng tìm hiểu thông tin trên sách vở, giáo trình,
học hỏi bạn bè, thầy cô, đi tập huấn và học thêm thông tin trên mạng internet, tôi
đã mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy . Với sự trợ giúp của M.S Power
Point, và đã thấy chất lượng dạy và học được nâng lên cao.
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
NGUYỄN CÔNG TRỨ - EAÔ - EAKAR - ĐAKLAK.
*Thực trạng của việc dạy học âm nhạc ở trường tiểu học:
Đa số giáo viên và học sinh cho rằng âm nhạc là môn phụ và là môn học
mang tính giải trí. Trong quá trình học tập môn âm nhạc, phần Tập đọc nhạc gần
như rất mới mẻ với các em.Vì vậy, giáo viên cần phải quan sát, tìm hiểu nắm
vững và sáng tạo những giải pháp, thủ pháp, phương pháp giảng dạy tích cực,
16
phù hợp để thực sự cuốn, hấp dẫn hút học sinh, tạo hứng thú cho các em trong
mỗi tiết học âm nhạc.Chính vì vậy, “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc
dạy học âm nhạc ở trường tiểu học” là nột việc hết sức quan trọng và cần thiết,
đòi hỏi người giáo viên âm nhạc phải đặc biệt chú ý đầu tư trong việc soạn, giảng
và cập nhật đổi mới phương pháp, tích luỹ kiến thức, tích luỹ chuyên môn và kỹ
năng thực hành âm nhạc để luôn tự làm mới bản thân trong mỗi giờ dạy mới
mong việc dạy học âm nhạc đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều niềm vui và hứng
thú cho các em.
I. VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN CÔNG TRỨ.
Tổng số học sinh toàn trường là 400 em, chủ yếu là học sinh con em các
dân tộc miền núi phía Bắc. Chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ…
Đời sống kinh tế còn nhiều thiếu thốn khổ sở, đường sá đi lại gặp nhiều khó khăn
nhất là về mùa mưa lũ làm cho học sinh đến trường vất vã hơn nhiều.Tuy học
sinh ở đây hiền lành chăm chỉ nhưng cái khó khăn lớn nhất là sức học của các em
còn hạn chế nhiều, nhất là các môn khó.
Nhiều học sinh khuyết tật, nhiều học sinh có điều kiện sức khoẻ và năng
lực học tập khó khăn, nhiều em bị bệnh bẩm sinh không thể tiếp thu được kiến
thức gây khó khăn cho thầy cô khi lên lớp.
Các hoạt động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ vẫn được duy trì và phát
triển. Năm học 2011-2012 trường có 7 em học sinh giỏi Violympic Tiếng Anh, 2
em giỏi Violympic Toán, 3 huy chương vàng môn bóng bàn cấp tỉnh… và rất
nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý khác. Trong môn Âm Nhạc, học sinh thích
học hát, thích nghe thầy kể chuyện và dường như không mấy hứng thú với những
tiết tập đọc nhạc. Mặc dù thầy cô giáo đã tìm nhiều cách để lôi cuốn các em
nhưng cũng khó có thể đạt đựơc những kêt quả mong muốn. Từ khi trường đưa
công nghệ thông tin vào để ứng dụng dạy học thì kết quả được nâng lên rõ rệt:
100% học sinh chú ý bài giảng, thích học hát, học sinh mong chờ háo hức những
tiết giảng sinh động của thầy. Như vậy ta đã thấy được tác dụng của việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học mang lại nhiều điều mới lạ, say sưa nên
đạt kết quả khá cao. Từ một trường có tỉ lệ học sinh trung bình là chủ yếu thì kết
quả năm học 2011-2012 ở trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ có tới 65,4 % học
sinh khá giỏi. Đó là một niềm động viên tinh thần khá lớn đối với thầy cô giáo từ
đó tạo nên bàn đạp cho những năm sau phát triển lên tầm cao mới, góp phần cải
cách phương pháp dạy học âm nhạc thông thường.
17
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG NGUYỄN CÔNG
TRỨ HUYỆN EAKAR TỈNH ĐAKLAK.
1. Dạy học theo lối truyền thống.
Như đã giới thiệu ở trên, trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ nằm ở vùng
sâu vùng xa, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, học sinh đân tộc chiếm
đại đa số, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn và thếu thốn cộng với sự chênh
lệch về kinh tế trong dân là khá lớn. Chính vì thế mà địa phương chưa thể chăm
lo hết đến sự nghiệp học tập của các cháu àm chủ yếu là phó thách cho thầy cô
giáo.
Do sự phân bổ đơn vị công tác của phòng giáo dục nên hầu hết các thầy cô
giáo đều ở xa trường nên càng khó khăn hơn cho việc dạy học. Tỉ lệ giáo viên
giỏi về công nghệ thông tin chưa cao nên việc dạy và học từ trước tới nay chỉ
trên phương pháp truyền thống và việc học âm nhạc cũng theo lối truyền khẩu là
chủ yếu và chưa có sự đồng bộ, khi tôi mới được bổ nhiệm công tác mới phát
hiện ra học sinh nơi đay hát sai cả giai điệu lẫn tiết tấu hầt hết các bài hát trong
sách giáo khoa. Thậm chí có rất nhiều em còn hát sai cả bài hát Quốc Ca Việt
Nam.
II. CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO
GIẢNG DẠY ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.
1. Tính hiệu qủa của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy âm nhạc.
Trong những năm chưa có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học, thiết bị dạy học chỉ có đàn Organ và máy cassette, thời gian lại hạn chế:
chỉ có 30-35 phút/tiết. Một số học sinh có năng khiếu thì việc học rất đơn giản
nhưng đa số học sinh khác việc tiếp thu và thực hành âm nhạc gặp rất nhiều khó
khăn; vì vậy việc giáo dục văn hoá âm nhạc cho các em còn nhiều hạn chế.
Thông qua các tác phẩm âm nhạc, thông qua thực hành ca hát giúp các em tiếp
cận và lĩnh hội nghệ thuật nhưng thực tế do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết
bị còn thiếu thốn nên việc dạy học âm nhạc chưa đạt hiệu quả. Từ khi đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học với tất cả các môn học, dần dần chất
lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh hứng thú hơn với môn học và bước dầu
đã đạt được những kết quả nhất định.
- 100 % học sinh chú ý bài giảng.
- 90% học sinh thích học hát.
- 100 % học sinh thích nghe kể chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc cụ.
- 50% học sinh thích học tập đọc nhạc.
18
Với môn âm nhạc, khi được học và thực hành âm nhạc bằng những thiết
bị công nghệ và các phần mềm được ứng dụng, đa số các em đều rất thích thú và
chất lượng thực hành cũng cao hơn hẳn. Giờ học nhạc được tiến hành nhẹ nhàng
hơn, lôi cuốn hơn. Các em có năng khiếu thì việc tiếp thu và thực hành bài học
trở nên đơn giản và chất lượng, các em chưa phát triển được năng khiếu cũng
tích cực hơn trong học tập. Đa số học sinh dần dần yêu thích môn học hơn, như
trước đây số học sinh chưa phát triển năng khiếu âm nhạc thì giờ học nhạc đối
với các em rất khó khăn, thường hay né tránh khi giáo viên yêu cầu thực hành.
Trong những năm gần đây, thái độ của học sinh với môn học trở nên tích cực
hơn, một tiết học âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin sẽ lôi cuốn các em,
phương pháp dạy học hiện đại đã được chứng minh qua kết quả cụ thể. Học sinh
ngày càng mạnh dạn hơn trong thực hành âm nhạc, yêu thích ca hát và có thái độ
đúng đắn với loại hình nghệ thuật này. Số học sinh khá, giỏi bộ môn âm nhạc
ngày càng tăng, số học sinh yếu giảm; có thể năng khiếu chưa phát triển tốt
nhưng học sinh tích cực hơn trong học tập và chất lượng bộ môn được nâng cao
rõ rệt.
2. “Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy âm nhạc ở trường
tiểu học”.
ÂM NHẠC 5
Tiết 5
ÔN TẬP BÀI HÁT: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN số 2
TA CÓ THỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG BẰNG CÁCH SAU:
Giáo án trình chiếu PPT được đăng tải trên Internet như sau:
lớp 5 />lớp 4 />font chữ: .Vn31THSD />Bảng mả TCVN 3
II. TẠO HÌNH NỀN CHO BÀI GIẢNG.
Vào trình đơn format chọn background, khi đó
một tiện ích mới hiện ra và ta sẽ làm việc với nó. Chọn
các ứng dụng cho sẵn
19
I. TẠO TRANG BÌA.
Đầu tiên ta khởi động M.S power point (PPT). có thể nhấn
đúp chuột vào biểu tượng của PPT, một trang giao diện
của PPT sẽ được mở ra một trang mới.
hoặc tuỳ ý, ta nhấn vào dấu nháy sau đó chọn Fill effects
- Chọn các thẻ Gradien, Texture, patern,
- Ta có thể chọn hình nền có sẵn hoặc tạo hình nền theo phong cách
của riêng mình bằng cách chọn thẻ picture. tiếp theo là chọn select picture
sau đó chọn đường dẫn đến nơi lưu file ảnh của mình sau đó bấn ok.
III. TẠO TRANG CHÀO CHO BÀI GIẢNG.
Trang chào cho bài giảng điện tử là một trang rất quan trọng vì nó
chuyển tải thông tin tiết học và có thể coi đó là trang tạo không khi ban đầu
cho lớp học. Chính vì thế mà trang chào ban đầu phải thiết kế đẹp thì mới
tạo được sức lôi cuốn học sinh.
- Ta có thể chèn hình nền cho đẹp, dùng logo của nhà trường để trên
góc trái, dùng các ảnh hoa lá, mây bay, các loại ảnh đẹp, ảnh động để trang
trí sao cho đẹp mà hợp lý mà không quá cầu kì. Chính diện trang chào ta có
thể để dòng chữ : “Nhiệt liệt chào mừng ”
- Ta có thể nhấn chuột vào các ô có sẵn trong giao diện chính để gõ
chữ hoặc có thể nhấn vào các ô trên thanh Drawing bên dưới màn
hình để thêm các ô soạn thảo.
- Có thể tạo trang chào như sau:
(Âm nhạc, tiết 5 lớp 5, Trường TH Nguyễn Công Trứ xã EaÔ- huyện Eakar
- tỉnh ĐakLak. Người soạn: Trần Thanh Trọng.)
20
IV. TẠO HIỆU ỨNG TRANG
Để tạo hiệu ứng cho trang hiện hành, ta có thể chọn như sau:
Đầu tiên vào trình đơn Slide Show và chọn Slide Transtion sau đó nhìn
về phía bên phải của màn hình sẽ có các hiệu ứng cho trang hiện hành mà
minh muốn chọn tuỳ ý
V. CHÈN ÂM THANH, HÌNH ẢNH, MEDIA PLAYER, CLIP- PHÓNG
SỰ VÀO BÀI GIẢNG .
Để dạy một tiết âm nhạc theo kiểu công nghệ thông tin ta cần phải
chuẩn bị nhiều khâu trong đó có khâu đưa hình ảnh, âm thanh vào bài
giảng, một khâu vô cùng quan trọng vì nó chuyển tải được nội dung tiết
học, gây hứng thú cho người học, người dạy, có thể cho học sinh quan sát,
nghe nhìn
1. Chèn hình ảnh.
Để chèn một hình ảnh cho bài giảng ta cần phải có hình ảnh nguồn để chèn
vào. Những hình ảnh này có thể là ảnh chụp từ máy ảnh, ảnh chụp cắt từ
một clip, ảnh từ máy vi tính hoặc ta có thể lấy trên mạng internet.
- Đầu tiên ta vào trình đơn Insert sau đó chọn Picture, một cửa sổ nhỏ được
mở ra sau đó ta chọn vào From File Một cửa sổ Insert Picture hiện ra, ta
21
chọn đường dẫn đến nơi lưu file ảnh sau đó bấm Insert. Sau khi ảnh xuất
hiện ra giao diện PPT hiện hành thì ta phải căn chỉnh cho hợp lý với bài
giảng cho nó thật khoa học. Nếu trang hiện hành hơi đơn điệu ta có thể
chèn một số bông hoa động, hoa tỉnh, hoặc trang trí góc màn hình để tăng
thêm tính thị hiếu của học sinh.
2.Chèn âm thanh.
Thông thường khi dạy môn âm nhạc, hầu như tiết giảng nào củng phải
có nhạc kèm theo,
có thể là bài tập hát, ôn hát, cũng có thể là bài tập đọc nhạc, cũng có thể là
nghe nhạc, nghe hát hoặc giới thiệu nhạc cụ thì củng có file âm thanh để
học sinh được nghe tiếng của nhạc cụ cần được giới thiệu. Để chèn được
nhạc vào PPT ta phải có file nhạc làm nguồn, file nhạc này có thể là nhiều
định dạng khác nhau nhưng đơn nhất ta nên dùng định dạng file mp3 hoặc
định dạng wav thì tốt hơn.
Lưu ý: khi chèn file âm thanh vào bài giảng ta phải lưu file âm thanh
vào một folder và khi mang bài giảng đi trình chiếu phải mang folder này
đi cùng. Tốt nhất là tạo một forder chứa cả bài giảng và các file nhạc, hình
ảnh để khi mang đi trình chiếu không bị xảy ra các lỗi do sự cố về liên kết
âm thanh.
22
23
Khi nhấn vào sound from file thì một cưa sổ được mở ra , ta chọn
đường dẫn đến nơi chứa âm thanh (lúc này đã ở trong folder chung với
forder chứa bài giảng ) sau đó chọn Ok để đồng ý chọn, nhấn Cancel để
thôi chọn.
Ta có thể làm như sau: Nhấn vào trình đơn Insert và chọn Movies and
Sounds khi cửa sổ nhỏ mở ra ta chọn Sound from file có nghĩa là “chọn
tập tin âm thanh từ…”
Lúc này máy sẽ hiện lên một hộp thoại có nội dung là “Bạn muốn bắt đầu
với file âm thanh này như thế nào trong trang trình chiếu?” ta có thể chọn
một trong hai cách như sau:
- Automatically : Chạy file tự động .
- When clicked : Chạy khi nhấn chuột
Ở các chèn file âm thanh trên, sau khi chèn xong ta chạy thử trình chiếu
bằng cách bấm phím F5 hoặc bấm vào chữ Slide Show bên phải giao diện
PPT hiện hành. Khi chạy Slide show thì file âm thanh có biểu tượng là một
cái loa nhỏ màu vàng.
24
Tiện ích của nó là nó không chiếm nhiều diện tích giao diện, ta có thể
chuyển nó đi bất kì vị trí nào của trang slide, thậm chí ta có thể giấu ẩn đi
để không làm che mất nội dung trong slide show. Nhược điểm của nó là khi
nhấn vào biểu tượng hình cái loa thì nó kêu mà không thể thay đổi hoặc
điều khiển được các ý đồ của người đứng giảng như tạm dừng, tiếp tục, tua
tới, tua lùi, kết thúc Chính vì thế mà tôi đã cố gắng nghiên cứu học tập
25
3. Chèn Windows Media Player.
Tiện ích của nó là khi chèn Windows Media Player ta có thể vừa trình
chiếu vừa điều khiển file âm thanh, phim ảnh theo ý muốn như: tạm dừng,
tiếp tục, tua tới, lùi, kết thúc, chơi lại
Để bắt đầu chèn Windows Media Player ta củng cần phải có file nguồn
tương tựa như cách chèn các file hình anh, âm thanh khác.
Ta có thể tiến hành như sau:
-Vào thanh trính đơn Insert, sau khi trình đơn xổ xuống, ta chọn vào
Object Một cửa sổ lớn hiện ra. Ta kéo thanh trượt xuống và chọn
Windows Media Payer sau đó bấm OK.
thêm để biết hơn nữa về các tiện ích của nó, và kết quả đạt được là một giải
pháp vô cùng hữu hiệu đó là chèn Windows Media Player.
26
27
Sau khi chèn được Windows Media Player ta căn chỉnh nó to nhỏ tuỳ ý
và kéo nó đến một vị trí ưng ý nhất sau đó nhấn chuọt phải vào Windows
Media Player ta chọn Properties. Một cửa sổ thuộc tính hiện ra, ta chú ý
đến ô có chữ URL ta nhập đường dẫn đến file âm thanh vào đó rồi thoát cửa
sổ đó đi. Khi trình chiếu ta có thể điều khiển nó như điều khiển Windows
Media Player bình thường.