Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tóm tắt LV thạc sỹ Đầu tư phát triển Đạm Hà Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.9 KB, 11 trang )

CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM HÓA CHẤT VÀ PHÂN BÓN
2.1. Doanh nghiệp hóa chất và phân bón
2.1.1. Công nghiệp hóa chất và vai trò của ngành công nghiệp hóa chất
Công nghiệp hóa chất: Ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam là một ngành
công nghiệp non trẻ chỉ ra đời từ những năm 30 của thế kỷ XX với quy mô nhỏ và
phát triển chậm. Nhưng từ sau năm 1954, đặc biệt là sau năm 1986 ngành công nghiệp
hóa chất của Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng và trở thành ngành công nghiệp
trọng điểm của nước ta. Hiện nay ngành công nghiệp hóa chất nước ta tập trung chủ
yếu ở các trung tâm công nghiệp lớn ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
Ngành công nghiệp hóa chất có vai trò quan trọng đối với nền sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp và đối với đời sống xã hội. Sau thời gian dài phát triển ngành
công nghiệp hóa chất gồm có các nhóm sản phẩm chủ yếu sau: phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, hóa dầu, hóa dược, điện hóa học, khí công nghiệp, cao su, chất tẩy rửa, sơn –
mực in, phân bón.
Phân bón: là sản phẩm có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng hoặc
có tác dụng cải tạo đất. Phân bón được chia ra làm 3 loại chính sau: Phân bón vô cơ,
phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Hiện nay, dự kiến năm 2014 Việt Nam sẽ cần khoảng 10,8 triệu tấn phân bón (2
triệu tấn urê, SA 0,95 triệu tấn, Kali 1,1 triệu tấn, DAP 0,98 triệu tấn, NPK 3,9 triệu
tấn, phân bón chứa lân 1,83 triệu tấn) trong khi đó khả năng đáp ứng trong nước trong
năm 2014 chỉ đạt khoảng 8,2 triệu tấn ( 2,23 triệu tấn, DAP là 0,3 triệu tấn, NPK 3,8
triệu tấn, phân bón chứa lân 1,83 triệu tấn). Như vậy, nguồn cung phân bón trong nước
chưa đáp ứng đủ nhu cầu, dự báo trong năm 2014 sẽ nhập khẩu 2,8 triệu tấn (phân SA
0,95triệu tấn, DAP là 0,65 triệu tấn, phân Kali 1,1 triệu tấn).
2.1.2. Doanh nghiệp hóa chất và doanh nghiệp phân bón
Doanh nghiệp hóa chất và doanh nghiệp phân bón là các doanh nghiệp sản
xuất hoặc kinh doanh trong lĩnh vực này. Hiện nay nếu không tính đến các đơn
vị thương mại thì nhà nước vẫn đang quản lý và trực tiếp điều tiết ngành công
nghiệp phân bón hóa chất trong nước thông qua cơ quan quản lý nhà nước là Bộ


Công thương và trực tiếp là Cục Hóa chất Bộ Công thương và 2 Tập đoàn lớn là
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam.
Trong những năm gần đây, các đơn vị sản xuất hóa chất trong nước nói riêng đã
tăng cường đầu tư áp dụng công nghệ hiện đại và đã sản xuất được các sản phẩm hóa
chất chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực khoáng sản
của đất nước và giảm thiểu các tác động bất lợi của việc sản xuất hóa chất lên môi
trường. Tuy nhiên do hạn chế về vốn và trình độ công nghệ nên các sản phẩm hóa chất
chất lượng cao, tinh kiết trong nước chưa sản xuất được và phải nhập khẩu.
Trong lĩnh vực hóa chất thì chúng ta phải nhắc đến lĩnh vực sản xuất phân bón và
hóa dầu là 2 lĩnh vực quan trọng trong việc ổn định an linh năng lượng, lương thực
quốc gia.
Trong đó lĩnh vực phân bón là một trong các lĩnh vực được chính phủ và nhà
nước đặc biệt quan tâm với nhiệm vụ chính đảm bảo ổn định an ninh lương thực quốc
gia. Là một trong những lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong ngành hóa chất khi 70%
dân số làm nông nghiệp. Vì vậy lộ trình tới năm 2020 của chính phủ ta sẽ cơ bản chủ
động được nguồn cung phân bón cho sản xuất và tiến tới xuất khẩu. Ví dụ: Phân lân
Văn Điển đã áp dụng công nghệ mới; nâng công suất lên 100.000 tấn/năm gấp 10 lần
so với thiết kế ban đầu, Đầu tư xây dựng nhà máy đạm Ninh Bình và mở rộng nhà máy
đạm Hà Bắc theo tiêu chuẩn công nghệ của Châu Âu.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hóa chất và phân
bón
Hóa chất là một sản phẩm đặc thù do tính chất hóa học của nó có thể ảnh hưởng
không tốt đến môi trường và con người khi tiếp xúc nên nhà máy thường đặt xa trung
tâm và gần nguồn nước, giao thông vận tải.
Riêng sản phẩm phân bón thì còn thêm yếu tố mùa vụ nên cần kho tàng đủ lớn để
lưu trữ.
2.2. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp sản xuất hóa chất và phân bón
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài
chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng mới, sửa
chữa cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị và lắp đặt. Cùng với đó là thực

hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản trong
doanh nghiệp nhằm duy trì tiềm lực hiện tại của doanh nghiệp và tạo ra tiềm lực
mới cho doanh nghiệp, việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống của
tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp sản xuất hóa chất và phân bón
có những đặc điểm chung và riêng trong đầu tư phát triển doanh nghiệp cũng
như của ngành cụ thể như sau: Thứ nhất, địa điểm đầu tư phải gần nguồn nước,
thuận tiện vận chuyển nguyên nhiên liệu và hàng hóa; Thứ hai, diện tích mặt
bằng thực hiện lớn; Thứ ba, cần lượng vốn đầu tư ban đầu lớn; Thứ tư, nguồn
vốn huy động: Thứ năm, hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp hóa
chất làm tăng năng suất lao động song lại giảm số lượng người lao động; Thứ
sáu, thời kỳ đầu tư và thời gian vận hành các kết quả kéo dài;
2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển phân bón và hóa chất:
Nguồn vốn của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp sản xuất phân bón và hóa chất:
Cũng như các hoạt động đầu tư khác thì nguồn vốn cho hoạt động đầu tư trong ngành
phân bón hóa chất huy động từ 2 nguồn chính là: Nguồn vốn tự có và nguồn vốn đi
vay.
- Vốn tự có là nguồn vốn riêng của doanh nghiệp, bao gồm vốn góp ban đầu, lợi
nhuận giữ lại, phát hành cổ phiếu. Nguồn vốn này doanh nghiệp sử dụng không mất
phí, không gặp khó khăn trong giải ngân song hạn chế về hạn mức.
- Vốn từ đi vay: Là nguồn vốn huy động từ tín dụng ngân hàng, tín dụng đầu tư
phát triển, tín dụng thuê mua, thương mại. So với các doanh nghiệp khác do đặc thù
được nhà nước quản lý nên thường được sử dụng nguồn vốn tín dụng phát triển giá rẻ
(Ngân hàng Phát triển Việt Nam) trong thực hiện đầu tư một số dự án quan trọng trong
quy hoạch của nhà nước.
2.4. Nội dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp sản xuất hóa chất
và phân bón
Như các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp hóa chất phân bón cũng đầu tư vào
các nội dung: Xây dựng cơ bản tạo tài sản cố định; Hàng tồn trữ, Marketting; Nguồn
nhân lực. Tuy nhiên do đặc thù ngành nên các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp hóa

chất và phân bón có những nội dung khác so với các doanh nghiệp khác như:
- Đầu tư xây dựng cơ bản: Doanh nghiệp thực hiện đầu tư vào việc tạo TSCĐ với
mục đích nâng cao chất lượng công trình, môi trường làm việc, môi trường sản xuất,
năng lực thiết bị, năng lực kho bãi đảm bảo duy trì sản xuất ổn định, giảm định mức
tiêu hao.
- Đầu tư vào hàng tồn trữ: Là việc đầu tư cho vật tư duy trì sản xuất liên tục, đủ
hàng để bán khi vào vụ.
- Đầu tư marketting: Là việc đầu tư để mở rộng phát triển thị trường, nâng cao
khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
- Đầu tư vào nguồn nhân lực: Chủ yếu tập trung vào đầu tư phát triển nhân sự
công nghệ, kỹ thuật do yêu cầu ưu tiên sản xuất ổn định liên tục và định mức thấp.
2.5. Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm hóa chất và phân bón
Như các doanh nghiệp khác doanh nghiệp sản xuất phân bón cũng sử dụng các
chỉ tiêu sau để đánh giá kết quả và hiệu quả trong hoạt động đầu tư phát triển
của doanh nghiệp là:
- Về kết quả: Tài sản cố định huy động, sản lượng tăng thêm, doanh thu tăng
thêm, Lợi nhuận tăng thêm, nộp ngân sách tăng thêm, chất lượng và quy mô lực
lượng lao động tăng thêm, vị thế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng
thêm.
- Về hiệu quả: Là các chỉ tiêu kết quả so với chi phí vốn bỏ ra. Tuy nhiên nội
dung này còn có hạn chế vì kết quả đầu tư thường không thể hiện ngay trong kỳ
thực hiện nên việc đánh giá chỉ dừng ở mức độ định lượng. Vì vậy để phân tích
và đánh giá được hiệu quả hay không cần có một tầm nhìn xa hơn của lãnh đạo
doanh nghiệp.
2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của Công ty
Việc quyết định thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển tại Công hóa chất
phân bón phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chính sách kinh tế của nhà nước, chiến
lược phát triển của Công ty mẹ, khả năng tài chính, khả năng huy động vốn của Công
ty, đều ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của Công ty.

Nói chung hoạt động đầu tư phát triển của Công ty hóa chất phân bón cũng phải
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nên để có thế thực hiện các hoạt động hiệu quả thì
cần có chủ trương, ý tưởng tốt và phải phân tích đánh gia xem xét được một cách đầy
đủ các yếu tố tác động có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án để có thể đưa ra quyết
định đầu tư đúng đắn.
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY
TNHH MTV PHÂN ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC GIAI
ĐOẠN 2006 - 2013
3.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất
Hà Bắc
Được xây dựng với sự giúp đỡ của Chính phủ Trung Quốc, Đạm Hà Bắc là nhà
máy sản xuất phân đạm urê đầu tiên tại Việt Nam . Nhà máy đi vào sản xuất từ năm
1975 với công suất 12 vạn tấn urê năm, tới nay sau nhiều lần đầu tư cải tạo công suất
nhà máy đạt 18 vạn tấn năm. Hiện nay sau khi chuyển đổi từ mô hình Công ty 90 – 91
của nhà nước sang mô hình Công ty TNHH MTV từ năm 2006, Đạm Hà Bắc đã từng
bước phát triển.
Công ty TNHH MTV phân đạm và Hóa chất Hà Bắc là một trong các đơn vị
sản xuất kinh doanh có hiệu quả của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, giải quyết việc làm
cho khoảng 2.000 lao động chính thức, hàng trăm lao động thời vụ, nộp ngân sách cao
nhất tỉnh Bắc Giang.
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển của Công ty TNHH MTV Phân
đạm và Hóa chất Hà Bắc giai đoạn 2006 – 2013
Xuất phát từ sự cần thiết phải thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển tại Công
ty với mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chung trong sự phát triển của ngành và của
địa phương nên, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty và của Tập đoàn,
cũng như sự cạnh tranh trên thị trường của các đối thủ nên Công ty đã thực hiện
các hoạt động đầu tư phát triển đầu tư tại doanh nghiệp với thực trạng như sau:
- Vốn đầu tư cho hoạt động của Công ty nhìn chung tăng qua các năm song có
sự phân chia giai 2 đoạn rõ rệt là giai đoạn 2006 – 2010 và 2010 – 2013. Giai đoạn

2006 – 2010 tương đối ổn định nhưng giai đoạn sau thì lượng vốn tăng lên mạnh về
quy mô và tốc độ khi Công ty thực hiện dự án mở rộng nhà máy.
- Nguồn vốn đầu tư: Giai đoạn 2006 – 2010 nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có của
doanh nghiệp chiếm xấp xỉ 100%; giai đoạn 2010 – 2013 thì nguồn vốn đi vay chiếm
tỉ trọng cao từ 50 – 70% cơ cấu vôn đầu tư của Công ty.
- Nội dung đầu tư của Công ty: Giai đoạn 2006 – 2010 đầu tư của Công ty chủ
yếu cho người lao động và hàng tồn trữ (trên 70%), nhưng sang giai đoạn 2010 – 2013
thì cơ cấu đầu tư thay đổi khi Công ty chủ yếu đầu tư vào TSCĐ, bình quân trên 70%
do dự án mở rộng có quy mô vốn gần 600 triệu USD.
- Quản lý hoạt động đầu tư: Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà
Bắc hiện đang thực hiện quy trình quản lý hoạt động đầu tư tại Công ty theo 7 bước cụ
thể như sau: Xây dựng chiến lược, lập dự án, thẩm định dự án, lập kế hoạch, tổ chức
lựa chọn đơn vị, quản lý quá trình thực hiện và vận hành, đánh giá kết quả hoạt động.
3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động ĐTPT tại Công ty TNHH MTV
phân đạm và Hóa chất Hà Bắc giai đoạn 2006 – 2013
- Các chỉ tiêu kết quả ĐTPT tại Công ty
+ Tài sản cố định huy động: Nhìn chung tăng qua các năm và tăng mạnh nhất
trong năm 2008 là 49 tỷ đồng.
+ Các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách tăng thêm nhìn
chung là tăng song mức tăng giảm không đều và đều có kết quả chững lại trong giai
đoạn 2009/2010.
+ Thu nhập bình quân của người lao động tăng khá và năm sau đều có tăng hơn
năm trước nhưng mức tăng thấp.
+ Công ty cũng đã nhận được một số danh hiệu cao quý của Chính phủ, Bộ
khen tặng trong thực hiện hoàn thành nhiệm vụ kinh tế và xã hội.
- Các chỉ tiêu hiệu quả ĐTPT tại Công ty:
Tương ứng với chỉ tiêu kết quả chỉ tiêu hiệu quả cũng thể hiện nội dung tương
tự, song sẽ không phản ánh hết được hiệu quả vốn đầu tư của Công ty đang
thực hiện với dự án mở rộng khi hoàn thành. Nên vốn đầu tư thực hiện giai
đoạn 2010 – 2013 là rất lớn nhưng hiệu quả lại rất thấp.

- Một số hạn chế trong ĐTPT của Công ty
+ Vốn chưa đáp ứng nhu cầu thực hiện đầu tư của Công ty
+ Hạn chế trong công tác quản lý
+ Hạn chế trong huy động và sử dụng vốn
+ Hạn chế trong xác định cơ cấu vốn đầu tư
+ Hiệu quả đầu tư đạt thấp
- Một số nguyên nhân chủ yếu
+ Nguyên nhân khách quan: Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư còn rườm
ra; công nghệ thông tin chưa được quan tâm; nhân sự già.
+ Một số nguyên nhân chủ quan: Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch còn
yếu; Còn ỷ lại vào hỗ trợ của nhà nước và Tập đoàn trong huy động vốn;
CHƯƠNG 4:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV PHÂN
ĐẠM VÀ HÓA CHẤT HÀ BẮC GIAI ĐOẠN 2014 – 2020
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển
- Định hướng của nhà nước: Chủ động nguồn cung phân bón trong nước cho
sản xuất nông nghiệp, tăng cường đầu tư theo chiều sâu trong sản xuất phân
bón hóa chất.
Định hướng của Công ty: Đạt tăng trưởng lợi nhuận, doanh thu trên 10%; đổi
mới công nghệ theo hướng hiện đại hóa, đảm bảo vệ sinh môi trường, giải
quyết việc làm cho người lao động.
4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển
của Công ty Đạm Hà Bắc giai đoạn 2014 – 2020
Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển
Tăng cường công tác quản lý, lập kế hoạch vốn cho bộ phận Tài chính, Kế
hoạch trong Công ty từ đó thể chế hóa các nội dung liên quan tới kế hoạch huy
động, sử dụng vốn.
Cần sử dụng hài hòa, linh hoạt 2 nguồn là nguồn vốn tự có và nguồn vốn đi vay
của doanh nghiệp trong thực hiện đầu tư phát triển.

Giải pháp đầu tư tài sản cố định
Khi nhà máy thực hiện đấu phối thành công dự án mở rộng vào dây chuyền sản
xuất cũ thì đây sẽ là một hệ thống công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại thì công tác
thực hiện đầu tư tạo lập tài sản cố định chủ yếu là các hạng mục công trình kiến trúc
phụ trợ, nâng cao chất lượng làm việc và bổ sung giá trị tài sản cho các hạng mục công
trình cũ của nhà máy. Nên cần tăng cường đầu tư vào công tác duy tu bảo dưỡng, cải
tạo nâng cao hiệu quả công nghệ.
Giải pháp đầu tư hàng tồn trữ
Hàng tồn trữ của Công ty cần phải được quan tâm vào hai nội dung chính là sản
phẩm sản xuất tồn kho và vật tư tồn kho (đặc biệt là vật tư than), đây là hai nội dung
cần có sự quản lý và kiểm soát chặt chẽ vì khối lượng và giá trị lớn. Vì vậy cần quan
tâm tăng cường đầu tư vào xây dựng các văn bản quản lý chi tiết, dự báo và lập kế
hoạch tốt hoạt động này.
Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Coi việc thực hiện đầu tư và phát triển nhân sự sẽ là một nhiệm vụ mang tính
trọng tâm có tính quyết định tới hiệu quả và sản xuất kinh doanh của đơn vị, để thực
hiện được nhiệm vụ này Công ty sẽ phải quan tâm thực hiện một số giải pháp chủ yếu
sau: Thường xuyên trao đổi chuyên môn với các đơn vị để nâng cao trình độ, đầu tư
nâng cao chất lượng nhân sự thị trường, công nghệ, tạo môi trường làm việc thuận lợi
cho người lao động.
Giải pháp đầu tư Marketting
- Đầu tư xây dựng hệ thông thông tin báo cáo thị trường;
- Đầu tư mở văn phòng đại diện tại nước ngoài;
- Đầu tư hoạt động xúc tiến bán hàng trong và ngoài nước;
- Đầu tư dự báo, nghiên cứu thị trường;
- Đầu tư xây dựng hệ thống bán hàng chuyên nghiệp.
Giải pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho phòng ban và trách nhiệm rõ ràng đối với từng đơn
vị đầu mối hoặc hỗ trợ;
- Thể chế hóa các văn bản hướng dẫn lập kế hoach đầu tư phát triển, thẩm định,

quản lý dự án ĐTPT,…
- Tăng cường sắp xếp nhân sự, phòng ban cho phù hợp trong tổ chức thực hiện
ĐTPT.
4.3. Kiến nghị
Đối với Nhà Nước
- Đề nghị ban hành thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện nghị định số
202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013;
- Cần thực hiện ngay giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các hộ sản xuất phân bón:
Giá vật tư, quản lý phân bón giả, xúc tiến xuất khẩu.
- Cần có chính sách ưu đãi đối với các đơn vị nghiên cứu đầu tư phát triển sản
xuất sản phẩm mới ;
- Có lộ trình tăng giá than bán cho các hộ sản xuất phân bón hợp lý;
Đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
- Cần bổ sung hoàn thiện quy trình phê duyệt, điều chỉnh các hạng mục đầu tư
tài sản cố định;
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa tại Công ty;
- Có chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm của các đơn vị trong cùng Tập
đoàn
- Hỗ trợ nhân sự cho Công ty trong tổ chức xây dựng văn bản pháp quy nhằm
thể chế hóa hoạt động quản lý đầu tư phát triển trong Công ty.


×