MỤC LỤC
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 13
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính từ năm Error:
Reference source not found
Bảng 1.2: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Phú Lương năm 2011 – 2013
Error: Reference source not found
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Error: Reference source not
found
Bảng 3.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại huyện Phú Lương. Error:
Reference source not found
Bảng 3.2. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo ngày tuổi Error: Reference
source not found
Bảng 3.3. Các triệu chứng lâm sàng của lợn con khi mắc bệnh phân trắng Error:
Reference source not found
Bảng 3.4. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo mùa vụ Error: Reference
source not found
Bảng 3.5. Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh phân trắng theo ngày tuổiError: Reference
source not found
Bảng 3.6. Kết quả điều trị bệnh phân trắng lợn con bằng hai loại thuốc
Norfloxacin 5% và Colistin Error: Reference source not found
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS
E.coli
Nxb
PTTH
THCS
TT
TTGDTX
LT
ST
STT
: Cộng sự
: Escherichia coli
: Nhà xuất bản
: Phổ thông trung học
: Trung học cơ sở
: Thể trọng
: Trung tân giáo dục thường xuyên
: Heat Labile Toxin
: Heat stable toxin
: Số thứ tự
Phần 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra tình hình cơ bản của huyện Phú Lương
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Lương là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, nằm
trong tọa độ địa lý từ 21
0
36 đến 21
0
55 độ vĩ Bắc, 105
0
37 đến 105
0
46 độ kinh
Đông; phía Bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam và Đông Nam
giáp thành phố Thái Nguyên, phía Tây giáp huyện Định Hóa, phía Tây Nam
giáp huyện Đại Từ, phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ; huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu,
cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 22km về phía Bắc (theo Quốc lộ 3).
1.1.1.2. Địa hình, đất đai
Địa hình Phú Lương tương đối phức tạp, độ cao trung bình so với mực
nước biển từ 100 – 400m.
Tổng diện tích tự nhiên 368,82 km
2
, trong đó có đất nông nghiệp
119,79 km
2
; đất lâm nghiệp 164,98 km
2
(chiếm 44,73% tổng diện tích đất tự
nhiên); đất nuôi trồng thủy sản 6,65 km
2
; đất phi nông nghiệp 46,63 km
2
; đất
chưa sử dụng 31,64 km
2
.
Đất đai đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây lương thực, thực phẩm,
và cây công nghiệp.
1.1.1.3. Giao thông vận tải
Đường bộ của Phú Lương có nhiều đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua:
Quốc lộ số 3 (Hà Nội – Cao Bằng) chạy suốt từ phía Nam lên phía Bắc huyện
Phú Lương, đi qua 8 xã, thị trấn (Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Giang Tiên, Phấn Mễ,
Đu, Động Đạt, Yên Đổ, Yên Ninh); đường số 254 từ km 31 lên Định Hóa;
Quốc lộ 37 từ ngã ba Bờ Đậu (Cổ Lũng) qua huyện Đại Từ sang Tuyên
Quang… mang lại cho Phú Lương nhiều thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Khí hậu , thời tiết của Phú Lương mang tính chất nhiệt đới gió mùa với
hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22
0
C. Nhiệt
độ bình quân cao nhất trong mùa nóng 27,2
0
C (cao nhất là tháng 7 có năm lên
tới 28
0
C – 29
0
C). Nhiệt độ bình quân thấp nhất mùa lạnh là 20
0
C (thấp nhất là
tháng 1: 15,6
0
C). Số giờ nắng trung bình là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ
1
khoảng 11Kcal/cm
2
. Lượng mưa trung bình ở Phú Lương từ 2.000mm đến
2.100mm/năm, độ ẩm (k) dưới 0,5 nên thường xuyên xảy ra khô hạn.
(Nguồn: Phòng địa chính – Huyện Phú Lương)
1.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.1.2.1. Dân số và lao động
Năm 2012, dân số của huyện là 108.187 người, tỷ lệ tăng dân số qua
các năm từ 2011 là 1,05% và năm 2012 là 1,09%. Tốc độ tăng dân số bình
quân từ 2008 – 2012 là 1,06%, số người trong độ tuổi lao động chiếm 45,8%
dân số, chủ yếu là lao động nông nghiệp.
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng
Huyện Phú Lương chủ yếu là sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc -
gia cầm. Nhờ được đầu tư hệ thống mương máng tốt mà người dân có thể
trồng 2 vụ lúa và 1 vụ hoa màu trong một năm. Năm 2011, sản lượng lúa đạt
93.183 tấn và sản lượng màu đạt 126.183 tấn. Trong những năm gần đây, Phú
Lương đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa,
xây dựng các cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ
nông thôn để phát triển thương mại.
Năm 2011, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 196,0 tỷ đồng, năm
2012 đạt 268,2 tỷ đồng (tốc độ tăng bình quân 6,96% giai đoạn 2008 -2012):
Trong đó nông nghiệp tăng 6,04%/năm (trong ngành nông nghiệp: Trồng trọt
tăng ổn định 4,18%/năm, chăn nuôi tăng mạnh 9,76%/năm; ngành dịch vụ
nông nghiệp tăng mạnh đạt 18,86%), thủy sản tăng 28,45%/năm; lâm nghiệp
tăng 30,08%/năm.
1.1.2.3. Văn hóa xã hội
- Giáo dục
Trong những năm gần đây ngành giáo dục ở Phú Lương đã có những
bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng giáo dục.
+ Huyện đã triển khai thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp
xây được 250 phòng học cấp 4 và 100 phòng học cao tầng (tổng vốn 13,2 tỷ
đồng chưa kể vốn của dân đóng góp) đã xây dựng được tổng số 293 phòng
học (cấp 4 là 119 phòng; cao tầng là 174 phòng). Tổng số trường đạt chuẩn
2
quốc gia là 15 trường. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn ngành học Mầm non là
100%; Tiểu học đạt 97,46% (trong đó trên chuẩn là 32,4%); bậc THCS đạt
chuẩn 95,7% (trong đó trên chuẩn 23,3%).
+ Năm học 2011 – 2012 ngành giáo dục tiếp tục giữ vững quy mô
mạng lưới trường tổng số 63 đơn vị trường học: 17 trường mầm non; 27
trường tiểu học; 16 trường THCS và 01 TTGDTX, 02 trường PTTH. Giáo
dục Mầm non có số trẻ ra lớp tăng 1,9% so với năm học trước; giáo dục tiểu
học tỷ lệ huy động trẻ vào lớp 1 giảm 0,2% so với năm học trước; giáo dục
THCS số lớp giảm 18 lớp, số học sinh giảm 693 em so với năm học trước.
- Công tác y tế
Toàn huyện có một bệnh viện lớn là bệnh viện Phú Lương, với quy mô
500 giường bệnh, các xã đều có trạm y tế xã, các thôn đều có y tá chăm sóc
sức khỏe cho người dân. Ngoài ra còn có các phòng khám tư nhân.
Chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân ngày càng được quan tâm,
nhất là các đối tượng phụ nữ, trẻ em. Thường xuyên quan tâm, tuyên truyền
dưới nhiều hình thức, kết hợp với nhiều biện pháp nghiệp vụ chuyên môn kỹ
thuật, đã làm giảm tỷ lệ phát triển dân số hàng năm.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp với chức năng cung
cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp chế biến, là cơ sở để phát triển chăn nuôi và cũng là nguồn hàng xuất
khẩu có giá trị.
Ngành trồng trọt đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy sản phẩm của
ngành trồng trọt được người dân quan tâm và phát triển. Cây nông nghiệp chủ
yếu trên địa bàn là cây lúa, với diện tích trồng khá lớn (3000 ha). Để nâng cao
hiệu quả sản xuất, người dân đã thực hiện thâm canh tăng vụ (2 vụ/năm), đưa
các giống lúa mới có năng xuất cao và sản xuất như: giống lúa Nếp Vải đặc
sản, giống Khang Dân 18, Kim Cương 90, Nhị Ưu 838. Ngoài ra, còn có một
số cây khác được trồng khá nhiều như: Khoai lang, lạc, ngô, đậu tương… và
một số rau màu khác được trồng xen giữa các vụ lúa nhưng chủ yếu là trồng
vào mùa đông.
3
Hệ thống thủy lợi phát triển, đủ nước cung cấp cho sản xuất và sinh
hoạt toàn huyện với 3 con sông: Sông Chu, sông Đu, sông Cầu.
- Cây ăn quả: Diện tích trồng cây ăn quả khá lớn, song diện tích vườn tạp
là chủ yếu, cây trồng thiếu tập trung lại chưa thâm canh, nên năng suất thấp.
Sản phẩm chủ yếu mang tính chất tự cung tự cấp, chưa mang tính kinh
doanh. Cây ăn quả chủ yếu: na, nhãn, vải…
- Cây lâm nghiệp: Với đặc điểm vùng trung du miền núi, do đó diện
tích đất đồi núi khá cao. Huyện đã có chính sách chuyển giao đất, giao rừng
cho các hộ nông dân nên diện tích đất lâm nghiệp đã được nâng cao (năm
2012 đã trồng mới và trồng lại được 43,5 ha rừng). Huyện đã hướng dẫn hoạt
động và khai thác gỗ trên địa bàn theo quy định. Trong năm 2012, hiện tượng
chặt phá rừng trái phép đã giảm. Huyện đã làm tốt công tác phòng cháy chữa
cháy, trong năm không xảy ra cháy rừng.
- Cây đặc sản:
+ Cây chè: Với diện tích trồng chè đã có, huyện khuyến khích bà con
trồng thêm và đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm tiến tới cạnh tranh
trên thị trường.
Diện tích chè và một số cây trồng được trình bày ở bảng 1.1
Bảng 1.1: Diện tích và sản lượng một số cây trồng chính từ năm
2011 – 2013
Năm 2011 2012 2013
Diện tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Lúa 17.562 95.391 17.312 91.280 17.108 98.356
Ngô 3.278 8.388 3.296 9.088 3.310 11.921
Lạc 361 1.167 360 1.163 361 1.168
Khoai
tây
675 3.337 677 3.612 688 3.886
Rau màu 1.536 132.000 1.539 135.616 1.551 136.318
Chè 4.350 34.000 4.200 33.000 4.100 35.000
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương)
Qua bảng 1.1 cho thấy: Mấy năm trở lại đây, diện tích và sản lượng một
số loại cây trồng chính có những biến động nhất định. Lúa và chè vẫn là cây
tồng chủ đạo trên địa bàn huyện. Trong đó tổng diện tích lúa năm 2011 là
17.562 ha, sản lượng đạt 98.391 tấn, đến năm 2013, thì diện tích giảm xuống
4
còn 17.108 ha nhưng sản lượng đạt 98.365 tấn. Tổng diện tích cây chè năm
2011 là 4.350 ha, sản lượng 34.000 tấn, đến năm 2013, thì diện tích giảm
xuống còn 4.100 ha nhưng sản lượng đạt 35.000 tấn. Là do người dân đã ứng
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất, đưa năng suất lên cao.
Diện tích và sản lượng ngô giảm mạnh, thay vào đó các cây hoa màu ngắn
ngày, nhưng đem lại năng suất cao như khoai tây, lạc và các cây hoa màu
(bắp cải, su hào…) vào sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người
dân. Nguyên nhân của sự thay đổi đó là do người dân thay đổi cơ câu câu
trồng, tăng vốn đầu tư cho những loại cây trồng đạt hiệu quả kinh tế. Việc đưa
các loại cây có giá trị vào sản xuất được chú trọng, cho nên năng suất và sản
lượng cây trồng không ngừng được nâng lên.
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Số lượng gia súc, gia cầm của huyện có sự biến động qua 3 năm gần
đây. Kết quả điều tra số lượng gia súc, gia cầm được trình bày ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Phú Lương năm
2011 – 2013
STT Vật nuôi Năm 2011 (con) Năm 2012 (con) Năm 2013 (con)
1 Trâu 5.683 5.526 5.390
2 Bò 35.357 36.940 38.000
3 Lợn 165.000 169.000 171.000
4 Gia cầm 2.100.000 2.200.000 2.500.000
(Nguồn Trạm Thú y huyện Phú Lương)
Qua bảng số liệu cho thấy:
- Chăn nuôi trâu, bò: Số lượng trâu giảm nhẹ qua các năm. Năm 2011,
toàn huyện có 5.683 con trâu. Đến năm 2013, số lượng trâu giảm xuống còn
5.390 con. Số lượng bò tăng từ 35.357 con trong năm 2011 lên 38.000 con vào
năm 2013. Nguyên nhân của việc tăng số lượng như vậy, là do trong những năm
gần đây người dân đã chú trọng hơn đến chăn nuôi, phát triển kinh tế.
- Chăn nuôi lợn: Những năm gần đây trên địa bàn các xã xuất hiện một
số gia đình nuôi từ 10 – 20 lợn nái sinh sản và vài trăm lợn thịt, cùng với sự
thành lập và phát triển của trang trại chăn nuôi gia công trên địa bàn huyện,
5
do đó số lượng đàn lợn của huyện không ngừng tăng lên qua các năm. Năm
2011, số lượng là 165.000 con, đến năm 2013 số lượng tăng lên 171.000 con.
- Chăn nuôi gia cầm: Số lượng đàn gia cầm tăng lên rõ rệt. Năm 2011,
số lượng đàn gia cầm là 2,1 triệu con nhưng đến năm 2013 số lượng đàn gia
cầm đã tăng lên 2,5 triệu con. Có sự tăng lên không ngừng về số đàn như vậy
là do mấy năm trở lại đây người chăn nuôi đã chú trọng hơn trong công tác
chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh, công tác tiêm phòng được thực
hiện triệt để. Giá bán sản phẩm cao đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn
nuôi.
* Công tác thú y: Huyện Phú Lương hàng năm đã tổ chức tốt kế hoạch
tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Công tác kiểm tra xuất nhập con giống
và kiểm soát giết mổ được thực hiện nghiêm ngặt.
Hiện nay, người dân đã nhận thức được lợi ích của việc tiêm phòng cho
đàn gia súc, gia cầm nên công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao, góp phần làm
giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất. Hàng năm vào tháng 3 – 4 và tháng 9 –
10 Trạm Thú y huyện Phú Lương kết hợp với thú y cơ sở các xã tiến hành
tiêm phòng tất cả đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và chó.
- Với trâu, bò: Tiêm vaccine Tụ huyết trùng, LMLM.
- Với lợn: Tiêm vaccine Tụ dấu + Dịch tả.
- Với gia cầm: Tiêm vaccine cúm gia cầm H
5
N
1
,…
1.1.4. Đánh giá chung
1.1.4.1. Thuận lợi
- Huyện Phú Lương nằm trên tuyến quốc lộ III theo trục kinh tê Hà Nội
– Thái Nguyên – Cao Bằng, đây là thuận lợi lớn nhất để kinh tế huyện phát
triển liên vùng.
- Có tiềm năng về tài nguyên: than đá, vật liệu xây dựng với các cụm,
điểm công nghiệp (KCN TT Đu + Động Đạt 26,9 ha) phát triển tạo ra địa bàn
hấp dẫn thu hút đầu tư.
6
- Có tiềm năng lớn về du lịch, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và cảnh
quan đẹp, có khu du lịch Đền Đuổm nối liền với các quần thể du lịch thuộc
khu ATK và có nhiều cảnh đẹp tự nhiên khác… trong tương lai nếu thu hút
đầu tư sẽ mạng lại nguồn thu lớn cho ngân sách.
- Nằm trong tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh công nghiệp, người dân có
truyền thống lao động cần cù và sớm được tiếp cận với văn hóa công nghiệp.
- Dựa trên các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhận định thì huyện
Phú Lương có tiềm năng phát triển kinh tế theo hướng tổng hợp và đa dạng.
- Về kinh tế: huyện có xuất phát điểm tương đối thuận lợi hơn so với
một số huyện trong tỉnh, thuộc loại trung bình khá so với tỉnh, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân 11,39%/năm.
1.1.4.2. Khó khăn
- Nền kinh tế của huyện phát triển dựa chủ yếu vào nông lâm nghiệp,
trình độ lao động còn lạc hậu chưa đáp ứng được sản xuất. Hệ thống cơ sở hạ
tầng còn thấp đặc biệt ở những xã đồi núi xa trục đường quốc lộ, tỉnh lộ.
- Trong số diện tích đất nông lâm nghiệp, đất dốc từ 8 – 15
0
trở lên
chiếm trên 16,7%, vì vậy khó khăn cho phát triển kinh tế và xây dựng cơ sở
hạ tầng.
- Trong nông nghiệp công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới
vào sản xuất còn nhiều hạn chế, chưa tạp thành vùng sản xuất hàng hóa tập
trung, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm còn thấp, chưa có nhiều mô
hình sản xuất điển hình mang lại hiệu quả cao.
- Tiến độ thực hiện một số đề án còn chậm, công nghiệp – TTCN chưa
có chuyển biến tích cực, phần lớn các cơ sở CN – TTCN và dịch vụ nhỏ lẻ,
công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực song chênh lệch tỷ trọng giữa ba
lĩnh vực không lớn.
- Hệ thống thủy lợi xuống cấp, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu
của sản xuất nông nghiệp.
7
1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung
1.2.1.1. Công tác áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi
- Công tác giống: tư vấn giúp bà con một số giống, vật nuôi đem lại
năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tư vấn, phổ biến kiến thức về chăn
nuôi cho bà con nông dân.
1.2.1.2. Công tác thú y
- Tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác vệ sinh thú y,
phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm.
- Tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm.
- Chẩn đoán và điều trị bệnh.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Theo yêu cầu của nội dung thực tập tốt nghiệp trong thời gian thực tập
tại cơ sở bản thân đề ra một số biện pháp thực hiện sau:
- Tìm hiểu kỹ tình hình sản xuất chăn nuôi ở cơ sở thực tập.
- Có kế hoạch cụ thể cho bản thân, sắp xếp thời gian biểu, công việc
cho hợp lý để thu được kết quả tốt nhất, chính xác nhất.
- Tham gia tích cực vào công tác tiêm phòng chẩn đoán và điều trị bệnh
cho lợn và một số vật nuôi khác.
- Tham gia công tác chuyển giao kỹ thuật cho các hộ sản xuất.
- Luôn luôn chấp hành đúng và tham gia các hoạt động tại cơ sở, tiếp
thu ý kiến của giáo viên hướng dẫn, tranh thủ thời gian tiếp xúc với thực tế để
nâng cao tay nghề, nắm vững kiến thức chuyên ngành hơn.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới mà bản thân được học và
tìm hiểu vào thực tiễn sản xuất.
1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất
1.2.3.1. Công tác tuyên truyền
Bằng những kiến thức đã học ở trường, kết hợp với thực tế sản xuất ở
cơ sở, tôi đã cùng một số cán bộ thú ở cơ sở hướng dẫn các gia đình cách
8
phòng và điều trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm tại gia đình họ, đồng thời
hướng dẫn cho bà con hiểu biết thêm về cách chăn nuôi và tác hại của dịch
bệnh để từ đó bà con thấy rõ được lợi ích của công việc tiêm phòng thường
xuyên cho đàn gia súc, gia cầm. Mặt khác còn tư vấn cho bà con cách chọn
giống, chọn thức ăn cho phù hợp với từng loại gia súc, gia cầm. Nhờ công tác
tuyên truyền này mà bà con không gặp nhiều khó khăn trong chăn nuôi.
1.2.3.2. Công tác giống
Trong chăn nuôi giống là tiền đề, nó đóng vai trò hết sức quan trọng và
có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng trong
công tác giống nên trong thời gian thực tập tôi đã giúp đỡ người chăn nuôi
bình tuyển, lập hồ sơ theo dõi từng cá thể để chọn làm giống. Đồng thời chọn
lọc những đàn gia súc, gia cầm mang phẩm chất tốt. Từ đó đánh giá, sắp xếp
chúng theo giống và thành các nhóm: Nuôi thịt, đực hậu bị, nái hậu bị, đảm
bảo nâng cao phẩm chất, chất lượng đàn gia súc.
1.2.3.3. Công tác vệ sinh thú y
Công tác vệ sinh chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng quyết
định đến thành quả trong chăn nuôi. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề
này, trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở, tôi giúp các hộ gia đình thực hiện
tốt quy trình vệ sinh thú y sao cho chuồng nuôi luôn thoáng mát về mùa hè,
ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa xuất chuồng thì quét vôi khử trùng và đảm
bảo khoảng cách hai lứa nuôi là 7 ngày.
1.2.3.4. Công tác phòng bệnh
Vấn đề phòng bệnh cho gia súc là hết sức cần thiết, với phương châm
‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’ đã cho thấy vấn đề phòng bệnh bằng vacxin là
quan trọng và cần thiết. Đặc biệt với những hộ gia đình chăn nuôi nhiều gia
súc, tiêm vacxin giúp cơ thể tạo miễn dịch, chủ động chống lại sự xâm nhập
của tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, vi rút) tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy
tiêm phòng vacxin phải được thực hiện thường xuyên đúng lịch quy định
nhằm giảm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
9
1.2.3.5. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
Trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở, tôi luôn ý thức được trách
nhiệm công việc của mình, kết hợp giữa kiến thức đã học từ nhà trường và sự
giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng cán bộ thú y tôi đã được tham gia điều
trị một số bệnh sau:
* Tụ huyết trùng lợn
- Triệu chứng: Thời gian nung bệnh 1 – 2 ngày có khi chỉ vài giờ, bệnh
thường có 3 thể: Thể quá cấp, thể cấp tính, thể mãn tính.
+ Thể quá cấp: Lợn mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, nằm một chỗ, rúc đầu vào
rơm, sốt cao 41 – 42
0
C, uống nước nhiều, run rẩy, xuất hiện thủy thũng ở cổ
họng, hầu sưng, má phị, mặt mũi sưng híp, bụng có khi sưng, hai hàng vú
sưng, khó thở, khè khè, hai mũi phồng ra khép lại từng hồi, nhịp tim nhanh,
các niêm mạc đỏ sẫm, tím bầm, nốt đỏ xuất hiện ở tai, cổ, bụng phía trong
đùi, sau 1 -2 ngày con vật chết do ngạt thở.
+ Thể cấp tính: Lợn ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao (41
0
C) sau xuất hiện những
triệu chứng như thể quá cấp nhưng nhẹ hơn,
Niêm mạc mũi viêm, vật khó thở, thở nhanh, thở khò khè ướt trong phế
quản, chảy nước mũi nhờn có mủ, máu, ho khan từng tiếng, ho co rút toàn
thân, trên da nổi chấm đỏ hoặc đám tím bầm, hầu sưng, thủy thũng, lan rộng
xuống cổ và cằm lùng nhùng.
Lợn đi táo, sau ỉa chảy, có máu do xuất huyết ruột.
+ Thể mãn tính: Lợn thở khó, nhanh, khò khè, ho từng hồi đặc biệt khi
đuổi con vật ỉa chảy liên miên, khớp xương bị viêm, sưng nóng đau, da đỏ
từng mảng.
- Điều trị:
+ Dùng Steptomycin đóng lọ 1g:
Liều lượng 25mg/kg TT, kết hợp với Vitamin B1, Vitamin C, Cafein
5ml/50kg TT.
Tiêm 2 lần/ngày, điều trị trong 3 ngày liên tục.
10
+ Dùng Ampiseptryl đóng lọ 5ml:
Liều lượng 1ml/10kg TT kết hợp với Vitamin B1, Vitamin C, Cafein
5ml/kg TT.
Tiêm 1 lần/ngày, điều trị trong 4 ngày liên tục.
* Bệnh phân trắng lợn con
- Nguyên nhân:
+ Do vi khuẩn E.coli
+ Do thức ăn, nước uống
+ Lợn con nuôi dưỡng kém
Thành phần thức ăn cho lợn nái không cân đối sẽ đẻ ra lợn con yếu, còi
cọc, dễ bị mắc bệnh.
Thiếu thức ăn dẫn đến lợn mẹ không đủ sữa cho lợn con bú, lợn con
yếu và háo sữa liếm láp chất thải nền chuồng dễ bị ỉa chảy.
Thức ăn thừa đạm mỡ, dẫn đến thành phần sữa thay đổi lợn con sẽ bị
rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy.
+ Lợn con nuôi dưỡng kém: Thiếu sữa (do lợn mẹ bị viêm vú), thay đổi
thức ăn đột ngột (khi cai sữa) dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nước uống thiếu hoặc
bẩn quá.
+ Do yếu tố chuồng trại: Quá ẩm ướt, quá bẩn, bị gió lùa làm cho lợn con
lạnh (nhất là 2 – 3 tuần đầu sau khi đẻ) sức đề kháng bị giảm nên mắc bệnh.
- Triệu chứng:
Đa số lợn con mắc bệnh thân nhiệt không cao, phân là một biểu hiện
chủ yếu của bệnh giúp cho việc chẩn đoán dễ ràng.
Giai đoạn đầu, nửa ngày hay một ngày trước khi bệnh thể hiện rõ thấy
lợn con đi ngoài khó, đuôi cong, phân táo đen và nhỏ như hạt đỗ đen.
Giai đoạn sau có triệu chứng phân bắt đầu lỏng dần có màu vàng hoặc màu
trắng, sau là màu vàng xanh. Tùy theo lứa tuổi đi tả nhiều lần, phân bết, dính xung
quanh hậu môn. Tỷ lệ mắc bệnh cao sau những ngày mưa rét, ẩm ướt và nhiệt độ
thay đổi đột ngột. Lợn gầy sút nhanh, bú kém, bỏ bú, ủ rũ, đi lại không vững, nôn
11
ra sữa đã đông chưa tiêu, mùi phân tanh, thối. Lợn yếu rất nhanh, lông xù, da mất
đàn hồi do mất nước nhiều, tỷ lệ tử vong cao 40 – 70 – 100%.
- Bệnh tích:
Lợn chết mất nước nghiêm trọng và xác khô, gan có màu nâu đen, dạ
dày chứa nhiều cục sữa chưa tiêu và những nốt đen trên thành dạ dày do bị
nhồi máu, tim co, cơ tim mềm, đôi khi thấy xuất huyết, ruột non trương dãn
to, xuất huyết. Niêm mạc ruột non bị hoại tử từng đám, chất chứa trong ruột
có màu vàng xám hay màu trắng xám.
- Phòng và trị bệnh:
+ Phòng bệnh: Nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái tốt, cung cấp đầy đủ
Vitamin, khoáng chất, đạm cho lợn mẹ. Lợn con khi đẻ ra phải cho bú sữa
đầu càng sớm càng tốt, đảm bảo đủ ấm cho lợn con mới sinh, chuồng trại sạch
sẽ. Tập cho lợn con ăn sớm, lợn mẹ và lợn con được cho ăn uống, vận động
hợp lý, đều đặn. Bổ sung sắt cho lợn con bằng cách tiêm Fe Dextran-B12 lần
1 từ 3 – 5 ngày tuổi và tiêm nhắc lại sau 10 ngày.
+ Điều trị: Cung cấp chất điện giải cho lợn con, có thể dùng chất chát
như (nước lá ổi, nước lá hồng xiêm) cho uống, dùng kháng sinh điều trị, có
thể dùng một số loại thuốc sau:
Nortloxacin: Thuốc đóng lọ 10ml. Liều tiêm 1ml/10kg TT/lần, dùng 2
lần/ngày, liệu trình 3 - 5 ngày. Kết hợp với B.complex, Vitamin B1.
Kết quả điều trị 40 con, khỏi 39 con, tỷ lệ đạt 97,50%
Colistin: Thuốc đóng lọ 20ml. Liều dùng 1ml/10kg TT/lần, dùng 2
lần/ngày.
Liệu trình 3 – 4 ngày
Kết hợp với B.complex, Vitamin B1.
Kết quả điều trị 40 con, khỏi 37 con, tỷ lệ đạt 92,50%.
* Bệnh ghẻ:
- Nguyên nhân: Do Sarcoptes scabiei suis
- Triệu chứng: Lợn bị ghẻ ngứa, khó chịu. Con ghẻ tiết bọt có độc tính
làm cho lợn ngứa ngáy, cọ xát đến chảy máu da. Ghẻ đào hang làm cho các
12
chân lông sưng lên, lông dễ bị rụng, da bị viêm khô lại, đóng vẩy, lợn mất ăn
mất ngủ, gầy yếu dần.
- Điều trị: Tắm cho lợn bằng nước xà phòng, dùng thuốc tiêm
Hanmectin – 25%.
Liều lượng 1ml/10kg TT. Nếu nặng có thể tiêm nhắc lại 2 lần sau 7
ngày. Kết quả điều trị 7 con, tỷ lệ khỏi 100%.
1.3. Kết quả thực hiện
Bảng 1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Nội dung công việc
Số lượng
(con)
Kết quả (An toàn, khỏi)
Số lượng
(con)
Tỷ lệ (%)
1. Phòng bệnh bằng vaccine An toàn
Dịch tả lợn 218 218 100
Tụ huyết trùng lợn 255 255 100
Xoắn trùng 40 40 100
Chó dại 78 78 100
2. Điều trị bệnh Khỏi bệnh
Phân trắng lợn con 80 76 95%
Ghẻ lợn 7 7 100
3. Công tác khác An toàn
Thiến lợn đực 105 105 100
Tiêm dextran – Fe 130 130 100
Trực lợn đẻ 12 12 100
Qua bảng 1.3 ta thấy kết quả tiêm phòng an toàn 100%. Tuy nhiên kết
quả trong suốt thời gian thực tập chưa cao nhưng một phần nào đã giúp tôi
vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, thêm tự tin vào tay nghề của
mình.
1.4. Kết luận, tồn tại và đề nghị
1.4.1. Kết luận
Qua thời gian 6 tháng thực tập, với những kiến thức được học tập ở
nhà trường, sự phấn đấu vươn lên và lòng say mê nghề nghiệp, tinh thần
trách nhiệm cao, không ngại khó, ngại bẩn, đặc biệt là sự quan tâm hướng
dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, cán bộ thú y của huyện Phú Lương,
tôi đã thu được những kết quả nhất định. Quá trình thực tập cũng đã giúp
13
tôi củng cố về kiến thức chuyên môn lẫn thực tế, đặc biệt những kiến thức
trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh cho gia súc, gia cầm làm cơ sở cho
chuyên môn sau này.
1.4.2. Tồn tại
Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác phục vụ
sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi trong thời gian thực tập
tôi tự nhận thấy mình còn một số hạn chế sau:
- Do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên
kết quả thu được còn chưa cao.
- Đôi khi còn chưa chủ động trong công việc
1.4.3. Đề nghị
Do hiểu biết của người dân về thú y còn hạn chế, cần tuyên truyền sâu
rộng cho người dân hiểu về chăn nuôi thú y, từ đó biết áp dụng những biện
pháp khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc, gia cầm
Thức ăn nước uống phải hợp vệ sinh, sạch sẽ.
Thực hiện công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ thường
xuyên tránh lây lan dịch bệnh.
14
Phần 2
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài: “ Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú
sữa và biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên”
2.1. Mở đầu
2.1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây chăn nuôi lợn giữ một vị trí quan trọng trong
ngành nông nghiệp của Việt nam. Con lợn được xếp hàng đầu trong số các vật
nuôi, cung cấp phần lớn thực phẩm cho người tiêu dùng và phân bón cho sản
xuất nông nghiệp. Ngày nay chăn nuôi lợn có tầm quan trọng đặc biệt, làm
tăng kim ngạch xuất khẩu đây cũng là nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho nền
kinh tế quốc dân. Để cung cấp lợn giống cho nhu cầu chăn nuôi của trang trại
và nông hộ thì việc phát triển đàn lợn là việc làm cần thiết
Nói đến ngành chăn nuôi phải kể đến chăn nuôi lợn bởi tầm quan trọng
và ý nghĩa thiết thực của nó đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân.
Chăn nuôi lợn đã góp phần giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo,
tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân.
Tuy nhiên để chăn nuôi lợn có hiệu quả, cần phải giải quyết nhiều vấn
đề, vấn đề vệ sinh phòng bệnh cần được đặc biệt quan tâm. Bởi dịch bệnh xảy
ra là nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến đàn lợn, làm ảnh hưởng đến
chi phí chăn nuôi và giá thành sản phẩm. Trong chăn nuôi lợn, bệnh phân
trắng ở lợn con rất đáng lo ngại, làm ảnh hưởng đáng kể tới tỷ lệ nuôi sống và
sức sinh trưởng của lợn giai đoạn bú sữa. Đây là một bệnh thường xuyên xảy
ra trong nhiều trại lợn và các hộ gia đình nuôi lợn ở nước ta.
Bệnh phân trắng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như đều kiện
thời tiết, khí hậu thay đổi bất thường, chuồng trại, điều kiện vệ sinh, chế độ
nuôi dưỡng kém Các nguyên nhân trên đã làm giảm sức đề kháng của lợn,
tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại ở đường tiêu hóa phát triển mạnh, gây bội
nhiễm như E.coli, Samonella, clostridium Trong những năm gần đây, trên
15
địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên bệnh lợn con phân trắng xảy ra
hết sức nghiêm trọng, đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể về bệnh
phân trắng lợn con trên địa bàn huyện.
Xuất phát từ thực tiễn trên được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên và sự phân công của khoa Chăn Nuôi Thú Y
cùng với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Sửu tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “ Xác định tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn bú sữa và
biện pháp phòng trị tại huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên”
2.1.2. Mục đích của đề tài
- Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con giai đoạn bú sữa tại
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Xác định hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con của một số
loại thuốc.
- Giúp người chăn nuôi hiểu về tình hình mắc bệnh và hiệu lực điều trị
của thuốc điều trị bệnh.
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho người chăn nuôi áp dụng các biện
pháp phòng và trị bệnh phân trắng ở lợn con.
2.1.3. Sự cần thiết tiến hành đề tài
Lợn con giai đoạn này do đặc điểm bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn
thiện làm cho lợn con dễ mắc bệnh đường tiêu hóa, nếu không chữa kịp thời
sẽ dẫn đến còi cọc, sức khỏe kém, tỷ lệ sống giảm.
Lợn con giai đoạn này nếu không được chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng đến số
lượng và chất lượng con giống, do vậy ảnh hưởng đến kinh tế người chăn nuôi.
2.2 Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có
liên quan đến nội dung của đề tài
2.2.1. Tổng quan tài liệu
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con
* Lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh
Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [13], so với khối lượng sơ sinh thì
khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng lên
16
gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5 – 6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7 - 8
lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12 – 14 lần.
Lợn con lúc bú sữa sinh trưởng nhanh nhưng không đều qua các giai
đoạn nhanh trong 21 ngày đầu sau đó giảm.
Khối lượng lợn con đạt được qua các thời điểm có liên quan mật thiết
với nhau. Lợn con 20 ngày đầu mỗi ngày tích lũy 9 – 14g protein/ngày trong
khi đó khối lượng lợn tích lũy được 0,3 – 0,4g protein/ngày.
* Cơ quan tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện
Cơ quan tiêu hóa của lợn con theo mẹ phát triển nhanh về cấu tạo và
hoàn thiện dần về chức năng tiêu hóa.
Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc
sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần
(dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít).
Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh,
lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột
non lúc sơ sinh 0,11 lít).
Dung tích ruột già lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần lúc sơ sinh,
lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 2,5 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích
ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít), (Trần Văn Phùng và cộng sự, (2004) [13]).
Dịch tiêu hóa tiết ra ban ngày 31%, ban đêm 69% cho nên lợn con bú nhiều vào
ban đêm. Đến ngày sắp cai sữa dịch vị tiết ra cân bằng, ban ngày 49% và ban
đêm 51%. Hai tuần đầu trong dịch vị dạ dày lợn con chưa có HCl nên tính kháng
khuẩn chưa cao vì vậy lợn con hay bị bệnh đường ruột nhất là bệnh phân trắng.
* Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt
Lợn con sơ sinh tỷ lệ nước trong cơ thể cao đến 82% chỉ 30 giây sau
đẻ, lượng nước đã giảm đến 1,5 – 2% kèm theo nhiệt độ cơ thể giảm dần đến
5 – 10
0
C. Sau 3 tuần tuổi thân nhiệt của lợn con tương đối ổn định và lên đến
39 – 39,5
0
C. Lợn con mới đẻ cần được sưởi ấm những ngày đầu bằng thùng
úm, ổ, có đèn sưởi hoặc bếp than, củi nhất là những đêm trời lạnh. Chế độ
nhiệt như sau:
17
Ngày mới sinh 35
0
C sau đó cứ mỗi ngày giảm đi 2
0
C đến ngày thứ 8 là
21
0
C. Nhiệt độ này được duy trì đến lúc lợn con cai sữa.
Tác giả Trần Văn Phùng và cs (2004) [13], đã giải thích nguyên nhân
của hiện tượng mất nhiệt của lợn con như sau:
- Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể
còn thấp, trên thân lợn lông còn thưa nên khả năng cung cấp nhiệt để chống rét
bị hạn chế và khả năng giữ nhiệt kém.
- Hệ thống điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh, trung khu điều
tiết thân nhiệt nằm ở vỏ não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả
hai giai đoạn trong thai và ngoài thai.
- Diện tích bề mặt cơ thể so với khối lượng chênh lệch tương đối cao nên
lợn con bị mất nhiệt nhiều khi trời lạnh.
* Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Theo Babara Straw (2001) [20] hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển ở
thai lợn chửa khoảng 50 ngày. Khoảng 70 ngày tuổi thai lợn có thể phản ứng
với các tác nhân lạ với sự sản sinh ra kháng thể. Tuy nhiên trong nhiều trường
hợp thì môi trường dạ con là vô khuẩn và lợn con đẻ ra không có kháng thể
nào. Vì vậy lợn con mới sinh phụ thuộc vào kháng thể có chứa trong sữa non
trong vài tuần đầu cho tới khi hệ thống miễn dịch có thể phản ứng với thách
thức với kháng nguyên từ nhiều tác nhân lây nhiễm gặp phải trong môi trường.
Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004) [13] trong sữa đầu của lợn nái có
hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ hàm lượng protein trong
sữa chiếm tới 18 – 19%, trong γ – globulin chiếm số lượng khá lớn (30 – 35%),
γ – globulin có tác dụng tạo sức đề kháng cho nên sữa đầu có vai trò quan
trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con. Lợn con hấp thụ γ – globulin
bằng con đường ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ – globulin
giảm đi rất nhiều theo thời gian. Phân tử γ – globulin chỉ có khả năng thấm qua
thành ruột non tốt nhất trong 24 giờ đầu sau khi đẻ ra. Do đó lợn con được bú
sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu không được bú sữa đầu thì từ 20 – 25 ngày
18
tuổi mới có khả năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó những con lợn con không
được bú sữa đầu thì sức đề kháng rất kém, dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao.
2.2.1.2. Đặc điểm của bệnh lợn con phân trắng
* Nguyên nhân
Theo Nguyễn Xuân Bình, (1996) [2] bệnh lợn con phân trắng thường
xảy ra đối với lợn con từ 2 – 30 ngày tuổi. Do nhiều nguyên nhân dẫn đến sự
rối loạn tiết dịch nên chất đạm trong sữa là cafein không được tiêu hóa bị thải
ra ngoài nên có phân màu trắng. Các nguyên nhân đó là:
- Do khẩu phần ăn của lợn mẹ thiếu chất dinh dưỡng như đạm, khoáng,
vitamin nhất là vitamin A. Nên sau khi sinh sữa mẹ bị thiếu chất, lợn con bị suy
dinh dưỡng, màng nhầy của ruột không được bảo vệ nên rất dễ bị cảm nhiễm
với vi trùng Colibacille, Samonella… gây bệnh tiêu chảy.
- Do thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của lợn mẹ trong thời kỳ cho con bú
hoặc sữa mẹ quá nhiều lợn con bị dư chất đạm không tiêu hóa hết được, trôi
xuống ruột già ở đó có một số vi khuẩn như E.coli sử dụng, phân hủy chất đạm,
sản sinh ra một số độc tố gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
- Do đặc điểm sinh lý của lợn con trong thời kỳ 3 tuần tuổi luôn luôn
biến đổi nhất là hệ thống men tiêu hóa. Do vậy dễ bị nhiễm bệnh đường tiêu
hóa gây tiêu chảy.
- Do thời tiết thay đổi đột ngột đang nắng chuyển sang mưa, nhiệt độ
thấp mà ẩm độ lại cao, làm cho cơ thể lợn con mất cân bằng giữa sản nhiệt và
truyền nhiệt. Do đó sẽ tiêu hao năng lượng để chống lạnh. Nếu lạnh kéo dài
đường huyết sẽ giảm xuống, sự giảm đường huyết đột ngột gây rối loạn cơ
năng tiết dịch và nhu động của dạ dày, ruột dẫn tới rối loạn tiêu hóa dẫn đến
lợn con bị tiêu chảy.
- Do thiếu các nguyên tố vi lượng như: Fe, Cu, Co… vì trong thực tế lợn
con muốn phát triển bình thường một ngày cần cung cấp 7 – 10mg Fe, nhưng
sữa mẹ chỉ cung cấp 1mg Fe/ngày. Như vậy mỗi ngày cần bổ sung 6 – 9mg Fe,
khi thiếu sắt trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng của nhiều bộ phận có
19
quan hệ đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, không chỉ giảm huyết cầu tố
mà còn giảm hoạt huyết của các men có chứa sắt. Các men đó tham gia vào
quá trình tổng hợp đạm và các chất tế bào quan trọng khác. Vì vậy, thiếu sắt là
một nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể nhất
là bộ máy tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
- Do lợn con bị nhiễm vi rút đường ruột (GTE, Rotavirus) gây tiêu chảy
cấp tính như nước.
- Do lợn con bị nhiễm xoắn khuẩn Treponema – hyordysenteriae gây
viêm ruột tiêu chảy.
- Do lợn mẹ bị một số bệnh khác như viêm tử cung, viêm vú sữa bị
nhiễm độc và nhiễm trùng kế phát, lợn con bú phải sẽ bị tiêu chảy.
- Do lợn mẹ trước khi sinh bị nhiễm bệnh thương hàn (mặc dù điều trị đã
khỏi) nhưng vi trùng vẫn tồn tại trong cơ thể, khi có thai vi trùng xâm nhập qua
màng nhau vào thai, lợn con đẻ ra bị nhiễm vi trùng nên gây tiêu chảy.
- Do lợn con bị nhiễm trùng cuống rốn, vi trùng xâm nhập lên ruột gây
tiêu chảy.
- Do vi khuẩn Clostridium, cầu trùng và giun lươn cũng gây viêm ruột
và tiêu chảy ở lợn con.
Theo Trương Lăng (2000) [11] lợn từ khi sinh đến 20 ngày tuổi pH dịch
vị trung tính không có axit đặc trưng là HCl tự do nên không đủ khả năng tiêu
hóa protein. Nhược điểm này có thể là nguyên nhân phát sinh bệnh. Đối với
lợn con 1 tháng tuổi trở lên hàm lượng HCl và men pepsin dịch vị tăng nên tỷ
lệ cảm nhiễm của bệnh giảm rõ rệt.
Theo Erwin M.Kohler (2001) [21] cũng nêu ra một số nguyên nhân gây bệnh.
Một số các yếu tố môi trường và ký chủ ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm
E.coli ở lợn sơ sinh. Dạ dày và ruột của lợn con nhanh chóng bị tràn ngập vi
trùng, ngay sau khi sinh, rất nhiều trong số chúng “ bất hại” nhưng nếu xuất
hiện với số lượng lớn E.coli lợn có thể bị nhiễm bệnh sau khi sinh.
- Số lượng lớn E.coli thường hiện diện ở ngay môi trường nếu có ẩm
ướt, bẩn và thông thoáng kém. Tuy nhiên nguồn nhiễm bệnh quan trọng nhất là
20
là lợn con khác mắc bệnh tiêu chảy E.coli. Những con này sẽ thải tới một tỷ
E.coli/1cc phân lỏng.
- Nhiệt độ có thể là ảnh hường môi trường quan trọng nhất làm lợn khỏe
lên. Lợn con mẫn cảm lớn với cái lạnh và yếu tố stress này làm giảm sức đề
kháng của lợn với các bệnh kể cả E.coli
Trương Lăng (2000) [11] cho rằng nguyên nhân gây bệnh phân trắng lợn
con chủ yếu do hai nguyên nhân chính: Vi khuẩn và các nguyên nhân không
phải do vi khuẩn.
* Những hiểu biết về vi khuẩn E.coli
- Đặc điểm hình thái
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [7] Escherichia coli thuộc họ
Enterobacteriacea, nhóm Escherichae, loài Escherichia có những đặc điểm
chung sau đây: Nhuộm màu gram (-), không tạo thành nha bào.
Vi trùng này có lông, nhưng cũng có khi có thể gặp những biến chứng
không di động và không có lông, chúng không tạo bào tử. Cũng cá biệt có
Serotyp nhóm 08 và 09 tạo bào tử.
- Đặc điểm nuôi cấy
Trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, mọc trên môi trường dinh dưỡng
bình thường, chúng vẫn có khả năng sinh sản cao thậm chí trong môi trường
nước sinh lý, ở nhiệt độ 15 – 16
0
C nhưng nhiệt độ thích hợp nhất là 37 – 38
0
C.
Độ pH thích hợp nhất là 7,2 – 7,4. Chúng có thể mọc ở môi trường toan tính
hoặc kiềm tính.
Trên môi trường dung dịch đặc như thạch thịt peptone, qua 18 – 24 giờ
bồi dục trong tủ ấm, chúng mọc thành những khuẩn lạc ẩm ướt, ánh màu trắng
xanh, có kích thước trung bình dạng tròn, mặt khuẩn lạc hơi lồi lên, có nếp
nhăn, bề mặt bóng.
Trong môi trường lỏng, trực khuẩn đường ruột sinh sản và làm môi
trường vẩn đục, có màu trắng, khi lắc mạnh cặn tan đều trong môi trường.
21
Ngoài ra còn có một số biến chứng của chúng tạo trên bề mặt môi trường một
màng mỏng.
Trên môi trường phân biệt – môi trường Endo, chúng mọc thành những
khuẩn lạc có màu đỏ, mận chín, có ánh kim hoặc không có ánh kim.
Trên môi trường Lêvin (thạch có enzon và xanh methylen) chúng mọc
thành những khuẩn lạc có màu thâm tím hoặc màu đen.
- Đặc tính sinh hóa
Trực khuẩn đường ruột lên men lactoza tạo axit và sinh hơi như các
đường: glucoza, mannit, duxit, sacharoza, arabinoza. Phần lớn chúng tạo thành
indol làm vón sữa, kết quả dương tính với phản ứng methyrot, không mọc trên
môi trường xitrat, không phân hủy ure, không làm rữa gelatin, làm vón sữa,
làm sữa có màu đỏ, làm màu xanh methylen trong sữa.
- Cấu trúc kháng nguyên
Vi khuẩn E.coli có 3 loại kháng nguyên là O, H, K
+ Kháng nguyên O: Đây là thân của vi khuẩn và được coi là yếu tố độc
lực của vi khuẩn, kháng nguyên O được coi là một nội độc tố có thể tìm thấy ở
màng ngoài vỏ bọc vi khuẩn và thường xuyên được giải phóng vào môi trường
nuôi cấy. Kháng nguyên O có đặc tính như sau: Chịu được nhiệt độ (không bị
phá hủy khi đun ở 100
0
C trong 2 giờ), chịu được chất cồn, acid HCN 1N trong
2 giờ, bị phá hủy bởi formol 0,5%.
+ Kháng nguyên K hay còn gọi là kháng nguyên bề mặt. Chúng bao
quanh tế bào vi khuẩn có bản chất là Polisaccharide. Nhiều ý kiến cho rằng
kháng nguyên K có ý nghĩa về độc lực vì nó tham gia bảo vệ vi khuẩn trước
các yếu tố phòng bệnh của vi khuẩn.
+ Kháng nguyên H: Là kháng nguyên không có tính chịu nhiệt cao, tuy
nhiên khi đun sôi ở 2 giờ 30 phút tính kháng nguyên, khả năng ngưng kết, kết
hợp của kháng nguyên H đều bị phá hủy. Tất cả các nhóm kháng nguyên O
khác nhau thuộc E.coli đều có một loại type kháng nguyên tốt.
22