Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt trong thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.59 KB, 3 trang )

3. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế TTĐB là công cụ rất quan trọng để NN thực hiện chức năng quản lý,
hướng dẫn sản xuất và điều tiết tiêu dùng XH.
Việc thu thuế TTĐB ở khâu sản xuất giúp cho Nhà nước có thể nắm
bắt được một cách tương đối chính xác số lượng thực tế các cơ sở sản
xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB, cũng như năng lực sản xuất của từng cơ
sở từng loại mặt hàn chịu thuế. Khả năng này giúp Nhà nước sắp xếp có
hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế TTĐB
và có chính sách điều chỉnh thích hợp.
Việc thu thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu cũng giúp NN quản lý được
hoạt động nhập khẩu mặt hàng, dịch vụ được coi là đặc biệt, không khuyến
khích tiêu dùng. Ngoài ra, việc tính thuế ở khâu này còn hạn chế việc tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài. Qua đó, khuyến khích
tiêu dùng sản phẩm hàng hoá, DV cùng loại trong nước. Đây là việc làm có
ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chủ trương bảo hộ sản xuất trong nước
mà hầu hết các quốc gia theo đuổi.
Ngoài ra, thuế TTĐB là công cụ hữu hiệu giúp NN quản lý đối với các
cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu các hàng hoá dịch vụ này. Vì vậy,
khi thuế TTĐB không được thực thi trên thực tế thì NN không thể xác định
số lượng các mặt hàng bị đánh thuế TTĐB trên thị trường Việt Nam hiện
nay, điều nãy dẫn tới hậu quả là hành vi trốn thuế của các chủ thể có nghĩa
vụ nộp thuế (nhất là đối với loại thuế có mức thuế suất cao như thuế
TTĐB), gây khó khăn cho cơ quan quản lý thuế.
Mức thuế hiện nay của Việt Nam ở mức trung bình trong khu vực,
các hàng hóa chịu thuế TTĐB liên quan đến môi trường, tiêu hao năng
lượng, sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh các mặt hàng xa xỉ, mặt hàng chịu
thuế còn chủ yếu là có hại chó sức khoẻ người sử dụng và người xung
quanh như rượu, bia, thuốc lá…Với mức thuế suất cao, người tiêu dùng
đôi khi phải bỏ qua hoặc hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng vì không
đủ khả năng chi trả hoặc cân nhắc về giá trị mang lại và giá trị bỏ ra. Vì
vậy, Thuế TTĐB có vai trò định hướng tiêu dùng hợp lý.


Thực tế, tại Việt Nam, xe mô tô có dung tích xi lanh trên 125 phân khối chủ
yếu là loại xe tay ga, có giá trị lớn, chủ yếu được sử dụng và lưu thông ở
các thành phố lớn, người sử dụng phần đông là bộ phân dân cư có thu
nhập cao. Theo quan điểm chung, việc đưa loại xe này vào diện chịu thuế
TTĐB cơ bản không ảnh hưởng đến các đối tượng sử dụng là bà con nông
dân và người lao động. Vì vậy, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật
thuế TTĐB vẫn quy định xe mô tô loại này thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
1
để định hướng tiêu dùng, khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết
kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.
- Nhằm hạn chế sản xuất, cung ứng một số hàng hoá, dịch vụ mà việc SX,
tiêu dùng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, có hại cho sức khoẻ của
người dân làm ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia về KT, CT, xã hội.
VD: Nước giải khát không cồn tuy là đồ uống yêu thích của nhiều người
tiêu dùng, nhưng sử dụng quá mức sẽ gây nguy cơ tới sức khỏe của con
người. Nhiều chuyên gia y tế quốc tế đã cảnh báo một số tác hại đến sức
khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng hàng ngày hoặc quá mức như: Gây
béo phì, mỡ máu, tiêu đường, bệnh gút và tăng nguy cơ bị ung thư,… Vì
vậy việc định hướng thói quen tiêu dùng đối với loại sản phầm này là rất
cần thiết để tránh gây ảnh hướng đến sức khoẻ.
Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, bên cạnh giải pháp như tuyên truyền
ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng quá mức nước ngọt có ga không
cồn, nhiều nước đã sử dụng công cụ thuế TTĐB đối với loại đồ uống này.
Các nước và vùng lãnh thổ áp dụng thuế TTĐB đối với loại thức uống này
như: Anh, Pháp (7,16 france trên 1hectolitre, Thái Lan áp dụng thuế suất
tương đối kết hợp với thuế suất tuyệt đối ( 20% và 0,45 baht/440cc),
Campuchia (10%), Lào (20%).
Do đó, Để định hướng điều tiết tiêu dùng đối với nước giải khát có ga
không cồn mở rộng đối tượng chịu thuế, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung loại
nước này vào đối tượng chịu thuế TTĐB và áp dụng mức thuế suất 10 %.

- Thuế TTĐB là công cụ để NN điều tiết thu nhập của người tiêu dùng, góp
phần thực hiện công bằng xã hội.
Nói đến điều tiết thu nhập người ta thường nghĩ tới vai trò hàng đầu của
thuế trực thu, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, thuế gián thu,
điển hình là Thuế TTĐB cũng phần nào đảm bảo được vai trò này. Thuế
TTĐB không đánh vào tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ mà chỉ đánh vào
một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt Nhà nước không khuyến khích tiêu
dùng. Mức độ động viên của Nhà nước thông qua thuế TTĐB thường cao
hơn so với mức độ động viên thông qua các sắc thuế gián thu khác. Thuế
suất cao sẽ làm cho giá hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tăng lên. Hệ quả là đối
tượng tiêu dùng các mặt hàng và dịch vụ chịu thuế TTĐB không thể là số
đông quần chúng lao động mà chỉ là những tầng lớp khá giả trong xã hội.
Như vậy, NN có thể huy động một bộ phận thu nhập của những đối tượng
có khả năng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu này vào ngân
sách nhà nước để sử dụng cho những mục tiêu công cộng, góp phần đảm
bảo công bằng xã hội.
2
VD: Đối với kinh doanh gôn. Đây là loại hình dịch vụ cao cấp, thu hút
người chơi là những người có thu nhập cao trong xã hội, do đó thuế TTĐB
dùng điều tiết thu nhập, được điều chỉnh từ mức thuế suất 10% lên 20%.
- Thuế TTĐB là cơ sở để nhà nước quản lý, điều tiết nững hàng hóa, dịch vụ
nhạy cảm, tác động lớn đến nền kinh tế – xã hội.
Kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê loại hình dịch vụ có tính
chất nhạy cảm, dễ bị lợi dụng phát sinh tệ nạn xã hội cần hạn chế. Theo
đó, Mức thuế suất TTĐB rất cao: đối với kinh doanh vũ trường tăng từ 30%
lên 40%, đối với mát-xa, ka-ra-ô-kê 30%.
Đối với kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt
cược. Đây là loại hình dịch vụ Nhà nước không khuyến khích kinh doanh
và tiêu dùng. Do đó, mức thuế suất được điều chỉnh tăng 25% lên 30%.
 Với mức thuế suất cao có thể điều tiết, hạn chế được phần nào các loại

hình hoạt động kinh doanh trên trong xã hội.
- Thuế TTĐB đảm bảo nguồn thu cho NSNN
Thuế TTĐB mặc dù có diện thu hẹp nhưng lại có thuế suất cao hơn các
loại thuế gián thu khác. Vì vậy, số tiền thu được từ thuế TTĐB chiếm một tỷ
trọng đáng kể trong tổng ngân sách nhà nước. Tổng thu thuế tiêu thụ đặc
biệt tăng qua các năm, năm 2003 là 11.046 tỷ đồng, năm 2004 là 14.861 tỷ
đồng, tăng 35% so với năm 2003; năm 2005 là 18.326 tỷ đồng, tăng 23%
so với năm 2004; năm 2006 là 20.835 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2005
và năm 2007 là 26.564 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2006.
Theo các con số thống kê, ở nước ta, tỷ trọng số thu từ thuế TTĐB lớn thứ
4 trong số thu các loại thuế hiện hành. Thu từ thuế TTĐB chiếm từ 15 –
18% trong tổng thu từ thuế gián thu. Thuế TTĐB góp phần ổn định và tăng
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước với tỷ trọng thu ngân sách từ thuế
TTĐB trong tổng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí luôn ổn định trong
những năm qua (chiếm khoảng 11-12% tổng thu ngân sách nội địa). Tốc
độ tăng trưởng bình quân của số thu từu thuế TTĐB từ 12 – 14%/năm.
3

×