Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng và phương pháp đánh giá sức sản suất sữa của bò lai hướng sữa tại trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ ba vì - hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

DƢƠNG NHƢ HỊA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT SỮA CỦA
BÒ LAI HƢỚNG SỮA TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BỊ
VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

DƢƠNG NHƢ HỊA

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỨC SẢN XUẤT SỮA CỦA
BÒ LAI HƢỚNG SỮA TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BỊ
VÀ ĐỒNG CỎ BA VÌ – HÀ NỘI
Chuyên ngành:CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.62.40


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS: TRẦN TRANG NHUNG
TS: PHẠM VĂN GIỚI

THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Dương Như Hịa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn
chân thành nhất đến TS. Trần Trang Nhung và TS. Phạm Văn Giới, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các Thầy cô trong Bộ
môn Chăn nuôi Động vật, Khoa Chăn nuôi Thú y, Khoa Sau đại học, Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị của Trung tâm Bò và
Đồng cỏ Ba Vì đã giúp đỡ và cho phép tơi được thực hiện đề tài tại cơ sở này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Văn Đức,
người luôn động viên, định hướng khoa học cho tôi. Xin cảm ơn các anh chị
em trong Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Viện Chăn nuôi; xin cảm ơn
gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tơi trong q trình hồn
thành Luận văn này.
Một lần nữa, cho tơi được bày tỏ lịng cảm ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái nguyên, ngày

tháng

năm 2011

Tác giả

Dƣơng Nhƣ Hịa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iii

MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan.................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................... iii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt ......................................................... v
Danh mục bảng ...............................................................................vi
Danh mục các hình ........................................................................ vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa...........................................4
1.1.1. Ảnh hưởng của giống ......................................................................4
1.1.2. Ảnh hưởng của lứa đẻ .....................................................................6
1.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước và trong nước ...................................7
1.2.1. Tình hình chăn ni và cơng tác giống bị sữa ngồi nước và
trong nước ................................................................................................7
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhóm giống và lứa
đẻ đến năng suất sữa của bò HF con lai. ................................................. 16
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .......................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 25
2.1.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 30
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 30
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 30

2.3.1. Phương pháp sử dụng cho nội dung 1 ........................................... 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

2.3.2. Phương pháp sử dụng cho nội dung 2 ........................................... 32
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 34
3.1. Năng suất, sản lượng và ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng
cho sữa của bò HF lai tại Trung tâm nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì. ..... 34
3.1.1. Năng suất sữa bị HF lai ni tại Ba Vì theo các yếu tố ảnh hưởng. . 34
3.1.2. Phân tích phương sai về ảnh hưởng của một số yếu tố năng suất
sữa bị HF lai ni tại Ba Vì. .................................................................. 347
3.1.3. Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sữa bò HF
lai ni tại Ba Vì..................................................................................... 37
3.2. Xây dựng đường cong tiết sữa của ba nhóm giống bị trong ba lứa
sữa đầu trên bị HF lai tại Ba Vì ................................................................. 40
3.2.1. Năng suất sữa trung bình trong ngày ở các tháng sữa của 3
nhóm bị HF lai ni tại Ba Vì ................................................................ 40
3.2.2. Sử dụng hàm Wilmink (1987) xây dựng phương trình hồi quy
tuyến tính để đánh giá khả năng sản xuất sữa theo ngày cho sữa của 3
nhóm bị lai F1, F2, F3 .............................................................................. 43
3.3. Năng suất sữa theo dự đoán của 3 nhóm giống dựa vào các thơng số
từ đường cong lý thuyết, năng suất sữa thực tế và sai lệch giữa chúng ....... 51
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 55

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO

: United nations food and Agricuture Organization

HF

: Holtein Friesian

LSM

: (least square mean) Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất

NSS

: Năng suất sữa

P

: Mức xác suất

n

: Số bò cái theo dõi


R2

: Hệ số xác định

SE

: (Standard error) Sai số chuẩn

SLS

: Sản lượng sữa

SLS1

: Sản lượng sữa lứa 1

SLS2

: Sản lượng sữa lứa 2

SLS3

: Sản lượng sữa lứa 3

SLStb

: Sản lượng sữa trung bình các lứa

SSX


: Sức sản xuất

TCTK

: Tổng cục thống kê

SLStbn1 : Năng suất sữa trung bình theo ngày ở các lứa sữa 1
SLStbn2 : Năng suất sữa trung bình theo ngày ở các lứa sữa 2
SLStbn3 : Năng suất sữa trung bình theo ngày ở các lứa sữa 3
F1, F2, F3 : Phẩm giống bò sữa lai 50%, 75% và 87,5% HF với Laisind

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 1.1 Năng suất sữa của một số nhóm giống HF lai ..................................5
Bảng 1.2. Sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm 2001 - 2010 ....................... 22
Bảng 1.3. Bình quân sữa tiêu dùng /người hàng năm ..................................... 23
Bảng 1.4. Dự báo số lượng bò, sản lượng sữa của Việt Nam 2010-2020 ....... 24
Bảng 3.1.Sản lượng sữa bq/ck 305 ngày (kg) của bị HF lai tại Ba Vì theo
các nhóm giống và tương tác giữa chúng ........................................ 35
Bảng 3.2. Kết quả phân tích phương sai về ảnh hưởng của nhóm giống, lứa
đẻ và tương tác giữa nhóm giống – lứa đẻ đến năng suất sữa cua

bị HF lai ni tại khu vực Ba Vì .................................................... 36
Bảng 3.3. Năng suất sữa trung bình trong ngày của các cá thể trong các
tháng tiết sữa của bị HF lai tại Ba Vì* ........................................... 41
Bảng 3.4. Giá trị của các hệ số, sai số chuẩn, các mức xác suất của chúng và
hệ số xác định trong phương trình Wilmink của 3 nhóm giống F1,
F2 và F3 ở lứa sữa 1 ......................................................................... 44
Bảng 3.5. Giá trị của các hệ số, sai số chuẩn, các mức xác xuất của chúng
và hệ số xác định trong phương trình Wilmink của 3 nhóm giống
F1, F2 và F3 ở lứa sữa 2 ................................................................... 46
Bảng 3.7. Năng suất sữa theo dự đốn của 3 nhóm giống .............................. 51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 1.1. Nhóm bị Lai Sind........................................................................................ 26
Hình 1.2. Nhóm bị lai F1(HFxLS) ............................................................................... 26
Hình 1.3. Nhóm bị F2HF(HFxLS)............................................................................... 27
Hình 1.4. Nhóm bị F3 HFx[HFx(HFxLS)].................................................................. 28
Biểu đồ: 3.1 Năng suất sữa chu kỳ 305 ngày (kg) của ba lứa đẻ................................. 38
Biểu đồ: 3.2 Năng suất sữa chu kỳ 305 ngày (kg) của ba nhóm giống....................... 39
Biểu đồ: 3.3. Năng suất sữa chu kỳ 305 ngày (kg) của ba nhóm giống theo
ba lứa đẻ ................................................................................................. 40
Đồ thị 3.1. Đường cong tiết sữa lý thuyết của 3 nhóm bị F1, F2 và F3 ở lứa sữa 1 .... 46

Đồ thị 3.2. Đường cong tiết sữa lý thuyết của 3 nhóm bò F1, F2 và F3 ở lứa sữa 2 ..... 48
Đồ thị 3.3. Đường cong tiết sữa lý thuyết của 3 nhóm bị F1, F2 và F3 ở lứa sữa 3 ..... 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu thống kê ngày 01/10/2010 của Tổng cục Thống kê công
bố, ngành sữa Việt Nam sản xuất trong nước đạt 306.000 tấn sữa tươi nguyên
liệu, tăng 10,2% so với năm 2009, nhưng tiêu dùng sữa và sản phẩm sữa trung
bình ở nước ta là 14,5 kg/người/năm với dân số cả nước năm 2010 ước tính là
86,93 triệu người (TCTK, 2010[61]).. Như vậy, sản xuất đã không đáp ứng đủ
nhu cầu, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 78% sữa (chủ yếu là sữa bột)
phục vụ nhu cầu tiêu dùng sữa và các phẩm sữa trong nước ngày càng tăng do
gia tăng dân số. Mặt khác q trình đơ thị hố, thu nhập và nhận thức ngày
càng cao của người tiêu dùng về tầm quan trọng dinh dưỡng của sữa đối với
con người, đặc biệt là trẻ em và người già. Để giảm chi phí ngoại tệ trong việc
nhập khẩu sữa và giải quyết công ăn việc làm cho cộng đồng, phát triển chăn
ni bị sữa là một trong những giải pháp đáp ứng u cầu đó. Ngày
26/10/2001 Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định số 167/2001/QĐ-TTg về
“Một số biện pháp và chính sách phát triển chăn ni bị sữa ở Việt Nam thời
kỳ 2001-2010”.
Quyết định của Chính phủ đã thúc đẩy phong trào chăn ni bị sữa
trong cả nước, từ 35 ngàn con năm 2000 lên 107,5 ngàn con năm 2005 và trong
vòng 6 năm trở lại đây (2005-2010), số lượng bò sữa ở mức trên dưới 110 ngàn

con (TCTK, 2010[69]). Tuy vậy, sản xuất sữa từ chăn nuôi của ta cũng chỉ đáp
ứng được khoảng 20-25% (FAO, 2011[62]). Do vậy, việc thúc đẩy phát triển
chăn ni bị sữa để phục vụ nhu cầu tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa là một
thực tế và rất cấp bách.
Từ những năm 1970, nước ta đã nhập một số giống bò ngoại có năng
suất sữa cao như Holstein Friesian (HF), Brown Swiss từ CuBa. Năm 2001,
nước ta đã nhập thêm bò HF từ Mỹ và Australia để nhân giống tạo đàn bị sữa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2

thuần chủng HF với năng suất sữa cao. Đồng thời, dùng chúng lai tạo với
giống bò nội đã cải tiến LaiSind (LS) tạo ra các nhóm giống F1, F2, F3 có năng
suất sữa cao, thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam, đặc biệt là Ba Vì - Hà Nội.
Ba Vì cách trung tâm Thành phố Hà Nội chưa đến 60 km. Ba Vì là cơ
sở chăn ni bị sữa HF lai đã nhiều năm nay và đã có nhiều đóng góp cho sự
phát triển ngành chăn ni bị sữa Việt Nam, cung cấp con giống, đào tạo kỹ
thuật, xây dựng mơ hình chăn ni vì Ba Vì là nơi phù hợp về cả điều kiện tự
nhiên và khí hậu. Ở đây có khoảng hơn 1000 đầu con (Cả trong Trung tâm và
các hộ chăn nuôi lân cận Trung tâm) có một lượng ít bị HF thuần, cịn lại chủ
yếu là bò HF lai, cung cấp sữa cho Thành phố Hà Nội và cho cả nước. Tuy
nhiên, sản lượng sữa (SLS) sản xuất hàng năm mới chỉ đáp ứng được một
lượng nhất định so với nhu cầu. Để góp phần vào việc duy trì ổn định sự phát
triển và đưa năng suất sữa của bò HF lai ngày một cao hơn, việc đánh giá để
chọn lọc đàn bò cái vắt sữa và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến SLS của
đàn bị là vơ cùng quan trọng và cần thiết. Song, để rút ngắn thời gian, công
sức và tiền của đầu tư cho cơng tác này thì cần thiết phải tiến hành các nghiên

cứu, đánh giá sức sản xuất sữa, sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến
năng suất sữa và dự đoán sớm được năng suất, sản lượng sữa của đàn bò sữa
lai tại đây. Tuy nhiên vấn đề này từ trước đến nay vẫn chưa được triển khai
một cách toàn diện, đầy đủ. Trước thực tiễn đó, chúng tơi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng và phương pháp đánh giá sức sản
suất sữa của bò lai hướng sữa tại trung tâm nghiên cứu bị và đồng cỏ Ba
Vì - Hà Nội”.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được năng suất sữa và sự ảnh hưởng của một số yếu tố tới
sức sản xuất sữa của các nhóm bị lai hướng sữa F1, F2, F3 tại khu vực Ba Vì
để trên cơ sở đó đưa ra những khuyến cáo hợp lý trong cơng tác giống và các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

giải pháp khoa học kỹ thuật hữu hiệu chăn nuôi bị HF lai nhằm góp phần
nâng cao năng suất sữa và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
- Xây dựng đường cong tiết sữa tiêu chuẩn để mô phỏng và đánh giá
năng suất sữa theo ngày, dự đoán sớm sản lượng sữa, trên cơ sở đó giúp định
hướng xây dựng khẩu phần ăn và quy trình chăm sóc phù hợp để khai thác tốt
nhất tiềm năng năng suất của chúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức sản xuất sữa
Sức sản xuất (SSX) sữa của bò sữa bị chi phối bởi nhiều yếu tố: di
truyền và mơi trường. Tính trạng sản lượng sữa (SLS) là một trong những chỉ
tiêu đánh giá sức sản xuất sữa. Tính trạng SLS lứa 1 (SLS1), SLS lứa 2 (SLS2),
SLS lứa 3 (SLS3) và SLS trung bình các lứa đầu (SLStb) đều bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố.
SLS1 bị ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê rõ rệt bởi tất cả các yếu tố: tuổi
đẻ, khu vực chăn nuôi, nguồn bố, nguồn mẹ, nguồn gia súc và mùa vụ đẻ với
mức xác suất rất cao và tính trạng SLS2 cũng bị ảnh hưởng rõ rệt bởi tất cả
các yếu tố với mức xác suất cao, ngoại trừ tuổi đẻ. Trong số các yếu tố đó,
khu vực chăn ni, nguồn bố và nguồn gia súc gây ảnh hưởng có ý nghĩa với
mức xác suất rất cao, yếu tố nguồn mẹ và mùa vụ đẻ gây ảnh hưởng với mức
xác suất thấp. Tương tự, tính trạng SLS3 bị ảnh hưởng rõ rệt bởi tất cả các
yếu tố với mức xác suất cao, ngoại trừ tuổi đẻ và nguồn mẹ. Trong lúc đó,
tính trạng SLS bị ảnh hưởng có ý nghĩa bởi các yếu tố tuổi đẻ, khu vực chăn
nuôi, nguồn bố, nguồn mẹ, nguồn gia súc, mùa vụ và lứa đẻ với mức xác suất
cao (Phạm Văn Giới và cộng sự, 2006) [12].
1.1.1. Ảnh hưởng của giống
Các giống bò sữa khác nhau có sức sản xuất sữa khác nhau, giống HF
cao hơn HF lai vì trong đó có một phần gen của giống bò Sind và giống bò
vàng Việt Nam mà các giống này có SSX sữa thấp.
Như vậy, sản lượng sữa giữa các nhóm bị lai HF và HF thuần có sự
khác biệt rõ rệt (Nguyễn Xuân Trạch và cộng sự, 2003 [33]). Theo Nguyễn
Văn Trung (2010) [34] thì SLS1, SLS2, SLS3 của giống bị HF thuần ni tại
Mộc Châu và Tuyên Quang khá cao, lần lượt là 4.982,4; 5.310,63; 5.586
kg/chu kỳ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

Đối với sản lượng sữa của 3 lứa sữa đầu của 3 nhóm bị lai, theo tác giả
Nguyễn Văn Đức (2005) đã đánh giá “mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố
đến khối lượng, sản lượng, tỷ lệ mỡ 3 lứa sữa đầu bò lai hướng sữa Việt Nam”
Bảng 1.1 năng suất sữa của một số nhóm giống HF lai
Giống

SLS1

SLS2

SLS3

F1(1/2HF)

2001212

2267248

2515267

F2 (3/4HF)

3102321


3385319

3657307

F3 (5/8HF)

2895282

3209303

3417306

F3 (7/8HF)

3228301

3578296

3771291

Sản lượng sữa trung bình của 3 lứa sữa đầu của mỗi nhóm bị lai hướng
sữa Việt Nam đều tăng dần từ lứa sữa thứ nhất đến lứa sữa thứ 3. Sự sai khác
SLS giữa 3 lứa sữa đầu đều biểu thị rất rõ rệt (p<0,01). Kết quả này phù hợp
các kết quả nghiên cứu về SLS bò HF lai của Việt Nam và các nước khác
(Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Văn Đức, 1991[23]; Nguyễn Văn Thưởng
và cộng sự, 2000[30]; Nguyễn Quốc Đạt và cộng sự, 2000 [7]).
Sản lượng sữa trung bình của 3 lứa sữa đầu bị lai hướng sữa Việt Nam
biến động lớn, đó là 2,247; 3,380 và 3,209 kg/chu kì đối với các nhóm bị HF
lai F1(1/2HF), F2(3/4HF) và F3(5/8HF). Như vậy, nhóm bị lai 7/8HF có sản

lượng sữa cao nhất. Kết quả này cao hơn giá trị 1,830-1,889 kg/chu kì tìm
được của Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Văn Đức (1991)[23] trên đàn bò
lai hướng sữa ni tại Ba Vì và Phù Đổng, song giá trị này tương đương các
tiêu chuẩn giống của bò lai thuộc vùng nhiệt đới của một số nước như India
và Thailand. Các kết quả ở báo cáo này cao hơn so với kết quả nghiên cứu
trên đàn bò lai HF×Hariana tại Bang Hariana - India của Nguyễn Văn Đức và
Taneja (1985) [45]. Balain D.S and Raheja K.L (1999) [40].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

1.1.2. Ảnh hưởng của lứa đẻ
Yếu tố lứa đẻ gây ảnh hưởng rất rõ rệt đến các tính trạng SLS của đàn
bò HF lai với mức xác suất cao (P<0,0001). Kết quả này phù hợp với quy luật
chung về quá trình sinh trưởng phát triển và sản xuất sữa của bò sữa. Ở lứa đẻ
đầu, cấu trúc cơ thể, các chức năng sinh lý, bầu vú chưa phát triển hoàn chỉnh
nên chưa có khả năng sản xuất sữa cao. SLS tăng dần và đạt đỉnh ở các lứa 3
hoặc 4 và giảm dần từ lứa 5. Kết quả điều tra về sản lượng sữa qua các lứa đẻ
của bò HF lai hướng sữa ni tại Ba Vì được trình bày ở bảng 3.3. Sản lượng
sữa của các nhóm bị này cũng đều tăng dần từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ thứ 3 sau
đó giảm dần. Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995) [29], bò sữa thường cho sản
lượng sữa cao nhất từ chu kỳ thứ 4 đến chu kỳ thứ 6 và sản lượng sữa ở
những chu kỳ này tăng khoảng 40 - 50% so với sản lượng sữa ở chu kỳ 1.
Theo Vũ Chí Cương và CS (2006)[3], sản lượng sữa cao nhất của bò F 2 và F3
cũng vào chu kỳ 4. Theo Lê Đăng Đảnh (1996)[5], bò F1 và F2 có sản lượng
sữa cao nhất là vào chu kỳ 5 và 6. Như vậy, có thể nói các loại bị sữa ni ở
Ba Vì có diễn biến sản lượng sữa qua các chu kỳ theo đúng quy luật.

Năng suất sữa của các giống và các lứa đẻ thể hiện ở Bảng 3.2 cho thấy
bò lai F3(5/8) ở lứa 2 cho sản lượng sữa cao nhất (4296,39 kg/chu kỳ) cao hơn
bò lai F2 (4239,75 kg/chu kỳ) và hơn bò lai F1 (3142,49 kg/chu kỳ) trong cùng
lứa. Với lứa sữa 3, giống F3 (3927,84 kg/chu kỳ) có năng suất cao hơn giống
F1 (3153,05 kg/chu kỳ) nhưng cao không rõ rệt với giống F2 (3900,69 kg/kỳ).
Từ kết quả này có thể xác định lứa sữa cho SLS cao để xây dựng kế
hoạch phát triển chăn nuôi, chọn lọc, sử dụng khai thác thích hợp, loại thải và
thay thế đàn đạt hiệu quả cao vì yếu tố SLS trên từng lứa tương đối chính xác.
Tùy theo giống bị, lứa đẻ mà cho lượng sữa khác nhau, nếu bò sữa mà cho
sữa đạt SLS yêu cầu thì giữ để khai thác và khai thác ở những lứa tiếp theo.
Cụ thể trong nghiên cứu này, bò đẻ lứa thứ nhất phải đạt SLS 2868,37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

3254,42 kg/chukỳ, lứa thứ hai phải đạt 3142,49 - 4296,39 kg/chukỳ, lứa thứ
ba phải đạt 3153,05 - 3927,84 kg/chukỳ thì đạt yêu cầu và được giữ lại tiếp
tục nuôi dưỡng và khai thác, những bị có SLS thấp hơn nhưng thấp hơn nhiều
so với SLS tiêu chuẩn thì loại thải và thay mới, đồng thời cần lưu ý với lứa
thứ nhất có sản lượng sữa kém hơn lứa thứ 2, 3 và giảm dần khi đẻ nhiều (khi
khơng cịn khả năng sinh sản bò bị loại thải). Điều này giúp cho người chăn
ni quản lý tốt đàn bị sữa lai và chủ động về giống đồng thời có một kế
hoạch lâu dài và chủ động đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc và trong nƣớc
1.2.1. Tình hình chăn ni và cơng tác giống bị sữa ngoài nước và
trong nước
1.2.1.1. Ngoài nước
Các nước trên thế giới đã nghiên cứu thu được kết quả tốt về yếu tố

giống có ảnh hưởng đến SLS và đưa ra những giải pháp thích hợp.
Ở một số nước nhiệt đới, các nhà chăn ni đã tìm cách phát triển chăn
ni bị sữa cho các vùng này. Ban đầu họ đều đưa các giống bị ơn đới để
ni thích nghi và phát triển, nhưng nói chung các giống bị sữa ơn đới đều
khơng thích nghi được với khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm. Từ đó, việc nghiên cứu
lai tạo giống bị sữa nhiệt đới bằng cách lai giữa bị ơn đới với bị địa phương
được thực hiện. Sau đây là tình hình nghiên cứu về giống của một số nước đã
thành công và phát triển mạnh ngành chăn ni bị sữa.
* Chăn ni bị sữa ở Thailand.
Thailand là một nước có đàn bị sữa đứng thứ 3 ở Đơng Nam Á sau
Myanma và Indonesia, nhưng có tốc độ tăng đàn và sản lượng sữa cao nhất.
Do Chính phủ Thailand có chính sách khuyến khích chăn ni bị sữa trong
nước, giảm nhập khẩu sữa từ nước ngồi, chú trọng cơng tác gây tạo, chọn lọc
và nhân giống, đặc biệt là các chính sách bảo hộ sản xuất sữa trong nước nhờ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

đó mà chăn ni bị sữa ở Thailand khá phát triển. Theo Siriporn (2005) [18],
năm 2004 số lượng bò sữa ở Thailand là 408,350 con, trong đó có 164,449
con (40%) bò vắt sữa, 45,851 con (11%) bò cạn sữa, 79,963 con (20%) bò to
và bê là 118,042 con (29%).
- Những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Thailand dùng bò đực
Brown swiss, Jersey và Red Dane để cải tạo khả năng cho sữa của bò cái địa
phương, Brahman, Sahwan và Red Sind. Sau đó dùng bị HF để cải tiến khả
năng cho sữa của bò. Theo Tajane K.R, Rai A.V (1989) [57],Ở Thailand
người ta nhận thấy bò lai HF có tỷ lệ máu HF trên 75% có tiềm năng sản xuất

sữa cao, nhưng khả năng thích nghi với mơi trường nóng ẩm kém, khả năng
chống chịu bệnh tật khơng cao và thường có các vấn đề về khả năng sinh sản
(không động dục, động dục chậm, sinh đẻ khó, hay sót nhau …), bị sữa thích
nghi với điều kiện chăn ni của Thailand là loại bị lai HF có tỷ lệ máu HF
bằng hoặc thấp hơn 75%. Tuy nhiên các nhà chăn nuôi Thailand lại cho rằng
việc cải tiến di truyền đàn bò sữa chủ yếu phải dựa vào giá trị gây giống (khả
năng sản xuất sữa) của các cá thể bò đực và bò cái, còn tỷ lệ máu các loại chỉ
là vấn đề tham khảo. Chính vì vậy Thailand giữ lại làm giống tất cả những
con bị sữa có khả năng sản xuất sữa cao và thích nghi với điều kiện nóng, ẩm
bất kể tỷ lệ máu HF là bao nhiêu.
- Từ năm 1994 đến nay, Thailand đã gây tạo đàn bò sữa theo 2 hướng:
+ Tạo đàn bị sữa có tỷ lệ máu HF cao (trên 75%) bằng cách phối bò
đực giống HF Canada với bị cái giống HF Canada trong 3 đời (nhóm 1), phối
giống bò đực giống HF Canada với bò cái lai HF có tỷ lệ máu HF bằng hoặc
trên 75% ( sản lượng sữa trên 3,500kg) trong 3 đời (nhóm 2). Sau đó dùng bị
đực giống HF thuần tạo ra trong nước (nhóm 1) phối với bị cái lai HF ở
nhóm 2. Đàn bị sữa này có sản lượng sữa khoảng 4.500kg/chu kỳ tiết sữa.
+ Tạo đàn bị sữa có tỷ lệ máu HF 75% bằng cách: phối giống bò đực
giống HF với bò cái Zebu, bò cái địa phương. Sau đó cố định đàn bị lai HF
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

có tỷ lệ máu 75%. Đàn bị sữa này có sản lượng sữa khoảng 3.500kg/chu kỳ
tiết sữa.
- Hiện nay phần lớn đàn bị sữa đang ni ở Thailand là bị lai HF
(89,52%) với các tỷ lệ máu khác nhau: 50% máu HF có tỷ lệ 1,8%; 62,5%

máu HF có tỷ lệ 6,10%; 75% máu HF có tỷ lệ 30,99%; 87,5% máu HF có tỷ
lệ 42,12%; 93,75% máu HF có tỷ lệ 16,08% và 100% máu HF có tỷ lệ 1,43%.
Thailand có thể phát triển chăn ni bị sữa với tốc độ nhanh như vậy
cịn phải kể đến chính sách bảo hộ mạnh mẽ của Chính phủ và chương trình
sữa học đường được triển khai rộng khắp cả nước. Lượng sữa cung cấp cho
các trường học hiện nay chiếm hơn 50% lượng sữa tiêu thụ trong cả nước.
* Chăn ni bị sữa ở Đài Loan.
Đài Loan nằm về hướng Tây của Thái Bình Dương, thuộc vùng gió mùa
nhiệt đới, có thời tiết “nhiệt cao, ẩm cao”. Dân số Đài Loan chỉ có 23 triệu dân,
diện tích đảo 36.000km2 thế nhưng chăn ni bị sữa rất phát triển.
Từ năm 1955 Đài Loan bắt đầu mở rộng chuyên chăn nuôi lấy sữa, qua
nhập khẩu bị sữa ngoại quốc, mỗi hộ bắt đầu ni 2 con, kinh qua quá trình
cải tiến kỹ thuật chăn nuôi, cải tạo giống, đến nay đã đạt qui mô kinh tế cao.
Hiện nay Đài Loan có khoảng 110.000 con bò sữa, sản lượng sữa năm khoảng
350.000 tấn, khoảng 700 hộ chăn ni bị sữa, bình qn mỗi hộ ni 157
con, sản lượng sữa bình quân đạt 7.165kg/chu kỳ, sản lượng sữa của bò cao
hơn 9.000kg/chu kỳ chiếm 5%. Tổng kết hơn 50 năm phát triển chăn ni bị
sữa ở Đài Loan thấy:
Đài Loan rất quan tâm đến chọn giống bò sữa và nguồn đến của bò. ban
đầu từ 1968-1975 họ tiến hành nhập khẩu bò giống thuần HF, bò Jersey, bò
Brown Siwss, bò Ayrshire với bò giao tạp của chúng làm “thí nghiệm so sánh
tính năng”; kết quả giống thuần bị sữa HF có sản lượng sữa cao, mỡ sữa
trung bình, sữa thích hợp với gia cơng sữa tươi và cho rằng bị HF là giống bị
sữa thích hợp nhất. Những năm 1970 nhập khẩu bò sữa từ New Zealand, Úc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10


Những năm 1980 nhập khẩu bò sữa HF từ New Zealand, Úc, Nhật Bản và Mỹ.
Sau năm 1990 nhập khẩu bò sữa HF từ Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), so với nhập
khẩu từ New Zealand, Úc, Nhật Bản nhiều hơn. Bò nhập khẩu đều là bò cái
hậu bò mang thai 3-5 tháng. Sau năm 1996 Đài Loan không nhập khẩu bị sữa.
Đài Loan có khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao và có nhiều loại cơn trùng, ký
sinh trùng nguy hiểm cho bò sữa cho nên sau khi nhập khẩu về năm đầu có
khoảng 20 - 25% bị bị đào thải vì khơng thích nghi với mơi trường, khoảng
20% bị đào thải ở thời gian vắt sữa lứa 1, khoảng 25% bị đào thải trong thời
gian vắt sữa lứa thứ 2, chỉ khoảng 30 - 35% số bò vắt sữa được 3 - 4 lứa và có
khoảng 5% số bị sống được và cho sữa đến 10 năm tuổi.
Chương trình cải tạo giống (DHI) của Đài Loan: Nhập tinh đông lạnh
bò đực thuần giống HF cao sản, tuyển chọn bò đực giống thuần giống HF của
Đài Loan để sản xuất tinh đông lạnh trong nước, sử dụng thụ tinh nhân tạo
cho trên 90% tổng số bò sữa để cải tiến lượng sữa. Chương trình DHI đề ra các
chỉ tiêu chọn lọc cụ thể: Sản lượng sữa/chu kỳ trên 7.000lít; Tỷ lệ protein phải
đạt 3,2 - 3,3%; Tỷ lệ mỡ sữa đạt 3,75 - 3,9%; Chỉ tiêu vi sinh vật của sữa dưới
300.000 tế bào/ml và Tỷ lệ loại thải đàn hàng năm là 10 - 15%.
Đặc điểm của giống bò HF của Đài Loan là chịu được nóng, ẩm, sinh sản
mùa nóng, điều tiết phối giống sinh sản vào đầu mùa hè và sản sinh sữa vào mùa
hè. Hướng sản xuất sữa của Đài Loan tập trung chính vào các trang trại với
quy mơ lớn. Có kế hoạch “bình chọn trại nuôi” đạt 4 giải “hoa mai” trở lên,
lượng sữa DHI bình qn cao và tư liệu hệ phổ hồn chỉnh. Chọn lấy 40 hộ
chăn nuôi lấy sữa để trở thành điển hình “kinh doanh trại bị giống”. Mục tiêu
để nâng cao chất và lượng của bò sữa.
Phát triển bò sữa ở Đài Loan luôn áp dụng các thành tựu khoa học của
thế giới, áp dụng các công nghệ mới trong nuôi dưỡng, quản lý và các công
nghệ sinh sản (Viện Chăn ni, 2005) [36].
* Chăn ni bị sữa ở Ixraen.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





11

Bò HF là giống bò chuyên sữa nổi tiến thế giới có nguồn gốc là của Hà
Lan. Những nơi có khí hậu lạnh và ơn đới (nhiệt độ dưới 210C) ni bị HF là
thích hợp nhất. Những nước nhiệt đới và á nhiệt đới thường được khuyến cáo
ni bị lai có tỷ lệ máu HF khơng q 3/4. Thế nhưng ở Ixraen, một nước
bán sa mạc, mùa hè rất nóng (tới gần 400C) đã ni thành cơng bị HF thuần
(Coppock C.E., và cs 1982) [42].
Cơng cuộc cải tạo đàn bị của Ixraen bắt đầu từ những năm 1920-1930,
khi đó họ đã nhập bò HF từ Hà Lan và Đức về cho phối với bò địa phương.
Năm 1947 nhập từ Canada cùng với bò đực con của chúng được sử dụng để
gieo tinh nhân tạo. Từ năm 1950 - 1962 nhập cả bò đực và bò cái HF từ Mỹ.
Từ năm 1963 hầu như tồn bộ bị cái được gieo tinh với bò đực HF được sinh
ra tại Ixraen. Từ năm 1955, nước này đã bắt đầu đánh giá sức sản xuất sữa của
bò đực giống qua đời sau. Ixraen đã thành cơng trong việc tạo giống bị HF
thuần của mình phù hợp với khí hậu nóng. Ngày nay, dấu vết của bị địa
phương khơng cịn nữa.
Bligh J. (1973) [41] năng suất sữa của bò HF Ixraen hiện nay cao nhất
thế giới 10.500kg/305ngày. Tại một hợp tác xã gần biển chết, nơi nhiệt độ
mùa hè đạt tới 45-47oC, một trại bò 276 con đã cho năng suất sữa bình quân
11.326kg/chu kỳ (năm 1998).
Trong khoảng 10 năm gần đây, Ixraen đã xuất khẩu tinh bò đực đã
được kiểm tra đời sau đến 25 nước trên thế giới, chủ yếu sang Tây Âu (Tây
Ban Nha, Hà Lan, Pháp …), sang Đông Âu (Hungari, Bungari, Nga,...), sang
Châu Phi ( Nam Phi, Zambia, Kenya …), ở Châu Á (Philippin, Thailand và
Ấn Độ) cũng đã nhập tinh bị đực giống HF của Ixraen.

* Chăn ni bị sữa ở Trung Quốc
Theo truyền thống thì đại đa số nhân dân Trung Quốc là khơng hoặc ít
tiêu thụ sữa, cho nên năm 1949 Trung Quốc chỉ có 120.000 con bò sữa. Nhưng
đến cuối năm 1970 sản lượng sữa đã tăng nhanh ở vùng quanh thành thị với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

các giống bị có sản lượng sữa cao như bị trắng đen (có máu bị HF), đến năm
1978 đàn bị sữa đã tăng lên 500.000 con. Để thoả mãn nhu cầu sữa; trong các
năm 1980 - 1985, Quảng Đông đã nhập 3.318 bò HF từ New Zealand, Đan
Mạch, Hoa Kỳ, Canada, Úc về nuôi thâm canh, với biện pháp kỹ thuật chọn
lọc, nuôi dưỡng, chuồng trại, vắt sữa và quản lý cao; trong năm 2002 đã nhập
10.000 con bò sữa HF từ New Zealand, Úc, Canada, Mỹ đưa về nuôi ở các tỉnh
phía Bắc Trung Quốc. Cuối năm 2002 Trung Quốc đã có 5,66 triệu bị sữa,
tổng sản lượng sữa sản xuất trong nước đạt 11,23 triệu tấn, bình quân đạt
8,8kg/người, đã đáp ứng được 78 - 80% nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Do nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng tăng, năm 2002 là 12kg/người/năm,
dự kiến đến năm 2010 sẽ tăng lên 20kg/người/năm. Chính phủ Trung Quốc đã
ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát
triển sản xuất sữa, nhờ đó đàn bị sữa tăng nhanh chóng, bình qn trong 10
năm trở lại đây tốc độ tăng đàn bò sữa của Trung Quốc đạt 12%/năm. Hơn
90% bị sữa ni tại các trang trại tư nhân, bình qn mỗi trại ni từ 40 - 50
con, nhiều trại gia đình đã ni tới 200, 300, 400 con bị sữa.
1.2.1.2. Trong nước
Ngày nay, chăn ni bị sữa khơng cịn xa lạ đối với người dân Việt

Nam. Nước ta có được đàn bị sữa chất lượng khá tốt như hiện nay là kết quả
của bao nhiêu năm dài thăng trầm và vất vả của ngành sữa và người chăn ni
bị sữa. Đến năm 2010, tổng đàn bị sữa của ta đã đạt 128.583 con và sản xuất
được một khối lượng sữa hàng hoá 336.000 tấn (Cục Chăn ni, 2010) [2].
Thực tế, ngành chăn ni bị sữa Việt Nam đã có từ những năm đầu của thế
kỷ XX, dưới thời kỳ Pháp thuộc và phong kiến, song tốc độ phát triển chậm.
Tại Miền Nam: Từ những năm 1920-1923, người Pháp đã đưa các
giống bị chịu nóng tốt như Red Sind của Ấn Độ và bị Ongole vào ni tại
Tân Sơn Nhất, Sài Gòn và Hà Nội với mục đích ni thử nghiệm và lấy sữa
phục vụ cho người Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng bò sữa thời đó cịn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

ít, khoảng 300 con, năng xuất sữa thấp, chỉ đạt 2-3 kg/con/ngày. Sau hơn nửa
thế kỷ, bò Red Sindhi đã được lai tạo với bò địa phương. Giống bò Lai sind
được tạo ra và phát triển hầu hết cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Từ những năm từ 1937-1942, tại Nam Kỳ đã hình thành một số trại
chăn ni bị sữa. Sài Gòn Chợ Lớn, mỗi ngày sản xuất được hàng nghìn kg
sữa và tổng sản lượng sữa đạt trên 360 tấn/năm. Theo số liệu của Sở Nơng
Lâm Súc Sài Gịn, khoảng 6 giống bò sữa đã được nhập vào miền Nam trong
giai đoạn đó là Jersey, Ongole, Redsinhi, Tharpara, Sahiwal và Haryana.
Các giống bị nhiệt đới này chịu nóng tốt, được ni ở vùng ngoại ở Sài
Gịn và các vùng lân cận. Vào những năm 1960-1968, quy mô đàn cao nhất
đạt 1200 con và sản lượng sữa ngày đạt 2000 lít/chu kỳ và tổng sản lượng sữa
đạt trên 700 tấn/năm, song cũng khơng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy,
sữa, bơ, phomát và các sản phẩm sữa trên thị trường miền Nam chủ yếu vẫn là

nguồn nhập khẩu từ Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch và Bỉ. Khu kỹ nghệ Biên
Hồ có nhà máy sữa Netslé, Guigoz, khu Thủ Đức có nhà máy Foremost,
Cosuvina, nhưng tồn bộ ngun liệu sản xuất phải nhập từ nước ngồi.
Sau giải phóng miền Nam, từ năm 1976, một số lượng lớn bò sữa HF
nhập khẩu trước đây từ Cu Ba được chuyển từ Mộc Châu vào nuôi tại Đức
Trọng - Lâm Đồng, phong trào lai tạo và chăn ni bị sữa được phát triển
mạnh từ sau giải phóng ở các tỉnh miền Đơng Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí
Minh. Tính đến tháng 8 năm 2007, tổng đàn bò sữa ở Miền Nam đã đạt tới
80.814 con và sản lượng sữa hàng hoá hàng năm đạt được 209.769 tấn.
Tại Miền Bắc: Ngay sau khi hồ bình lập lại ở miền Bắc, từ năm 1954
đến 1960, Nhà Nước đã quan tâm đến phát triển ngành chăn ni, trong đó có
chăn ni bị sữa. Các Nơng trường Quốc Doanh Ba Vì - Hà Nội, Mộc Châu Sơn La, Than Uyên, Tam Đường - Lào Cai, Hữu nghị - Quảng Ninh, Hà
Trung - Thanh Hoá... và một số trạm trại được xây dựng để nghiên cứu về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

giống, kỹ thuật chăn ni bị sữa. Năm 1960, giống bị sữa Lang trắng đen
Bắc Kinh có nguồn gốc Hà Lan, lần đầu tiên được nhập vào nước ta, nuôi thử
nghiệm tại Ba Vì, Sa Pa, Mộc Châu.
Đến thập kỷ 70, nước ta đã được Chính Phủ Cu Ba viện trợ 1000 con
bị sữa Holstein Friesian về ni thử nghiệm tại Mộc Châu, đồng thời xây
dựng Trung tâm bò đực giống Mơncada để sản xuất tinh bị đơng lạnh. Đây là
Trung tâm bị đực giống sản xuất tinh đơng lạnh duy nhất và hiện đại nhất của
Đông Nam Á.
Tuy nhiên, ngành chăn ni bị sữa ở nước ta vẫn cịn nhiều khó khăn
và thử thách lớn như khơng có lợi thế về khí hậu, trình độ và kinh nghiệm về

quản lý giống của cán bộ còn hạn chế, kỹ thuật chăn ni bị sữa của nơng
dân vẫn thấp, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật về chăn ni cịn yếu, lạc hậu và
hệ thống giống chưa rõ ràng dẫn đến hiệu quả chăn nuôi chúng chưa cao, đặc
biệt đối với bị HF thuần. Vì vậy, định hướng tạo chọn giống bò lai hướng sữa
là cần thiết cho sự phát triển ngành sữa Việt Nam.
Do những lý do hạn chế đối với chăn ni bị sữa HF thuần nêu trên,
chúng ta cần phải chú trọng đến việc phát triển bò lai hướng sữa. Hiện tại,
điển hình các loại bị lai hướng sữa của ta là 1/2HF, 3/4HF, 7/8HF. Các nhóm
bị sữa HF lai này có nguồn gốc từ bị HF và bị Lai Sind.
Những bị cái Lai Sind có tầm vóc lớn hơn bị vàng Việt Nam, đạt khối
lượng trên 240 kg, sinh sản tốt được cho lai với giống HF để tạo ra nhóm bị lai
hướng sữa Việt Nam với tỷ lệ nguồn gen HF và LS khác nhau. Đến nay, những
nhóm bị lai hướng sữa này đã chứng tỏ được khả năng thích nghi tốt đối với
mơi trường sinh thái của nước ta, đã nuôi được ở nhiều vùng của đất nước và
đạt hiệu quả kinh tế khá cao. Trong thực tế, bị lai hướng sữa đã thích ứng với
người chăn nuôi của nước ta, thực sự đã đóng góp rất lớn làm tăng khối lượng
sữa hàng hóa, cung cấp cho cộng đồng ngày một nhiều hơn trong những thập
kỷ qua và đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người chăn ni.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

Trong thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Việt Nam đã bắt đầu tạo đàn bò lai
hướng sữa bằng tạp giao giữa bò vàng Việt Nam, bò lai Zebu với bị sữa ơn
đới. Từ đó đến năm 1980 do chiến tranh và phương thức chăn nuôi quản lý
tập trung bao cấp nên đàn bị sữa khơng được phát triển. Sau năm 1980, nhờ
cơ chế khốn hộ, đàn bị lai hướng sữa đã bắt đầu phát triển ở vùng cận Thành

Phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1986, do chuyển đổi cơ chế quản lý sản xuất từ tập
trung bao cấp sang hạch tốn kinh doanh, đàn bị lai hướng sữa được phát
triển khá nhanh ở Thành Phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận và sau năm 1991
mới phát triển nhanh. Từ khi có quyết định 167/2001/QĐ Thủ tướng Chính
phủ, đàn bò lai hướng sữa càng được phát triển mạnh khắp các vùng sinh thái
của cả nước. Trong tổng số bò sữa của nước ta, bị HF lai chiếm vị trí quan
trọng nhất, khoảng 84-85%.
Giống bò Lai Sind được dùng làm bò cái nền để lai với giống bò sữa
cao sản HF, tạo ra các nhóm bị lai hướng sữa Việt Nam, mang tỷ lệ nguồn
gen giống HF và LS khác nhau. Trong số các nhóm bị lai hướng sữa Việt
Nam, thơng dụng và phổ biến nhất là nhóm 1/2HF1/2LS, 3/4HF1/4LS
và7/8HF1/8LS. Ngồi ra, cịn có một số tổ hợp lai có 5/8HF3/8LS và trên
7/8HF, song, chúng khơng phổ biến và vì vậy khơng được trình bày trong
luận văn này.
Các cơng trình nghiên cứu về giống của các tác giả trong nước, Nguyễn
Văn Thưởng và Nguyễn Văn Đức (1991) [23] đã nghiên cứu đặc điểm di
truyền một số tính trạng bị lai hướng sữa Việt Nam. Nguyễn Văn Thưởng,
Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2005) [8] đã nghiên cứu kết quả xếp cấp và khả
năng cho sữa của bò lai hướng sữa F1, 3/4HF, 7/8HF ni ở Ba Vì, Hà Nội và
vùng phụ cận. Nguyễn Quốc Đạt (1998) [6], Một số đặc điểm về giống của
đàn bò lai (Holstein Frisian x Lai sindLai Sindhi) hướng sữa ni tại Thành
Phố Hồ Chí Minh. Phạm Văn Giới và Nguyễn Văn Đức (2007) [11] đã nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




16

cứu hệ số di truyền và tương quan di truyền giữa tuổi đẻ lần đầu, SLS và tỷ lệ

mỡ sữa của bò lai hướng sữa Việt Nam. Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm,
Phạm Văn Giới (2011) [9], "Nghiên cứu các giải pháp về giống để nâng cao
năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn ni bị sữa. Phạm Văn Giới,
Nguyễn Văn Đức và Trần Trọng Thêm (2006) [12] đã nghiên cứu khả năng
sản xuất sữa của bò lai hướng sữa Việt Nam. Nguyễn Đăng Vang và Phạm Sỹ
Tiệp (2006) [35] đã có sự nghiên cứu về Sinh thái vật nuôi và ứng dụng trong
chăn nuôi gia súc gia cầm. Nguyễn Văn Thưởng và cs (2000) [28] đã đạt giải
thưởng KHCN nhà nước về nghiên cứu tạo bò lai hướng sữa ở Việt Nam. Lê
Việt Anh (1995)[1] xác định công thức lai và xây dựng qui trình cơng nghệ
ni dưỡng các cặp lai đã có và cơng thức lai mới, đưa vào xây dựng mơ hình
chăn ni bị sữa ở Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhóm giống và lứa
đẻ đến năng suất sữa của bị HF con lai.
1.2.2.1. Kết quả nghiên cứu ngoài nước.
a. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nhóm giống
Msanga và cs (2000) [60] nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố và
tỷ lệ của máu bò HF đến năng suất sữa và thời gian cho sữa của bò con lai ở
các trang trại quy mô nhỏ tại miền Đông-Bắc của Tanzania. Trong nghiên cứu
này kết quả cũng chỉ rõ năng suất sữa cũng khác nhau của các nhóm con lai
với mức độ tỷ lệ gen HF khác nhau (P<0,05), nhóm 50%HF, 62%HF và
75%HF có năng suất tương ứng là 2370 kg/con/chu kỳ, 2657 kg/con/chu kỳ
và 2338 kg/con/chu kỳ. Trong đó năng suất của lứa 1 đạt tương ứng là 2277
kg/con với nhóm 50%HF, 2305 kg/con ở nhóm 62%HF và 2258 kg/con trong
nhóm 75%HF.
Million Tadesse và Tadelle Dessie (2003) [52] đã nghiên cứu về ảnh
hưởng của nhóm giống đến năng suất sữa của nhóm bị con lai giữa bị HF thuần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×