ĐẶT VẤN ĐỀ
Trĩ là những cấu trúc mạch bình thường ở ống hậu môn trực tràng. Bệnh
trĩ là một tập hợp các bệnh lí có liên quan đến những thay đổi của mạng mạch
trĩ và các tổ chức tiếp xúc với mạng mạch này.
Bệnh trĩ khá thường gặp, tỷ lệ gặp từ 35%-50% dân số. Tại khoa khám
bệnh bệnh viện ĐKKV Mai Châu (Từ tháng 3-2007 đến tháng 3-2009) trong
sè 278 bệnh nhân đến khám bệnh về hậu môn trực tràng có 84 trường hợp bị
bệnh trĩ. Như vậy chiếm tỷ lệ 30,2% số bệnh nhân đến khám hậu môn-trực
tràng.
Là một bệnh thường gặp nhưng còn chưa được chú ý một cách đúng
mức cả về phía thầy thuốc cũng như cả về phía người bệnh. Bệnh ảnh hưởng
tới sinh hoạt, hoạt động xã hội và lao động của người bệnh.
Có nhiều cách điều trị bệnh trĩ: Nội khoa, thủ thuật hoặc phẫu thuật. Phẫu
thuật là một phương pháp điều trị tiệt căn. Lấy bỏ toàn bộ các búi trĩ, tuy nhiên
phẫu thuật còn có một số biến chứng và di chứng do vậy cần lựa chọn một phẫu
thuật vừa có khả năng điều trị bệnh cao, vừa Ýt để lại di chứng. Hiện nay phẫu
thuật Milligan-Morgan được áp dụng phổ biến nhất ưu điểm của phẫu thuật này
là dễ áp dụng, có khả năng điều trị tiệt căn cao. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài :''Đánh giá kết quả phẫu thuật Milligan-Morgan trong điều
trị bệnh trĩ tại bệnh viện ĐKKV Mai Châu'' với mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu mét số đặc điểm lâm sàng và thương tổn của trĩ ở bệnh
nhân được điều trị bằng phương pháp Milligan -Morgan tại Bệnh
viện ĐKKV Mai Châu.
2. Đánh giá kết quả sớm điều trị bệnh trĩ của phương pháp này.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu ống hậu môn
1.1.1. Giải phẫu ống hậu môn:
Èng hậu môn là đoạn cuối cùng của ống tiêu hoá. Èng hậu môn dài
3 - 4cm, đường kính khoảng 3cm, đóng mở chủ động. Cấu tạo bởi các lớp cơ:
Cơ thắt ngoài, cơ thắt trong, cơ nâng hậu môn, các khoang tế bào và lớp niêm
mạc hậu môn.
Hình 1.1. Giải phẫu ống hậu môn
1.1.2. Phân bố mạch máu của hậu môn - trực tràng
•
Động mạch cấp máu cho hậu môn - trực tràng
Có 3 động mạch cấp máu cho hậu môn - trực tràng:
* Động mạch trực tràng trên (động mạch trĩ trên): gồm3 nhánh: tương
ứng với vị trí 3 bó trĩ chính thường gặp trên lâm sàng.
2
Hình 1.2. Động mạch và tĩnh mạch của hậu môn trực tràng.
* Động mạch trực tràng giữa (Động mạch trĩ giữa).
* Động mạch trực tràng dưới (động mạch trĩ dưới).
•
Tĩnh mạch:
- Đám rối tĩnh mạch trĩ trong. Khi đám rối tĩnh mạch trĩ trong giãn tạo
nên trĩ nội.
- Đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài. Khi đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài giãn tạo
nên trĩ ngoại.
3
Hình 1.3. Tĩnh mạch trực tràng
1.2. Sinh bệnh học bệnh trĩ
Trĩ là những cấu trúc mạch bình thường ở ống hậu môn, có ngay từ khi
mới sinh. Bệnh trĩ là do những cấu trúc này bị chuyển đổi sang trạng thái
bệnh lý do yếu tố cơ học làm giãn, lỏng lẻo hệ thống nâng đỡ gây sa búi trĩ và
yếu tố mạch máu làm giãn mạch gây chảy máu.
* Nguyên nhân hay một số yếu tố thuận lợi
- Rặn mạnh khi đại tiện do táo bón, rặn đái do u phì đại tuyến tiền liệt, ho
mạn tính.
- Ngồi lâu, đứng lâu, mang vác nặng, làm công việc nặng nhọc, thể thao nặng.
- Chèn Ðp khung chậu do chửa, u sinh dục, ung thư trực tràng, …
4
1.3. Chẩn đoán, phân độ và phân loại trĩ
1.3.1. Biểu hiện lâm sàng
Ba triệu chứng thường gặp nhất:
- Ỉa máu tươi:
- Sa trĩ:
- Đau vùng hậu môn:
+ Trĩ ngoại tắc mạch.
+ Trĩ nội tắc mạch.
+ Sa trĩ tắc mạch.
1.3.2. Thăm khám
- Thăm trực tràng: Là một thăm khám bắt buộc để loại trừ các bệnh
khác của hậu môn trực tràng như là ung thư hậu môn - trực tràng.
1.3.3. Phân độ trĩ
Phân độ trĩ với 4 độ(chỉ áp dụng cho trĩ nội):
+ Độ 1: 80-90% biểu hiện ỉa máu tươi, Khám qua soi: các búi trĩ nhô
lên thấy cương tụ, không bị sa tụt khi gắng rặn ỉa.
Hình 1.4. Trĩ nội độ 1
5
TrÜ néi ®é 1
+ Độ 2: Ỉa máu tươi 2 - 3 đợt mỗi năm, thấy búi trĩ lấp ló ở hậu môn nhưng
còn tự co lên được.
Hình 1.5. Trĩ nội độ 2
+ Độ 3: Búi trĩ nội khá lớn, chỉ sa ra ngoài khi rặn ỉa và bệnh nhân phải
lấy tay nhét búi trĩ sa vào hậu môn.
Hình 1.6. Trĩ nội độ 3
+ Độ 4: Búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài dù chỉ một gắng sức nhẹ, chảy
dịch rất nhiều, trợt niêm mạc đồng thời sự phù nề gây thắt nghẽn mạch làm
đau đớn cho bệnh nhân.
Hình 1.7. Trĩ nội độ 4
6
TrÜ néi ®é 2
TrÜ néi ®é 3
TrÜ néi ®é 4
* Phân loại theo vị trí giải phẫu
Lấy đường lược làm mốc người ta phân ra:
* Trĩ nội: Được chia làm 4 độ như đã trình bày ở trên.
Hình 1.8a. Hậu môn bình thường Hình 1.8b. Trĩ căng khi rặn
* Trĩ ngoại: Được hình thành do giãn quá mức đám rối tĩnh mạch trĩ
dưới ở dưới đường lược, có da phủ lên các búi trĩ.
Hình 1.8c. Trĩ ngoại tắc mạch Hình 1.8d. Trĩ nội tắc mạch
* Trĩ hỗn hợp: Trĩ nội nằm trong ống hậu môn, trĩ ngoại nằm ngoài ống
hậu môn, chúng phân cách nhau bởi đường lược.
* Trĩ vòng: Lúc đầu các búi trĩ nội cũng như các búi trĩ ngoại nằm phân
cách nhau ở 3 vị trí thường gặp: Phải trước, phải sau và trái (3 - 7giờ, 11giờ).
Các búi trĩ này to dần lên cùng các búi trĩ phụ làm chúng liên kết với nhau tạo
thành vòng tròn trĩ gọi là trĩ vòng.
Hình 1.8e. Trĩ vòng sa Hình 1.8f. Trĩ sa vòng tắc mạch
7
1.4. Tình hình nghiên cứu điều trị bệnh trĩ trên thế giới và việt nam
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ bao gồm: Điều trị nội khoa, điều trị
bằng thủ thuật, điều trị bằng các liệu pháp vật lý và điều trị bằng phẫu thuật.
1.4.1. Điều trị nội và chế độ vệ sinh, ăn uống
- Sử dụng các loại thuốc uống có tác dụng toàn thân và thuốc đặt tại chỗ.
Thuốc bôi và đặt tại chỗ có tác dụng làm bôi trơn, giảm đau, chống viêm,
chống tắc mạch và nhiễm trùng như các loại thuốc mỡ: mỡ Mydi, mì
Titanoreine, viên đạn đặt Proctolog …
- Chế độ ăn uống: như kiêng những gia vị cay nóng (Hạt tiêu, ớt…),
kiêng rượu. Chế độ sinh hoạt, lao động phù hợp. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tại
chỗ ngâm rửa nước Êm vùng hậu môn, tầng sinh môn là cần thiết.
1.4.2. Điều trị thủ thuật
Chỉ định tốt trong các trường hợp: trĩ độ 1, 2 và độ 3 có búi riêng rẽ.
- Tiêm xơ búi trĩ: Hiện nay thuốc được dùng nhiều nhất là Polidocanol.
Loại thuốc này tác dụng tốt, Ýt gây biến chứng.
- Thắt búi trĩ: Sử dụng dụng cụ ở đầu có lắp 2 vòng cao su. Qua ống soi
hậu môn kéo búi trĩ vào trong lòng ống soi. Sử dụng dụng cụ bấm, làm bật
các vòng cao su vào gốc búi trĩ.
1.4.3. Điều trị bằng các liệu pháp vật lý
* Liệu pháp lạnh: Dùng chất làm lạnh bằng nitơ lỏng hay protoxyt nitơ
với nhiệt độ thấp, làm mạch máu tắc nghẽn gây hoại tử.
* Đốt tia hồng ngoại:
* Liệu pháp đốt điện: Dùng dao điện 1 cực hoặc lưỡng cực áp sát gốc
búi trĩ.
1.4.4. Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật điều trị trĩ có từ rất sớm, là phương pháp điều trị tiệt căn
nhất, có tỷ lệ tái phát thấp. Phẫu thuật trĩ luôn được cải tiến.
8
1.4.4.1. Các phẫu thuật cắt từng búi trĩ riêng rẽ
- Phẫu thuật Milligan - Morgan (1937): Cắt bỏ một cách hệ thống 3 búi
trĩ với phẫu tích cao và thắt ở cuống hoặc ở các trục mạch. Để lại các cầu da -
niêm mạc sẽ tái tạo lại niêm mạc ống hậu môn sau này.
- Phẫu thuật Ferguson (1959): Cắt bỏ cả ba búi trĩ nhưng sau đó khâu
kín lại niêm mạc ở hậu môn.
- Phẫu thuật Parks (1956): Rạch niêm mạc ống hậu môn từ trong ra
ngoài theo hình chữ Y lộn ngược, phẫu tích cắt bỏ búi trĩ sau đó khâu phủ lại
niêm mạc trong ống hậu môn.
1.4.4.2. Phẫu thuật cắt toàn bộ vòng trĩ
- Phẫu thuật Whitehead (1882): Lấy toàn bộ búi trĩ và niêm mạc ống
hậu môn bằng 4 đường rạch dọc theo trục hậu môn. Sau đó đính niêm mạc
phần trực tràng lành với da hậu môn.
- Toupet. A. (1969): Trong điều trị trĩ vòng, cải tiến từ phẫu thuật
Whitehead (giữ lại niêm mạc hậu môn, tránh lộ niêm mạc trực tràng, do đó
tránh mất tự chủ hậu môn do mất phần niêm mạc hậu môn.
- Phẫu thuật Longo (1982): Cắt một đoạn ống niêm mạc hậu môn trực
tràng trên đường lược bằng kỹ thuật khâu nối máy để điều trị trĩ và sa niêm
mạc trực tràng.
Hình 1.9. Phẫu thuật Longo
9
CHƯƠNG 2
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Nghiên cứu hồi cứu trên bệnh nhân bị bệnh trĩ được phẫu thuật theo
phương pháp Milligan - Morgan tại Bệnh viện ĐKKV Mai Châu.
- Gồm các bệnh nhân được điều trị từ 03/2007 đến 03/2009.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu
- Bệnh nhân: Tuổi từ 20 đến > 76 cho cả 2 giới.
- Bệnh trĩ được phẫu thuật bằng phương pháp Milligan - Morgan (mổ
cấp cứu và mổ phiên).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân bị bệnh trĩ được điều trị bằng phương pháp khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ bệnh án của bệnh nhân từ 01/03/2007 đến
01/03/2009.
- Các dữ liệu nghiên cứu xử lý theo chương trình SPSS được tính
bằng tỷ lệ phần trăm, trung bình.
2.2.2. Các chỉ tiêu lâm sàng của bệnh nhân trĩ trước mổ
- Xác nhận bệnh nhân bị bệnh trĩ: thông qua tài liệu từ hồ sơ bệnh án
và khám theo mẫu bệnh án quy định cả về mặt lâm sàng và cận lâm sàng.
2.2.3. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
- Vệ sinh vùng tầng sinh môn.
- Tẩy sạch đại tràng bằng thụt hoặc uống Fortrans.
- Ăn nhẹ ngày trước mổ (cháo, súp, sữa, nước đường).
- An thần: Có thể uống Seduxen 5mg x 1 - 2 viên tối hôm trước mổ.
10
2.2.4. Phương pháp phẫu thuật (Phương pháp điều trị)
* Phương pháp vô cảm:
- Tê tuỷ sống hoặc gây mê nội khí quản (nếu có chống chỉ định tê tuỷ sống).
* Tư thế bệnh nhân.
- Tư thế phụ khoa đặt 2 chân lên khung có giá đỡ, đùi dạng tối đa, cẳng
chân giơ cao.
- Đặt mông chìa ra cách mép bàn mổ 10cm. Dưới mông đặt một gối
đệm cao từ 5 ÷ 10 cm để nâng cao mông.
* Vô khuẩn:
- Sát trùng tầng sinh môn, quanh hậu môn bằng dung dịch Betadin 10%
hoặc cồn.
- Bên trong hậu môn trực tràng có thể dùng Betadin 10% hoặc cồn
trắng 70
0
để sát trùng (niêm mạc hậu môn - trực tràng).
* Phương pháp phẫu thuật:(Phẫu thuật theo phương pháp Milligan -
Morgan)
Kỹ thuật mổ: các thì chính của phương pháp.
Hình 2.1. Đặt hàng Pince thứ nhất ở rìa hậu môn [10]
Thì 1: Đặt 3 pince đầu tiên ở mép hậu môn lần lượt ở ba vị trí: 3 giê, 8
giê, 11 giờ (nơi vị trí 3 búi trĩ).
11
Hình 2.2. Đặt hàng Pince thứ hai ở đường lược hậu môn
Thì 2: Đặt 3 pince thứ hai cùng trục với 3 pince trước ở ngay đường lược.
Thì 3: Đặt 3 pince thứ ba cùng trục với 3 pince trước tại lớp niêm mạc
hồng nhạt của trực tràng (cực trên của búi trĩ). Kéo 3 pince này ra phía ngoài
tạo nên tam giác trình bày.
Hình 2.3. Đặt hàng Pince thứ ba ở niêm mạc trực tràng, gốc búi trĩ
Thì 4: Phóng bế dung dịch xylocain 1% có Adrenalin
12
Hình 2.4. Tạo tam giác niêm mạc
Thì 5: Phẫu tích bó 3giờ. Dùng kéo cắt 2 nhát tạo hình chữ V, một ở trên,
một ở dưới búi trĩ, giải phóng vạt da từ ngoài vào trong đến bờ dưới cơ tròn
trong cắt một phần dây chằng Parkes - cắt đến đường lược xuyên kim có chỉ sát
cơ tròn trong. Có thể móc vào một chút cơ tròn trong thắt chỉ và cắt bỏ búi trĩ.
Hình 2.5. Vị trí đường rạch
Thì 6: Phẫu tích các bó 8giờ và 11giờ như bó 3giờ.
Thì 7: Kiểm tra và cầm máu những chỗ, điểm còn chảy máu hoặc lấy
những búi trĩ phụ dưới cầu da và niêm mạc.
Thì 8: Sửa lại vết cắt - kiểm tra ống hậu môn - băng vết mổ.
13
Hình 2.6. Kết thúc phẫu thuật
2.2.5. Theo dõi và săn sóc sau mổ
* Điều trị: Kháng sinh từ 5-7 ngày bằng đường uống:
- Flagyl 1g (0,25g x 4viên)/ngày.
Thuốc giảm đau: Dùng các thuốc giảm đau có nguồn gốc hoặc biệt
dược của Paracetamol như Efferalgan codeine 500mg x 3viên/24h, số lượng
giảm dần trong những ngày sau đó.
Thuốc nhuận tràng: Forlax 3 gói/ngày, không để bệnh nhân táo bón.
* Săn sóc:
- Thay băng: 24giờ sau mổ.
- Ngâm rửa hậu môn kết hợp với nong hậu môn sớm và hàng ngày
bằng ngón tay đi găng có bôi trơn bằng mỡ xylocain. Đồng thời có đặt viên
đạn trĩ loại Proctolog. Hướng dẫn động tác nong này cho bệnh nhân để có thể
tự nong sau khi ra viện. Thường nong đủ 3 tuần đến 1 tháng. Ngâm tầng sinh
môn vào chậu nước Êm pha Betadin 0,5 - 1% ngày 1 - 2 lần mỗi lần 10 - 15
phót.
- Chế độ ăn uống: Ăn uống ngay trong vòng 24 giờ đầu sau mổ lúc đầu
ăn lỏng những chất dễ tiêu tránh táo bón sau đó ăn bình thường. Khuyên bệnh
nhân ngừng uống rượu, hút thuốc lá, tránh ăn những gia vị kích thích mạnh.
2.2.6. Theo dõi và đánh giá kết quả sớm sau mổ
* Trong khi mổ:
- Thời gian phẫu thuật trung bình 1 ca.
- Chảy máu: Số lượng mất máu?
14
* Thời gian hậu phẫu tại bệnh viện:
- Chảy máu sau mổ:
+ Không chảy máu sau mổ
+ Chảy máu nặng phải mổ lại. Phải truyền máu.
- Rối loạn tiểu tiện sau mổ ?
+ Bí đái, đái rắt, phải thông.
+ Không bí đái.
- Đau nhức hậu môn sau mổ:
+ Đau Ýt: Bệnh nhân dùng thuốc giảm đau theo phác đồ điều trị sau
phẫu thuật, không cần dùng thêm thuốc giảm đau.
+ Đau vừa: Tiêm thêm một liều profenid hoặc một liều thuốc giảm đau khác.
+ Khá đau: Tiêm thêm hai liều profenid hoặc hai liều thuốc giảm đau khác.
+ Đau dữ dội: Tiêm thêm ba liều profenid trở lên.
- Đi ngoài sau mổ lần đầu tiên: + Thời gian.
+ Đau hay không.
+ Có máu hay không.
- Tự chủ hậu môn: + Chủ động (tự chủ).
+ Không chủ động (không tự chủ).
+ Thời gian mất tự chủ.
- Ngày điều trị trung bình sau mổ.
* Tình trạng hậu môn sau mổ 72h
Thấm máu nhiều, sưng tấy đỏ nhẹ, rỉ dịch không hôi, tầng sinh môn
kho sạch.
*So sánh kết quả trước và sau mổ
Đau rát hậu môn, đại tiện ra máu tươi, búi trĩ sa, táo bón
* Phân loại kết quả sớm sau mổ
* Tốt: - Hết các biểu hiện của bệnh trĩ.
- Chức năng tự chủ bình thường:
- Nhận cảm hậu môn tốt.
15
- Cơ thắt dày, co bóp tốt, trương lực bình thường.
* Trung bình: Các biểu hiện của bệnh trĩ cũng hết nhưng có một số di chứng:
- Rối loạn tự chủ hậu môn độ .
- Nhận cảm hậu môn giảm.
- Cơ thắt mỏng, co bóp yếu, trương lực nhẽo.
* Xấu: - Búi trĩ còn
- Mất chức năng tự chủ hậu môn.
- Mất nhận cảm hậu môn.
- Cơ thắt mỏng, mất co bóp, trương lực rất nhẽo.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, tổn thương giải phẫu
3.1.1. Tuổi bệnh nhân
Bảng 3.1. Tuổi
BN
Tuổi
n = 36
SLBN Tỷ lệ (%)
20-29 2 5,6
30-39 3 8,3
40-49 16 44,4
50-59 13 36,1
60-69 1 2,8
>70 1 2,8
Cộng 36 100
16
BiÒu đồ 3.1. Tỷ lệ nam giữa và nữ
Nhận xét:
- Tuổi thấp nhất 20: 5,6% (2/36)
- Cao nhất 75: 2,8% (1/36)
- Tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh trĩ phải phẫu thuật tập trung cao ở độ tuổi
49 - 49, chiếm 44,4% (16 bệnh nhân).
3.1.2. Giới - nghề nghiệp
Bảng 3.2. Giới
BN
Giới
n = 36
SLBN Tỷ lệ (%)
Nam 25 69.4
Nữ 11 30.6
Cộng 36 100
17
Biều đồ 3.2. Giới
Nhận xét: Tỷ lệ nam giới mắc bệnh trĩ là: 69,4%.
Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh trĩ là: 30,8.
Tỷ lệ nam/nữ = 2,27.
Tỷ lệ bệnh nhân nam bị bệnh trĩ phải mổ lớn hơn nữ.
18
Bảng 3.3. Nghề nghiệp
Bệnh nhân
Nghề nghiệp
n = 36
SLBN Tỷ lệ (%)
Cán bé 8 22,2
Công nhân 2 5,6
Hưu trí 6 16,7
Nông dân 17 47,2
Khác 3 8,3
Cộng 36 100
Biểu đồ 3.3. Nghề nghiệp
Nhận xét:
- Cán bộ công nhân viên nhà nước chiếm 27,8%
- Nghề khác (làm tự do, lái xe,…) 8,3%
- Hưu trí chiếm 16,7%
- Nông dân chiếm 47,2%
19
3.1.3. Thời gian mắc bệnh trĩ
Bảng 3.4. Thời gian mắc bệnh trĩ
Bệnh nhân
Thời gian (năm)
n = 36
SLBN Tỷ lệ (%)
1-5 9 25
6-10 21 58,3
11-20 2 5,6
21-30 3 8,3
>30 1 2,8
Cộng 36 100
Nhận xét:
- Thời gian mắc bệnh trung bình là : 10,1 ± 8,19 năm.
- Tỷ lệ mắc bệnh trên 5 năm phải mổ là 58,3% (21 bệnh nhân).
20
3.1.4. Tiền sử điều trị bệnh
Bảng 3.5. Tiền sử điều trị bệnh
Bệnh nhân
Các phương pháp
n = 36
SLBN Tỷ lệ (%)
Nội khoa đơn thuần
5 13,8
Đông y đơn thuần
2 5,6
Tiêm xơ 3 8,3
Thắt 1 2,8
Phẫu thuật 0 0
Tiêm xơ + Thắt 0 0
Nội + Đông y 3 8,3
Nội + Tiêm xơ 0 0
Nội + Thắt 2 5,6
Chưa điều trị 20 55,6
Cộng 36
Nhận xét:
- Điều trị nội khoa + đông y: 8,3% (3 bệnh nhân).
- Điều trị thủ thuật: 16,7% (6 bệnh nhân).
- Điều trị bằng phẫu thuật: 0%.
- Chưa điều trị: 55,6% (20 bệnh nhân).
3.1.5. Các triệu chứng lâm sàng
Bảng 3.6. Các triệu chứng cơ năng
Bệnh nhân n = 36
21
Các triệu chứng SLBN Tỷ lệ (%)
Đau rát khó chịu hậu môn 12 33,3
Đại tiện có máu: 30 83,3
+ Ỉa rớm máu 7 19,4
+ Thành giọt 18 50
+ Ỉa máu tươi thành tia 5 13,8
Không có máu 4 11,2
Tiết dịch Èm ướt 6 16,7
Táo bón 28 77,8
Nhận xét:
- Đau rát khó chịu hậu môn chiếm tỷ lệ cao nhất: 33,3% (12 bệnh
nhân)
- Đại tiện có máu chiếm: 83.3% (30 bệnh nhân).
- Tỷ lệ máu chảy thành giọt: 22,8% (8 bệnh nhân), thành tia: 13,8%
(5 bệnh nhân), rớm máu: 19,4% (7 bệnh nhân).
22
Bảng 3.7. Phân loại theo vị trí giải phẫu
Bệnh nhân
Phân loại
n = 36
SLBN Tỷ lệ (%)
Trĩ nội 22 61,2
Trĩ ngoại 6 16,7
Trĩ hỗn hợp 5 13,8
Trĩ vòng 3 8,3
Biểu đồ 3.3. Phân loại theo vị trí giải phẫu
Nhận xét:
Trĩ nội chiếm tỷ lệ cao nhất: 61,2%
Trị ngoại chiếm : 16,7%
Trĩ hỗn hợp chiếm : 13,8%
Trĩ vòng chiếm: 8,3%
23
Bảng 3.8. Số lượng các búi trĩ thường gặp
Bệnh nhân
Số lượng búi
n = 36
SLBN Tỷ lệ (%)
1 1 2,8
2 1 2,8
3 23 63,7
4 4 11,2
5 6 16,7
6 1 2,8
Cộng 36 100
Biểu đồ 3.4. Số lượng các búi trĩ thường gặp
Nhận xét:
Số lượng 1 - 2 búi trĩ gặp Ýt nhất chiếm 5,6% (2 bệnh nhân).
Đa phần gặp 3 búi với tỷ lệ 63,7% (23 bệnh nhân).
Từ 4 búi trở lên gặp 30,7% (11 bệnh nhân).
24
Bảng 3.9. Vị trí thường gặp của các búi trĩ (phân chia theo chiều
kim đồng hồ, tư thế nằm ngửa)
Bệnh nhân
Vị trí
n = 36
SLBN Tỷ lệ (%)
1 giê 2 5.6
2 giê 4 11.2
3 giê 6 16.7
4 giê 5 13.8
5 giê 24 66.6
6 giê 4 11.2
7 giê 21 58.3
8 giê 5 13.8
9 giê 9 25
10 giê 4 11.2
11 giê 22 61.2
12 giê 3 8.3
Nhận xét:
Vị trí các búi trĩ thường gặp là:
- 3 giờ chiếm tỷ lệ 16,7%
- 5 giờ chiếm tỷ lệ 66,6%
- 7 giờ chiếm tỷ lệ 58,3%
- 8 giờ chiếm tỷ lệ 13,8%
- 11 giờ chiếm tỷ lệ 61,2%
25