Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

đánh giá hiệu quả điều trị utbmtbg bằng phẫu thuật cắt gan tại bệnh viện k từ 2004- 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 78 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư gan nguyờn phỏt (UTGNP) là ung thư xuất phát từ thành phần
cấu tạo gan, bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG), ung thư biểu
mô tế bào ống mật, ung thư tổ chức liên kết, ung thư cơ trơn, ung thư trung
biểu mô, ung thư thần kinh nội tiết gan, trong đó, UTBMTBG hay gặp nhất và
chiếm đa số [2],[4],[19], [42].
Gọi là nguyờn phỏt để phân biệt với ung thư gan (UTG) thứ phát di căn
của các ung thư (UT) đường tiờu húa khác tới gan.
UTG là bệnh rất ác tính, hay gặp trên thế giới [45],[54],[67], [89]. Bệnh
nhân (BN) không điều trị thường tử vong từ 3 đến 6 tháng kể từ khi xuất hiện
triệu chứng đầu tiên [2], [30], [42], [44].
Theo thống kê của WHO năm 2000 thì UTGNP đứng hàng thứ 5 ở nam
giới và đứng hàng thứ 9 ở nữ giới [18] số lượng bệnh nhân UTGNP mới mắc
trên thế giới ước tính là 564.000 người. Trong đó, đại đa số là UTBMTBG.
Tuy nhiên tỷ lệ UTGNP khác nhau thùy theo khu vực địa lý, khu vực có tỷ
mắc bệnh cao nhất là châu Á và châu Phi chiếm 12%, trong khi đó, ở châu Âu
chỉ chiếm 9% và Bắc Mỹ chiếm 2% [77]. Riêng ở nước ta, UTG đứng hàng
thứ 4 chiếm 5-6% tổng số các UT. Tỷ lệ mắc UTG cũng có chiều hướng tăng
lên. Theo Phạm Hoàng Anh và cộng sự thì UTGNP đứng hàng thứ 3 ở nam
giới và đứng hàng thứ 6 ở nữ giới [1].
Yếu tố nguy cơ cao được công nhận gây nên xơ gan và UTG là virus
viêm gan B và gần đây là virus viêm gan C [47], [52], [59], [66], [70], [77].
Ngoài ra, nấm mốc, chất độc màu da cam, thuốc diệt côn trùng cũng có khả
năng gây UTG mạnh trên thực nghiệm.
1
Về mặt lâm sàng, giai đoạn đầu của ung thư gan là rất kín đáo, các dấu
hiệu lâm sàng đều không đặc hiệu như: mệt mỏi, chán ăn, đau tức nhẹ vùng
dưới sườn phải khiến người bệnh ít để ý. Trên thực tế người bệnh thường đi
khám khi có dấu hiệu đau nhiều, gan to, thậm chí đã tự sờ thấy u, sút cân
nhiều. Lúc này các dấu hiệu lâm sàng rõ rệt, bệnh đã muộn, khả năng cứu
chữa là rất hạn chế. Một số bệnh nhân được chẩn đoán bệnh qua việc khám


bệnh định kỳ hoặc nhân việc đi khám một bệnh khác mà phát hiện ra [4].
Đến nay có nhiều phương pháp để điều trị cho loại ung thư này như:
phẫu thuật, điều trị hóa chất, tia xạ, tiêm cồn vào khối u, nút mạch và nút hóa
chất (TACE: Transcatheter Arterial Chemo-embolization), đốt sóng cao
tần Tại Bệnh viện K trung ương, việc điều trị ung thư gan nguyờn phỏt chủ
yếu là phương pháp phẫu thuật và tiêm cồn vào khối u. Phẫu thuật cắt gan là
can thiệp nặng, đòi hỏi chọn lựa BN, kíp mổ và kíp gây mê hồi sức có kinh
nghiệm. Phẫu thuật triệt căn có diện cắt sạch u, khả năng khỏi bệnh và sống
thêm lâu dài đối với BN [35], [49], [55], [63], [65], [73], [78], [80], [81], [87].
Năm1996 lần đầu tiên triển khai phẫu thuật cắt gan trong UTG tại bện viện K,
trong suốt thời gian từ 1996 – 2003 số lượng rất hạn chế. Từ năm 2004 trở lại
đõy, cùng với sự gia tăng tỷ lệ BN UTGNP nhập viện thì việc điều trị căn bệnh
này tại Bệnh viện K cũng được tiến hành nhiều hơn bằng phương pháp phẫu
thuật. Hiện chưa có nghiờn cứu nào tại bệnh viện K về hiệu quả điều trị UTGNP
bằng phẫu thuật cắt gan. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm các mục
tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của UTBMTBG.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị UTBMTBG bằng phẫu thuật cắt gan
tại bệnh viện K từ 2004- 2009.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU GAN.
1.1.1. Vị trí .
Gan là một tuyến lớn nhất cơ thể, chiếm khoảng 2,5% trọng lượng cơ
thể ở người lớn và khoảng 5% trọng lượng cơ thể ở trẻ mới sinh.
Gan là một tạng mềm nằm trên mạc treo đại tràng ngang, ngay sát dưới
cơ hoành, ở vùng dưới hoành phải và phần lớn thượng vị.
Gan có hình quả dưa hấu bổ đụi, cú hai mặt là mặt trên (mặt hoành) và
mặt dưới (mặt tạng). Gan có một bờ là bờ dưới phõn cách giữa các mặt hoành

và mặt tạng.
1.1.2. Sự phân chia phõn thùy của gan.
* Dựa theo hình thể ngoài của gan.
Phân chia gan theo giải phẫu cổ điển: Gan gồm 4 phân thùy
- Thùy phải và thựy trỏi ngăn cách nhau bởi dây chằng liềm (mặt
hoành). Dây chằng liềm là dây chằng được tạo nên bởi nếp phúc mạc treo mặt
hoành của gan, mặt dưới cơ hoành vào thành bụng trước, kéo dài từ dây chằng
vành tới rốn.
- Mặt tạng: có hai rãnh đọc và một rãnh ngang chia gan thành 4 phõn thựy:
+ Rãnh dọc phải nối từ hố túi mật phía trước tới rãnh tĩnh mạch chủ
dưới ở phía sau.
+ Rãnh dọc trái nối từ khuyết dây chằng tròn (là di tích của tĩnh mạch
rốn) ở trước tới dây chằng tĩnh mạch rốn (là di tích của ống Arantius nối giữa
tĩnh mạch chủ trong thời kì bào thai) ở sau.
+ Rãnh ngang: là cửa gan, có động mạch gan, tĩnh mạch cửa và ống mật
đi qua.
3
Cỏc rãnh này chia gan thành 4 thùy:
+ Thùy phải: nằm bên phải rãnh dọc phải.
+ Thựy trái: nằm bên trái rãnh dọc trái.
+ Thựy vuông: nằm giữa hai rãnh dọc và trước rãnh ngang.
+ Thựy đuôi: nằm giữa hai rãnh dọc và sau rãnh ngang.
* Phân chia gan theo Tôn Thất Tùng [39]
Phương pháp phân chia thựy, phõn thùy gan theo Tôn Thất Tùng (1964)
là cơ sở để chẩn đoán vị trí tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh và cũng là cơ
sở để phẫu thuật gan, mật. Cơ sở của sự phân chia này là sự phân chia theo
mạch máu, tĩnh mạch cửa và đường mật. Sự phân chia gan theo Tôn Thất
Tùng như sau:
- Nửa gan phải được phân chia thành hai thùy là phõn thựy trước và
phõn thựy sau.

- Nửa gan trái chia thành hai phõn thựy là phõn thựy cạnh giữa và phõn
thựy bờn, chỳng được ngăn cách nhau bởi khe rốn.
- Riờng thựy đuụi tạo thành thùy lưng.
Cỏc thùy này lại được phân chia thành các hạ phõn thựy được đánh số
từ I đến VIII.
- Phõn thựy bờn: Gồm hai hạ phõn thựy là hạ phõn thựy II và III.
- Phõn thùy cạnh giữa: Hạ phõn thựy IV, tương ứng với thựy vuụng
theo cách phân chia cổ điển.
- Phõn thùy lưng: Hạ phõn thựy I, tương ứng với thùy đuổi theo phõn
thựy chia cổ điển.
- Phõn thùy trước: Gồm hạ phõn thựy V và VIII.
- Phõn thùy sau: Gồm hạ phõn thựy VI và VII.
4
1.1.3. Mạch máu gan.
Gan là tạng được nuôi bởi hai hệ mạch máu là động mạch gan và tĩnh
mạch cửa.
* Động mạch gan.
Bình thường, động mạch gan chỉ cấp khoảng 25% lượng máu tới gan.
- Động mạch thân tạng: là nhánh tách ra từ động mạch chủ bụng, thường
ở vị trí khoảng 12 giờ, chỗ xuất phát ngang với đốt sống T12-L1. Thân tạng là
một động mạch dài độ 1-3cm. Động mạch thân tạng bình thường tách ra ba
nhánh đó là: động mạch vị trái, động mạch lách và động mạch gan chung.
- Động mạch gan là một nhánh to nhất trong ba nhánh của thân tạng.
Động mạch gan chung khi tới bờ trái của tĩnh mạch cửa thì chia làm hai
ngành: động mạch vị tá tràng và động mạch gan riêng.
- Động mạch gan riêng chạy ngược lên trước tĩnh mạch cửa, lách giữa
hai lá mạc nối nhỏ rồi chia hai ngành cùng là nhánh gan phải và trái.
- Nhánh phải to, chạy vào gan phải và chia cỏc nhỏnh bờn là động mạch
túi mật, động mạch thựy đuụi, động mạch phõn thựy trước, động mạch phõn
thựy sau.

- Nhỏnh trái cho cỏc nhỏnh là động mạch thựy đuụi, động mạch phõn
thựy giữa, động mạch phõn thựy bờn.
- Động mạch gan riờng tỏch một nhỏnh bờn cho dạ dày là động mạch vị
phải.
- Đó là sự phân bố thường gặp nhất.
- Động mạch túi mật là một nhánh của động mạch gan, lúc ngắn thỡ
tỏch ở ngành phải của động mạch gan, ngay trong khu rốn gan. Dài thỡ tỏch ở
động mạch gan riêng chạy ở phía trước hoặc phía sau của ống gan.
* Tĩnh mạch cửa.
Tĩnh mạch cửa bình thường chiếm khoảng 75% lượng máu đến nuôi gan.
5
- Nguyên ủy: Tĩnh mạch cửa được tạo thành do hợp lưu của tĩnh mạch
mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách. Tĩnh mạch lách trên đường đi của nó
còn nhận thêm một tĩnh mạch lớn là tĩnh mạch mạc treo tràng dưới. Ngoài ra,
tĩnh mạch cửa còn nhận thờm cỏc nhỏnh tĩnh mạch túi mật. Tĩnh mạch cạnh
rốn, tĩnh mạch vị phải, tĩnh mạch vị trái và tĩnh mạch trước môn vị.
- Đường đi: Tĩnh mạch cửa từ nguyên ủy chạy chếch sang phải, ra
trước, trong mạc nối nhỏ cùng động mạch gan riêng và ống mật chủ. Ba thành
phần này tạo nên cuống gan. Tại cuống gan, tĩnh mạch cửa chạy phía sau
động mạch gan riêng và ống mật chủ. Đến cửa gan, tĩnh mạch cửa tách thành
hai nhánh là nhanh phải và nhỏnh trỏi chạy vào hai nửa gan phải và gai trái.
- Nhánh phải của tĩnh mạch cửa chia thành cỏc nhỏnh đi vào phõn thùy
trước và phõn thựy sau, sau đó chia tiếp thành cỏc nhỏnh đi vào các hạ phõn
thựy V, VIII, VI, VII.
- Nhỏnh trái của tĩnh mạch cửa tách ra cỏc nhỏnh cho các hạ phõn thựy
II, III, IV. Riờng phõn thựy I hay thựy đuụi không có nhánh của tĩnh mạch
cửa. Nhỏnh trỏi của tĩnh mạch cửa còn nhận thêm hai tĩnh mạch là tĩnh mạch
rốn (đã tạo thành dây chằng tròn) và ống tĩnh mạch. (Ống Arantius hay là dây
chằng tĩnh mạch).
- Tĩnh mạch cửa nối với tĩnh mạch chủ qua cỏc vũng nối quanh thực

quản, vòng nối quanh trực tràng, quanh rốn và quanh phúc mạc.
* Các tĩnh mạch trên gan
- Động mạch gan và tĩnh mạch cửa khi đi đến gan, chúng được chia
nhánh vào cỏc phõn thựy và hạ phõn thựy và được chia nhỏ dần tới các tiểu
thùy gan, sau đó chúng được dẫn lưu bởi các tĩnh mạch gian tiểu thùy. Những
tĩnh mạch gian tiểu thùy này tập trung thành những tĩnh mạch lớn hơn và cuối
cùng tạo thành ba tĩnh mạch trên gan là tĩnh mạch trên gan trái, tĩnh mạch trên
gan phải, tĩnh mạch trên gan giữa. Ba tĩnh mạch trên gan này đổ vào tĩnh
6
mạch chủ dưới. Ngoài ra, cũn cú cỏc mạch nhỏ chạy từ thựy đuụi đổ thẳng
vào tĩnh mạch chủ dưới.
Hình 1.1: Giải phẫu gan và các thành phần liên quan
1.1.4. Đường mật.
Gồm đường mật trong và ngoài gan. Đường mật ngoài bao gồm: túi mật, ống
túi mật, ống gan chung, ống mật chủ. Đường mật trong bao gồm: ống gan phải,
ống gan trái, ống gan phõn thựy, ống gan hạ phõn thùy và ống gan tiểu thùy.
Bất thường về giải phẫu:
Nghiên cứu của Tôn Thất Tùng cho thấy có nhiều bất thường ở giải phẫu:
ở gan phải nhiều hơn ở gan trái, cuống gan nhiều hơn ở trong gan [40].
Ống mật chung bắt đầu bằng 3 ống (13%). Trượt từ phải qua trái: ống
phõn thùy sau chạy vào ống gan trái (19%), ống phõn thựy trước chạy vào
ống gan trái (3%). Trượt từ trái sang phải: ống III chạy vào ống phõn thùy
trước (1%), ống III chạy vào ống phõn thùy giữa đục vào ống phõn thùy sau
7
Tĩnh mạch trên gan phải
Tĩnh mạch trên gan giữa
Tĩnh mạch trên gan trái
Dây chằng tròn
Ống gan chung
Tĩnh mạch chủ dưới

Động mạch gan
Tĩnh mạch cửa
Ống mật chủ
Túi mật
Ống túi mật
(2%), ống III chạy vào ống phõn thựy giữa đục vào ống phõn thựy trước
(1%).
Ống mật chớnh bắt đầu bằng 4 ống: ống phõn thựy trước hợp với ống II,
ống phõn thựy sau hợp với ống phõn thựy giữa chạy vào ống III (6%).
Một nghiên cứu khỏc phõn đường mật ra 4 loại :
Loại I: có một ống cho gan phải và một ống cho gan trái.
Loại II: có 2 ống mật, cho gan phải hoặc cho gan trái.
Loại III: có 3 ống mật cho gan phải hoặc cho gan trái.
Loại IV: có 2 ống mật cho gan phải và 2 ống mật cho gan trái [32].
1.2. SINH Lí GAN.
Gan là một cơ quan tuyến lớn nhất cơ thể được chia hai thùy gan (phải và
trái) bởi dây chằng liềm. Đơn vị chức năng của gan là tiểu thùy gan [70].
Các chức năng chính của gan bao gồm: biến đổi axit amin dư thừa thành
urờ cân bằng nội mô, tổng hợp một vài axit amin, biến đổi tinh bột, protein
thành chất béo, dự trữ glucoza (dưới dạng glucogen) giải phóng năng lượng,
tạo và tiết mật (kiềm) để phân hủy chất béo, lọc và khử độc, tạo prothrombin,
fibrinogen tham gia quá trình điều hòa cầm và đụng mỏu, tiờu sợi huyết
1.3. DỊCH TỄ HỌC UTGNP.
UTGNP là một bệnh lý ác tính thường gặp trên thế giới [67], [89]. Đặc
biệt thể UTBMTBG chiếm đa số và mắc nhiều ở nam giới trên 30 tuổi [55],
[70]. Các nước có nguy cơ mắc thấp hơn là ở chõu Âu và ít gặp tại Mỹ và Bắc
Mỹ [77]. Các nước châu Âu, tỷ lệ mắc UTG hàng năm chỉ vào khoảng
4/100.000 người [88]. Tại Mỹ và Bắc Mỹ khoảng dưới 10.000 người mắc
bệnh hàng năm, ước tính chiếm gần 2% các loại UT. Hàng năm tần xuất gặp
khoảng 2,9/100.000 người nam và 1,2/100.000 người nữ. Tỷ lệ thấp tương tự

cũng được thấy ở Anh, Canada, Úc, Nam Mỹ [57]. Tại các khu vực nguy cơ
cao (châu Á và Châu Phi), UTBMTBG là một vấn đề xã hội nặng nề của khu
8
vực [67]. Tỷ lệ mắc bệnh của người Trung Quốc tại Singapor khoảng
34/100.000 người, 65/100.000 người ở Zimbabwe và lên tới 100/100.000
người ở Mozambique và Đài Loan, tỷ lệ mắc ở nam: nữ là 5:1 [86]. Hình như
có liên quan tới môi trường và tập quán sinh hoạt. Khi mắc UTG trên xơ gan
về giới là 4 nam: 1 nữ và ở độ tuổi khoảng trên 50 tuổi. Trong UTGNP thì UT
thể mảng xơ thường xuất hiện ở người trẻ (23-26 tuổi) chiếm đều cả 2 giới và có
thời gian sống thêm sau mổ dài hơn cả. Các thống kê cho thấy người da đen ở
Nam Phi có tỷ lệ mắc bệnh rất cao: 28/100.000, cao hơn người da đen Mỹ:
8/100/000 và còn cao hơn ở nhiều người Mỹ da trắng 2,4/100.000 [86].
Việt Nam nằm ở vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao và UTGNP ngày càng phổ
biến. Theo Tôn Thất Tùng (1964), trong số 5492 trường hợp UT các loại, có 159
UTG (2,9%), từ 1962 – 1968, trong số 7911 UT các loại có 791 UTG (10%),
trung bình mỗi năm có 144 trường hợp; từ năm 1972 – 1982, bệnh viện Việt Đức
đã mổ 867 trường hợp UTG [40], [42]. Theo Phạm Hoàng Anh và cộng sự thì
UTGNP đứng hàng thứ 3 ở nam giới và đứng hàng thứ 6 ở nữ giới, tính chung
cả hai giới đứng hàng thứ 4 chiếm 5-6% tổng số các UT, tỷ lệ mắc UTG cũng
có chiều hướng tăng lên [1].
Theo Đoàn Hữu Nghị (1996), tỷ lệ mắc bệnh UTG tại Hà Nội đứng hàng
thứ 2 sau UT dạ dày. So với giai đoạn 1988 – 1992 thì mắc UTG tăng 33.1%
ở nam và 12,5% ở nữ, tuổi hay gặp ở lứa tuổi trung niên [28].
1.4. NGUYÊN NHÂN UTGNP.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ liên quan tới UTGNP. Bao gồm chế độ dinh
dưỡng không tốt, có nhiều chất gây UT như: nitrosamin trong dưa muối,
Afltoxin trong thực phẩm ôi thiu, nấm mốc [61], viêm gan B mạn tính, xơ gan
do rượu Mặc dự cỏc yếu tố này đều có vai trò sinh bệnh song VRVG B có vẻ
đóng vai trò lớn nhất trong sinh bệnh học của hầu hết UTGNP [59]. Các
nghiên cứu dịch tễ lâm sàng và thực nghiệm đã chứng minh mối liên quan đặc

biệt và chủ yếu giữa VRVG B và gần đây là VRVG C với xơ gan và UTG
9
[48]. Các nghiên cứu về nguyên nhân bệnh sinh liên quan giữa VRVG và
UTGNP đã có nhiều tiến bộ, chỉ ra một dòng tế bào u ở người có axit
desoxyribonucleic của VRVG B (DNA – VRVG B) tổng hợp trong gen tế bào
gan và được thể hiện bởi kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg). Sự tổng
hợp của DNA – VRVG B cũng được thấy ở cả hai dòng tế bào u gan và mẫu
khối u lấy được từ bệnh nhân UTG. Tỷ lệ nhiễm VRVG B ở bệnh nhân
UTGNP là 13% trong một nghiên cứu hồi cứu ở Mỹ [47]. BN nhiễm VRVG
B, hậu quả gây nên viêm mạn tính, hủy hoại tế bào gan gây xơ gan là có liên
quan mạnh mẽ tới việc phát triển một UTGNP đã được chứng minh [52].
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về yếu tố nguy cơ VRVG B cũng đã
được tiến hành từ nhiều năm trước đây. Tình hình lây nhiễm VRVG B tại các
đối tượng như đường lây truyền bệnh từ mẹ sang con, diễn biến lâm sàng trầm
trọng của bệnh nhân bị nhiễm VRVG B để lại hậu quả nhiễm dai dẳng VRVG B,
viêm gan mạn tính, xơ gan [42].
Xơ gan thể khối u đặc biệt hay gặp trên bệnh nhân UTBMTBG ở châu Á,
ngược lại thể xơ lan tỏa lại gặp nhiều ở Bắc Mỹ [89]. Xơ gan làm giảm khả
năng tổng hợp lại phần gan bình thường. Xơ gan liên quan mật thiết tới
UTGNP, là yếu tố nguy cơ gây nên UTGNP thậm chí cả ở bệnh nhân
không có bằng chứng bị nhiễm VRVG B và VRVG C [59]. Xơ gan có mặt
trong 50-89% trong bệnh nhân UTGNP ở nhiều nghiên cứu tại các khu vực
khác nhau, đặc biệt là tại châu  và châu Mỹ, nơi có tiêu thụ nhiều rượu [57],
[70], [84], thường xuất hiện ung thư ở bệnh nhân điều trị xơ gan trong một
thời gian dài.
Tại Việt Nam, xơ gan thường thấy trên một UTG khoảng từ 52,4% đến
80% [2], [20].Chất độc màu da cam mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh đã và
đang được tiếp tục nghiên cứu hậu quả của nó dẫn tới UTG cho người dân
Việt Nam và là nguyên nhân gây UTG mạnh trên thực nghiệm [7], [40], [41].
10

1.5. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ GAN.
1.5.1. Đặc điểm lâm sàng:
Trên một người có tiền sử khỏe mạnh hay nhiễm VRVG B, VRVG C
mạn tính, xơ gan hay liên quan với một số yếu tố nguy khác như tiếp xúc
thuốc diệt côn trùng, hóa chất, chất độc màu da cam thấy xuất hiện các dấu
hiệu mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, đau tức nặng vùng dưới sườn phải, càng về
sau càng đau nhiều hay đau rất mơ hồ là các triệu chứng gợi ý của một UTG.
Diến biến UTG giai đoạn sớm thường rất thầm lặng. Nếu có các triệu chứng
lâm sàng của UTGNP tiến triển, tiên lượng bệnh nhân chỉ sống vài tháng [2],
[30]. Một dấu hiệu cần lưu ý là yếu tố giới, các nghiên cứu đã chỉ ra là
UTGNP thường gặp ở nam giới [82], [84]. Một số BN có biểu hiện sốt từng
đợt hay liên tục không rõ nguyên nhân hoặc có cơn hạ đường huyết [4]. Cũng
có thể gặp một BN bị xơ gan teo, bụng có dịch cổ chướng, chảy máu do vỡ
tĩnh mạch thực quản, vàng da hoặc biểu hiện bệnh não. Phát hiện một u gan to
và tuần hoàn bàng hệ, kết hợp với vỡ gan đó chắc chắn là UTG giai đoạn tiến
triển [50], [57].
UTGNP giai đoạn sớm có thể chỉ có gan to hay không phát hiện được
đặc biệt gỡ trờn cỏc bệnh nhõn cú nguy cơ cao mắc bệnh UTG. Sử dụng siêu
âm và xét nghiệm AFP có thể chẩn đoán được UTG giai đoạn sớm nhất là ở
BN có tiền sử nhiễm VRVG B mạn tính hay có xơ gan [47].
Di căn thường thấy trong UTGNP giai đoạn muộn [86]. Di căn phổi, di
căn xương hoặc các vị trí không thường gặp cũng có thể gợi ý đế chẩn đoán
bệnh UTG [64]. Hơn ẵ BN có lan tràn di căn ngoài gan. Một số khỏc cú cơn
đau bụng cấp tính vì vỡ u (thường gặp tại châu Á) hoặc khối u chèn ép thâm
nhiễm tĩnh mạch cửa gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa hoặc xâm lấn tĩnh mạch
trên gan, tĩnh mạch chủ dưới gây ra hội chứng Budd Chiari cấp tính hay bán
cấp tính [82]. Di căn UTGNP thường xâm lấn cơ hoành và các cơ quan lân
11
cận như dạ dày, liên quan tới tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch cửa, không
thường xuyên xâm lấn tĩnh mạch trên gan Hiếm có ghi nhận về biến chứng

nội tiết và hội chứng cận ung thư [13], [54].
Trước đây, tại Việt Nam, đa số BN UTGNP đến khám bệnh vì đau
bụng vùng dưới sườn phải, có khi cả bên trái, kèm phát hiện thấy có khối u ở
vùng gan [9], [42], [43].
1.5.2. Đặc điểm cận lâm sàng
* Một số xét nghiệm về chức năng gan như men gan (SGOT, SGPT),
điện đi Protein máu (đánh giá tỷ lệ A/G), chức năng đụng máu (Prothrombin),
Bilirubin máu là những xét nghiệm không đặc hiệu để chẩn đoán ung thư tế
bào gan [4].
* AFP (Alpha foeto Protein) [8], [14].
Là một protein trong huyết thanh, xuất hiện ở thời kỳ bào thai. Nó chỉ
tồn tại sau khi trẻ ra đời khoảng 3 đến 4 tuần. Đối với người lớn, bình thường
nồng độ của AFP trong máu thấp hoặc không có (chỉ số bình thường của nó là
từ 0 đến 20ng/ml). Khi bệnh nhân bị mắc ung thư biểu mô tế bào gan, lượng AFP
có thể tăng cao. Vì sự tăng nồng độ của loại Protein này, nó có thể giúp chẩn đoán
ung thư biểu mô tế bào gan. Tuy nhiên, sự tăng nồng độ AFP trong máu đạt đến
mức có ý nghĩa là trên 500ng/ml thường chỉ đạt 60 đến 75%. Đối với những khối
u nhỏ thì AFP tăng đến mức có ý nghĩa chỉ đạt được khoảng 25%.
Có mối tương quan giữa nồng độ AFP với số lượng, kích thước khối u
và thời gian sống của bệnh nhân: Tỷ lệ AFP dương tính mạnh (> 500ng/ml) ở
những trường hợp có từ 2 khối u trở lên là 84,00%, cao hơn những trường hợp
chỉ có một khối u. Tỉ lệ AFP dương tính mạnh ở những trường hợp khối u lớn
(đường kính > 3cm) là 83,33%, cao hơn rõ rệt so với những trường hợp có
khối u nhỏ (33,33%). Tỉ lệ AFP dương tính mạnh cũng chiếm phần đông các
bệnh nhân có thời gian sống thêm ngắn [14].
12
Khi nồng động AFP thấp hơn, nú cú độ đặc hiệu không cao vì có thể
gặp trong những u loạn sản phôi ác tính, ung thư dạ dày, trong viêm gan và có
thể gặp ở những phụ nữ có thai trên 3 tháng.
Nồng độ AFP giảm nhanh ở những bệnh nhân được điều trị phẫu thuật

cắt bỏ khối hoặc các phương pháp điều trị khác. Sự tăng AFP trở lại sau điều
trị thể hiện bệnh tái phát hoặc thất bại của điều trị. Vì vậy AFP còn được dùng
để đánh giá kết quả điều trị và theo dõi tiên lượng bệnh [14].
Sự tăng của AFP không cho biết số lượng, kích thước cũng như sự lan
tràn của của khối u. Tuy vậy, nó có ý nghĩa đối với sự đánh giá về kết quả
điều trị như sự giảm nồng độ của AFP sau điều trị.
* Chẩn đoán hình ảnh
Một phim chụp XQ ngực – bụng thông thường có thể cho thấy gián tiếp
hình ảnh gan phì đại hay gan teo nhỏ, hay tình cờ phát hiện canxi hóa trong tổ
chức khối u gan nguyờn phỏt. Đường cong mềm mại của vòm hoành trở thành
nham nhở, gấp khúc trên phim chụp thường, thể hiện một thâm nhiễm của u
gan ở mặt trên gan [86]. Chụp dạ dày, tá tràng cản quang toàn thể cho thấy sự
giãn rộng của bờ cong nhỏ dạ dày thể hiện sự đè đẩy của khối u gan trái hay u
vùng nửa dưới gan. XQ phổi còn cho biết sự di căn thường thấy ở phổi của
UTGNP [2].
Siêu âm là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh không can thiệp trên cơ
thể, khụng gõy biến chứng, hiệu quả cao và kinh tế, để chẩn đoán ung thư gan.
Siêu âm có thể phát hiện trường hợp u gan không biểu hiện triệu chứng lâm
sàng, u ở sõu khụng sờ thấy và một số tổn thương u nhỏ hơn 3cm [54]. Hầu
hết các tổn thương phát hiện trên siêu âm là một vùng tăng đậm âm, thỉnh
thoảng gặp giảm âm ở giữa u gan do hoại tử khối u [46]. Siêu âm nội soi được
sử dụng để chẩn đoán mức độ xâm lấn của u gan và hạch vùng, đặc biệt có thể
chẩn đoán phân biệt một UTGNP và một u máu gan bằng một siêu âm màu
13
[58]. Hơn nữa siêu âm còn rất hữu ích trong mổ để phát hiện thêm tổn thương
bất thường mà không phát hiện được trước mổ, để hướng dẫn phẫu thuật viên
cắt gan điều trị UTGNP [68]. Đồng thời sử dụng siêu âm để hướng dẫn kim
sinh thiết gan trong chẩn đoán tế bào và mô bệnh học [24], trong điều trị UTG
bằng tiêm cồn [3].
Tại Việt Nam, siêu âm là phương tiện được sử dụng thông thường để

chẩn đoán UTG, với giá trị chẩn đoán cao, rất phù hợp với hoàn cảnh kinh tế
Việt Nam. Siờu õm còn được dùng để sàng lọc đối tượng có nguy cơ mắc
UTG. Theo Hoàng Kỷ, sử dụng siêu âm đã phát hiện được bệnh nhân UTGNP
ở giai đoạn sớm tới 4,1% [21].
Chụp cắt lớp vi tính xác định được các u gan nguyờn phỏt và ổ di căn;
mô tả sự lan rộng của khối u, lập kế hoạch điều trị UTG. Tuy nhiên, hiệu quả
chẩn đoán kém hơn so với siêu âm nội soi trong phát hiện u gan, đặc biệt đối
với các tổn thương nhỏ và chưa phát hiện hoàn toàn được u lành và u ác [58].
Chụp cộng hưởng từ có khả năng phát hiện được các tổn thương ung
thư giai đoạn sớm. Phương pháp này cho thấy mức độ của sự tương phản giữa
u lành và u ác tính [86]. Tuy nhiên khi kết hợp với chụp cắt lớp vi tính thì hiệu
quả chẩn đoán càng cao, phát hiện được cả những tổn thương UTG hiếm gặp
như UTG mảng xơ, trong việc nêu được đặc trưng của UTG mảng xơ.
Nội soi đường tiêu hóa được áp dụng để phát hiện tổn thương giãn tĩnh
mạch thực quản trong bệnh UTG có xơ gan gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa,
đồng thời tiến hành điều trị tiêm xơ tĩnh mạch thực quản trước phẫu thuật để
dự phòng suất huyết đường tiêu hóa trên sau phẫu thuật [62].
Chụp nhấp nháy phóng xạ cho hiệu quả chẩn đoán UTG rất cao hơn hẳn
các phương pháp trên. Hiện nay đang phát triển kỹ thuật sử dụng kháng thể
đơn dũng cú gắn đồng vị phóng xạ như một đầu dò để phát hiện các khối u
đặc hiệu và các ổ di căn. Nhưng ngược lại, chụp cắt lớp mô tả tổn thương của
14
bệnh và sự thâm nhiễm ngoài gan tốt hơn [58]. Chụp động mạch gan đơn
thuần sử dụng trong UTG cho biết vị trí, kích thước và số lượng u, tổn thương
vệ tinh của khối u và sơ đồ mạch máu đếm gan, rất có ý nghĩa trong việc lập
kế hoạch trong điều trị UTG bằng phương pháp nút mạch [25].
Chẩn đoán tế bào học cũng được áp dụng để chẩn đoán xác định
UTGNP với độ chính xác cao, theo Đào Văn Long thì độ chính xác của chẩn
đoán tới 99,6% [24]. Tuy nhiên cần phải có một đòi hỏi kỹ thuật để tránh chảy
máu từ mạng mạch tăng sinh của khối u hay của một u máu chưa được chẩn

đoán ra.
Nếu chưa có chẩn đoán rõ ràng cần tiến hành kim sinh thiết gan để
chẩn đoán, nếu u gan được xem xét cắt gan thì sinh thiết u trong mổ là điều
rất cần thiết.
1.5.3. Chẩn đoán giải phẫu bệnh [15].
* Đại thể: Cú nhiều cách phân loại đại thể trong UTBMTBG khác nhau
đã được đề xuất, trong đó, phân loại Eggel từ 1901 đã được sửa đổi, bổ xung
và đã được áp dụng rộng rãi hơn cả cho tới hiện nay. Theo cách phân loại này
thì UTBMTBG gồm ba thể chính: thể nốt, thể khối và thể lan tỏa. Ở Việt Nam
từ trước đến nay vẫn áp dụng theo phân loại này .
* Mô bệnh học :
- Thể bè.
- Thể giả tuyến và tuyến nang.
- Thể đảo.
- Thể nhú.
- Thể đặc.
- Thể tế bào sáng.
- Thể xơ.
- Thể tế bào đa hình thái.
- Thể dạng sarcom.
15
* Phân độ mô học của u:
- Biệt húa rừ
- Biệt hóa vừa.
- Biệt húa kộm.
- Không biệt hóa.
1.5.4. Chẩn đoán giai đoạn theo TNM
Hệ thống phân loại TNM của Hiệp hội Quốc tế chống ung thư (UICC) hay
phân loại cải tiến của Hiệp hội chống UT Hoa kỳ (AJCC) bao gồm sự phân loại
sau [53]:

- Giai đoạn I: T
1
N
0
M
0
- Giai đoạn II: T
2
N
0
M
0
- Giai đoạn III
a
: T
3
N
0
M
0
- Giai đoạn III
b
: T
31−
N
1
M
0
- Giai đoạn IV
a

: T
4
N
10

M
0
- Giai đoạn IV
b
: T
x
N
x
M
1
(T
x
: T bất kỳ, N
x
: N bất kỳ)
* Để xem xét khả năng cắt gan cũng như tiên lượng sau mổ, sau điều trị
tiêm cồn cần tiến hành xác định mức độ xơ gan theo thang điểm Child-Pugh
(1982) [53]:
- Child-Pugh A: (5-6 điểm) tiên lượng tốt
- Child-Pugh B: (7-9 điểm) tiên lượng dè dặt.
- Child-Pugh C: (10-15 điểm) tiên lượng xấu.
Bảng 1.1: Phân độ xơ gan theo Child – Pugh
16
Điểm số
Triệu chứng

1 2 3
Não – gan 0 Nhẹ Trung bình
Cổ chướng 0 Ít Nhiều
Bilirubin máu (
µ
mol/l)
< 35 35-50 > 50
Albumin máu ( g/l) > 35 30-35 < 30
Tỉ lệ Prothrombin máu ( % ) > 70 40-70 < 40
Theo Nagasue (1999), có thể tiến hành cắt được gan cho UTBMTBG
thu được kết quả tốt với BN trẻ tuổi với xơ gan ở loại Child B mà không có
biểu hiện viêm gan [73]. Như vậy xơ gan là yếu tố cần xem xét trong việc mở
rộng chỉ định cắt gan.
1.6. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UTGNP VÀ KẾT QUẢ.
Hiện nay, điều trị UTG trên thế giới chủ yếu là phẫu thuật [42],
[57]. Tuy nhiờn, tùy giai đoạn sớm hay muộn của bệnh ở từng BN mà có
phương pháp điều trị cụ thể thích hợp với mục đích kéo dài thời gian sống
thêm cho BN mắc căn bệnh ác tính này [44].
1.6.1. Điều trị bằng phẫu thuật.
Tỷ lệ phẫu thuật có tính triệt để chỉ chiếm từ 10-20%, tức là khoảng
hơn 80% UTG khi được chẩn đoán thì tiên lượng rất xấu do khụng cũn khả
năng phẫu thuật triệt để [57]. Chỉ định phẫu thuật cắt gan đối với u gan từ giai
đoạn T
1
đến T
3
, N
0
,N
1

,M
0
(theo phân chia TNM), chưa có huyết khối tĩnh
mạch cửa, chưa có cổ chướng, chức năng đụng mỏu bình thường. Chống chỉ
định khi UTG ở cả hai thùy, khối u ở mức độ T
4
, huyết khối tĩnh mạch cửa,
cổ chướng, rối loạn đụng mỏu [4].
 Các phương pháp phẫu thuật
• Phẫu thuật cắt gan.
- Lịch sử cắt gan [33]
+ Giai đoạn cắt gan không theo cấu trúc giải phẫu học của gan.
17
Năm 1716, Berta đã cắt bỏ một mảnh gan vỡ ra ở một nạn nhân tự đâm
vào bụng bằng dao. Năm 1870, Bruns cắt bỏ một phần gan bị tổn thương ở
một thương binh trong chiến tranh Pháp – Phổ. Năm 1886, Lius cắt bỏ khối u
ở thựy trỏi gan, bệnh tử vong sau 6h do chảy máu. Năm 1888, Langenbach cắt
bỏ một khối u có cuống gan trái, tuy hậu phẫu nặng nề nhưng bệnh nhân sống.
Năm 1890, Tiffany lần đầu báo cáo một trường hợp cắt gan trái do u, tác giả
dựng kộo và đốt điện. Năm 1892, Keen đã cắt bỏ nang gan ở rỡa thựy phải
gan; năm 1897 tác giả cắt bỏ u máu gan và năm 1898 đã cắt bỏ được một khối
ung thư gan nguyờn phỏt lớn ở gan trái. Năm 1910, Wendel cắt bỏ gần hết
thủy phải gan do ung thư nguyờn phỏt: buộc động mạch và đường mật tại
cuống gan, không buộc tĩnh mạch cửa. Người bệnh sống được 9 năm. Năm
1949, Wangensteen cắt bỏ toàn bộ thùy phải gan do ung thư dạ dày di căn.
+ Giai đoạn cắt gan theo cấu trúc giải phẫu học của gan [33]
Năm 1952 được xem là cột mốc của cắt gan theo cấu trúc giải phẫu
trong gan, do Lortat – Jacob và Robert khởi xướng. Các tác giả dùng đường
mổ ngực – bụng, kiểm soát mạch máu từ cuống gan.
Phương pháp cắt gan của Tôn Thất Tựng đó được trình bày trong bản

luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú năm 1939 tại Hà Nội. Năm 1962, phương
pháp cắt gan Tôn Thất Tùng công bố ở Đức, năm 1963 ở Anh. Năm 1964 tại
Hội nghị quốc tế phẫu thuật gan ở LYON (Pháp), Tôn Thất Tùng và Nguyễn
Dương Quang đã trình bày một thống kê của bệnh viện Việt Đức trong 4 năm
gồm 311 trường hợp cắt gan có kế hoạch, 72 trường hợp bên phải và 259
trường hợp bên trái. Thống kê này đã đủ sức thuyết phục để tạo nên một vị trí
vững chắc cho kỹ thuật cắt gan Tôn Thất Tùng. Năm 1966 phương pháp này
đoợc đưa vào Bách khoa toàn thư về phẫu thuật của Pháp.
Năm 1978, Bismuth đã kết hợp hai phương pháp cắt gan có kế hoạch để
xây dựng nên phương pháp của tác giả: thành phần của cuống Glisson được
18
thắt ở rốn gan (kỹ thuật Lortat - Jakob) cũn cỏc tĩnh mạch trên gan được cắt ở
trong nhu mô gan (kỹ thuật Tôn Thất Tùng).
- Vai trò của phẫu thuật cắt gan.
Phẫu thuật cắt gan được coi là phương pháp điều trị tốt nhất kéo dài
thời gian sống có chất lượng cho bệnh nhân UTGNP [62]. Cắt gan có liên
quan đến tỷ lệ tử vong phẫu thuật và tỷ lệ tử vong do bệnh cao. Do vậy trước
kia phương pháp này không được thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, với sự
tiến bộ của y học hiện nay, phẫu thuật cắt gan có thể được sử dụng với việc
chấp nhận tỷ lệ tử vong phẫu thuật và tỷ lệ tử vong do bệnh.
Farid H. (1994), phân tích kết quả 100 trường hợp cắt gan ở Mỹ cho
thấy tỷ lệ máu trung bình là 900ml, thời gian phẫu thuật trung bình là 221
phút và thời gian nằm viện trung bình 6 ngày. Tỷ lệ tử vong phẫu thuật 2%; tỷ
lệ chết bệnh viện 22% [56].
Miyagawa S. (1995), cũng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ chết
bệnh viện là: thời gian mổ kéo dài, cắt gan lớn, có bệnh tim mạch trước phẫu
thuật. Vì vậy khi thời gian mổ ngắn thì không làm tăng mất máu trong mổ và
tỷ lệ tử vong do bệnh đối với cắt gan lớn là vấn đề cần được thảo luận [72].
Để điều trị UTBMTBG, cắt gan vẫn là phương pháp đưa lại hiệu quả
cao nhất và được sử dụng khi còn chỉ định mổ.

• Thắt động mạch gan
Mục đích ngăn dòng máu tới nuôi dưỡng tế bào khối u gây hủy hoại
tế bào UT. Chỉ định khi không cắt được khối u gan, khi có huyết khối tĩnh
mạch cửa [2], [4], [42].
• Ghép gan
Starzl (1963), là người đầu tiên tiến hành ghép gan trên lâm sàng. Chỉ
định ghép gan là dưới 65 tuổi; không mắc bệnh tim mạch, hô hấp, tiết niệu,
một khối u đường kính nhỏ hơn 5cm hoặc hai khối u đường kính dưới 3cm;
19
không có tăng áp lực tĩnh mạch cửa; xơ gan với suy tế bào gan, không có sự
nhân đôi của VRVG B tức là không có mặt DNA của VRVG B trong huyết
thanh [20].
1.6.2. Điều trị không phẫu thuật.
1.6.2.1. Tiêm cồn qua da.
Chỉ định điều trị cho các u cú kớch thước nhỏ hơn 5cm. Gồm cả
UTG nguyờn phỏt và thứ phát, cho một u đơn độc hoặc có dưới 3 u nhỏ tái
phát. Kết hợp hóa chất lấp mạch và tiêm cồn có thể có kết quả điều trị tốt hơn
sử dụng riêng rẽ từng phương pháp một [3].
1.6.2.2. Đốt khối u bằng sóng cao tần (Radio Frequency Ablation)
Khối u sẽ được đốt bằng nhiệt sóng cao tần để gây hoại tử. Phương
pháp này được sử dụng đối với những khối u nhỏ và có thể tiến hành đồng
thời cùng với nút hóa chất động mạch gan.
1.6.2.3. Điều trị nội khoa [10]
Điều trị nội khoa trong ung thư gan chủ yếu là sử dụng các hóa chất
toàn thân. Tuy nhiên, những hóa chất này tỏ ra ít tác dụng đối với ung thư
biểu mô tế bào gan. Các hóa chất thường được sử dụng là: 5FU (5 Flue-
Uracin), Doxorubicin, Cysplatin, Mytomicin Ngoài việc đáp ứng kém với
những hóa chất này của ung thư biểu mô tế bào gan, những hóa chất trờn cũn
gõy độc đối với gan lành. Vì vậy, ngày nay chỳng ớt được sử dụng.
1.6.2.4. Điều trị bằng tia xạ (Radiotherapy)

Điều trị bằng tia xạ cũng kém hiệu quả đối với loại ung thư này. Chiếu
cạ từ ngoài vào: Rất ít khi được chỉ định và chỉ sử dụng đới với những khối u
còn tương đối khu trú, gây đau nhiều và kháng hóa chất. Để tránh nguy cơ
viêm gan, liều tia được giới hạn 30-35 Gy (Gray) trong 3-4 tuần. Mặc dù một
20
số bệnh nhận giảm triệu chứng sau điều trị, nhưng phần lớn bệnh nhân chết
trước 6 tháng [16].
1.6.2.5. Nút mạch và hóa chất động mạch gan [38].
Phương pháp nút động mạch gan và hóa trị liệu tại chỗ
(Chemoembolization) được A.Roche; Kato và cộng sự đã tiến hành từ những năm
1970. Việc điều trị ung thư biểu mô tế bào gan được tiến hành kết hợp giữa
việc chuyển hóa chất chống ung thư và kết hợp với nút động mạch nuôi u. Sau
đó nhiều tác giả đó dựng Lipiodol như chất chuyên chở hóa chất chống ung
thư: Lipiodol được pha trộn với hóa chất chống ung thư sau đó bơm vào động
mạch nuôi u. Từ năm 1990 đến nay, kĩ thuật thông mạch chọn lọc và siêu
chọn lọc đã phát triển mạnh giúp mở rộng hơn chỉ định của nút hóa chất động
mạch gan.
Ở Việt Nam từ tháng 9/1999 đến tháng 6/2000, nhúm cỏc bác sĩ khoa
chẩn đoán hình ảnh và khoa tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành những
ca nút hóa chất động mạch gan đầu tiên trên 12 bệnh nhân, kết quả tốt về mặt
lâm sàng đã được ghi nhận. Tình trạng lâm sàng của bệnh nhân được cải thiện
như: giảm đau, tăng cân, vẫn làm việc bình thường.
1.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC.
Việt Nam nằm trong khu vực có nguy cơ nhiễm VRVG B cao và gia
tăng tỷ lệ UTGNP gây hậu quả xấu. Do vậy từ lâu đã có nhiều tác giả nghiên
cứu về vấn đề này.
Vấn đề UTG được đề cập đến tương đối sớm trong “Cắt gan”, “Một số
công trình nghiên cứu khoa học” của Tôn Thất Tùng với số liệu liệu lớn vào
bậc nhất trên thế giới [39]. Năm 1939, Tôn Thất Tựng đó báo cáo nghiên cứu
thành công cắt thùy gan trái để điều trị UTGNP và bệnh nhân này sống thêm

sau mổ 5 tháng [40].
21
Sau này cú thờm cỏc nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng UTGNP [30].
Về giải phẫu bệnh [19], giá trị chất chỉ điểm UTG cũng như các biện pháp
chẩn đoán UTG [8], [14], [43] hay biến đổi giải phẫu và phân bố đường mật
của người Việt Nam để áp dụng trong cắt gan và ghép gan [32]. Nghiên cứu
chẩn đoán hình ảnh sàng lọc phát hiện bệnh ở người có nguy cơ cao mắc ung
thư gan, mô tả hình ảnh mạch máu và tuần hoàn hệ ngoài gan trong UTGNP
[25]. Nghiên cứu theo dõi điều trị UTG [31]. Nghiên cứu điều tra dịch tễ học
của bệnh [8], về tỡnh hỡnh nguy cơ nhiễm VRVG B [17], [42]. Nghiên cứu
vai trò của chất diệt cỏ gây UTG mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
[41]. Tuy nhiên, trước đây do hạn chế về phương tiện và thiết bị, phần lớn BN
UTG ở nước ta khi được phát hiện bệnh thường đã ở vào giai đoạn muộn. Các
kỹ thuật chẩn đoán sử dụng thời gian trước là đơn độc, sơ sài vì thế hiệu quả
điều trị còn nhiều hạn chế. Khoảng 10 năm nay, nhờ sự tiến bộ về lĩnh vực
chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm cận lâm sàng như định lượng chẩt chỉ
điểm UT AFP mà nhiều bệnh nhân UTG được chẩn đoán sớm hơn, từ khi
chưa có hiện tượng triệu chứng lâm sàng. Do đó đạt được kết quả điều trị
UTGNP đáng khích lệ hơn.
22
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là 66 bệnh nhân chẩn đoán là ung thư biểu mô tế
bào gan, được phẫu thuật cắt gan tại khoa ngoại Tam Hiệp Bệnh viện K từ
tháng 1 năm 2004 đến tháng 9 năm 2009.
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
+ BN được chẩn đoán là UTBMTBG (kết quả giải phẫu bệnh sau mổ
là UTBMTBG, được đọc bởi khoa giải phẫu bệnh Bệnh viện K).
+ Có hồ sơ bệnh án đầy đủ.

+ Không có UT thứ 2.
+ BN chưa được điều trị bằng phương phỏp khác trước mổ.
+ Không có chống chỉ định phẫu thuật.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.
+ BN là ung thư gan nhưng không có kết quả giải phẫu bệnh sau mổ
hoặc kết quả giải phẫu bệnh không phải là UTBMTBG như Sarcom, ung thư
biểu mô đường mật, di căn gan, u nguyên bào gan.
+ BN bị mất hồ sơ.
+ Có UT khác kèm theo.
+ BN đã được điều trị trước đấy.
+ BN có chống chỉ định phẫu thuật:
23
- Chống chỉ định do các bệnh khác phối hợp: bệnh tim mạch, tai biến mạch
máu não, đái đường, suy thận, lao phổi, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn…
- Chống chỉ định do bản thân bệnh UTBMTBG: Xơ gan Child - Pugh C,
huyết khối tĩnh mạch cửa, di căn xa, vàng da trên lâm sàng, rối loạn chức năng
đụng mỏu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nghiờn cứu mô tả cắt ngang có theo
dõi dọc.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu dữ liệu lâm sàng .
* Đặc điểm bệnh nhân :
+ Tuổi.
+ Giới.
+ Nghề nghiệp:
- Nông dân.
- Công nhân, bộ đội.
- Cán bộ, công chức.
- Học sinh, sinh viên.
- Tự do.

* Đặc điểm lâm sàng :
+ Đau tức vùng gan.
+ Gan to.
+ Sút cân.
+ Chán ăn.
24
+ Tự sờ thấy gan to.
+ Các triệu chứng khác: vàng da, cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ, hạ
đường huyết …
+ Tình cờ phát hiện qua khám sức khỏe hoặc qua khám bệnh vì một
bệnh khác.
+ Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện, tính
bằng tuần.
 Nghiên cứu dữ liệu cận lâm sàng.
+ Huyết học:
- Hồng cầu
- Bạch cầu
- Tiểu cầu
- Huyết sắc tố
- Hematocrite
+ Chức năng gan:
- Men gan (SGOT, SGPT).
- Bilirubin toàn phần.
- Albumin.
- Tỷ lệ Prothrombin và Fibrinogen.
+ Kháng nguyên bề mặt viêm gan B.
+ AFP định lượng (ng/ml).
+ Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính .
- Vị trí u.
- Kích thước u.

- Số lượng u.
25

×