Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

nghiên cứu mật độ xương của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh hà nam và hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.17 KB, 127 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Loóng xương là một vấn đề đang được thế giới quan tâm. Tần suất các
bệnh cơ xương khớp tăng lên cùng với tuổi trong đó loãng xương là một trong
những bệnh thường gặp nhất ở tuổi > 50. Hậu quả nghiêm trọng nhất của
loãng xương là gãy xương. Một khi gãy xương xảy ra, nó sẽ làm tăng nguy cơ
tử vong, giảm tuổi thọ, và thay đổi mô hình bệnh tật. Loãng xương và gãy
xương do loãng xương ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như nền
kinh tế của nhiều nước. Ở Mỹ, hàng năm có 1,5 triệu trường hợp gãy xương
do loãng xương [77]. Dự báo con số này sẽ tăng lên đến 6,3 triệu người vào
năm 2050 so với 1,7 triệu năm 1990. Nguy cơ gãy xương ở phụ nữ da trắng từ
50 tuổi trở lên là 40% trong khi đó chỉ có 9% phụ nữ có nguy cơ bị ung thư
vú. Hàng năm hệ thống chăm sóc sức khoẻ ở Mỹ phải chi phí cho điều trị
loãng xương ít nhất là 40 tỷ đô la trong đó 14 tỉ là chi phí giành cho gãy
xương do loãng xương còn ở Pháp là 3-4 tỷ francs [43].
Hiện nay, đo MĐX bằng phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép
được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương [16]. Theo tổ chức y tế
thế giới, nếu T-Score ≤ -2,5 sẽ được chẩn đoán xác định là loãng xương. Hay
nói một cách khác, giá trị MĐX đo được cần phải được so sánh với giá trị
trung bình của MĐX đỉnh trong quần thể người khỏe mạnh cùng giới tuổi từ
20-39. Xác định giá trị tham chiếu MĐX đỉnh là một trong những bước cơ
bản để nâng cao tính chính xác trong chẩn đoán về tình trạng MĐX (bình
thường, thưa xương, hay loãng xương) theo tiêu chuẩn của WHO.
MĐX thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể và chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố như gen, dinh dưỡng và lối sống… [65]. Người Việt
Nam có chỉ số nhân trắc, điều kiện sống, lối sống và dinh dưỡng khác biệt với
các quốc gia châu Á, châu Âu hoặc châu Mỹ. Do đó, việc chẩn đoán loãng
1
xương của người Việt Nam theo tiêu chuẩn châu Á, châu Âu hoặc châu Mỹ
như trước đây là chưa hợp lý. Do vậy, sử dụng giá trị tham chiếu MĐX đỉnh
của người Việt trong chẩn đoán tình trạng MĐX cho người Việt là thực sự
cần thiết.


Ngay trong cùng một quốc gia, lối sống giữa nông thôn và thành thị
cũng có nhiều khác biệt. Đó có một số công trình nghiên cứu MĐX đỉnh ở
Việt Nam đo bằng máy Lunar, Unigamma [9], [47] nhưng chưa có nghiên cứu
nào so sánh MĐX đỉnh giữa phụ nữ thành thị và nông thôn tức so sánh giữa
hai vùng có điều kiện kinh tế, xã hội, dinh dưỡng, lối sống … khác hẳn nhau.
Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới với tiền sử
kinh nguyệt và sinh đẻ phức tạp. Đặc biệt, khoảng 25% phụ nữ Việt Nam trên 50
tuổi có nguy cơ gãy xương do loãng xương [47]. Vì vậy, phụ nữ luôn là đối
tượng ưu tiên nghiên cứu hàng đầu.
Vì tất cả cỏc lớ do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu mật độ xương của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh Hà Nam và Hà
Nội”.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1. Xác định mật độ xương đỉnh ở cột sống thắt lưng, cổ xương đùi và
đầu trên xương đùi của phụ nữ tại một số điểm thuộc tỉnh Hà Nam
và Hà Nội.
2. Đánh giá sự thay đổi mật độ xương theo các lứa tuổi và một số yếu tố
liên quan.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược cấu trúc và chức năng của xương [9], [14], [17]
1.1.1. Chức năng của xương [15]
Xương là một mô liên kết cùng với sụn tạo nên hệ xương có 5 chức năng:
- Nâng đỡ cơ thể.
- Vận động: Là nơi bám của các cơ vận động.
- Bảo vệ: Tạo khung bảo vệ cho các tạng và tủy sống.
- Là những khoang tạo máu.
- Chức năng chuyển hóa các chất khoáng: Là kho chứa các chất khoáng
95% lượng calci của cơ thể là ở trong xương nếu calci trong máu giảm do bất

cứ một nguyên nhân nào thì calci trong xương sẽ huy động ra ngoài để duy trì
sự thăng bằng nội môi của cơ thể.
1.1.2. Cấu trúc xương
Cũng như mụ liờn kết khác, mô xương có 2 thành phần cơ bản là: tế
bào xương và chất khuôn xương.
- Chất khuôn xương bao gồm các sợi collagen và các mô liên kết khác
giàu chất glucoaminoglycin, khuôn xương có thể trở thành calci hóa. Mô
xương có xương đặc (xương vỏ) và xương xốp (bè xương); 80%-90% khối
lượng xương đặc được calci hóa; 15-25% khối lượng xương xốp có chức năng
chuyển hóa. Xương đặc có chức năng bảo vệ còn xương xốp có chức năng
chuyển hóa.
- Các tế bào xương bao gồm: hủy cốt bào (Osteoblast) là các tế bào
khổng lồ đa nhân, có nhiệm vụ tiêu xương. Tạo cốt bào (Osteoclast) là tế bào
có nhân hình thoi, có nhiệm vụ sản sinh ra các thành phần của nền xương (các
sợi collagen và các chất nền), có vai trò quan trọng trong quá trình calci hóa.
3
Cốt bào (Osteocyte) giữ vai trò quan trọng trong sự trao đổi calci giữa xương
và dịch ngoại bào do tiết ra osteocalcin.
1.2. Sơ lược về chu chuyển xương [9], [14], [17]
1.2.1. Sự tái tạo xương
Một chu kỳ tái tạo xương bắt đầu bằng sự huỷ xương do vai trò của huỷ
cốt bào, tiếp theo là giai đoạn chuyển đổi với sự kết thúc quá trình huỷ xương
và bắt đầu quá trình tạo xương. Trong giai đoạn chuyển đổi các hốc xương tạo
ra trong quá trình huỷ xương được lót bởi các tế bào đơn nhân. Trong quá
trình tạo xương các tế bào đơn nhân được thay thế bởi các tế bào nguồn gốc
xương, các tế bào này sau đó được biệt hoá thành tạo cốt bào để tổng hợp nên
chất căn bản chứa calci lắng đọng, các hốc được làm đầy dần với xương mới.
Khi các hốc đầy, tạo cốt bào trở thành những tế bào lát phẳng trong khi chất
cơ bản không calci hoá thu hẹp lại, thậm chí biến mất. Để hoàn thành quá
trình tái tạo xương, cần vài tháng [21], [77].

Nhờ quá trình tái tạo xương mà mô xương liên tục được thay thế để
duy trì khối lượng, hình dáng và sự toàn vẹn của xương. Tuy nhiên để quá
trình tái tạo xương được hoàn thiện đòi hỏi phải có sự cân bằng giữa quá trình
huỷ xương và tạo xương.
Tạo xương được phân biệt với đổi mới xương. Đổi mới xương là quá
trình mô xương liên tục tiêu và thay thế để duy trì khối lượng, hình dáng và sự
toàn vẹn của xương. Quá trình chuyển hóa xương không bao giờ dừng, liên tục
đổi mới thậm chí sau khi xương đã đạt được hình dạng và kích thước trưởng
thành, xương cũ liên tục bị phá hủy và xương mới được tạo ra để thay thế.
Quỏ trình hủy xương và tạo xương được điều hòa bởi các hormon và
cytokin.
Trong bộ xương của người trưởng thành, có gần 5-10% của xương
được thay thế hàng năm. Điểm đặc trưng của quá trình đổi mới xương là
4
không xảy ra đồng bộ suốt bộ xương. Đổi mới xương xảy ra ở các đơn vị đổi
mới xương (Bone Multicellular Unit -BMU) hoặc các đơn vị đa tế bào cơ sở
của chuyển đổi xương. Thời gian để thực hiện một chu kỳ tái tạo xương
khoảng 3 đến 5 tháng.
1.2.2. Những thông số sinh hoá phản ánh quỏ trình tái tạo của xương [77]
- Những thông số sinh hoá phản ánh quá trình tạo xương
+ Osteocalcin (OC): Là một protein có 49 acid amin, phân tử lượng là
5800. Nó là một protein đặc hiệu của xương được tổng hợp từ tạo cốt bào và
nguyên bào xương. Nồng độ osteocalcin liên quan đến tốc độ tạo xương và sự
khoỏng hoỏ. Định lượng osteocalcin là một xét nghiệm sinh hoá đặc hiệu trong
chẩn đoán loãng xương. Nồng độ osteocalcin tăng trong loãng xương, có giá trị
đánh giá sự mất xương chậm và theo dõi dài hạn quá trình điều trị loãng xương.
+ Phosphatase kiềm của xương (AP): Là một enzym ở tại màng tạo cốt
bào. Hoạt tính của phosphatase kiềm trong huyết thanh được dùng để đánh giá
sự tạo xương nhưng độ nhậy và độ đặc hiệu không cao. Ở những người loãng
xương phosphatase kiềm có thể bình thường hoặc hơi tăng.

+ Các tiền peptid có tận cùng – COOH (PICP) và các tiền peptid tận
cựng-NH2 (PINP) của procollagen I là sản phẩm được phóng thích ra khi tạo cốt
bào tiết ra collagen.
- Những thông số phản ảnh quá trình huỷ xương
+ Calci niệu: Tỉ lệ canxi/creatinin niệu khi đói tăng nghĩa là sự huỷ xương
tăng. Phương pháp này độ nhậy không cao.
+ Hydroxyprolin niệu (OHP): Nồng độ OHP niệu khi đói phản ảnh sự
phân huỷ collagen của xương. Tỉ lệ OHP/creatinin niệu khi đói được sử dụng để
đánh giá sự huỷ xương.
5
+ Hydroxylysin – glycoside (OL): Được bài tiết vào nước tiểu trong quá
trình thoái biến chất keo. Nồng độ OL trong nước tiểu tăng lên cùng với tuổi và
tăng cao trong những trường hợp loãng xương.
+ Pyridinoline (PYD) và Desoxypyridinoline (DPD ): Hai sản phẩm này
được phóng thích ra từ quá trình huỷ xương bởi các huỷ cốt bào.
+ Phosphatase acid kháng Tartrate (TRAP): Là sản phẩm của huỷ cốt bào.
+ Liên kết cắt ngang C-telopeptid của collagen (CTX), liên kết cắt ngang
N-telopeptid của collagen (NTX): Là một chỉ số về sự chu chuyển xương, phản
ánh quá trình hủy xương.CTX, NTX có thể đo bằng phân tích nước tiểu hay máu.
+ Các marker mới phát hiện: Bone Sialoprotein (BSP) là một sản phẩm
quan trọng của các tế bào hủy xương và tạo xương, Cathepsin K được kích hoạt
và bài tiết bởi các tế bào hủy xương.
1.2.3. Các yếu tố tham gia điều hòa tái tạo xương [9], [14], [17]
1.2.3.1.Các hormon
- Parathyroid hormon (PTH): là hormon tuyến cận giáp với bản chất là
polypeptit, trọng lượng phân tử là 9500 dalton. Hormon này kích thích tăng huỷ
xương do làm hoạt hoá và tăng tạo huỷ cốt bào và ức chế hoạt hoá của tạo cốt bào.
PTH cũng làm tăng calci máu bằng cách tăng tái hấp thu calci ở thận và ruột.
- Calcitonin: là hormon của tuyến giáp do tế bào cạnh nang tuyến tiết
ra, bản chất là một polypeptit gồm 32 axit amin có trọng lượng phân tử là

3000 dalton. Ngược với tác dụng của PTH, calcitonin có tác dụng ức chế sự
huỷ xương, làm giảm calci máu nhưng không làm biến đổi sự tái tạo xương.
- Insulin: là một polypeptit có trọng lượng phân tử là 6000 dalton.
Được tổng hợp từ tế bào β của tụy tạng. Isulin điều chỉnh sự huỷ xương và có
kích thích rõ rệt lên sự tổng hợp chất nền của xương nờn nú rất cần thiết cho
sự calci hoá bình thường của xương. Ở những bệnh nhân tiểu đường phụ
thuộc insulin sự tăng trưởng và calci hoá của xương bị giảm.
6
- Growth hormon ( GH ): là hormon tăng trưởng do tế bào ưu axit ở
thuỳ trước tuyến yên tiết ra, bản chất là một polypeptit có trọng lượng phân tử
21.000 dalton. Hormon này không có tác dụng trực tiếp đến sự tái tạo xương
và huỷ xương, nhưng nó kích thích sự tổng hợp IGF - 1 (insulin – like growth
facter - 1) của tế bào xương do đó làm tăng tổng hợp khuôn hữu cơ của
xương, phát triển sụn liên hợp làm tăng chiều dài xương.
- 1,25 Dihydroxy Vitamin D3 (calcitriol) là hormon được tổng hợp
chủ yếu từ thận. Vai trò quan trọng của vitamin D3 là tăng quá trình hấp thụ
calci ở ruột và xương thông qua sự tổng hợp osteocalcin. Vì vậy nó cần thiết
cho sự trưởng thành và calci hoá bình thường của xương.
- Glucocorticoid: là một steroid hormon do vỏ thượng thận tiết ra, có
tác dụng rõ rệt đối với chuyển hoá xương và chất khoáng của xương do làm
tăng thoỏi hoỏ protein của khuôn xương. Khi dùng Glucocorticoid kéo dài sẽ
làm tăng thoỏi hoỏ khuụn hữu cơ, giảm lắng đọng muối do làm giảm sự sao
chép tiền tạo cốt bào dẫn đến mất nhiều tạo cốt bào và gây nên giảm khối
lượng xương.
- Thyroid hormon: các hormon T3, T4 của tuyến giáp rất cần thiết cho
sự tăng trưởng và phát triển bình thường của xương do vai trò chuyển mô sụn
thành mô xương của chúng.
- Các hormon sinh dục:
Estrogen và Testosterol là những hormon sinh dục cần thiết cho sự
trưởng thành của mô xương, vai trò này đã được chứng minh trong việc dự

phòng mất xương do mãn kinh và do tuổi tác.
Năm 1940 Albright là người đầu tiên đã thấy được mối liên hệ giữa
chứng loãng xương và giảm chức năng của buồng trứng ở phụ nữ. Sau đó các
kết quả nghiên cứu đã khẳng định kết luận của Albright. Mặc dù mất xương là
7
hiện tượng sinh lý xuất hiện từ sau tuổi 40 ở cả 2 giới, song rõ ràng tốc độ
mất xương ở cả nam và nữ là hoàn toàn khác nhau. Ở tuổi 70 có tới 50% phụ
nữ sau mãn kinh có biểu hiện mất xương trong khi ở nam giới chỉ có 25% có
biểu hiện mất xương ở độ tuổi 80 [21]. Sự mất xương ở nữ xuất hiện sớm hơn
từ 15 - 20 năm so với nam giới do hậu quả của sự suy giảm chức năng buồng
trứng một cách nhanh chóng [69]. Người ta cũng thấy khối lượng xương thấp
và tốc độ mất xương nhanh ở những phụ nữ bị cắt bỏ buồng trứng (mãn kinh
do phẫu thuật).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp hormon thay thế sẽ làm
giảm sự mất xương. Nếu liệu pháp hormon thay thế được áp dụng trong vòng
5 -10 năm từ khi mãn kinh sẽ làm giảm tới 50% nguy cơ gẫy xương do loãng
xương. Sau khi ngừng liệu pháp hormon thay thế thì sự mất xương lại tiếp tục
với tốc độ giống như sau mãn kinh [44].
Những số liệu trờn đó chứng tỏ rằng mãn kinh là nguyên nhân trực tiếp
gây ra sự khác biệt giữa nguy cơ loãng xương của nam và nữ. Có thể nói
estrogen có vai trò quan trọng trong việc duy trì khối lượng xương và từ lâu
người ta đã nhận thấy bất kỳ nguyên nhân nào làm cho sự thiếu hụt estrogen
xuất hiện sớm đều có thể dẫn đến giảm khối xương và gây loãng xương.
Sự thiếu hụt estrogen ở những phụ nữ mãn kinh sẽ gây những rối loạn sau:
- Giảm hoạt động của các tạo cốt bào.
- Giảm khung protein của xương.
- Làm giảm bài tiết hormon cận giáp.
- Tăng bài tiết calcitonin
- Giảm hoạt động của enzym 1,25 (OH)2 D1 α - hydroxylase dẫn đến
làm giảm tổng hợp 1,25 (OH)2 D3 làm cho sự hấp thu calci ở ruột bị giảm.

8
Kết quả của những rối loạn này là hiện tượng loãng xương sau mãn
kinh (loãng xương type I), xương trở nên dễ gẫy.
Người ta còn nhận thấy cú cỏc thụ thể của estrogen ở các tạo cốt bào.
Sự khám phá này khẳng định thêm vai trò quan trọng của estrogen đối với sự
hình thành xương.
1.2.3.2. Các yếu tố điều hòa tại chỗ
- Các yếu tố do tế bào xương tổng hợp
+ Yếu tố tăng trưởng giống Insulin I (Insulin-like growth factor –IGF)
+ Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng (Transforming growth factor β –TGF β)
+ β
2
microglobulin (β
2
m)
+ Yếu tố tăng trưởng nguyên bào xơ (Fbroblast growth factor-FGF)
+ Yếu tố tăng trưởng bắt nguồn từ tiểu cầu (Platelet derived growth
factor –PDGF).
- Các yếu tố tăng trưởng được tổng hợp bằng cỏc mụ liên quan đến
xương
+ Chất bắt nguồn từ tế bào máu:
• Interleukin I (IL I)
• Yếu tố hoại tử u (Tumor necrosis factor –TNF)
+ Chất bắt nguồn từ sụn:
• Yếu tố tăng trưởng giống Insulin (Insulin –like growth factor –IGF I)
• Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sơ kiềm tính (Base FGF)
• Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng β (Transforming growth factor β-TGF β).
1.3. Khái niệm loãng xương và các yếu tố nguy cơ gây loãng xương
1.3.1. Định nghĩa loãng xương
9

Theo định nghĩa của Viện Y tế Mỹ (2001) loãng xương là một hội
chứng với đặc điểm sức bền của xương bị suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ
gãy xương. Sức bền của xương phản ánh sự kết hợp của mật độ chất khoáng
trong xương và chất lượng xương. Chất lượng xương là tổng hợp những yếu
tố liờn quan đến cấu trúc của xương, qui trình chu chuyển của chất khoáng
trong xương, độ khoỏng húa, và các đặc điểm của chất keo [16].
Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo tổ chức y tế thế giới-WHO
(Kanis, 1994) dựa vào T- Score (phương pháp đo bằng máy DXA tại CSTL
và cổ xương đùi):
+ Bình thường: T-Score ≥ -1,0
+ Giảm mật độ xương: -2,5 < T-Score < -1,0
+ Loãng xương: T-Score ≤ -2,5
Giảm mật độ xương: Khái niệm giảm mật độ xương được dùng để chỉ
một khối lượng xương thấp đơn thuần so với tuổi và giới [4], [12], [21].
1.3.2. Phân loại loãng xương
Người ta phân biệt loãng xương nguyờn phỏt và thứ phát.
- Loãng xương nguyờn phỏt
Loãng xương nguyên phát xuất hiện một cách tự nhiên không phát hiện
được nguyên nhân gỡ khỏc ngoài yếu tố tuổi tác hoặc thời kỳ sau mãn kinh.
Từ những năm 1940, Albright đã đề cập đến hai thể loãng xương:
+ Loãng xương sau mãn kinh (loãng xương type 1)
+ Loãng xương tuổi già (loãng xương type 2)
Loãng xương sau mãn kinh là loãng xương xuất hiện sau tuổi mãn kinh
trong vòng 6 hoặc 8 năm, tổn thương loãng xương nặng ở phần xương xốp do
đó thường thấy các biểu hiện ở cột sống như lún đốt sống, gù, còng, gẫy đầu
dưới xương quay [1], [10], [12], [18], [71].
10
Loãng xương tuổi già xuất hiện ở cả nam và nữ, thường trên 65 tuổi với
tỷ lệ nữ so với nam là 2/1. Đây là hậu quả của sự mất xương từ từ trong nhiều
năm. Biểu hiện gãy xương hay gặp là gãy cổ xương đùi, góy lỳn đốt sống do

tổn thương xuất hiện đồng đều trên xương đặc (xương vỏ) cũng như xương xốp
(xương bè). Type loãng xương này liên quan đến hai yếu tố chính là giảm hấp
thụ calci ở ruột và giảm chức năng tạo cốt bào gây ra cường cận giáp thứ phát.
- Loãng xương thứ phát: Là loãng xương liên quan đến những bệnh
lý, những yếu tố có thể gây ra hậu quả loãng xương. Kiểu loãng xương này có
thể thấy ở mọi lúa tuổi. Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý như cường vỏ
thượng thận, cường giáp trạng, cường cận giỏp nguyờn phỏt, hội chứng kém
hấp thu, bệnh gan mật mạn tớnh… người ta còn thấy loãng xương thứ phát ở
những đối tượng có tình trạng dinh dưỡng kém, nghiện rượu, thuốc lá. Đặc
biệt loãng xương hay gặp ở những người phải điều trị kéo dài bằng
glucocorticoid, heparin, thuốc chống co giật…
1.3.3. Những yếu tố nguy cơ gây loãng xương
Loãng xương phụ thuộc vào một hoặc cả hai yếu tố sau:
- Khối lượng xương đỉnh.
- Sự mất xương sau khi đạt khối lượng xương đỉnh do tuổi, tình trạng
kinh nguyệt, lối sống, tình trạng bệnh tật mắc phải.
1.3.3.1. Khối lượng xương đỉnh
Khối lượng xương đỉnh (Peak bone Mass –PBM) là khối lượng xương đạt
được tại thời điểm trưởng thành của khung xương. Thường tốc độ hình thành
xương cao ở xung quanh tuổi dậy thì, đạt độ đỉnh ở tuổi 30 [6]. Tuy nhiên thời điểm
đạt được PBM thì khác nhau giữa nam và nữ và giữa các chủng tộc. Nữ đạt PBM
sớm hơn so với nam từ 3-5 năm. Nữ da trắng có bộ xương nhẹ nhất, nam da đen có
11
bộ xương nặng nhất. Hai yếu tố quan trọng quyết định sự khác nhau của khối lượng
xương đỉnh là yếu tố di truyền và hàm lượng calci trong chế độ ăn. Như vậy PBM ở
tuổi trưởng thành là một trong những yếu tố quyết định khối lượng xương của cơ
thể. PBM càng cao thì nguy cơ loãng xương sau này càng thấp.
Những yếu tố ảnh hưởng đến PBM
Gene
Dinh dưỡng Khối lượng xương đỉnh Các hormon

Lối sống
Sơ đồ 1.1: Các yếu tố quyết định khối lượng xương đỉnh
* Nguồn : Manolagas S.C. (1995) [65]
- Gene: Theo Ralston (2002) trong các yếu tố trờn thì yếu tố gene giữ
vai trò quyết định PBM quan trọng nhất 60-80 % do yếu tố gene [80]. Một số
gene liên quan đến giảm mật độ xương là những gene điều hòa sự tổng hợp
collagen, các thụ thể estrogen, vớtamin D.
- Dinh dưỡng: Quan trọng trong quá trình phát triển của xương khi còn
nhỏ và tuổi thanh niên, đặc biệt là vấn đề sử dụng calci giúp xương khỏe và
PBM đạt được đỉnh cao. Bonjour (2001) ghi nhận nếu tăng calci trong khẩu
phần ăn ở tuổi thiếu niên và tuổi dậy thì sẽ làm tăng thêm khối lượng xương
[80].
- Các hormon giới tính: Nếu giảm sẽ làm chậm tuổi dậy thì, giảm sự
phát triển của xương, giảm khối lượng xương đỉnh. Khoảng 50% khối lượng
xương được tăng lên trong giai đoạn dậy thì, điều này có tính quyết định để
12
hình thành nên một bộ xương khỏe mạnh khi trưởng thành và giảm tốc độ mất
xương khi có tuổi và mãn kinh. Nếu dậy thì muộn cũng ảnh hưởng đến khối
lượng xương đỉnh [80], [86].
- Vấn đề luyện tập: Trong quá trình phát triển của trẻ, tập luyện làm
tăng sức chịu tải sẽ làm tăng mật độ xương, nếu ít hoạt động sẽ hạn chế đạt
đỉnh cao của khối xương. Một nghiên cứu trong 6 năm đã cho thấy 53 trẻ gái
60 trẻ trai có hoạt động thể lực thỡ cú khối lượng xương cao hơn so với trẻ
cùng lứa tuổi ít hoạt động thể lực, tốc độ đạt được khối lượng xương đỉnh của
chúng cũng sớm hơn trẻ cùng tuổi ít hoạt động là 1 năm [80].
1.3.3.2. Sự mất xương trong quá trình lão hóa
Sự mất xương xảy ra khi thể tích xương bị tiêu hủy lớn hơn thể tích
xương được tạo ra [54], [57], [86]. Nhiều ý kiến cho rằng khi sự trưởng thành
được hoàn tất, có một thời kỳ khối lượng xương ổn định không tăng thêm và
cũng không giảm đi ở bất cứ bề mặt nào của xương, nhưng có lẽ sự lão hóa

diễn ra ngay khi xương ngừng tăng trưởng. Cân bằng âm có thể là hệ quả của
giảm tạo xương sớm ở mỗi đơn vị xương, chứ không phải do tăng hoạt động
của các ổ tiêu xương [86].
1.3.3.3. Những yếu tố nguy cơ gây loãng xương
- Chủng tộc: Ở Mỹ phụ nữ da trắng và phụ nữ nữ nguồn gốc Châu Á
có tỉ lệ loãng xương cao hơn những phụ nữ da đen, trên thực tế những phụ nữ
da đen này cú cú khối lượng xương cao hơn [14].
- Giới: Phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới gấp 4 lần vì
khối lượng xương của họ thấp hơn và có một quá trình mất xương nhanh hơn
ở nam giới do hậu quả của sư suy giảm chức năng buồng trứng nhanh chóng
sau mãn kinh [70]. Ở tuổi 70, có 50% phụ nữ sau mãn kinh có biểu hiện mất
xương trong khi ở nam chỉ có 25% có biểu hiện mất xương ở tuổi 80 [21].
13
- Yếu tố di truyền và gia đình: những phụ nữ có tiền sử gia đình loãng
xương dễ có nguy cơ loãng xương. Theo Diaz và cộng sự những người có mẹ
đẻ gãy xương thường có nguy cơ góy lỳn đốt sống do loãng xương cao hơn
những người không có mẹ đẻ gãy xương do loãng xương [44].
- Tuổi già: Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ tuổi càng cao
mật độ xương càng giảm. Ở người già có sự mất cân bằng giữa tạo xương và
huỷ xương. Chức năng của tạo cốt bào bị suy giảm là một nguyên nhân dẫn
tới tình trạng mất xương ở người già. Một nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự mất
xương ở người già là sự suy giảm hấp thu calci ở ruột và sự giảm tái hấp thu
calci ở ống thận. Tham gia vào quá trình hấp thu calci ở ruột có vai trò của 1,25
Dihydroxycholecalciferol. Ở người già nồng độ 25 Hydroxycholecalciferol (tiền
chất của 1,25 Dihydroxycholecalciferol) trong máu cũng giảm do chế độ dinh
dưỡng, do giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời [78].
Nghiên cứu của Thomsen; Boyanov–Popivanov [27] cho thấy tỉ lệ loãng
xương có mối liên quan nghịch giữa sự gia tăng của tuổi với mật độ xương.
- Tuổi mãn kinh: Những phụ nữ mãn kinh sớm, tự nhiên hay do phẫu
thuật cắt bỏ buồng trứng có nguy cơ loãng xương lớn hơn do thiếu hụt

estrogen. Albright (1940) là người đầu tiên quan tâm tới mối liên hệ giữa
loãng xương và giảm chức năng buồng trứng của phụ nữ. Sau này nhiều
nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ chặt chẽ này [21], [42].
- Yếu tố sinh đẻ: Nhiều nghiên cứu thấy rằng không sinh đẻ là yếu tố
nguy cơ gây loãng xương [14]. Vì khi có thai làm tăng ảnh hưởng và hoạt
động của nội tiết tố giới tính. Một số nghiên cứu khác thấy rằng ở những phụ
nữ sinh quá nhiều con có thể cũng là nguy cơ loãng xương do không đảm bảo
chế độ dinh dưỡng và calci.
- Hormon:
14
+ Thiếu estrogen trong thời gian tăng trưởng và lão hóa có khả năng là
yếu tố quan trọng nhất trong cơ chế bệnh sinh của loãng xương [83]. Theo
Somay (2005), tỷ lệ mất xương trong giai đoạn mất xương nhanh có liên quan
đến nguy cơ gãy xương do loãng xương [82].
+ Androgen: Là hormone sinh dục có vai trò cần thiết trong sự tích lũy
chất khoáng xương, điều này được chứng minh khi các bệnh nhân bị phẫu
thuật cắt buồng trứng mà mất đáp ứng với androgen (do các receptor thụ cảm
với androgen không bình thường) thì sẽ bị giảm mật độ xương mặc dù đã
được sử dụng liệu pháp estrogen thay thế [80].
- Dinh dưỡng:
Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của bộ xương. Xương
được cấu tạo bởi Protein và các chất khoáng trong đó chủ yếu là calci và
phospho.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã tìm được một số liên quan giữa mức
độ thu nhận Protein và khối lượng xương [25]. Vì theo Rizzoli và cs (2001)
thiếu protein làm cơ yếu đi nên không đủ sức chống đỡ khi gặp nguy cơ ngã,
hơn nữa các cơ không đủ đệm cho xương và không đủ sức căng để giúp
xương chịu lực ở những nơi bị loãng. Những ảnh hưởng của sự thiếu hụt
protein này có thể gián tiếp qua hệ thống kích thích tăng trưởng [81].
Những phụ nữ cao tuổi được cung cấp đủ calci và vitamin D trong khẩu

phần ăn có nguy cơ gãy CXĐ thấp hơn so với nhóm chứng [43].
Basabe Tuero B và cs (2004) cho rằng sữa là sản phẩm tốt nhất cho
xương đặc biệt sữa với tỉ lệ hai thành phần Ca/P là 0,74 [23].
- Yếu tố chiều cao: Chiều cao là yếu tố có ảnh hưởng đến mật độ
xương. Những người tầm vóc nhỏ có khối xương thấp hơn nên dễ có nguy cơ
loãng xương.
15
Dedhar A.A .và cộng sự [39] đã tiến hành đo mật độ xương cẳng tay bằng
DEXA cho 22 nam giới thì thấy rằng MĐX có liên quan đến chiều cao (r= 0,570).
Hoay, Kung A.W [52] những người phụ nữ có chiều cao dưới 153 cm
có nguy cơ giảm mật độ xương CSTL và cổ xương đùi.
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thủy, Trần Thị Tụ Chõu những người có
chiều cao từ 145cm trở xuống là yếu tố nguy cơ gây giảm MĐX [3], [14].
- Yếu tố cân nặng và chỉ số khối cơ thể: Ở những phụ nữ nhẹ cân sự
mất xương xảy ra nhanh hơn và tần suất gãy cổ xương đùi và xẹp đốt sống do
loãng xương cao hơn. Ngược lại cân nặng cao là một yếu tố bảo vệ cơ thể
khỏi tình trạng mất xương thông qua việc tăng tạo xương và tăng chuyển
androgen của tuyến thượng thận thành estron ở mô mỡ.
Năm 1986, Viện Quốc gia về sức khỏe của Đan Mạch đã thông báo rằng trọng
lượng cơ thể thấp là một yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của loãng xương.
Boyanov và cs [27] trong nghiên cứu của mình tác giả nhận thấy là
BMI ≥ 25 dường như là yếu tố bảo vệ đối với MĐX trong khi ở những người
gày với BMI < 22 thì lại tăng nguy cơ loãng xương.
- Lối sống:
+ Yếu tố vận động: Sự giảm vận động ở những người lớn tuổi cũng là
yếu tố nguy cơ dẫn đến sự mất xương. Sự vận động của các cơ kích thích sự
tạo xương và tăng khối lượng xương. Ngược lại, sự giảm vận động dẫn tới
mất xương nhanh. Dường như chế độ tập luyện cũng giữ một vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển của cơ thể. Rocker thấy mối tương quan giữa
mức độ hoạt động và mật độ khoáng của xương trong một nghiên cứu với thời

gian dài trên những phụ nữ độ tuổi 30 [76]. Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã ghi
nhận sự giảm mật độ xương ở những nữ vận động viên điền kinh [91]. Phải
chăng, sự tập luyện quá sức lại có tác động không tốt lên bộ xương. Thực chất
16
người ta cho rằng chính sự giảm cân và sự suy chức năng buồng trứng lại là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm mật độ xương của những nữ vận động viên
+ Thói quen hút thuốc lá: Khói thuốc lá có ảnh hưởng rõ rệt tới mật độ
xương cổ xương đùi và CSTL.
+ Thói quen lạm dụng rượu: Là một yếu tố nguy cơ của loãng xương
do chúng làm giảm hấp thu calci và các chất khoáng ở ruột đồng thời do các
chất độc sinh ra khi chuyển hóa làm ngăn cản hoạt động của tạo cốt bào.
+ Thói quen uống cà phê: Uống quá nhiều cà phê có thể ảnh hưởng đến
chu chuyển xương bằng cách thay đổi trao đổi canxi của xương.
+ Thói quen uống trà:
Theo Hegarty VM và cs đã tìm thấy trong trà có chất flavonoids là tốt,
chất này làm tăng MĐX bằng các cơ chế khác nhau [51].
Wu CH et al [92] cho thấy những đối tượng uống trà trong hơn 10 năm
đó có hiệu quả làm tăng MĐX ở đầu trên xương đùi.
Kết qủa này cũng được khẳng định trong một nghiên cứu dịch tễ tại
Vương quốc Anh, MĐX của phụ nữ có uống trà cao hơn những người không
uống [51].
+ Thói quen uống cocacola: Uống cocacola gây giảm MĐX vì trong
cocacola có nhiều axit phosphoric đã làm giảm khả năng hấp thụ canxi của
xương, từ đó gây giảm mật độ xương và loãng xương.
- Các bệnh lý ảnh hưởng tới loãng xương:
+ Cường giáp, cường cận giáp, suy giáp.
+ Suy giảm tuyến sinh dục ở cả nam và nữ, mãn kinh sớm, cắt buồng
trứng hoặc cắt tinh hoàn hai bên. Điều trị ung thư vú bằng hóa chất.
+ Suy tuyến yên, ghép tạng.
+ Bất động lâu sau chấn thương thần kinh, bệnh parkinson's.

+ Cushing.
17
+ Đái đường.
+ Sau cắt dạ dày ruột, bệnh viêm dạ dày ruột, Crohn's, viờm loột đại tràng.
+ Rối loạn tiờu hoỏ kéo dài chán ăn do nguyên nhân thần kinh.
+ Suy thận, xơ gan.
+ Viêm khớp mãn tính: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,
bệnh lý cơ.
- Các yếu tố khác: Sử dụng một số thuốc gây tăng mất xương, nghề
nghiệp đều có ảnh hưởng đến loãng xương.
1.4. Các biểu hiện lâm sàng của loãng xương
Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi mật độ xương giảm trên
30% [1]. Triệu chứng lâm sàng có thể xuất hiện đột ngột sau một chấn thương
nhẹ hoặc có thể xuất hiện từ từ tăng dần.
- Đau: Thông thường loãng xương gây đau xương và đó là triệu chứng
chính. Thường đau ở vùng xương chịu tải của cơ thể (cột sống thắt lưng, chậu
hông), đau nhiều sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau tăng khi vận
động, đi lại, đứng ngồi lâu, giảm khi nghỉ ngơi.
- Hội chứng kích thích rễ thần kinh:
Có thể có các dấu hiệu chèn ép rễ thần kinh như đau dọc theo dây thần
kinh liên sườn, thần kinh đựi bỡ, thần kinh tọa nhưng không bao giờ gây hội
chứng ép tuỷ [1].
- Biến dạng cột sống:
+ Mất đường cong sinh lý như gù ở vùng lưng, thắt lưng, có thể cột sống
thắt lưng quá ưỡn về phía trước, gù ở mức độ nặng gây tình trạng còng lưng.
+ Gù vẹo cột sống là hậu quả của đau và nén cột sống lưng, thắt lưng
kéo dài không được điều trị. Ngoài những nguyên nhân gù vẹo do tư thế, do
dị tật bẩm sinh, do viêm đốt sống thì một nguyên nhân quan trọng nữa là do
hậu quả của loãng xương sau mãn kinh.
18

+ Trong trường hợp nặng, có nhiều đốt sống bị xẹp, bị lún, sẽ dẫn đến
còng lưng, gập các xương sườn cuối sát với xương chậu, khiến cho người
bệnh ngồi lâu, đứng lên hoặc đi lại đều rất khó chịu.
Chiều cao của cơ thể giảm: Mỗi một đốt sống bị xẹp hoàn toàn có thể
làm chiều cao của cơ thể giảm 1cm và trong những trường hợp nặng khi nhiều
đốt sống bị xẹp chiều cao của cơ thể có thể giảm từ 10 - 20cm .
- Gẫy xương:
Gãy xương do loãng xương thường là những gãy xương tự nhiên hoặc
sau một sang chấn rất nhỏ như ho hắt hơi, ngã nhẹ
Những loại gẫy xương chủ yếu gặp ở người già gồm gãy xương cẳng tay,
gẫy đốt sống, gẫy xương chậu, gãy cổ xương đùi. Tần suất gẫy xương tăng dần
theo tuổi và tăng ở phụ nữ do tình trạng mất xương nhanh sau mãn kinh. Thường
gãy xương cẳng tay xẩy ra khoảng 10 năm sau mãn kinh, xẹp lún đốt sống xảy ra
sau 15-20 năm sau mãn kinh và gẫy cổ xương đùi xảy ra sau 70 tuổi. Trong đó
gãy xương cẳng tay là loại gẫy xương gặp nhiều nhất trước tuổi 75. Tuy nhiên
gãy cổ xương đùi là loại gãy xương đáng phải lưu tâm nhất do tỷ lệ tử vong sau
gãy cổ xương đùi cao, gây mất vận động nghiêm trọng và đòi hỏi phải chi phí
nhiều trong việc điều trị.
1.5. Các phương pháp đo mật độ xương [4], [14], [17], [31], [33], [36],
[58], [69], [78]
Đo mật độ xương là phương pháp thăm dò không xâm lấn thực hiện dễ
dàng để đánh giá khối lượng xương và nguy cơ gãy xương.
1.5.1. Đo hấp thụ Photon đơn (SPA – Single Photon Absorptiometry)
Là phương pháp được ra đời từ năm 1963
- Nguyên lý của phương pháp này là dựa vào sự thay đổi của chùm tia γ
phát ra từ nguồn phóng xạ (thường là I
125
) phóng qua vùng cần nghiên cứu của
19
xương. Do bị ảnh hưởng của tổ chức phần mềm nên phương pháp này thường

được dùng để nghiên cứu các xương ở nông như đầu dưới xương quay. Ở đây có
tỷ lệ xương xốp xấp xỉ 50% nên đo ở đây cho phép phát hiện sự mất xương sớm.
Người ta cũng có thể dùng phương pháp hấp thụ Photon đơn để đo mật độ
xương gót
- Ưu điểm: Máy gọn nhẹ, liều tia xạ thấp (5-10 mrem), do đó dễ áp
dụng tại cộng đồng.
- Nhược điểm: Chỉ áp dụng ở những vị trí xương ngoại vi không đo
được xương đùi, xương cột sống.
1.5.2. Đo hấp thụ Photon kép (DPA - Dual Photon Absorptiometry)
Ra đời năm 1966
- Nguyên lý: Sử dụng hai nguồn Photon có năng lượng khác nhau, hệ số hấp
thụ của xương và mô mềm khác nhau cho phép đánh giá chính xác khối lượng
xương. Nguồn phát xạ là Gadolinium. Kết quả được biểu diễn bằng lượng chất
khoỏng trờn một đơn vị diện tích được quét bởi tia (g/cm
2
), liều tia là 5 mrem.
- Ưu điểm: Cho phép nghiên cứu bất kỳ vị trí nào của xương.
- Nhược điểm: không thể dùng để nghiên cứu tách biệt giữa phần
xương đặc hay xương xốp. Thời gian thăm dò dài (> 20 phút).
1.5.3. Đo khối lượng xương bằng chụp cắt lớp vi tính (QCT - Quantitative
Computed Tomography)
- Nguyên lý: Với những lớp cắt 8-10mm đi qua trung tâm cỏc thõn đốt sống
từ L1-L5, QCT cho phép đo được giá trị tỷ trọng khoáng thực sự bằng g/cm
3
độc
lập với chiều cao của xương. Tỷ trọng khoáng của xương được so sánh với một
phanton đi kèm chứa K
2
HPO
4

hoặc CaCO
3
ở các nồng độ khác nhau.
20
- Ưu điểm: QCT cho biết tỷ trọng khoáng thực sự 3 chiều của xương,
có khả năng nghiên cứu tách biệt các phần xương bè, vỏ xương và cột sống.
- Nhược điểm: Nguồn tia xạ cao (200-1500 mrem) thời gian thăm dò
kéo dài (15 phút). Giá thành còn cao.
21
1.5.4. Hấp thụ tia X năng lượng đơn (Single – energy X - ray absorptiometry - SXA)
- Nguyên lý: phương pháp này cũng dựa trên nguyên lý giống như SPA
tuy nhiên nguồn tia xạ được thay bằng tia X. SXA được ứng dụng để đo tại các
vị trí đầu dưới xương quay và gót chân. Vị trí được đo đòi hỏi phải được bao
quanh bởi môi trường nước hoặc gel. Mức độ sai số tương tự như SPA.
1.5.5. Đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA - Dual Energy Xray
Absorptiometry )
- Nguyên lý: Cũng tương tự như DPA nhưng nguồn tia γ phát ra từ
Gadolinium 153 được thay thế bằng nguồn phát tia X. Nguồn photon phát xạ
lớn hơn DPA gấp 500 – 1000 lần, cho phép thời gian thăm dò ngắn (khoảng 5
– 7 phút ), khả năng tái lập kỹ thuật tốt, mức độ sai số là 1%.
- Ưu điểm: Độ chính xác cao, thời gian thăm dò ngắn, liều tia thấp chỉ
2 - 4 mrem, đánh giá tách biệt giữa xương bè và xương vỏ, chi phí thấp. Có
thể đo được ở những vị trí có nguy cơ cao như cột sống thắt lưng, cổ xương
đùi và các vị trí ngoại biên như cổ tay, xương gót hoặc đo toàn thân.
- Nhược điểm: Bị hạn chế khi đánh giá nếu gặp các gai xương và calci
hoá động mạch.
1.5.6. Siêu âm định lượng (QUS - Quantitative Ultrasound)
Là phương pháp mới được áp dụng để đánh giá tình trạng của xương
- Nguyờn lý: Phỏt chựm sóng siêu âm qua vị trí xương gót, xương bánh
chè hoặc xương cẳng tay để đánh giá chất lượng xương. Khi xương bị xốp do

loãng xương khả năng dẫn truyền siêu âm qua xương sẽ kém đi và khả năng
hấp thụ siêu âm cũng giảm đi.
- Ưu điểm: Không liên quan tới tia xạ, chi phí thấp, thể tích máy gọn do
đó QUS có giá trị trong các nghiên cứu điều tra sàng lọc loãng xương.
22
- Nhược điểm: Độ chính xác bị ảnh hưởng bởi phần mềm bao quanh,
tính ổn định của kết quả còn đang tiếp tục được nghiên cứu.
1.6. Tình hình nghiên cứu về bệnh loãng xương trong và ngoài nước
1.6.1.Trên thế giới
Năm 1940, Albright là người đầu tiên liên hệ chứng loãng xương với
giảm chức năng buồng trứng ở phụ nữ.
Nghiờn cứu về loãng xương trải qua một lịch sử phát triển cùng với xu
thế hiểu biết thay đổi theo thời gian. Trong vòng 30 năm, loãng xương được
cho là một bệnh với đặc điểm khối lượng xương bị suy giảm, khối lượng
xương chính là mật độ chất khoáng trong xương. Chính vì thế, các nghiên cứu
về loãng xương trong thời gian này thường là các nghiên cứu về MĐX bằng
các phương pháp đo: SPA, DPA, SXA, DXA, QUS, QCT.
Để khẳng định mối liên quan giữa loãng xương và sự thiếu hụt estrogen
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đánh giá vai trò của estrogen trong dự
phòng và điều trị loãng xương. Năm 1976 Lindsay R., Hart D.M. và Aitken
J.M. đã tiến hành một nghiên cứu mự kộp để đánh giá tác dụng của Mestranol
(estrogen) 23 mg/ngày trên khối lượng xương của 114 phụ nữ mãn kinh do
cắt bỏ buồng trứng. Họ đã nghiên cứu mật độ xương và sự thay đổi khối
lượng chất khoáng ở xương bàn tay hàng năm bằng phương pháp đo hấp thụ
photon. Kết quả cho thấy khối lượng chất khoáng của xương được duy trì
hoặc tăng lên ở những phụ nữ điều trị trong vòng 3 năm tính từ lúc cắt bỏ
buồng trứng trong khi ở nhóm chứng mật độ khoáng của xương thấp hơn
đáng kể [60].
Năm 1993, Roux C., Lemonnier E., Kolta S. và cs đã tiến hành so sánh
phương pháp đo mật độ xương bằng siêu âm xương gót với phương pháp đo

mật độ xương bằng tia X năng lượng kép (DXA) tại các vị trí xương gót, cột
sống, cổ xương đùi và cẳng tay. Nghiên cứu được tiến hành trên 240 phụ nữ
23
mãn kinh khoẻ mạnh. Kết quả cho thấy giá trị BUA được đo bằng phương
pháp siêu âm xương gút cú mối tương quan chặt chẽ với mật độ xương gót
được đo bằng phương pháp DXA (r = 0,8). BUA cũng tương quan với mật độ
xương cột sống, cổ xương đùi và cẳng tay với r từ 0,36 đến 0,55 [84].
Với định nghĩa mới về loãng xương, loãng xương được cho là hệ quả
của của tình trạng sức bền của xương bị xuống cấp và sức bền của xương do
hai yếu tố: lượng (lượng chất khoáng trong xương), chất (chất lượng và cấu
trúc xương) tác động [16]. Loãng xương phụ thuộc vào một hoặc cả hai yếu tố:
khối lượng xương đỉnh và sự mất xương sau khi đạt khối lượng xương đỉnh do
tuổi, tình trạng kinh nguyệt, lối sống, tình trạng bệnh tật mắc phải. Chớnh vì
hiểu biết mới này, nghiên cứu về loãng xương 10 năm qua ngoài nghiên cứu
MĐX còn nghiên cứu về MĐX đỉnh để tìm ra chỉ số T giúp chẩn đoán loãng
xương theo tiêu chuẩn của WHO và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ gây loãng
xương. Đồng thời có cả các nghiên cứu can thiệp thử nghiệm điều trị và các
nghiên cứu xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán loãng xương.
Năm 2000, Tenenhouse A và cs nghiên cứu MĐX đỉnh của 10061 đối tượng
nam và nữ người Canada tuổi ≥20 bằng phương pháp DXA (máy Hologic) cho thấy
MĐX đỉnh CSTL cho phụ nữ 1,042±0,121 g/cm2 và cho nam giới 1,058±0,127
g/cm2 (tuổi đạt đỉnh là 25-39), MĐX đỉnh CXĐ cho phụ nữ 0,857±0,125 g/cm2 và
cho nam giới 0,910±0,125 g/cm2 (tuổi đạt đỉnh là 25-29) [80].
Năm 2002, Pongchaiyakul C và cộng sự nghiên cứu MĐX của 436
người (181 nam và 255 nữ) tuổi từ 20-80 ở tỉnh Khon Kaen bằng phương
pháp DXA thấy PBM ở phụ nữ đạt ở tuổi 30- 39, ở nam từ 20-29 [73].
Năm 2004, Chan WP và cs nghiên cứu MĐX của 1514 người đàn ông
(tuổi 49.08±13.62) và 1.955 phụ nữ (48,07±14,12), những người sống ở khu
vực Đài Bắc bằng phương pháp DXA thấy MĐX đỉnh của nữ ở CSTL là
24

1,078±0,133 g/cm
2
(tuổi đạt đỉnh là 30-39) và ở CXĐ là 0,873±0.101 g/cm
2
(tuổi đạt đỉnh là 17-29) [30].
Tom Wilsgaard và cs (2008) khi nghiên cứu ảnh hưởng của lối sống lên
MĐX cho 7948 đối tượng nam và nữ người Na-uy tuổi từ 24-84 bằng phương
pháp DXA ở cẳng tay cho thấy thiệt hại xương lớn nhất được quan sát thấy ở
những người thuốc lá nặng, không hoạt động thể chất, có BMI dưới 18 kg/m
2
cho cả 2 giới. Nghiên cứu này minh chứng rèn luyện suốt đời một lối sống
lành mạnh bao gồm một hoạt động thể chất cao cấp, và trọng lượng trong giới
hạn bình thường làm giảm mất xương, và do đó giảm nguy cơ gãy xương,
trong cả hai giới và tuổi cũng là yếu tố nguy cơ gây giảm MĐX [90].
1.6.2. Ở Việt Nam
Loãng xương của phụ nữ sau mãn kinh cũng được quan tâm khá nhiều.
Các tác giả Phạm Khuê [10], Trần Đức Thọ [12] đã đề cập đến tình trạng
thiếu calci và loãng xương ở tuổi mãn kinh, đặc biệt quan tâm đến vấn đề dự
phòng và điều trị.
Cùng với xu thế phát triển của thế giới, các nghiên cứu về loãng xương
ở phụ nữ Việt Nam cũng phát triển bằng các phương pháp khác nhau nhưng
đối tượng trong các nghiên cứu này còn mang tính chất nhỏ tại bệnh viện để
xác định tỉ lệ loãng xương và các yếu tố nguy cơ gây loãng xương.
Năm 1994, Vũ Thị Thanh Thuỷ, Vũ Đỡnh Chớnh và cộng sự đã sử
dụng phương pháp sinh hoá Christiansen, bước đầu đánh giá mức độ mất
xương ở một số phụ nữ sau mãn kinh nội thành Hà Nội, kết quả cho thấy
20,2% phụ nữ có tốc độ mất xương nhanh sau mãn kinh [14].
Năm 1996 Vũ Thị Thanh Thuỷ nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng
đến tình trạng thể chất, tiền sử và sinh hoá đối với lún đốt sống do loãng
xương ở 270 phụ nữ sau mãn kinh đang sinh sống ở 4 quận nội thành Hà Nội.

Các đối tượng được chia làm 2 nhúm: Nhúm 1 gồm 67 phụ nữ đã mãn kinh,
25

×