Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tính chất cuộc nội chiến tây sơn nguyễn ánh trên đất gia định vào thế kỷ xviii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.96 KB, 20 trang )

Tính chất cuộc nội chiến Tây Sơn-Nguyễn Ánh trên đất Gia Đị nh vào
thế kỷ XVIII
Nam bộ không phải là nơi có cơ sở xã hội trực tiếp làm nổ ra cuộc
khởi nghĩa Tây Sơn, chiến tranh xảy ra là do lực lượng Tây Sơn truy
đuổi đám tàn quân của Định vương Nguyễn Phước Thuần trên đường
trốn tránh. Hơn nữa, hoàn cảnh kinh tế-xã hội Nam bộ vào cuối thế
kỷ XVIII hoàn toàn khác hẳn với vùng Thuận Quảng do đó tính chất
cuộc nội chiến trên địa bàn này không giống như ở miền Trung và
miền Bắc.
I. Cuộc nội chiến Tây Sơn-Nguyễn Ánh riêng trên đất Nam bộ
không đơn thuần là cuộc khởi nghĩa nông dân và tính chất
này thay đổi qua hai giai đoạn.
1.1. Giai đoạn đầu (1777-1787)
Tính đến trước khi anh em Tây Sơn ra mặt kình chống nhau bằng võ
lực để giải quyết quyền lợi theo kiểu phong kiến cát cứ (tháng
2/1787), Tây Sơn là lực lượng tíến bộ, tiêu biểu cho nguyện vọng
nhân dân đáp ứng yêu cầu thống nhứt đất nước, chống lại bộ máy
nhà nước quân chủ chúa Nguyễn qúa yếu kém, không đủ sức quản
lý Đàng Trong, làm cho đời sống khổn khổ, bần cùng. Triều đại các
chúa Nguyễn thật sự chấm dứt theo cái chết của Định vương
Nguyễn Phước Thuần (tháng 9/1777).
Phong trào Tây Sơn lúc đầu, ngay trên đất Quy Nhơn, chẳng những
thu hút được đông đảo nông dân mà còn có nhiều tầng lớp xã hội
khác (thương nhân, thợ thủ công, quan lại nhỏ…) và có sự hiện diện
của người Hoa và một số dân tộc ít người khác. Vì thế phong trào
không đơn thuần là một cụôc khởi nghĩa nông dân chống phong
kiến, mà còn là một cuộc đấu tranh xóa bỏ tình trạng cát cứ, thống
nhứt đất nước, thống nhứt thị trường dân tộc.
Chủ tâm của Tây Sơn đối với Gia Định là tiêu diệt thế lực quân sự
Nguyễn Ánh, để thu gom vật lực, tài lực để phục vụ mục tiêu lớn hơn
là tiêu diệt chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, hơn là chiếm cứ quản lý đất


đai. Nên trong suốt thời gian làm chủ Gia Định, Tây Sơn chưa có một
công trình nào về kinh tế-xã hội đáng kể, khả dĩ thay đổi cấu trúc xã
hội cũ, triệt tiêu các tiềm năng xã hội có thể giúp lực lượng Nguyễn
Ánh hồi phục. Sau mỗi lần chiến thắng, đại quân Tây Sơn rút đi, chỉ
để lại một bộ phận quân sự nhỏ ở lại lo vịệc phòng thủ, hơn là tổ
chức một hệ thống hành chánh quản lý mới, cải tạo xã hội, thu hút
nhân tâm. Do đó, chúng ta không lạ gì khi thấy cái cảnh lập đi lập lại
là đại quân Tây Sơn rút đi không bao lâu là lực lượng Nguyễn Ánh
hoạt động trở lại…
Tính chất nông dân chống phong kiến của cuộc nội chiến này chưa
thể hịên rõ ở Gia Định (Nam bộ). Vì lúc bấy giờ giới điền chủ ở đây
chưa thực hiện xong qúa trình tập trung rụông đất, chưa thật sự câu
kết với quan lại chúa Nguyễn để hình thành giai cấp phong kiến địa
chủ. Nông dân ở Gia Định có bị bóc lột, song chưa đến độ gay gắt để
hình thành mâu thuẩn với giới điền chủ. Đất đai Gia Định còn hoang
vu vô chủ mênh mông, chỗ này sống không được, lưu dân sẵn sàng
bỏ đi nơi khác khai khẩn làm ăn sinh sống. Mâu thuẫn nếu có đều tự
giải quyết theo cách này. Hiện tượng mâu thuẫn giữa nông dân và
điền chủ chưa phải là phổ biến. Nên cuộc nội chiến giữa Tây Sơn và
Nguyễn Ánh trên đất Gia Đinh vào thời điểm này không mang tính
chất nông dân nổi dậy chống phong khiến như ở phía bắc Đàng
Trong, nơi cuộc khởi nghiã nổ ra với khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia
cho nhà nghèo”.
Về vấn đề này, nhà sử học Xô-víêt, I. A. Ognhêtôp
[1]
, có nhận xét:
“Khác với miền Trung, tại Nam bộ dân cư ở lưu vực sông Cửu Long
không theo Tây Sơn mà trong nhiều trường hợp đã hành động chống
trả lại họ. Tại đây trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nghĩa
quân Tây Sơn gặp phải một lực lượng không nhỏ của binh lính bị

phát vãng, cuộc đời của họ đã gắn bó một cách chặt chẽ với triều
Nguyễn. Ách áp bức phong kiến ở vùng này cũng chưa đến đỉnh cao
của sự tàn bạo gây nên nỗi bất bình của nông dân. Đó cũng là
nguyên nhân chính khiến cho quân Tây Sơn chưa thể đương đường
chính chính củng cố thế lực ở trong vùng, mà phải tạm thời dừng lại
trước cửa ngõ Gia Định để củng cố khả năng chiến đấu”.
Như vậy, các tỉnh tận cùng đất nước ở miền Nam đã nghiễm nhiên
trở thành căn cứ địa của “phong trào” chống Tây Sơn, kéo dài trong
nhiều năm, có khi lực lượng chống Tây Sơn bị đánh tan rã, nhưng
vẫn không bị tiêu diệt hoàn toàn. Tình trạng này không xuất hiện ở
Bắc hà, sau khi Tây Sơn tiêu dịêt nhà nước Lê-Trịnh, càng làm cho
chúng ta thấy rõ tính chất của cuộc nội chiến Tây Sơn Nguyễn Ánh
trên đất Nam Bộ có một nét đặc biệt vượt ra ngoài quy luật thông
thường, do hoàn cảnh kinh tế-xã hội cụ thể của địa phương quy
định. Ba ngàn nông dân ở Ba Giồng nổi lên cùng Đỗ Thanh Nhân
theo Nguyễn Ánh là một bằng chứng.
Nguyễn Ánh, một hậu duệ của họ Nguyễn, giương lên ngọn cờ phục
thù, được sự ủng hộ của các cựu thần cùng giới điền chủ mới và một
bộ phận nông dân ở Nam bộ mang tư tưởng “trung quân” với ý
nghĩa tôn thờ, nhớ ơn các chúa Nguyễn dày công trong công cuộc
khai hoang mở cõi trên đất Nam bộ. Nhưng trước một thế lực cách
mạng đang lên, với thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, lực lượng
phục thù của họ Nguyễn nhiều lần bị đánh tan tác ra khỏi đất liền,
Nguyễn Ánh phải trú ẩn ở các hải đảo, có lúc phải lưu vong sang
Xiêm. Để có lực lượng đương đầu với Tây Sơn, ngoài việc động viên,
hô hào bọn cựu thần, giới điền chủ mới ở Nam bộ, Nguyễn Ánh
không ngần ngại bắt liên lạc ngoại giao với nhiều thế lực nước ngoài.
Tai hại nhứt là vịêc rước quân Xiêm về giày xéo đất nước. Sự kiện
này làm biến đổi tính chất cuộc chiến từ nội chiến sang chiến đấu
chống xâm lược.

Nhưng tính chất này chỉ mang tính tạm thời và nhanh chóng được
thay thế bằng cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến cũ và
mới sau khi Tây Sơn đánh đuổi 5 vạn quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ
cõi, rồi tiến ra Bắc hà tiêu diệt nhà nước Lê-Trịnh, hình thành nhà
nước Tây Sơn, một nhà nước phong kiến mới, nhưng vẫn vận hành
theo cơ chế một nhà nước phong kiến truyền thống với tình trạng
phân quyền cát cứ: Nguyễn Huệ ở phía Bắc, Nguyễn Lữ ở phía Nam
và Nguyễn Nhạc với tư cách trung ương ở miền Trung.
Tính chất chiến tranh trong giai đoạn này, chúng ta còn nhìn thấy
qua động thái của giới trí thức Nam bộ lúc bấy giờ. Hầu như không
có bóng dáng nho sĩ Nam bộ trong hàng ngũ quan lại của Tây Sơn.
Điều đó nói lên hai lẽ. Một là do họ qúa bảo thủ, hẹp hòi, như nhận
định của tác giả cuốn Nhà Tây Sơn “ Sĩ phu khư khư giữ lấy lời dạy
thánh hiền, chữ trung của Hán nho, Tống nho đã in sâu vào tâm
phủ. Lòng họ đối với nhà Nguyễn tuy không sâu đậm bằng lòng
người Bắc hà đối với nhà Lê, song có tài chinh phục đến đâu cũng
khó thu về cho nhà Tây Sơn trong hôm sớm”. Còn quần chúng nhân
dân, thì tác giả này, viết “ Gia Định ở xa Phú Xuân, nhân dân chưa bị
khổ vì nạn Trương Phước Loan, nên không căm thù nhà Nguyễn như
người miền Trung. Quân ta vào đánh quân nhà Nguyễn, nhân dân
miền Nam coi như cuộc tranh giành địa vị với nhau, chớ không phải
để giải phóng họ. Bởi vậy, hễ bên nào mạnh, được thì họ theo, theo
trong nhất thời. Rồi ai được, ai thua, họ bàng quan tọa thị. Do đó
quân ta cứ chiếm lấy được Gia Định rồi lại mất…Muốn giữ được đất
bền lâu, thì phải làm thế nào chiếm cho được lòng dân, nhất là lòng
kẻ sĩ”
[2]
. Hai là giới nho sĩ Nam bộ không giống như nhà nho ở
Thuận Quảng (như Trần Duy Trung, Lê Viết Trình ủng hộ Lê-Trịnh hay
như Ngô Thế Lân, Hồ Đồng theo Tây Sơn), các nhà nho Gia Định vào

cuối thế kỷ XVIII, nhìn chung chỉ thừa nhận họ Nguyễn ở Đàng Trong
là vương triều chánh thống. Cái chuẩn mực chánh trị “chánh thống”
phổ biến ấy đã hình thành trong những điều kiện lịch sử cụ thể ở địa
phương đồng thời được liên tục củng cố bởi kết quả xây dựng kinh
tế, quản lý xã hội…
[3]
. Bên cạnh đó mỗi khi giành lại được Gia Định,
Nguyễn Ánh còn quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng nhân tài
[4]
.
Công việc này chẳng những cung cấp cho Nguyễn Ánh những nhân
sự hết sức cần thiết trong chiến tranh mà còn tạo ảnh hưởng chánh
trị thụân lợi cho lực lượng phục thù.
Tính chất này càng rõ nét ở giai đoạn sau:
1.2. Giai đoạn sau (1787-1789)
Trước khi Nguyễn Huệ mang 60.000 quân
[5]
từ Phú Xuân vào bao
vây thành Hoàng đế (Qui Nhơn) đánh nhau với anh mình là Nguyễn
Nhạc (đầu năm 1787), đòi phân chia lại đất Quảng Nam, anh em Tây
Sơn bắt đầu chia rẽ từ khi họ kéo quân vào Nam sau khi tiêu diệt
nhà nước Lê Trịnh (tháng 8/1786 ). Từ đây lực lượng Tây Sơn từng
bước thoái hóa, ngày càng mang đậm tư tưởng của một cuộc khởi
nghĩa nông dân và rơi vào tình trạng phong kiến cát cứ qua việc
phân chia quyền lực giữa ba anh em. Trong đó, mâu thuẫn giữa
Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ là chủ yếu. Lời trăn trối của Nguyễn
Huệ trước lúc lâm chung cho chúng ta thấy rõ quan điểm khác nhau
giữa hai anh em. Nguyễn Nhạc tự mãn trước chiến thắng, quyền lực
hiện tại, quay ra hưởng thụ, không nghĩ đến tương lai; còn Nguyễn
Huệ, ngoài thiên tài quân sự còn có một nhản quan chánh trị sắc

sảo, tầm nhìn xa trông rộng, với hoài bão thống nhứt đất nước…
Mâu thuẫn này chẳng những là điều kiện giúp cho lực lượng phục
thù của Nguyễn Ánh lớn mạnh nhanh chóng, mà còn mang lại nhiều
lợi thế về mặt chánh trị, mà trong đó, việc Nguyễn Ánh về lập căn
cứ ở Nước Xoáy-Tân Long, với sự ủng hộ của giới điền chủ và nông
dân đồng bằng sông Cửu Long là bước ngoặt quan trọng. Điều đó
cho thấy ngay trong lòng vùng đất do Tây Sơn quản lý, chẳng
những điền chủ mà cả nông dân cũng ủng hộ Nguyễn Ánh. Dù việc
cầu viện Pháp thất bại, nhưng lực lượng phục thù của Nguyễn Ánh
vẫn đủ sức đánh tan toàn bộ quân Tây Sơn trên đất Nam bộ.
Chính cuộc chống chọi dai dẳng của Nguyễn Ánh suốt mười mấy
năm làm cho chiến thắng của Tây Sơn trên đất Gia Định mang tính
nửa chừng, cùng với qúa trình phong kiến hóa của lực lượng Tây Sơn
tạo cơ hội cho sĩ phu miền Trung và Bắc hà có cơ hội so sánh đánh
giá bản chất của hai bên và đã có nhiều danh sĩ hai miền bỏ vào
Nam sau khi Nguyễn Ánh về lập căn cứ Hồi Oa và nhiều nhứt là sau
khi Nguyễn Huệ qua đời
[6]
.
Cuộc nội chiến Tây Sơn-Nguyễn Ánh không còn mang ý nghĩa của
một cuộc đấu tranh vì quyền lợi nông dân chống phong kiến áp bức.
Tây Sơn bây giờ không còn là Tây Sơn của mười mấy năm trước, mà
là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, cũng chỉ là hai thế lực phong kiến
cũng như Nguyễn Ánh ở trong Gia Định, họ Trịnh ở Bắc hà trước đây.
Tính chất cuộc chiến tranh phong kiến của cuộc nội chiến ngày càng
lộ rõ, khi mâu thuẫn của anh em Tây Sơn bộc phát, và cũng là lúc
Nguyễn Ánh từ Xiêm về lập căn cứ ở Long Hưng. Qua số phận thảm
thương của Thái bảo Phạm Văn Tham, người hết lòng trung thành
Tây Sơn và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì Tây Sơn, tính chất cát
cứ, ích kỷ, hẹp hòi, chỉ biết bảo vệ quyền lợi riêng tư, coi thường lợi

ích chung…của Nguyễn Nhạc lộ ra rõ hơn bao giờ hết. Khi Nguyễn
Ánh hưng binh áp đảo quân Tây Sơn ở Gia Định, Nguyễn Lữ bỏ chạy
về Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc không hề cho quân cứu viện Gia Định,
mà còn rút quân của Đô úy Đặng Văn Trấn về bảo vệ Quy Nhơn
chống nhau với Nguyễn Huệ, bỏ một mình Phạm Văm Tham đơn độc
đương đầu với quân Nguyễn Ánh. Nhưng Đặng Văn Trấn lại bị
Nguyễn Huệ bắt. Sau đó ngừơi ta cứ tưởng Phạm Văn Hưng vào cứu
nguy cho Phạm Văn Tham, nhưng không, Phạm Văn Hưng vào cốt
chỉ vận chuyển lương thực rồi trở ra, để Phạm Văn Tham chiến đấu
trong tình trạng tuỵêt vọng, cuối cùng lực lượng tiêu hao gần hết
phải đầu hàng Nguyễn Ánh. Nhưng sau đó có ý định chống lại, nên
bị Nguyễn Ánh xử trảm.
Nguyễn Huệ giải phóng Thăng Long vừa đúng một tháng sau khi
Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, tại sao Nguyễn Huệ không tận dụng cái
uy danh vừa đại thắng quân Thanh và đội quân vừa làm nên cái uy
danh lẫy lừng đó kéo vào Nam tiêu diệt Nguyễn Ánh? Phải chăng
Nguyễn Huệ e ngại hoàng huynh ở Quy Nhơn nhân cơ hội này cướp
đi đất Bắc hà? Phải đến mấy năm sau, Nguyễn Huệ mới có kế hoạch
tiến quân vào Gia Định, nhưng đã quá mụôn.
II. Các yếu tố làm nên sự thắng lợi của Nguyễn Ánh trong
việc thu phục đất Gia Định.
2.1. Yếu tố chủ quan
Phẩm chất riêng của con người Nguyễn Ánh.
Chỉ tính đến thời điểm khôi phục được Gia Định (đầu năm 1789),
trong khoảng 14 năm tranh đấu với Tây Sơn, bao nhiêu lần Nguyễn
Ánh bị đánh bật ra khỏi Nam bộ, binh tướng tan tác, phải trốn chui
trốn nhủi, nhịn đói chịu khát, bản thân cũng nhiều lần thóat chết
trong đường tơ kẻ tóc, phải lưu vong sang Xiêm ăn nhờ ở đậu gánh
chịu nhiều nỗi nhục nhã…
Nhưng Nguyễn Ánh vẫn không vơi quyết tâm đánh trả Tây Sơn thu

phục đất Gia Định, mảnh đất mà tổ tiên Nguyễn Ánh dày công gầy
dựng. Nguyễn Ánh đã vượt qua biết bao nhiêu gian khó, bao nhiêu
trở ngại để đạt được mục tiêu đã đề ra. Để ra ngoài thiên kiến chánh
trị, động cơ phục thù của Nguyễn Ánh, thì lòng kiên trì, quyết tâm
cao độ đó thật đáng lưu ý.
Nhưng vì kiên trì để đạt được mục tiêu, mà Nguyễn Ánh đã dùng bất
cứ thủ đoạn nào để đạt được; trong đó, tệ hại nhứt là việc rước mấy
vạn quân Xiêm về giày xéo quê hương. Lịch sử nhiều nước cho thấy,
trong đấu tranh nội bộ hay chống ngoại xâm, để thủ thắng các bên
có lúc phải dựa vào ngoại viện. Nhưng hình thức ngoại viện mới là
điều đáng nói. Tranh thủ ngoại giao, giúp đở võ khí phương tiện
chiến tranh, can thiệp bằng binh lực…? Trong cuộc tranh chấp với
Nguyễn Ánh, Tây Sơn cũng tranh thủ ngoại giao với Xiêm đê gây áp
lực với Nguyễn Ánh, đã mua võ khí của Bồ Đào Nha…
Sai lầm của Nguyễn Ánh cũng như Lê Chiêu Thống sau này, vì muốn
khôi phục quyền bính mà bất chấp thủ đoạn, rước ngoại bang về, là
hành vi không thể tha thứ được.
Nhưng bên cạnh cái sai lầm, trong thời gian cuộc nội chiến còn diễn
ra trên đất Gia Định, Nguyễn Ánh đã cho thực hiện nhiều biện pháp
kinh tế, xã hội và hành chánh, mặc dù những họat động này nhằm
mục tiêu củng cố sức người sức của để phục vụ chiến tranh chống
Tây Sơn, nhưng đã gián tiếp làm cho tình hình kinh tế xã hội Gia
Định không tồi tệ như ở Trung và Bắc hà. Đó là điều mà Tây Sơn
chưa hề làm được ở Gia Định. Và cũng chính những biện pháp này
đã lôi kéo được giới điền chủ và một bộ phận lớn nông dân ngả về
phía Nguyễn Ánh.
Phát động cuộc chiến phục thù lần sau cùng đúng thời cơ;
Rút kinh nghiệm trong những lần thảm bại trước đó, hể mỗi khi
Nguyễn Huệ mang quân vào Gia Định với kỹ thuật hành quân thần
tốc, bất ngờ và tập trung quân đánh vào một điểm quyết định, là

chẳng những Nguyễn Ánh bị đánh bật ra khỏi đất liền, mà còn bị
truy nã ráo riết, phải ẩn núp hết quần đảo Côn Sơn, đến Phú Quốc…
Vì nhãn quan chánh trị hạn hẹp của Nguyễn Nhạc trái ngược với tầm
nhìn xa trông rộng của thiên tài chánh trị-quân sự Nguyễn Huệ dẫn
tới cuộc “nồi da xáo thịt “ở Quy Nhơn, chẳng những làm tiêu hao
nhiều binh lực mà làm cho uy danh tốt đẹp, hình ảnh kiêu dũng của
những người anh hùng nông dân áo vải từng bước bị xóay mòn trong
tâm tưởng nhân dân và nhứt là từng lớp trí thức lúc bấy giờ, và còn
tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh về nướtổ chức công cuộc phục thù
trong hoàn cảnh mới.
Nắm chắc và triệt để khai thác yếu tố địa lợi và nhân hoà.
Cái ưu thế mà Nguyễn Ánh có ở đất Gia Định là, ông là con cháu các
chúa Nguyễn. Đối với phần lớn nhân dân Gia Định, trong thâm tâm
họ ẩn chứa tình cảm sâu nặng với các chúa Nguyễn. Cho rằng có
được cuộc sống sung túc, có của ăn của để là nhờ công lao của các
chúa Nguyễn, nên đương nhiên là có bổn phận ủng hộ, giúp đỡ
Nguyễn Ánh khôi phục cơ đồ mà các chúa Nguyễn đã dày công gầy
dựng trăm năm qua, theo suy nghĩ đơn giản “ơn đền óan trả”, “ăn
trái nhớ kẻ trồng cây” mới hợp đạo nghĩa ở đời. Trạng huống tâm lý
này tồn tại đến đầu thế kỷ XX đã được cụ Phan Bội Châu vận dụng
đưa Cường Để làm hội chủ Duy Tân hội vận động Đông du rất có
hiệu quả. Cho nên chúng ta không gi khó hiểu khi thấy có nhiều điền
chủ và cả nông dân Gia Định ủng hộ Nguyễn Ánh.
Nguyễn Ánh triệt để khai thác yếu tố này để vừa vận động, vừa o ép
nhân dân góp của góp sức xây dựng lực lượng. Cho nên ta thấy có
lúc lực lượng Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh gần như tan rã hoàn toàn,
nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó lại hồi phục nhanh chóng.
Đồng thời cũng phải thừa nhận rằng, Nguyễn Ánh đã khôn khéo đưa
ra hàng lọat chủ trương bồi dưỡng, khoan dung sức dân, để lôi kéo
dân chúng về phía mình. Do đó, ngay cả trong lúc còn lưu vong, lợi

dụng sự quản lý lỏng lẻo, yếu kém của Đông Định Vương Nguyễn Lữ,
Nguyễn Ánh cho người xây dựng cơ sở vẫn được nhiều người ủng hộ.
Đến cuối thể kỷ XVIII, đất Gia Định sau hơn một trăm năm khai phá,
dù diện tích được đưa vào sản xuất nông nghiệp chưa phải là nhiều,
nhưng đất đai mầu mỡ, nguồn lợi tự nhiên hết sức phong phú đã
sớm làm xuất hiện nền kinh tế hàng hóa trên vùng đất mới này. Nơi
đây là nguồn cung cấp vật lực, tài lực dồi dào cho ai làm chủ được
nó. Nguyễn Ánh triệt để khai thác yếu tố nhân tâm để qua đó sử
dụng được kho tàng vật lực phong phú này. Đối với Tây Sơn, Gia
Định là nguồn lương thực thiết yếu, mỗi lần vào đánh Nguyễn Ánh
trở về, theo chân đoàn quân chiến thắng là những thuyền lương
thực đầy ấp. Ngay trong lúc một mình Thái bảo Phạm Văn Tham
chật vật đối phó với Nguyễn Ánh không được cứu viện, Nguyễn Huệ
lại cử Thái úy Phạm Văn Hưng mang thuyền vào chở lương thực.
Chiếm giữ Gia Định, Nguyễn Ánh vừa làm chủ được nguồn lương
thực, vừa phong toả được sự tiếp tế từ Gia Định cho Quy Nhơn.
2.2. Yếu tố khách quan
Sự quản lý Gia Định lỏng lẻo của chánh quyền Tây Sơn;
Bàn về vấn đề Tây Sơn để mất Gia Định về tay Nguyễn Ánh và cũng
là khởi điểm của sự kiện trọng đại hơn là Nguyễn Ánh tận diệt Tây
Sơn, trước nay có nhiều ý kiến khác nhau:
Văn Tân, trong “Cách mạng Tây Sơn”, cho rằng: Đất Gia Định là miền
đất mới. Ở đây giai cấp địa chủ mới do sự khai thác đất đai đã ra
đời. Giai cấp này ủng hộ bọn phong kiến chúa Nguyễn, họ chưa mâu
thuẫn sâu sắc với nông dân. Quân Đông Sơn sở dĩ hoạt động được ở
Ba Giồng là nhờ vào địa chủ. Nguyễn Ánh hoạt động được ở Gia Định
cũng có địa chủ ủng hộ.
Sau những trận đánh thắng quân Nguyễn Ánh, đáng lẽ quân Tây Sơn
phải để lại một nhân vật vừa có tài quân sự vừa có tài chánh trị để
vừa bình định miền Gia Định, vừa tổ chức lại các bộ máy nhà nước

mới, là nhân dân Gia Định có thể an tâm sản xuất và tin tưởng vào
chế độ Tây Sơn.
Nếu quân Tây Sơn làm được như vậy, thì năm 1785 sau trận đánh
bại quân Xiêm, đuổi Nguyễn Ánh chạy ra ngọai quốc thì Nguyễn Ánh
khó mà tìm được chỗ dựa ở Gia Định để rồi quay về hoạt động. Tiếc
rằng sau bốn lần đại thắng quân Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ đều
mang đại quân trở về Quy Nhơn, giao trấn thủ Gia Định cho một võ
tướng tầm thường. Do đó, mỗi lần đại quân Tây Sơn rút ra khỏi Gia
Định trở về Quy Nhơn, thì Nguyễn Ánh hay đồ đảng lại họat động,
lòng dân từ chỗ hướng về Tây Sơn (nhất là sau trận thắng quân
Xiêm), do sự tuyên truyền xảo quyệt và sự hoạt động của bọn
Nguyễn Ánh lại dần dần quay trở lại với Nguyễn Ánh.
Tại sao bốn lần đánh thắng Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ đều vội vàng
mang ngay đại quân trở về Quy Nhơn, không ở lại Gia Định để tổ
chức lại sản xuất và xây dựnng bộ máy chánh quyền?
Tại Nguyễn Huệ coi vấn đề Gia Định là vấn đề thuần tuý quân sự
chăng? Tại Nguyễn Huệ bị Nguyễn Nhạc gọi về chăng?
Ngày nay chúng ta không dựa vào một tài liêụ lịch sử nào để trả lời
dứt khóat câu hỏi ấy. Chúng ta chỉ biết rằng, quân Tây Sơn sau mỗi
lần đánh chiếm được Gia Định, không chiụ để lại một nhân vật có
tài ở lại giữ Gia Định là một thất sách không nhỏ về quân sự và về
chánh trị của Tây Sơn. Sự thất sách ấy tạo điều kiện cho Nguyễn
Ánh trở về Gia Định hoạt động.
Những câu hỏi tại sao của Văn Tân, được Quách Tấn – Quách Giao
trả lời phần nào trong “ Nhà Tây Sơn”. Sau trận Nguyễn Ánh thóat
khỏi tay Tây Sơn nhờ giông bảo nổi lên ở đảo Cô Lông (1783), chạy
trốn ở Phú Quốc, tác giả “Nhà Tây Sơn”, viết:
Đất Gia Định đã được hoàn toàn giải phóng, việc phòng thủ đã được
tổ chức nghiêm mật, tình hình toàn cõi được ổn định. Nguyễn Huệ
cùng Nguyễn Lữ và Lê Văn Hưng (hay Phạm Công-NHH) rút quân về

Quy Nhơn để Trương Văn Đa cùng một số tướng sĩ ở lại giữ thành Gia
Định.
Nguyên trước khi Nguyễn Huệ xuất binh, Trương Văn Hiến tâu cùng
vua Thái Đức:
- Gia Định ở xa Phú Xuân, nhân dân chưa bị khổ sở về nạn Trương
Phước Loan, nên không căm thù họ Nguyễn như người ở miền Trung.
Quân ta đánh vào quân nhà Nguyễn, nhân dân miền Nam coi là
cuộc tranh giành địa vị với nhau, chớ không phải để giải phóng họ.
Bởi vậy, hễ bên nào mạnh, được thì họ theo, theo trong nhất thời.
Rồi ai được, ai thua, họ bàng quan tọa thị. Do đó, quân ta cứ lấy
được Gia Định, rồi lại mất…Muốn giữ đất được bền lâu, thì phải làm
thế nào chiếm cho được lòng dân, nhất là lòng kẻ sĩ.
Do đó, Nguyễn Huệ mới để Trương Văn Đa, một người văn võ song
toàn, ở lại trấn thủ Quy Nhơn, vua Thái Đức sai thêm hai văn thân là
Cao Tắc Tựu và Triệu Đình Tiệp vào trợ lực.
Họ Cao và họ Triêụ vào đến nơi lo tìm hiểu dân tình dân ý. Hai ông
già giả làm thầy địa lý và thầy tướng số để được gần gũi nhân dân.
Hai ông nhận thấy hầu hết nhân dân đều chất phác nhân hậu. Sĩ
phu giữ khư khư lời dạy của Thánh hiền, chữ Trung của Hán nho,
Tống nho đã in sâu vào tâm khảm. Lòng họ đối với chúa Nguyễn tuy
không sâu đậm bằng lòng người miền Bắc đối với vua Lê, song có tài
chinh phục đến dâu cũng khó thu về cho nhà Tây Sơn trong hôm
sớm. Muốn thu phục được nhân tâm miền Nam thì phải làm sao cho
họ thấy được nhà Tây Sơn hơn nhà Nguyễn về mọi mặt.
Trước hết cần phải có chánh sách tốt.
Chánh sách đã có sẵn từ ngàn xưa, chẳng qua tám chữ: “Thân Dân,
Ái Dân, An Dân, Lợi Dân”. Khó nhất là làm sao thực thi cho được tám
chữ ấy”.
Sau khi Tây Sơn đại thắng quân Xiêm, tác giả “Nhà Tây Sơn”, mượn
lời họ Cao và Họ Triệu cho rằng : “ Phần đông sĩ phu Gia Định hiểu

nghiã chữ Trung một cách lệch lạc. Họ chỉ nghĩ đến vua, cho
rằng” trung quân tức là ái quốc. Cho nên họ trung quân một cách
mù quáng, mặc dù vua kia chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng của mình mà
dẫm đạp lên quyền lơị của Tổ quốc Dân tộc. Họ nghĩ rằng đất nước
này là của nhà Nguyễn bị nhà Tây Sơn chiếm đọat thì Nguyễn Ánh
có quyền nhờ ngoại bang giúp mình đánh lấy lại. Phá nước hại dân
là tội lỗi của quân Xiêm chớ không phải của Nguyễn Ánh. Cho nên
họ không óan giận Nguyễn Ánh, mà chỉ căm thù quân Xiêm. Phải
phá bỏ tư tưởng sai lầm đó, thì lời nói của chúng ta mới lọt vào tai
họ.
Cái chánh sách tốt mà Quách Tân-Quách Giao đề cập, Tây Sơn có
điều kiện thực hiện được không hay vẫn đi vào lối mòn phong kiến
do hạn chế của thời đại? Về vấn đề này Lê Thành Khôi lý giải trong
“Histoire du Viêt Nam”
[7]
rất chặt chẽ:
Cái chánh sách tốt mà Quách Tân-Quách Giao đề cập, Tây Sơn có
điều kiện thực hiện được không hay vẫn đi vào lối mòn phong kiến
do hạn chế của thời đại? Về vấn đề này Lê Thành Khôi lý giải trong
“Histoire du Viêt Nam”
[8]
rất chặt chẽ:
Sự bất hoà của anh em Tây Sơn đã cho phép Nguyễn Ánh trở về
Gia Định và tổ chức việc khôi phục nhà nước của mình. Cuộc chiến
kéo dài và đẫm máu, khi thắng khi bại, diễn ra trong 15 năm trước
khi kết thúc vào năm 1802 với thắng lợi của họ Nguyễn và sự thống
nhứt hoàn toàn của Việt Nam…
Anh em Tây Sơn đã phân chia đất nước, nhưng sự bất hoà vẫn
nhanh chóng bùng nổ. Nguyễn Huệ vào bao vây Quy Nhơn, Nhạc gọi
một bộ phận đồn trú ở Gia Định bảo về kinh đô của mình. Thời cơ

thuận lợi. Lần này Nguyễn Ánh không cầu viện quân viễn chinh Xiêm
nữa vì không chịu nổi sự cướp bóc của chúng mà nhân dân thì ghê
tởm. Ông về đóng quân ở Long Xuyên.
Quân đội của ông ta chẳng bao lâu đã lớn lên nhờ những người tình
nguyện, tướng tá Tây Sơn theo về, cướp biển người Hoa và bọn đánh
thuê Campuchia. Nguyễn Lữ, vua Gia Định, là một kẻ bất lực. Ông ta
bỏ trốn về Quy Nhơn rồi chết. Nguyễn Ánh chiếm Gia Định và là
người chủ cả xứ….
Thắng lợi của Nguyễn Ánh bắt nguồn từ những phẩm chất riêng của
ông, từ những khuyết điểm của đối phương, từ cái chết sớm của
Quang Trung…Trong lúc anh em Tây Sơn không nhìn thấy tầm chiến
lược quan trọng của Gia Định, thì Nguyễn Ánh, sau khi chiếm lại nó
đã biết xây dựng nó thành một cơ sở vững chắc cho sự khôi phục.
…Về phiá Tây Sơn, sự suy yếu của họ đã làm dễ dàng cho hoạt động
của Nguyễn Ánh. Bên trên chúng ta đã nêu nguyên nhân thất bại cơ
bản của sự suy sụp của họ, đã biết sự bất lực của họ trong việc xây
dựng một chế độ mới, mặc dù có tiến bộ hơn so với họ Trịnh và họ
Nguyễn. Tất nhiên những điều kiện khách quan của thời đại cũng
chưa sẵn sàng. Nhưng, không tấn công vào gọi rễ của vấn đè ruộng
đất, ngược lại, phục hồi những thiết chế kinh tế, xã hội và chánh trị
của các triều đại trước, anh em Tây Sơn đã mất đi chỗ dưạ của quần
chúng nông dân, những người đã đưa họ lên nắm chính quyền và
không thể động viên họ chống lại kẻ thù. Rất nhiều viên chức văn võ
chỉ liên kết với họ bề ngoài chống cải cách của Quang Trung, họ tiếp
tục áp bức nhân dân và chỉ chờ dịp chạy theo Nguyễn Ánh.
Quá trình “phong kiến hóa” của anh em Tây Sơn cũng biểu hiện khi
sự thống nhứt bùng nổ. Sau khi thắng Trịnh, họ không biết giữ sự
nhất trí (và khôi phục nền thống nhất của Việt Nam) mà chia nhau
đất nước, mỗi người xây dựng một vương quốc riêng của mình. Cuộc
chiến tranh nhỏ giữa Nhạc và Huệ đã buộc Nhạc phải gọi một bộ

phận quân đội của mình ở Gia Định về, điều đó cho phép Nguyễn
Ánh chiếm lại dễ dàng vùng đất này. Anh em Tây Sơn cũng không
thấy ở đó tầm quan trọng. Bốn lần họ vào đây đánh Nguyễn Ánh.
Bốn lần họ rút quân về mà không tiêu diệt được hết lực lượng
Nguyễn Ánh mà chỉ để lại một đồn binh nhỏ. Năm 1786, khi Nguyễn
Lữ trở thành vua Gia Định, ông ta đã tỏ ra bất lực trong việc tổ chức
và phòng thủ nó, trái với những gì Nguyễn Ánh sẽ làm. Ông ta hèn
nhát bỏ nó để chạy trốn về Quy Nhơn và chết ở đấy.
Trong ba anh em, chỉ có Huệ tỏ ra có phẩm chất một chánh khách.
Nhạc, người anh cả, sau khi là một thủ lĩnh khôn khéo của cuộc khởi
nghĩa, đã để mất những tham vọng của mình và bằng lòng quản lý
một vương quốc nhỏ, không lo lắng gì đến tương lai. Khi Lữ thất bại,
ông ta không cho quân tới cứu để ngăn Nguyễn Ánh chiếm lại đất
Gia Định. Khuyết điểm nặng nề đó đã làm cho ông mất hết.
Chỉ có Huệ mới có được nhãn quan chánh trị bén cạnh, thiên tài
quân sự của ông. Chỉ có ông mới tổ chức được vương quốc của mình
và đẩy mạnh nền kinh tế tiến liên. Ông thấy hiểm họa ở con người
Nguyễn Ánh và tự mình chuẩn bị quân tấn công, nhưng bất ngờ ông
chết. Cái chết sớm đó phải chăng là một sự ngẫu nhiên của lịch sử
đã làm thay đổi bộ mặt của sự vật ? Chỉ có Huệ mới có khả năng
đánh bại Nguyễn Ánh, như là ông đã đánh bại họ Trịnh, nhà Lê và
quân Trung quốc. Sau khi ông chết, con ông quá trẻ không thể tiếp
tục sự nghiệp của ông, cũng không gây được uy tín đối với các phe
phái trong triều, khi mà những cuộc đấu tranh nội bộ góp phần vào
việc làm suy yếu chánh quyền Tây Sơn.
Dù nhìn vấn đề dưới góc độ khác nhau, dựa trên cơ sở và lập luận
khác nhau, song cả ba tác giả trực tiếp hoặc gián tiếp có cùng một
nhận định, là Tây Sơn không có điều kiện cải tạo, làm cho xã hội Gia
Định tốt hơn dưới thời chúa Nguyễn, không tấn công vào cội rễ vấn
đề ruộng đất, không tìm được chỗ dưạ trong quần chúng nông dân.

Riêng Văn Tân cho rằng thắng lợi của Nguyễn Ánh ở Gia Định là do
sự ủng hộ của giai cấp địa chủ Nam bộ, điều này e ra có phần khiên
cưỡng và chưa đủ. Vì điều kiện lịch sử lúc bấy giờ chưa hội đủ yếu tố
cần thiết để hình thành giai cấp địa chủ Gia Định và phải thẳng thắn
nhìn nhận rằng là có một bộ phận đông đảo quần chúng nông dân
Gia Định ủng hộ Nguyễn Ánh trong cuộc nội chiến này.
Tác giả cuốn “Nhà Tây Sơn” có lý khi nhận xét: “Quân ta đánh vào
quân nhà Nguyễn, nhân dân miền Nam coi là cuộc tranh giành địa vị
với nhau, chớ không phải để giải phóng họ. Bởi vậy, hễ bên nào
mạnh, được thì họ theo, theo trong nhất thời. Rồi ai được, ai thua, họ
bàng quan tọa thị. Do đó, quân ta cứ lấy được Gia Định, rồi lại mất…
Muốn giữ đất được bền lâu, thì phải làm thế nào chiếm cho được
lòng dân, nhất là lòng kẻ sĩ”
[9]
Cho đến nay, chúng ta chưa có tư liệu để lý giải động thái của Tây
Sơn đối với vấn đề quản lý đất Gia Định. Tại sao sau những lần đánh
thắng Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ đều vội vã mang đại quân trở về
Quy Nhơn, không ở lại Gia Định hoặc tổ chức chánh quyền ổn định
đời sống nhân dân, xây dựng lực lượng tại chỗ hùng mạnh, vừa tạo
ra trong lòng nhân dân sự an tâm, tin tưởng vào chế độ Tây Sơn, vừa
có thể tiêu diệt được hay ít ra cũng thay đổi cơ sở xã hội cũ, mầm
móng khôi phục của Nguyễn Ánh, ít nhứt là sau trận phá tan năm
vạn quân Xiêm, khi mọi người dân Gia Định đều thấy rõ cái tội “cõng
rắn cắn gà nhà” của Nguyễn Ánh?
Về mặt tổ chức hành chánh-cai trị, chúng ta chỉ biết Nguyễn Nhạc
giao Gia Định cho Đông Định vương Nguyễn Lữ quản lý, còn việc tổ
chức chánh quyền cơ sở quản lý xã hội ra sao? Hiện nay chưa phát
hiện được tư liêụ liên quan về vấn đề này.
Tuy nhiên, chúng ta có thể tiếp cận vấn đề ở góc độ khác. Sài Gòn là
trung tâm quyền lực ở Gia Định, ai chiếm được nơi đây, xem như làm

chủ cả Nam bộ, và trong 13 năm nội chiến Tây Sơn-Nguyễn Ánh
(1777-1789), hai chánh quyền Tây Sơn và Nguyễn Ánh tồn tại đan
xen nhau theo thứ tự thời gian như sau:
Làm chủ
Sài Gòn Thời gian Trong khoảng
Tây Sơn 3 tháng
Tháng 3 đến tháng 5 Bính
thân (1776)
Nguyễn
Phước
10 tháng Tháng 5/1776 đến tháng 3
Đinh dâụ (1777)
Thuần
Tây Sơn 8 tháng
Tháng 3/1777 đến tháng
10/1777
Nguyễn Ánh
4 năm 4
tháng
Tháng 11 Đinh dậu đến tháng
2 Nhâm dần(1782)
Tây Sơn 5 tháng
Tháng 3 Nhâm dần đến tháng
8 cùng năm
Nguyễn Ánh 6 tháng
Tháng 8 Nhâm dần đến
tháng 2 Quý mảo (1783)
Tây Sơn
5 năm 6
tháng

Tháng 2 Quý mảo đến tháng
8 Mâụ thân (1788)
Như vậy trong thời gian 13 năm nội chiến, Tây Sơn chỉ thật sự nắm
quyền ở Gia Định gần 7 năm; thời gian còn lại là 5 năm do Nguyễn
Ánh cai quản và tình trạng không có chánh quyền là trên một năm.
Trong thời gian 7 năm làm chủ đất Gia Định, với 4 lần gián đọan, giai
đoạn cầm quyền dài nhứt là 5 năm 6 tháng và ngắn là từ 3 đến 5
tháng. Với điều kiện thời gian vưà ngắn vưà gián đoạn như thế thì
chánh quyền Tây Sơn không thể nào tổ chức hành chánh cai trị bền
vững để thực thi chánh sách xã hội-kinh tế được. Đó là chưa nói tới
yếu tố con người. Trong ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Lữ là người bình
thường, lại có thể là một thầy tu ( trong một số thư từ của giáo sĩ
phương Tây, thường goị Nguyễn Nhạc là “Chúa Tây Sơn”, Nguyễn Lữ
là “Thầy Tư Lữ” còn Nguyễn Huệ là “Đức Ông Tám”), nên khi được
Nguyễn Nhạc phong làm Tiết chế (1778) , rồi Đông Định vương
(1786); Nguyễn Lữ là người thưòng “ lấy việc sửa mình, thương
người làm gốc, còn giàu sang, thua được là chuyện ngoài thân”
[10]
,
nên cần có người phụ chính.
Trước khi Nguyễn Lữ chánh thức được phong làm Đông Định vương,
nắm quyền cai trị Gia Định, vùng này lần lượt được cai quản bởi
Tổng đốc Chu (Châu) trong hai tháng ( từ tháng 10/1777), hàng
tướng Đỗ Nhàn Trập (em Đỗ Thanh Nhân) trong ba tháng (từ tháng
5/1782) . Sau khi đánh tan quân Xiêm, Gia Định do phò mã Trương
Văn Đa (từ tháng 8/1783) cai quản hơn một năm. Từ tháng 5/1785
Đô úy Đặng Văn Trấn thay thế Trương Văn Đa, cai quản Gia Định lâu
hơn, có chỉnh trang lại Sài Gòn, đào kinh Tranh Giang (xuyên qua
Đồng Tháp Mưòi), như đã trình bày ở trên. Khi cuộc tranh giành
quyền lực giữa anh em Tây Sơn nổ ra, theo lệnh Nguyễn Nhạc, Đặng

Văn Trấn trao Gia Định cho Tham đốc Trần Tú vào tháng 5/1787, về
Quy Nhơn. Sau đó, Đông định vương Nguyễn Lữ có Thái phó Phạm
Văn Tham làm phụ chính vào cai trị Gia Định. Đến tháng 9, rơi vào
kế ly gián của Nguyễn Ánh, Nguyễn Lữ bỏ Gia Định chạy về Quy
Nhơn, rồi bịnh chết; và đến tháng 9 năm sau 1788, Nguyễn Ánh
chiếm được Saì Gòn, chấm dứt chánh quyền Tây Sơn trên đất Gia
Định.
Một điều đáng lưu ý là trong 13 năm nội chiến, có lúc Nguyễn Ánh
làm chủ đất Gia Định một thời gian khá dài, tới 4 năm 4 tháng; từ
tháng 11 năm Đinh dậu (1777) đến tháng 3 năm Nhâm dần (1782).
Trong thời gian này, Nguyễn Ánh đã tổ chức và củng cố chánh quyền
từ trung tâm Sài Gòn (trị sở của phủ Gia Định) xuống tận xã thôn.
Phủ Gia Định gồm 4 dinh ( Trấn Biên, Phiên Trấn, Trường Đồn, Long
Hồ) và một trấn (Hà Tiên), Ở mỗi dinh và trấn, Nguyễn Ánh đặt các
chức quan: Lưu thủ, Cai bạ, Ký lục để trông coi việc cai trị. Lúc bấy
giờ dân cư còn thưa thớt, nên dưới mỗi dinh và trấn chỉ có một
huyện. Dưới huyện là các tổng; dưới tổng là các thôn hoặc xã. Nói
một cách cụ thể hơn, trong thời gian này tiếp tục hoàn thiện một
bước nữa công cuộc khai hoang của các chúa Nguyễn bị bỏ dở, có
tác động tâm lý sâu sắc đối với nhân dân Gia Định trong cuộc nội
chiến. Đến thời diểm này, người Việt đã tập trung hình thành những
trung tâm dân cư, thị trấn to lớn, mà còn rải ra khắp nơi. Các trung
tâm và thị trấn kéo dài từ Cù lao Phố (Biên Hoà) xuống Bến Nghé
(Sài Gòn), Mỹ Tho, Long Hồ (Vĩnh Long), Sa Đéc, Cần Thơ ngăn cách
khối đông đảo dân Khmer ở khu vực Trà Vinh-Sóc Trăng…
Những giai đoạn làm chủ Gia Định, 3 tháng, 5 tháng, 8 tháng, chắc
Tây Sơn chưa có đủ thời gian củng cố chánh quyền ở trung tâm ở Sàì
Gòn, thì làm sao có thời gian thay đổi hay hủy bỏ chánh quyền cơ sở
của Nguyễn Ánh. Để ổn định xã hội trước mắt Tây Sơn không còn
cách nào khác hơn là tiếp tục phải sử dụng chánh quyền cơ sở cũ

của Nguyễn Ánh.
Như thế, phải chăng chánh quyền Tây Sơn chỉ quản lý Sài Gòn và
các thị tứ đông dân, còn vùng nông thôn hẻo lánh, rừng rậm thì thả
nổi mặc cho đám tàn binh Nguyễn Ánh mai phục chờ cơ hội.
Còn trong một thời gian dài 5 năm 6 tháng từ tháng 2 năm Quý mảo
đến tháng 8 năm Mậu thân (1788), ngoài một số họat động chỉnh
trang Sài Gòn, chúng ta chưa tìm thấy tư liệu nào ghi chép về hoạt
động kinh tế-xã hội của Tây sơn trong thời gian này.
Về kinh tế-xã hội nói chung, chánh quyền Tây Sơn làm gì cho nhân
dân Gia Định, ngoài việc Đô úy Đặng Văn Trấn đào con kinh mới
Tranh Giang (Rạch Chanh) nối liền sông Vàm Cỏ Tây với sông Bà Bèo
xuyên ngang đất Ba Giồng nhằm mục đích quân sự hơn là kinh tế.
Tây Sơn có giải pháp kinh tế-xã hội nào để lôi kéo nhân dân Gia Định
thóat ra khỏi ảnh hưởng của Nguyễn Ánh, triệt tiêu được nguồn hậu
thuẩn cho Nguyễn Ánh hay chỉ xem Gia Định là một vấn đề thuần
tuý quân sự ? Mỗi lần hành quân vào Nam, Tây Sơn chỉ tìm cách tiêu
diệt lực lượng quân sự của Nguyễn Ánh. Xong, đại quân rút về Quy
Nhơn, giao đất Gia Định cho những quan chức không có tài kinh
bang tế thế, không có kế sách gì nhằm triệt tiêu tận gốc điều kiện,
môi trường xã hội giúp cho Nguyễn Ánh tồn tại.
Sự quản lý Gia Định yếu kém của Tây Sơn còn gián tiếp thể hiện tâm
lý chủ quan, coi thường kẻ thù, đánh giá qúa thấp thế lực và cá
nhân con người của Nguyễn Ánh cùng vai trò của vùng đất mới Gia
Định trong tiến trình lịch sử dân tộc của Tây Sơn.
Thế lực của Nguyễn Ánh ở đây không phải là lực lượng quân sự, mà
là chính là cấu trúc xã hội Gia Định, vào cuối thể kỷ XVIII, xã hội Gia
Định được hình thành trên cơ sở sự giàu mạnh của từng lớp điền chủ
mới nặng ân tình với họ Nguyễn và thương nhân người Hoa. Nói là
quản lý Gia Định, nhưng quan tướng Tây Sơn không nắm được các
đối tượng này, không đủ năng lực phá vỡ một cấu trúc xã hội đã

được hình thành hơn một trăm năm qua, trong một thời gian ngắn.
Cấu trúc xã hội Gia Định vào cuối thế kỷ XVIII như đã trình bày ở
trên, không giống như ở Bắc hà hay vùng Thuận Quảng. Nó không
còn một xã hội thuần nông tự cung tự cấp, mà đã phát triển với nền
kinh tế hàng hóa-tiền tệ, dù không tái sản xuất.
Có lẽ không nhận ra điều này, nên Tây Sơn không coi họ Nguyễn ở
phía Nam là kẻ thù trước mắt cần tiêu diệt, nên tập trung binh lực
chấm dứt nhà nước Lê-Trịnh ở Bắc hà. Tác giả “Phong trào Tây Sơn
và anh hùng dân tộc Quang Trung”
[11]
nhận xét rất chính xác, khi
viết: Thực là nguy hiểm khi Nguyễn Nhạc cho rằng kẻ thù ở phía
Nam chỉ là cá nhân Nguyến Ánh và một số tướng tá, mà không thấy
rằng mầm móng tai họa ấy là cả một từng lớp địa chủ
[12]
đông đảo ở
Gia Định là chỗ dựa của Nguyễn Phúc Ánh.
Thực ra mấy lần quân Tây Sơn kéo vào chỉ đánh quân lính của
Nguyễn Ánh và những tay chân trực tiếp, sau đó không hề đụng
chạm đến tình hình kinh tế, xã hội ở Gia Định. Do vậy, hễ túng thế
thì Nguyễn Ánh bỏ chạy, nhưng tạm yên thì ông ta lại quay về Gia
Định như về nhà của mình vậy.
Động thái này đưa Tây Sơn đến một hâụ quả không lường được mà
ngay cả Nguyễn Huệ đến lúc sắp mất mới nhận ra, thì đã muộn. Đại
thắng quân Thanh ít lâu, nghe tin Nguyễn Ánh thu phục lại Bình
Thuận, Bình Khang, Diên Khánh, thanh thế lừng lẫy, Nguyễn Huệ
càng buồn thêm, bịnh ngày càng nặng thêm, cho goị Trần Quang
Diêụ và các quan thân tín khác dặn rằng: ” Ta mở mang cõi đất, cả
cõi Nam, nay bịnh ắt không khỏi, Thái tử tư chất hơi cao, nhưng tuổi
hãy còn nhỏ, ngoài có thù nước ở Gia Định. Thái Đức (tức Nguyễn

Nhạc) thì tuổi già, nhàn rổi vui chơi cầu an, không mưu tính đến việc
đời sau. Khi ta chết rồi, nên trong một tháng, làm laọ thảo để chôn
táng thôi. Bọn ngươi nên cùng nhau giúp Thái tử sớm thiên đến
Vĩnh đô (Nghệ An), để thống chế thiên hạ. Không thế thì quân ở Gia
Định ra, bọn ngươi chết không có đất mà chôn đấy
[13]
.
Nói chung việc quản lý Gia Định yếu kém là một thất sách lớn về
chánh trị của Tây Sơn. Thất sách đó tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh
trở về lập căn cứ ở Nước Xóay làm bàn đạp chiếm Gia Định. Nguyễn
Huệ bận đối phó với việc quân Thanh xâm lược Việt Nam, Nguyễn
Nhạc bỏ rơi Gia Định.
Lúc Nguyễn Ánh trở về chiếm được phân nửa Gia Định và lấy Nước
Xoáy-Tân Long làm căn cứ ( tháng 10/ 1788) cũng là lúc nhà Mãn
Thanh chuẩn bị xua 50 vạn quân tràn qua biên giới Vịêt Trung xâm
lược Bắc hà. Nguyễn Huệ đang ở Phú Xuân phải tập trung tăng
cường binh lực, lên kế hoạch hành quân đối phó quân xâm lược nhà
Thanh, một vấn đề trọng đại và cấp bách, nên Nguyễn Ánh có cơ
hội đánh chiếm Gia Định.
Gần hai năm trời từ khi Nguyễn Ánh về nước lập căn cứ Nước Xoáy–
Tân Long đánh lấy lại Gia Định, Nguyễn Nhạc bỏ mặc Nguyễn Lữ đối
phó, rồi đến khi Nguyễn Lữ bỏ chạy về Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc
cũng không có động thái gì cứu giúp Gia Định, để một mình thái bảo
Phạm Văn Tham loay hoay chóng đỡ cho tới lúc thế cùng lực tận
phải đầu hàng Nguyễn Ánh.
Tình trạng cát cứ của nhà nước Tây Sơn.
Đây là nguyên nhân bao trùm, khiến cho nhà Tây Sơn chẳng thất bại
trước Nguyễn Ánh mà còn để cho Nguyễn Ánh thay thế vai trò lịch
sử thống nhứt đất nước của mình.
Quá trình phong kiến hóa nhà nước Tây Sơn bắt đầu diễn ra ngay

vào lúc Tây Sơn sắp thực hiện xong sứ mạng thống nhứt đất nước.
Ngay sau khi vừa tiêu diệt được thế lực phong kiến của họ Trịnh ở
Đàng Ngoài (1786), công cuộc thống nhứt đất nước chỉ còn tiêu diệt
thế lực của Nguyễn Ánh ở Gia Định nữa là xong; lực lượng Tây Sơn
lại bắt đầu phân hóa theo xu hướng phong kiến cát cứ, phân chia
đất đai và quyền lực, điều mà họ đấu tranh suốt hơn mười năm mới
xóa bỏ được. Rồi tiếp liền theo đó là cuộc tranh chấp quân sự đáng
tiếc xảy ra giữa anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ làm tổn hao oan
uổng biết bao nhiêu sinh mạng. Biến cố này dẫn đến việc hàng loạt
phú hào ở Gia Định nổi lên theo Nguyễn Ánh, có cả một số tướng tài
của Tây Sơn, như Nguyễn Văn Trương (của Nguyễn Nhạc), Nguyễn
Đằng Vân, Nguyễn Văn Duệ (của Nguyễn Huệ) đầu hàng Nguyễn
Ánh và Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm… ra mặt phản bội Nguyễn
Huệ, có cả một số nhân sĩ Bắc hà trốn vào Gia Định theo Nguyễn
Ánh.
Chính vì tình trạng phân quyền cát cứ này làm cho Quang Trung
không tiến hành trấn áp Nguyễn Ánh ngay sau khi chiến thắng 50
vạn quân Thanh, vì e ngại lực lượng của Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn
có thể đánh úp sau lưng. Quy Nhơn vô tình biến thành rào chắn cho
Gia Định giúp Nguyễn Ánh có điều kiện khôi phục kinh tế và phát
triển binh lực.
Cũng có ý kiến cho rằng chính cái chết của Quang Trung mới là
nguyên nhân, điều kiện chủ yếu giúp Nguyễn Ánh đi đến thắng lợi
cuối cùng. Sự qua đời của Quang Trung là một hiện tượng ngẩu
nhiên. Dù cho vua Quang Trung qua đời đột ngột, nhưng nếu nhà
nước Tây Sơn là một nhà nước phong kiến thống nhứt, không có sự
phân chia quyền lực, chắc chắn Tây Sơn theo kế hoạch do Quang
Trung vạch sẵn cũng thừa sức đánh đuổi Nguyễn Ánh ra khỏi Gia
Định, làm sao Nguyễn Ánh có cơ hội đánh chiếm cả nước! Đàng này
sau khi Quang Trung qua đời, con vua Quang Trung, Cảnh Thịnh

không lo tiêu diệt Nguyễn Ánh mà lại tập trung binh lực bức hiếp
Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc, rồi giải tán triều đình trung ương ở
Qui Nhơn, chỉ cho duy trì “tiểu triều” Nguyễn Bảo, ăn lộc huyện Phù
Ly.
Như vậy, dù cái chết của Quang Trung là một nguyên nhân quan
trọng tạo thắng lợi của Nguyễn Ánh, nhưng trùm lên trên đó vẫn
chính là tình trạng cát cứ của nhà nước Tây Sơn mới là nguyên nhân
của mọi nguyên nhân. Đầu mối của vấn đề là ở đây, mà trước hết là
sự chia rẽ giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ lên đến cao điểm phải
giải quyết bằng quân sự, tạo điều kiện tốt cho Nguyễn Ánh từ Xiêm
về lập căn cứ ở Long Hưng-Sa Đéc…
Nếu Long Hưng là căn cứ giúp Nguyễn Ánh thu phục được đất Gia
Định, thì Gia Định trở thành bàn đạp giúp Nguyễn Ánh thu phục cả
giang sơn Việt Nam về một mối.
Chú thích

×