Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật , xác định sản lượng in tối ưu giữa máy in offset tờ rơi và máy in offset cuộn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.93 KB, 74 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngay sau khi đất nước chúng ta được hoàn toàn giải phóng và thống
nhất, ngành công nghiệp in đã mau chóng đổi mới – nhập máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu, công nghệ về in offset và đã chuyển từ in Typụ sang in offset.
Đó là một sự chuyển đổi đúng đắn, mau chóng và rất hiệu quả, một cuộc cách
mạng về công nghệ in, nó làm cho ngành in tiến bộ lên rất nhiều.
Máy in offset đã ra đời, trải qua nhiều thập kỷ. Ngày nay, do được ứng
dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ mà chất lượng sản phẩm in
offset ngày càng được cải tiến và nâng cao. Phương pháp in offset có nhiều
ưu điểm là in được hình ảnh nhiều màu, tầng thứ thể hiện đầy đủ. Khi in sản
phẩm nhiều màu chất lượng cao, in được trên nhiều loại sản phẩm in khác
nhau. Chế bản nhanh, không độc hại, máy chạy được tốc độ cao. Vì vậy nó
được sử dụng rộng rãi và phát triển mạnh ở Việt Nam.
Hiện nay, các công ty và các xí nghiệp sản xuất in ở Việt Nam thường
tập trung đầu tư trang thiết bị là máy in offset tờ rời và máy in offset cuộn. Do
đặc tính kỹ thuật in, ưu khuyết điểm và phạm vi sử dụng của chúng khác nhau
mà kết quả của việc khai thác khác xa đối với công suất thiết kế mà khả năng
của máy có được.
Để giải quyết vấn đề đú, tụi nghiên cứu đề tài : “So sánh các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật, xác định sản lượng in tối ưu giữa máy in offset tờ rời và máy
in offset cuộn”.
1
PHẦN I
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NGÀNH IN VIỆT NAM
Ngành in Việt Nam ra đời từ lâu, vào khoảng cuối đời Lờ cú một học
giả Lương Như Mộc được nhà vua cử đi công cán ở bên Trung Quốc và học
được phương pháp in phẳng bản đá ( sau này là in offset ) về áp dụng in ở
Việt Nam, từ đó nước ta hình thành ngành công nghiệp in.
Sau năm 1954 ngành công nghiệp in thực sự trở thành công cụ của
Đảng và nhà nước để phục vụ công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây


dựng chủ nghĩa xã hội.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ điện tử thông tin, các
phương tiện nghe –nhỡn cũng phát triển mạnh. Tuy nhiên, nhu cầu đọc ấn
phẩm truyền thống do những tiện lợi khi sử dụng sẽ còn tồn tại và tiếp tục
phát triển. Vì vậy, ngành công nghiệp in vẫn gữ vai trò quan trọng góp phần
to lớn trong sự phát triển văn hóa đọc của xã hội trong nhiều năm nữa. Các
phương pháp in công nghiệp truyền thống như in Typụ ( trong đú cú in
Flờxụ), in offset , in ống đồng. Phương pháp in offset ngày càng tỏ ra chiếm
ưu thế hơn. Nhờ những ưu điểm về năng suất, chất lượng in và hiệu quả kinh
tế cao, phương pháp in offset hiện được coi là phương pháp in chính cho hầu
hết các loại ấn phẩm, các loại sách báo tạp chớ…
Trong hai thập kỷ gần đây công nghệ chế bản cho in offset phát triển
nhanh và đang có những triển vọng đầy hứa hẹn . Những thành tựu của cuộc
cách mạng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực thông tin, điện tử , kỹ thuật
số, hóa học, máy tính, laser, điều khiển từ xa được áp dụng vào quá trình in.
Ngoài ra, việc xây dựng các chương trình lập sẵn đưa vào máy tính điều khiển
cũng ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công đoạn in. Những
2
điều này đó giỳp cho công nhân in và những người làm công tác kỹ thuật in
hạn chế được những khiếm khuyết xảy ra trong quá trình in như sự mất mát
tầng thứ vựng sỏng (điểm t

ram dưới 5% không hiện rõ) và ở trong vùng tối
(điểm t'ram trên 90% bị nhòe, bị mờ khi in nền bẹt) khi in màu chồng t'ram ,
sự không đồng đều mật độ màu mực in và tờ in đầu tiên đến tờ in cuối cùng
đã được khắc phục có hiệu quả.
Trong việc chế tạo khuôn in đã ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng
phần mềm sắp chữ điện tử, phân màu sử dụng kỹ thuật số, hiện nay ở một số
công ty đã sử dụng công nghệ CTF ( Computer – To - Film) và bắt đầu sử
dụng công nghệ CTP ( Computer- To – Plate). Công nghệ CTPs truyền các

phần tử in và phần tử không in lên bản in, hình ảnh mềm mại hơn, có độ sâu
hơn. Công nghệ in sử dụng bản in không dùng nước (in offset khô) đó là bản
silicon, sản phẩm in có cường độ màu và độ bóng cao, độ bền in sản lượng
lớn, dự báo sẽ được sử dụng rộng rãi trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Về thiết bị hiện nay, chúng ta đó cú những máy in rất hiện đại có thể in
được nhiều màu, tù động điều chỉnh cấp mực, cấp ẩm, quá trình in đặt theo
chương trình đã lập sẵn với mức độ tự động hóa cao. Việc điều chỉnh là kiểm
tra chất lượng sản phẩm in bằng máy tính CNC ( Computerized Numercal
Control). Thiết bị quét ghi số mật độ hình ảnh trên bản in EPS (Electronic
Plate Scanner), cùng các thiết bị kiểm tra điều khiển bằng lượng mực in từ xa
RCI (Remote Controlled Inking), sử dụng máy tính trung tâm kiểm tra mực in
– CCI (Computer Controlled Inking) … Ngay trờn cỏc máy in cuộn hiện đại
ngày càng hoàn thiện và có nhiều chức năng cho công nghệ gia công ấn phẩm
sau in.
Hiện nay các công ty chủ yếu đầu tư hiện đại hóa cỏc dõy truyền công
nghệ cho quá trình sản xuất in, để mục đích giảm thời gian sản xuất từ chế
bản tách màu, sắp trang chữ, chế bản ảnh đặt trang bỡnh ghộp khuụn in, in và
gia công sau in như: sách, tạp chí nhiều màu, số lượng in lớn, chất lượng in
ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu in nhanh, in đẹp, giá cả phải
3
chăng đảm bảo thông tin nhanh, phục vụ đầy đủ kịp thời nhu cầu văn hóa tinh
thần của nhân dân, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, chính trị, khoa
học kỹ thuật cho đất nước.

4
PHẦN II
CƠ SƠ LÝ THUYẾT - CÔNG NGHỆ IN OFFSET
I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Phương pháp in offset về cơ bản khác với phương pháp in Typụ và in
lõm (In ống đồng), trờn khuụn in offset những phần tử in bắt mực đẩy nước

và phần tử không in bắt nước đẩy mực, chóng hầu như cùng nằm trên một mặt
phẳng. Trong quá trình in offset vật liệu in không tiếp xúc trực tiếp với khuôn
in (hoặc bản in). Khi in, bản in cần được chà ẩm trước, sau đó chà mực,
những phần tử không in nhận Èm, những phần tử in nhận mực. Đúng ộp in,
trước hết mực truyền sang tấm cao su trung gian đàn hồi, sau đó mực trên tấm
cao su được truyền lên giấy in hay vật liệu in.
Tất cả các máy in offset đều hoạt động dựa trên nguyên lý quay tròn.
Đơn vị in của một máy in offset về cơ bản gồm có ba trục ống:
- Trục ống bản để lắp bản in.
- Trục ống cao su để lắp tấm cao su.
- Trục ống in để làm mặt tựa tạo ra áp lực in.
Phương pháp in offset hiện nay là phương pháp in tiên tiến cho năng
suất cao chất lượng sản phẩm tụt, bởi vì khả năng truyền tầng thứ và phục chế
ảnh màu của offset tốt, có khả năng phục chế được hầu như tất cả các loại bản
mẫu khác nhau.
II. CÔNG NGHỆ IN OFFSET.
Quá trình công nghệ in offset để tạo ra một sản phẩm in hoàn chỉnh thì
phải qua ba công đoan chính đó là :
Chế bản  In  Gia công sau in.
- Quy trình công nghệ chế bản:là khâu tạo ra khuôn in( hay bản in), nơi
cấu thành lên hình dạng của một tờ in.
5
- Quy trình công nghệ in: là nơi thực hiện qúa trình sao chép từ bản mẫu
thành nhiều bản bằng những khuôn in đã được chế tạo ở trên.
- Quy trình công nghệ gia công sau in: là khâu cuối cùng để tạo thành sản
phẩm hoàn chỉnh. Khi kết thúc quá trình in, các tờ in được chuyển cho khâu
này để thực hiện tất cả các công việc như : gấp, cắt, bắt,xén, khâu… tạo thành
Ên phẩm tiêu dùng.
II.1.QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BẢN.
Chế bản in offset là quá trình tạo ra bản in ( khuôn in offset). Chế bản

gồm có chế bản chữ và chế bản ảnh.Song song với việc chế bản ảnh (chụp
quang cơ, phân màu điện tử, quét scanner) tạo ra phim đen trắng, đúp
lếch,bốn màu là quá trình chế ra các trang chữ, tít chữ trờn mỏy vi tớnh.Sản
phẩm của chế bản chữ là những trang chữ trên giấy can.Sau khi tập hợp phim
và giấy can là lúc tiến hành các công đoạn: bình bản, phơi bản, hiện bản…để
có một bản in hoàn thiện.
6
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BẢN
7
bản thảo
tài liệu
ảnh mẫu
chế bản ảnh
can ảnhfilm film
quét
scanner
quang

phân
màu
phục chế ảnh
minh
họa vẽ
thủ
công
chế
bản
chữ
sắp chữ điện tử
bản in

bình bản
sấy bản
gôm bản
hiện bản
phơi bản
II.1.1 Sẵp chữ điện tử.
Khi sản xuất phải làm theo mẫu định trước của khách hàng. Mẫu đóng
vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất in, nó quyết định: Loại sản phẩm này
công ty hoặc xí nghiệp có làm hay không và làm trong một thời điểm nhất
định. Khi nhận bản mẫu đồng thời quyết định giá cả, triển khai thực hiện quy
trình công nghệ và hẹn ngày giao hàng.
Đặc điểm của bản mẫu cho sản xuất in:
* Bản mẫu nét:
- Bản mẫu nét là những tài liệu trên đó, các đường nét chữ hay hình ảnh ở bất
cứ chỗ nào, cũng có độ đen độ đậm của màu sắc đều như nhau.
- Bản mẫu nét thường gặp trong in offset là: Bản thiết kế, bản vẽ máy móc,
nhà cửa, sơ đồ các loại bản thảo viết tay, hay đánh máy hoặc soạn thảo trên
máy vi tính sau đó in trên máy in laser.
- Nguyờn mẫu nét có thể là đen hay màu sắc. Nguyên mẫu nét đen, do cán bộ
kỹ thuật, hoạ sĩ… dùng mực đen vẽ hay kẻ lên giấy trắng. Nguyên mẫu nhiều
màu sắc, do cán bộ kỹ thuật, hoạ sỹ dùng mực màu vẽ lên giấy trắng. Nguyên
mẫu nét nhiều màu thường là các bức tranh trên đó có những mảng, chòm, vạt
màu ghép lại hay lồng vào nhau hoặc các bản vẽ trên đó cú cỏc đường vẽ,
đường kẻ nhiều màu xen vào nhau.
* Bản mẫu nửa tầng thứ:
- Bản mẫu nửa tầng thứ là các tài liệu trên đó hình ảnh có độ nhạt, đậm biến
đổi dần từ chỗ trắng, nhạt, qua các tầng thứ trung gian rồi mới đến chỗ đậm
nhất như: ảnh chụp người, con vật, phong cảnh.
- Tài liệu ( nguyên mẫu) nửa tầng thứ cũng có loại là nguyên mẫu đen trắng
hay nhiều màu sắc. Loại nguyên mẫu nửa tầng thứ nhiều màu là loại nguyên

mẫu trong đó hình ảnh màu cũng biến đổi từ tầng thứ nhạt qua các tầng thứ
trung gian rồi mới tới tấng thứ đậm nhất.
- Để phục chế bản mẫu tầng thứ khi chụp ảnh người ta phải dùng thiết bị
quang học là kính tram để phá vỡ sự liên kết thành các điểm bởi vì trên bề mặt
8
bản in không thể tạo ra được lớp mực có dầy mỏng khác nhau. Do vậy, bằng
cách tạo ra những điểm t’ram có diện tích lớn nhỏ khác nhau người ta có thể
in phục chế được những bản mẫu tầng thứ từ bản in có một lớp mực với độ
dày đồng nhất.
* Bản mẫu hỗn hợp:
- Bản mẫu hỗn hợp là loai bản mẫu trên đó có cả các hình ảnh có tính chất
của nguyên mẫu nét và cả các hình ảnh có tính chất của nguyên mẫu nửa tầng
thứ, nghĩa là loại nguyên mẫu gồm có một phần là nguyên mẫu nét, phần còn
lại là nguyên mẫu nửa tầng thứ.
- Nguyên mẫu hỗn hợp ta thường gặp là: tranh quảng cáo, tranh áp phích, bìa
sách, lịch tờ, các loại nhãn hàng…
- Bản mẫu do khách hàng làm ra mang đến nhà in, nhà in phải làm theo bản
mẫu này và không được tự ý thay đổi. Bản mẫu bao gồm nội dung và hình
thức thể hiện.
Nội dung gồm : các chữ, hình ảnh
Hình thức gồm: cách thể hiện (cách trình bày) của các nội dung trên đối với
một sản phẩm nào đó .
- Cách thể hiện của bản mẫu : Loại bản mẫu in lần đầu , loại bản mẫu này có
nội dung và hình thức tách rời nhau. Nội dung được thể hiện dưới dạng các
bản thảo chữ, hình ảnh mẫu hoặc hình ảnh và chữ dưới dạng đĩa mềm hoặc
truyền dữ liệu. Hình thức trình bày dưới dạng maket sản phẩm. Đối với loại
sản phẩm này thì bản mẫu tồn tại dưới dạng những thông tin về sản phẩm sau
này.
- Loại sản phẩm in tái bản: Loại sản phẩm này có nội dung và hình thức gắn
liền với nhau dưới dạng một sản phẩm cụ thể. Các thông tin của bản mẫu phải

đầy đủ, rõ ràng, chính xác và dễ hiểu.
* Sắp chữ điện tử:
Khi có lệnh của phòng sản xuất cho phân xưởng chế bản người công nhân
có nhiệm vụ nghiên cứu kỹ bản thảo để nắm được các kiểu chữ, cỡ chữ, nắm
9
được các chi tiết trên bản thảo. Nhập các thông tin vào máy tính bằng các phần
mềm soạn thảo văn bản thông dụng như :word, excel, việt star… để tạo thành
các từ, dòng chữ. Sau đó xử lý dữ liệu, dàn trang , đặt số trang theo yêu cầu
của khách hàng, in và sửa bông lần một, sửa bài, in và sửa bông lần hai. Nếu
được thì in ra giấy can hoặc film và chuyển sang cho phũng bỡnh bản.
* Chế bản ảnh:
Hình ảnh được chụp bằng phương pháp quang cơ hoặc quét ảnh vào
máy tính .
Phục chế ảnh bằng phương pháp quang cơ: Mẫu để chụp phục chế
không phải vật thể hình khối mà là những mẫu không gian hai chiều. Mục
đích của chụp ảnh phục chế là chế được phim dương bản và âm bản. Trong
thực tế các bài mẫu không thống nhất, có rất nhiều dạng các bản thảo , đồ hoạ,
phim màu khổ nhỏ ( phim đảo dương), các tác phẩm sơn dầu, cách trình bày
makột, cỏc tác phẩm đồ hoạ khắc đồng , các hình ảnh in t’ram các bản viết
chữ màu đen trên giấy hoặc trên phim, các tác phẩm một màu bằng thuốc
nước, các bản vẽ đen trắng hoặc nhiều màu. Từng loại bản mẫu phải có kỹ
thuật phục chế riêng tương ứng. Căn cứ vào công nghệ in offset mà người ta
phân thành 5 nhóm có khả năng phục chế:
+ Mẫu 1 màu- nhiều màu.
+ Mẫu nét – mẫu nửa tông
+ Mẫu phản xạ và mẫu thấu minh
+ Mẫu một mảnh và mẫu tổ hợp.
+ Mẫu dương và mẫu âm.
Công nghệ chụp phục chế:
1, Chuẩn bị chụp

2, Lộ sáng
3, Hiện hình
4, Rửa nước
5, Định hình
6, Rửa nước
7, Sấy khô và kiểm tra
10
Chụp ảnh phục chế nửa tụng dựng cỏc điểm có diện tích khác nhau để
biểu diễn mật độ khác nhau của hình ảnh các điểm đó gọi là điểm t

ram. Tuỳ
theo kỹ thuật tạo điểm t

ram người ta có thể chia làm 3 loại:
- T’ram kính : là loại t’ram khắc trờn kớnh
- T’ram công tắc : là một tấm phim trên đó mang hình ảnh điểm t’ram, mà
khi tạo ra trên film dương bản người ta ép sát film t’ram vào mặt thuốc của
film sống .
- T’ram điện tử : là t'ram được tạo ra theo chương trình t'ram hoá trong
máy phân màu điện tử
Quá trình phân màu: thực chất là từ mẫu màu để người ta chế tạo được
những film t'ram ( âm bản, dương bản) từ đó người ta chế được bản in ứng với
từng màu mực cụ thể. Phục chế màu bằng phương pháp quang cơ, chế tạo
được những khuôn in màu ứng với t'ram mực màu sau đó in chồng khớt cỏc
màu mực đú lờn một tờ in để được bản phục chế của mẫu màu.
Phục chế ảnh màu bằng phương pháp điện tử: dựng cỏc máy quét dạng
trống và dạng phẳng, đưa dữ liệu vào máy tính để xử lý ảnh, để tách màu bằng
các phần mềm đồ họa chuyên dụng như: Corel, Photoshop, Illustration… Sau
đó in ra film chuyển sang phũng bỡnh bản. Ngày nay người ta gọi công nghệ
này là từ máy tính đến film. Sau khi được film, chữ và hình ảnh người ta có

thể phải qua công đoạn bỡnh ghộp để tạo thành tờ phơi và sau đó phơi bản để
có một khuôn in hoàn chỉnh.
II.1.2. Bình bản:
Là quá trình công nghệ ghộp cỏc chi tiết chữ, hình ảnh của từng màu trờn
khuụn in để in một sản phẩm nào đó. Bình bản có thể làm thủ công trờn cỏc
bàn bình hoặc có thể làm trên máy tính.
Các bản can, film được ghộp lờn một tờ mẫu phơi (đế mờca) mang
những chữ, hình ảnh của khuôn in nào đó. Tờ mẫu phơi là sản phẩm trực tiếp
của quá trình bình bản, một khuôn in cần có một tờ mẫu phơi.Trong quá trình
11
bình bản người ta thường phân biệt khuôn in mặt in và khuôn in mặt trở của tờ
giấy đối với sản phẩm in hai mặt. Khuụn dựng để in mặt (1) của tờ giấy người
ta gọi là khuôn in, khuụn dựng để in mặt (2) của tờ giấy gọi là khuôn trở .
Trong thực tế người ta thường dùng loại khuôn in –khuụn trở ( nó trở khuụn
khỏc) là loại khuôn mà khuôn in mặt (1) của tờ giấy và khuôn in mặt (2) của
tờ giấy là hai khuôn khác nhau.
Khuôn in nó trở nó : là loại khuôn mà khuôn in và khuôn trở cựng ghộp
trờn một khuôn lớn ( điều kiện để dựng khuụn in nó trở nó là khổ giấy in phải
lớn gấp đôi khổ tờ in và giấy in phải có hai mặt giống nhau), tổng số trang
trờn khuụn in gấp đôi tổng số trang trên bề mặt tờ in
Tiêu chuẩn của tờ mẫu phơi: tất cả các chữ, hình ảnh phải nằm đúng vị
trí theo yêu cầu của maket sản phẩm và maket sản xuất. Tất cả các chữ, hình
ảnh ngược gương với tờ in sau này. Tất cả các phần tử in phải nằm trong vùng
in cho phép, các phần tử in phải đủ độ đen cần thiết D≥2,5 , các phần tử không
in phải trong suốt cần thiết các miếng giấy can, film, băng dính không được
chồng hai hoặc nhiều lớp lên nhau, băng dính không được dán lên hoặc sỏt
cỏc phần tử in
Các miếng giấy can, film phải được dán phẳng ép sát chặt lên đế. Màu
mực ở các film, chữ, hình ảnh phải đúng theo yêu cầu của maket sản phẩm và
maket sản xuất các film chồng màu phải chớnh xỏc.Trờn tờ mẫu phơi phải có

đầy đủ các dấu chỉ dẫn cần thiết: dấu khuôn khổ giấy in, dấu gấp, dấu xén, dấu
chồng màu…Tờ mẫu phơi phải có tính tái lập nghĩa là tờ mẫu phơi phải phơi
được nhiều bản giống nhau ở những điều kiện và thời điểm khác nhau.
* PHƯƠNG PHÁP CHUNG KHI BèNH BẢN:
1. Dựng maket dàn khuôn: Mục đích tạo thuận lợi cho quá trình bình bản được
nhanh chóng và chính xác. Đây là quá trình xác định vị trí thật của các chữ,
hình ảnh, trên từng khuôn để in một sản phẩm nào đó bằng cách biến các
thông tin của maket sản phẩm và maket sản xuất thành kích thước thật.Người
12
ta thường dụng maket dàn khuôn bằng cách kẻ vẽ trên những tờ giấy trắng có
độ trong suốt nhất định. Vị trí của các chữ, hình ảnh trên maket dàn khuụn cú
thể cùng chiều hoặc ngược gương với tờ in sau này.
2. Dỏn cỏc trang chữ, hình ảnh: Mục đích là tạo ra tờ mẫu phơi.
Công tác chuẩn bị: chuẩn bị film, maket, băng dính, đế bỡnh, dỏn maket
dàn khuôn bản bình sao cho vị trí của các chữ, hình ảnh phải ngược gương với
tờ in sau này .
- Chuẩn bị đế bình: Đối với đế mới ta phải cắt từ trong cuộn ra theo kích
thước phù hợp, đục lỗ định vị ( nếu bình bản bằng thước định vị ). Đối
với đế cũ ta phải bỏ hết giấy can, film chứa các chữ, hình ảnh cần bình.
- Chuẩn bị giấy can, film: Cắt những bản can, film chứa các chữ, hình ảnh
cần bình.
Dỏn cỏc tờ đế bỡnh lờn maket dàn khuôn hoặc kẹp vào thước định vị.
Dỏn cỏc dấu chỉ dẫn như: tay kê đầu, tay kê biên, dấu khuôn khổ giấy,
khuôn khổ sản phẩm, đường gấp xén, dấu chồng màu. Dỏn cỏc bản can, film
chứa các chữ, hình ảnh vào những vị trí đã xác định trên maket dàn khuôn (tất
cả các chữ, hình ảnh phải ngược gương với tờ in). Khi dán không được chồng
hai hoặc nhiều lớp giấy can, film, băng dính chồng lên nhau, không được dán
băng dính chồng lên các phần tử in hoặc sỏt cỏc phần tử in nhỏ.
Các miếng giấy can, film phải được dán ép sát phẳng chặt xuống đế bình.
Đối với sản phẩm nhiều màu thì phải bình nhiều khuụn, cỏc khuụn phải chồng

khớt lờn nhau.
3. Ghi các thông tin của tờ mẫu phơi: Mục đích là để phân biệt tờ mẫu phơi
này với tờ mẫu phơi khác tạo thuận lợi cho quá trình thứ tự in chồng màu
Những thông tin cần ghi bao gồm:
13
- Tên sản phẩm, ký hiệu hoặc số phiếu sản xuất, số thứ tự của tờ in hoặc tay
sách.
- Loại khuôn in: khuôn in hay khuôn trở hay khuôn in nó trở nó, kiểu trở
giấy, màu mực in, người bình bản và các thông tin đặc biệt khác nếu có.
- Vị trí ghi thông tin tay kê đầu tới mép bản khi phơi ( khoảng từ 3- 6cm) tùy
loại máy in.
4. Kiểm tra tờ mẫu phơi: Mục đích là loại bỏ những sai hỏng khi bình bản.
Cách kiểm tra: người bình bản tự kiểm tra, khi kiểm tra phải căn cứ vào
tiêu chuẩn kỹ thuật của tờ mẫu phơi.
II.1.3. Phơi bản.
Đây là quá trình dùng ánh sáng của đèn phơi tác dụng chọn lọc lên lớp
diazo trên bản. Tại những chỗ phần tử in ánh sáng bị giữ lại trên tờ mẫu phơi
không tác dụng lên lớp diazo. Tại những chỗ phần tử không in ánh sáng đi qua
tờ mẫu phơi tác dụng lên lớp diazo nhạy sáng gây ra phản ứng quang hoá làm
biến đổi lớp diazo ban đầu thành một chất mới mang tớnh axớt, dễ tan trong
dung dịch kiềm loãng. Ngày nay để chế khuôn in offset người ta chủ yếu dùng
bản diazo phơi dương bản, đế bản là lớp nhụm cú chiều dày 0,3 mm được tạo
hạt bằng phương pháp điện hoỏ cú lớp oxớt nhụm trờn bề mặt dầy gấp 100 lần
oxớt nhụm tự nhiên. Trên bề mặt lớp nhôm người ta phủ một lớp diazo nhạy
sáng làm phần tử in có độ dày 0,02mm .Bản PS là loại bản chất lượng cao
được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.Màng cảm quang được điều chế từ hợp
chất diazo theo phương pháp tổng hợp hữu cơ. Màng được tráng bằng thiết bị
tù động nên rất đều và sạch, hình ảnh phơi đầy đủ chi tiết, t’ram có kích thước
chính xác, truyền đạt trung thành với film . Tuỳ theo yêu cầu sử dụng, màng
diazo có thể trỏng lờn đế có chất liệu khác nhau như : nhôm, giấy tổng hợp ,

xenlulụ.
14
Cấu tạo bản tráng sẵn diazo gồm có 6 lớp:
- Lớp hạt nhám của màng cảm quang, nó tạo khả năng tiếp xúc với mẫu film
tốt hơn, rút ngắn thời gian đạt tới chân không .
- Lớp cảm quang diazo.
- Lớp thích nước(lớp tách) ngăn lớp tráng màng cảm quang đọng lại ở những
lỗ nhỏ trên mặt dương cực và tăng cường tớnh thích nước, loại bỏ chất bám
bụi, làm sạch chỗ không in.
- Lớp dương cực: Bề mặt bản nhôm sau khi được dương cực hoá sẽ trở nên
cứng hơn và ổn định hơn với hoá chất. Tăng cường sức bền chịu lực, mài mòn
và hạn chế bẩn màng.
- Cấu trúc hạt mịn được tạo nên trên bản nhôm nh cách tạo hạt bằng cơ học và
điện phân. Tạo điều kiện tốt nhất đÓ phục chế tầng thứ và làm ẩm tốt hơn.
- Đế nhụm cú độ tinh khiết cao ( trên 99,5%) kích thước ổn định, độ dày 0,29
+ 0,02mm, đảm bảo ổn định về cơ, lý, hóa trong qua trình sử dụng bản.
Mục đích của quá trình phơi bản là : truyền hình ảnh từ tờ mẫu phơi sang
bản nhôm hoặc kẽm hoặc chia tách phần tử in và phần tử không in trên bản .
Nếu lớp diazo ban đầu là octoquinol diazit thì phản ứng quang hoá xảy ra như
sau:

15
o
N
2
C = C = O
CH-COOH
Axit inđenit
Cacben
keten

H
2
0 ẩm không khí
hv
Không bền vững
o
+ N
2
o
C = C = O
Phản ứng quang hoỏ trờn xảy ra nhanh mạnh dưới tác dụng của ánh sáng có
bước súmg ngắn λ =430 nm. Thời gian phơi phải đủ để phản ứng quang hoá
xảy ra trên toàn bộ chiều dày của lớp diazo.
Các thao tác chuẩn bị và tiến hành phơi: Film đó bỡnh xong, chuyển sang
phòng phơi. Trước khi phơi, người công nhân phải xem tài liệu đó chạy trờn
mỏy nào để chọn loại bản phơi cho phù hợp. Song song với công việc đó,
người công nhân phải kiểm tra độ phẳng sạch của đế bình, kỹ thuật dãn băng
dính, lau sạch khung kính phơi.
Đặt chương trình phơi cho phù hợp, gồm có: đặt áp lực chân không, thời
gian phơi. Thời gian phơi bản phụ thuộc vào từng loại bản diazo, đèn chiếu
sáng, cường độ chiếu sáng và tính chất của bản bình. Sau khi chiếu sáng xong,
máy tự động ngắt, lấy bản đã phơi để hiện.
II.1.4. Hiện hình.
Đây là quá trình dùng dung dịch kiềm yếu để phản ứng với chất được tạo
thành do phản ứng quang hoá khi phơi bản ở phần tử không in để tạo thành
một hợp chất tan trong nước.
Mục đích : Tẩy bỏ lớp diazo đã bị ánh sáng phân huỷ ỏ các phần tử
không in ra khỏi bề mặt bản in.
Phương pháp hiện hình có thể là làm thủ công hoặc làm bằng máy. Dung
dịch hiện : - Xút NaOH 20g

- Nước (H2O) 1000ml.
Sau khi chiếu sáng tiến hành hiện hình bằng dung dịch trên, phần màng
thuốc diazo đã chiếu sáng bị loại khỏi bề mặt bản.
Để đảm bảo quá trình hiện hình tốt, người ta cho vào dung dịch hiện một
lượng glyxerin để giữ nước. Chất glyxerin sẽ bảo vệ phần tử in không bị dung
dịch hiện hình ăn mòn.
16
Khi hiện hình, ngoài phản ứng hiện hình trờn thỡ NaOH trong dung dịch
hiện còn tác dụng với lớp diazo không bị ánh sáng tác dụng ở phần tử in làm
giảm chất lượng hoặc hỏng phần tử in. Đồng thời NaOH trong dung dịch hiện
còn tác dụng với lớp oxớt nhụm ở phần tử trắng làm giảm khả năng bắt nước
và giữ nước của phần tử trắng trong lúc in.
Al
2
O
3
+ NaOH = NaAlO
2
+ H
2
O (1)
Al + NaOH = NaAlO
2
+ H
2
 (2)
Nồng độ xút NaOH ảnh hưởng tới quá trình hiện hình. Nồng độ xút quá
mạnh thỡ xỳt này sẽ phản ứng trực tiếp với chất diazo ban đầu, làm phá hủy
phần tử in và tác dụng với đế bản nhôm. Nồng độ NaOH quá nhẹ sẽ không đủ
lượng xút để xảy ra phản ứng. NaOH được đưa vào trực tiếp trong hỗn hợp

của thuốc hiện hoặc được hình thành khi thủy phân muối Natri:
Hiện hình bằng thủ công được tiến hành như sau:
- Bản sau khi phơi lấy ra đưa vào khay chứa dung dịch hiện, lắc qua lắc lại
cho đều bề mặt, hoặc dùng dung dịch hiện hình dội đều lên bề mặt bản, dùng
bàn chải lông mềm xoa đều toàn bộ bề mặt bản.
- Sau một thời gian ngắn dung dịch hiện tác dụng vào lớp màng ( tùy theo
từng loại màng, kinh nghiệm của người thợ), dùng gạt cao su gạt bỏ thuốc
hiện dư và màng đã bị hòa tan.
- Rửa sạch bản bằng nước đến khi phần tử trắng không còn màng, nếu còn
màng thì phải hiện thêm. Hiện hình không triệt để dẫn đến bẩn màng và những
phần tử in không sạch
17
CH-COOH
+ NaOH
(Muèi tan)
CH-COONa
+ H
2
O
- Trường hợp đưa cả bản vào bể dung dịch hiện, thì khi hiện một số lượng bản
nhất định thì ta phải bổ sung thờm xỳt (NaOH) vào dung dịch bởi vị trong quá
trình hiện lượng xút giảm dần nồng độ xút phải tùy thuộc vào bản diazo, có
thể pha thêm từ 10 – 15g NaOH/ 1lít nước.
Hiện bằng máy: Sau khi hiện bản được rửa và gôm tự động khi nhiệt độ
cao quá cũng có thể gây ra hiện tượng trương các phần tử in. Hiện hình với
thời gian chưa đủ sẽ làm bản bị màng. Hiện hình với thời gian lâu cũng dẫn
đến sự sai lệch điểm t’ram và đường nét bị thu hẹp.
II.1.5.Tỳt bản
Đây là quá trình dùng một dung môi để hòa tan lớp diazo trên bản. Hợp
chất đó không được loang, tan trong nước.

Mục đích: loại bỏ những phần tử in phụ tại phần tử trắng mà không được
phép có mặt trên tờ in như : gờ mép film, những vết lỗi giấy can, băng dính,
ốc ảnh, dấu màu…
Khi bản đã hiện xong gạt sạch nước trên bề mặt, dùng bút lông và bôi
thuốc tỳt lờn bản. Sau khi tút xong, rửa sạch bản, gạt sạch nước. Đối với mỗi
loại bản diazo thường kèm theo loại thuốc tút của nó.
II.1.6. Trung hòa bản.
Để tẩy sạch phần xút dư còn đọng lại ít nhiều trên bản in sau khi rửa
nước, ta tiến hành trung hòa. Dung dịch để trung hòa là H
2
SO
4
5%. Mục đích
trung hòa là để phần xút dư thừa không tiếp tục ăn mòn phần tử in và lớp ụxit
nhụm giữ nước của bề mặt bản, sau đó rửa sạch nước.
II.1.7.Gụm bản.
Mục đích của quá trình gôm là tăng tính thấm ướt và chống ụxi húa phần
tử không in trên bề mặt bản nhôm. Dung dịch gồm: gôm arabic, dextrin, hoặc
dung dịch CMC: cỏcbon metyl cenlulo.
Kĩ thuật xoa phải đều, mỏng trên toàn bộ bề mặt bản. Sau khi hoàn chỉnh
đem sấy khô nhiệt độ:500
o
C.
18
II.1.8. Kiểm tra chất lượng bản.
Kiểm tra bằng mắt thường toàn bộ bản, xem chất lượng tổng thể, có điểm
nào nghi vấn phải xem lại bản bình. Sau khi kiểm tra chất lượng ta phải ghi
tên tài liệu, số tay màu mực.
Bản đã phơi hoàn chỉnh phải thừa mãn những yêu cầu:
- Phải thật trung thành với bản bình

- Bản phải sạch sẽ
- Không có những hư hỏng cơ học: lồi lõm, vết xước.
- Đúng tài liệu báo phơi, đúng máy in đã báo.
II.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ IN OFFSET
Quy trình công nghệ của in offset được tính bắt đầu từ khi người công
nhân in nhận được khuôn in, nguyên vật liệu in, máy in… Sau đó phải thực
hiện hàng loạt các công việc cho đến lúc in xong một số lượng các tờ in theo
phiếu sản xuất quy định.
II.2.1. Quá trình chuẩn bị in:
Vai trò của quá trình chuẩn bị in là hạn chế các sự cố xẩy ra trong quá
trình in. Quá trình chuẩn bị in nếu diễn ra một cách đầy đủ thì sẽ hạn chế được
rất nhiều nguyên nhân sai hỏng có tính ngẫu nhiên hoặc chủ quan. Dự báo
được các sự cố có thể xảy ra và người thợ in đưa ra được các biện pháp khắc
phục.Quỏ trỡnh này bao gồm:
A. Chuẩn bị vật tư:
a, Chuẩn bị giấy in:
Tiến hành khí hậu hóa giấy ở trong phân xưởng in offset hoặc trước khi
đem giấy vào in.Thường ở các phân xưởng in offset người ta đều có lắp máy
điều hòa khí hậu để việc khí hậu hóa giấy nhanh chóng, đạt chất lượng cao.
Khí hậu hóa trước khi đem in chính là việc làm cho nhiệt độ, độ ẩm của giấy
in cân bằng với nhiệt độ, độ ẩm tương đối của không khí trong phân xưởng in
19
offset, nhằm mục đích không cho giấy in biến dạng hoặc chỉ biến dạng ở mức
cho phép, đảm bảo cho in đẹp, in chính xác các loại tài liệu. Nếu để giấy biến
dạng, hình ảnh trên tờ in cũng biến dạng theo, sẽ sai lạc so với hình ảnh trên
nguyên mẫu, khi in các tài liệu nhiều màu các hình ảnh của từng màu sẽ
khụng trựng khớt theo các dấu ốc, kết quả tổng hợp các hình ảnh màu bị hủy
hoại.
Giấy in tốt nhất ở nhiệt độ 18- 22
0

C, độ ẩm 60- 65%, hàm ẩm trang
giấy 8- 10%. Độ ẩm môi trường tăng thì hàm ẩm tăng, trong khi độ ẩm môi
trường thay đổi 20% thì hàm ẩm trong giấy thay đổi 1%. Độ bền cơ học của
giấy: giấy dai nhất khi độ ẩm xấp xỉ 65%. Độ dãn cơ học của giấy thay đổi
khi độ ẩm của giấy thay đổi, đối với giấy in offset đạt tiêu chuẩn: dọc thớ từ
0.5 – 1%, ngang thớ từ 0.5 – 2%. Độ dầy của giấy thay đổi theo độ ẩm, độ dầy
giấy lớn nhất khi độ ẩm môi trường xấp xỉ 50%. Khi độ ẩm môi trường nhỏ
hơn 60% khả năng nhận ẩm ít nhất. Trong phân xưởng in offset, quá trình làm
Èm khuôn in bằng dung dịch làm ẩm đã làm cho độ ẩm tương đối của không
khí trong phân xưởng tăng lên, gây ra sự khác biệt, sự chênh lệch lớn về nhiệt
độ, độ ẩm của phân xưởng với giấy in. Giấy in không khí hậu hóa đem in
ngay sẽ bị biến dạng làm giảm độ chính xác và vẻ đẹp của tờ in, vậy nên bắt
buộc phải khí hậu hóa giấy trước khi đưa lên máy in.
Chuẩn bị giấy ở phân xưởng in: Làm tơi để các tờ giấy không dính với
nhau, bằng cách: lấy các tập mỏng đem tãi dỗ trên bàn phẳng, sau đó xếp
thành từng chồng lên mặt bàn đựng giấy.
b, Chuẩn bị mực in:
Lấy mực in theo phiếu sản xuất hoặc sự hướng dẫn khi in thử. Kiểm tra
chất lượng để xác định các chỉ số kĩ thuật, tiến hành pha chế các phụ gia của
mực in để thay đổi tính chất kĩ thuật của mực in khi cần thiết, pha trộn với
nhau để tạo ra màu mực mới ( nếu cần)… Sau đó đem cho vào máng mực của
máy in. Mực in offset cần có độ nhớt cao khi in, mực in không bị ảnh hưởng
20
và không bị biến đổi tính chất bởi các chất làm ẩm khuôn in, đồng thời các
chất làm khô không được tác động xấu làm khô màng mực in trên hệ thống lô
chà mực trong quá trình truyền mực từ bản in sang tấm cao su và sau đó từ
tấm cao su sang giấy in.
Bộ ba màu mực cơ bản là: xanh – vàng chanh – đỏ cánh sen. Khi in chỉ
có một bộ mực phù hợp với một loại tài liệu nào đó. Vì vậy, phải chọn bộ
mực cho phù hợp với tài liệu, dựa vào thang vòng màu của mực.

c,Chuẩn bị dung dịch ẩm:
Nếu là dung dịch đã được phòng sản xuất, phòng thí nghiệm mua về
hay pha chế lấy, thì chỉ cần đổ vào máng dung dịch làm ẩm của máy để dùng.
Nếu không có loại đó, thì phải tự pha chế theo các công thức được hướng dẫn
hoặc có thể pha chế theo cách sau:
Dung dịch ẩm gồm: - Natri photphat (NaH
2
PO
4
) 10g.
- Orth plonic axit 85%
- Nước máy (pH = 6.5 ữ 7.4) 1000ml
Lấy 2/3 lít nước máy đổ vào bình, vừa quấy nước vừa rắc Natri
photphat vào bình nước. Khi tan hết vẫn quấy nước trong bình và cho axit
vào. Cuối cùng được dung dịch đem đóng lọ, khi dựng thỡ lấy ra pha thêm
nước máy vào dung dịch theo tỷ lệ 1/40. Sau khi pha loãng dung dịch ta kiểm
tra độ pH theo trị số tiêu chuẩn pH = 6 ữ 6.5
d, Chuẩn bị bản in và ống cao su.
* BẢN IN:
Bản in sau khi lấy từ bộ phận phơi bản thì cần phải kiểm tra xem có đạt
chất lượng không.
- Kiểm tra chi tiết hình ảnh trên bề mặt bản in. Dùng kính lúp để kiểm
tra tụng sỏng ( 3ữ5%), tụng tối (95ữ 98%).
- Kiểm tra các lỗi khuyết tật cơ học.
21
Ngoài ra trên bản in phải đầy đủ các dấu ốc cho quá trình in chồng màu
và quá trình gia công. Ở một số sản phẩm chất lượng cao thì đòi hỏi phải có
thang tầng thứ để dễ dàng kiểm tra và điều chỉnh chất lượng bản in.
Bản in thường có hai dạng: - Bản lắp trên thanh kẹp của máy.
- Bản đục lỗ múc trờn cỏc múc bản.

* ỐNG CAO SU:
Ống cao su offset cần phải kiểm tra để đáp ứng yêu cầu: Tấm cao su
phải có tính chất nhận và nhả mực tốt, độ dầy tấm cao su phải đồng đều, tấm
cao su phải không bị khuyết tật bề mặt về mặt cơ học.Tấm cao su phải được
pha cắt đúng thớ, đúng chiều.
Ngoài ra cần phải kiểm tra, đánh giá lại độ dầy của lớp độn lót nếu
không đạt yêu cầu thì thay lớp độn lót.
B.Chuẩn bị máy in.
Lựa chọn máy và thiết bị phù hợp nhất với sản phẩm in. Chuẩn bị tốt
tình trạng máy in: Khởi động máy in, kiểm tra hoạt động của máy. Tiến hành
tra dầu mỡ vào các bộ phận hoặc giữa các phần ma sát giữa các ổ bạc, các cổ
trục…
* Kiểm tra bộ phận nạp giấy, ra giấy: Công việc này đảm bảo độ chính
xác trong quá trình in. Khi tiến hành in tài liệu có chủng loại độ dầy kích
thước mới thì cần phải tiến hành thiết lập lại các yếu tố, bộ phận nạp giấy, ra
giấy. Một số loại máy in hiện đại thỡ cỏc chức năng tự đặt thông số hiệu
chỉnh theo các dữ liệu đã được lưu.
Khi điều chỉnh bằng tay:
- Định vị chính xác bàn nạp giấy, xếp chồng giấy đã được dỗ tơi và
khí hậu hóa ở trên.
- Điều chỉnh bộ phận phụ trợ tách giấy: vị trí các thanh tách giấy, cỏc
vũi hơi thổi, các con lăn đẩy giấy, các vòi hút đưa giấy, một số máy
in cũn cú bộ phận điều chỉnh độ cao của chồng giấy.
22
- Điều chỉnh các bộ phận ở trên bàn nghiêng (hoặc bàn xuống giấy):
các con lăn và băng truyền giấy, bộ phận kiểm tra đúp giấy, các
thanh tỳ giấy.
- Điều chỉnh hệ thống tay kê.
- Kiểm tra lại hoạt động của hệ thống nhíp bắt, ống trao, ống ép in
cũng như ở trên hệ thống ra giấy.

- Sau đó bấm máy chạy cho giấy chạy qua máy. Tiến hành điều chỉnh
bộ phận của hệ thống ra giấy… Khi tờ giấy rơi xuống thì được định
vị chính xác trên bàn thành phẩm.
* Quá trình lắp bản in diễn ra chính xác, tùy theo chủng loại bản in.Lắp
bản in đúng vị trí cụm in để bảo đảm trình tự in chính xác.
* Kiểm tra độ dầy bọc ống và căng bản.
* Kiểm tra hệ thống truyền ẩm:
- Kiểm tra lượng dung dịch ẩm được pha chính xác chưa, độ pH, điều
chỉnh mức dung dịch ẩm trong máng chứa.
- Kiểm tra tất cả các quả lô trong hệ thống này, độ tròn đều áp lực. Nếu
dung dịch ẩm mà sử dụng dung dịch cồn thì kiểm tra nhiệt độ của cồn
và các bộ phận cấp từ bình chứa bên ngoài đến máng chứa dung dịch
ẩm.
* Kiểm tra hệ thống truyền mực:
- Mực in phải được cho vào trong máng của từng cụm in, theo đúng
trình tự in (chú ý cụm in các loại mực pha).
- Kiểm tra áp lực giữa các quả lô chà và bản in. Cho máy chạy chậm,
điều chỉnh tốc độ vòng quay của lụ mỏng và cỏc vớt chỉnh ra mực để
đảm bảo màng mực mỏng đều toàn bộ quả lụ mỏng.
- Một số hệ thống có bộ phận điều chỉnh từ xa: RCI (Remote
Controlled Inking) hoặc CCI ( Computer Controlled Inking), trên máy
in cú thờm bộ phận quét bản, bộ phận này cho phép tự động điều chỉnh
23
lượng mực được cấp chính xác và nhanh chóng theo mật độ hình ảnh
tại bản in.
II.2.2. Quá trình in thử và in sản lượng:
A. Quá trình in thử:
Sau quá trình chuẩn bị vật tư và thiết bị thì cần phải tiến hành qúa trình
in thử để đưa ra các tờ in đạt chất lượng theo đánh giá của khách hàng hoặc
người có trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Kết thúc quá trình in thử sẽ in

ra tờ mẫu in chuẩn ( tờ bông). Sau khi đã ký bông, dựa vào đó người ta tiến
hành in sản lượng.
- Chuẩn bị giấy in thử kết hợp hai loại: giấy sắc và giấy in thật để xen kẽ
nhau.
- Khởi động bộ phận truyền ẩm, truyền mực, dùng nước lau lớp gụm trờn
bề mặt bản in, cân bằng mực nước để tiến hành in thử.
- Căn cứ vào các tờ giấy in thật mà người ta kiểm tra. Điều kiện để kiểm tra
chất lượng tờ in thử: phải đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn ( môi trường,
cường độ ỏnh sỏng…), đảm bảo về nội dung thông tin có chính xác không,
về vị trí tầng thứ, về màu sắc của hình ảnh trên tờ in.
B. Quá trình in sản lượng:
Sau khi nhận được tờ in đã ký bông cho máy chạy ổn định và tăng dần
tốc độ. Quá trình in sản lượng được tiến hành trên giấy in thật nhưng trong
mỗi lần dừng mỏy (vỡ lý do nào đó) thì cần phải sử dụng một số lượng giấy
sắc để tiết kiệm giấy và thường xuyên phải kiểm tra tờ in.
Để duy trì chất lượng tờ in đồng đều thì người thợ in phải thường xuyên
lấy tờ in để kiểm tra và so sánh tờ đó với tờ ký bông. Nếu có sự thay đổi phải
điều chỉnh kịp thời. Thông thường khoảng 10- 15 phỳt thỡ lấy tờ in ra kiểm
tra một lần. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào quá trình in một mằu hoặc
nhiều màu và yêu cầu chất lượng hoặc tính chất của sản phẩm .
Sau khi in xong, đếm số lượng, bàn dao cho công đoạn sản xuất tiếp theo.
Vệ sinh máy móc và toàn bộ phân xưởng.
24
PHẦN III
MÁY IN OFFSET
I.KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÁY IN OFFSET:
Nguyên tắc hoạt động của các máy in offset đều dựa trên cơ sở sự
chuyền hình ảnh từ bản in sang tờ giấy thông qua một bề mặt cao su trung
gian. Trờn cỏc bản in đú, cỏc phần tử in và phần tử không in hầu như cùng
nằm trên một mặt phẳng. Do quá trình gia công hóa học, mà các phần tử

không in trên bản nhận được một lớp mỏng dung dịch nước cũn cỏc phần tử in
thì có khả năng giữ lại được lớp mực in khi được chà lên bản mà không hòa
tan với nước.
Hiện nay các máy in offset hoạt động đều dựa trên nguyên lý quay
trũn.Đơn vị in của máy in offset về cơ bản gồm có ba trục ống:


Bản in đuợc lắp trên một ống được goị là ống bản . Trên bề măt của ống
bản cú lụ nước và cỏc lụ mực chà lên bề mặt bản một lớp mỏng dung dịch
nước và mực in . Các phần tử không in trên bản in chỉ nhận dung dịch làm ẩm
còn phần tử in chỉ nhận mực. Khi ống bản quay nó tiếp xúc với cao su offset ,
25

×