Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

thuyết trình đề tài nguyên lý của chủ nghĩa mác-lênin về vấn đề chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.45 KB, 16 trang )

ĐỀ TÀI 6
NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC
VÀ TRIỂN VỌNG
A.NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-
LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA
HỌC HIỆN THỰC
Khái niệm
Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học nghiên cứu sự
chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản
sang chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa xã hội khoa hoc “là sự biểu hiện lập trường của
giai cấp vô sản” trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp
vô sản chống lại giai cấp tư sản, là “sự khái quát lý luận về
những điều kiện giải phóng của giai cấp vô sản”.
Chủ nghĩa xã hội hiện thực là quá trình thâm nhập lý luận
khoa học đó vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động
Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học hiện thực
Sự thắng lợi của Cách mạng Tháng mười Nga,
lịch sử đã mở ra con đường mới cho sự giải phóng
các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức. Nó đã mở
đầu một thời đại mới trong lịch sử - thời kỳ quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm
vi toàn thê giới. Và từ đây mô hình chủ nghĩa xã
hội hiện thực đầu tiên trên thế giới được hình
thành.
Các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa
học hiện thực
Những cống hiến, thành tựu và hạn chế của chủ


nghĩa xã hội khoa học hiện thực:
Sau hơn 70 năm đổi mới và xây dựng Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa khác đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ và đạt
những thành tựu to lớn sau đây:
Tuy nhiên CNXH hiện thực còn một số hạn chế:
Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ
nghĩa xã hội XôViết
Nguyên nhân sâu xa là những sai lầm thuộc về
mô hình phát triển của chủ nghĩa xã hội XôViết
Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến sự
sụp đổ
-
Đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại
-
Âm mưu “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế
quốc
B. ĐÁNH GIÁ VỀ TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC
Bản chất của Chủ nghĩa tư bản không thay đổi
Chủ nghĩa tư bản có vai trò to lớn đối với lịch sử phát
triển của nhân loại. Trong mấy thập kỷ qua, do biết “tự
điều chỉnh và thích ứng” đồng thời sử dụng triệt để
những thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ,
các nước tư bản chủ nghĩa đã vượt qua được một số
cuộc khủng hoảng và vẫn còn khả năng phát triển. Song
dù thế nào, chủ nghĩa tư bản cũng không thể là chế độ
tương lai của nhân loại. Bản chất bóc lột, phản dân chủ,
vô nhân đạo của chủ nghĩa tư bản không thay đổi.
Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, dù là chủ nghĩa
tư bản hiện đại vẫn không thể xóa bỏ được đói nghèo,

mù chữ, bất bình đẳng do phân hóa thu nhập và mức
sống ngày càng sâu sắc. Chủ nghĩa tư bản với những
mâu thuẫn bên trong không thể khắc phục mặc dù nó
luôn được tô vẽ bằng những lối xưng danh mới như:
“phi hệ tư tưởng hóa”, “xã hội tư bản”, “xã hội hậu công
nghiệp”, “xã hội kinh tế tri thức hóa”
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội chỉ mang tính chất
tạm thời
Đã xuất hiện những nhân tố mới của xu hướng đi
lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia trong thế giới
đương đại.
Các nước xã hội chủ nghĩa không ngừng tiến hành
cải cách đổi mới và ngày càng đạt được nhiều thành
tựu to lớn.
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
Những nét tương đồng:
Từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung chuyển sang kinh tế thị
trường XHCN (TQ) hoặc theo định hướng XHCN (VN).
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN theo hướng xây dựng hệ thống
luật pháp ngày càng tương đồng với hệ thống luật pháp hiện đại.
Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm các ngành
nghề, văn hóa, tôn giáo, xã hội…
Hội nhập quốc tế sâu rộng tham gia vào các hầu hết các tổ chức quốc
tế, LHQ các tổ chức khu vực đặc biệt là đã gia nhập WTO, trở thành
những quốc gia tích cực trong hội nhập khu vực ASEAN, Đông Á.
Bảo đảm sự cầm quyền và lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt.
Ý nghĩa:
Trong lịch sử phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
chủ nghĩa xã hội hiện thực đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Chủ nghĩa xã

hội hiện thực là thành quả chung của cả phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế. Cuộc đấu tranh về tư tưởng và lý luận của các đảng cộng
sản và công nhân đã tạo tiền đề về lý luận, đưa cách mạng Tháng Mười
Nga đi đến thắng lợi. Chính sự đấu tranh kiên cường của giai cấp công
nhân Nga và các đảng cộng sản công nhân toàn thế giới đã tạo nên sức
mạnh chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai,
bảo vệ nhà nước Xô Viết công nông đầu tiên của thế giới, xây dựng chủ
nghĩa xã hội thành hệ thống trên thế giới. Phong trào đấu tranh của các
đảng cộng sản và công nhân với nhân loại tiến bộ đã là cơ sở vững chắc,
tạo nên sức mạnh tổng hợp để Việt Nam - một nước nhỏ, nghèo nàn -
giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trên tuyến đầu đấu
tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội hiện thực là bộ phận tiên
phong trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế; trực tiếp thực hiện
sứ mệnh cải tạo xã hội tư bản, sáng tạo ra lý luận và thực tiễn xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, chủ nghĩa xã hội hiện thực còn là chỗ dựa
vững chắc về tinh thần, vật chất cho phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế.
Kết luận
Chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội với tư cách là hai hình
thái kinh tế xã hội khác nhau, kế tiếp nhau, xã hội trước tất
yếu bị xã hội sau thay thế, xã hội sau vừa phủ nhận xã hội
trước vừa kế thừa và phát triển những thành tựu mà xã hội
trước tạo ra. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể tạo ra một xã
hội mà trong đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai
thác vì lợi ích của cả xã hội; phân chia lợi nhuận công bằng
nhằm chăm lo cho từng con người về lương thực, nhà cửa,
giáo dục, chăm sóc y tế và chủ nghĩa xã hội mới có thể mang
đến sự bình đẳng giữa các quốc gia, loại bỏ nguyên nhân dẫn
đến chiến tranh và giải trừ vũ khí hủy diệt toàn diện. Từ sau
cách mạng Tháng Mười Nga đến nay cũng chứng tỏ dù phải

trải qua những bước quanh co phức tạp nhưng loài người
nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội, đó cũng chính là quy luật
vận động khách quan của lịch sử.

×