Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

CHUYÊN ĐỀ : TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ TẠI KHU VỰC CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.62 KB, 17 trang )


1
Chuyên đề:

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
TẠI KHU VỰC CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ



Ths. Lê Xuân Kiêu
Viện Văn hóa và phát triển
Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh




Đặt vấn đề
Những năm gần đây, nông thôn Việt Nam đang có nhiều biến đổi mạnh
mẽ do trong quá trình th
ực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn đã chuyển một phần không nhỏ đất nông nghiệp sang xây dựng các
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch và khu đô thị mới Quá trình đó
đã mang lại cho khu vực công nghiệp hóa, đô thị hóa những tác động và thay
đổi không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả trên lĩnh vực văn hoá – xã hội.
Gia đình – đơn vị cấu thành cơ bản của xã hội, tất y
ếu sẽ có những biến động,
những thay đổi trên nhiều khía cạnh. Trong bài viết này, bước đầu chúng tôi
tìm hiểu tác động của chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến các
mối quan hệ gia đình, dòng họ tại khu vực công nghiệp hoá, đô thị hoá.


2
1.Công nghiệp hoá, đô thị hoá và chuyển đổi đất nông nghiệp ở Việt
Nam hiện nay
Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đã góp phần hình thành các khu
đô thị, ra đời các khu công nghiệp, khu chế xuất ở nhiều địa phương, tạo nên
sự biến đổi cơ cấu ngành nghề, phát triển kinh tế. Nhưng đồng thời, quá trình
công nghiệp hoá, đô thị hoá cũng đã thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, làm

ng số hộ gia đình nông dân không có đất sản xuất, số người thất nghiệp ngày
càng nhiều.
Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Hội thảo
“Nông dân bị thu hồi đất - Thực trạng và giải pháp”, cho thấy: trong năm năm,
từ 2001-2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 336,44 nghìn
ha(chiếm 3,89%) đất nông nghiệp đang sử dụng). Trong đó, diện tích đất nông
nghiệp đã thu hồi để xây d
ựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là
39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng
là 136,17 nghìn ha. Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất
nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích thu hồi trên toàn
quốc. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang(20.308ha),
Đồng Nai(19.752 ha), Bình Dương(16.627 ha), Quảng Nam(11.812 ha), Cà
Mau(13.242 ha), Hà Nội(7.776 ha), Hà Tĩnh(6.391 ha), Vĩnh Phúc(5.573
ha).(Bộ NN và PTNT,2007). Đây là những địa phương có tố
c độ đô thị hoá
nhanh và hình thành nhiều khu công nghiệp.
Số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên – Môi trường cho biết, trong 7 năm
qua(2001-2007), tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất
phi nông nghiệp hơn 500.000 hecta, chiếm hơn 5% đất nông nghiệp đang sử
dụng. Đặc biệt, việc đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển sang mục đích đô


3
thị hoá và công nghiệp hoá năm sau luôn tăng hơn năm trước. Chỉ tính riêng
năm 2007, diện tích trồng lúa của cả nước đã giảm 125.000 hecta. Theo ước
tính, trung bình mỗi hecta đất nông nghiệp bị thu hồi ảnh hưởng đến việc làm
của hơn 10 lao động nông nghiệp. Trong giai đoạn 2000-2006, việc thu hồi đất
đã có khoảng 2,5 triệu nông dân trên cả nước bị ảnh hưởng đến đời
sống.(Hoàng Bá Thịnh,2008)
Thực tế cho thấy, phần lớn diện tích đất nông nghiệp thuộc diện “bờ
xôi, ruộng mật”, có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc canh tác, thuộc các vùng
đồng bằng có mật độ dân số cao, trong đó có xã bị thu hồi đến 70-80% tổng
diện tích đất canh tác. Theo số liệu tổng hợp từ các địa phương, có 10-20% số
hộ bị thu hồi 100% dất; 20% số hộ bị thu hồ
i 60-70% đất vầ số hộ bị thu hồi
một nửa diện tích đất là 50%(Bộ NN và PTNT,2007). Hiện tượng chuyển mục
đích sử dụng đất nông nghiệp đang kéo theo sự thay đổi nhiều mặt trong đời
sống nông thôn Việt Nam. Về phương diện chung nhất, những thay đổi này
thể hiện ở hai phương diện.
Thứ nhất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghi
ệp đã góp phần
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng nông thôn(giao thông, hệ
thống điện, thông tin ) được đầu tưu ngày càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu
sống, sinh hoạt, đi lại của người dân. Mạng lưới điện, thông tin liên lạc,
trường học, nhà ở của ng
ười dân đều được sửa chữa, xây mới khang trang
hơn. Việc làm cho người lao động ngày càng đa dạng: sản xuât nông nghiệp,
các làng nghề truyền thống được khôi phục, công nghiệp, xây dựng, dịch
vụ Nhờ vậy, nguồn thu của người dân cũng đa dạng và tăng cao, tính khép
kín, cục bộ, địa phương ở nông thôn dần bị phá vỡ, giao lưu kinh tế, văn hoá ở


4
nông thôn mở rộng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải
thiện.
Thứ hai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng đang kéo theo nhiều
vấn đề xã hội: thiếu việc làm cho người lao động, tệ nạn xã hội gia tăng, ô
nhiễm môi trường ở nông thôn, những giá trị của văn hoá gia đình có nguy cơ
mờ nhạt
2. Nhữ
ng biến đổi của quan hệ gia đình, dòng họ dưới tác động của
chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Những giá trị về quan hệ gia đình, dòng họ trong văn hoá gia đình
truyền thống
Trong các gia đình Việt Nam, quan hệ giữa các thành viên không đơn
giản là quan hệ giữa các công dân (mặc dù có bao hàm quyền lợi và nghĩa vụ
công dân theo luật pháp nhà nước). Đó còn là những quan hệ bắt nguồn từ

những liên hệ máu mủ, ruột thịt được hình thành trên cơ sở tình và nghĩa,
trong sự đùm bọc và hy sinh cho nhau giữa các thành viên, nhằm vun đắp cho
sự êm ấm và hòa thuận của gia đình. Đó là những quan hệ được xây dựng từ
sự hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích gia đình, không có sự so đo, tị nạnh hơn
kém, được thua giữa các thành viên, mà là sự nhân nhượng và tha thứ cho
nhau, “chín bỏ làm mười”.
Các mối quan hệ gia đình, dòng họ có vị
trí rất quan trọng trong xã hội.
Theo phân tích thống kê, những câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ gia đình,
dòng họ chiếm tới trên 77% toàn bộ những câu nói về quan hệ xã hội.(Nguyễn
Duy Bắc, 2008) Các quan hệ đó được giữ gìn bảo lưu trong một thiết chế xã

5
hội quan trọng, đó là gia đình, với một kiểu văn hóa đặc trưng – văn hóa gia

đình.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, văn hoá gia đình thể hiện thành
gia phong(nếp nhà), thành truyền thống gia đình, dòng họ. Đó là lòng thương
yêu của cha mẹ đối với con cái, đạo hiếu của con cái với cha mẹ, lòng biết ơn
ông bà, tổ tiên, sự đùm bọc, giúp đỡ, che chở lẫn nhau giữa các thành viên gia
đình và dòng h
ọ. Đó là lòng chung thuỷ giữa vợ và chồng, sự nhường nhịn lẫn
nhau giữa anh chị em một nhà. Gia đình sống với nhau có nghĩa, có tình, êm
ấm, thuận hòa.
Trên thực tế, mặc dù có những tác động mạnh mẽ của sự phát triển kinh
tế - xã hội, về cơ bản, những giá trị trong quan hệ gia đình, dòng họ vẫn được
duy trì và bảo lưu. Ý thức gắn bó huyết thống do nhu cầu tình cả
m, quyền lợi
vẫn còn được nuôi dưỡng khá mạnh mẽ.(Ngô Văn Giá, 2007).
Tuy nhiên, những quan hệ đó cũng mang những sắc thái mới cho phù
hợp với những thay đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, trong đó có sự chuyển
đổi mục đích sử dụng đất tại những khu vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự
tồn tại đan xen nhau giữa giá trị cũ đang bi
ến đổi và giá trị mới đang hình
thành trong quan hệ gia đình, dòng họ tại các khu vực này là đặc điểm nổi bật
trong giai đoạn hiện nay.
Sự biến đổi trong quan hệ gia đình, dòng họ
Tự do cá nhân, dân chủ trong quan hệ gia đình, dòng họ
Trong gia đình truyền thống, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng. Theo đó, cả
ba mố
i quan hệ cơ bản của gia đình(vợ-chồng; cha-con; anh-em) tuân theo

6
một tôn ty, trật tự chặt chẽ, chúng được bảo lưu trong thời gian dài ở khu vực

nông thôn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, những mối quan
hệ này đã có những thay đổi đáng kể. Sức nặng của tôn ty, trật tự không còn
nặng nề như trước mà thay vào đó là sự bình đẳng hơn theo kiểu “trên kính
dưới nhường” và đề cao tự do cá nhân. Việc chuyển đổi mục đích s
ử dụng đất
đai đã tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi này.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai đã dẫn đến xu hướng giảm
hình thái gia đình mở rộng, nhiều thế hệ cùng chung sống, gia đình hạt nhân
trở nên phổ biến. Trước kia, đất canh tác có nhiều, gia đình là một đơn vị kinh
tế mà các thành viên cùng tham gia sản xuất, do đó nhu cầ
u cần nhiều lao
động. Hiện nay, đất canh tác ít hơn, nông nghiệp chỉ là một phương thức mang
lại thu nhập gia đình, các hoạt động kinh tế do cá nhân thực hiện ngoài gia
đình sẽ tăng lên. Không phải tất cả các thành viên trong gia đình đều tham gia
sản xuất nông nghiệp mà họ phải tìm kiếm công việc khác: làm công nhân
trong các khu công nghiệp, di cư ra các đô thị để làm việc Sự tự do lựa chọn
nghề nghiệp của cá nhân rất quan tr
ọng. Do vậy, gia đình hạt nhân là mô hình
thích hợp để cho mỗi cá nhân có thể tự do lựa chọn công việc mà không chịu
sức ép từ phía gia đình lớn hoặc dòng họ. Các quan hệ của hình thái gia đình
này có những đặc điểm là:
Tương đối tự do so với sức ảnh hưởng của gia đình mở rộng, dòng họ.
Sau khi kết hôn, vợ-chồng không chung sống với bà con nội ngoại mà chuyển
sang nơi ở
mới do đó hình thành nên cộng đồng sinh sống độc lập.
Trọng tâm của gia đình đã chuyển từ mối quan hệ ông-bà, bố-mẹ và con
cái sang quan hệ vợ chồng, cho nên sức hấp dẫn và tính thân mật về mặt tình

7
cảm giữa hai vợ chồng được đề cao và tính năng quan hệ về mặt tình cảm của

gia đình được tăng cường.
Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế và tạo cho mỗi thành
viên khoảng không gian tự do tương đối để phát triển tự do cá nhân.
Quan hệ gia trưởng được thay thế bởi quan hệ bình đẳng hơn giữa
người chồng và người vợ trong gia đ
ình. Trong gia đình trước kia, nam giới
luôn giữ vị trí chủ gia đình do họ đảm nhiệm những công việc chính, nặng
nhọc. Người phụ nữ luôn ở trong tình thế là người phụ thuộc vào nam giới,
đảm nhiệm các công việc ở trong nhà(nội trợ, chăm sóc con cái ) Khi diện
tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, người đàn ông không còn giữ được thế độc
quyền trong việc nuôi dưỡng gia đình.
Trong khi đó, người phụ
nữ có cơ hội tăng thu nhập từ việc đi làm cho
khu công nghiệp, tham gia các hoạt động dịch vụ Việc kiếm tiền được
chuyển một phần hoặc sang cả người vợ. Người chủ gia đình trở nên đa dạng
hơn, có thể là người đàn ông/người chồng; người phụ nữ/người vợ; hay cả hai
vợ chồng. Quan hệ giữa vợ chồng v
ề quyền sở hữu các tài sản lớn trong gia
đình cũng thay đổi theo hướng người phụ nữ ngày càng có nhiều quyền sở hữu
các tài sản của hộ gia đình hơn.
Có thể nói, ở các khu vực công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay, quyền
tự do dân chủ của mỗi thành viên trong gia đình được tôn trọng hơn, không có
sự áp đặt một chiều của chồng đối với vợ, của cha mẹ
đối với con cái cũng
như sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Uy quyền độc đoán cuả
người chủ gia đình, của người đàn ông dần mất đi. Gia đình quan tâm đến lợi
ích cá nhân, không lấy quyền của cha mẹ, của người trên để áp đặt nguyện
vọng cuả con cái. Một nguyên tắc ứng xử mới của các gia đình này hiện nay

8

đang được xác lập: sự dung hòa giữa lợi ích của từng thành viên với lợi ích
chung của gia đình. Cái chung hợp lý, có lợi lâu dài cho cả gia đình được coi
trọng, cái riêng chính đáng của cá nhân, không hại cho lợi ích chung được tôn
trọng
Xu hướng quan hệ gia đình, dòng họ trở nên lỏng lẻo hơn
Tự do cá nhân được đề cao cũng có nghĩa là giá trị cộng đồng gia đình,
dòng họ bị ảnh hưởng. Các quan hệ gia đ
ình, dòng họ trở nên lỏng lẻo hơn
dưới tác động của chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Trước hết, đối với các quan hệ gia đình, trước khi bị thu hồi đất, do có
một không gian rộng, ngôi nhà được thiết kế để có thể tối đa hóa không gian
sinh hoạt chung của cả gia đình. Với kiểu kiến trúc như thế, các thành viên
trong gia đình có nhiều điều kiệ
n liên kết các quan hệ: quan hệ với xóm giềng
qua khoang sân và hiên rộng; quan hệ với các thành viên khác trong gia đình
qua phần sinh hoạt chung ở giữa nhà; quan hệ với các thế hệ đi trước trong họ
tộc qua bàn thờ gia tiên đặt ở trung tâm.
Sau khi đất bị thu hồi, diện tích đất trung bình cho mỗi hộ gia đình thu
hẹp lại. Người dân khi làm nhà phải thiết kế theo hướng tiết kiệm không gian.
Những ngôi nhà cao tầng với kết cấu nhiều phòng m
ọc lên thay cho nhà tranh
tre, mái ngói. Không gian sinh hoạt chung của gia đình bị giảm, thay vào đó là
các phòng riêng cho từng thành viên trong gia đình. Thay vì nằm ở trung tâm
ngôi nhà, bàn thờ tổ tiên được đưa lên tầng cao nhất. Kiến trúc nhà ở của khu
vực đang đô thị hóa bắt đầu theo kiểu kiến trúc ở nội thành.Mối liên hệ giữa
các thành viên trong gia đình bắt đầu có giãn cách, trước hết là do không gian
sinh sống. Phỏng vấn sâu người dân tại địa bàn cho thấy, trong bối cảnh
chuy
ển đổi đất đai, điều kiện về nhà ở đã có sự thay đổi .


9
“Mỗi người một phòng, trước khi thu hồi đất thì chúng tôi
làm nhà bốn gian. Nhưng giờ chúng tôi làm nhà cao cấp hơn thì
mỗi người một phòng.”
Trong những không gian riêng như vậy, các thành viên trong gia đình ít
có điều kiện gặp nhau hơn, chỉ trong bữa ăn, mọi người có mặt đông đủ nhất.
Tuy nhiên, nếu như trước kia chỉ duy nhất có sản xuất nông nghiệp, cả ba bữa
họ ăn cùng nhau. Bây giờ, công vi
ệc khác nhau, người làm trong khu công
nghiệp, người đi bán hàng, người làm ruộng, giờ giấc khác nhau. Bữa trưa của
các gia đình khu vực đô thị hóa cũng đang có xu hướng diễn ra như trong nội
thành, tức là thường xuyên không có đủ các thành viên, chỉ có bữa tối, các
thành viên trong gia đình mới có điều kiện quây quần với nhau.
“Trước các hộ thuần nông, làm ruộng, một ngày quần tụ đủ
ba bữa. Sau khi khu công nghiệp phát triển, con em là công nhân,
ít đ
ông đủ bữa sáng, chỉ bữa tối.”.
Theo kết quả điều tra của nhóm thực hiện đề tài ở một số khu vực đang
diễn ra công nghiệp hóa, đô thị hóa, chỉ có 4,1% số người được hỏi ăn bữa
sáng cùng gia đình, với bữa trưa, còn thấp hơn nhiều: 2,3%. Đông đảo nhất
vẫn là bữa tối, 93,6% số người tham gia.
Bên cạnh đó, việc b
ố mẹ đi làm suốt ngày, phần lớn xa nhà, quỹ thời
gian dành cho việc chăm sóc con cái và người già suy giảm (do sự tham gia
của người phụ nữ vào các công việc tạo thu nhập cho gia đình) ít có thời gian
gần con, chăm sóc và theo dõi việc học tập, vui chơi của con cái, phó mặc con
cái cho nhà trường, các đoàn thể trong việc giáo dục văn hóa và nhân cách.
Phỏng vấn sâu người dân cho thấy rõ tình trạng đang trở nên phổ biến này:

10

“Ảnh hưởng nhiều chứ, mình điều kiện không có thì mới phải
đi làm thôi, chứ đi làm thì công việc nhiều, thời gian chăm sóc con
ít đi. Chỉ có buổi tối ở nhà nhưng cả ngày đi làm về mệt cũng không
làm được nhiều việc nhà và chăm sóc con”. (Nữ 27 tuổi, công nhân
khu công nghiệp)
Một số thành viên trong các gia đình nông thôn, nhiều nhất là thanh
niên, đã rời bỏ nông thôn, từ bỏ nghề nông để
đổ xô về các đô thị tìm kiêm
việc làm, sinh sống ngày một đông. Sự rời bỏ nông nghiệp, nông thôn của
lực lượng lao động này đã tạo ra không ít biến động trong nếp sống cổ
truyền của đông đảo gia đình. Cấu trúc gia đình biến đổi với việc xuất hiện
loại gia đình không đầy đủ, thiếu vắng vợ hoặc chồng đi làm ăn ở xa. Sự

phân tán về nơi cư trú và cách kiếm sống, lối sống thị thành mới được hấp
thụ ở lực lượng này đã khiến cho sự gắn bó, mối liên kết vốn rất chặt chẽ
và bền vững giữa họ với các thành viên trong gia đình cũng dần có phần bị
lơi lỏng và ngày càng trở nên lỏng lẻo hơn.
Đối với dòng họ, quan hệ trở nên phức tạ
p hơn. Nếu như kết cấu họ
mạc có xu hướng lỏng lẻo hơn thì những sinh hoạt họ mạc có lợi cho cá nhân
vẫn được duy trì ở mức độ chu đáo.(Ngô Văn Giá, 2007).
Về kết cấu họ mạc, trước kia, nhiều làng, xóm là nơi cộng cư của một
dòng họ, chẳng hạn Đỗ Xá, Trần Xã mỗi dòng họ lại có một khu đất riêng
gọi là kỵ đ
iền, hoa lợi từ mảnh đất công này được dùng vào việc họ như sửa
chữa, tôn tạo hay mua sắm đồ thờ tự trong nhà thờ họ. Những ngôi nhà thờ họ,
ruộng họ, lối sống quần cư họ mạc là cơ sở cho sự gắn kết cộng đồng dòng họ.
Từ khi chuyển sang công nghiệp hóa, đô thị hóa, mọi cái đều thay đổi.
Quần cư của dòng h
ọ trong xóm làng bị phá vỡ. Nguyên nhân chính là việc


11
chia tách đất đai theo các hộ gia đình. Các gia đình sau khi được chia đất, do
nhiều lý do, chia nhỏ miếng đất tổ tiên để bán, xuất hiện sự đan xen của nhiều
thành phần dân cư mới , từ nơi khác đến. Đối với sinh hoạt họ mạc, sự thiết
thực thể hiện trong việc lựa chọn những công việc của họ để tham gia. Theo
đó, các công việc được người dân tham gia nhiề
u nhất là: hiếu hỷ, họp họ và
giỗ tổ.
Như vậy, phương diện liên kết về quy mô vật chất có thể không chặt
chẽ như trước nhưng về phương diện tinh thần có gắn bó hơn. Nhưng ngay ở
phương diện này, những hoạt động nào dễ mang lại lợi ích thì thu hút người
tham gia nhiều hơn. Trường hợp thay đổi vị trí ưu tiên giữa giỗ tổ
và việc hiếu
hỷ là một ví dụ. Nếu trước kia giỗ tổ luôn là sinh hoạt thu hút được nhiều
người trong họ tham gia nhất thì bây giờ, vị trí đó nhường chỗ cho việc hiếu
hỷ. Mật độ tham gia thường xuyên khá cao của các hoạt động hiếu hỷ cho thấy
ý thức về quyền lợi ở đây đã rõ ràng hơn. Việc tham gia này không phải là để
cho quan hệ họ hàng được củng cố
vững chắc hơn mà là liên quan đến quyền
lợi của họ nhận được khi gia đình nhỏ của họ tổ chức hiếu hỷ. Tính thiết thực
thể hiện rất rõ. Chẳng hạn, người trong họ đến giúp đỡ tang lễ đã có ý thức
giảm thiểu tối đa những phiền nhiều cho tang chủ, hướng tới ý thức giúp đỡ
người khác một cách thiết thực và c
ụ thể nhất.
Trường hợp họp họ cũng tương tự, vị thế dòng họ vừa tác động đến
quyền lợi vật chất cũng như tinh thần của các thành viên. Họp bàn về việc
phát triển dòng họ sẽ củng cố thêm quyền lợi đó, vì thế mới có hiện tượng gia
tăng. Theo số liệu điều tra của đề tài, trước khi có chuyển đổ
i mục đích sử

dụng đất, có 36,5% số người được hỏi thường xuyên tham gia họp họ, 45,1%
số người thỉnh thoảng tham gia. sau khi có chuyển đổi mục đích sử dụng đất,

12
con số tương ứng tăng lên là 39,6% và 47,6%. Trong khi số người không tham
gia giảm từ 16,8% xuống 12,8%.
Như vậy, quan hệ dòng họ trong lối sống, nếp sống của người dân khu
vực công nghiệp hóa, đô thị hóa sau khi có chính sách chuyển đổi mục đích sử
dụng đất đang được thể hiện rõ rệt qua những hoạt động mang tính hướng
ngoại, trong quan hệ với các dòng họ khác. Trong khi đó, tính cố kết dòng họ

trong nội bộ họ tộc có vẻ như đang lỏng dần ra, thể hiện ở việc không còn
nhiều những ứng xử mang tính trách nhiệm cao với các thành viên họ mạc,
các cơ sở vật chất cho sự liên kết bị giải thể. Quan hệ nội bộ họ mạc hay
hướng ngoại đều bị ý thức về quyền lợi cá nhân chi phối.(Ngô Văn Giá, 2007)
Mâu thuẫn trong quan hệ gia đ
ình, dòng họ liên quan đến tranh chấp
đất đai có xu hướng tăng
Như đã trình bày ở trên, về cơ bản, các gia đình ở khu vực công nghiệp
hóa, đô thị hóa hiện nay vẫn rất coi trọng các giá trị của văn hóa gia đình như
lòng chung thủy, tình nghĩa vợ chồng, đề cao lòng hiếu thảo của con cái, sự
kính trọng, biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên Tuy nhiên, trong một bộ
phận gia đình, mâu thuẫ
n liên quan đến đất đai(vốn xuất hiện từ trước) có xu
hướng gia tăng kể từ khi có chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm cho người dân mất
đất, cả đất ở và đất canh tác làm cho nhu cầu sử dụng đất cao hơn. Chính vì
thế, nó cũng làm cho giá cả đất đai tăng lên cao rất nhiều lần. Trong một
không gian s
ống ngày càng hẹp hơn, số người ngày càng tăng, lối sống cá

nhân, thực dụng bắt đầu tác động lên những vùng đất đô thị hóa thì tình cảm
gia đình, dòng họ cũng thay đổi ít nhiều, mâu thuẫn, va chạm xuất hiện nhiều
hơn. Phỏng vấn sâu người dân về vấn đề này, câu trả lời của họ là:

13
“Trước mỗi một hộ ở đất thổ cư hẹp nhất cũng phải có
200m2, thế nhưng như nhà tôi bây giờ là 3 thế hệ rồi vẫn ở có cả lối
ra lối vào là 240m2, mỗi cặp vợ chồng chỉ được có 40-50m2 thôi,
người ra người vào chật chội bức xúc lắm. Giờ thì cái quỹ đất nó
hết rồi, nếu các cháu nó có công ăn việc làm thì ban ngày các cháu
nó đi làm thì chúng tôi ở nhà nó
đỡ người nó đỡ đông chúng tôi ở
nhà nó va chạm, nó phức tạp, tóm lại từ cái chỗ khó khăn thế nó
đâm ra va chạm. Giờ nói thực tế thôi không phải gì xa lạ cả trâu bò
gần nhau thì nó mến nhau thế nhưng người gần nhau là va chạm,
thế rồi con anh con em, bố mẹ, con cháu…Đấy là nó đông chật hẹp
ở cả một chỗ, nếu nó rộng rãi thì mỗi đứa riêng một chỗ thì không
có vấn đề gì va chạ
m đến quyền lợi kinh tế chính trị cả.” “Cái đó
xuất hiện, trước cái đấy nó ít hơn, nhưng từ ngày đất chật người
đông thì nó có xảy ra những cái va chạm. Nhiều lúc thì bố con va
chạm, anh em, các cháu…”
Từ chỗ đất đai không có giá trị, mỗi mét đất trở nên có giá khi có việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trước kia, anh em có thể cho nhau hàng
trăm mét vuông đất mà không phải tính toán nhiều. Bây giờ
, người ta có thể
chém giết nhau, anh em, họ hàng dễ dàng từ bỏ nhau chỉ vì vài centimet đất.
Những bức tường bê tông thay thế hàng rào dâm bụt hay dậu mồng tơi để định
vị lãnh thổ của mỗi gia đình đã ngăn cách cả tình người ở những khu vực này.
”Nhưng thực ra tình cảm nhà với nhà có khác. Giờ nhà cửa

cao, anh tốt tôi sang nhiều, không tốt tôi sang ít. Không như trước
đây, vườn tược, nhà cửa đơn s
ơ, không rào chắn”. “Cái này báo
cáo với anh là tóm lại là từ khi nhà nước có chính sách thu hồi
đất, thì trước nó rộng rãi thì tư tưởng con người ta cái đất cát nó

14
không quan trọng có thể anh em trong nhà, trong dòng họ cho
nhau 200 m2 đất cũng không tiếc, cái đất cát lúc chưa thu hồi thì
nó quá dề dàng nó không quan trọng là cái tình cảm con người ta
lúc đấy đối với nhau nó khác, thế nhưng riêng bây giờ từ cái chỗ
lấy hết rồi không còn bao nhiêu nữa thế cho nên bây giờ nó đi vào
chỗ khan hiếm. Bây giờ kể cả bố con, anh em ruột đất cát bây giờ
cũng không thể nào mà như ngày xưa được là cho nhau hoặc là
nhượng lại cho nhau đượ
c. Riêng chỗ chúng tôi chưa có chuyện
kiện cáo nhau ra tòa về đất cát, thế nhưng trong thị trấn có nhiều
trường hợp lắm rồi cũng chỉ vì cái chuyện đất cát khan hiếm này.
Quan hệ trong gia đình khi chuyển đổi sử dụng đất ở một số bộ
phận gia đình có sự tranh giành, xung đột vì tài sản. Có sự dạn
nứt do tác động của đồng tiền. Chửi nhau, chém nhau vì đất. Theo
tôi, các vụ án toàn xoay quanh việc chia
đất nội bộ gia đình.”
Một ý kiến khác trong thảo luận nhóm khi bàn về chủ đề này,
“Xuất phát từ chuyển đổi đất, dân có tiền, đòi ăn chia. Qua
việc này có sự rạn nức. Nhưng lo ngại nhất là đạo đức truyền thống
bị đảo lộn. Cha nói con không nghe. Tôn ti trật tự đảo lộn.”
Hiện tượng này thể hiện rõ qua các vụ tranh chấp mà chính quyền các
cấp phải x
ử lý có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Ý kiến của một

cán bộ tư pháp trong thảo luận nhóm:
“Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho người dân
mất đất - tư liệu sản xuất - nên nhu cầu sử dụng đất cao hơn. Quan hệ
gia đình truyền thống anh em không còn như xưa, quan hệ bố, mẹ và
con cũng khác biệt. Anh - em, bố, mẹ- con tranh giành quyền lợi

15
nhiều hơn. Số vụ kiện giữa cha, mẹ-con, những người thân trong gia
đình cao hơn. Qua các hoạt động phân chia di sản chúng tôi thấy như
vậy.Mấy năm nay chủ yếu tranh chấp bố mẹ-con, anh em về đất đai.
Thậm chí con gái đi lấy chồng rồi cũng về đòi hỏi đất đai. Hiện nay,
đang giải quyết mấy vụ chưa xong. Lấn chiếm, xung đột v
ề đất đai là
chủ yếu.”
Những hiện tượng trên đây chưa phải là phổ biến trong các khu vực
đô thị hóa sau khi có chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Các hiện
tượng đó luôn bị cộng đồng làng xóm, xã hội tẩy chay, lên án nghiêm khắc
như khẳng định sức sống của các giá trị văn hóa gia đình. Nó vẫn là những
chuẩn mực xã hội để đi
ều chỉnh hành vi của con người ở thời điểm, ở những
khu vực tương đối nhạy cảm, khi mà những giá trị cũ và mới còn đan xen
nhau, đấu tranh với nhau để khẳng định vị trí của mình. Nhưng rõ ràng, sự
gia tăng những vụ việc liên quan đến đất đai thời gian gần đây cho thấy, chủ
nghĩa thực dụng, lối sống ích kỷ đã bắ
t đầu thâm nhập vào những khu vực
này.
3. Một số kết luận và kiến nghị
Chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
đã được thực tiễn kiểm nghiệm là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn trong
bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qúa

trình chuyển đổ
i nầy đã đem lại nhiều ích lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội
của các vùng nông thôn Việt Nam. Nó cũng tác động gây nên những sự biến
đổi mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có các quan hệ gia đình và dòng họ.
Sự biến đổi đó, bước đầu được nhận diện qua ba xu hướng:
Tự do cá nhân, dân chủ trong quan hệ gia đình, dòng họ

16
Quan hệ gia đình, dòng họ trở nên lỏng lẻo hơn. Mâu thuẫn trong quan
hệ gia đình, dòng họ liên quan đến tranh chấp đất đai tăng
Những biến đổi trên cho thấy thiết chế gia đình là một thiết chế nhạy
cảm và năng động đối với những thay đổi trong môi trường kinh tế, xã hội và
chính trị, đặc biệt là tác động của chính sách chuyển đổi mục đích sử d
ụng đất
trong nông nghiệp. Đồng thời, những biến đổi này mang lại không ít vấn đề
phức tạp, những mâu thuẫn và nguy cơ bởi sự xung đột giữa những quan niệm
giá trị truyền thống và quan niệm giá trị mới, giữa các thế hệ trong gia đình
trong khu vực đô thị hóa.
Do vậy, để giải quyết mâu thuẫn và “xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc ” như tinh th
ần của Nghị quyết Đại hội X của Đảng
Cộng sản Việt Nam, chúng ta cần phải phát huy những giá trị tốt đẹp của gia
đình truyền thống trong điều kiện xã hội mới và đảm bảo quyền tự do dân chủ
cho mỗi cá nhân trong gia đình.
Ngoài ra, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như có chính sách
hữu hiệu để hỗ trợ phát triển kinh tế gia đ
ình, đặc biệt là với những hộ bị mất
đất; phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí; có chính sách tích cực tạo điều
kiện để đoàn tụ gia đình, gắn bó các thành viên trong gia đình; đẩy mạnh công
tác xóa đói giảm nghèo; tiếp tục mở rộng tuyên truyền, phổ biến kiến thức về

giới góp phần thiết thực tạo lập sự bình đẳng giới trong gia đình ở những khu
v
ực đang đô thị hóa; phất huy những giá trị tích cực của dòng họ nhằm xây
dựng cộng đồng dân cư văn minh, đoàn kết, phát triển./.


17
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Nguyễn Duy Bắc(chủ biên), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh
xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển bách khoa
và Viện Văn hóa, H.2008
2. Ngô Văn Giá (chủ biên), Những biến đổi về giá trị văn hóa truền thống ở
các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, H.2007
3.
Ngô Thị Phượng, Những biến đổi xã hội ở nông thôn Việt Nam do quá trình
chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học lần
3, H.2008
4. Hoàng Bá Thịnh, Công nghiệp hóa và những biến đổi đời sống gia đình
nông thôn Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học lần 3, H.2008./.

×