Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐÁNH TRÊN MẶT HÀNG THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.44 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ
ĐẶC BIỆT ĐÁNH TRÊN MẶT HÀNG THUỐC
LÁ TẠI VIỆT NAM.
GVHD: PGS TS NGUYỄN NGỌC HÙNG
SVTH: Tống Thị Vân Anh
Cao Học Ngân hàng Đêm 6 - Khóa 20
TP.HCM, tháng 08 năm 2012.
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
LỜI MỞ ĐẦU
Hàng năm thuốc lá, thuốc lào giết hại hàng triệu người trên thế giới, hút thuốc lá là nguyên
nhân gây bệnh và tử vong. Khoa học kỹ thuật phát triển chúng ta có thể chứng minh ngày
càng nhiều hơn những độc tố trong thuốc lá tác động đến sức khỏe của chúng ta. Trong khói
thuốc la chứa hơn 4000 loại hóa chất và trong 4000 loại này có 200 loại có hại cho sức khỏe
của chúng ta. Hút 1 điếu thuốc tức bạn đã làm mất 5,5 phút cuộc sống, tuổi thọ trung bình
của người hút thuốc so với người không hút thuốc giảm 5 đến 8 năm. Hút thuốc còn làm
tăng tỉ lệ tử vong 30-80% chủ yếu các bệnh như ung thư phổi, bệnh phổi, tác nghẽn mãn
tính, sinh non, bệnh tim mạch Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
con người mà còn gây hại kinh tế, bệnh tật do thuốc lá gây ra làm tăng chi phí y tế của mỗi
cá nhân và gia đình, gây suy giảm năng suất lao động và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển
kinh tế quốc gia.
Trước những tác hại về con người, kinh tế như vậy, chính phủ ta đã nhận thức rõ được điều
này và trong nghị quyết của chính phủ về chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá
trong giai đoạn 2001-2010 có quy định thuốc lá là mặt hàng độc hại, không khuyến khích sử
dụng do đó chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm này phải cao. Để thấy được
tác động của thuế đối với sản phẩm thuốc lá đối với hành vi của người tiêu dùng, ngành
công nghiệp sản xuất thuốc lá cũng như chính sách của nhà nước về nhóm mặt hàng này,
nhóm chúng tôi chọn đề tài " TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐÁNH TRÊN
MẶT HÀNG THUỐC LÁ".
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐÁNH TRÊN THUỐC

1. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ chưa thật
cần thiết đối với nhu cầu thiết yếu của nhân dân hoặc cần tiết kiệm, hướng dẫn tiêu dùng
một cách hợp lý.
2. Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt
- Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và
thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân
với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong đó giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt
và chưa có thuế giá trị gia tăng.
- Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế chỉ thu đối
với một số nhóm hàng hoặc dịch vụ mà Nhà nước có chính sách định hướng tiêu
dùng và chỉ thu một lần ở khâu sản xuất hay khi nhập khẩu; thuế suất thường cao hơn
các loại thuế khác để điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng và bảo vệ hàng nội địa.
Trong đó thuốc lá là một trong những mặt hàng thuộc diện mặt hàng chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt tại Việt Nam.
3. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đánh lên thuốc lá
Bảng 2.1: Thuế suất thuốc lá, 1990–2010
Thuế tiêu thụ đặc biệt (SCT)
Thuế
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
GTGT
(VAT)
Thuốc lá
Có đầu lọc, chủ yếu sản xuất bằng… Không
đầu lọc
Xì gà
Nguyên liệu nhập

ngoại
Nguyên liệu
trong nước
10/1990-8/1993 50 50 40 40 -
9/1993-12/1995 70 52 32 32 -
1/1996-12/1998 70 52 32 70 -
1/1999-12/2005 65 45 25 65 10
1/2006-12/2007 55 55 55 55 10
1/2008-06/2010 65 65 65 65 10
Nguồn Bộ tư pháp Việt Nam.
4. Mục đích đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên thuốc lá
- Tăng nguồn thu cho Chính Phủ.
Tăng thuế thuốc lá sẽ tăng nguồn thu ngân sách để tăng chi tiêu vào các dự án công có
mục đích tốt đẹp trong xã hội. Ngành thuốc lá chiếm tổng số 15% thuế tiêu thụ đặc biệt
toàn ngành công nghiệp của nước ta. Theo số liệu từ Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, ngành
công nghiệp sản xuất thuốc lá hiện mang lại khoản đóng góp lên đến 6.000 tỷ đồng mỗi
năm cho ngân sách Nhà nước. Nếu tăng thuế thuốc lá thì nguồn thu ngân sách sẽ tăng
(nếu lượng tiêu thụ thuốc lá không đổi hoặc giảm không đáng kể).
- Hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng xã hội.
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng thuốc lá với mức thuế suất rất cao so với
các loại thuế khác (theo biểu thuế suất được trình bày ở phần dưới) và không đặt ra chế
độ miễn giảm thuế. Điều này ảnh hưởng đến hai đối tượng;
• Đối với các nhà sản xuất thuốc lá, nhà nhập khẩu phải cân nhắc trước khi quyết định
sản xuất, nhập khẩu đối với mặt hàng này.
• Đối với người tiêu dùng thuốc lá phải suy nghĩ, cân nhắc khi quyết định tiêu dùng
hay hạn chế tiêu dùng vì chính họ là người chịu thuế và thuế chiếm một tỷ lệ cao
trong giá cả hàng hoá này.
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào thuốc lá làm đẩy giá thuốc lá lên. Tăng thuế
thuốc lá là biện pháp quan trọng để kiểm soát tiêu dùng thuốc lá nhằm đạt mục tiêu

hạ thấp tỷ lệ người sử dụng thuốc lá. Giá thuốc lá cao làm cho người chưa nghiện lắm
muốn bỏ thuốc, người chưa hút thì e ngại hơn khi bắt đầu, còn người nghiện thuốc lá
thì giảm số lượng điếu hút. Những người chưa có thu nhập hoặc thu nhập thấp đang
hoặc chuẩn bị tham gia hút thuốc cũng giảm.
- Gián tiếp cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Các công trình nghiên cứu trên toàn thế giới đều kết luận rằng thuốc lá có hại cho sức
khoẻ, không những cho người hút thuốc mà còn ảnh hưởng đến những người xung
quanh, gia đình vợ con, thậm chí đến thai nhi và các thế hệ mai sau. Chi phí phát sinh
cho cộng đồng do điều trị các bệnh thuốc lá gây ra cũng vô cùng lớn so với số thuế thu
vào cho ngân sách.
5. Người nộp thuế và người chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên thuốc lá.
- Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và
kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp tổ chức,
cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước
thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt.
- Người chịu thuế: một trong những sự cân nhắc quan trọng nhất về thuế là ai thực sự
là người trả thuế. Phân tích trên lý thuyết, loại thuế đánh vào người cung cấp tiêu
dùng sẽ làm đường cầu giảm một lượng bằng thuế. Các kết quả đều giống nhau cho
dù thuế có được thực thi như thế nào. Phần này sẽ được làm rõ hơn trong phần thực
trạng thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên thuốc lá tại Việt Nam.
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ĐÁNH TRÊN
THUỐC LÁ TẠI VIỆT NAM
Người chịu thuế phụ thuộc vào:
- Độ co giãn của cung và cầu
- Thị trường có cạnh tranh hay không cạnh tranh
Thuế làm thay đổi giá cả hàng hoá và sự tương tác thích ứng của thị trường sẽ quyết định
ai là người chịu thuế.

1. Độ co giãn của cầu thuốc lá theo giá
Một vài nghiên cứu về cơ sở chính sách thuế thuốc lá cho thấy rằng tính trung bình,
nếu giá thuốc lá tăng lên 10% thì lượng nhu cầu thuốc lá ở các nước phát triển có thu nhập
cao giảm là 4%, và ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình và thấp như Việt Nam
giảm khoảng 8%. Tức là: độ co giãn theo giá của cầu thuốc lá ở Việt Nam vào khoảng -0.8.
Độ co giãn nhỏ hơn 1 có thể lý giải là do sản phẩm thuốc lá là hàng hóa có tính chất
gây nghiện vì vậy việc giảm cầu sẽ khó khăn và mất nhiều thời gian. Việc giảm cầu của
hàng hóa này chủ yếu tập trung vào các đối tượng chưa có thu nhập hoặc có thu nhập thấp
hay những đối tượng chỉ mới bắt đầu sử dụng.
2. Độ co giãn của cung thuốc lá theo giá
Nhìn chung trong cả thời kỳ từ 2000 đến 2007, lượng cung thuốc lá tăng từ 2.835,8
triệu bao đến 4.298 triệu bao (số liệu phân tích ở phần cung thuốc lá), tức tăng khoảng 50%.
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
Chỉ số giá cả của mặt hàng này cũng tăng từ năm 2000 đến 2007 là 14%, cụ thể như sau:
Như vậy, khi giá tăng 14 % thì lượng cung tăng khoảng 50%, tức độ co giãn của cung theo
giá là +3.57. Độ co giãn của cung là /+3.57/ cao hơn độ co giãn của cầu là /-0.8/, rõ ràng
người gánh chịu thuế nhiều hơn là người tiêu dùng.
Do cầu ít co giãn hơn cung nên người tiêu dùng sẽ chịu một gánh nặng thuế cao hơn
người sản xuất (thể hiện diện tích hình chữ nhật màu xanh lớn hơn diện tích hình chữ nhật
màu tím).
Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên sản phẩm thuốc lá giúp Chính phủ có được nguồn
thu (thể hiện bằng tổng diện tích 2 hình chữ nhật) và can thiệp của Chính phủ cũng đã tạo ra
một tổn thất xã hội (thể hiện là phần diện tam giác bên cạnh thuế)
Trên thị trường hiện nay, bên cạnh thuốc lá sản xuất trong nước, lượng thuốc lá nhập
lậu vào Việt Nam chiếm khoảng 10% tổng số thuốc lá tiêu dùng trên thị trường, và con số
này đang ngày một tăng lên. Trong thực tế, khi thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên thuốc lá tăng
cao thì khả năng thuốc lá ngoại nhập lậu qua biên giới sẽ phát triển rất mạnh, đặc biệt với
địa hình nước ta, chúng ta có cả một dải biên giới và bờ biển rộng lớn là điều kiện thuận lợi
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
P

Q
P
D
P
0
P
S
Q
1
Q
0
S + Thuế
S
D
Đơn vị %
2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Thuốc lào, thuốc lá 100.0 99.6 99.1 99.8 100.5 103.9 114.0
Chỉ số giá bán mặt hàng thuốc lá (Năm 2000 = 100)
cho hành vi buôn lậu thuốc lá, và việc kiểm soát hành vi này là rất khó khăn và tốn nhiều chi
phí.
Vì vậy, độ co giãn cung cầu thuốc lá ước lượng được chỉ là lượng thuốc lá được sản
xuất và tiêu thụ chính thức có khai báo thuế. Trên thực tế, với tác động của lượng thuốc lá
nhập khẩu lậu đang tràn lan khắp nơi trên cả nước thì phản ứng của cung cầu đối với giá rất
khác nhau nên độ co giãn cung cầu thuốc lá cũng khó có thể xác định được. Bởi lẻ, trong khi
lượng thuốc lá hợp pháp phải chịu một gánh năng thuế rất lớn thì hàng nhập lậu lại được bán
với giá thấp hơn nhiều do không chịu thuế gì, do đó có thể nói rằng với một tỷ lệ thuế tiêu
thụ đặc biệt cao và có xu hướng tăng thì người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ tiêu dùng
hàng sản xuất trong nước sang hàng nhâp lậu, còn người sản xuất thì không thể tăng sản
lượng sản xuất khi phải gành chịu một gánh nặng thuế quá lớn trong khi giá cả bán trên thị
trường thì rất vô chừng.

3. Lượng cầu và cung thuốc lá
 Cầu thuốc lá
Trên thế giới, theo thông báo của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới (1990):
Người hút thuốc lá Ở các nước phát triển Ở các nước đang phát triển
Nam 30 – 40% 40 – 70%
Nữ 20 – 40% 2 – 10%
Theo thống kê của Tổ chức Sức khỏe Thế Giới, tại Việt Nam số lượng người hút
thuốc lá là cao nhật châu Á, 50 % nam giới và 3,4% nữ giới hút thuốc lá. 26% thanh thiếu
niên có độ tuổi từ 15 – 24 hút thuốc lá. Trên 40% nam cán bộ y tế và 1,3 % nữ cán bộ y tế
hút thuốc lá. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào
khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá.
Trên thế giới cứ 6,5 giây có 1 người chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Ở Việt
Nam, theo Bộ Y Tế, số người chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá hàng năm lên tới
40.000 người.
Theo điều tra của Bộ Y tế, Nghệ sĩ là đối tượng hút thuốc lá nhiều nhất. Tại Hà Nội,
có đến 63% nam nghệ sĩ hút thuốc lá (hút thường xuyên nhất là đạo diễn, biên kịch, nhạc
công). Các nữ nghệ sĩ cũng hút thuốc nhiều hơn so với phụ nữ làm các nghề khác. Tỷ lệ hút
thuốc ở nông dân là 40%, công an 48% và bộ đội 60%.
Kết quả nghiên cứu gần 2.000 nữ thanh niên tuổi từ 13-15 tại hai tỉnh Thái Bình và
Hà Nội cho thấy, bậc Đại học có tỷ lệ hút cao nhất với 5,3% và giảm dần ở THPT và THCS.
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ nữ thanh niên từng hút thuốc ở thành thị cao hơn
nông thôn. Cụ thể, tại Hà Nội, cứ 10 nữ thanh niên tuổi 20-25 thì có 1 người từng hút thuốc.
Kết quả nghiên cứu “Hút thuốc ở nữ thanh thiếu niên” tại Việt Nam được thực hiện trên
2.951 nữ thanh thiếu niên tuổi 13-25 tại 2 địa bàn Hà Nội (thành thị) và Thái Bình (nông
thôn) từ tháng 10/2007 đến 3/2008 do tổ chức HealthBridge thực hiện cho thấy, tỉ lệ hút
thuốc lá ở nữ thanh niên Việt Nam từ 13 đến 25 tuổi là khoảng 4,5%.
Tỷ lệ hút thuốc lá theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam thì có tới hơn một nửa nam
giới (56%) hút thuốc lá. Tỷ lệ này ở nữ giới là 1,8% tổng số nữ giới. Đáng nói, tỷ lệ hút
thuốc lá cao nhất lại tập trung vào lứa tuổi thanh niên từ 15- 24 tuổi, chiếm 31,6%.

Như vậy, với dân số khỏang 88 triệu người thì số người hút thuốc khỏang 25.670.480 người,
trong đó:
- Nam: 88.000.000 người * 50.5% * 56% = 24.886.400 người
- Nữ: 88.000.000 người * 49.5% * 1.8%= 784.080 người
Trung bình mỗi người hút 0.5 bao thuốc một ngày thì số lượng thuốc tiêu thụ trong 1 ngày
sẽ là: 25.670.480 * 0.5 = 12.835.240 bao thuốc
Lượng thuốc tiêu thụ trong một năm là 12.835.240 * 365 = 4.684.862.600 bao thuốc.
(số liệu năm 2007)
 Cung thuốc lá
Bảng giá trị sản xuất thuốc lá qua các năm (từ 1996 đến 2006):
Năm
Giá trị sản xuất thuốc lá theo
giá thực tế (tỷ đồng)
Cơ cấu giá trị sản xuất thuốc lá theo giá
thực tế phân theo ngành công nghiệp (%)
1996 4.722,3 3,2
1997 4.761,1 2,6
1998 5.771,8 2,8
1999 5.476,1 2,2
2000 7.602,4 2,3
2001 8.809,1 2,2
2002 10.448,7 2,2
2003 12.422,2 2,0
2004 13.651,3 1,7
2004 16.222,1 1,6
2006 15.944,7 1,3
(theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam)
Bảng sản lượng sản xuất thuốc lá qua các năm phân theo khu vực:
ĐVT: triệu bao
Năm Sản lượng thuốc Sản lượng thuốc Sản lượng thuốc lá Tổng sản lượng

SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
lá của khu vực
Nhà nước
lá của khu vực
ngoài Nhà nước
của khu vực đầu tư
nước ngoài
thuốc lá
1995 2.116,0 30,0 1,0 2.147,0
2000 2.801,5 16,1 18,2 2.835,8
2001 3.018,9 6,9 49,4 3.075,2
2002 3.338,0 1,6 35,6 3.375,2
2003 3,837,5 2,5 30,6 3.870,6
2004 4.137,7 2,5 52,1 4.192,3
2005 4.424,2 1,7 58,8 4.484,7
2006 3.891,6 - 49,7 3.941,3
2007 4.246,0 - 52,0 4.298,0
(theo số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê Việt Nam)
Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp nước ngoài tham gia sản xuất
thuốc lá bao gồm British American Tobacco (BAT), Philips Morris và Japan Tobacco (JT).
Các doanh nghiệp này đang liên doanh, liên kết với Tổng công ty thuốc lá Việt Nam để sản
xuất các loại thuốc lá mang nhãn hiệu 555, Marlboro, Dunhill, Mild Seven… Lợi nhuận mà
các doanh nghiệp này thu được không hề nhỏ. Các nhãn thuốc lá trên đã được tiêu thụ với
mức hơn 1 tỷ bao trong tổng số hơn 3 tỷ bao thuốc lá tiêu thụ tại Việt Nam trong năm 2006,
chiếm khoảng 31% thị phần về số lượng bao, nhưng chiếm một tỷ lệ cao hơn nhiều nếu tính
về doanh thu vì phần lớn trong số này là các loại thuốc lá trung và cao cấp.
Theo số liệu của bộ nông nghiệp Mỹ, thuốc lá ngoại tiêu thụ trên thị trường VIệt
Nam chiếm từ 15-18%. Hàng năm, có trên 500 triệu bao thuốc lá nhập lậu vào thị trường
Việt Nam chiếm 10-15% thị trường thuốc lá Việt Nam, chủ yếu là Jet và Hero - 90%, ngoài
ra, còn có các loại như 555, Caraven ; về thuốc lá giả chủ yếu là Vinataba và White Horse.

Tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống buôn lậu và sản xuất thuốc lá giả ngày
3/12, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) cho biết, trong năm 2008 có khoảng 731 triệu
bao thuốc lá nhập lậu trên cả nước, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước. Lượng thuốc
lá nhập lậu này đã làm chảy máu ngoại tệ của đất nước khoảng 200 triệu USD/năm, gây
thất thu thuế khoảng 2.500 - 3.000 tỉ đồng/năm.
 So sánh lượng cầu và cung thuốc lá ta thấy, cầu về sản phẩm thuốc lá trung bình
hàng năm là 4.684.862.600 bao thuốc, trong khi lượng thuốc lá sản xuất chính thức
năm 2007 chỉ là khoảng 4.298.000.000 bao thuốc. Vậy khoảng chênh lệnh gần 4
trăm triệu bao do đâu mà có, rõ ràng là do nhập lậu. Như vậy, hàng năm ngân sách
nhà nước đã thất thu hàng nghìn tỷ đồng do thuốc lá nhập lậu.
4. Tác động của Thuế tiêu thụ đặc biệt
 Tác động của Thuế tiêu thụ đặc biệt đến thu ngân sách nhà nước
Về cơ bản, việc tăng thuế sẽ giúp tăng thu ngân sách nhà nước. Nghiên cứu trường
ĐH Thương mại về cơ sở chính sách thuế thuốc lá cũng cho thấy: ước tính ảnh hưởng của
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
việc áp dụng một mức thuế 65% hoặc 70% giá sản xuất làm doanh thu thuế của Chính phủ
tăng lên, với mức tăng dao động từ 10,8- 20,4%.
Từ sau Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, với sự gia tăng mức thuế suất thuế tiêu
thụ đặc biệt đánh trên mặt hàng thuốc lá lên 65%, tổng thu ngân sách nhà nước từ nguồn
thuế này đã tăng đáng kể:
Đơn vị: triệu đồng
STT Diễn giải Thuế tiêu thụ đặc biệt toàn ngành
1 Theo mức thuế năm 2005 4.277.101
2 Phương án thuế suất 55% 4.384.187
Chênh lệch so với 2005 107.086
3 Phương án thuế suất 65% 4.869.185
Chênh lệch so với 2005 592.084
Như vậy, với mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 65%, tổng thuế tiêu thụ đặc biệt của
toàn ngành thuốc lá sẽ tăng 592,08 tỷ đồng (tăng 13,84% so với tổng thuế tiêu thụ đặc biệt
hiện hành của toàn ngành). Cụ thể là:

Đơn vị: triệu đồng
Đơn vị
Thuế suất
năm 2005
Thuế suất 2008 (65%)
Trị giá Chênh lệch
Tổng công ty 1.463.920 1.819.824 355.904
NMTL Sài Gòn 784.425 980.477 196.052
NMTL Thăng
Long
234.441 290.895 56.454
NMTL Bắc Sơn 86.998 105.854 18.856
NMTL Thanh Hóa 114.413 133.337 18.924
NMTL Long An 83.460 105.941 22.481
NMTL An Giang 30.820 39.121 8.301
NMTL Cửu Long 24.906 31.605 6.699
Đơn vị
Thuế suất
năm 2005
Đơn vị
Thuế suất
năm 2008
NMTL Bến Tre 38.565 48.953 10.388
Cty LD TL Đà
Nẵng
20.760 26.352 5.592
Cty LD Vinasa 22.889 29.054 6.165
Địa phương 2.813.181 3.049.361 236.180
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
Cty Bến Thành 957.487 994.988 37.501

Cty Hải Phòng 146.185 146.185 -
Tcty Khánh Việt 1.172.224 1.223.742 52.518
Cty Đồng Nai 404.912 514.014 109.102
Cty 27/7 29.618 39.999 10.381
Cty Bình Dương 102.755 130.433 27.678
Toàn ngành 4.277.101 4.869.185 592.084
Tuy nhiên, việc đánh thuế cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề. Những kinh nghiệm cho thấy, tại
hầu hết các quốc gia áp dụng loại thuế này đều dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với nền
kinh tế và tạo điều kiện cho nạn buôn lậu phát triển. Ước tính năm 2008, Ngân sách nhà
nước thất thu khoảng 3.211 tỉ đồng, do lượng thuốc lá nhập lậu tăng mạnh, được dự báo
khoảng 731 triệu bao so với 636 triệu bao của năm 2007.
Hơn nữa, mức thuế suất cũng là một vấn đề cần quan tâm. Trong kinh tế có một khái niệm
là chính sách thuế để tối đa hoá số thuế thu được, dựa trên thay đổi của lượng tiêu dùng so
với thuế suất (còn gọi là độ co dãn của tiêu dùng). Nếu thuế suất tăng 2% mà lượng tiêu
dùng chỉ giảm 1% thì số thuế thu được sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu thuế suất tăng 1% mà
lượng tiêu dùng lại giảm đi 2% thì số thuế thu được sẽ giảm đi.
 Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến nhà sản xuất
Khi áp dụng các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 55% và 65% sẽ ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của ngành thuốc lá như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
STT Diễn giải Lợi nhuận toàn ngành
1 Theo mức thuế 2005 631.775
2 Phương án thuế suất 55% 524.688
Chênh lệch so với mức 2005 107.087
3 Phương án thuế suất 65% 39.764
Chênh lệch so với 2005 592.011
Cụ thể mức lợi nhuận của từng công ty thay đổi khi áp dụng thuế suất 65% so với 55% là:
Đơn vị: Triệu đồng
STT Đơn vị
Lợi nhuận

với mức thuế
suất năm
2005
Thuế suất 55% Thuế suất 65%
Lợi nhuận Chênh lệch Lợi nhuận Chênh lệch
I Tổng công ty 225.175 51.601 173.573 -130.729 355.904
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
1 NMTL Sài Gòn 146.493 47.758 98.735 -49.560 196.052
2 NMTL Thăng
Long
33.331 5.750 27.581 -23.123 56.454
3 NMTL Bắc Sơn 12.407 4.057 8.349 -6.449 18.856
4 NMTL Thanh
Hóa
7.144 3.159 3.985 -11.780 18.924
5 NMTL Long An 6.000 -5.966 11.966 -16.481 22.481
6 NMTL An Giang 500 -3.919 4.418 -7.802 8.301
7 NMTL Cửu Long 2.500 -1.062 3.562 -4.198 6.699
8 NMTL Đồng
Tháp
1.200 -1.989 3.189 -4.791 5.992
9 NMTL Bến Tre 6.000 471 5.529 -4.388 10.388
10 Cty LD TL Đà
Nẵng
3.000 24 2.977 -2.592 5.592
11 Cty LD Vinasa 6.600 3.318 3.282 435 6.165
II Địa phương 406.600 473.087 -66.487 170.493 236.180
1 Cty Bến Thành 200.000 261.257 -61.257 162.499 37.501
2 Cty Hải Phòng 25.000 39.510 -14.510 25.000 -
3 Tcty Khánh Việt 110.000 179.946 -69.945 58.482 52.518

4 Cty Đồng Nai 60.000 1.916 58.083 -49.102 109.102
5 Cty 27/7 1.600 -4.810 6.410 -8.708 10.381
6 Cty Bình Dương 10.000 -4.732 14.732 -17.678 27.678
Toàn ngành 631.775 524.688 -107.086 39.764 -592.084
Đối với mức thuế suất 55%: Tổng lợi nhuận toàn ngành giảm 107.087 triệu đồng (giảm
16,95% so với lợi nhuận ước thực hiện theo mức thuế suất hiện hành của toàn ngành)
Đối với mức thuế suất 65%: Tổng lợi nhuận toàn ngành giảm 592.011 triệu đồng (giảm
93,70% so với lợi nhuận ước thực hiện theo mức thuế suất hiện hành của toàn ngành)
Trong 8 tháng đầu năm 2008, sản xuất kinh doanh của toàn ngành Thuốc lá giảm khoảng
15% so với cùng kỳ năm 2007. Tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuốc lá đều giảm sản
lượng, có đơn vị giảm tới 50% so với cùng kỳ năm 2007.
 Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến người lao động
Với chính sách thuế suất thuế TTĐB cho các sản phẩm thuốc lá điếu sử dụng nguyên liệu
trồng trong nước là 45% như trong thời gian vừa qua, ngành thuốc lá Việt Nam đã đầu tư
phát triển các vùng trồng nguyên liệu trên khắp cả nước. Việc phát triển các nguồn trồng
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
nguyên liệu đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn nông dân, góp phần
giải quyết các chính sách xóa đói giảm nghèo của các địa phương. Đến nay, khi áp dụng
chung một mức thuế suất thuế TTĐB là 55% hoặc 65%, không phân biệt nguồn gốc nguyên
liệu sử dụng sẽ làm cho các đơn vị sản xuất thuốc điếu có xu hướng chuyển sang sử dụng
các nguyên liệu thuốc lá có nguồn gốc nhập ngoại, do đó các vùng trồng nguyên liệu mà
ngành thuốc lá đã đầu tư trong thời gian qua sẽ bị thu hẹp lại, gây lãng phí hàng trăm tỷ
đồng mà ngành thuốc lá đã đầu tư để phát triển các vùng trồng nguyên liệu; đồng thời người
nông dân bị mất việc làm, mất nguồn thu thuế của địa phương và khó khăn sẽ đến với người
nông dân vì chưa thể chuyển sang trồng cây khác ngay được.
Mặt khác, phần lớn các vùng trồng nguyên liệu thuốc lá đều nằm ở các vùng sâu vùng
xa, gần với biên giới giữa nước ta với các nước như Trung Quốc, Campuchia, Lào. Với việc
phải giảm diện tích các vùng trồng thuốc lá, người nông dân sẽ không có việc làm, vì thế sẽ
phát sinh các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến tình hình an ninh xã hội của các địa phương, nhất
là đối với các khu vực biên giới.

Theo đánh giá của ngành thuốc lá, với việc áp dụng chung một mức thuế suất thuế
TTĐB là 55% trong 3 năm 2006-2008 và mức thuế suất 65% từ năm 2009 trở đi sẽ có một
số doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản và đóng cửa sản xuất. Vì thế, sẽ có hàng vạn lao động có
nguy cơ thất nghiệp. Việc giải quyết công ăn việc làm cho số lao động thất nghiệp này sẽ là
một công việc hết sức nặng nề của địa phương.
Song, cũng phải nói thêm rằng, so với tổng số lao động thì số lượng lao động của
ngành sản xuất thuốc lá không nhiều, tổng lao động toàn ngành khoảng 216 ngàn người,
trong đó lao động trực tiếp sản xuất chỉ khoảng 16.600 người bao gồm cả lao động hành
chính. So sánh với tổng lao động đang làm việc trong các ngành trên toàn quốc là 37,609
triệu người (2000), 44,171 triệu người (2007) thì con số lao động của ngành thuốc lá rất nhỏ.
Sự thay đổi về mức thuế có dẫn đến việc cắt giảm lao động (nếu có) cũng không gây ảnh
hưởng quá lớn đến nền kinh tế và lao động trong các ngành khác.
 Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến hành vi người tiêu dùng
Một nghiên cứu về “Thuế Thuốc lá tại Việt Nam" do Trường ĐH Y tế công cộng
phối hợp với VINACOSH và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa thực hiện cho thấy, tăng
thuế thuốc lá là phương pháp hiệu quả nhất để làm giảm tiêu dùng thuốc lá. Nghiên cứu chỉ
ra, hiện tại ở Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá từ năm 2008 là 65% giá xuất
xưởng và 10% thuế giá trị gia tăng, tương đương 45% giá bán lẻ, thấp hơn nhiều so với mức
khuyến cáo của thế giới là 65% - 80%, hiện đang được áp dụng tại nhiều nước có chính sách
kiểm soát thuốc lá hiệu quả.
Giá trung bình của một bao thuốc lá 20 điếu khoảng 3.500 đồng (tương đương 0,22
USD Mỹ) - gần như thấp nhất thế giới. Giá thuốc lá điếu thấp và tăng ít như vậy, trong khi
GDP và thu nhập của người dân tăng nhanh là một trong những nguyên nhân chính khiến số
người hút thuốc gia tăng.
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
Ông Nguyễn Tuấn Lâm, thành viên nhóm nghiên cứu nói trên phân tích, nếu tăng giá
bán lẻ thuốc lá (thông qua tăng thuế thuốc lá) thêm 10% có thể dẫn đến giảm lượng tiêu thụ
thuốc lá ít nhất 5%. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra nếu tăng thuế thuốc lá như: liệu người
hút thuốc có chuyển sang hút loại thuốc rẻ tiền hơn? Việc tăng giá thuốc lá ảnh hưởng thế
nào đến người nghèo? Liệu có làm tăng buôn lậu thuốc lá tại Việt Nam?

Song theo ông Lâm, nghiên cứu chứng minh rằng, tất cả những yếu tố trên không bị
ảnh hưởng nhiều. Mặt khác, giá các sản phẩm thuốc lá càng cao càng có khả năng ngăn cản
đối với những người chưa hút thuốc, giúp họ tránh bị nghiện và có thể thuyết phục những
người hút thuốc hiện tại bỏ thuốc hoặc giảm lượng tiêu thụ. Ngoài ra, giá càng cao càng có
khả năng tránh cho những người đã bỏ thuốc không hút trở lại.
 Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến cải thiện môi trường
Thuốc lá là mặt hàng không khuyến khích nhưng lại quá nhiều người tiêu dùng. Dù
thuế tiêu thụ đặt biệt đã tới 65%, Việt Nam vẫn là nước có giá thuốc lá rẻ nhất thế giới.
11,5% nam giới hiện hút thuốc lá, 40.000 người chết mỗi năm vì thuốc lá, cao gấp mấy lần
tai nạn giao thông, chi phí cho người hút thuốc lá lên tới 14.000 tỷ đồng mỗi năm, chưa tính
tiền trị bệnh.
Như vậy thuốc lá không chỉ gây tác hại đến sức khỏe con người mà còn tác hại đến
môi trường sống của chúng ta. Khói thuốc là là chất gây ung thư loại 1, có chứa độc tố,
phóng xạ gây rối loạn thần kinh, nội tiết. Với môi trường, có thể thấy tàn thuốc, mẩu thuốc
lá vứt mọi nơi mọi chỗ trong khi hầu hết các loại đầu lọc không thể tái sinh, rất lâu năm mới
có thể phân hủy.
Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Mỗi năm, các
nhà máy cung cấp cho thị trường hơn 4 tỷ bao thuốc, giá rất thấp, trung bình chỉ hơn 0,2
USD/bao.
Thuốc lá thành phẩm cũng như các thành phần nguyên liệu đáp ứng đầy đủ điều kiện
của đối tượng phải đánh thuế.
Như vậy, việc đưa thuốc lá vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường cũng như việc tăng
thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá giúp đẩy giá thuốc lá lên cao hơn là một biện pháp
mạnh mẽ để kiếm chế sử dụng, đảm bảo quyền cho người không hút thuốc được hít thở một
bầu không khí đỡ ô nhiễm hơn.
 Tác động đến sức khoẻ cộng đồng
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
Việt Nam là một trong những quốc gia có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với
khoảng hơn 20 triệu người (49,2% nam giới, 2% nữ giới). 2/3 số phụ nữ và 1/2 số trẻ em
thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà. Khói thuốc lá là căn nguyên gây ra khoảng 25

loại bệnh nguy hiểm, là nguyên nhân gây ra 40.000 ca tử vong mỗi năm ở nước ta.
TS. Jean-Marc Olivé - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cũng cho rằng, nên tăng
thuế tiêu thụ đặc biệt (tăng thuế giá bán lẻ) đối với thuốc lá thêm 20% so với hiện nay, sao
cho giá các sản phẩm thuốc lá tăng ít nhất là bằng hoặc vượt tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế Việt Nam. Việc tăng thuế này sẽ giúp tăng thêm khoảng 2.000 tỷ đồng trong doanh thu
thuế hàng năm và giúp ngăn chặn khoảng 100.000 ca tử vong sớm trong vòng 40 năm tới.
 Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến diện tích trồng nguyên liệu thuốc lá
Hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gần 50% nguyên liệu sản xuất thuốc lá. Ngay cả
trong trường hợp tăng thuế làm giảm tiêu dùng thì Việt Nam vẫn trong tình trạng nhập
nguyên liệu chứ chưa thừa nguyên liệu. Nhưng khi áp dụng chung một mức thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt là 55% hoặc 65%, không phân biệt nguồn gốc nguyên liệu sử dụng sẽ làm
cho các đơn vị sản xuất thuốc điếu có xu hướng chuyển sang sử dụng các nguyên liệu thuốc
lá có nguồn gốc nhập ngoại, do đó các vùng trồng nguyên liệu mà ngành thuốc lá đã đầu tư
trong thời gian qua sẽ có nguy cơ bị thu hẹp. Theo bảng dưới đây, diện tích trồng cây thuốc
lá đang có xu hướng giảm, giá trị nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá tăng, trong đó năm 2008
giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu thuốc lá đạt 243 triệu USD.
Năm
Diện tích
trồng cây CN
hàng năm
(nghìn ha)
Diện tích
trồng cây
thuôc lá
(nghìn ha)
Tỷ lệ S
cây thuốc lá
/
S
cây công nghiệp hàng

năm
Sản lượng cây
thuốc lá
(nghìn tấn)
Giá trị nguyên
phụ liệu thuốc
lá NK
(triệu USD)
1990 542.0 26.5 4.89% 21.8
1995 716.7 27.7 3.86% 27.7 97.0
1996 694.3 23.9 3.44% 23.5 100.2
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
1997 728.2 26.3 3.61% 27.2 79.9
1998 808.2 32.4 4.01% 33.3 111.3
1999 889.4 32.5 3.65% 35.6 88.3
2000 778.1 24.4 3.14% 27.1 107.6
2001 786.0 24.4 3.10% 32 125.6
2002 845.8 26.6 3.14% 33.2 145.4
2003 835.0 23.0 2.75% 31.8 143.4
2004 857.1 16.3 1.90% 23.4 152.3
2005 861.5 16.8 1.95% 26 163.5
2006 841.7 26.7 3.17% 41.9 124.3
2007 845.8 19.2 2.27% 31.9 205.3
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tuy nhiên, cũng theo bảng trên, diện tích trồng cây thuốc lá rất thấp so với tổng diện
tích cây công nghiệp hàng năm (dưới 5%), nếu sự tăng thuế có làm giảm diện tích trồng cây
thuốc lá cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp nói chung cũng
như diện tích các cây trồng khác.
Tóm lại, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm thay đổi thu nhập xã hội cụ thể là làm giảm
GDP, do:

Xét về phía sử dụng thu nhập: nếu giá thuốc lá tăng bởi thuế thì người hút thuốc
tốn nhiều thu nhập hơn cho thuốc lá và phúc lợi của họ bị giảm đi.
Xét từ phía nguồn của thu nhập: nếu cầu về thuốc lá giảm do giá thuốc lên cao thì
người trồng thuốc lá và người sản xuất thuốc lá sẽ phải giảm sản lượng sản xuất
của mình dẫn đên thu nhập giảm.
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Các công trình nghiên cứu trên toàn thế giới đều kết luận rằng thuốc lá có hại cho sức
khoẻ. Theo một báo cáo nghiên cứu của Chương trình Kiểm soát Thuốc lá Việt Nam năm
2007, Việt Nam hiện có khoảng 30.000-40.000 người chết hàng năm vì có liên quan đến
thuốc lá. Con số này cũng cho thấy, hàng năm số người hút thuốc lá tại Việt Nam đã “đốt”
đi khoảng 8,2 ngàn tỷ đồng (tương đương 521,5 triệu đô-la Mỹ). Chỉ tính riêng chi phí điều
trị nội trú 3 bệnh do thuốc lá gây ra là ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và thiếu
máu cơ tim, mỗi năm người dân Việt Nam phải chi khoảng 77,5 triệu USD, tương đương
khoảng 0,22% GDP và hơn 4,3% tổng chỉ tiêu cho y tế của toàn xã hội. Chi phí phát sinh
cho cộng đồng do nhu cầu điều trị các bệnh thuốc lá gây ra vô cùng lớn so với số thuế thu
vào cho ngân sách.
Chúng ta vẫn ủng hộ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đánh trên thuốc lá, vì có thể nói
hiện nay đây là biện pháp được coi là tối ưu nhất:
 Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên 20 điểm phần trăm mỗi năm để theo kịp lạm
phát.
- Áp dụng một loại thuế tính theo số lượng là 1750VND với mỗi bao 20 điếu, điều
chỉnh theo lạm phát hoặc có lộ trình tăng để theo kịp hoặc vượt mứclạm phát dự kiến.
Điều này sẽ tăng giá trung bình 30% và đồng thời sẽ có tác dụng làm giảm
việcchuyển sang hút những sản phẩm thuốc lá rẻ hơn.
- Áp dụng một mức thuế đặc biệt tính theo số lượng là 1000 VND mỗi 100 gam thuốc
lào điều chỉnh theo lạm phát hoặc có lộ trình tăng để theo kịp hoặc vượt mức lạm
phát dự kiến.
- Tăng cường các biện pháp chống buôn lậu. Chính sách tem thuế của chính phủ yêu
cầu dán tem thuế lên các bao thuốc lá sản xuất trong nước cần đượcduy trì và tăng

cường. Yêu cầu về cấp phép và thực thi luật pháp tốt hơn cần được thực hiện.
- Lồng ghép việc kiểm soát thuốc lá vào trong các nỗ lực giảm nghèo nói chung. Dành
ra một phần thu nhập từ thuế thuốc lá cho các chương trình như bảo hiểm y tế, nâng
cao sức khỏe và kiểm soát thuốc lá.
 Tăng thuế giúp bảo vệ cuộc sống và tăng thu nhập cho Chính phủ
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
- Nếu Việt Nam áp dụng một mức thuế tính theo số lượng là 1750 VND mỗi bao 20
điếu và điều chỉnh theo lạm phát, thì giá trung bình sẽ tăng khoảng 30%, dẫn đến
giảm số lượng người hút thuốc lá và tăng cường sức khỏe cho dân chúng. Ngoài ra,
Chính phủ sẽ tăng được nguồn thu thuế thuốc lá.
 Chống buôn lậu thuốc lá:
- Song song với việc đánh thuế cao, nhà nước cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn
để kiểm soát và dập tắt tình trạng buôn lậu, trốn thuế cũng như trực tiếp tác động đến
tâm lý của người dân mới đạt được kết quả như mong muốn. Các chế tài trước đâu
đối với hành động buôn lậu thuốc lá quá nhẹ, không có tác dụng răn đe ngăn chặn,
tuy nhiên nghị định 76/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 sửa đổi bổ sung Điều 11 Nghị
định 06/2009/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh rượu và thuốc lá. Theo đó, với hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ
hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên thì cơ quan phát
hiện, thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm
quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan tố tụng hình sự có quyết
định không truy cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển sang xử phạt vi phạm hành
chính bằng hình thức phạt tiền, thì mức phạt là 100 triệu đồng. Với các đối tượng
buôn lậu dưới 1.500 bao, nếu người vi phạm đã bị xử phạt hành chính trước đó,
nhưng chưa hết thời hạn quy định, chưa được xóa án tích, đã vi phạm hoặc có dấu
hiệu phạm tội thì cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phạt hành chính 100
triệu đồng.
Đây có thể coi là bước đột phá của Chính phủ trong chế tài công tác chống buôn lậu
rượu và thuốc lá nhập lậu. Tuy nhiên, để chế tài đủ mạnh và thực thi có hiệu quả trong công
tác chống buôn lậu thì đòi hỏi có sự nỗ lực kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của các lực lượng

chức năng ở cả khu vực biên giới và trên thị trường, nhất là ở các khu vực nóng như An
Giang, Long An, Quảng Trị…
Thuốc lá không chỉ gây tác hại với sức khỏe con người mà nó còn ảnh hưởng đến
môi trường, chúng ta dễ dàng thấy tàn thuốc, mẩu thuốc lá vứt mọi nơi mọi chỗ trong khi
hầu hết các loại đầu lọc không thể tái sinh và rất nhiều năm sau nó mới có thể phân hủy.
Như vậy cần đưa thuốc lá thành phẩm cũng như các thành phần nguyên liệu làm ra thuốc lá
vào diện chịu thuế bảo vệ môi trường vừa có tác dụng giúp đẩy giá thuốc lá lên cao (biện
pháp mạnh mẽ để kiềm chế sử dụng) và đảm bảo quyền lợi cho người không hút thuốc được
hít thở một bầu không khí đỡ ô nhiễm hơn. Có thể chúng ta dùng tiền thuế này để xây dựng
một quỹ hỗ trợ những người nghiệm thuốc sớm cai nghiệm và để điều trị những căn bệnh do
tác hại của thuốc gây ra.
Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc mở các lớp tập huấn phòng chống tác hại thuốc
lá trong trường học, cơ quan, tổ chức đoàn thể và dùng các phương tiện thông tin đại
chúng nhằm tuyên truyền những hình ảnh, bài viết về tác hại của thuốc lá và những gương
điển hình đã cai nghiệm được. Chúng tôi hi vọng kết hợp những biện pháp trên, chúng ta
mới có thể nhanh chóng loại bỏ thuốc lá thuốc lào ra khỏi cuộc sống, hãy vì một cuộc sống
lành mạnh,môi trường trong sạch không còn khói thuốc và chắc chắn chúng ta sẽ làm được.
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang
TÀI TIỆU THAM KH€O
1. Bộ Tài chính - Thông tư số 64/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 - hướng dẫn thi hành
Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. G Emmanuel Guindon, Nguyễn Thị Thu Hiền, Hoàng Văn Kình, Emily Mc-Girr, Đặng
Vũ Trung, Nguyễn Tuấn Lâm (2010) - Thuế thuốc lá ở Việt Nam
3. Số liệu của Tổng cục thống kê.
SVTH: Tống Thị Vân Anh Trang

×