Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu bồi dưỡng HSG lớp 9 môn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.76 KB, 14 trang )

ĐỀ BÀI
Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê
Minh Khuê. (Phần trích đoạn đã được học trong SGK ngữ văn 9, tập hai).
Gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật được phân tích (Phương Định)
- Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bà cũng
như nhiều nhà văn đương thời hướng ngòi bút vào đề tài chiến tranh, phản ánh cuộc
chiến đấu vô cùng oanh liệt của dân tộc trong những năm 70 của thế kỉ XX, đặc biệt là
cuộc chiến đấu của bộ đội, thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền
thoại.
- Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của nữ nhà văn được
viết năm 1971, truyện viết về đời sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt được trong đó nổi
bật lên gương mặt tiêu biểu cho nữ thanh niên xung phong thời ấy là Phương Định,
nhân vật đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng độc giả.
b) Thân bài
* Vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật
- Phương Định là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp: Cũng như các cô gái mới lơn,
Phương Định là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Chị tự đánh
giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc
hơi dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì
các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
- Vẻ đẹp của Phương Định đã hấp dẫn bao chàng trai: “Không hiểu sao các anh
pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây,
làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Điều
đó làm chị thấy vui và tự hào, nhưng chị chưa dành riêng tình cảm cho một ai. Chị chỉ
thấy thêm yêu quý họ, vì “Những người đẹp nhất, thông mình nhất là những người
mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Chứng tỏ Phương Định là một cô gái hồn nhiên,
vô tư, trong sáng, sống kín đáo, có lí tưởng, biết đặt nhiệm vụ chung lên tình cảm cá
nhân, sống hòa mình cùng đồng đội.
* Vẻ đẹp tính cách
- Phương Định không chỉ có ngoại hình xinh đẹp mà chị còn có một tâm hồn đẹp -


một tâm hồn mộng mơ, trong sáng, hồn nhiên, yêu đời, lạc quan trước những khó khăn,
hiểm nguy.
+ Phương Định rất thích hát, chị đem cả lòng say mê ca hát từ nhà đi vào trận địa
Trường Sơn. Chị thích hát những hành khúc bộ đội, những bài dân ca quan họ, dân ca
Ý và cả Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Say mê đến nỗi chỉ cần thuộc nhạc thôi là
chị có thể bịa ra lời mà hát. Hát lúc rảnh rỗi chưa đủ, hát cả trước khi bước vào trận
đánh, bình thản như chẳng có thần chết nào đe dọa. Tiếng hát của chị cũng như của
đồng đội trên cao điểm này thực sự là tiếng hát át tiếng bom, át đau thương, gian khổ,
mất mát, hi sinh. Hát cho tâm hồn cất cánh vượt lên tất cả để sống, chiến đấu và chiến
1
thắng. Đó là tiếng hát lạc quan, yêu đời, cao đẹp của Phương Định và nữ thanh niên
xung phong thời đánh Mĩ.
+ Nét mộng mơ, hồn nhiên, trong sáng, yêu đời của Phương Định được thể hiện
nổi bật ở đoạn cuối, khi trận đánh khốc liệt vừa đi qua, cơn mưa đá đột ngột ào tới,
ngắn ngủi, nhanh như một tia chớp nhưng đủ để chị và đồng đội thưởng thức một cảm
giác lạ, sung sướng đến mát rượi tâm hồn, xóa đi cảm giác nóng bỏng của trận địa phủ
đầy cái chết, làm bung nở trong tâm hồn chị biết bao niềm vui, bao kỉ niệm thời thơ trẻ.
Chị nhớ về mẹ, về góc phố, ngôi nhà, những con đường, những ngọn đèn, những ngôi
sao to trên bầu trời thành phố. Ôi! Quê hương - hai tiếng ngọt ngào thân thương. Cuộc
chiến đấu giành độc lập, tự do này cũng từ tiếng gọi của quê hương tha thiết ấy. “Bỗng
chốc, sau con mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí” chị, đội lên lòng khao
khát hòa bình.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định còn thể hiện ở tình yêu thương đồng chí,
đồng đội. Cũng giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến
những người đồng chí trong tổ và cả đơn vị mình. Đặc biệt chị dành tình yêu và niềm
cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ hằng đêm chị vẫn gặp trên trọng điểm của
con đường vào mặt trận. Chị đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị
yêu thương gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp về họ. NhO có vẻ đẹp dễ
thương “nhẹ, mát như một que kem trắng”. Chị Thao có nhiều sở thích, dũng cảm, kiên
cường. Lời kể về đồng đội của chị thật thân thương, trìu mến và hiểu họ một cách sâu

sắc.
- Tâm hồn đẹp song ý chí và lòng quả cảm trong chiến đấu của Phương Định còn
đẹp đẽ hơn nhiều.
+ Phương Định là một chiến sĩ phá bom dũng cảm kiên cường. Nói đến người Hà
Nội những năm tháng ấy, người ta thường nghĩ đến nét hào hao, thanh nhã và nhất là
con gái thì yểu điệu thục nữ, nhưng Phương Định cũng như bao thanh niên Hà Nội
ngày ấy, sẵn sàng gác bút để cầm súng cùng dân tộc bước vào cuộc trường chinh: “ Xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước “ (Tố Hữu). Phương định vào tuyến lửa, sống cùng đồng
đội trên mảnh đất lúc nào cũng nóng bỏng, run lên như cơn sốt bởi bom Mĩ giội xuống
hàng ngày. Chị cùng đồng đội của mình làm nhiệm vụ phá bom, san lấp, đảm bảo thông
tuyến cho bộ đội. Một công việc nguy hiểm, thần chết có thể cướp đi sự sống bất kì lúc
nào. Song Phương Định không chịu thua kém chị em, luôn hành động chuẩn xác, thành
thục, bình tĩnh và dũng cảm.
+ Mỗi ngày chị phải phá tới năm quả bom, ít là ba. Mỗi lần phá bom là một cảm
giác khác nhau. Lúc đầu chị cũng thấy căng thẳng, hồi hộp, thần kinh căng như dây
chão, tim đập bất thình lình, chân chạy mà biết khắp xung quanh có nhiều quả bom
chưa nổ. Có thể bây giờ hoặc chốc nữa, nhất định sẽ nổ và thần chết có thể viếng thăm
bất cứ lúc nào… Mỗi lúc căng thẳng như thế, Phương Định lại có cảm giác như có ánh
mắt của các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ để rồi lòng dũng
cảm của chị như được khích lệ, như được truyền thêm một tinh thần, một sức mạnh
mãnh liệt trước những trái bom lì lợm có sức công phá thật khủng khiếp. Chị kể: “ Tôi
2
đến gần quả bom. Cảm giác thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ
nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích kiểu đi khom khi có thể cứ đàng
hoàng mà bước đi”. Cảm giác ấy khiến tinh thần của Phương Định trở nên sắc nhọn:
“Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bơm. Một tiếng động sắc đến gai người cứa
vào da thịt tôi: Tôi rùng mình và bống nhận thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh
lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Thế rồi đặt thuốc, châm ngòi
rồi chạy tìm chỗ nấp, nín thở lắng nghe, chờ đợi một tiếng nổ rung trời, chuyển đất,
váng óc và rất nguy hiểm khi mảnh bom có thể văng tới. Chỉ đọc và tưởng tượng lại

cảnh ấy - ngày ấy, có lẽ người đọc tôi luyện nên lớp người anh hùng như Phương Định,
tiêu biểu cho hàng vạn nẽ thanh niên xung phong thời chống Mĩ.
* Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn
- Phương Định- nhân vật xưng tôi - người kể chuyện. Lựa chọn cách trần thuật ấy
là có chủ định của nhà văn. Mọi hình ảnh, sự kiện, nhân vật… nơi trọng điểm ác liệt
này đều được tái hiện từ cái nhìn và thái độ của chính người trong cuộc. Nhà văn có
điều kiện đi vào thế giới nội tâm, bộc lộ những tâm tư, nghĩ suy thầm kín trong nhân
vật.
Lựa chọn ngôi kể như thế cũng tạo thuận lợi cho mạch truyện được triển khai theo
dòng tâm trạng của nhân vật kể, không theo mạch tuyến tính thời gian - sự kiện mà đan
xen giữa hiện tại và hồi tưởng quá khứ. Có thể coi đó là kiểu cốt truyện tâm lí. Vì thế,
ngôn ngữ, giọng điệu cũng phù hợp với nhân vật.
- Có lẽ Lê Minh Khuê từng là chiến sĩ thanh niên xung phong Trường Sơn nên bà
không mấy khó khăn để nhập thân vào nhân vật, sống đời sống của nhân vật hay cũng
chính từ đời sống thực của mình để miêu tả thật sinh động, chân thực đời sống, tâm lí
nhân vật, làm hiện lên trước mắt người đọc một Phương Định với thế giới nội tâm
phong phú, trong sáng. Nữ nhà văn cũng như các tác giả cùng thời, có cách nhìn và
cách thể hiện con người trong chiến tranh thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, anh hùng,
cao cả. Cái bi chỉ là điểm xuyết, thoáng qua. Nhưng truyện của Lê Minh Khuê không
rơi vào tình trạng đơn giản, công thức, dễ dãi mà vẫn miêu tả được đời sống nội tâm
nhân vật với những nét tâm lí cụ thể, rất đời. Có thể nói đây là một truyện ngắn hay,
mang hơi thở, tinh thần của một thời đáng nhớ- một thời oanh liệt của dân tộc, trong đó
có vai trò to lớn của nữ thanh niên xung phong Trường Sơn.
c) Kết bài
- Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng nhưng hình ảnh những nữ thanh niên xung phong
- một trong những lực lượng nòng cốt của cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc đã cùng
với con đường huyền thoại Trường Sơn mãi mãi in dấu son đỏ thắm bằng máu vào
trang sử hào hùng của dân tộc.
- Nhớ đến họ, không chỉ người Việt Nam tự hào, biết ơn, yêu mến, kính phục mà
cả thế giới cũng kính phục họ. Bởi họ là tâm hồn, tinh thần dân tộc Việt Nam trong suốt

các cuộc trường chinh bảo vệ Tổ quốc. Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay, tinh thần ấy vẫn được lớp thanh niên yêu nước tiếp nối và phát huy, giành được
nhiều thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng đất nước.
3
ĐỀ BÀI
Hãy nêu cảm nhận về đoạn thơ:
Dù ở gần con
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
À ơi!
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
(Con cò - Chế Lan Viên, SGK Ngữ văn 9, tập 2, 2005)
Gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu đôi nét tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn thơ
- Con cò là bài thơ viết về tình mẹ của Chế Lan Viên.
- Tình cảm thiêng liêng ấy được nhà thơ thể hiện qua hình ảnh con cò trong lời ru
con bên cánh võng.
- Đoạn thơ được nghị luận nằm ở phần cuối bài thơ, hình ảnh con cò được nâng
lên thành hình tượng - biểu tượng của tình mẹ lớn lao, cao cả, bền vững như chân lí.
b) Thân bài
- Năm câu đầu của đoạn thơ là sự khẳng định tình mẹ cao cả:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,

Lên rừng xuống bề
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Hình ảnh Con cò trong khổ thơ không còn là con cò bay lả bay la, bay vào câu hát
lời ru nữa, mà hình ảnh con cò đã hóa thân vào hình tượng mẹ. Cò và mẹ là một, dù xa
cách về không gian, ở gần hay ở xa, lên rừng hay xuống biển, dù cuộc đời gặp nhiều
giông tố, trắc trở mẹ vẫn tìm con, yêu thương con mãi mãi. Có thể nói trong tình cảm
gia đình thì tình mẫu tử là thiêng liêng, gắn bó, vững bền nhất. Người mẹ mang nặng đẻ
đau, khi đứa con đã có mặt trên đời, thì dù đời mẹ có phải chịu nhiều khổ đau, bể dâu,
mẹ cũng không bao giờ bỏ con, xa cách, chia lìa. Đó không chỉ đơn thuần là bản năng
của người phụ nữ làm mẹ, mà đó là thứ tình cảm sâu nặng, có tính truyền thống, lâu
bền và bất diệt trong tâm hồn, tình cảm người mẹ Việt Nam.
Hai câu tiếp theo, tiếp tục khẳng định chân lí vững bền, lớn lao ấy:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
4
Từ những câu thư bốn chữ nhịp ngắt phát triển lên câu tám chữ, nhịp điệu nhẹ
nhàng, lan tỏa như bàn tay vuốt ve của mẹ, như lòng mẹ trải ra bao la, rộng lớn. Con dù
nhỏ hay đã lớn vẫn là con của mẹ, đi hết cuộc đời gian khó này lòng mẹ vẫn theo con,
đó là chân lí bất biến. Bởi mẹ là quê hương, là bờ vai ấm, là bến đỗ khi con gặp khó
khăn, trắc trở trên đường đời.
Hai câu thơ còn hàm ý chứa lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ - người con đối với
mẹ, thấu hiểu được tấm lòng của mẹ, luôn hướng về mẹ, trân trọng, biết ơn, dù có đi hết
cuộc đời này cũng không thể đền đáp hết công ơn to lớn đó của mẹ.
Nói về tấm lòng bao dung, rộng lớn của mẹ, nhiều nhà thơ trong và ngoài nước đã
dành cho mẹ những tình cảm thật thiết tha, sâu sắc:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy)
Chỉ mẹ là niềm vui, áng sáng diệu kì

Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước
Năm câu cuối đoạn thơ trả lại với âm điệu lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của
hình tượng con cò trong lời ru ấy:
À ơi!
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Hình ảnh con cò tiếp tục hóa thân vào mẹ. Con cò ngoài cuộc đời đi vào câu hát
ca dao và mẹ, tất cả chỉ - Một con cò thôi. Con cò mẹ hát - hát về cuộc đời lam lũ, khổ
đau, vất vả, tảo tần của mình, hát cho con nghe… “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần
hồn”. Mẹ nuôi dưỡng con không chỉ bằng dòng sữa ngọt ngào mà con bằng tiếng hát
lời ru, nuôi dưỡng con khôn lớn cả về thể chất và tinh thần. Tiếng hát lời ru của mẹ
nâng cánh ước mơ cho con bay cao bay xa - vỗ cánh qua nôi bay vào cuộc đời.
Cuộc đời mẹ thầm kín đi qua lời ru. Lời ru không chỉ đem đến cho đứa con tình
yêu thương, vỗ về mà còn gửi gắm vào đó bao nỗi niềm cơ cực và cả những ước muốn.
Đó là tâm hồn mẹ - tâm hồn của dân tộc, đất nước di dưỡng tâm hồn cho con:
Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nước đã ngồi bên con
(Nằm trong tiếng nòi - Huy Cận)
- Nét đặc sắc của đoạn thơ:
+ Viết theo thể thơ tự do, đan xen các câu bốn - năm - tám chữ, điều đó giúp cho
nhà thơ thể hiện tình điệu, cảm xúc một cách linh hoạt, khi sâu lắng, khi dàn trải, lan
tỏa.
+ Giọng điệu đoạn thơ nhẹ nhàng, êm ái như một khúc hát ru nhưng lại chất chứa
5
giọng điệu suy ngẫm, triết lí, hướng người đọc vào sự phát hiện, chiêm nghiệm.
+ Ngôn ngữ giản gị nhưng hàm súc, không sử dụng những biện pháp so sánh khi

nói về tình mẹ (như biển cả, trời cao, như nước trong nguồn…) mà rất khiêm nhường,
triết lí sâu sắc, vẫn diễn tả được tình mẹ bao la.
+ Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao một cách đặc sắc. vận dụng
nhưng không sao chép, Chế Lan Viên chỉ dùng hình ảnh đó làm điểm tựa cho những
liên tưởng mở rộng, nâng cấp độ hình tượng lên mức cao hơn: con cò - người nông dân
- người phụ nữ vất vả, tảo tần, chịu thương chịu khó; con cò bay vào giấc ngủ nuôi
dưỡng tâm hồn, chắp cánh ước mơ cho đứa trẻ;con cò - cuộc đời - tình mẹ bao la; con
cò mẹ hát cũng là cuộc đời. Tính triết lí được nâng dần lên thành quy luật, chân lí bất
biến về tình mẫu tử.
c) Kết bài
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung là sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa chất
liệu thơ ca dân gian và triết lí hiện đại sâu sắc.
- Bài thơ được nhiều người yêu mến bởi lời thơ mộc mạc, chân thành, thấm thía
tác động sâu xa vào hồn trí con người, gợi nhiều suy ngẫm.
- Bài thơ góp vào nguồn mạch thi ca về tình mẹ trong văn học nhân loại - một
khúc ca tha thiết, sâu lắng mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc.
6
ĐỀ BÀI
Có ý kiến cho rằng: “Ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu trong truyện
ngắn Bến quê rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân tạo”.
Em hãy phân tích tâm trạng nhân vạt Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê đoạn trích
trong SGK Ngữ văn 9, tập hai) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý
a) Mở bài. Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận
- Nói đến Nguyễn Minh Châu, người ta nhớ đến một trong những cây bút xuất sắc
nhất của văn học Việt Nam hiện đại, một cây bút đi tiên phong trong đổi mới tư tưởng
và nghệ thuật sau năm 1975.
- Nhận xét về tác phẩm Bến quê, có ý kiến cho rằng: “Ngòi bút miêu tả tâm lí của
Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Bến quê rất tinh tế và thấm đượm tinh thần
nhân đạo”.

b) Thân bài
* Giải thích ngắn gọn ý kiến
- Lời nhận xét rất chính xác. Sau năm 1975, các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu
ra đời đã được đổi mới về tư tưởng và tư duy nghệ thuật. Vượt thoát lên cách nhìn, cách
nghĩ đơn giản, một chiều trước đây của văn học nói chung và chính bản thân nhà văn
nói riêng, Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình vào đời sống thế sự nhân
sinh thường ngày, để phát hiện ra chiều sâu cuộc sống và cả những nghịch lí.
- Chính vì vậy, khi xây dựng nhân vật Nhĩ trong Bên quê, để tác phẩm không đơn
thuần tự sự về một cuộc đời con người, tác giả đã kết hợp rất tài tình giữa tự sư, trữ tình
và triết lí. Khéo léo đan cài giữa kể và miêu tả bức tranh thiên nhiên, bức tranh tâm
trạng và những lời bình. Đặc biệt, ông đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật Nhĩ để diễn
tả những trạng thái, cảm xúc, tâm tư cả nhân vật trong những ngày cuối đời. Ngòi bút
của nhà văn thấm đẫm niềm cảm thông với hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã của nhân vật
cùng những triết lí giản dị, tinh tế, sâu sắc và thấm đượm tinh thần nhân đạo.
* Phân tích và chứng minh làm sáng tỏ ý kiến: ngòi bút miêu tả tâm lí rất tinh tế
và thấm đượm tinh thần nhân đạo.
- Để đạt được dụng ý nghệ thuật, Nguyễn Minh Châu rất khéo léo đặt nhân vật
Nhĩ vào tình thế, cảnh ngộ đặc biệt để từ đó nhân vật tự bộc bạch nội tâm, tâm trạng, tự
chiêm nghiệm ra cái triết lí nhân sinh ở đời.
- Nhĩ là người đã từng đi khắp mọi nơi trên Trái Đất, không thiếu một xó xỉnh
nào, thì giờ đây lâm trọng bệnh và bị cột chặt trên chiếc giường chật hẹp, khiến anh
không thể tự xê dịch được vài chục phân mà phải nhờ sự trợ giúp của mọi người. Đặt
nhân vật vào nghịch cảnh, nhà văn dễ bề soi rọi vào thế giới nội tâm, nghĩ suy của nhân
vật.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Minh Châu thật nhẹ nhàng, tự
nhiên mà tinh tế, sâu sắc. Khi con người ta ở vào tình cảnh gần đất xa trời, trong họ
mới dội lên bao khao khát, tiếc nuối với cuộc đời. Chính trong một buổi sáng đẹp trời
đầu thu ấy, từ bên cửa sổ nhà mình, Nhĩ mới nhận ra vùng đất bãi bồi bên kia sông một
vẻ đẹp bình dị với những màu sắc quen thuộc như da thịt, hơi thơ mà sao anh thấy lạ
lùng: Những bông hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt, tím thẫm, con sông Hồng màu đỏ

nhạt do tiết thu đem lại, vòm trời như cao hơn, những tia nắng sớm di chuyển…, bờ bãi
bên kia sông, cả một vùng phù sa lâu đời đang phô ra thứ màu vàng thau xen với màu
7
xanh non… Ôi! Cái bãi bồi thật gần gũi, quen thuộc, nó hiện diện từ bao đời mà bây
giờ Nhĩ mới nhận ra, thấy xa lắc xa lơ vì chưa bao giờ đặt chân đến.
- Phóng tầm mắt ra xa thấy xốn xang, khao khát những buồn bã, thất vọng, Nhĩ
trở về với không gian trật hẹp của giường bệnh. Lại một lần nữa anh mới nhận ra sự vất
vả, tảo tần và đức hi sinh thầm lặng của người vợ - Liên. Liên chăm sóc anh tận tụy, từ
bát cơm, miếng nước, lời động viên đến cử chỉ nhẹ nhàng, bước chân khe khẽ… tất cả
đều dịu dàng, tỉ mỉ, tinh tế. Có lẽ đến lúc này Nhĩ mới để ý đến tấm áo Liên mặc, bàn
tay gầy guộc xoa vuốt nhẹ trên vai, anh mới thấy mình có lỗi: “Suốt đời anh chỉ làm em
đau khổ tâm…”, mới nhận ra: “Tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và
chịu đựng hi sinh…”. Tấm lòng của người vợ thảo hiền như bãi bồi bên kia sông, cứ
bồi mãi bồi mãi phù sa cho đất màu mỡ, cây lá xanh tươi. Khi anh nhận ra bến quê - gia
đình - bến đỗ của đời người, của lòng mình, nơi dựa tinh thần duy nhất khi sa cơ lỡ vận,
khi rơi vào cảnh nghiệt ngã như bây giờ thì đã muộn, Song sự thức ngộ muộn mằn ấy là
lời sám hối đầy nhân cách. Nó không chỉ thanh lọc tâm hồn anh mà con là lời nhắn nhủ
cho những ai mải mê rượt đuổi trường đời mà quên lãnh những gì gần gũi xung quanh,
tưởng như nhỏ nhoi, thường tình nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với cuộc đời
mỗi người.
- Buổi sáng mùa thu ấy có lẽ là ngày cuối cùng của nhĩ. Anh khao khát được đặt
chân lên bãi bồi bên kia sông để được ngắm nhìn vẻ đẹp của quê hương - nơi chôn nhau
cắt rốn trước lúc đi xa, để được chuộc lỗi vì suốt một đời thờ ơ, quên lãng. Nhưng thật
đáng tiếc, ước muốn ấy đã không thành vì thời gian và khả năng đã trở nên vô vọng.
Anh gửi niềm khao khát ấy vào cậu con trai, nhưng sự vô tâm của nó khiến anh buồn
bã. Anh nghĩ: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được điều vòng vèo hoặc
chùng chình”, và lại “nó có thầy gì đáng hấp dẫn bên kia sông đâu”, nó cũng như mình
ngày trước thôi. Chỉ đến bây giờ cuộc đời đã bao trải nghiệm, in gót chân khắp mọi
chân trời xa lạ, anh mới nhận ra giá trị của quê hương - gia đình. Nỗi niềm ấy, lời lẽ
nào có thể diễn đạt hết được.

- Hành động của Nhĩ cố thu hết tàn lực cuối cùng vương người ra cửa sổ, giơ tay
khoát khoát: “ y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”, hay anh con trai,
hãy mai đi kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Hành động ấy không chỉ thể hiện tâm
trạng lo âu, hốt hoảng mà còn chuyển tới cho người đọc bức thông điệp: đừng bở lỡ cơ
hội. Cuộc đời không nhiều cơ hội, hãy chớp thời cơ, đừng chùng chình, do dự hay bỏ
qua, để rồi ân hận.
c) Kết bài
- Qua việc miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Nhĩ một cách tinh tế và sâu sắc,
Nguyễn Minh Châu đã thể hiện niềm cảm thông với bi kịch của nhân vật.
- Trân trọng sự thức tỉnh và khát vọng của con người luôn hướng tới những điều
bình dị nhưng có giá trị đích thực, vĩnh hằng trong cuộc sống.
- Đồng thời gửi tới người đọc bức thông điệp giàu giá trị nhân văn về con người,
cuộc đời, về gia đình, quê hương, đất nước. Đó là sự hài hòa, gắn bó bền chặt trong
cuộc đời mỗi người.
8
ĐỀ BÀI
Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn những cô thanh niên xung phong trong
truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (SGK Ngữ văn 9, tập hai, 2005) của nhà văn Lê
Minh Khuê.
Gợi ý
a) Mở bài
- Lê Minh Khuê là nữ nhà văn chiến sĩ. Bà tham gia thanh niên xung phong và
hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ.
- Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của bà sáng tác năm
1971, giữa lúc cuộc kháng chiến của dân tộc diễn ra vô cùng ác liệt, khẳng định sự sống
còn của Tổ quốc.
- Truyện ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trên
tuyến đường Trường Sơn. Đây là những chân dung đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt
Nam trong văn học cách mạng một thời oanh liệt.
b) Thân bài

* Nét đẹp chung trong tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong
- Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, vận mệnh đất nước trong cậy vào lớp trẻ.
Nữ thanh niên xung phong là một trong những lực lượng nòng cốt của cuộc cách mạng.
Họ gác lại tất cả những ước mơ tươi đẹp của tuổi trẻ để tham gia “Xẻ dọc Trường Sơn
đi cứu nước”.
- Nhiều cây bút đã ca hát về họ, hình ảnh những nữ thanh niên trẻ trung, xinh đẹp,
chân thực, giàu lí tưởng, giàu nhiệt huyết cách mạng đã hiến trọn tuổi xuân cho non
sông, đất nước. Lê Minh Khuê đã góp thêm những chân dung đẹp, tô thắm cho loại
hình nhân vật quen thuộc này trong văn học cách mạng cùng thời.
- Trong muôn vàn những ngôi sao lấp lánh ẩn hiện nơi bạt ngàn núi rừng Trường
Sơn, Lê Minh Khuê đã lựa chọn, làm nổi bật lên vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn ba cô
gái: Phương Định, Nho, Thao - tiêu biểu cho vẻ đẹp anh hùng của nẽ thanh niên thời
ấy.
- Nét đẹp chung trong tâm hồn, tinh thần của họ là lí tưởng sống cao đẹp: chiến
đấu cho độc lập, tự do, cho nhân dân, Tổ quốc an lành, hạnh phúc.
- Mặc dù hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng gian khổ, nguy hiểm nhưng không
hề lùi bước mà dũng cảm, kiên cường, anh hùng, bất khuất.
+ Để đảm bảo thông tuyến con đường huyết mạch, họ sẵn sàng nhận nhiệm vụ bất
cứ lúc nào, bất kể ngày đêm.
+ Hằng ngày phải chạy trên cao điểm, đối mặt với cái chết từng giây, từng phút,
sẵn sàng chịu trận khi máy bay địch đột nhào tới nhưng họ vẫn hoàn thành công việc
một cách nhanh, gọn, chính xác. Tinh thần của họ đi qua cái chết bình tĩnh, gan dạ đến
lạ lùng. Biết rằng trong những trái bom lì lợm kia là Thần chết nhưng cái chết thật mờ
nhạt.
+ Họ sống đoàn kết, gắn bó, yêu thương như chị em trong một gia đình, lo lắng,
9
chăm sóc mỗi khi đồng đội của mình bị thương.
+ Họ sống hồn nhiên, vô tư, lạc quan, yêu đời. Rất thích hát, hát trước và sau trận
đánh. Tiếng hát của họ trên cao điểm này thực sự át tiếng bom, vượt lên gian khổ, hiểm
nguy và vẫn sướng vui đón nhận cơn mưa đá sau trận đánh…

=> Giữa khói bom lửa đạn, những nữ thanh niên kiên cường, dũng cảm chiến đấu
và tâm hồn vẫn giàu mơ ước, thích hát, thích làm đẹp, nghe đài như cuộc sống yên bình
vậy. Đó là phẩm chất anh hùng hiếm có ở nơi nào trên Trái Đất này phái đẹp ra mặt
trận như thế.
* Nét đẹp riêng trong từng con người
- Nho nhỏ bé, ít tuổi nhất, trông dễ thương, dịu mát, trắng muốt như một que kem
mỗi khi từ dưới suối lên. Cô thích theeo thù, thích ăn kẹo như trẻ con. Người nhỏ bé
nhưng tinh thần phá bom lại không hề nhỏ bé, rất quả cảm, rất bình tĩnh khi bị thương,
vẫn nhổm dậy, xòe bàn tay đòi mấy viên đá trong cơn mưa.
- Chị Thao lớn tuổi hơn cả, nên ước mơ, dự định về tương lai cũng thiết thực hơn.
Chị hát không hay nhưng rất chăm chép bài hát. Đôi lông mày tỉa nhỏ như cái tăm. Áo
lót cái nào cũng thêu bằng chỉ màu. Đặc biệt rất sợ vắt và máu nhưng người tổ trưởng
ấy lại cương quyết, táo bạo đến lạ lùng. Rất bình thản, thong thả nhai nốt miếng bích
quy trước tiếng máy bay trinh sát rè rè trộn lẫn tiếng gầm gào, tiếng dội bom của phản
lực. Chị phân công nhiệm vụ, ra lệnh cương quyết, rõ ràng, phá bom anh dũng, táo bạo
đến đáng gờm.
- Phương Định - cô gái Hà thành vào chiến trường, hồn nhiên, mộng mơ nhưng
không thua kém chị em sự kiên cường, dũng cảm. Cô có chút điệu đà của cô gái Hà
Nội, thích hát, thích ngắm mình trong gương. Lúc rảnh rỗi thường hay hát và ôm gối
mộng mơ, hoặc nghĩ về đồng đội, hoặc nhớ mẹ, nhớ góc phố ngôi nhà với biết bao kỉ
niệm đẹp, hồn nhiên như con trẻ đón trận mưa đá sau trận đánh đầu căng thẳng.
Phương Định cũng như các chị em - đồng đội của mình, mỗi ngày phải phá từ ba
đến năm trận bom. Mỗi lần phá một cảm giác khác nhau, căng thẳng, hồi hộp nhưng
không hề run sợ mà ngược lại, rất bình tĩnh, thận trọng, thao tác nhanh, gọn, chính xác,
vô hiệu hóa an toàn những trái bom chứa sức hủy diệt khủng khiếp, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ.
c) Kết bài
- Với sự lựa chọn ngôi kể thích hợp, rất thuận lợi cho việc kể, dẫn dắt câu chuyện
và miêu tả tâm lí nhân vật, Lê Minh Khuê đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái
thanh niên xung phong: giàu lí tưởng, yêu nước, dũng cảm, lạc quan, yêu đời. Đó là vẻ

đẹp tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng đánh Mĩ hào hùng, oanh
liệt. Họ mãi mãi là những bông hoa bất tử.
- Các thế hệ hôm nay và mai sau được thừa hưởng cuộc sống yên bình, ấm no,
hạnh phúc, đừng bao giờ quên họ. Hãy thể hiện lòng biết ơn của mình bằng hành động
cụ thể: học hành chăm chỉ, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống để xây dựng và
bảo vệ đất nước ngày càng bền vững, phát triển.
10
ĐỀ BÀI
Có ý kiến cho rằng: “Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và
tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.”
Gợi ý:
a) Mở bài:
- Văn nghệ (tác phẩm văn học) là sản phẩm sáng tạo kì diệu của người nghệ sĩ. Nó
là cầu nối giữa người nghệ sĩ với độc giả thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa
của trái tim.
- Có ý kiến cho rằng: “Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự
hoàn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.”
- Ý kiến thật xác đáng, chúng ta có thể chứng minh qua bài thơ Mây và sóng của
R. Ta-go và đoạn trích Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) của M.Go-rơ-ki được học
trong chương trình Ngữ văn 9.
b) Thân bài
* Giải thích ý kiến
- Văn nghệ (văn học) bắt nguồn từ đời sống hiện thực khách quan, là sản phẩm
tinh thần được sáng tạo qua lăng kính của người nghệ sĩ. Nó có khả năng to lớn, kì diệu
trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mỗi người cũng như toàn xã
hội.
- Nó đem đến cho người đọc nhận thức vô cùng phong phú, giàu có về thế giới
thiệu tự nhiên, đời sống xã hội và con người. Bồi dưỡng cho tâm hồn ta nhưng tư
tưởng, tình cảm, lối sống tốt đẹp: biết cảm nhận và yêu cái đẹp, biết căm thù cái xấu
xa, độc ác, biết hướng tới cái thiện, di dưỡng tâm hồn để sống tốt hơn.

- Văn nghệ tác động và đánh thức, khơi dậy trong ta những ước mơ, khát vọng
vươn tới tương lai, sống lạc quan, yêu đời, yêu con người và cuộc sống tha thiết; giúp
ta tự nhận thức, tự xây dựng và hoàn thiện nhân cách một cách tự giác, sâu sắc và bền
vững.
=> Văn nghệ không chỉ giúp ta nhận thức tri thức mà còn giúp ta sống đẹp, sống
tốt, sống phong phú hơn, nhất là việc di dưỡng, hoàn thiện nhân cách, tâm hồn.
* Chứng minh tính đúng đắn của ý kiến qua hai tác phẩm đã chọn
- Giá trị và khả năng của văn nghệ là vô cùng to lớn. Nó có thể mang tới cho
người đọc những nhận thức mới mẻ, sâu rộng về nhiều mặt trong cuộc sống, trong
những khoảng thời gian và không gian khác nhau: xưa - nay, trong nước - ngoài nước,
họ và ta, người khác và mình…
- Đến với bài thơ Mây và sóng của Ra - bin- đra- nat Ta go (nhà thơ hiện đại lớn
nhất của Ấn Độ), chúng ta sẽ hiểu sâu rộng hơn về đề tài tình mẫu tử. Bài thơ là câu
chuyện của em bé nói với mẹ như một lời thủ thỉ, tâm tình, có những đối thoại tưởng
tượng giữa em và những người sống trên mây và sóng, qua đó nhà thơ ngợi ca tình mẫu
tử thiêng liêng, bất diệt.
+ Với hình thức thơ văn xuôi rất hiện đại, nhà thơ tạo dựng được những tình
11
huống thử thách, những tình huống thử thách, những cuộc đối thoại tưởng tượng để bộc
lộ tâm lí của một em bé. Dùng nghệ thuật lặp lại, song biến hóa linh hoạt để khẳng định
tình yêu mẹ của em bé một cách trọn vẹn và sâu sắc.
+ Bài thơ đã đem lại cho ta một nhận thức về tâm lí trẻ thơ: đưa trẻ nào chẳng
ham chơi, mải chơi, chẳng dễ bị những cám dỗ của cuộc sống như mây và sóng lôi
cuốn. Song những thú vui ngoạn mục ấy vẫn không chiến thắng được nỗi nhớ mẹ và
em cần có mẹ. Rất tinh tế trong cách giải quyết mâu thuẫn tâm lí, nhà thơ đã để em bé
nghĩ ra hình thức chơi tuyệt diệu, bằng cách tưởng tượng mình là mây và sóng, còn mẹ
là trăng và bến bờ kì lạ, để em không phải đi chơi đâu xa, tới tận chân trời góc bể nào,
mà em được chơi, được vui đùa ngay với mẹ dưới mái nhà - bầu trời xanh ấm áp của
mình. Em sẽ được lăn, lăn, lăn mãi vào lòng mẹ, ôm ấp, rúc rích hay vui sướng cười
vang, mà không ai biết mẹ con em ở chốn nào. Bởi chỉ có mẹ mới là bến bờ bao dung,

rộng mở luôn sẵn sàng tiếp đón những đứa con dù chúng gặp phải tình huống nào. Mẹ
dịu hiền như vầng trăng, lòng mẹ mênh mông như đại dương, vững bền như bến bờ kì
lạ, và con là sóng. Con sóng nào chẳng vỗ về bến bờ, dù ở đâu, giữa đại dương, phương
trời nào thì con sóng vẫn hướng về bờ như một quy luật bất biến. Tình mẹ con không
thể chia tách, thiêng liêng, bất diệt.
+ Qua sự sáng tạo trò chơi mới bất ngờ, thú vụ, em bé đã bộc lộ tình yêu thương,
sự gắn bó của mình với mẹ. Đó là hạnh phúc lớn nhất của trẻ thơ, của tình mẫu tử. Điều
đó đã đem lại cho ta sự rung cảm kì diệu, nhất là trẻ thơ. Ta không chỉ cảm nhận được
thế nào là tình mẫu tử mà con bồi dưỡng nâng cao, soi sáng tâm hồn, tình cảm trong ta,
biết yêu thương, vâng lời mẹ, biết quý trọng tình cảm gia đình và có trách nhiệm hiếu
thảo với mẹ, bởi mẹ là người vĩ đại nhất.
+ Ngoài ý nghĩa ngợi ca tình mẫu tử, hướng chúng ta vào những tình cảm tốt đẹp,
bài thơ còn gợi ra những suy ngẫm mang tính triết lí: hạnh phúc không phải là điều gì
xa xôi, bí ẩn do ai ban cho, mà ngay ở trên trần thế, do chính ta tạo dựng, nó ở trong
cuộc sống, trong mái ấm gia đình mà mỗi người phải có ý thức xây dựng. Nó không chỉ
là hạnh phúc của mỗi cá nhân, nó còn là nền tảng của mọi tình cảm rộng lớn khác như
quê hương, đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói: quê mẹ, đất mẹ, tiếng
mẹ, Tổ quốc mẹ hiền.
- Cùng nói về tình cảm gia đình và tuổi thơ, nhưng đoạn trích Những đứa trẻ
(Thời thơ ấu) của đại thi hào Nga Mác - xim Go-rơ-ki lại tác động vào nhận thức, tư
tưởng, tình cảm người đọc một cách khác.
+ Nếu đứa trẻ trong Mây và sóng được sống trong niềm vui, niềm yêu thương tràn
ngập hạnh phúc của tình mẫu tử thì Những đứa trẻ trong Thời thơ ấu lại vô cùng thiếu
thốn tình mẹ. Chúng bị nhốt trong cái lồng nghiệt ngã của những gia đình nước Nga
thời Sa hoàng, tư tưởng, lối sống còn mang nặng thói quen gia trưởng cũ kĩ, độc ác.
+ Đó là những đứa trẻ thật đáng yêu, đáng thương, sống thiếu tình thương lại bị
người lớn kìm hãm, đánh đập.
* Cậu bé A-li-ô-sa (nhân vật xưng tôi - tác giả) mồ côi cha từ lúc ba tuổi lại sống
thiếu tình thương của mẹ. Em luôn bị ông ngoại đối xử bằng roi vọt tàn nhẫn.
12

* Ba đứa trẻ nhà lão đại tá tuy sống trong cảnh giàu sang, nhưng cũng chẳng sung
sướng, hạnh phúc gì: mẹ chết, sống với dì ghẻ thiếu quan tâm, người bố lại nghiêm
khắc, cũng thường nói với chúng bằng roi vọt.
+ Mặc dù chúng bị đối xử nghiệt ngã, bị cấm đoán nhưng chúng vẫn vượt lên để
duy trì tình bạn trong sáng. Chúng chia sẻ với nhau chuyện gia đình, chúng tìm đến hơi
ấm tình thương bằng những câu chuyện cổ tích để tâm hồn hướng thiện. Niềm mong
ước của ba đứa trẻ thiếu tình thương là sự che chở của những người bà hiền hậu.
+ Câu chuyện đem lại cho chúng ta nhận thức về một đất nước xa xôi trong thời kì
còn nhiều tăm tối với tư tưởng phong kiến nga hoàng cũ kĩ, lạc hậu, bế tắc, đã tác động
không nhỏ tới đời sống con người. Gợi cho chúng ta suy ngẫm về nét đẹp tuổi thơ, về ý
nghĩa nhân văn, lòng yêu thương, lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với những
đứa trẻ.
* Chỉ một đoạn trích ngắm nhưng khi đọc xong, ai cũng thấy day dứt, buốt nhói
trong tim, bởi không chỉ những đứa trẻ nghèo khổ, cơ cực thèm khát tình thương như
A-li-ô-sa mà còn cả những đứa trẻ trong ngôi biệt thự giàu sang vẫn phải chịu cảnh bất
hạnh.
* Chúng ta yêu thương, cảm thông với những đứa trẻ ấy. Thú vị với những câu
chuyện cổ tích chúng kể rất hồn nhiên, ngây thơ và cả những nhận xét, suy ngẫm rất già
dặn của chúng.
* Chúng ta thấy căm ghét, bất bình với thái độ của những người lớn đối xử với trẻ
thơ. Thói đánh đập tàn nhẫn, độc ác của người ông A-li-ô-sa dễ làm cho tâm hồn đứa
trẻ bị tổn thương, què cụt. Thói trưởng giả, kênh kiệu, ích kỉ của lão đại tá đã khép chặt
cánh cửa với thế giới xung quanh, điều đó cũng đồng nghĩa với việc khép chặt cánh cửa
tâm hồn của trẻ thơ, khiến chúng sợ hãi, co hẹp, ngơ ngác, lạc lõng, khô héo tình cảm
trong biệt thự giàu sang.
* Sự ngăn cấm của lão đại tá vô hình tạo cho những đứa trẻ thành kiến về giai cấp,
về sự phân biệt giàu - nghèo, sang - hèn, nhưng thật may, chúng chưa bị tư tưởng xấu
xa ấy làm vẩn đục. Dường như chúng cũng nhận thấy mình như những chú chim non bị
nhốt trong lồng, nên thật ngỡ ngàng khi nghe đứa bé nhất khuyên các anh: “Không nên
bắt, cứ để chúng muốn bay đi đâu thì bay”. Hình ảnh con chim trong lồng và những

đứa trẻ bị bủa vây trong thế giới lạnh lùng, vô cảm của những người lớn thật đáng sợ.
Nó tác động không nhỏ tới lòng trắc ẩn và suy ngẫm sâu xa của người đọc về tương lai
của chúng.
=> Câu chuyện không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu sắc vẻ đẹp của tình bạn, thế giới
tâm hồn phong phú của trẻ thơ với những ước mơ cổ tích, mà còn bất bình với sự quan
tâm của những người làm cha mẹ, với những thự trạng bất công của xã hội. Làm cho
người lớn phải giật mình về trách nhiệm của mình với con cái, trẻ thơ, bởi “Trẻ em hôm
nay, thế giới ngày mai”- những mầm non chủ nhân tương lai của đất nước. Những
mầm non ấy phải được nâng niu, vun trồng, nuôi dưỡng trên một mảnh đất tốt mới trở
thành những cây xanh tươi tốt, hoa trái xum xuê, xã hội phát triển, văn minh, hạnh
13
phúc.
Qua đây, chúng ta nhận thấy tác phẩm của Go-rơ-ki có giá trị nhân văn lớn lao.
Nhà văn luôn tin yêu, sùng bái, nâng đỡ con người, tạo dựng cuộc sống văn hóa cho
con người, hướng con người đến lối sống đẹp đẽ và cao thượng.
c) Kết bài
- Văn nghệ là cuộc sống, giá trị và khả năng của nó đối với đời sống con người là
vô cùng to lớn và phong phú. Nó giúp cho con người hiểu biết, trưởng thành, hoàn
thiện về tất cả các phương diện.
- Đúng như ý kiến đã nhận định: “Văn nghệ giúp cho con người được sống phong
phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.”
- hãy yêu văn học và giữ gìn những giá trị tinh thần kì diệu ấy cho thế hệ mai sau.
14

×