Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

HIỆP ƯỚC BASEL – LỘ TRÌNH VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 57 trang )

– – CH K22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC






MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

Đề Tài:
HIỆP ƢỚC BASEL – LỘ TRÌNH VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

GVHD : PGS.TS Trƣơng Quang Thông
Nhóm thực hiện : Nhóm 6 – Cao Học Ngày 4 – K22
1. Hà Thị Sen (Nhóm trưởng)
2. Vũ Huỳnh Phương
3. Nguyễn Thị Thanh Túy
4. Vương Thị Hồng Lâm
5. Nguyễn Thị Thu Hương
6. Ngô Thị Thanh Nga
7. Nguyễn Thị KimTuyến
8. Phạm Trần Anh Vũ

TP Hồ Chính Minh, tháng 08/2013
– – CH K22
MỤC LỤC



PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HIỆP ƢỚC BASEL 1
PHẦN 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ƢỚC BASEL VÀ NHẬN XÉT
4
2.1 Hiệp ước Basel I 4
2.1.1 Mục tiêu của Basel I 4
2.1.2 Nội dung của Basel I 4
2.1.3 Những thành tựu của Basel I 7
2.1.4 .Những hạn chế của Basel I 7
2.2 Hiệp ước Basel II 8
2.2.1 Mục tiêu của Basel II 8
2.2.2 Nội dung của Basel II 8
2.2.3 Ưu điểm của Basel II so với Basel I 11
2.2.4. Những hạn chế của Basel II 12
2.3 Hiệp ước Basel III 13
2.3.1 Mục tiêu 13
2.3.2 Nội dung Basel III 13
2.3.3 Hạn chế Basel III 15
PHẦN 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BASEL TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI VIỆT NAM 17
3.1. Giới thiệu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 17
3.1.1. Quy mô 17
3.1.2 Mức độ ổn định trong hoạt động của các NHTM 23
3.1.2.1 Ổn đị 23
3.1.2.2 Ổn đị 23
24
25
26
26
27

Nam 28
3.2.1. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro
28
3.2.2. Hiệu quả kinh doanh củ ụ thuộc vào mức độ rủi ro 29
3.2.3. Quản trị rủi ro tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh
doanh củ 29
3.2.4. Quản trị rủi ro để tồn tại và phát triển trong một môi trường quốc tế 29
– – CH K22
3.3. Lộ trình áp dụng Basel tại Việt Nam 30
3.3.1. Sơ lược về thực tiễn áp dụng Basel tại Việt Nam 30
3.3.1.1. Những kết quả đạt được 30
3.3.1.2 Những mặt chưa đạt được 36
3.3.2 Các nguyên nhân cản trở việc áp dụng Basel tại các NHTM Việt Nam 39
3.3.2.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng nhà nước 39
3.3.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng thương mại 41
3.3.2.3 Nguyên nhân khác 41
3.3.3 Khả năng tuân thủ Basel của các Ngân hàng thương mại Việt Nam 43
3.3.3.1 Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn mới 43
3.3.3.2 Những thách thức tác động tới khả năng tuân thủ Basel của các ngân hàng
Việt Nam 45
PHẦN 4: KẾT LUẬN 48




























– – CH K22
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHTW
Ngân hàng Trung Ương
BCBS
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng
TCTD
Tổ chức tín dụng
NHNN
Ngân hàng Nhà Nước
DN

Doanh nghiệp
NHTMCP
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần

















– – CH K22
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Lộ trình hiệp ước Basel 2
Bảng 2: Trọng số rủi ro các tài sản trong bảng cân đối 5
Bảng 3: Bộ kiểm tra ứng với ba trụ cột 9
Bảng 4: Đối chiếu việc thực hiện các nguyên tắc giám sát của Basel trong hoạt động
giám sát của NHNN 36
Bảng 5: Thống kê CAR của một số ngân hàng Việt Nam 44
Bảng 6: Lộ trình thực hiện Basel III … 46

Bảng 7: Chỉ số CAR của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 47




















– – CH K22
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Yêu cầu vốn theo Basel III 14
Sơ đồ 2: Quy mô của các ngân hàng hiện nay 18
Sơ đồ 3: Tổng tài sản của các NHTM 19
Sơ đồ 4: Vốn điều lệ của các nhân hàng thương mại 20
Sơ đồ 5: Quy mô tài sản, vốn điều lệ của các ngân hàng nước ngoài 22
Sơ đồ 6: Tăng trưởng tín dụng từ đầu năm 2013 đến nay 24

Sơ đồ 7: Các loại rủi ro tác động đến hoạt động KD của các ngân hàng thương mại 25
Sơ đồ 8: Lộ trình thực hiện các yêu cầu về tăng thanh khoản và vốn tối thiểu của ngân
hàng 44

















– – CH K22
LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, ngành Ngân Hàng đã có những cải cách đáng kể tho
hướng thị trường và mở cửa khu vực dịch vụ tài chính – ngân hàng trước yêu cầu phát
triển kinh tế và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, để tham gia tốt vào “sân
chơi” chung quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh với các hệ thống ngân hàng nước
ngoài, ngân hàng khác trên thế giới thì việc hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải tuân
thủ các hiệp ước quốc tế, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động
ngân hàng là hết sức cần thiết.

Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt
quan tâm chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng – còn
được biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel. Đây là tài liệu hướng dẫn, mô tả các
đề xuất những quy định nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng, liên quan đến phạm
vi yêu cầu vốn đối với rủi ro hoạt động, đưa ra các biện pháp cải tiến khác nhau đối với
các hiệp ước “ hiện hữu” và chi tiết hoá “ hoạt động thanh tra, giám sát” cũng như đề ra
các trụ cột về “tính kỷ luật của thị trường”.
Riêng ở Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và
quản trị ngân hàng vẫn còn khá mới và nhiều vướng mắc, nên chỉ mới dừng lại ở việc
lựa chọn một số tiêu chí đơn giản của hiệp ước để vận dụng.
Do đó, với mục tiêu mong muốn tìm hiểu rõ hơn về nội dung của hiệp ước Basel
cũng như đâu là vấn đề khó khăn của các ngân hàng thương mại khi vận dụng hiệp ước
này, bài viết sau sẽ tập trung vào “Hiệp ƣớc Basel – Lộ trình và thực trạng áp dụng
của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”.
Nội dung bài viết gồm 4 phần:
Phần 1: Quá trình hình thành hiệp ước Basel
Phần 2: Những nội dung cơ bản của hiệp ước Basel và nhận xét
Phần 3: Thực tế áp dụng Basel tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Phần 4: Kết luận


Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 1

PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH HIỆP ƢỚC BASEL

Ngân hàng thanh toán quốc tế ( Bank for International Settlements) được thành
lập vào năm 1930. Đây là tổ chức tài chính quốc tế lâu đời nhất trên thế giới và là trung
tâm hợp tác chủ yếu của các NHTW. Trong những năm 1970 và 1980, vấn đề được chú
trọng là quản lý vốn chảy qua biên giới sau các cuộc khủng hoảng dầu và cuộc khủng

hoảng nợ quốc tế. Cuộc khủng hoảng năm 1970 gây hỗn loạn thị trường tiền tệ quốc tế
và sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng, cũng đặt ra vấn đề giám sát điều tiết của hoạt
động ngân hàng quốc tế. Trong bối cảnh này, Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng
(BCBS) đã được thành lập bởi các thống đốc NHTW của nhóm G -10
vào cuối năm 1974, họp thường xuyên bốn lần một năm.
BCBS là một diễn đàn hợp tác và trao đổi thường xuyên về các vấn đề liên quađế
n giám sát hoạt động ngân hàng. Mục tiêu của nó là để tăng cường sự hiểu biết về
các vấn đề chính trong giám sát và nâng cao chất lượng giám sát ngân hàng trên toàn
thế giới. Ủy ban khuyến khích liên hệ và hợp tác giữa các thành viên và cơ quan giám
sát ngân hàng khác nhau. Uỷ ban báo cáo cho các thống đốc NHTW và thủ trưởng các
cơ quan giám sát của các nước thành viên. BCBS không có bất kỳ một cơ quan giám sát
nào và những kết luận của ủy ban không có hiệu lực pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với
các việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó là sự mở rộng các tiêu chuẩn giám
sát, hướng dẫn và khuyến nghị với mong muốn rằng các cơ quan, cá nhân riêng lẻ sẽ
thực hiện chúng thông qua luật định hoặc bằng cách khác sao cho phù hợp nhất với hệ
thống của quốc gia của họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp
cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của
các nước thành viên.
Ủy ban báo cáo thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động
ngân hàng của nhóm G10. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy Ban là thu
hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là: Không ngân hàng nước
ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát, và việc giám sát phải tương ứng.
Quan điểm của BCBS là: “ Sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù
là phát triển hay đang phát triển, có thể đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội
Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 2

bộ quốc gia đó và trên trường quốc tế” (BCBS a, 2010). Cụ thể hoá quan điểm này, Uỷ
Ban Basel đã ban hành một loạt các văn bản từ năm 1975.
Vào năm 1988, Ủy ban đã quyết định giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó

được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống
này cung cấp cho việc thực hiện khuôn khổ một đo lường rủi ro tín dụng với một tiêu
chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên
mà còn được phổ biến ở hầu hết các nước khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến
năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới. Tuy vậy, Hiệp ước vẫn có khá
nhiều điểm hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất
khung đo lường mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel
I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài
chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị
trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước
quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành. Sau cuộc họp ngày
12/9/2010 của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel, các thành viên đã đạt được thỏa thuận
về những chuẩn mới trong Basel III.
Bảng 1: Lộ trình hiệp ước Basel
1
Tháng 7/1988
Basel I được ban hành
2
Cuối năm 1992
Hoàn tất văn bản hướng dẫn và triển khai Basel I

Năm 1996
Basel I được bổ sung thêm rủi ro thị trường
3
Tháng 06/1999
Đề xuất một khung Hiệp ước vốn mới chương trình tư vấn
lần thứ nhất ( First Consulative Package – CP1)
4
Tháng 1/2001

Chương trình tư vấn thứ hai ( Second Consulative Package –
CP2)
5
Tháng 4/2003
Chương trình tư vấn lần thứ ba (CP3)
6
Quý 4/2003
Phiên bản mới của Hiệp ước vốn (Basel II) được hoàn thiện.
7
Cuối năm 2004
Hoàn tất việc triển khai và hướng dẫn Basel II
8
Cuối năm 2006
Đưa vào áp dụng đầy đủ cho các ngân hàng đủ tiêu chuẩn
Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 3

(các quốc gia thuộc nhóm OECD)
9
Tháng 9/2010
Basel 3 ra đời.
Nguồn: The New Basel Capital Accord: an explanatory note


























Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 4

PHẦN 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ƢỚC BASEL
VÀ NHẬN XÉT
2.1 Hiệp ƣớc Basel I
2.1.1 Mục tiêu của Basel I
- Xây dựng chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân
hàng nhằm chuẩn mực hóa hoạt động ngân hàng trong trào lưu toàn cầu hóa. Điều này
góp phần củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế.
- Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm
cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.
2.1.2 Nội dung của Basel I

* Quy định về các thành phần của vốn
o Khái niệm vốn trong Basel I đã chia các nhân tố của vốn thành 2 cấp:
- Vốn cấp 1 gồm có vốn cổ phần thường và các khoản dự trữ công khai
- Vốn cấp 2 bao gồm các khoản dự trữ không công khai, giá trị tăng thêm của
việc đánh giá lại tài sản, dự phòng chung và dự phòng tổn thất tín dụng, các công cụ nợ
cho phép chuyển đổi thành cổ phiếu và các khoản nợ thứ cấp.
- Tổng vốn cấp 1 và cấp 2 chính là vốn tự có hay vốn cơ bản của tổ chức tín
dụng.
o Vốn tự có phải đảm bảo những giới hạn sau:
- Tổng vốn cấp 2 chỉ được tối đa bằng 100% vốn cấp 1
- Nợ thứ cấp phải nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn cấp 1
- Trong trường hợp các khoản dự phòng chung hay dự phòng tổn thất tín dụng
bao gồm giá trị giảm của việc đánh giá lại tài sản nhưng chưa thể hiện trên bảng cân đối
kế toán, phần dự phòng cho những khoản này sẽ được giới hạn tối đa hoặc trong một số
trường hợp đặc biệt có thể lên đến 1.25% của tài sản có rủi ro.
- Giá trị tăng thêm của việc đánh giá lại tài sản đối với các khoản giá trị ước
tính ngầm dựa trên những chứng khoán ảo sẽ chịu mức chiết khấu 55%.
Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 5

o Các khoản giảm trừ khỏi vốn tự có: Lợi thế thương mại; đầu tư vào các ngân
hàng, các công ty tài chính là công ty con; Đầu tư vào vốn ngân hàng và các tổ chức tài
chính (theo quyết định của cơ quan nhà nước).
* Quy định về trọng số rủi ro
Quy định 5 mức trọng số rủi ro từ 0 đến 100%.
Bảng 2: Trọng số rủi ro các tài sản trong bảng cân đối
Hệ số trọng
lượng
Nhận xét
0%

Tiền mặt, vàng, Các khoản phải đòi bằng nội tệ đối với Chính
phủ, Ngân hàng Nhà nước hoặc được Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước bảo lãnh; Các khoản phải đòi đối với Chính phủ Trung ương,
Ngân hàng Trung ương các nước thuộc OECD;Các khoản phải đòi
được bảo đảm bằng chứng khoán của Chính phủ Trung ương các nước
thuộc OECD hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi Chính phủ Trung
ương các nước thuộc OECD
0, 10, 20 hoặc
50% (Do quốc
gia quyết
định)
Các khoản phải đòi đối với các đơn vị công trong nước trừ chính
phủ trung ương, các khoản nợ được bảo đảm hay thế chấp bằng chứng
khoán của các đơn vị này.
20%
Các khoản phải thu từ hoặc được bảo lãnh bởi các ngân hàng
phát triển đa phương (IBRD, IADB, AsDB,AfDB, EIB, EBRD); Các
khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các
nước thuộc OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát
về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty
này bảo lãnh thanh toán; Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng
được thành lập ngoài các nước thuộc OECD, có thời hạn còn lại dưới
1 năm và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm được các
ngân hàng này bảo lãnh thanh toán.
Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 6


50%
Các khoản phải thu đươc thế chấp bằng bất động sản.

100%
Các khoản phải đòi từ khu vực tư nhân, Các khoản phải đòi đối với
các ngân hàng được thành lập ở các nước không thuộc OECD, có thời
hạn còn lại từ 1 năm trở lên, và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại
từ 1 năm trở lên được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán;
Các khoản phải đòi đối với chính quyền trung ương của các nước
không thuộc OECD, trừ trường hợp cho vay bằng đồng bản tệ và
nguồn cho vay cũng bằng đồng bản tệ của các nước đó.
Và các loại tài sản khác

* Quy định về tỉ lệ tiêu chuẩn
o Yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu
để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra.
o Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ % nhất định trong tổng vốn của ngân hàng,
do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của
ngân hàng đó.
o Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ lệ Cook”: tỉ lệ này được phát triển bởi BCBS với
mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng
hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. Theo tiêu
chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính
toán theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.
o Basel I nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ vốn an toàn trong hoạt động ngân
hàng. Dựa trên cách tính vốn tự có mà Basel I đã đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu (CAR)
CAR = [(Vốn tự có hay vốn cơ bản)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)]*100%
Trong đó: Tài sản đã điều chỉnh rủi ro (RWA) = Tổng (Tài sản nội bảng* Hệ
số rủi ro) + Tổng (Tài sản ngoại bảng * Hệ số chuyển đổi * Hệ số rủi ro)
Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 7


* Sau khi rủi ro tín dụng được thiết lập vào năm 1988, Uỷ ban Basel đã chuyển sự
chú ý của họ sang rủi ro thị trường để phản ứng lại các hoạt động kinh doanh chuyên
hữu ngày càng tăng của các ngân hàng thương mại và đến năm 1996, Bsael I đã được
sửa đổi với mục đích tính đến cả phí vốn đối với rủi ro thị trường. Theo đó, rủi ro thị
trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể. Rủi ro thị trường
chung đề cập đến những thay đổi về giá trị thị trường do có sự biến động lớn trên thị
trường. Rủi ro thị trường cụ thể là những thay đổi về giá trị của một loại tài sản nhất
định. Có 4 loại biến số kinh tế làm phát sinh rủi ro thị trường, đó là tỷ giá lãi suất, ngoại
hối, chứng khoán và hàng hóa. Rủi ro thị trường có thể được tính theo 2 phương thức
hoặc là bằng mô hình Basel tiêu chuẩn hoặc là bằng các mô hình giá trị chịu rủi ro nội
bộ của các ngân hàng. Những mô hình nội bộ này chỉ có thể được sử dụng nếu ngân
hàng thoả mãn các tiêu chuẩn định tính và định lượng được quy định trong Basel.
2.1.3 Những thành tựu của Basel I
 Thứ nhất đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của
ngân hàng.
 Thứ hai, đưa ra tiêu chuẩn về tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Theo đó, ngân
hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR >
8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng
khi CAR < 2%.
2.1.4 .Những hạn chế của Basel I
 Thứ nhất, việc phân loại rủi ro chưa chi tiết cho các khoản cho vay. Hế số rủi
ro chưa chi tiết cho rủi ro theo đối tác (như khả năng tài chính của khách hàng) hoặc
theo đặc điểm của khoản tín dụng (ví dụ theo thời hạn).
 Thứ hai, Basel I chưa tính đến lợi ích của đa dạng hóa hoạt động. Các lý
thuyết về đầu tư chỉ ra rủi ro sẽ giảm thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư. Theo
Basel I thì quy định về vốn tối thiểu không khác biệt giữa một ngân hàng có hoạt động
kinh doanh đa dạng (ít rủi ro hơn) và một ngân hàng kinh doanh tập trung (nhiều rủi ro
hơn).
 Thứ ba, Basel I chỉ đề cập đến những rủi ro về tín dụng mà chưa đề cập đến
các rủi ro khác như rủi ro quốc gia, rủi ro ngoại tệ, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động…

Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 8

 Thứ tư, một số quy tắc do Basel I đưa ra chỉ có thể vận dụng trong trường hợp
Ngân hàng hoạt động theo kiểu ngân hàng đơn, ngân hàng mẹ, ngân hàng – chi
nhánh…
 Thứ năm, một số quy định trong Basel I đã không còn phù hợp khi các ngân
hàng dần dần sáp nhập với nhau để tạo thành những tập đoàn lớn có khả năng cạnh
tranh cao và có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, các ngân hàng không còn chỉ
hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà luôn hướng đến tầm quốc tế.
2.2 Hiệp ƣớc Basel II
2.2.1 Mục tiêu của Basel II
- Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng quốc tế.
- Tạo lập và duy trì sự bình đẳng giữa các ngân hàng hoạt động trên bình diện
quốc tế.
- Đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực quản lý
rủi ro.
Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ chốt của Hiệp ước vốn Basel
I. Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều
tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của khung mới, hướng đến một sự điều tiết mà
sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ, thông lệ và các mô hình.
2.2.2 Nội dung của Basel II
o Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 06/1999, Ủy ban Basel đã nỗ
lực đưa ra một hiệp ước Basel mới thay thế cho Basel I, và cho đến năm 2004, bản hiệp
ước quốc tế về vốn của Basel (Basel II) đã chính thức được ban hành. Với cách tiếp cận
mới dựa trên 3 cột trụ chính, Basel II đã buộc các ngân hàng quốc tế tuân thủ theo 3
nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc thứ nhất: liên quan đến việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó các ngân
hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro
của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp (Trụ cột 1). So

với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro
thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác
Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 9

nghiệp. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất
nhạy cảm với xếp hạng.
Nguyên tắc thứ hai (Trụ cột thứ 2) Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách
đúng đắn về những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám
sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ
2). Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:
+ Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của
họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức
vốn đó.
+ Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn
nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát
và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số
hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.
+ Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối
thiểu theo quy định.
+ Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng
không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức
nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.
Nguyên tắc thứ ba: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích
đáng theo nguyên tắc thị trường (Trụ cột 3). Với trụ cột này, Basel II đưa ra một danh
sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ thông tin về cơ cấu
vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân
hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của
ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
o Thiết kế bộ kiểm tra và các cân đối trong quản lý rủi ro và vốn. Cụ thể bộ

kiểm tra tương ứng với 3 trụ cột như sau:
Bảng 3: Bộ kiểm tra ứng với 3 trụ cột
Hiệp ước an toàn vốn Basel II được cấu trúc với 3 trụ cột chính, với các yêu cầu chi tiết cần
phải đáp ứng. Mỗi trụ cột được thiết kế với một bộ các kiểm tra và các cân đối trong quản lý
Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 10

rủi ro và vốn.
Trụ cột 1 : Các yêu cầu vốn
an toàn tối thiểu
Trụ cột 2 : Tổng quan
về giám sát
Trụ cột 3 : Kỷ luật - thị
trƣờng
Rủi ro tín dụng - các bƣớc
chính:
1. Lựa chọn phương pháp
tiếp cận.
2. Phân loại toàn bộ rủi ro.
3. Đánh giá xếp loại rủi ro,
sử dụng hệ thống xếp hạng
tuân thủ Basel.
4. Thu thập dữ liệu.
5. Tính mức vốn theo quy
định.
6. Quan sát việc thực hiện
các yêu cầu trong quản trị,
quy trình và dữ liệu.
Rủi ro hoạt động - các bƣớc
quan trọng :

1. Lựa chọn phương pháp
tiếp cận.
2. Thu thập dữ liệu.
3. Tính mức vốn theo quy
định.
4. Quan sát việc thực hiện
các yêu cầu trong quản trị,
quy trình và dữ liệu.
Bốn nguyên tắc cơ
bản:
1. Các ngân hàng cần
có một quy trình đánh giá
mức đủ vốn có liên quan
đến rủi ro và có chiến
lược bảo toàn mức vốn.
2. Giám sát viên sẽ
xem xét lại các đánh giá
mức độ vốn và khả năng
của ngân hàng tuân thủ
quy định về các tỷ lệ bảo
đảm an toàn vốn.
3. Giám sát viên
khuyến khích các ngân
hàng họat động ở tỷ lệ lớn
hơn tỷ lệ an toàn tối thiểu
và có thể khẳng định
được khả năng tài chính
của mình.
4. Các giám sát viên
chủ động giám sát các

mức độ an toàn vốn và
bảo đảm có biện pháp xử
lý kịp thời khi cần thiết.
1. Phần này bao gồm các
công bố về vốn, tài sản có rủi
ro và các quy trình đánh giá
rủi ro. Điều này cho phép các
bên tham gia thị trường có
thể thẩm định mức vốn an
toàn và có sự so sánh.
2. Các ngân hàng phải có
chính sách công khai rõ ràng
và một quy trình để đánh giá
sự chính xác trong các báo
cáo của họ.
3. Đối với từng loại rủi ro
riêng biệt, các ngân hàng
phải mô tả các mục tiêu và
các chính sách quản trị rủi ro
của họ.

Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 11

o Theo Basel II, các phương pháp đo lường rủi ro bao gồm:
- Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng:
+ Phương pháp chuẩn hóa: phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm độc lập
+ Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàng đưa ra
những khoản rủi ro ngầm định

+Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến: Các ngân hàng đưa ra
một loạt thông tin đầu vào về rủi ro.
- Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường
+ Phương pháp chuẩn hóa: Do cơ quan quản lý ngân hàng thiết lập
+ Phương pháp sử dụng các mô hình nội bộ: Các ngân hàng áp dụng các mô hình
nội bộ.
- Các phương pháp đo lường rủi ro hoạt động:
+ Phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản: Một chỉ tiêu áp dụng cho một qui định
+Phương pháp chuẩn hóa: Nhiều chỉ tiêu áp dụng cho một qui định
+ Phương pháp đo lường nội bộ nâng cao (AMA): Các ngân hàng áp dụng các mô
hình nội bộ.
2.2.3 Ƣu điểm của Basel II so với Basel I
 Về cấu trúc và nội dung: Basel I tập trung vào một giải pháp quản lý rủi ro
duy nhất là “yêu cầu vốn tối thiểu”. Trong khi, Basel II tập trung nhiều hơn vào các
phương pháp nội bộ của chính ngân hàng, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ
luật trên nguyên tắc thị trường. Do đó, quyền lực của các nhà quản lý quốc gia được
tăng lên bởi họ cần phải đánh giá sự đủ vốn của ngân hàng có tính đến đặc điểm rủi ro
cụ thể của nó.
 Về tính linh động của ứng dụng: Basel I quy định chung một chọn lựa cho tất
cả các ngân hàng. Basel II linh hoạt hơn với một danh sách các phương pháp, các biện
pháp khuyến khích để các nhà quản lý quốc gia và các ngân hàng chọn lựa.
 Về tính nhạy cảm với rủi ro: Basel I đo lường rủi ro quá sơ bộ. Basel II nhạy
cảm hơn với rủi ro thông qua độ nhạy cảm của yêu cầu vốn đối với mức độ rủi ro tăng
Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 12

lên và sự công khai bắt buộc một cách chi tiết về độ nhạy cảm rủi ro và chính sách rủi
ro.
 Về trọng số rủi ro: Basel I quy định từ 0 - 100 và ưu đãi hơn với các nước
thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD - Organisation for Economic Co-

operation and Development). Basel II quy định từ 0 - 150 hoặc hơn và không có đặc
quyền nào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài.
 Về kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng: Basel I chỉ hỗ trợ và đảm bảo. Basel II thừa
nhận về kỹ thuật giảm thiểu rủi ro tốt hơn, đưa ra nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm
bảo, phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting).
 Basel II cho phép TCTD sử dụng các phương pháp nội bộ để tính toán các yêu
cầu về vốn đối với rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động, nhưng cũng qui định các TCTD
phải công bố thông tin đầy đủ cho các thành viên tham gia thị trường, giúp các thành
viên tham gia thị trường hiểu biết về mối quan hệ giữa danh mục rủi ro và vốn của một
ngân hàng cũng như sự lành mạnh của nó so với các thành viên tham gia thị trường.
Công bố thông tin phải phản ánh được tình hình tài chính của ngân hàng, trong đó yêu
cầu đầu tiên là đủ vốn và sau đó là các danh mục rủi ro tương ứng nhằm đảm bảo tính
minh bạch và bình đẳng trong cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro hệ thống, góp phần củng
cố sự lành mạnh và an toàn cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Các
phương pháp đo lường và qui chuẩn của Basel II cũng khuyến khích các ngân hàng tự
quản lý bằng việc áp dụng những phương pháp đánh giá nội bộ về nhu cầu sử dụng
vốn, chú ý đến tình trạng rủi ro của ngân hàng, đưa nhiều hơn yếu tố thị trường vào hệ
thống ngân hàng thông qua yêu cầu công bố thông tin, cho phép các bên tham gia đánh
giá được rủi ro và mức vốn hóa thực sự của những chủ thể khác nhau
2.2.4. Những hạn chế của Basel II
Mặc dù được coi như một cơ chế quan trọng để đẩy mạnh cải cách và củng cố toàn
bộ công tác điều hành trong lĩnh vực tài chính, nhưng cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại
đã cho thấy những thiếu sót, bất cập của Basel II. Đó là:
 Việc áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến chưa có các tiêu chuẩn
có thể được chấp nhận rộng rãi.
Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 13

 Các phương pháp giám sát, đánh giá rủi ro chưa tính đến các hoạt động của
chu kỳ kinh doanh.

 Các cơ quan quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển mạnh mẽ những sản
phẩm dịch vụ có khoa học công nghệ cũng như mức độ rủi ro cao.
2.3 Hiệp ƣớc Basel III
2.3.1 Mục tiêu
- Nhắm tới việc cải tổ cấu trúc vốn ngân hàng.
- Tăng khả năng hồi phục của hệ thống ngân hàng toàn cầu bằng cách nâng cao số
lượng, chất lượng và tính nhất quán quốc tế của vốn ngân hàng và tính thanh khoản, đồng
thời giới thiệu các bộ đệm vốn trên các yêu cầu tối thiểu.
2.3.2 Nội dung Basel III
o Yêu cầu hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) vẫn là 8%
o Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên 4,5%
o Bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2.5%
Basel III cũng đồng thời đưa ra các định nghĩa về vốn, nhấn mạnh về vốn cổ phần
thường hữu hình và cách nhận biết các rủi ro trong quá trình sử dụng vốn. Hơn nữa, tất cả
các thành phần cơ bản của vốn và các khoản phải loại trừ liên quan như lợi thế thương
mại hoặc các tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được thể hiện để so sánh một cách đầy đủ
o Tùy theo hoàn cảnh quốc gia, một bộ đệm phản chu kỳ cũng phải được thiết lập
với mức từ 0% - 2.5% (được bảo đảm bằng vốn chủ sở hữu thường). Nói chung, phần
vốn đệm này chỉ đòi hỏi khi quốc gia đó có tăng trưởng tín dụng nóng, rủi ro cao, nguy
cơ dẫn đến rủi ro trong các hoạt động tín dụng một cách có hệ thống.
Đối với các ngân hàng có tỷ lệ thấp hơn 2.5% sẽ phải đối mặt với hạn chế về trả cổ
tức, mua lại cổ phiếu và tiền thưởng.
o Thỏa thuận Basel III được xem như là tập hợp các yêu cầu tối thiểu về cả hai
khía cạnh: nâng cao mức vốn và đơn giản hóa các khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường
ổn định tài chính quốc gia và toàn cầu. Tùy theo bối cảnh của mình, các quốc gia được
tự do áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt hơn nếu họ muốn.
Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 14

o Ngoài ra, Basel III còn đưa ra các biện pháp giám sát chặt chẽ các ngân hàng và

nhằm ngăn chặn việc lạm dụng chia thưởng hoặc chia cổ tức cao trong bối cảnh trình
trạng tài chính và tỷ lệ an toàn vốn không đảm bảo.
o Basel III cũng đồng thời rà soát lại các tiêu chuẩn (định nghĩa) vốn cấp 1 và vốn
cấp 2 và sẽ loại bỏ các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn khi giám sát chỉ tiêu an toàn vốn
tối thiểu. Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu: 6%
o Ngoài những nội dung đã đạt được sự đồng thuận như ở trên, Ủy ban Basel III
còn đề xuất các nội dung sau:
- Đầu tiên, chất lượng, tính đồng nhất và minh bạch của cơ sở vốn sẽ được tăng
lên. Vốn cấp 1 chủ yếu phải có cổ phần phổ thông và lợi nhuận. Vốn cấp 2 sẽ được hài
hòa, trong khi vốn cấp 3 sẽ bị loại bỏ.
- Thứ hai, tăng cường quản lý rủi ro khuôn khổ vốn bằng cách: Đề xuất kết hợp
quản lý thị trường và rủi ro tín dụng của đối tác; thêm nguy cơ CVA (điều chỉnh giá trị
tín dụng) do suy giảm xếp hạng tín dụng của đối tác; nâng yêu cầu vốn đối với các tổn
thất tín dụng đối tác phát sinh từ các hoạt động phái sinh của các ngân hàng, repo và các
giao dịch tài chính, chứng khoán; nâng yêu cầu vốn đệm dự phòng cho các tổn thất này.
Sơ đồ 1: Yêu cầu vốn theo Basel III
Nguồn: Kế hoạch mới về yêu cầu vốn (tháng 7 2011), Ủy ban Châu Âu
Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 15

- Thứ ba, sẽ giới thiệu một tỷ lệ đòn bẩy như một biện pháp bổ sung dựa trên
khuôn khổ quản lý rủi ro của Basel II.
- Thứ tư, giới thiệu một loạt biện pháp để thúc đẩy việc xây dựng các bộ đệm
vốn trong thời kỳ hanh thông để phòng cho giai đoạn căng thẳng.
- Thứ năm, giới thiệu một tiêu chuẩn thanh khoản toàn cầu tối thiểu cho các ngân
hàng toàn cầu, trong đó bao gồm yêu cầu thanh khoản tỷ lệ bảo hiểm 30 ngày, được củng
cố bằng một tỷ lệ thanh khoản cơ cấu dài hạn được gọi là Tỷ lệ tài trợ ổn định ròng.
2.3.3 Hạn chế Basel III
Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao
hơn, cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổi lịch sử

trong quy định về hoạt động ngân hàng. Trong đó, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)
được giữ nguyên ở mức 8%, nhưng Basel III yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1) của
các ngân hàng phải nâng từ 4% lên 6%. Trong 6% vốn cấp 1 đó, 4,5% phải là vốn của
các cổ đông phổ thông. Thời hạn để thực hiện riêng quy định này là ngày 1/1/2015. Lộ
trình để thực hiện Basel III bắt đầu từ tháng 1/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2019
Tuy chưa được thực thi nhưng các nhà nghiên cứu, ngân hàng lớn cũng đã có
những dự tính rủi ro khi áp dụng Basel 3, đó là:
 Các tiêu chuẩn Basel III không mang tính trói buộc, mà chỉ là cơ sở để mỗi
nước soạn thảo những qui định riêng sao cho thống nhất với nguyên tắc chung, điều
này sẽ dẫn đến những khác biệt giữa các nước trong việc thực hiện các qui định Basel.
Theo JPMorgan Chase & Co cho rằng, các ngân hàng Mỹ sẽ gặp bất lợi nếu các ngân
hàng châu Âu được phép tính toán tỉ trọng vốn khác nhau. Josef Ackerman (chi nhánh
Deutsche Bank tại Frankfurt) cũng đưa ra cảnh báo tương tự là, cách tiếp cận điều
chỉnh riêng rẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho thị trường tài chính và
kinh tế toàn cầu.
 Một lỗ hổng trong Basel III có thể là tỉ lệ đòn bẩy toàn cầu. Không như tỉ lệ
vốn tự có, tiêu chuẩn đòn bẩy so sánh vốn với toàn bộ tài sản mà không tính đến rủi ro,
mục tiêu là giới hạn tỉ lệ vốn mà ngân hàng có thể vay so với cổ phần thường. Các
ngân hàng châu Âu đã phản đối tỉ lệ đòn bẩy với lập luận là chế độ kế toán bảng cân
Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 16

đối ngân hàng Mỹ hẹp hơn so với các đối tác quốc tế nên việc hạn chế đòn bẩy có thể
dẫn đến sự đối xử không công bằng đối với các ngân hàng ngoài Mỹ.
 Mặc dù Ủy ban Basel đã đặt ra cơ chế bổ sung tổng tài sản trong trường hợp
tiêu chuẩn kế toán khác nhau, tuy nhiên, đề xuất của EU không cam kết thực hiện tỉ lệ
thanh khoản này cho đến năm 2018 như yêu cầu tại Basel III. Thay vào đó, EU xin
thời hạn 5 năm để xem xét lại tính hiệu quả của qui chế trong việc hạn chế rủi ro trước
khi ra quyết định mang tính bắt buộc. Đề xuất của EU cũng nới lỏng tiêu chuẩn thanh
khoản trong Basel III do qui chế yêu cầu các ngân hàng giữ đủ tiền mặt hay tài sản dễ

chuyển thành tiền để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn và dài hạn, bỏ sót qui định
thanh khoản đối với các nghĩa vụ trong 12 tháng và điều chỉnh thành nghĩa vụ trong 30
ngày để tính trái phiếu dự phòng thành tài sản thanh khoản. Đan Mạch, Thụy Điển và
Tây Ban Nha vận động cho việc điều chỉnh này vì các ngân hàng của họ nắm giữ nhiều
trái phiếu loại này, đây là loại chứng khoán được bảo lãnh bởi dòng tiền mặt từ vốn
góp cho vay cầm cố.
 Theo Vishal Vedi (Công ty Tư vấn tài chính Deloitte tại Luân Đôn) có những
mâu thuẫn trong nội dung Basel 3 như: Cộng hòa liên bang Đức bỏ các loại chứng
khoán lai ghép như nợ và cổ phần vào một rọ - loại chứng khoán này đang chiếm trên
50% nguồn vốn của một số ngân hàng Đức. Italia đòi phải tính cả tài sản hoãn nộp
thuế vào vốn cấp I - các khoản khấu trừ trong tương lai từ nghĩa vụ thuế bắt nguồn từ
các khoản lỗ hiện tại (Basel III chỉ cho phép sử dụng những tài sản này không quá
10% vốn ngân hàng, trong khi dự thảo của EU cho phép sử dụng không hạn chế phần
tài sản hoãn nộp thuế nếu đáp ứng những yêu cầu nhất định)… có thể ảnh hưởng xấu
đến qui chế vốn mới, như đã xảy ra khi cụ thể hóa Basel I và Basel II trước đây, nếu
nhiều nước xây dựng phiên bản riêng về qui chế vốn. Trong đó, lo ngại lớn nhất là sự
khác biệt giữa Mỹ và châu Âu về việc thực hiện Basel III sẽ tăng lên, khi tinh thần
Basel III bị bên này đẩy sang bên kia.




Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 17

PHẦN 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BASEL TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
3.1.1. Quy mô
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt

được những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc
Số lượng các Ngân hàng thương mại tăng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.
Ngân hàng Nhà nước đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, chỉ đạo, điều hành của
Chính phủ, chủ động, linh hoạt trong điều hành các giải pháp tiền tệ, ngân hàng phù hợp
với điều kiện từng thời kỳ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội.
Khuôn khổ pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng không ngừng được hoàn thiện,
ngày càng phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiến gần đến thông lệ, chuẩn mực quốc tế
Hệ thống các tổ chức tín dụng phát triển cả về số lượng, loại hình hoạt động, quy mô
mạng lưới, phương thức quản trị điều hành; huy động vốn và cho vay tăng nhanh, sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng từng bước được đa dạng hoá, góp phần tích cực thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
Về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ của các NH thương mại nhà nước: Agribank là
vẫn tiếp tục là ngân hàng đứng đầu về quy mô tổng tài sản, tiếp đó là sự vươn lên mạnh
mẽ của Vietinbank trong những năm gần đây, vượt qua BIDV và Vietcombank đứng thứ
2 với tổng tài sản 503.606 tỷ đồng.






Hiệp ƣớc vốn Basel
Nhóm 6 – CH Ngày 4 – K22 Page 18

Sơ đồ 2: Quy mô của các ngân hàng hiện nay

Về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ của các NH cổ phần: Theo số liệu mới nhất,

Techcombank là NHTMCP có tổng tài sản lớn nhất khối tư nhân. Có 11 ngân hàng đã bán
cổ phần cho nước ngoài, tỷ lệ từ 14,88 - 20%.






×