Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
MỤC LỤC
A / MỞ ĐẦU
1 / LỜI NÓI ĐẦU
2 / MỤC ĐÍCH CỦA ĐỢT THỰC TẬP
B / NỘI DUNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP
I/ Thực tập tại công ty FPT- Software
1.1. Tổng quan về công ty
1.1.1. Lịch sử phát triển
1.1.2. Tổ chức và nhân lực
a.Nguyên tắc tổ chức
b. Sơ đồ tổ chức
c. Biểu đồ nhân lực
1.2. Các lĩnh vực hoạt động của công ty
1.3. Chế độ tuyển dụng của Fsoft
II/ Thực tập tại công ty viễn thông liên tỉ nh VTN (khu vực phí a Bắc)
2.1. Tổng quan về cơng ty
2.1.1. Lịch sử phát triển của công ty
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
a. Ban lãnh đạo cơng ty:
b. Mơ hình tổ chức :
2.2. Các lĩnh vực hoạt động của công ty
2.3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.4. Sự phát triển của công ty những năm gần đây
2.5. Chế độ tuyển dụng của VTN
III/ Thực tập tại Công ty viễn thông quốc tế VTI
3.1. Tổng quan về công ty
3.1.1. Lịch sử phát triển của công ty
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
a. Các đơn vị trực thuộc
b. Tổ chức
3.2. Hoạt động và thành tựu của công ty những năm gần đây
3.3. Chế độ tuyển dụng của VTI
C/ CẢM NHẬN CHUNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP
1
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
A / MỞ ĐẦU
1 / LỜI NĨI ĐẦU
Những buổi thí nghiệm,thực hành và đặc biệt là những đợt thực tập luôn là những chủ
đề hấp dẫn đối với mỗi sinh viên nói chung,và với sinh viên khoa điện tử nói riêng.Đó
là một cơ hội rất thiết thực và bổ ích để chúng em có thể cọ xát với thực tế,làm quen
với mơi trường làm việc.Từ đó có những mục tiêu,kế hoạch rõ ràng động cơ học tập
đúng đắn.
Trong thời gian vừa qua , sinh viên khoa đtvt K52 chúng em được sự quan tâm của nhà
trường , khoa ĐTVT đã tổ chức đi thực tập nhận thức ở các công ty viễn thông , công
nghệ như FPT software , VTN , VTI . Với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô khoa
dtvt cũng như sự chỉ bảo tận tình của các anh chị nhân viên trong các cơng ty , chúng
em đã thu được nhiều kinh nghiệm quý giá , những hiểu biết về nghề nghiệp , công việc
của mình sau khi ra trường , cũng như những kĩ năng cần trang bị trong thời gian tích
lũy kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường . Qua đơt thưc tập em đã thấy mình cần
phải cố gắng nhiều hơn, nhiều hơn nữa trong việc học tập trên lớp,giao lưu học hỏi
cũng như
hoàn thiện thêm những kỹ năng cần thiết cho bản thân. Em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới các thầy cô , ban giám hiệu nhà trường , ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô
trong đợt thực tập đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia đợt thực tập bổ ích này .
2 / MỤC ĐÍCH CỦA ĐỢT THỰC TẬP
Mục đích của đợt thực tập nhận thức là giúp sinh viên chúng em tìm hiểu thực tế
hoạt động của các cơng ty trong lĩnh vực điện tử viễn thơng, tìm hiểu các vị trí cơng
việc sẽ làm trong tương lai và các u cầu về kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng
mềm để có thể đáp ứng được các vị trí cơng việc đó. Qua đợt thực tập nhận thức, sinh
viên sẽ có định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp, có động cơ học tập tốt hơn và có
đam mê trong học tập.
2
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
B / NỘI DUNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP
I/ Thực tập tại công ty FPT- Software
1.1. Tổng quan về công ty
FSOFT ( tên ngắn gọn của công ty cổ phần phần mềm FPT ) là công ty dẫn đầu Việt
Nam
về xuất khẩu phần mềm.
FPT Software là một thành viên thuộc Tập đoàn FPT thành lập ngày 13/1/1999, hoạt
động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu phần mềm của Việt nam. Với các quy trình
chuẩn của thế giới về sản xuất phần mềm, quản lý chất lượng và bảo mật thông tin như
CMMI5, ISO 9001:2000, ISO 27001:2005, FPT Software là một Công ty phần mềm có các quy
trình chuẩn thế giới hàng đầu tại Việt nam. Hiện tại, FPT Software có 7 công ty
thành viên tại Nhật bản, Singapore, Pháp, Mỹ, Malaysia, Úc, Việt nam và 3 chi nhánh
tại Hà nội, Tp. HCM và Đà nẵng .
Trong quá trình 10 năm phát triển, Công ty Phần mềm FPT là một trong những cơng
ty có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực gia công phần mềm (100%/năm), với
doanh thu đạt 42 triệu USD năm 2009.
•
•
•
•
•
•
•
Tên tiếng Anh: FPT Software
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Nguyễn Thành Nam
Tổng Giám đốc: Bùi Thị Hồng Liên
Nhân sự: 2.506 người (tính đến tháng 31/12/2009)
Vốn điều lệ: 367,172,760,000 VND (đăng ký thay đổi ngày 15/12/2009)
Vốn sở hữu của FPT: 253,929,790,000 VND (67.52%)
Địa chỉ website công ty: http:// www.fpt -software.com
Các giá trị cơ bản là tài sản vô cùng quý báu mà mỗi người FSOFT đều trân trọng
giữ
gìn:
•
•
•
•
Làm khách hàng hài lịng: tận tụy với khách hàng và luôn phấn đấu để đáp ứng
tốt nhất những nhu cầu, vượt trên mọi mong đợi của họ.
Con người là cốt lõi: tôn trọng con người, tạo điều kiện cho các thành viên
phát triển tối đa tài năng, đóng góp cho tổ chức và được đãi ngộ xứng đáng cả
về vật chất và tinh thần.
Chất lượng tốt nhất: Đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mỗi sản phẩm, mỗi việc
làm.
Đề cao đạo đức kinh doanh: Mỗi nhân viên là một đại diện của cơng ty, có
nghĩa vụ tn thủ đạo đức kinh doanh cao nhất, luôn hợp tác, cởi mở và thân
thiện với đồng nghiệp, đóng góp cho cộng đồng xã hội, là động lực cho sự phát
triển của công ty
3
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
1.1.1. Lịch sử phát triển
FSOFT được thành lập năm 1988 bởi một nhóm các nhà khoa học trẻ trong các lĩnh
vực Vật lý, Tốn, Cơ, Tin học ít nhiều đã làm quen với lập trình, chỉ sau một năm, FPT
đã thành lập một bộ phận tin học mang tên ISC (Informatic Service Center). Một trong
những dự án phần mềm đầu tiên mà ISC tham gia là dự án Typo4 xuất khẩu sang Pháp
do một Việt kiều ở Pháp về chủ trì. Tiếp theo là hàng loạt giải pháp phần mềm cho các
mảng ngân hàng, kế tốn, phịng vé máy bay song song với phân phối thiết bị và dự án
phần cứng. Đến tháng 12 năm 1994, khi đã đủ lớn, ISC được tách thành các bộ phận
chuyên
sâu về dự án, phân phối, phần mềm… Bộ phận phần mềm lúc đó có tên là FSS
(FPT Software Solutions - tên tiếng Việt là Xí nghiệp Giải pháp Phần mềm FPT).
Từ 1994 đến 1998, FSS tiếp tục phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm cho các
lĩnh vực Ngân hàng, Kế tốn, Thuế, Hải quan, Cơng an.
Một trong những thành tích nổi bật của FSS là xây dựng TTVN - mạng WAN đầu tiên
tại Việt nam, tạo tiền đề phát triển cho Công ty Viễn thông FPT sau này (FPT Telecom).
Trong những năm này, FPT liên tiếp được PC World Việt nam bình chọn là Cơng ty Tin
học số một.
Cuối năm 1998 đầu 1999, sau khi chiến lược xuất khẩu phần mềm được định hình, một
nhóm chun gia được tách ra từ FSS để thành lập FSU1 (FPT Strategic Unit #1) như
bộ phận chịu trách nhiệm mũi nhọn trong sứ mệnh Tồn Cầu Hố. FSU1 chính là tiền
thân của FSOFT ngày nay. Trong năm 1999, FSOFT đã thực hiện thành công dự án đầu
tiên với khách hàng Winsoft, Canada, bước đầu xác định cơ cấu tổ chức, lên các chương
trình chuẩn bị nhân lực cho xuất khẩu.
Năm 2000, FSOFT chuyển trụ sở sang toà nhà HITC. Ảnh hưởng bởi vụ dotcom, thị
trường xuất khẩu phần mềm gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, FSOFT đã vượt qua được
thử thách và đạt được kết quả quan trọng - ký hợp đồng OSDC (Offshore Software
Development Center) đầu tiên với Harvey Nash. Đến nay, Harvey Nash vẫn là một
trong những khách hàng lớn nhất của FSOFT.
Năm 2001 được đánh dấu bằng các hợp đồng OSDC với Mỹ và đặc biệt là OSDC với
NTT-IT - khách hàng Nhật bản đầu tiên của FSOFT. Năm 2001 cũng là năm FSOFT
bắt đầu dự án CMM-4, với mục tiêu đạt chứng chỉ CMM mức 4 trong vòng một năm.
FSOFT đạt CMM mức 4 vào tháng 3/2002, trở thành công ty đầu tiên ở khu vực Đông
Nam Á đạt chứng chỉ này. Năm 2002 cũng là năm FSOFT củng cố lại sơ đồ tổ chức,
bằng việc thành lập các Trung tâm sản xuất và các Phòng chức năng. Cuối 2002, lần
đầu tiên doanh số FSOFT vượt ngưỡng 1 triệu USD.
4
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
Năm 2003 đem về cho FSOFT nhiều khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng lớn
của Nhật như Hitachi, Sanyo, Nissen, IBM Japan. FSOFT thành lập Văn phòng tại
thành phố Hồ Chí Minh. Để chuẩn bị cho thị trường Nhật, một chương trình lớn được
triển khai bao gồm thành lập Trung tâm Đông Du đào tạo tiếng Nhật CNTT, tuyển sinh
viên các Khoa tiếng Nhật và hỗ trợ học bổng cho họ học Aptech, tuyển sinh viên tốt
nghiệp các trường CNTT và đào tạo tập trung tiếng Nhật 6 tháng. Năm 2003 cũng là
năm dự án CMM-5 khởi động.
Đầu năm 2004, FSOFT trở thành Công ty cổ phần phần mềm FPT. Trụ sở tại Tp. Hồ Chí
Minh được chuyển về toà nhà e-town. FSOFT đạt CMM mức 5 (mức cao nhất) vào tháng
3. Để phục vụ tốt hơn các khách hàng Nhật, Văn phòng đại diện của FSOFT được mở tại
Tokyo. Năm 2004 cũng là năm gặt hái nhiều thành công của Công ty Phần mềm FPT,
với doanh số xuất khẩu năm 2004 tăng trưởng hơn 200% so với năm 2003.
Năm 2005 là năm đánh dấu bước phát triển của công ty về mọi mặt, giúp FSOFT khẳng
định vị trí cơng ty phần mềm hàng đầu Việt Nam. Tháng 8/2005 thành lập Chi nhánh Đà
Nẵng, tháng 11 thành lập Công ty FSOFT JAPAN tại Tokyo, tháng 12 khai trương
Trung tâm Tuyển dụng và Đào tạo tại toà nhà Simco, Hà nội. Hết năm 2005, FSOFT
tăng
trưởng 114% doanh số, trở thành công ty phần mềm đầu tiên của Việt Nam có 1000 nhân
viên.
Tháng 10 năm 2007, các Trung tâm sản xuất phần mềm được chuyển đến làm việc tập
trung tại Tòa nhà FPT tại Phạm Hùng (Hà nội). Cuối năm 2007, doanh số của Fsoft đạt
29,6 triệu USD, tăng 79% so với doanh thu năm 2006; số nhân viên chính thức là 2,287
người.
Năm 2008 diễn ra với việc thành lập 4 Công ty chi nhánh tại Pháp, Malaysia, Mỹ,
Australia; doanh số đạt 42 triệu USD với 2600 nhân viên.
FSOFT có hệ thống khách hàng rộng lớn trên toàn thế giới ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản,
và các nước Châu Á Thái Bình Dương (Malaysia, Singapore, Australia). Trong chiến
lược gia nhập hàng ngũ những nhà cung cấp dịch vụ phần mềm hàng đầu thế giới, Công
ty tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – giá trị cốt lõi đóng góp vào tăng
trưởng của cơng ty. Với 80% nhân viên FSOFT thuần thục về tiếng Anh và hơn 200
người sử dụng tiếng Nhật, FPT Sofware khơng ngừng tìm kiếm và tạo cơ hội cho những
tài năng trẻ. Mục tiêu trong năm 2009, Fsoft sẽ đạt doanh thu 47 triệu USD với số nhân
viên 2600 người.
1.1.2. Tổ chức và nhân lực
a.Ngun tắc tổ chức
FSOFT được tổ chức theo mơ hình 5 lớp Công ty - Chi nhánh - Trung tâm – Phòng Sản
xuất - Dự án theo nguyên tắc sau:
5
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
Công ty là cơ quan cao nhất, điều hành chung. Chức danh điều hành cao nhất là
Tổng Giám đốc.
Chi nhánh là các Cơng ty con, thường có trụ sở riêng về địa lý. Chức danh:
Giám đốc.
Trung tâm (Group): Các Trung tâm Kinh doanh. Chức danh: Giám đốc Trung
tâm.
Phòng Sản xuất (Division): Các đơn vị trực tiếp sản xuất trong mỗi Trung tâm.
Chức danh: Trường Phòng.
Dự án: đơn vị sản xuất cơ bản. Chức danh: Giám đốc dự án, quản trị dự án.
•
•
•
•
•
Đầu năm 2006, FSOFT có 10 Trung tâm sản xuất, 6 tại Hà nội, 3 tại Tp. Hồ Chí Minh
và
1 tại Thành phố Đà Nẵng.
Tại Hà nội:
G1: Thị trường Châu Âu (Anh Quốc), Châu Á Thái Bình Dương, Nhật Bản.
G2: Thị trường Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương
G7: Thị trường Nhật (NTT-IT, IBM-Japan)
G8: Thị trường Nhật (HitachiSoft)
G13: Thị trường Nhật
G21: Thị trường Nhật
•
•
•
•
•
•
Tại Tp. Đà Nẵng:
G5: Thị trường Nhật, Mỹ và Pháp
•
Tại Tp. Hồ Chí Minh:
G3: Thị trường Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản
G6: Thị trường Châu Á Thái Bình Dương
G9: Thị trường Nhật Bản (Hitachi Joho, Sanyo, NRI)
•
•
•
Hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất là các Ban Bảo đảm Kinh doanh (Business Assurance)
bao gồm các chức năng sau: Phát triển kinh doanh, Tài chính kế tốn, Nhân sự đào
tạo, Hành chính, Chất lượng, Quy trình, Truyền thơng Nhật bản, Mạng và Cơng nghệ.
6
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
b. Sơ đồ tổ chức
7
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
c. Biểu đồ nhân lực
Tính đến đầu năm 2006, FSOFT có hơn 1000 nhân viên, trong đó gần 800 người trực
tiếp sản xuất, còn lại là đội ngũ quản lý và hỗ trợ. Cùng với việc mở rộng thị trường
trong những năm tới, FSOFT đang đứng trước một thách thức to lớn là đạt được mức
tăng trưởng nhân lực 100 % mỗi năm.
Để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh, FSOFT luôn cần nhân lực làm việc tại Hà nội, Tp.
Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Nhật bản và các nước khác.
1.2. Các lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty Cổ phần Phần mềm FPT là công ty chuyên về lĩnh vực gia cơng phần mềm ,
chính vì thế nên công ty cung cấp tất cả dịch vụ liên quan như :
•
•
•
•
•
•
•
•
Xuất khẩu phần mềm
Giải pháp phần mềm
Phân phối các sản phẩm cơng nghệ thơng tin
Tích hợp hệ thống
Cung cấp các giải pháp ,dịch vụ viễn thông và internet
Triển khai và Tư vấn dịch vụ ERP
Phát triển hệ thống nhúng
Các dịch vụ khác
Ngồi ra, cơng ty đã tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội. Cơng ty cịn
tổ chức được các câu lạc bộ sở thích: võ thuật, cuộc thi ảnh chào mừng ngày sinh nhat
công ty . Để tạo môi trường dân chủ và cởi mở cơng ty cịn lập trang chodua.com để các
thành viên trong và ngồi cơng ty tự do góp ý giúp công ty ngày càng phát triển
8
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
1.3. Chế độ tuyển dụng của Fsoft
Trong Fsoft có rất nhiều vị trí mà sau khi ra trường sinh viên có thể đảm nhận. Các vị
trí cần tuyển của Fsoft chia làm 2 loại chính đó là : cơng việc thường xun và cơng
việc tạm thời , trong đó cơng việc tạm thời là công việc ngắn hạn để phục vụ nhu cầu
đột xuất của công ty . Sau khi ra trường sinh viên có thể tham gia vào các dự án của
cơng ty hoặc các vị trí cơng việc phù hợp với trình độ cũng như ngành học liên quan .
Đặc biệt công ty ưu tiên tuyển dụng vào các vị trí sau :
1. Quản lí dự án ( Project Manager )
2. Đội trưởng ( Team leader )
3. Kĩ sư Lập trình ( Developer )
4. Kĩ sư test ( Tester )
5. Chuyên viên kiểm soát chất lượng ( SQA) .
Ngồi ra cơng ty cịn có những cơng việc dành cho sinh viên thực tập , mục đích của
việc này là giúp tuyển chọn những sinh viên giỏi đồng thời cho sinh viên có thêm kinh
nghiệm khi bắt đầu cơng việc .
Ngoài các kĩ năng cứng , những kiến thức chuyên môn cần nắm vững , khi tham gia
tuyển dụng vào các vị trí của cơng ti , sinh viên cần trang bị những kĩ năng mềm khác
như kĩ năng giao tiếp , kĩ năng làm việc theo nhóm , kĩ năng sáng tạo , học hỏi …
Trang bị ít nhất một ngoại ngữ , khuyến khích biết tiếng Nhật , có thể làm việc lâu dài
tại nước ngồi .
Qua những điều đã viết trên chúng ta có thể thấy rằng những công việc trong Fsoft rất
đa dạng và phong phú nhưng cũng như đã giới thiệu ở trên Fsoft là công ty về giải pháp
phần mềm – một ngành địi hỏi u cầu khá cao chính vì thế nên cơng ty cũng có những
u cầu địi hỏi dành cho những vị trí trong cơng ty. Trước hết cơng ty địi hỏi người
xin việc có kĩ năng chun mơn đạt yêu cầu qua những đợt thi tuyển do công ty tổ chức
, sau
đó là những kĩ năng khác như ngoại ngữ , kĩ năng mềm , đặc biệt là kĩ năng làm việc theo
nhóm và đặc biệt là sự đam mê trong công việc.
9
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
II/ Thực tập tại công ty viễn thông liên tỉnh VTN (khu vực phía Bắc)
2.1. Tổng quan về cơng ty
2.1.1. Lịch sử phát triển của công ty
Công ty viễn thông liên tỉnh VTN – tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Telecom
National, thành lập vào ngày 31-3-1990 là thành viên trực thuộc Tập đồn Bưu chính
Viễn thơng Việt Nam VNPT .
Sau hơn mười năm xây dựng và phát triển,VTN là một trong những công ty đi đầu trong
lĩnh vực viễn thông đương trục tại Việt Nam,với bốn nút chuyển mạch tiên tiến đặt tại
Hà Nội,Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh,Cần Thơ,mạng viễn thông thế hệ mới NGN,hệ thống
truyền dẫn hiện đại sử dụng công nghệ SDH (vi ba,cáp quang ),DWDM với dung lượng
truyền trục lên tới 20Gb/s.
Sơ lược về cơng ty VTN:
• Tiêu chuẩn quốc tế
• Mạch vịng cáp quang chuyển mạch tự động đảm bao thông tin liên lạc thơng
suốt.
• Kết hợp hai phương thức cáp quang và vi ba
• Hệ thống truyền dẫn họat động có dự phịng
• Địa chỉ liện hệ:
Cơng ty Viễn thơng liên tỉnh:
Địa chỉ:
30 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại:
+84 4 37876859
Fax:
+84 4 37876860
Website:
www.vtn.com.vn
Khu vực phía Bắc
Trung tâm Viễn thơng khu vực I
Địa chỉ:
97 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại:
Fax:
+84 4 38400147/38400113
+84 4 38343615
Khu vực phía Nam
Trung tâm Viễn thông khu vực 2
Địa chỉ:
137 Pasteur Quận 3 TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại
+84 8 38815269/38294179
Fax:
+84 8 38815230
10
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khu vực miền Trung
Trung tâm Viễn thông khu vực
3
Địa chỉ: Số 4 Ơng ích Khiêm Thành phồ Đà
Nẵng
Điện
+84 511 3827905/3834190
thoại:
Fax:
+84 511 3855001
Doanh thu: Năm 2009 VTN đã có mức doanh thu nhảy vọt so với năm 2008 và các năm
khác, cụ thể: Năm 2005 chỉ đạt 370 tỷ đồng; năm 2006 doanh thu tăng gần gấp 3 so với
năm 2005 đạt hơn 829 tỷ đồng; năm 2007 đạt gần 2 nghìn tỷ; năm 2008 đạt trên 1,400 tỷ
đồng và đến năm 2009 doanh thu đã tăng lên trên 2 nghìn tỷ.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức:
a. Ban lãnh đạo cơng ty:
•
•
•
•
Giám đốc cơng ty: Ơng . Lương Mạnh Hồng
Phó giám đốc : Ơng . Lê Đức Hịa
Phó giám đốc : Ơng .Nguyễn Thanh Long
Phó giám đốc : Ơng . Phạm thủy phong
b. Mơ hình tổ chức :
11
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
•
Khối chức năng bao gồm :
o Phịng đầu tư và xây dựng cơ bản
o Phịng hành chính quản trị
o Phịng kĩ thuật nghiệp vụ điều
hành
o Phòng kế hoạch kinh doanh
o Phịng kế tốn thống kê tài
chính o
Phịng tố chức cán bộ -
lao động o
Phòng tổng hợp –
thi đua
o Phòng kiểm tốn nội
bộ
•
Khối sản xuất bao gồm :
o Trung tâm viễn thông khu vực I ( Hà Nội
)
o Trung tâm viễn thông khu vưc II ( Thành phố
HCM )
o Trung tâm viễn thông khu vực III
nẵng )
( Đà
o Trung tâm thanh khoản
•
Khối XDCB bao gồm :
o Ban quản lí dự án .
2.2. Các lĩnh vực hoạt động của công ty:
Bắt nhịp với nền kinh tế thị trường, VTN đã không ngừng học hỏi và năng động trong
hang lọat dịch vụ chính như:
12
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
•
Tổ chức xây dựng , quản lí khai thác mạng lưới dịch vụ viễn thông liên tỉnh
và cho thuê kênh viễn thông liên tỉnh , làm đầu mối kết nối mạng viễn thông các
tỉnh trong nước với cửa ngõ quốc tế.
•
Tư vấn, khảo sát, thiết kế xây lắp chuyên ngành viễn thơng .
•
Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư thiết bị chun ngành viễn thơng .
•
Bảo trì các thiết bị chun ngành viễn thơng.
•
Kinh doanh các dịch vụ viễn thơng
•
Kinh doanh các dịch vụ mới trên nền NGN
Và cũng đã có những sản phẩm được khách hàng tin dùng như :
•
Truyền hình hội nghị Conferencing
•
Điện thoại đường dài liên tỉnh PSTN
•
Điện thoại đường dài liên tỉnh VoiIP 171
•
Điện thoại thẻ trả trước 1719
•
Mạng riêng ảo MEGAWAN
•
Kênh thuê riêng
2.3. Chức năng, nhiệm vụ:
•
•
•
•
•
13
Tổ chức, xây dựng , quản lý vận hành khai thác mạng lưới dịch vụ viễn thông
liên tỉnh và cho thuê kênh viễn thông liên tỉnh.
Tư vấn, khảo sát thiết kế xây lắp chuyên ngành viễn thông .
Xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh vật tư thiết bj chuyên ngành viễn thơng.
Bảo trì các thiết bị chun ngành viễn thơng.
Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép và thực hiện
các nhiệm vụ tập đoàn giao.
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
2.4. Sự phát triển của công ty những năm gần đây.
Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, VTN ln giữ vững vai trị là trục xương
sống của mạng Viễn thơng quốc gia, đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển của ngành
nói riêng và đất nước nói chung. Với quyết tâm và nỗ lực của mình, chắc chắn VTN sẽ
tiếp tục phát huy truyền thống, xứng đáng với 8 chữ vàng: "Trí tuệ - Năng động - Tiên
phong
- Vượt khó".
Năm 2007, cạnh tranh trên thị trường viễn thơng Việt Nam ngày càng gay gắt, nhưng
nhờ những đổi mới trong công tác kế hoạch - kinh doanh, Công ty VTN đã đạt được
nhiều kết quả tích cực trên tất cả các mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng
doanh thu năm 2007 của Công ty đạt 1.723 tỉ đồng, năng suất lao động bình quân đạt
430 triệu đồng/người/năm, tăng 12% so với năm 2006.
Bên cạnh các dịch vụ truyền thống như dịch vụ điện thoại đường dài liên tỉnh (PSTN,
VoIP171), kênh thuê tiêng, các dịch vụ giá trị gia tăng 1800, 1900, 1719,... Công ty
cũng chú trọng phát triển dịch vụ mới như MegaWAN, Nhắn tin cố định (Fixed SMS),
Giải pháp mạng điện thoại nội bộ (IP Centrex)... Trong năm qua, VTN cũng đã tích cực
giới thiệu các dịch vụ tới các khách hàng lớn như Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam,
Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sơng Cửu Long, Tập đồn Dầu khí Việt Nam và
tham gia dự thầu cung cấp dịch vụ cho một số dự án lớn của các bộ, ngành.
Mạng viễn thông liên tỉnh trong năm 2007 cũng tiếp tục được đầu tư mở rộng, tăng
cường độ vững chắc, hiện đại, đồng bộ. Thiết bị truyền dẫn trên tuyến trục Bắc-Nam
với công nghệ DWDM đã được nâng cấp lên 40Gb/s với chức năng đảm bảo thông tin
cho Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và một số tỉnh, thành trên dọc
tuyến và Tây Ngun.
Theo ơng Hồng, VTN mới có hơn 10 khách hàng lớn nhưng gần đây, rất nhiều
doanh nghiệp lớn và cơ quan nhà nước đã liên hệ về dịch vụ. Thị trường có khả
năng tăng trưởng 100-200% từ nay đến năm 2010, trong đó khối cơ quan chính phủ
được coi là lực đẩy chính. Tốc độ phát triển này có thể chững lại sau năm 2010 khi
dịch vụ đã trở nên phổ biến. Từ 2005 đến nay VTN đã đầu tư khoảng 50 triệu USD
cho dịch vụ hội nghị truyền hình. Hạ tầng cho dịch vụ này của Công ty trải khắp 64
tỉnh, thành phố và cung cấp ra cả nước ngồi. VTN có hình thức cho thuê đường
truyền theo từng lần hội nghị truyền hình hoặc th bao theo tháng. Ngồi ra, VTN
cịn cho th cả thiết bị tiến hành hội nghị truyền hình .
14
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
2.5. Chế độ tuyển dụng của VTN:
Cũng như công ty FPT- software, công ty viễn thông liên tỉnh luôn tuyển thêm nhân
viên và luôn đào tạo thêm đội ngũ cán bộ của mình. Cơng ty khơng tuyển nhân viên
thực tập mà tuyển nhân viên có trình độ ki thuật, có kinh nghiệm làm việc tốt, có sự say
mê trong cơng việc và có bằng ngoại ngữ với trình độ tiếng anh bằng B trở lên, sinh viên
tốt nghiệp bằng khá trở lên.
Bởi vậy sinh viên mới ra trường rất khó khi xin được vào làm trong công ty .
Nhưng
những ai có mục đích phấn đấu thì đây là một mơi trường làm việc tốt . Chúng ta có thể
học hỏi và làm việc rất hiệu quả.
III/ Thực tập tại Công ty viễn thông quốc tế VTI
3.1. Tổng quan về công ty
3.1.1. Lịch sử phát triển của công ty
Công ty Viễn thông Quốc tế, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Telecom
International (viết tắt là "VTI"), được thành lập ngày 31/3/1990, là một đơn
vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thơng Việt Nam.
• Cơng ty Viễn thơng Quốc tế có trụ sở đặt tại số 97 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa,
Hà Nội, Việt Nam.
• Cơng ty Viễn thông Quốc tế là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên phạm
vi
toàn quốc trong các lĩnh vực sau:
o Tổ chức, xây dựng, vận hành, khai thác mạng viễn thông quốc tế;
o Cung cấp các dịch vụ viễn thông quốc tế;
o Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc;
o Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị chun ngành viễn thơng;
o Bảo trì các trang thiết bị chuyên ngành thông tin liên lạc.
o Cùng với mạng lưới viễn thông hiện đại; đội ngũ nhân viên gần 1400
người có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm, phong cách làm việc nhiệt
tình và chun nghiệp, Cơng ty Viễn thông Quốc tế cam kết mang đến cho
Quý khách những dịch vụ chất lượng đẳng cấp quốc tế
•
3.1.2. Cơ cấu tổ chức:
a. Các đơn vị trực thuộc:
•
•
•
-Trung tâm Viễn thơng Quốc tế khu vực 1
o (Trụ sở: 98 Hồng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội)
-Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu vực 2
o (Trụ sở:142 Điện Biên Phủ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh)
-Trung tâm Viễn thơng Quốc tế khu vực 3
o (Trụ sở: 344 Đường 2 tháng 9, Hải Châu, Đà Nẵng)
15
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
•
-Trung tâm Thơng tin Vệ tinh ( Vinasat)
o (Trụ sở:Tồ nhà Q-Net, Mỹ Đình, Hà Nội)
b. Tổ chức
3.2. Hoạt động và thành tựu của công ty những năm gần đây
Từ 21h50' giờ Việt Nam (tức 15h50' giờ GMT) ngày 22/5/2008, Trung tâm Viễn
thông Quốc tế Khu vực I tại Hà Nội đã bắt đầu thực hiện truyền phát tín hiệu chuẩn
(băng hình và tiếng mẫu) trên các kênh K1, K3, K6, K7, K9, K12 lên vệ tinh, tương ứng
các bộ phát đáp trên băng tần Ku của VINASAT-1. Phổ tín hiệu trên các màn hình theo
dõi cho thấy Sóng mang sạch (tín hiệu truyền phát khơng tải) và Sóng mang điều chế
(tín hiệu truyền phát có dữ liệu) đều đạt chuẩn. Các thông số quan trọng này cũng đã
đồng thời thể hiện trên màn hình theo dõi của Lockheed Martin và của Trạm Quế
Dương; và đã được các
cán bộ kỹ thuật của VTI in ra, fax gửi ngay cho Lockheed Martin để đối chiếu, và gửi cho
ITU để báo cáo kết quả.
16
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
Sáng 28/4/2006, Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT), Cơng ty Viễn thơng
Quốc tế (VTI) đã chính thức khai trương dịch vụ VSAT-IP.
Theo VTI, đến nay toàn bộ hệ thống VSAT-IP đã được hoàn thiện, kể cả trang thiết bị
mặt đất, thiết bị vệ tinh, thiết bỊ IP và việc đo kiểm dịch vụ với chất lượng tốt, đảm
bảo cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Với một hệ thống VSAT-IP hoàn thiện, VNPT/VTI sẽ cung cấp cho khách hàng những
dịch vụ như điện thoại, truy cập Internet băng rộng, trung kế mobile, mạng riêng ảo,
truyền hình hội nghị, truyền hình trực tuyến. Trước mắt, VTI sẽ cung cấp các dịch vụ
điện thoại, truy cập Internet băng rộng, trung kế mobile, mạng riêng ảo. Trong thời
gian tới VTI sẽ tiếp tục bổ sung những dịch vụ khác.
Là một thành viên của VNPT, ngay từ cuối năm 1995, VTI đã nghiên cứu, triển khai
và đưa vào khai thác hệ thống thông tin vệ tinh VSAT DAMA để cung cấp các dịch vụ
cơ bản như thoại, fax và truyền số liệu tốc độ thấp. Những dịch vụ này đã góp phần
phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng cho nhiều vùng biên giới, hải
đảo.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ viễn thông hiện đại
trong những năm gần đây công nghệ VSAT DAMA đã dần bộc lộ những hạn chế. Để
đáp ứng đòi hỏi của xã hội, VNPT/VTI đã tiến hành khảo sát nhu cầu dịch vụ và đặc
điểm địa
hình Việt Nam. Việc nghiên cứu xây dựng dự án đã được tiến hành từ năm 2003. Sau hơn
1 năm nghiên cứu nhiều giải pháp công nghệ khác nhau, giải pháp VSAT-IP đã được lựa
chọn. Đây là cơng nghệ mới có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau với giá
thành giảm so với công nghệ thông tin truyền thống. Dự án đã được phê duyệt, trạm
cổng VSAT-IP tại Quế Dương, Hà Tây khởi cơng xây dựng và hồn thành tháng
11/2005. Trạm cổng VSAT IP được xây dựng tại xã Quế Dương, huyện Hồi Đức, Hà
Tây, có nhiệm vụ kết nối dữ liệu với mạng công cộng, mạng nội địa truy xuất tài
nguyên. Sau đó, tài ngun Internet và viễn thơng sẽ từ trạm cổng này gửi dưới dạng
các gói dữ liệu tới trạm vệ tinh thuê bao (UT).
Ngày 9/11/2005, Công ty Viễn thông Quốc tế (VTI), thuộc VNPT và Công ty Shin
Satellite Plc (Thái Lan) đã tổ chức lễ khánh thành trạm cổng VSAT-IP/IPSTAS quốc tế
đầu tiên ở Việt Nam tại Trung tâm Kỹ thuật Viễn thơng Quốc tế Quế Dương (Hồi
Đức, Hà Tây).
Hệ thống thông tin vệ tinh VSAT-IP/IPSTAR là giải pháp băng thông rộng không dây
hiện đại, hiệu quả cho phát triển viễn thông Việt Nam trong thời gian tới. Giải pháp này
sẽ hỗ trợ cho VTI/VNPT xoá đi trở ngại không gian, thu hẹp khoảng cách thông tin
giữa các vùng miền của đất nước, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Hạng mục quan trọng của dự án là xây dựng trạm cổng (Gateway) iPSTAR tại Việt
Nam. Khi đưa vào sử dụng, hệ thống VSAT băng rộng đa dịch vụ IPSTAR giúp VNPT
sớm hoàn thành kế hoạch đưa điện thoại đến 100% số xã trên toàn quốc trong năm
2005. Đồng thời, trạm cổng VSAT-IP/IPSTIR còn cung cấp nhiều dịch vụ như: thuê
kênh riêng, truy cập Internet, truyền hình… tới khách hàng ở bất kỳ nơi đâu trên lãnh
thổ Việt Nam.
17
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
Khánh thành trạm cổng VSAT-IP trong tổng thể Trung tâm Kỹ thuật Viễn thông Quốc
tế Quế Dương đánh dấu bước phát triển mới của VNPT trong việc ứng dụng công nghệ
cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, phòng chống lụt
bão, giảm nhẹ thiên tai .
3.3. Chế độ tuyển dụng của VTI
Khi đăng kí dự tuyển vào VTI, các đối tượng tham gia tùy điểm thi tuyển mà được sắp
xếp vào làm việc ở các vị trí đúng với năng lực .
Ngồi các kĩ năng cứng , những kiến thức chuyên môn cần nắm vững , khi tham gia
tuyển dụng vào các vị trí của cơng ty,sinh viên cần trang bị những kĩ năng mềm khác
như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc theo nhóm , kĩ năng sáng tạo,học hỏi ,trang bị
ngoại ngữ, hứng chỉ tin học …
C/ CẢM NHẬN CHUNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP
Trong bốn buổi thực tập em nhận thấy rằng ở mỗi cơng ty có sự khác nhau,đều có
những điểm thuận lợi và khó khăn nhất định đối với sinh viên chúng em. Từ đó giúp
chúng em co những sự lựa chọn đúng đắn:
Fsoft là một môi trường tốt cho những sinh viên ra trường cũng như sinh viên muốn đi
làm thêm để lấy kinh nghiệm với một mơi trường làm việc đầy tính năng động khoa
học, chun nghiệp, hợp lí giúp phát triển tốt năng lực của mỗi thành viên.Tại Fsoft
cơng việc có tính gợi mở và đầy sáng tạo. Điều đó cũng địi hỏi ở mỗi sinh viên phải có
những kiến thức chun mơn nhất định và cả những kĩ năng mềm mới đáp ứng được địi
hỏi của cơng việc. Với Fsoft, chúng ta có thể chọn cho mình con đường thăng tiến phù
hợp nhất với
khả năng và nguyện vọng. Để bắt kịp với những thay đổi công nghệ mà khách hàng
yêu cầu, cũng như nhu cầu thăng tiến, nhân viên làm việc tại Fsoft sẽ thường xuyên
được phát triển bản thân, đào tạo kỹ năng mới. Trong q trình làm việc, đóng góp cho
Cơng ty, nhân viên có những quyền lợi tương xứng, bao gồm thu nhập, khen thưởng và
những quyền lợi khác.
Công ty VTN là công ty cung cấp cơ sở hạ tầng cho các cong ty khác, VTN giúp sinh
viên được làm quen với hệ thống máy móc thiết bị hạ tầng thơng tin hiện đại , phong
cách làm việc chuyên nghiệp , thu nhận được nhiều thông tin về thực trạng ngành viễn
thông tại Việt Nam. Nhưng công ty không nhận sinh viên thực tập, đó là một khó khăn
để có
thể tiếp cận được với VTN.
VTI là một trạm đầu cuối,nơi trực tiếp điều khiển, khai thác và sử dụng VINASAT. VTI
sử dụng cơng nghệ tiên tiến với máy móc hiện đại. Địi hỏi các kĩ sư DTVT nói chung
và các sinh viên noi riêng phải có kiến thức chun mơn vững chắc, chuyên sâu đồng
thời
18
Báo cáo thực tập nhận thức – Lưu Quang Trung, Điện tử 3 – K53, Đại học Bách Khoa Hà Nội
phải có những trải nghiệm thực tế nhất định mới có thể đáp ứng được các vị trí như
chun viên kĩ thuật, hay có điều khiển được.
Đợt thực tập trong thời gian ngắn vừa qua đã mang lại cho mỗi sinh viên chúng em
nhiều kinh nghiệm quý giá!rất thiết thực và bổ ích. Nó là cơ sở là nền tảng định hướng
cho chúng em xác định đúng đắn được vị trí mình thích và làm trong tương lai.Vì vậy
có kế hoạch mục tiêu chiến lược rõ ràng để đạt được mục tiêu đó.
Lời kết em xin gửi lời cám ơn chân thành tới nhà trường, khoa ĐTVT cùng các thầy cố
vấn đã giúp đỡ tạo điều kiện cho chúng em tham gia đợt thực tập đầy bổ ích này.
Sinh viên: Lưu Quang Trung
Lớp: Điện tử 3 – K53
Khoa Điện tử viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội
19