Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Đề tài tìm hiểu lỗi chính tả của học sinh huyện Hồng Ngự và đưa ra các định hướng, các giải pháp rèn luyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.05 KB, 97 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I/- Lý do chọn đề tài:
Chính tả là một nội dung của chương trình môn tiếng Việt ở Tiểu học.
Nó là phân môn có vị trí khá quan trọng. Chính nhờ thành thạo kĩ năng chính
tả mà học sinh có một công cụ học tập tốt, tạo điều kiện cho họ thuận lợi
trong giao tiếp xã hội. Học sinh viết đúng chính tả là thể hiện sự thống nhất
của ngôn ngữ dân tộc, thể hiện mục tiêu: “Hình thành và phát triển ở học
sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao
tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi ( ). Bồi dưỡng tình yêu
tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng
Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
của chương trình Tiểu học.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng nói – phải làm sao cho “ở
nước ta, số người viết tốt, nói tốt mỗi ngày một nhiều hơn”. Nói cách khác,
nói tốt, viết tốt là yêu cầu cần đạt đối với mọi người, nhất là với học sinh tiểu
học.
Thế nhưng, vấn đề chính tả của chữ Việt dù đã được bàn bạc ka1 nhiều
và thực tế đã đạt được những thành tựu tốt vẫn không phải là không còn gì
phải bàn cải. Do vậy, muốn rèn luyện kĩ năng viết đúng không phải là vấn đề
đơn giản. Viết đúng tiếng Việt là một yêu cầu thoạt nhìn tưởng như là lẽ tất
nhiên bởi tiếng Việt được xây dựng dựa trên hệ thống chứ cái Latin. Trong đó
các chữ hầu như có sự tương ứng một – một giữa âm và chữ. Tuy nhiên, bên
cạnh những ưu điểm, tiếng Việt cũng còn không ít những hạn chế. Một trong
số những hạn chế đó là sự không tương ứng giữa âm và chữ ở một số âm vị,
chữ viết tiếng Việt lại mang quá nhiều dấu phụ Với những người có những
biểu biết nhất định, viết đúng hoàn toàn những trường hợp nêu trên có thể đạt
được. Nhưng với học sinh tiểu học, khi mà trình độ nhận thức chưa đủ để
giúp các em nắm vững các quy tắc chính tả hay phân biệt được những hiện
tượng chính tả đặc biệt thì việc viết đúng hoàn toàn chính tả tiếng Việt không
1
phải là dễ thực hiện. Mặt khác, chúng ta lại chưa xây dựng được một hệ thống


ngữ âm tiêu chuẩn cho tiếng Việt, do vậy việc rèn luyện chính âm để viết
đúng chính tả hầu như khó thực hiện.
Hơn nữa, khả năng ngôn ngữ nói chung, khả năng viết đúng nói riêng
của học sinh tiểu học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Một trong những
yếu tố đó là vấn đề ảnh hưởng cách phát âm của địa phương nơi các em sinh
sống, hay còn gọi là ảnh hưởng của vấn đề phương ngữ. Tiếng Việt là ngôn
ngữ thống nhất nhưng còn nhiều phương ngữ. Là ngôn ngữ được sử dụng
trong một địa phương, một vùng nào đó, phương ngữ đưa lại sự phong phú
cho ngôn ngữ nhưng cũng đưa lại không ít khó khăn cho sự thống nhất của
ngôn ngữ dân tộc. Nhiều học sinh có thể do ảnh hưởng của phương ngữ đã
viết sai chuẩn chính tả qui định. Tỉnh Đồng Tháp được các nhà nghiên cứu
xếp vào vùng chính tả thuộc phương ngữ Nam bộ với những đặc trưng riêng
trong phát âm. Mặt khác, chương trình chính tả hiện nay, dù đã có những điều
chỉnh cần thiết nhưng vẫn chưa và không thể xây dựng đầy đủ các dạng bài
tập chính tả cho từng vùng cụ thể. Do vậy, tìm hiểu lỗi chính tả của học sinh
huyện Hồng Ngự và đưa ra các định hướng, các giải pháp rèn luyện là cần
thiết trong việc thực hiện mục tiêu dạy học tiếng Việt ở tỉnh Đồng Tháp, góp
phần giữ gìn trong sáng của tiếng Việt.
II/- Lịch sử nghiên cứu: Lỗi chính tả và cách chữa lỗi là vấn đề được các
nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về hai
nhóm:
1/- Những nghiên cứu về mặt lý thuyết liên quan trực tiếp đến đề tài:
Chuẩn hóa tiếng Việt là vấn đề giành được sự quan tâm của đông đảo
các tầng lớp trong xã hội, trong đó chuẩn về chính tả có thể coi là bộ phận
được chú ý đặc biệt. Giáo dư Hoàng Tuệ đã nhận xét “Riêng về chuẩn chính
tả và thuật ngữ tiếng Việt, thư mục Phòng tư liệu Viện Ngôn ngữ học (có cả
phần trước cách mạng) lên tới gần 800 (sách, bài báo, tài liệu hội nghị ”
[TCNN số 4/1983, tr 18]. Do vậy, trong điều kiện khách quan khó có thể có
2
điều kiện tiếp xúc đầy đủ các tư liệu trên và cũng xuất phát từ mục đích,

nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ chú ý tìm hiểu những tài liệu
liên quan trực tiếp đến đề tài mà nhóm nghiên cứu đang thực hiện.
Đầu tiên, phải nhìn nhận rằng, GS Hoàng Tuệ là người tâm huyết với
vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ. Trong “Ngôn ngữ và đời sống xã hội – văn hóa”,
có một loạt bài GS Hoàng Tuệ đề cập đến chuẩn mực hóa tiếng Việt, thể hiện
những ý tưởng, những mong muốn về vai trò văn hóa – xã hội của tiếng địa
phương (tr 82), về Chuẩn ngôn ngữ với những bó buộc và lựa chọn, ổn định
và phát triển (tr 124). Một số vấn đề về chuẩn mực hóa ngôn ngữ (tr 101) ;
Nhìn lại công việc chuẩn hóa tiếng Việt (tr 142). Trong “Tiếng Việt trong
trường học”, tác giả đề cập đến khía cạnh “Những vấn đề về phát âm tiếng
Việt (tr 110). Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra vai trò của người giáo viên trước các
vấn đề chuẩn hóa tiếng Việt, đó là “Ở trường học, sự chủ động của giáo viên
là một nhân tố luôn luôn cần thiết” [Người giáo viên trước các vấn đề chuẩn
hóa tiếng Việt – sđd, tr 262].
Tác giả Vũ Bá Hùng, trên các tạp chí ngôn ngữ đã đưa ra một số ý kiến
về “Vai trò của hệ thống ngữ âm các phương ngôn của tiếng Việt trong giao
tiếp xã hội” [TC NN số 4/1980 tr 1-7] hoặc “Chuẩn mực ngữ âm và vấn đề
dạy tiếng Việt” trong nhà trường ; Khi xác định vai trò của hệ thống các
phương ngôn của tiếng Việt trong giao tiếp xã hội, tác giả đã chỉ ra được một
số biến thể ngữ âm của các phương ngôn với “quy luật đối ứng chặt chẽ”
giữa các phụ âm đầu, vần, âm cuối có sự khác nhau trong phát âm giữa các
vùng [TCNN số 1/1994, trang 6-17]. Từ đó, bên cạnh việc khẳng định vai trò,
giá trị của hệ thống ngữ âm các phương ngôn trong giao tiếp xã hội, tác đã
cũng đưa ra ý kiến về vấn đề chuẩn mực hóa ngữ âm của tiếng Việt trong nhà
trường, các biện pháp thực hiện.
Nhóm tác giả Cù Đình Tú, Hoàng Văn Thung, Nguyễn Nguyên Trứ
trong Ngữ âm học Tiếng Việt hiện đại đã đưa ra những nội dung, nguyên tắc,
yêu cầu của chính tả trong nhà trường và một vài gợi ý về phương pháp khắc
3
phục lỗi. Là một tài liệu có tính chất giáo trình, cuốn sách cung cấp cho nhóm

nghiên cứu một số gợi ý khoa học.
Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố môn Tiếng Việt
lớp 3, trong phần dạy Chính tả, mục những nội dung dạy học, các tác giả nêu
rõ những định hướng về nội dung và hình thức của chính tả âm vần “Giáo
viên căn cứ vào đặc điểm địa phương và thực tế phát âm của học sinh để lựa
chọn bài tập hoặc tự biên soạn bài tập mới cho thích hợp Hình thức bài
chính tả âm vần rất phong phú và đa dạng mang tính tình huống và thể hiện
rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học ” [13, 21].
Tập Bài giảng Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học là tài liệu do
nhóm giảng viên bộ môn Phương pháp dạy học Tiếng Việt, khoa Tiểu học –
Mầm non biên soạn, đã cung cấp cho sinh viên tiêu học những kiến thức có
tính chất cơ bản về phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở nhà trường tiểu
học. Trong chương Phương pháp dạy các phân môn có phần viết về phương
pháp dạy chính tả. Ngoài việc xác định vị trí, tính chất, nhiệm vụ, chương
trình và sách giáo khoa, cơ sở khoa học của việc dạy học chính tả ở tiểu học,
nhóm tác giả chủ yếu nêu lên các phương pháp và biện pháp dạy học chính tả.
Nhóm tác giả cũng lưu ý hiện tượng chính tả phương ngữ “trong dạy học
chính tả, giáo viên phải chú ý đến các bài tập chính tả lựa chọn để nhanh
chóng giúp học sinh sửa lỗi sai chính tả do phương ngữ gây ra” [3, 66].
Tiếng Việc thực hành của nhóm tác giả Lê A, Bùi Minh Toán, Đỗ Việt Hùng
(1997) bên cạnh những nội dung chủ yếu đề cập đến việc thực hành tri thức
tiếng Việt, cũng dành một chương trình bày vấn đề Chữ viết trong văn bản.
Trong đó, các tác giả điểm qua nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ, những bất
hợp lí của chữ quốc ngữ, chính tả tiếng Việt và một số lỗi sai chính tả thường
gặp và gợi ý cách viết đúng. Về vấn đề viết đúng chính tả, nhóm tác giả có
những nhận xét “Muốn viết đúng chính tả, điều quan trọng vẫn là phải nhớ
nghĩa của từ ở mặt chữ viết” [2, 239]
4
Nhìn chung, các tài liệu theo hướng nghiên cứu lí thuyết đều nêu lên vai
trò của việc viết đúng chính tả, ảnh hưởng của ngữ âm trong việc viết đúng

chính tả, yêu cầu phải có hệ thống bài tập chính tả lựa chọn phù hợp với đặc
thù từng địa phương trong dạy học chính tả Các tài liệu là cơ sở và gợi ý
cho đề tài trong việc xác định cơ sở lí luận và đưa ra một số giải pháp phù
hợp.
2/- Những nghiên cứu có tính chất công cụ, đề xuất mang tính giải
pháp : những công trình thuộc dạng này trước hết phải kể đến Chữa lỗi chính
tả cho học sinh của tác giả Phan Ngọc. Cuốn sách ra đời khá sớm (1984) do
Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành. Trong đó, ngoài phần nhận xét về phương
pháp – cơ sở cho những giải pháp chữa lỗi ở phần II, tác giả đã đưa ra các
phương pháp (mà tác giả gọi là “mẹo”) rất cụ thể, từ thanh điệu cho tới âm
điệu, âm chính, âm cuối. Phần III và Phần IV tác giả chỉ ra cách áp dụng
những kết quả của thống kê vào việc dạy chính tả, các kiểu bài tập về chính tả
được soạn dựa vào cách chữa lỗi ở phần II. Cuốn sách có hạn chế là những lỗi
chính tả và cách sửa mà tác giả nêu ra chỉ mới dựa trên cứ liệu về lỗi chính tả
của miền Bắc và một số lỗi của miền Trung. Còn các lỗi của miền Trung và
miền Nam, như tác giả viết “không có điều kiện điều tra tại chỗ” nên “mới
chỉ dừng lại ở lỗi phổ biến”, tác giả chờ đợi sự cộng tác của các giáo viên để
có thể “biên soạn riêng những quyển cẩm nang chính tả cho từng vùng một”.
Mặc dù vậy, Chữa lỗi chính tả cho học sinh đã giúp chúng tôi những cơ sở về
lý luận và giả thuyết khoa học, giúp xây dựng hệ thống bài tập chính tả cho
từng loại lỗi.
Như để tiếp tục công việc mà tác giả Phan Ngọc chưa có điều kiện thực
hiện, cuốn Mẹo luật chính tả của TS Lê Trung Hoa (NVB Trẻ, 1994) ra đời.
Cuốn sách như tên gọi đã cố gắng “cung cấp một số hiểu biết về các hiện
tượng có tính cách quy luật chi phối chính tả tiếng Việt, đồng thời nêu một số
mẹo, giúp học sinh và bạn đọc phía Nam tránh được các lỗi chính tả thường
mắc phải” [5,5]. Nhìn chung, cuốn sách mang tính chất thực hành, phù hợp
5
với học sinh và bạn đọc phổ thông. Chúng tôi có thể tìm thấy ở cuốn sách
những cứ liệu dùng làm ngữ liệu khi xây dựng hệ thống bài tập chính tả cho

học sinh rèn luyện.
Tác giả Phan Thiều trong Rèn luyện ngôn ngữ (Bài tập tiếng Việt thực
hành) bên cạnh các phần bài tập rèn luyện từ ngữ, luyện nói, viết đúng ngữ
pháp, tác giả giành hẳn hai chương để xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện
chính âm và chính tả. Cuốn sách nêu lên cơ sở lý luận và thực tiển để từ đó
đưa ra những bài tập chính tả cho người học luyện tập. Những bài tập này lấy
phụ âm đầu và âm cuối làm cơ sở, các âm chính dễ sai được gắn vào với các
âm cuối để luyện tập luôn. Bài tập về thanh điệu tập trung vào lỗi sai phổ biến
thành hỏi và thanh ngã. Nhìn chung, cuốn sách cho phép nhóm nghiên cứu sử
dụng một số ngữ liệu khi xây dựng các bài tập chính tả tương tự cho học sinh
tiểu học huyện Hồng Ngự rèn luyện.
Qua những tài liệu đã nêu có thể thấy, vấn đề lỗi chính tả đã được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm, đưa ra khá nhiều giải pháp nhưng chưa có giải pháp
nào chiếm ưu thế tuyệt đối. Gần đây, có tác giả đã tiếp thu có chọn lọc các
giải pháp dạy học chính tả truyền thống và đề xuất phương pháp khắc phục lỗi
qua việc xây dựng hệ thống bài học. bài tập chính tả cho học sinh tiểu học của
một địa phương cụ thể. Đó chính là đề tài Phương pháp khắc phục lỗi chính
tả cho học sinh tiểu học Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục
của Hoàng Thảo Nguyên, cán bộ giảng dạy của trường Cao đẳng Sư phạm
Huế. Trên cơ sở khảo sát lỗi chính tả qua các bài thi tốt nghiệp của học sinh
lớp 5 tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả luận án đã đưa ra những định hướng chung
về phương pháp khắc phục lỗi chính tả phương ngữ cho học sinh tiểu học
Thừa Thiên Huế. Đây là tài liệu mang tính thực tiển, gần gũi với đề tài.
III/- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhằm đề xuất được những giải pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh
tiểu học huyện Hồng Ngự, đề tài có những nhiệm vụ sau :
6
- Khảo sát, thống kê, xác định được các loại lỗi chính tả cơ bản, phổ biến
của học sinh tiểu học huyện Hồng Ngự mắc phải, chỉ ra được các nguyên
nhân chính gây nên các lỗi sai đó.

- Từ đó, đưa ra một số giải pháp phù hợp, có tính khả thi và cụ thể hóa
các giải pháp bằng hệ thống bài tập chính tả lựa chọn và hướng dẫn thực hiện
các bài tập đó, giúp giáo viên có thể thực hiện tốt yêu cầu dạy chính tả theo
vùng miền, giúp học sinh luyện tập nhằm hạn chế việc viết sai chính tả khi tạo
lập văn bản.
IV/- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
1/- Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, chúng tôi chọn bài viết
của học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 của 12 trường tiểu học trong huyện Hồng
Ngự, thuộc các địa bàn khác nhau (vùng thị trấn, vùng ven, vùng sâu, biên
giới) để tìm hiểu về những lỗi chính tả phổ biến mà các em mắc phải.
2/- Phạm vi nghiên cứu: Lỗi chính tả là một phạm trù rất rộng, đề tài
này chỉ tập trung tìm hiểu các lỗi về phụ âm đầu, vần, thanh điệu qua các bài
chính tả nghe – viết (chính tả đoạn bài và chính tả âm vần), các bải kiểm tra
giữa kì II (năm học 2003 – 2004), các phiếu điều tra, khảo sát của nhóm
nghiên cứu đưa ra. Những vấn đề khác về lỗi chính tả như viết hoa, qui tắc bỏ
dấu, viết từ phiên âm… chúng tôi chưa có điều kiện tìm hiểu.
V/- Phương pháp nghiên cứu :
1/- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: đề tài sử dụng các
phương pháp như:
- Quan sát sư phạm: giúp nhóm nghiên cứu có thể thu nhập những thôn
tin cần thiết từ thực tế dạy và học của các trường được nghiên cứu, từ đó có
thể kiểm chứng được các lý thuyết, các giả thuyết của đề tài đã đưa ra. Quan
sát sư phạm cũng giúp cho nhóm nghiên cứu có cơ sở khi đối chiếu những
vấn đề lí thuyết với thực tế.
- Điều tra: nhằm giúp nhóm nghiên cứu khảo sát được một số lượng lớn
các đối tượng nghiên cứu ở các khu vực khác nhau trong cùng một thời điểm
7
để có thể thu thập rộng rãi cá số liệu, các hiện tượng, phát hiện ra các vấn đề
cần giải quyết.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: là phương pháp giúp nhóm

nghiên cứu có thể sử dụng trí tuệ của các chuyên gia về lĩnh vực phương pháp
dạy học để bổ sung kiến thức, kiểm tra những giả thuyết khoa học một cách
trung thực.
- Nghiên cứu tài liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm: giúp nhóm
nghiên cứu có được những thông tin cụ thể, khách quan về lỗi chính tả của
học sinh tiểu học.
2/- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Từ những tài liệu lý thuyết đã có, phân tích và tổng hợp chúng để xây
dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu, đảm bảo tính hệ thống,
khách quan và chặt chẽ. Những nghiên cứu lí thuyết cũng cho phép nhóm
nghiên cứu xây dựng giả thuyết khoa học cho đề tài.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như
phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh,
phân tích, chọn mẫu…
VI/- Đóng góp của đề tài:
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ giúp cho những người làm công tác
giảng dạy môn Tiếng Việt và phương pháp dạy học ở nhà trường có cơ sở
thực tiễn trong việc điều chỉnh nội dung kiến thức và hệ thống bài tập thực
hành khi dạy học bộ môn để phù hợp hơn với thực tiễn. Với các cấp quản lí
giáo dục, các giáo viên ở các trường tiểu học của huyện Hồng Ngự, những số
liệu khảo sát, những nguyên nhân mắc lỗi được lí giải sẽ giúp họ có cái nhìn
cụ thể hơn, chính xác hơn về thực trạng chính tả của học sinh tiểu học trong
địa bàn mình quản lí; qua hệ thống các giải pháp mà đề tài đưa ra, các giáo
viên sẽ có thêm công cụ để giúp học sinh rèn luyện nhằm hạn chế lỗi sai khi
tạo lập văn bản viết. Nói cách khác, hiệu quả học tập chính tả của học sinh sẽ
được nâng cao, lỗi chính tả sẽ được hạn chế nếu áp dụng thành công những
8
giải pháp thông qua hệ thống bài tập chính tả lựa chọn phù hợp với từng khối
lớp.
VII/- Cấu trúc đề tài :

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương :
Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề viết đúng chính tả.
Chương II : Thực trạng chính tả của học sinh tiểu học huyện Hồng
Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Chương III : Một số giải pháp và khuyến nghị.
9
PHẦN NỘI DUNG :
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
I/- Cơ sở lí luận :
1/- Cơ sở Tâm lí học :
Tâm lí học đã chỉ ra rằng : để hình thành bất cứ một kĩ năng, kĩ xảo nào
(trong đó có kĩ năng, kĩ xảo chính tả), người dạy có thể tiến hành theo hai
cách : có ý thức và không có ý thức.
Theo cách không có ý thức, việc thành thạo một hoạt động nàoi đó chỉ có
thể là sự lặp lại một cách tự nhiên máy móc một hành động mà không cần
phải quan tâm tới phương thức đề thực hiện hành động. Bằng cách lặp đi lặp
lại nhiều lần một hành động, con người sẽ hình thành cho mình những kĩ
năng, kĩ xảo cần thiết. Trong việc dạy học chính tả cũng vậy, việc hình thành
những kĩ năng, kĩ xảo theo cách nêu trên thường mất khá nhiều thời gian, đòi
hỏi tới mức tối đa sự ghi nhớ máy móc và thường làm hao tốn nhiều sức lực
của học sinh. Việc hình thành kĩ xảo chính tả như vậy dường như tỉ lệ thuận
với sự ghi nhớ máy móc. Ở đây, vai trò của ý thức đã bị gạt bỏ, và cũng vì
vậy, nếu làm theo cách này thì việc viết đúng chính tả được quan niệm một
cách đơn giản là phải viết chữ đúng mẫu, chép đúng mẫu, không cần có sự
tham gia của ý thức. Nếu muốn biết đúng sai, người viết tự tra từ điển hoặc
xem văn bản của bài viết mà không cần ghi nhớ hoặc lĩnh hội bất kì một quy
tắc nào.
Cách thứ hai trong việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo là bằng con đường có
ý thức. Việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo theo cách này không phải là sự lặp đi,
lặp lại những hành động quen thuộc mà là bắt đầu từ sự nhận thức được các

quy tắc chính tả và tìm ra những phương thức hành động. Các nhà tâm lí học
đã chỉ ra rằng : kĩ xảo, đó là những thành tố tự động hóa của hoạt động có ý
thức được hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động đó.
10
Từ những lí thuyết về sự hình thành kĩ xảo này, chúng tôi thấy rằng việc
dạy học sinh viết đúng chính tả trong nhà trường cần phải tiến hành theo cả
hai cách : có ý thức và không có ý thức. Cách không có ý thức đối với những
hiện tượng chính tả bất quy tắc hoặc có quy tắc nhưng những quy tắc đó phức
tạp, khó giải thích cho học sinh hiểu. Ví dụ : “cuốc” trong “cái cuốc”, và
“quốc” trong “Tổ quốc, quốc gia…” hoặc “gì”, “giết” trong “làm gì”, “giết
giặc”. Cách có ý thức là trọng tâm, tức là hình thành kĩ xảo trên cơ sở nắm
vững các quy tắc, các mẹo luật chính tả. Do đặc điểm tâm lí chung, trẻ không
thể nhớ hết được những từ riêng lẻ và người dạy cũng không cần thiết phải
bắt các em nhớ hết các từ nếu như các em đã nắm được những quy tắc cơ bản
nhất của chính tả. Một thực tế cho thấy rằng, trong quá trình dạy học nếu các
thầy cô giáo không dạy những quy tắc chính tả thì bản thân các em trong quá
trình học tập nhiều khi các em cũng tự rút ra những “nguyên tắc” riêng cho
bản thân mình (được hình thành do việc tập chép và sự ghi nhớ máy móc của
học sinh). Tất nhiên, những “nguyên tắc” này nhiều khi dẫn các em tới chỗ
sai, bởi vì nó đi chệch khỏi những quy tắc chính tả chung. Chẳng hạn như có
học sinh tự rút ra “nguyên tắc” riêng cho mình trong quá trình học chính tả
như từ “đã” luôn viết dấu ngã. Điều này chỉ có thể đúng khi “đã” đi kèm với
một động từ phía sau để chỉ một hành động xảy ra rồi như đã học, đã đi, đã
chạy… Nhưng nếu gặp những từ như đả kích, đả đảo, đả phá… thì các em sẽ
viết sai. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, việc giáo viên hình thành kĩ xảo
chính tả để giúp học sinh viết đúng những trường hợp trên là cần thiết.
So với việc dạy chính tả không có ý thức, việc dạy chính tả có ý thức có
một số ưu điểm như sau :
- Nắm được c ác quy tắc chính tả, học sinh nắm được hầu hết cách viết
đúng các từ mà không cần phải đòi hỏi một sự ghi nhớ máy móc những từ

riêng lẻ.
- Rút ngắn được thời gian hình thành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả.
11
- Rèn luyện được khả năng tư duy cho học sinh. Dựa vào các quy tắc
chính tả đã nắm được, gặp những trường hợp cụ thể, học sinh có thể dựa vào
sự đối chiếu, so sánh, khái quát và từ đó lựa chọn cách viết đúng.
Chính vì lí do này, hiện nay trong việc dạy chính tả, con đường ngắn
nhất, hiệu quả nhất để dạy chính tả là con đường có ý thức.
Nhưng làm thế nào để nắm được quy tắc chính tả một cách chủ động ?
Theo ý kiến của nhà sư phạm Nga V.P. Seramepava thì : “Quy tắc và khái
niệm không đi trực tiếp từ đầu giáo viên sang đầu học sinh” mà việc nắm
vững các quy tắc, khái niệm đòi hỏi một số hoạt động tích cực trong nhận
thức của học sinh. Đó không phải là việc học thuộc lòng các quy tắc chính tả
mà đó là việc vận dụng các quy tắc chính tả vào hoạt động của bản thân. Vì
vậy để tạo ra được kỉ xảo chính tả cho học sinh theo con đường có ý thức cần
phải bảo đảm được những điều kiện nào ?
Có thể nêu lên một số điều kiện cơ bản sau đây :
- Cần phải phát huy cao độ tính tích cực chủ động, tự giác của học sinh
khi tiếp thu những tài liệu chính tả mới. Tính chủ động này thể hiện ở việc
chú ý cao độ của học sinh trong giờ học. Muốn vậy, người giáo viên cần có
nhiều thủ pháp giảng dạy khác nhau để duy trì được sự hưng phấn của học
sinh trong suốt giờ học.
- Thông báo nhiệm vụ và mục đích bài học chính tả. Điều quan trọng là
làm sao để học sinh thấy rằng nhiệm vụ và mục đích này không phải là do
giáo viên áp đặt mà chính là những nhiệm vụ và mục đích của bản thân học
sinh đòi hỏi phải giải quyết. Có thực hiện được điều này, việc lĩnh hội, tiếp
thu các quy tắc chính tả mới để trở thành nhu cầu của bản thân học sinh. Đó
cũng là cơ sở để tạo hứng thú và duy trì sự chú ý của học sinh trong suốt quá
trình học chính tả.
Từ những đặc điểm vừa trình bày, chúng tôi thấy rằng để hình thành kĩ

xảo chính tả cho học sinh cần đi theo hai con đường không ý thức và có ý
12
thức. Trong đó con đường có ý thức là chủ đạo, con đường nhanh nhất, hiệu
quả nhất trong việc dạy chính tả.
2/- Cơ sở ngôn ngữ học :
Sự giao tiếp ngôn ngữ là một nhu cầu tất yếu của xã hội. Sự giao tiếp này
có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết. Ở dạng nói con người phải dùng
tiếng nói, ở dạng viết con người luôn dùng chữ viết. Tiếng nói và chữ viết là
công cụ chung của toàn xã hội. Vì vậy, người sử dụng đều cần tuân thủ
những quy tắc chung được toàn xã hội chấp nhận. Tổng hợp các quy tắc
chung được toàn xã hội công nhận và sử dụng về chữ viết (để ghi tiếng nói)
được gọi là chính tả.
Chính tả của một thứ tiếng nào đó thường tuân theo một vài nguyên tắc,
trong đó có một vài nguyên tắc chỉ đạo. Ba nguyên tắc thường gặp trong
chính tả là : ngữ âm (hay ghi âm), lịch sử (hay truyền thống) và hình thái.
Chính tả ngữ âm là loại chính tả mỗi âm ghi bằng một chữ và mỗi chữ
ghi một âm. Theo nguyên tắc này, cách đọc và cách viết thống nhất với nhau.
Đọc như thế nào viết như thế ấy. Trong những giờ chính tả theo nguyên tắc
ngữ âm, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng bằng việc tiếp nhận chính
xác âm thanh của lời nói. Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên
hệ giữa ngữ âm và chữ. Nếu phân tích âm thanh nghe đọc một cách chính xác
và nhớ được bằng chữ cái thì việc viết đúng sẽ không quá khó khăn đối với
học sinh. Trong trường hợp này qui tắc thường được nêu lên là : hãy viết như
đã nghe.
Chính tả lịch sử là loại chính tả dựa vào cách phân loại cổ truyền hoặc
âm xa xưa, không kể ngày nay phát âm như thế nào. Chính vì vậy, không thể
dựa vào âm thanh để xác định cách viết trong chính tả lịch sử. Ở đây để viết
đúng chính tả theo nguyên tắc lịch sử, học sinh cần phải ghi nhớ các từ. Khác
chính tả ngữ âm (mẫu âm thanh rất quan trọng), chính tả lịch sử lấy mẫu thị
giác làm chỗ dựa.

13
Chính tảhình thái là loại chính tả dựa vào dạng gốc của từ hay của một
yếu tố cấu tạo từ, không kể cách phát âm thực tế như thế nào. Chính tả hình
thái chữ quy định cách viết của một số hành vi nhất định nên việc phân tích
bản chất ngữ pháp của các hiện tượng chính tả là quan trọng và cần thiết (vì
chỉ ra mối quan hệ giữa hình thức và nội dung ý nghĩa).
Chính tả tiếng Việt về cơ bản là chính tả ngữ âm học. Do dựa vào
nguyên tắc ghi âm nên chữ viết tiếng Việt tương đối thuận tiện và đơn giản.
Tuy vậy, trong chính tả tiếng Việt cần chú ý một vài điểm sau :
- Chính tả tiếng Việt không dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của
một vùng nhất định nào. Bởi lẽ, mỗi địa phương đều có những điểm chưa
chuẩn trong cách phát âm. Vì vậy, không thể dựa vào việc “nghe như thế
nào, viết như thế nấy được”. Chẳng hạn, không thể viết là lo (trong từ ấm no)
khi nghe một người vùng Hải Hưng nói ; Còn ở vùng Nghi Lộc tỉnh Nghệ An,
không chỉ học trò mà cả người dân trong các vùng khi nghe phát âm sẽ khó
phân biết được đâu là tiếng mang thanh huyền, đâu là tiếng mang thanh sắc.
Do vậy, mới có câu hài hước rằng “cà có cuống (quả cà) và cà có đuôi (con
cá)” ! Và khi nghe người phía Nam phát âm “dzỗ dề” không thể cứ viết y
như vậy.
- Trong chính tả tiếng Việt còn một số điều bất hợp lí. Chẳng hạn cũng
phát âm là “ngờ” nhưng cách viết lại có chỗ khác nhau : nga (ng) nhưng nghe
(ngh); cùng đọc là “cờ” nhưng lại có tới ba cách viết khác nhau : nông cạn
(c), kinh ngạc (k) và quốc gia (q)… Sự bất hợp lí tồn tại ngay từ khi mới xây
dựng chữ quốc ngữ cho đến tận ngày nay. Có những hiện tượng như trên là vì
việc xây dựng chữ quốc ngữ của ta dựa theo chính tả của một số nước Tây Âu
cách đây đã rất nhiều năm mà đến ngày nay hình thức ngữ âm đã khác xưa rất
nhiều. Cũng có những trường hợp như d / gi (gìn giữ, hiền dữ), cũng thật sự
gây khó khăn cho người viết. Những trường hợp này có thể lí giải là do sự
phát triển của hệ thống ngữ âm tiếng Việt.
14

- Chữ viết của chúng ta được viết tách rời từng âm tiết. Mỗi âm tiết là
một chữ dù cho âm tiết đó có nghĩa hay không. Mỗi âm tiết đều mang một
thanh điệu vì vậy dấu thanh ở chữ viết là điều bắt buộc đối với chính tả tiếng
Việt.
- Mặc dù chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế
của việc dạy viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ là rất quan trọng, trong
những trường hợp cụ thể việc nắm nghĩa của từ nhiều khi quyết định cách viết
đúng. Chẳng hạn, nếu giáo viên chỉ đọc cho học sinh từ “vẽ” thì rất có thể
một vài em nào đó sẽ viết thành “dẽ” hay “dẻ” hoặc “vẻ”. Nhưng nếu giáo
viên đọc “vẽ tranh” thì chắc chắn nhờ vào việc xác định nghĩa của từ một
cách chắc chắn (kết hợp với từ tranh), các em sẽ viết đúng chính tả. Chính vì
lí do này, một số người cho rằng chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ nghĩa.
Đây cũng là cơ sở cho việc hướng dẫn cách đọc chính tả cho học sinh ở tiểu
học.
Trên cơ sở ngôn ngữ học nói chung, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành
các quy định về chính tả trong nhà trường phổ thông vào những năm 1980,
1984 và mới đây là năm 2003. Những quy định đó là cơ sở vững chắc cho
việc dạy học chính tả trong nhà trường tiểu học.
II/- Cơ sở thực tiễn :
1/- Hồng Ngự là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Đồng Tháp. Là huyện
thuộc vùng sâu nhất của tỉnh, có một phần ranh giới với nước bạn Campuchia.
Huyện được thành lập từ năm 1989. Nền kinh tế chủ yếu của huyện là nông
nghiệp. Dân số của huyện khoảng 24.700 người. Dân cư trong huyện phần lớn
là dân di cư từ các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng,
ở một vài vùng, có thêm các cư dân từ một vài tỉnh của đồng bằng Bắc bộ vào
đây sinh sống từ năm 1954 đến nay. Sau giải phóng 1975, thành phần dân cư
của huyện lại được bổ sung thêm một số dân cư của các tỉnh phía Bắc Trung
bộ như Nghệ An, Hà Tỉnh, Thanh Hóa… Bên cạnh đó cũng còn một số dân
15
cư từ các tỉnh lân cận như An Giang, Bến Tre chuyển đến đây lập nghiệp. Số

bà con là Việt kiều Campuchia về đây sinh sống từ năm 1978 cũng khá nhiều.
Là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh, nhưng khoảng 10 năm
trở lại đây, Hồng Ngự đã có nhiều thay đổi về phát triển kinh tế. Từ một vùng
đất nhiều phèn mặn, mỗi năm chỉ làm được một vụ lúa, ngày nay phần lớn đất
đai ở đây đã được chuyển sang 2 vụ/năm nhờ nhiều hệ thống kênh rạch xẻ
dọc, xẻ ngang trên những cánh đồng. Có nơi, nhờ hệ thống đê bao ngăn lũ,
nông dân còn làm được ba vụ lúa trong năm. Đường giao thông giữa các xã
trong huyện với thị trấn, với các huyện khác và với tỉnh đã có nhiều thuận lợi
lớn. Các trục giao thông từ xã, huyện, tỉnh đã được rải đá hoặc tráng nhựa làm
cho kinh tế của huyện càng thêm khởi sắc. Mạng lưới điện quốc gia đã về
khắp các xã trong huyện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Đời sống
văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao do sự nắm bắt các thông tin
hết sức dễ dàng và thuận tiện.
Bên cạnh sự phát triển về kinh tế và văn hóa, ngành giáo dục của huyện
cũng có những bước tiến mới. Các phòng học tranh tre nứa lá đã không còn ở
các điểm trường không còn cảnh học sinh phải học ba ca, bốn ca trong ngày
như mười mấy năm về trước. Mỗi xã có ít nhất hai trường tiểu học và nhiều
điểm học để học sinh đi học được dễ dàng. Năm học 2003 – 2004, huyện
Hồng Ngự có 22 trường tiểu học trên 08 xã và 01 thị trấn với tổng số 10.357
học sinh. Huyện cũng có tới 617 giáo viên tiểu học. Trong đó, hầu hết các
giáo viên tiểu học của huyện đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn (598/617).
Nhiều giáo viên tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học hệ chính quy do Trường Cao
đẳng sư phạm Đồng Tháp đào tạo, một số khác đã tốt nghiệp Cử nhân Tiểu
học tại chứcf và từ xa do Trường Đại học sư phạm Hà Nội 1 và Đại học Huế
đào tạo. Đại bộ phận giáo viên tiểu học trong huyện tốt nghiệp chính quy hệ
Cao đẳng tiểu học hoặc chuẩn hóa xong chương trình Trung học sư phạm 12
+ 2 hiện đang theo học chương trình đào tạo từ xe của Đại học Huế hoặc đang
học chuyên tu hệ Cử nhân Tiểu học, Cao đẳng Tiểu học do trường Đại học sư
16
phạm Đồng Tháp đào tạo. Hiện nay, huyện Hồng Ngự chỉ còn khoảng 2%

giáo viên chưa đạt chuẩn (19/617 người).
Với những đặc điểm nêu trên, chúng tôi nhận thấy việc dạy viết đúng
chính tả cho học sinh tại huyện Hồng Ngự sẽ gặp những thuận lợi và khó
khăn sau :
- Thuận lợi : Đại bộ phận giáo viên ở các trường tiểu học được đào tạo
và bồi dưỡng đạt chuẩn hoặc trên chuẩn. Vì thế có thể nói giáo viên có kiến
thức tiếng Việt khá vững vàng, nắm được phương pháp dạy tiếng Việt nói
chung và phương pháp dạy chính tả nói riêng. Mặt khác, theo sự chỉ đạo
chung của toàn ngành giáo dục tỉnh nhà, Phòng giáo dục huyện Hồng Ngự và
Ban giám hiệu các trường thường xuyên dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy của
các giáo viên. Điều đó giúp đỡ cho giáo viên rất nhiều trong công tác chuyên
môn, giúp họ tìm ra những biện pháp, thủ pháp hay để nâng cao hơn nữa chất
lượng giảng dạy. Ngoài ra, các khối lớp của các trường cũng tham gia sinh
hoạt chuyên môn thường xuyên để giúp các giáo viên bổ sung các kiến thức,
cập nhật những thông tin mới về phương pháp dạy học để nâng cao hơn nữa
hiệu quả giảng dạy của các giáo viên trong trường. Theo sự chỉ đạo của
Phòng giáo dục, ở trường đã tổ chức những hoạt động thi đua “Dạy tốt, học
tốt” một cách sôi nổi. Đây là điều kiện để từng giáo viên phát huy tốt hơn khả
năng chuyên môn của mình. Phong trào rèn chữ viết trong giáo viên và học
sinh được tổ chức thường xuyên, thu hút rất nhiều trường tham gia. Chất
lượng chữ viết nhờ đó cũng có những chuyển biến thật sự. Một điều quan
trọng là sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy ở
tiểu học nói chung, trong phân môn chính tả nói riêng đã góp phần quan trọng
nâng cao chất lượng môn chính tả trong học sinh bằng hệ thống bài tập phong
phú và đa dạng ở cả hai phần : phần cứ và phần mềm, tạo thế chủ động và
tính thiết thực trong dạy học chính tả.
- Khó khăn : Do sự đa dạng về thành phần dân cư nên có thể nói huyện
Hồng Ngự là nơi tập trung tất cả các phương ngữ của ba vùng Bắc, Trung,
17
Nam. Sự đa dạng về phương ngữ sẽ đưa đến sự phức tạp trong dạy học chính

tả. Do ảnh hưởng từ môi trường sống cho nên trong học sinh hiện nay nhiều
em viết sai chính tả do việc phát âm theo phương ngữ. Với những học sinh có
gốc miền Trung, các em chịu sự ảnh hưởng của phương ngữ Trung bộ từ cha
mẹ và những người xung quanh nên có những trường hợp giáo viên đọc chính
tả đúng nhưng khi các em nhằm lại để viết vào vở thì lại viết sai. Chẳng hạn,
khi giáo viên đọc từ “đất nước” các em lại viết thành “đắt nước”. Hiện nay,
học sinh của trường viết sai chính tả nhiều nhất là ở phần vần của âm tiết, bên
cạnh đó, phụ âm đầu, thanh điệu cũng bị các em viết sai không ít. Đó là
trường hợp giáo viên đọc chính tả cho các em viết, còn những bài tập làm văn
do các em vận dụng ngôn ngữ sẳn có của mình để tạo lập văn bản thì lỗi sai
về chính tả cũng khá nhiều. Đây là một trong những khó khăn lớn mà người
giáo viên của trường tiểu học gặp phải khi rèn luyện viết đúng cho các em.
Về phía giáo viên, dù trình độ đào tạo đạt chuẩn nhưng ngoài những giáo
viên có ý thức rèn luyện để đọc thật chuẩn chính tả cho học sinh viết đúng thì
vẫn còn một số giáo viên chưa khắc phục được những thói quen phát âm do
ảnh hưởng từ phương ngữ. Một số giáo viên còn mắc lỗi phát âm ở một số các
tiếng có âm cuối c / t hay n / ng. Một vài giáo viên thậm chí còn sai một vài
âm, vần, thanh tương đối đặc biệt (ê  ơ ; thanh hỏi/ngã biến thành thanh
nặng). Trong giảng dạy, còn có những giáo viên chưa thật coi trọng yêu cầu
viết đúng chính tả mà chỉ chú trong vào việc truyền thụ kiến thức tiếng Việt
nói chung cho học sinh. (ôi  âu, chổi  chẩu)
2/- Những đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy
học bộ môn chính tả cũng là một cơ sở thực tiển đề tài cần lưu ý :
Chương trình tiểu học 2000 (gọi tắt là CTTH – 2000) đang thực hiện đại
trà trong cả nước đến chương trình lớp 3 (năm học 2004 – 2005), trong đó
môn chính tả cũng có khá nhiều điều đổi mới.
Nhiệm vụ của môn chính tả được chương trình quy định như sau:
18
- Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng viết đúng chính tả và kĩ năng
nghe.

- Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố
nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác
tư duy, nhận xét, liên tưởng, so sánh, ghi nhớ…
- Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết cho học sinh như : tính
cẩn thận, tính chính xác, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm.
Ở tiểu học hiện nay đang phổ biến các hình thức chính tả sau :
- Chính tả nhìn – viết (ở tất cả các lớp 1, 2, 3) : học sinh nhìn lên bảng
hoặc nhòn trong sách giáo khoa để viết vào vở.
- Chính tả nghe – viết (ở tất cả các lớp 1, 2, 3) : giáo viên đọc từng cụm
từ, từng câu cho học sinh viết.
- Chính tả nhớ - viết (lớp 3) giáo viên hướng dẫn học sinh tự nhớ lại bài
học thuộc lòng, đọc nhẩm từng câu để viết lại, nhắc nhở cách viết đúng và
trình bày theo thể loại thơ.
Ngoài các hình thức trên, trong mỗi bài chính tả còn có chính tả âm vần,
tức là các loại bài tập chính tả để giúp học sinh rèn luyện thêm về cách viết
đúng. Hình thức loại bài tập chính tả này rất phong phú và đa dạng. Ngoài ra
còn có các bài tập về trật tự bảng chữ cái, nhận xét chính tả cuối bài (quy tắc
viết hoa, khi xuống dòng, viết dòng thơ, trình bày bài thơ…) Trong sách giáo
khoa các lớp 1, 2, 3 theo chương trình Tiểu học 2000, bài tập trong các tiết
chính tả được cấu trúc thành hai phần rõ rệt. Phần 1, kí hiệu là 1, là những bài
tập chính tả bắt buộc dùng chung cho toàn quốc. Phần 2, ở hầu hết các tiết dạy
chỉ có một bài tập được kí hiệu là 2); ở một số ít tiết khác có thêm bài tập lựa
chọn thứ hai, kí hiệu là 3). Trong mỗi bài tập lựa chọn như vậy thường có hai
mục a) và b), người dạy sẽ tùy thuộc vào đặc điểm chính tả của vùng mình,
địa phương mình mà có sự lựa chọn cho phù hợp.
Trong chương trình tiểu học 2000, quy trình dạy một tiết chính tả được
quy định như sau :
19
- Giới thiệu bài.
- Hướng dẫn viết chính tả.

- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Củng cố, dặn dò.
Điều cần chú ý là việc viết chính tả cũng cần kết hợp với luyện đọc,
luyện nghe, luyện nói (khi học sinh đọc nhầm lại bài chính tả theo lời hướng
dẫn chữa lỗi của giáo viên, khi nghe đề viết chính tả, khi học sinh trả lời các
câu hỏi).
Việc dạy chính tả hiện nay cần chú ý phát huy tính tích cực học tập của
học sinh với nhiều hình thức thi đua, tổ chức trò chơi. Trên cơ sở đảm bảo
những yêu cầu và quy trình tiến hành giờ học, giáo viên có thể linh hoạt, sáng
tạo, tùy từng bài dạy cụ thể và đặc điểm của lớp học mà đưa những kĩ thuật,
thủ thuật, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp hơn.
Mặt khác, tuy sự đổi mới về chương trình và sách giáo khoa và phương
pháp dạy học đã góp phần quan trọng trong việc định hướng nội dung và
phương pháp dạy học chính tả cho giáo viên song phần bài tập chính tả theo
vùng miền mới chỉ ở cấp độ các vùng lớn trong cả nước. Mà chúng ta đã biết,
việc dạy chính tả đảm bảo tính thiết thực, sát đối tượng học sinh phụ thuộc rất
nhiều vào khả năng “tạo phần mềm” của từng giáo viên. Về điều này, không
phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện được.
Chính vì những lẽ trên, qua đề tài chúng tôi muốn giúp giáo viên tiểu học
trong tỉnh nói chung, trong huyện Hồng Ngự nói riêng, có ý thức dạy học
chính tả gắn với địa phương và bước đầu biết cách sử dụng và có thể tự mình
tạo một số “phần mềm” chính tả cho học sinh của mình để có thể nâng cao
chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học, góp phần
thực hiện mục tiêu dạy học.
20
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH
TIỂU HỌC HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP
I/- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG :
1/- Chính tả và lỗi chính tả : Chính tả theo Từ điển tiếng Việt là “Cách
viết chữ được coi là chuẩn” [8, 157].

Từ đó có thể hiểu, lỗi chính tả là lỗi viết sai chuẩn chính tả bao gồm các
hiện tượng vi phạm các quy định chính tả về viết hoa, viết tắt, dùng số và biểu
thị chữ số và hiện tượng vi phạm diện mạo ngữ âm của từ thể hiện trên chữ
viết, tức chữ viết ghi sai từ, hay còn gọi là lỗi âm vị. Lỗi âm vị trong tiếng
Việt thường thể hiện qua các dạng : lỗi âm vị âm đoạn tính và lỗi âm vị siêu
âm đoạn tính. Lỗi âm vị âm đoạn tính bao gồm, lỗi sai về phụ âm đầu, âm
đệm, âm chính, âm cuối. Lỗi âm vị siêu đoạn tính chính là hiện tượng viết sai
thanh điệu. Đè tài này chỉ quan tâm đến lỗi âm vị của học sinh tiểu học huyện
Hồng Ngự. Và cũng để thuận lợi cho việc khảo sát, thống kê cũng như sẽ phù
hợp cho việc đưa ra những dạng bài tập lựa chọn cho học sinh luyện tập trong
phần giải pháp, chúng tôi sẽ khảo sát lỗi chính tả (lỗi âm vị) bao gồm : lỗi sai
về phụ âm đầu, lỗi sai về vần, lỗi sai về thanh điệu.
2/- Vấn đề chọn mẫu :
2.1/- Các trường chọn để khảo sát :
Năm học 2003 – 2004, Hồng Ngự có 22 trường tiểu học ở 08 xã và 01
thị trấn. Như trên đã phân tích, thực tế địa lý và dân cư của huyện rất phức
tạp. Để số liệu điều tra chính xác, phù hợp với thực tế, việc khảo sát phải đảm
bảo yêu cầu chọn mẫu đủ, có khả năng bao quát, có thể phản ánh tình hình
chính tả của học sinh tiểu học trong huyện, chúng tôi đưa ra tiêu chí chọn mẫu
:
- Số mẫu chọn khảo sát phải đạt từ 50% số trường thực tế có trong địa
bàn huyện, trong mỗi trường chọn khảo sát tất cả các khối, mỗi khối chỉ 01
lớp.
21
- Số mẫu được chọn ngẫu nhiên theo nhóm dựa vào vị trí địa lý trên cơ
sở những qui định về tính vùng sâu, vùng xa, biên giới áp dụng cho huyện
Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Dựa vào hai yêu cầu trên, chúng tôi đã chọn 12 điểm trường như sau :
Trường Tiểu học Trần Phú, Trường Tiểu học Bình Phú 1, Trường Tiểu học
Bình Phú 2, Trường Tiểu học Thông Bình 3, Trường Tiểu học An Phước 1,

Trường Tiểu học Tân Công Chí 1, Trường Tiểu học tân Công Chí 2, Trường
Tiểu học Bình Phú 3, Trường Tiểu học Tân Thành A1, Trường Tiểu học Tân
Thành A2, Trường Tiểu học Thông Bình 2, Trường Tiểu học Tân Hộ Cơ 1.
2.2/- Đối tượng khảo sát :
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi chọn đối tượng
khảo sát như sau :
2.2.1/- Với học sinh :
 Mỗi trường khảo sát 5 lớp học sinh từ khối 1 đến khối 5, mẫu được
chọn một cách ngẫu nhiên (các lớp có học trong thời gian khảo sát).
 Với các bài viết của học sinh : chúng tôi chọn bài kiểm tra giữa kì 2
của học sinh từ khối 1 đến khối 5.
2.2.2./- Với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục :
Mẫu được chọn bao gồm các cán bộ chuyên viên tiểu học của phòng
giáo dục, các cán bộ quản lý các trường tiểu học được chọn khảo sát (hiệu
trưởng, hiệu phó, các khối trường) và các giáo viên trực tiếp đứng lớp ở các
trường được chọn khảo sát.
3/- Vấn đề lập phiếu điều tra :
3.1/- Phiếu khảo sát cán bộ quản lí :
Phiếu này dành cho đối tượng là các chuyên viên Phòng Giáo Dục, hiệu
trưởng và phó hiệu trưởng, các khối trường các trường tiểu học được khảo sát.
Mục đích khảo sát đối tượng này của chúng tôi là tìm hiểu là những nhận xét
của các cán bộ trực tiếp, các cán bộ cốt cán về khả năng viết chính tả của đội
ngũ giáo viên do họ trực tiếp quản lý. Phiếu cũng nhằm lấy ý kiến về mối
22
quan hệ giữa chính âm và chính tả, những lỗi chính âm, chính tả phổ biến,
cũng như những kinh nghiệm, những giải pháp mà được các cán bộ quản lí
giáo dục cho là cần thiết và họ đã thực hiện để có thể cải thiện tình hình chính
tả của học sinh tiểu học ở địa phương mình.
3.2/- Phiếu khảo sát giáo viên tiểu học :
Phiếu khảo sát giáo viên tiểu học ngoài mục đích tìm hiểu những thông

tin về tình hình chính âm, chính tả của học sinh các lớp giáo viên trực tiếp
giảng dạy còn sơ bộ nắm được khả năng tổ chức một tiết dạy chính tả của
giáo viên, ghi nhận những biện pháp mà họ đã thực hiện nhằm giúp học sinh
viết đúng.
3.3/- Phiếu khảo sát học sinh :
Với học sinh, chúng tôi tiến hành lập phiếu khảo sát trên nguyên tắc phù
hợp với trình độ của học sinh từng lớp, theo chương trình Tiểu học của Bộ
Giáo Dục – Đào Tạo ban hành.
- Phiếu khảo sát học sinh lớp 1 : Không chuẩn bị sẵn nội dung, bài khảo
sát là một đoạn văn do giáo viên tự chọn (trùng với bài chính tả của tuần đó).
- Lớp 2, 3, 4, 5 : một phiếu khảo sát bao gồm 2 phần, phần chính tả đoạn
bài ở phía trên và phần chính tả âm vần ở phía dưới. Các ngữ liệu trong chính
tả đoạn bài được lựa chọn với yêu cầu có những hiện tượng chính tả cần khảo
sát. Một số đoạn chính tả được chọn ở các bài tập đọc lớp 2, 3 Ngày hội đua
voi ở Tây Nguyên (TV2, t2, tr48) ; một đoạn trong bài tập đọc Tiếng đàn
(TV3, t2, tr56) ; riêng hai đoạn ngữ liệu của lớp 4, 5 được chọn trong cuốn
Rèn luyện ngôn ngữ, tập 1 của Phan Thiều (Chiều, tr68 và Mưa dông tr78).
Chính tả âm vần được xây dựng dựa vào dự đoán khả năng sai nhiều của các
lỗi chính tả cấu tạo dưới dạng các lựa chọn một đáp án đúng.
Mặt khác, để có thể có cái nhìn một cách toàn diện về lỗi chính tả của
học sinh tiểu học huyện Hồng Ngự, chúng tôi cũng khảo sát phần Tập làm
văn trong bài kiểm tra giữa kì 2 của các học sinh lớp 4, 5.
23
4/- Điều tra qua dự giờ chính tả của giáo viên : Để có thể nhận xét một
cách toàn diện nguyên nhân sai lỗi chính tả của học sinh tiểu học, đưa ra các
giải pháp khắc phục phù hợp, thiết thực chúng tôi tiến hành dự giờ chính tả
của một số giáo viên ở các trường khảo sát. Các tiết chính tả được dự một
cách ngẫu nhiên, tùy thuộc vào thời khóa biểu, chỉ báo cho trường, cho giáo
viên đứng lớp trước 15 phút.
II/- KẾT QUẢ KHẢO SÁT :

1/- Qua phiếu phỏng vấn giáo viên và cán bộ quản lý :
1.1/- Ý kiến các cán bộ quản lý :
Tổng số cán bộ quản lý được khảo sát : 61, bao gồm các đối tượng đã
nêu ở trên. Qua các phiếu thu về thể hiện như sau.
Câu 1 : Học sinh tiểu học trong huyện Hồng Ngự thường sai những lỗi
phát âm phổ biến nào ?
Kết quả thu được : (xem bảng 01).
Nhận xét : Theo các cán bộ quản lí, lỗi phát âm phổ biến của học sinh
tiểu học huyện Hồng Ngự bao gồm :
 Về thanh điệu : hai thanh điệu học sinh phát âm lẫn lộn là thanh hỏi (?)
và thanh ngã (~) (56/61 phiếu).
 Về phụ âm đầu :
 Sai, lẫn lộn phụ âm tr  ch (51/61 phiếu).
 Sai âm s  x (45/61 giáo viên).
 Các âm v  d/gi và r  g : mỗi loại có 25/61 giáo viên khẳng định.
 Ngoài ra, học sinh tiểu học huyện Hồng Ngự còn mắc các lỗi q  h ;
r  d. Những lỗi này ít hơn các lỗi đã nêu trên.
 Về vần :
 Các vần phát âm sai nhiều là ăt

ăc (48/61 phiếu) ; ăn

ăng
(38/61 phiếu) ; an

ang (35/61 phiếu) ; êu

iu (33/61 phiếu) ; oan

oang (32/61 phiếu) ; ươn


ương (32/61 phiếu) ; ut

uc (30/61 phiếu) ;
âng

ăng (23/61 phiếu) ; ai

ay (15/61 phiếu).
24
 Một số lỗi khác có tỷ lệ ý kiến nhận xét không cao lắm : om – ôm –
ơm ; ac – at ; ac – ăc – âc ; im – iêm ; in – inh ; ong – ông.
Câu 2 & 3 : Khi đứng lớp, giáo viên tiểu học đã phát âm chuẩn chưa ?
Nếu sai thì những lỗi nào phổ biến ?
Kết quả thu được :
 Có 07/61 ý kiến cho rằng giáo viên đã phát âm chuẩn, chiếm 11,48%.
 Có 54/61 ý kiến cho rằng giáo viên còn một số phát âm sai, chưa
chuẩn chiếm 88,52%.
Từ kết quả trên ta thấy đa số giáo viên lên lớp phát âm vẫn chưa chuẩn
hoặc còn phát âm sai. Các lỗi giáo viên phát âm sai nhiều nhất là tr – ch ; s –
x ; an – ang ; ăn – ăng ; ai – ay ; ươn – ương và thanh hỏi – thanh ngã.
Câu 4 : Học sinh huyện Hồng Ngự thường sai những lỗi chính tả nào ?
Kết quả thu được (xem bảng 01).
Nhận xét : theo ý kiến của các cán bộ quản lý, học sinh tiểu học huyện
Hồng Ngự có những lỗi chính tả phổ biến như sau :
 Về dấu thanh : có sự lẫn lộn giữa dấu ngã và dấu hỏi, nhất là dấu ngã
viết thành dấu hỏi (có 53/61 ý kiến).
 Lỗi về phụ âm :
 Hai phụ âm học sinh viết sai nhiều nhất là tr


ch và s

x.
 Các âm đầu v

gi/d ; ng

ngh học sinh cũng viết sai tương đối
nhiều.
 Một số học sinh viết sai các phụ âm c

k (8/61 ý kiến) ; âm q

h
(7/61 ý kiến) ; có 02 ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng học sinh còn sai âm l

n ; g

gh ; r

d.
 Lỗi về vần :
 Những vần học sinh sai nhiều nhất là ăn

ăng, ăc

ăt, ut

uc,
iên


iêng, êu

iu, an

ang (từ 20 – 42/61 ý kiến).
 Học sinh cũng sai những lỗi khác như : âng

ăng, uôi

ui, ươn

ương, ai

ay, oan

oang (từ 16 – 19/61 ý kiến).
25

×