Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận thị trường tài chính Thị trường Cà phê Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.86 KB, 12 trang )

1. Tổng quan về thị trường Cà phê Việt Nam
- Cây cà phê được du nhập vào Việt Nam bởi những người Pháp theo Thiên Chúa giáo vào
những năm 1950. Tuy nhiên, hoạt động trồng và sản xuất chỉ mới được manh nha vì chưa
được phổ biến và hoạt động thiếu tổ chức.
- Đến năm 1975, khi có những đợt di dân lên vùng cao nguyên, nơi có điều kiện thích hợp
để trồng cà phê. Cà phê mới được mở rộng quy hoạch nhưng vẫn rất tự phát và quy mô
vẫn còn rất nhỏ. Diện tích chỉ khoảng 19000 ha
- Mãi đến năm 1986, khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế hướng đến nền kinh tế thị
trường, cà phê đã được trồng và sản xuất một cách tập trung và có quy mô lớn. Đến năm
1988, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ tư trên thế giới (chiếm 6.5%
sản lượng thế giới) đứng sau Brazil,Colombia và Indonesia.
- Năm 1990 đánh dấu bước phát triển quan trọng của ngành cà phê Việt Nam khi trở thành
nước xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới (chỉ sau Brazil) với diện tích khoảng 119,300 ha và
sản lượng 93 nghìn tấn (nguồn vicofa.org.vn).
- Khoảng thời gian 1995-2001 được xem là khoảng thời gian phát triển nhanh nhất, Việt
Nam tăng gấp 3 lần diện tích trồng cà phê (từ 186400 ha lên đến 565300 ha) và tăng sản
lượng từ 218 nghìn tấn lên 840.6 nghìn tấn. Lý do cho sự phát triển vượt bậc này chính là
do chính phủ Việt Nam thực hiện ba chính sách quan trọng là (i) tín dụng ưu đãi, trợ giá
đầu vào và chi phí đất thấp, (ii) tự do hoá thị trường đầu vào nông nghiệp và (iii) tập trung
thâm canh cà phê. Tuy nhiên, trong giai đoạn đó, hệ thống tưới tiêu còn hạn chế (đa phần
các hộ canh tác sử dụng giếng đào) nên không đủ đáp ứng sự thay đổi diện tích canh tác.
- Sau năm 1999, các doanh ngiệp khối tư nhân đã được tham gia vào thị trường cà phê xuất
khẩu thay vì chỉ giới hạn cho các doanh nghiệp nhà nước như thời gian trước. Đến nay,
diện tích trồng cà phê lên đến 550 nghìn ha và sản lượng trung bình giai đoạn 2005-2010
là 1 triệu tấn/năm tăng vọt lên 1,6-1,7 triệu tấn trong niên vụ thu hoạch cà phê 2011-1012.
(Sản lượng cà phê Việt Nam giai đoạn từ năm 1990-2012 (nguồn vicofa))

Diện tích trồng cà phê Việt Nam qua các năm 1990-2012 (nguồn vicofa)
2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê việt nam
2.1. Sản xuất.
Hiện tại cà phê Việt Nam có diện tích gieo trồng khoảng từ 500.000 – 600.000 ha


và sản lượng trung bình trên 1000 tấn/ năm, trong đó phần lớn là cà phê Robusta ( xấp xỉ
90%) phần còn lại là cà phê Arabica (xấp xỉ 10%) và một số ít loại cà phê Liberia. Trong
số đó, gần 80% diện tích gieo trồng thuộc sở hữu tư nhân.
Khu vực trồng cà phê Robusta chính của Việt Nam:
- Tỉnh Đắk Lắk (khoảng 234.000 héc ta đất canh tác)
- Tỉnh Gia Lai (khoảng 100.000 héc ta đất canh tác)
- Tỉnh Lâm Đồng (khoảng 75.000 héc ta đất canh tác)
SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ VIỆT NAM THEO LOẠI CÀ PHÊ (1000 bao)
Nguồn: USDA
Nhìn chung trong những năm gần đây sản lượng cà phê tăng, đặc biệt năm 2011-2012
sản lượng tăng vọt lên con số ấn tượng 1,6-1,7 triệu tấn, cao hơn so với giai đoạn 2005-
2010 đến hơn 500 triệu tấn.
2.2. Xuất khẩu
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và
Việt Nam cho thấy, với nhịp độ tăng trưởng “khủng” 23,8%/năm của ngành cà phê trong
thập niên 1990, đến năm 1997, Việt Nam đã vượt qua Indonesia để trở thành quốc gia
xuất khẩu cà phê nhiều thứ ba thế giới. Vào năm 2000, với 734.000 tấn cà phê xuất khẩu,
Việt Nam tiếp tục vượt qua Colombia để chắc chân ở vị trí thứ hai thế giới từ đó đến nay.
Số liệu từ Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) cho thấy, khối lượng xuất khẩu cả niên vụ 2013
(từ tháng 10/2012 đến tháng 9/2013) của Việt Nam xấp xỉ 20 triệu bao, giảm 7,9% so với
niên vụ 2011/2012 (21,7 triệu bao). Việt Nam tiếp tục là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ
hai thế giới. Tuy nhiên, nhìn chung, từ năm 2011 đến nay, giá cà phê có xu hướng giảm
mạnh. Điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận từ việc xuất khẩu cà phê trong những năm
gần đây của Việt Nam.
Nguồn : Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO)
 Một số thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Cà phê của Việt Nam xuất khẩu hơn 95% sản lượng, với tốc độ phát triển bình quân
trên 25%/năm thì Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu Châu Á về xuất khẩu cà phê và
đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta (nguồn y5cafe). Cùng với việc đẩy

mạnh sản xuất và xuất khẩu, thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng không ngừng
tăng lên. Đến nay cà phê Việt Nam đã được xuất sang trên 50 nước trên các Châu lục như
Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Hà Lan, Bỉ…
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), từ năm 2000 lượng xuất
khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt qua Côlômbia, Indonesia để vươn lên trở thành nhà
xuất khẩu lớn thứ hai cung cấp cà phê ra thị trường thế giới, chiếm tỷ trọng khoảng 15,3%
trong giai đoạn 2000 -2008. Hiện nay, Việt Nam chỉ đứng sau Braxin với tỷ trọng chiếm
gần ¼ lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Trong nhiều năm qua, Đức và Hoa Kỳ vẫn là
hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng tính chung khoảng
22% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
 Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu.
- Thuận lợi:
• Chúng ta có nguồn nguyên liệu rất dồi dào cho xuất khẩu. Ở Việt Nam, 80%
khối lượng cà phê xuất khẩu có nguồn gốc từ các hộ nông dân.Đó là thế
mạnh của chúng ta trong khâu tạo ra nguồn nguyên liệu.
• Là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới, mức tăng trưởng lượng xuất
khẩu hàng năm lớn (khoảng 20,35%)
• Trong công tác xuất khẩu cà phê, Việt Nam với lợi thế là nước xuất khẩu cà
phê lớn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương nên có thể đẩy mạnh lượng
hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc - hai thị trường tiêu
thụ cà phê lớn của thế giới.
- Khó khăn:
• Khi xuất khẩu cà phê Việt Nam thường phải chịu giá thấp
• Khâu chế biến vẫn còn manh mún: Nhờ hương vị đậm đà tự nhiên, cà phê
Việt Nam được nhiều khách hàng ưa chuộng. Nhưng công nghệ chế biến lạc
hậu nên khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới
còn hạn chế.
• Chất lượng cà phê xuất khẩu còn nhiều tồn tại: độ ẩm, hương vị…
• Sản phẩm cà phê được bán tự do trên thị trường không có tổ chức.
3. Các nhân tố tác động đến giá cà phê

3.1. Yếu tố tác động đến cung
3.1.1 Thời tiết.
Đối với hàng hóa nông nghiệp, yếu tố thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến giá cả hàng hóa.
Thời tiết là nhân tố không thể kiểm soát mà theo đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới vụ
mùa tại bất cứ năm nào.
Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới có những yêu cầu sinh thái rất khắt khe.Hai giống
cây cà phê chính là Arabica và Robusta yêu cầu những điều kiện thời tiết riêng biệt. Vụ
thu hoạch cà phê phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu. Khi thời tiết thuận hòa, sản
xuất đạt kết quả tốt dẫn đến cung tăng lên.
Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng cà phê Việt Nam mà qua đó tác động đến giá
cả cà phê xuất khẩu. . Ở Việt nam, cà phê được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên. Đặc điểm
khí hậu ở vùng này được chia làm 2 mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4. Trong khi đó, cà phê thường bắt đầu thu hoạch vào tháng 10
hằng năm.Nếu như thời tiết thất thường, mùa mưa còn kéo dài thì việc thu hoạch sẽ bị ảnh
hưởng do quả còn xanh và ẩm thấp gây nấm mốc. Do đó yếu tố thời tiết ảnh hưởng rất lớn
đến năng suất cà phê.
Ví dụ: Tình hình hạn hán diễn ra đầu năm 2011 ở Tây nguyên của Việt nam và dự báo
hạn hán ở Brazin khiến sản lượng 2011 có thể giảm chỉ còn 42 triệu bao loại 60 kg so với
48 triệu bao năm 2010. Điều này khiến giá cà phê cuối năm 2010 và đầu năm 2011 tăng
giá rất mạnh. Giá cà phê Arabica tháng 4/2011 đã tăng tới 77% so với cùng kỳ trong khi
giá cà phê Robusta tăng 64% so với cùng kỳ.
3.1.2 Chi phí đầu vào:
Chi phí đầu vào tăng gây khó khăn cho người nông dân trong việc chăm bón cũng như
mở rộng sản xuất. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm lượng cung. Có thể coi lãi suất
như một chi phí đầu vào quan trọng. Lãi suất giảm làm giảm chi phí đầu vào dẫn đến quy
mô sản xuất tăng, từ đó nguồn cung tăng khiến giá cà phê giảm. Tuy nhiên, trong dài hạn,
lãi suất thấp khiến lạm phát tăng, nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào những hàng hóa
cơ bản trong đó có cà phê để bảo toàn giá trị nguồn vốn khi các kênh đầu tư tài chính
khách giảm giá khiến giá cà phê tăng. Tóm lại, về mặt thương mại – sản xuất, khi các chi
phí đầu vào ( chi phí vốn, chi phí phân bón, nước tưới,…) giảm thì người sản xuất sẽ có

động lực mở rộng quy mô và lượng cung có thể sẽ tăng.
3.1.3 Tỷ giá
Tỷ giá hối đoái (gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai
nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá là giá của một đồng tiền này so với đồng tiền
khác.
Sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. VD: khi tỷ
giá VND/USD tăng ->giá cà phê xuất khẩu rẻ hơn -> sức cạnh tranh tăng lên -> lượng xuất
khẩu tăng lên.
Ví dụ: Giai đoạn từ tháng 2/2002 đến tháng 7/2008, đồng đô la đã giảm khoảng 37% so
với các đơn vị tiền tệ khác, giá cà phê Robusta tăng 3,73 lần, từ 53,73 cents/kg lên 254,04
cents/kg còn giá cà phê Arabica tăng 1,49 lần từ 130,34 cents/kg lên 324,87 cents/kg.
3.1.4 Công nghệ và kỹ thuật
Đối với bất cứ một loại hàng hóa nào, chất lượng và sản lượng luôn đóng vai trò quan
trọng . Chất lượng kém khiến giá cả cà phê bị mất giá. Mặt khác, khi chất lượng kém ->
lượng đào thải tăng ->nguồn cung trên thị trường giảm. Các công tác khuyến nông, thủy
lợi, những thành tựu khoa học kĩ thuật mới về giống cây cà phê sẽ làm tăng năng suất, sản
lượng và dẫn tới tăng cung.
Tuy Việt Nam đứng thứ hai về lượng cà phê xuất khẩu nhưng giá trị xuất khẩu vẫn
luôn bấp bênh (nguồn vietbao.vn). Hơn thế nữa, số lượng cà phê bị thải loại của Việt Nam
chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới. Vấn đề chủ yếu nằm ở khâu chất lượng và kỹ thuật bán
hàng, sự phối hợp chưa tốt giữa các nhà xuất khẩu cà phê.
3.1.5 Sự điều tiết của chính phủ
Một yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến cung cà phê là sự can thiệp của chính phủ như
những quy định nghiêm ngặt của chính phủ về bảo vệ môi trường, hỗ trợ tín dụng, …
Những sự điều tiết này cũng ảnh hưởng lớn đến lượng cung cà phê thế giới.
Một số chính sách từ chính phủ ở những nước sản xuất cà phê chiếm tỷ trọng lớn sẽ
ảnh hưởng đến giá cà phê xuất khấu của quốc gia đó và sẽ góp phần làm cho giá cà phê
thế giới giảm. Chính phủ một số nước can thiệp vào ngành cà phê bằng cách quy định giá
sàn (giá tối thiểu). Hoặc đánh thuế xuất nhập khẩu làm cho sản lượng cà phê xuất khẩu
giảm -> giá cà phê tăng.

3.1.6 Hiệp hội
Ngày nay, để tồn tại người ta thường liên doanh, liên kết lại với nhau mang tính chất
toàn cầu hay khu vực.Các hiệp hội của các quốc gia xuất khẩu cà phê đóng vai trò điều
hòa cung cầu trên thị trường bằng hạn ngạch xuất khẩu nhưng đôi khi việc này không
được hiệu quả lắm.
Ví dụ: Sự điều chỉnh cân bằng hạn ngạch của Hiệp hội các quốc gia trồng cà phê
(ACPC) cũng tác động đến giá. Khi giá cao, ACPC tăng mức hạn ngạch xuất khẩu lên và
khi giá thấp ACPC lại cắt giảm hạn ngạch đi để tạo nên sự cân bằng cung cầu, duy trì ổn
định giá. Tuy nhiên đôi khi việc này cũng không có tác dụng lớn.
3.2. Yếu tố tác động đến cầu
Phần lớn lượng cầu cà phê tập trung vào các nước phát triển mà những nước này có
thói quen tiêu dùng cà phê rất ổn định.Nên cầu của cà phê thường co giãn ít đối với các
yếu tố tác động.
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế.
Ngành cà phê là một lĩnh vực trong nền kinh tế chung của thế giới. Do vậy, sức khỏe
của nền kinh tế thế giới có vấn đề sẽ ảnh hưởng phần nào đến giá cà phê thế giới (một
cách gián tiếp). Khi một nền kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện thì nhu cầu tiêu
dùng tăng khiến giá cà phê tăng. Nhưng cà phê là một mặt hàng có lượng cầu ít co giãn
đối với giá. Tức là khi giá giảm mạnh thì người ta không tăng uống cà phê nhiều tương
ứng. Nhưng ở chiều ngược lại, khi giá tăng hoặc thu nhập giảm thì cầu về cà phê có thể
giảm đáng kể.
Mặt khác khi tình hình kinh tế gặp khủng hoảng, nhà đầu tư có xu hướng chuyển
sang những kênh đầu tư ít rủi ro như hàng hóa nông sản làm cho lượng cầu tăng dẫn đến
giá tăng. Điều đó giải thích lý do tại sao trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
(2007-2008) và khủng hoảng nợ công Châu Âu (2010) vừa qua làm giá cà phê tăng.
Nhưng nếu tình trạng khủng hoảng kéo dài thì dẫn đến thu nhập của người dân giảm thì
lượng tiêu thụ cà phê cũng giảm. Đó là lý do tại sao vào cuối 2008 và năm 2009 sau
khủng hoảng thì giá cà phê thế giới giảm mạnh.
3.2.2. Lạm phát
Lạm phát tác động 2 chiều đến thị trường cà phê:

 Lạm phát vừa tác động vào cung, làm tăng chi phí đầu vào khiến giá cà phê tăng
lên.
 Lạm phát tác động vào cầu. Lạm phát tăng khiến các kênh đầu tư vào trái phiếu,cổ
phiếu càng rủi ro. Nhiều nhà đầu tư sẽ chuyển vốn vào thị trường hàng hóa trong đó có
cà phê khiến giá cà phê tăng .Tuy nhiên, nếu lạm phát kéo dài thì sẽ ảnh hưởng xấu đến
tình hình tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ, lạm phát kéo dài sẽ làm giá cà phê tăng khiến nhu
cầu uống cà phê giảm đáng kể. Nhu cầu giảm sẽ kéo theo sự giảm giá tương ứng.
3.2.3. Xu hướng tiêu thụ
Trong khi xu hướng tiêu dùng của các nước tiêu thụ lớn như thị trường đã phát triển
tăng trưởng chậm và ổn định thì các thị trường mới nổi như Brazil, Trung Quốc, Việt
Nam, Indonexia, Philippines lại có được tốc độ tăng trưởng trong tiêu dùng nhanh và
đáng chú ý. Chỉ trong giai đoạn 5 năm từ 2006 đến 2010, Indonesia đã đạt được tốc tộ
tăng trưởng về tiêu thụ tới 8.3%, Philippines là 6.7%, Trung Quốc là 6.9%, Việt Nam là
6.3% và Brazil là 3.5%. Xu hướng tăng trưởng mạnh trong tiêu dùng cà phê của các nước
đang phát triển sẽ bổ sung nhu cầu đáng kể cho lượng tiêu thụ cà phê thế giới và sẽ tác
động tới diễn biến ngành cà phê thế giới trong những năm tới đây.
3.3. Các yếu tố khác.
Ngoài những yếu tố tác động trực tiếp lên cung cầu từ đó tác động đến giá cà phê,
còn có những yếu tố tạo ra cung cầu ảo làm thay đổi giá cà phê hay những yếu tố tác động
trực tiếp đến giá cà phê.
3.3.1. Các chiến lược của các nhà đầu cơ
Giá cả biến động theo quy luật cứ 4-5 năm tăng rồi lại giảm trong khi đó sản xuất và
tiêu thụ không theo quy luật đó. Chiến lược của các nhà đầu cơ cà phê, lượng mua vào
bán ra của họ đã ảnh hưởng đến sự biến động của giá cả, ít nhất là trong một thời gian
ngắn.
Mỗi khi họ nghe tin thời tiết không ổn như sương muối ở Braxin, hạn hán ở
Indonexia, họ lại có chiến lược mua vào. Việc này làm cho giá cả cà phê tăng lên nhanh
chóng và ngược lại. Vào cuối năm 2008, vụ mùa cà phê ở nước ta được cảnh báo giảm
mạnh, dự báo sản lượng nước ta mất khoảng 30%. Tin mất mùa ở Việt Nam cùng
Colombia, Braxin đã khiến giá cà phê thế giới tăng mạnh lên mức cao nhất kể từ năm

1994. Ngày 14/3/2008 được coi là ngày “thứ 6 đen tối” với giới kinh doanh cà phê trên
LIFFE: 2 phiên trước đó giá cà phê tăng tổng cộng trên 150 USD/tấn; nhưng vào phiên
cuối tuần, giới thương nhân và đầu cơ đã tăng mạnh lượng bán ra để chốt lời khiến giá
ngày 14/3 mất 127USD/tấn, giá đỉnh và giá đáy chênh lệch 179USD/tấn.
3.3.2. Thuế quan.
Thuế được xem như một công cụ của chính phủ để điều tiết cung cầu xuất khẩu cũng như
nhập khẩu.Tuy nhiên, thuế lại tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa trong đó có cà phê,
thuế quan góp một phần vào giá cả hàng hóa.
Hiện còn nhiều nước như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Đan Mạch đánh mức thuế 4% đối với
cà phê nguyên liệu từ những nước không phải là thành viên của những nước sản xuất cà
phê thế giới (ACPC) hoặc từ những nước không được hưởng quyền tối huệ quốc. Hầu hết
các nước đánh thuế vào những sản phẩm cà phê, ví dụ Nhật Bản là 20% đối với cà phê đã
tách cafein, Đức và Hà Lan là 18% đối với cà phê hòa tan.

×