Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.28 KB, 25 trang )

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
I.PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
I.1.1. Cơ sở lý luận :
Phân môn tập đọc bậc tiểu học góp phần rèn luyện kĩ năng đọc, kĩ năng nghe
nói, rèn luyện tư duy, tăng cường kiến thức tự nhiên, xã hội và con người, bồi
dưỡng tư tưởng tình cảm, nhân cách cho học sinh. Đặc biệt qua tiếp xúc với văn
bản nghệ thuật, học sinh dần dần hình thành tư duy hình tượng. Các bài tập đọc có
nội dung gắn với các chủ điểm nhất định, dẫn dắt học sinh đi vào các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Qua đó tăng cường vốn từ và khả năng diễn đạt của các học sinh
về các vấn đề liên quan đến nhà trường, gia đình và xã hội.
Riêng môn tập đọc lớp 3 giúp học sinh phát truển các kĩ năng đọc và nghe
cho học sinh (đọc thành tiếng, đọc thầm và hiểu nội dung). Trau dồi vốn Tiếng
Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc
sống. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái
đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống, hứng thú đọc sách và
tình yêu Tiếng Việt.
Xuất phát từ nhiệm vụ của phân môn Tập đọc Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2
BCH TW Đảng công sản Việt Nam (Khoá VIII) đã nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục và đào tạo , khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và
những phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và thời
gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh”
Tại điều 24.2 Luật giáo dục của Nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định: “
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của
học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
1


Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
Nghị quyết đại hội đại biêủ toàn quốc lần thứ IX xác định rõ: “ Để đáp ứng
yêu cầu về con người và nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước
trong thời kì công nghiệp hoá- hiện đại hoá, cần chuyển biến cơ bản, toàn diện về
giáo dục Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào
tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi
nhét, học vẹt, dạy chay”
Dựa vào các cơ sở trên, việc dạy tập đọc ở Tiểu học diễn ra theo định hứng
chung: Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn, học sinh là người chủ động tích cực
tiếp thu kiến thức.
Để phát huy tính tích cực, chủ động và hứng thú học tập của học sinh, việc
sử dụng đồ dùng tực quan để khai thác nội dung bài là rất cần thiết, đặc biệt là phân
môn Tập đọc lớp 3
I.1.2. Cơ sở thực tiễn :
Đồ dùng trực quan là phương tiện dạy học rất quan trọng trong phân môn
Tập đọc, mà hầu như bất cứ giờ dạy tập đọc nào cũng cần phải sử dụng. Nhưng
trên thực tế vẫn còn giáo viên sử dụng đồ dùng trực qua chưa hiệu quả, chưa có
kinh nghiệm trong việc sử dụng của đồ dùng trực quan, chưa khai thác hết tác dụng
của đồ dùng, khi sử dụng đồ dùng dạy học còn lúng túng. Vì vậy học sinh chưa
hứng thú với giờ học, học sinh đọc chưa đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi chưa hợp lí.
Vấn đề đặt ra cho chúng ta ở đây là làm thế nào để dạy học đạt kết quả, giúp
học sinh nắm được nội dung của bài, thấy được cái hay, cái đẹp của bài văn bài thơ,
biết dùng từ đặt câu và viết văn. Xuất phát từ các cơ sở trên tôi chọn đề tài “Một số
biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn
Tập đọc lớp 3”
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
2
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3

I.2. Mục đích nghiên cứu :
Đề tài được nghiên cứu nhằm giải quyết các mục đích sau:
- Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, giáo viên là người điều
khiển, học sinh là người tích cực, chủ động với các nguồn tri thức.
- Giúp giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả
- Giúp giáo viên khắc phục những khó khăn trong việc giảng từ và những
vấn đề trìu tượng, khó giải thích bằng lời.
- Gây hứng thú học tập cho học sinh.
I.3. Thời gian - địa điểm:
I.3.1. Thời gian:
Đề tài được nghiên cứu trong 2 năm học: (2006-2007); (2007-2008)
I.3.2.Địa điểm:
Trường Tiểu học Đông Hải
I.3.3.Phạm vi đề tài:
I.3.3.1Giới hạn đối tượng nghiên cứu :
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
phân môn Tập đọc lớp 3.
I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:
Trường Tiểu học Đông Hải
I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
Học sinh lớp 3A, 3C1
I.4. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu SGK , SGV về nhiệm vụ, mục tiêu chương trình cần đạt.
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
3
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
- Nghiên cứu một số tài liệu “ phương pháp dạy học Tiếng Việt” “Hỏi đáp về dạy
học Tiếng Việt, sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học.

3.1. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra: Điều tra về tình hình dạy học với việc sử dụng đồ
dùng trực quan môn Tiếng Việt lớp 3 của giáo viên , việc đọc của học sinh.
+ Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên trong và ngoài nhà trường
về một số vấn đề có liên quan đến đề tài này. Đề xuất trao đổi với hội đồng khoa
học nhà trường.
+ Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm 2 tiết dạy có áp dụng
biện pháp đã đề ra.
+ Phương pháp đối chứng, kiểm chứng: Đối chứng kết quả lớp chua được
thực nghiệm với lớp đã được thực nghiệm.
I.5. Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn:
Thiết bị và đồ dùng dạy học tạo điều kiện để học sinh tiếp thu một cách cụ
thể hào hứng có hiệu quả cao các kiến thức Tiếng Việt vốn mang tính trừu tượng
và xa lạ với vốn sống của các em. Thiết bị đồ dùng dạy học góp phần đẩy mạnh
chất lượng dạy học của thầy và trò trường phổ thông. Muốn giảng dạy được tốt
người giáo viền phải nắm được tâm sinh lí của học sinh nói chung và của học sinh
nói riêng. Đặc trưng nhân cách ở lứa tuổi này là biểu hiện cảm xúc trong khi tri
giác trực tiếp các sự vật hiện tượng cụ thể hấp dẫn. Những giờ học đơn điệu, thiếu
hình ảnh sinh động khó gây xúc cảm ở trẻ, làm cho trẻ chán nản, mệt mỏi tiếp thu
bài kém. Đối học sinh lớp 3 các em chóng nhớ nhưng cũng chóng quên, khả năng
biểu đạt ngôn ngữ của các em còn kém. Nhờ giao tiếp rộng rãi với những người
xung quanh, đặc biệt là qua môn Tiếng Việt thì vốn ngôn ngữ của các em được
tăng lên,hiểu biết rộng hơn. Sử dụng đồ dùng dạy học trực quan vào giảng dạy tác
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
4
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
động đến trí tuệ, tình cảm của các em. Giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, phát
huy tính tích cực chủ động, sáng tạo.
Từ những vấn đề trên người giáo viên phải nhận thức một cách đúng đắn rõ

ràng về tầm quan trọng của phân môn tập đọc, phải có sự dầu tư chu đáo cho tiết
dạy.Tìm hiểu kĩ chương trình nội dung SGK lớp mình đang dạy. Ngoài ra giáo viên
phải thường xuyên tham khảo các tài liệu, chuyên san, sưu tầm thêm tranh ảnh
phục vụ cho bài giảng. Đồng thời giáo viên cần quan tâm đến những học sinh tiếp
thu chậm động viên khuyến khích kịp thời để các em bạo dạn.
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
5
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Tổng quan
II.1.1. Cơ sở lí luận
Để nghiên cứu được đề tài này người giáo viên phải hiểu được các thuật ngữ
trong đề tài:
Biện pháp: Cách làm, cách giải quyết vấn đề cụ thể .
Hiệu quả : Kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại .
Nâng cao: Đưa lên mức cao hơn
Sử dụng: Đem dùng vào mục đích nào đó
Trực quan: Dùng những vật cụ thể hay ngôn ngữ, cử chỉ làm cho học sinh có
được hình ảnh cụ thể về những điều được học
Sử dụng đồ dùng trực quan: đem những thiết bị trực quan bao gồm những
phương tiện vật chất, ngôn ngữ, cử chỉ có chứa thông tin về nội dung dạy học, làm
cho học sinh có được hình ảnh cụ thể về điều được học.
Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn tập đọc : Chỉ nói đến
cách sử dụng đồ dùng trong phân môn tâp đọc lớp 3.
*Vị trí của đồ dùng trong dạy học:
Thiết bị, đồ dùng là công cụ là công cụ của lao động của giáo viên và học
sinh là những yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học, chúng có tác dụng
tích cực và có động lực đối với chất lượng của thầy và trò. Đồ dùng dạy học có ý
nghĩa đối với sự phát triển giáo dục.

*Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng dạy học
Thiết bị và đồ dùng dạy học tạo điều kiện để học sinh tiểu học tiếp thu một
cách cụ thể hào hứng có hiệu quả cao các kiến thức Tiếng Việt vốn mang tính trừu
tượng và còn xa lạ với vốn sống của các em.
Thiết bị và đồ dùng dạy học đưa học sinh vào các tình huống sử dụng phong
phú, đa dạng. Từ đó năng lực tư duy và năng lực ứng xử của học sinh được tốt hơn.
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
6
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
Thiết bị, đồ dùng dạy học góp phần đẩy mạnh chất lượng dạy học của thầy
và trò trong trường phổ thông.
* Chức năng của đồ dùng dạy học:
Chức năng minh hoạ: Nội dung bài học
Chức năng thông tin: Cung cấp nội dung thông tin để học sinh luyện tập,
thực hành.
Chức năng định hướng.
Chức năng bồi dưỡng: Vốn sống, thẩm mỹ, năng lực trí tuệ, tư tưởng, tình
cảm.



Người thực hiện: Lê Thu Hiền
7
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
CHƯƠNG 2
Nội dung vấn đề nghiên cứu
II.2.1.Thực trạng sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Tập
đọc.

II. 2.1.1 Đối với giáo viên:
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 3, dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy việc sử
dụng đồ dùng trực quan trong dạy học của giáo viên chưa hiệu quả, đặc biệt là việc
sử dụng đồ dùng dạy học trong phân môn tập đọc.
Nhiều giáo viên khi chuẩn bị bài, chỉ chú ý đến nội dung và bài giảng mà
không chú ý đến việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, nếu có chuẩn bị đồ dùng nhưng
chưa biết khai thác hết chức năng của từng và các khía cạnh của đồ dùng dạy học
Ví dụ: Khi dạy bài cùng vui chơi Tiếng Việt lớp 3 tập II
Với bức tranh minh hoạ của bài thể dùng để giới thiệu bài, giảng từ, giảng
nội dung (Tìm hiểu bài). Tuy nhiên giáo viên đó lại cất đi ngay sau phần giới thiệu
bài. Sử dụng còn lúng túng hoặc mất bình tĩnh trong tiết dạy quên không sử dụng
đồ dùng đã được chuẩn bị. Hệ thống câu hỏi để học sinh khai thác đồ dùng chưa rõ
ràng, chưa cụ thể. Giọng đọc mẫu của giáo viên chưa chuẩn, chưa diễn cảm. Trình
bày bảng và đồ dùng chưa khoa học. Tổ chức giờ dạy còn đơn điệu, ít tổ chức thêm
trò chơi học tập.
II.2.1.2. Đối với học sinh
Qua khảo sát chất lượng đọc và tình hình học tập của học sinh tôi nhận thấy:
Còn nhiều em đọc và hiểu bài chưa tốt, ngắt nghỉ câu văn chưa đúng, chưa hợp
lí Một số em dùng từ đặt câu trong văn cảnh cụ thể thường thiếu chính xác, phát
âm chưa chuẩn. Học sinh chưa hứng thú với giờ học.
II.2.2. Đánh giá thực trạng.
*Ưu điểm.
Sách giáo khoa có nhiều kênh hình màu sắc đẹp, phù hợp với nội dung bài học.
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
8
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
Nhiều vấn đề đổi mới về phương pháp dạy học được ngành đưa ra có ích cho
công tác giảng dạy .
Nhiều giáo viên đã biết vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng

dạy.
Học sinh ngoan, nhiều em có tinh thần, ý thứ học tập sôi nổi.
*Nhược điểm .
Hầu hết các bài tập đọc đều phải sử dụng đồ dùng trực quan, nhưng phân môn
này chưa được trang bị những tranh ảnh phóng to.
Một số giáo viên chưa thấy hết được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong
giảng dạy, nên chưa có sự đầu tư đúng mức cho giờ dạy. Vì vậy giờ dạy thiếu hấp
dẫn, cho rằng chữ viết chưa đẹp nên ngại viết câu văn, đoạn văn cần luyện đọc trên
bảng phụ.
Một số học sinh do không thường xuyên được giao tiếp nên còn rụt rè, chưa
mạnh dạn, tự tin khi đọc, hạn chế trong việc tiếp thu bài, phát âm còn ngọng do ảnh
hưởng của địa phương,trong lớp không tập trung chú ý nghe giảng và nghe bạn trả
lời.
II.1.2.5.Khảo sát, tìm hiểu trình độ đọc đầu năm 2007 – 2008 của học sinh
TS/HS lớp Điểm giỏi Điểm khá Điểm T.Bình Điểm yếu
3A: 19 1 5 9 4
3C
1
: 23 1 8 12 2

CHƯƠNG 3
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
9
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
phân môn Tập đọc lớp 3:
II.3.1 Các biện pháp:
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số biện pháp sau:
Hầu hết các bài tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 đều phải sử

dụng đến đồ dùng trực quan. Nhưng đồ dùng thiết bị dạy học phân môn tập đọc
hiện nay chưa được trang bị để giờ tập đọc đạt hiệu quả cao, tôi mạnh dạn đề ra
một số biện pháp sử dụng đồ dùng trục quan trong dạy học Tiếng Việt như sau :
II.3.1.1.Giáo viên cần soạn bài và nghiên cứu bài kĩ để chuẩn bị đồ dùng dạy
học cho phù hợp với nội dung từng bài. Sử dụng đồ dùng dạy học đúng mục đích,
đúng thời điểm ( GV xác định rõ những thiết bị, đồ dùng sử dụng trong thời điểm
cụ thể của tiết dạy)
Ví dụ : Phần giới thiệu bài, giảng từ, giảng nội dung bài dùng tranh, ảnh
Phần luyện đọc đoạn, luyện đọc lại dùng bảng phụ ghi câu văn, đoạn văn, phần
hướng dẫn giọng đọc cho học sinh.
II.3.1.2.Trực quan qua giọng đọc mẫu của giáo viên.
Giáo viên phải có giọng đọc mẫu chuẩn, rõ ràng, nhấn mạnh, lên giọng, xuống
giọng, nghỉ hơi phù hợp với từng bài cụ thể.
Ví dụ: Dạy bài Quạt cho bà ngủ (Tiếng Việt 3 tập1)
Khổ thơ 1: Ơi chích chòe ơi !
Chim đừng hót nữa
Bà em ốm rồi
Lặng cho bà ngủ.
Khi giáo viên đọc mẫu khổ thơ này cần nhấn giọng ở các từ: ơi, lặng.
II.3.1.3. Hướng dẫn học sinh sử dụng có hiệu quả phát huy tối đa kênh hình,
kênh chữ trong sách giáo khoa.
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
10
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
Vì điều này không chỉ có ý nghĩa tiết kiệm mà còn phù hợp với hình thức làm
việc độc lập của HS.
Ví dụ 1 : Với các bài tập đọc hình minh họa không phải tranh vẽ là ảnh chụp
nếu tôi chưa sưu tầm được bức ảnh đó tôi yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK để
giới thiệu bài và khai thác nội dung bài tập đọc.

Bài : Người con của Tây Nguyên (ảnh chụp anh hùng Núp)
Tiếng Việt lớp 3 tập 1 trang 103, 104
Bài : Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục ( ảnh Bác Hồ tập thể dục)
Tiếng việt lớp 3 tập II trang 94
Bài : Bác sĩ Y- éc – xanh (ảnh Bác sĩ Y- éc – xanh )
Tiếng việt lớp 3 tập II trang 106
Bài : Trên con tàu vũ trụ (ảnh nhà du hành vũ trụ Ga – ga – rin)
Tiếng việt lớp 3 tập II trang 136
Ví dụ 2 : Khi dạy các bài tập đọc phần đọc các nhân, đọc đoạn, đọc thầm để
tìm hiểu nội dung bài, đọc thuộc lòng từng khổ thơ hoặc cả bài thơ, tôi yêu cầu học
sinh đọc trong sách giáo khoa.
II.3.1.4. Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học trực quan phải khai thác hết các
khía cạnh thiết thực, tận dụng hết các chức năng của đồ dùng để đạt được mục tiêu
đã định.
Với các bài tập đọc mà tranh ảnh minh họa vừa sử dụng được khi giới thiệu bài,
vừa sử dụng được khi khai thác nội dung bài. Tôi đã sử dụng và khai thác như sau :
Ví dụ 1 :
Bài : Vẽ quê hương (Tiếng việt lớp 3 tập I trang 88)
- Phần giới thiệu bài : GV gắn tranh lên bảng, yêu cầu hS quan sát tranh.
Hỏi : Bức tranh vẽ nội dung gì ? (Vẽ ngôi trường, lũy tre, mặt trời, lá cờ, dòng
sông )
GV chỉ tranh, tóm ý và ghi đầu bài lên bảng
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
11
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
- Phần luyện đọc: Khi giảng từ Sông máng, giáo viên chỉ tranh kết hợp giải
nghĩa từ.
- Phần tìm hiểu bài có những câu hỏi mà khi học sinh trả lời nội dung của nó
có thể dựa vào tranh để giảng và chốt nội dung cụ thể : khổ thơ 1,2 của bài

Giáo viên nêu câu hỏi :
1. Kể tên những cảnh vật được tả trong bài ?
2. Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu
sắc ấy?
Khi học sinh trả lời xong giáo viên chỉ tranh trên bảng giảng và chốt nội
dung chính của khổ thơ 1và 2.
II.3.1.5. Phóng to tranh ảnh trong sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu để học sinh
quan sát dễ dàng có hiệu quả
II.3.1.6. Sử dụng tối đa chức năng của bảng phụ
Ghi câu văn trong phần đọc đoạn trước lớp để hướng dẫn giọng đọc cho học sinh.
Ví dụ : Đoạn 2 bài : Giọng quê hương (Tiếng việt lớp 3 tập I trang 76,77)
Xin lỗi// Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là (Hơi kéo dài từ là)
Hoặc đoạn 3 của bài :
Mẹ tôi là người miền Trung // Bà qua đời/ đã hơn tám năm rồi. ( Giọng trầm
xúc động)
Bảng phụ ghi đoan văn, phần luyện đọc lại ghi các từ điểm tưạ để hướng dẫn HS
học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ
Ví dụ : bài cùng vui chơi (Tiếng việt lớp 3 tập II trang 83,84)
Ghi bảng phụ : Cùng vui chơi
Ngày
Nắng vàng
Chim ca
Ra sân
Quả cầu
Qua
Bay lên
Đi
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
12
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan

trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
II.3.1.7. GV cần sưu tầm một số tranh ảnh đơn giản, dễ kiếm nhằm phục vụ
cho việc giảng từ và cảm nhận nội dung bài tập đọc.
Ví dụ : Sưu tầm hoa Mai, hoa đào hoặc cành hoa nhựa nếu không có giáo viên
cắt ở những tờ lịch cũ để dạy bài : Nắng Phương Nam (Tiếng việt lớp 3 tập1 trang
94,95)
II.3.1.8. Chuẩn bị các tấm bìa băng giấy phục vụ trò chơi học tập
Ví dụ 1 : Khi dạy các bài có nội dung học thuộc lòng, khi HS đã thuộc bài GV
ghi các tiếng đầu của từng khổ thơ hoặc số thứ tự vào các phiếu (bông hoa giấy) tổ
chức cho học sinh lên hái hoa đọc theo yêu cầu hoặc tổ chức trò chơi ‘thả thơ’’.
Ví dụ 2 : khi dạy bài báo cáo kết quả tháng thi đua noi gương chú bộ đội(Tiếng
việt lớp 3 tập II trang 10) Gv chuẩn bị băng giấy, tổ chức cho hS thi đọc bằng hình
thức trò chơi ‘Gắn đúng vào nội dung báo cáo ’’
GV chia bảng lớp thành 4 phần, mỗi gắn 1 tiêu đề của 1 nội dung (Học tập- Lao
động- Các công tác khác- Đề nghị khen thưởng) GV chuẩn bị 4 băng giấy viết 4
nội dung chi tiết của từng mục.
+ 4 hs dự thi nghe hiệu lệnh, mỗi em gắn nhanh băng chữ thích hợp với tiêu đề
trên từng phần bảng. Sau dó từng em nhìn bảng đọc kết quả.
+ GV và hS nhận xét bình chon bạn thắng cuộc.
II.3.1.9. Sử dụng đồ dùng trực quan và trình bày bảng khoa học
Ví dụ :
Thứ ngày tháng năm Tranh minh họa
Tập đọc
Giọng quê hương

Luyện đọc
Ghi các từ, ngữ cần luyện

Ghi câu văn (dài, khó)


Tìm hiểu bài
Ghi từ ngữ, ý, nội dung
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
13
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
Ghi đoạn văn (khó đọc, luyện đọc)
II.3.1.10.Giáo viên phải có hệ thống câu hỏi cụ thể, rõ ràng khi khai thác tranh
và nội dung bài :
Ví dụ :Khi dạy bài Tiếng ru Tiếng Việt 3 tập 1, trang 64,65.
a, Con ong, con cá, con chim yêu những gì ? Vì sao ?
b, Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2.
Giáo viên tạo tình huống cho học sinh khi khai thác tranh và phát hiện kiến thức.
Ví dụ : Khi dạy bài Hội vật ( Tiếng việt 3 tập 2)
Giáo viên đưa bức tranh câm yêu cầu học sinh quan sát và nêu nội dung bức tranh .
II.3.1.11. Giáo viên cần coi trọng các ý kiến phát biểu của học sinh, động viên
các em mạnh dạn đưa ra ý kiến.
Ngoài những biện pháp đã nêu trên, để góp phần cho học sinh tiếp thu bài tốt
và học tập đạt kết quả, GV cần có lời nói nhẹ nhàng, truyền cảm, các câu hỏi gợi ý
phải ngắn gọn, dễ hiểu. Kết hợp nhịp nhàng giữa lời nói và thao tác sử dụng đồ
dùng.
II.3.2.Kết quả thực nghiệm
Qua 2 tiết dạy thử nghiệm ở lớp 3A Gồm có BGH. Tổ trưởng chuyên môn
và các giáo viên trong tổ 2+3 đều khẳng định việc sử dụng đồ dùng dạy học trực
quan trong phân môn tập đọc làm cho không khí lớp học sinh động các em hứng
thú với giờ học, tiếp thu bài nhanh hơn, hiểu bài sâu và đọc tốt hơn.
Sau khi áp dụng các biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học vào dạy 2 tiết thực
nghiệm ở lớp 3A kết quả khảo sát môn tập đọc thu được như sau:
Lớp Số
HS

Số điểm đạt
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
14
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
3A 19 6 32 9 47 4 21 0 0

Đối chiếu kết quả đọc thực nghiệm lớp 3A với kết quả của lớp 3C1 không
thực nghiệm cụ thể:
Lớp
Số
HS
Điểm
Giỏi Khá T. Bình Yếu
Lớp được thực nghiệm:
3A 19 6HS =32% 9 HS = 47% 4 HS=21% 0
Lớp không được thực nghiêm:
3C
1
23 4 = 17% 11 HS=48% 7 HS=31% 1HS=4%

III. PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận:
Qua thời gian nghiên cứu đề tài, tìm hiểu thực tế giảng dạy của bản thân cũng
như của đồng nghiệp tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
phân môn Tập đọc là vô cùng quan trọng vì thiết bị đồ dùng dạy học đẩy mạnh hoạt
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
15

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
động nhận thức cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu một cách cụ thể,
hào hứng có hiệu quả cao các kiến thức Tiếng Việt vốn mang tính trừu tượng, xa lạ
đối với vốn sống của các em trở thành cụ thể, dễ nhớ, dễ hiểu. Đồng thời sử dụng
đồ dùng trực quan trong dạy học còn tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
,đưa học sinh vào những tình huống sử dụng Tiếng Việt từ đó giúp các em hiểu sâu
nội dung bài đọc, đọc tốt hơn và vận dụng sự hiểu biết của mình vào đặt câu, viết
văn một cách tinh tế, chính xác
Qua việc áp dụng những biện pháp sử dụng đồ dung trực quan trong dạy học
vào phân môn tập đọc ở lớp 3A đã thu được kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên những biện pháp đó chưa hẳn là tối ưu. Vì vậy tôi rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của lãnh đạo cấp trên, các đồng chí trong BGH nhà trường,
cùng với các đồng chí trong tổ khối chuyên môn để tôi có thêm kinh nghiệm trong
giảng dạy.
III.2. Kiến nghị:
*Với lãnh đạo cấp trên:
Trang bị thêm các thiết bị đồ dùng dạy học
Tổ chức thêm các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học
*Với giáo viên:
Cần sưu tầm tích lũy thêm tranh ảnh phục vụ cho giảng dạy
Sử dụng tối đa các thiết bị đồ dùng dạy học được trang bị và tự làm.
Đông Hải, ngày 10

tháng 5năm 2008
Người viết
Lê Thu Hiền
IV.PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO- PHỤ LỤC
IV.1 Danh mục tài liệu tham khảo
Tạp chí Giáo Dục Tiểu học số 3 năm 2000 của BGD- ĐT

Hướng dẫn thực hiện chương trình môn Tiêng Việt lớp 3 của Bộ GD-ĐT-
GDTH ngày 1/9/2006
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
16
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
Chuyên đề sử dụng thiết bị đồ dùng trực quan trong dạy học Tiếng Việt ở
Tiểu học của Bộ GD-ĐT.
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học của Bộ GD-ĐT
Chu kì BDTX của nhà xuất bản GD
Các tài liệu do Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
-SGK Tiếng Việt 3(tập 1-2)
-SGV Tiếng Việt 3(tập 1-2)
Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 3.
IV.2. Mục lục
Nội dung Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài
I.1.1. Cơ sở lý luận
I.1.2. Cơ sở thực tiễn
I.2. Mục đích nghiên cứu
I.3. Thời gian - địa điểm
I.3.1. Thời gian
I.3.2.Địa điểm
I.3.3.Phạm vi đề tài
I.3.3.1.Giới hạn đối tượng nghiên cứu
I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát
I.4. Phương pháp nghiên cứu
3.1. 1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

I.5. Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan
II.1.1. Cơ sở lí luận
Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
II.2.1. Thực trạng sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
phân môn Tập đọc.
II. 2.1.1 Đối với giáo viên
II.2.1.2. Đối với học sinh
II.2.2. Đánh giá thực trạng.
II.2.2.1.Khảo sát, tìm hiểu trình độ đọc đầu năm 2006-2007
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
17
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
của học sinh
CHƯƠNG 3
II.3.1 Các biện pháp
II.3.1.1.Giáo viên cần soạn bài và nghiên cứu bài kĩ để chuẩn bị đồ
dùng dạy học cho phù hợp với nội dung từng bài.
II.3.1.2.Trực quan qua giọng đọc mẫu của giáo viên.
II.3.1.3. Hướng dẫn hS sử dụng có hiệu quả phát huy tối đa kênh
hình, kênh chữ trong SGK.
II.3.1.4. Sử dụng triệt để thiết bị đồ dùng dạy học trực quan.
II.3.1.5. Phóng to tranh ảnh trong SGK để đảm bảo yêu cầu để học
sinh quan sát dễ dàng có hiệu quả
II.3.1.6. Sử dụng tối đa chức năng của bảng phụ
II.3.1.7. GV sưu tầm thêm một số tranh ảnh đơn giản, dễ kiếm.
II.3.1.8. Chuẩn bị các tấm bìa băng giấy phục vụ trò chơi học tập
II.3.1.9. Sử dụng đồ dùng trực quan và trình bày bảng khoa học

II.3.1.10.Sử dụng hệ thống câu hỏi khai thác nội dung bài
II.3.1.11. Giáo viên cần coi trọng các ý kiến phát biểu của học sinh,
động viên các em mạnh dạn đưa ra ý kiến.
II.3.2.Kết quả thực nghiệm
PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận:
III.2. Kiến nghị:
IV.PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO- PHỤ LỤC
IV.1 Danh mục tài liệu tham khảo
IV.2. Mục lục
Giáo án minh hoạ số 1
Giáo án minh hoạc số 2
Dạy thực nghiệm ngày 2 tháng 2 năm 2008
Tiết dạy số 1
Tập đọc:
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
18
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
Bài: Cái cầu
Mục tiêu:
1 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ :xe lửa,đãi đỗ, Hàm Rồng
- Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
2 Rèn kĩ năng đọc- hiểu :
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài (chum , ngòi, sông Mã )
-Hiểu nội dung bài :Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha
làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy- học:

1. GV: Tranh vẽ: cái cầu (SGK phóng to) tranh vẽ: về sông Mã, cái chum
Bảng phụ, các bông hoa cắt bằng giấy.
2.HS: SGK,
III. Hoạt động dạy học
I/Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh kể lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ.
Hỏi: Theo em khoa học đem lại lợi ích gì cho con ngời ?
Học sinh nhận xét – GV ghi điểm
2. Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
a. GV giới thiệu bài
GV gắn tranh SGK(phóng to) lên bảng,yêu
cầu học sinh quan sát
H: Bức tranh vẽ nội dung gì?
GV chỉ tranh giới thiệu và ghi đầu bài lên
bảng
b. Nội dung
HĐ1: Luyện đọc:
*, GV đọc mẫu toàn bài,yêu cầu học sinh
lắng nghe phát hiện giọng đọc của bài.
H: Bai thơ đọc với giọng thế nào?
GV nêu giọng đọc chung của bài
*, Luyện đọc, giải nghĩa từ
- Đọc từng dòng thơ
GV sửa cách phát âm cho học sinh.
-Đọc từng khổ thơ trước lớp (3lượt)
+ Lợt 1: GV gắn bảng phụ ghi khổ thơ 2
Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê!
Nhện qua chum nớc bắc cầu tơ nhỏ
HS quan sát tranh

HS trả lời
HS đọc thầm
HS: đọc với giọng nhẹ nhàng thiết
tha
HS nối tiếp nhau đoc mỗi em
2dòng
HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ
HS đọc khổ thơ 2
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
19
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió
Con kiến qua ngòi bấc cầu lá tre.
H:Hãy nêu cắt ngắt nhịp ở khổ thơ 2
H: Khổ thơ này có những chữ nào đợc in
đâm?
+Lợt2:GV yêu cầu học sinh giải nghĩa từ :
chum, ngòi, sông Mã.
- GVdùng tranh giải nghĩa từ: cái chum,
ngòi, sông Mã
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm:
+ GV tổ chức cho học sinh đọc từng đoạn
theo nhóm 3
- Đọc đồng thanh toàn
bài
HĐ2: Tìm hiểu nội dung bài
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm bài thơ?
H: Ngời cha trong bài thơ làm nghề gì?
H: Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cáI

cầu nào,bắc qua dòng sông nào?
GV chỉ tranh giảng về càu Hàm Rồng bắc
qua hai bờ sông Mã
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại khổ thơ 2, 3, 4
H; Từ chiéc cầu cha làm , bạn nhỏ nghĩ đến
những gì ?
H: Bạn nhỏ yêu nhất chhiếc cầu nào ?
vì sao ?
GV yêu cầu H/S đọc thầm lại bài thơ và tìm
câu thơ em thích nhất , giải thích vì sao em
thích nhất câu thơ đó ?
* Liên hệ giáo dục
H: Bố em làm nghề gì ? Em có tự hào về bố
em không ? Vì sao?
Để bố vui lòng em phải làm gì?
HĐ3: Học thuộc lòng bài thơ
GV đọc bài thơ
GV yêu cầu học sinh dọc nhẩm bài thơ
GV gắn bảng phụ ghi các từ điểm tựa,
yêu cầu học sinh dựa vào các từ đó đọc lại
bài thơ
GV cất bảng yêu cầu học sinh đọc thuộc
1 HS lên bảng ngắt nhịp
HS : yêu sao, yêu ghê
HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải
nghĩa từ
HS quan sát
HS đọc bài theo nhón 4
+HS báo cáo kết quả đọc
HS đọc đồng thanh toàn bài

HS đọc thầm bài thơ
HS : Cha làm nghề xây dựng cầu,
hoặc là kỹ s xây cầu
HS quan sát
HS đọc thầm khổ thơ 2,3, 4
HS thảo luận nhóm đô báo cáo
-HS : cầu trong tấm ảnh- cầu Hàm
Rồng. Vì chiếc cầu đó do cha bạn
và các đồng nghiệp làm nên
HS đọc thầm bài thơ và nêu câu
thơ thích nhất, giảI thích lý do
HS trả lời
HS:Liên hệ bản thân
HS đọc thầm

HS đọc nhẩm bài
2HSđọc
HS thi đọc thuộc lòng từng khổ
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
20
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
lòng khổ thơ, bài thơ.
GV nhận xét chấm điểm
*GV tổ chức trò chơi “ Hái hoa đọc theo
yêu cầu”
GV gắn những bông hoa giấy ( Ghi số
thứ tự các khổ thơ) yêu cầu học sinh hái hoa
đọc khổ thơ ghi trong phiếu.
3. Củng cố dặn dò.

Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ
với cha nh thế nào ?
GV nhận xét giờ học
Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
thơ, cả bài thơ.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-HS trả lời
NHẬN XÉT GÓP Ý
Ưu điểm
-Giáo viên daỵ đúng phơng pháp bộ môn tổ chức nhiều hình thức dạy học
Giáo viên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, sử dụng đồ dùng có hiệu quả
Học sinh nắm đợc bài đọc tốt
GV đã tạo tình huống để học sinh tự phát hiện kiến thực qua tranh vẽ .
Tiết dạy số 2
Ngày dạy 28 tháng 2 năm 2008
Tập đọc:
Bài: Hội vật (Tiết 1)
Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :
Chú ý các từ ngữ : nổi lên ,náo nức , chen lẫn, Quắm Đen , khôn lường .
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu :
Hiểu các từ ngữ trong bài : Tứ sứ , sới vật , khôn lường, keo vât
Hiểu nội dung câu chuyện : Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật ( Một già, một
trẻ , cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già ,
trầm tĩnh , giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi .
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: Tranh vẽ: (SGK phóng to) . Bảng phụ .
HS: SGK,
III. Hoạt động dạy học
I/Kiểm tra bài cũ:

2học sinh đọc bài : Tiếng đàn
H: Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi .
HS nhận xét . GVghi điểm
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
21
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
2/ Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1, GV giới hiệu bài
GV : gắn tranh lên bảng. Yêu cầu học sinh
quan sát tranh .
H : Bức tranh vẽ nội dung gì ?
GV: Chỉ tranh giớ thiệu và ghi đầu bài lên
bảng.
2. Nội dung
HĐ1: Luyện đọc:
a, GV đọc mẫu bài văn, nêu giọng đọc
chung
b, Luyện đọc, giải nghĩa từ
- Đọc từng câu ( 2 luợt )
GV sửa cách phát âm cho học sinh.
Đọc từng đoạn trước lớp (2 luợt )
+ Lượt 1 GV gắn bảng phụ , ghi câu văn :
Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi , có khoẻ
bằng voi cũng phẩi ngã !
H: Câu này đọc với giọng đọc thế nào ?
+ Lượt 2:Hđọc , giải nghĩa từ GV kết hợp
chỉ tranh , giảng từ : Sới vật

-Đọc đoạn trong nhóm
GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm 3

Đọc đồng thanh 3 đoạn đầu của bài
HĐ2 : Tìm hiểu nội dung bài.
GV yêu cầu HS đoc thầm đoạn 1
H: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tựơng
sôi động của hội vật
GV chỉ tranh kết hợp giảng nội dung đoạn 1
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2
H: Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản
Ngũ có gì khác nhau.
GV: Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
H: Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay
đổi keo vật như thế nào ?
Để biết trong trận thi đấu này ai giành phần
thắng các em sẽ học ở tiết 2.
HS quan sát
HS trả lời
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu
-HS đọc nối tiếp đoạn (3đoạn)
- HS quan sát , đọc câu văn .
- HS trả lời
- HS đọc lại câu văn.
- HS quan sát
- HS đọc bài nhóm 3
Lớp đọc đồng thanh toàn bài
HS đọc thầm đoạn 1
HS trả lời
HS quan sát

HS đọc thầm đoạn 2
HS trả lời
HS đọc thầm đoạn 3
HS trả lời
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
22
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
*Liên hệ mở rộng
H Em đã được xem thi đấu vật chưa, xem ở
đâu?
H: Em thấy cảnh tượng ở hội vật diễn ra
thế nào ?
H: ở địa phương em có những lễ hội nào ?
HĐ3. Luyện đọc lại :
GV Đọc mẫu lại đoạn 3 của bài
GV gắn bảng phụ ghi nội dung đoạn 3:
Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình
nhìn Quắm Đen mồ hôi, mồ kê nhễ nhại
dưới chân. Lúc lâu , ông mới thò tay xuống
nắm lấy khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta
lên, coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có
buộc sợi rơm ngang bụng vậy
GV yêu cầu HS nêu cách ngắt nghỉ đoạn
văn
H: Đoạn văn có những chữ nào được in
đậm ?
H: Những từ này đọc nh thế nào ?
GV tổ chức cho HS thi đọc lại đoạn 3
GV nhận xét

3, Củng cố dặn dò
H: Đấu vật mang lại lợi ích gì ?
-GV nhận xét tiết học
HS tự liên hệ
HS trả lời
HS trả lời
HS đọc thầm
1HS đọc đoạn văn
HS nêu cách ngắt nhịp đoạn văn

HS trả lời
HS: Đọc nhấn giọng
HS thi đọc đoạn 3 (3em)
HS trả lời
NHẬN XÉT GÓP Ý
Ưu điểm:
GV tổ chức lớp học tương đối tốt, phương pháp dạy học phù hợp với nội
dung của bài và đối tượng học sinh.
-Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sử dụng có hiệu quả
- GV đã tạo tình huống để học sinh tự phát hiện giọng đọc
-Học sinh tham gia học tập sôi nổi
NHẬN XÉT CỦA HĐ KH CẤP TR Ư ỜNG:
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
23
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
NHẬN XÉT CỦA HĐ KH PHÒNG GD&ĐT
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
24
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng trực quan

trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 3
Người thực hiện: Lê Thu Hiền
25

×