Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỬA TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VÀ TRIẾT HỌC PHÁP GIA Ở TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.15 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỬA TRIẾT
HỌC ĐẠO GIA VÀ TRIẾT HỌC PHÁP GIA Ở
TRUNG QUỐC THỜI CỔ ĐẠI
GVPT: TS.BÙI VĂN MƯA
HVTH: Trịnh Quang Công
STT: 05 Nhóm: 01
Lớp: Ngày 4 Khóa: 22
TPHCM, Tháng 12/2012
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỬA TRIẾT HỌC
ĐẠO GIA VÀ TRIẾT HỌC PHÁP GIA Ở TRUNG
QUỐC THỜI CỔ ĐẠI
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI:
1. Đặt vấn đề:
Trung Hoa là một đất nước rộng lớn, và là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại. Theo đó, triết học
cổ đại Trung Hoa cũng phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nhằm đưa ra những phương
cách giải quyết khác nhau cho những vấn đề chính trị – đạo đức – xã hội mã thời đại đã đặt ra. Đặc biệt vào
thời Đông Chu (770 – 221 TCN), tư tưởng được giải phóng, tri thức được phổ cập, từ đó nhiều học giả,
nhà tư tưởng lớn đã cho ra đời các tác phẩm, học thuyết có giá trị trên nhiều lĩnh vực của hình thái ý thức
xã hội (còn gọi là thời “Bách gia chư tử”). Tuy nhiên có 6 học phái nổi bật, chiếm vài trò chủ đạo trong nền
triết học Trung Hoa cổ đại, đó là: Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia và Danh gia. Các
học phái này không chỉ xung đột, phê phán nhau mà còn hấp thu những tư tưởng của nhau để bổ sung hoàn
chỉnh lý luận của mình. Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ đi sâu bình luận về sự tương đồng
và khác biệt giửa triết học đạo gia và triết học pháp gia.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Hai học phái triết học cổ đại của Trung Hoa, đó là học phái đạo gia và pháp gia.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
So sánh sự tương đồng và khác biệt giửa triết học đạo gia và pháp gia. Từ đó đánh giá được ưu
nhược điểm của từng học phái, và sự hấp thụ, bổ sung, hoàn chỉnh lẩn nhau giửa các học phái triết học này.


4. Các tài liệu được sử dụng để thực hiện đề tài:
Trong quá trình thực hiện đề tài, chung tôi luôn bám sát nội dung của giáo trình triết học (Phần I:
Đại cương về lịch sử triết học) do Trường Đại học Kinh Tế TPHCM phát hành (TS.Bùi Văn Mưa là chủ
biên)
Trang 2/12
Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Khái quát về triết học Trung Hoa cổ đại
1.1.Bối cảnh lịch sử:
Trung Hoa là một trong những chiếc nôi văn minh lớn của nhân loại, với các truyền thuyết về thời
Bàn Cổ, Tam Hoàng, Ngũ Đế; rồi trải qua thời Tam Đại, gồm 3 triều: Hạ (2205 – 1766 TCN), Thương
(1766 – 1122 TCN), Chu (1122 – 221 TCN).
Nhà Chu gồm có Tây Chu (1122 – 770 TCN) và Đông Chu (770 – 221 TCN). Họ đã tạo dựng
được một nền tảng vật chất đồ sộ và hun đúc nên những giá trị tinh thần to lớn trên nhiều lĩnh vực. Nếu
như thời Tây Chu được Khổng Tử coi là huy hoàng thịnh trị và lý tưởng nhất, đáng làm khuôn mẫu cho
muôn đời sau, thì ngược lại, thời Đông Chu (Xuân Thu - Chiến Quốc) là sự suy tàn của chế độ chiếm hữu
nộ lệ và quá độ sang chế độ phong kiến, trật tự xã hội rối loạn… Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn phát triển
mạnh mẽ và rực rỡ nhất của nền tư tưởng – văn hoá Trung Hoa cổ đại, với sự xuất hiện của hàng trăm học
truyết, nhà tư tưởng lớn trên nhiều lĩnh vực của hình thái ý thức xã hội; là thời của “Bách gia chư tử”, “trăm
hoa đua nở”, “trăm nhà đua tiếng”…
Mặc dù có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, nhưng sử gia lừng danh Tư Mã Thiên (146 – 86
TCN) đồng thuận với quan điểm của cha ông (sử gia Tư Mã Đàm) chia thành 6 học phái chính: Âm
Dương gia, Nho gia, Mặc gia, Pháp gia, Danh gia và Đạo đức gia. Đây cũng là cách phân chia các học
thuyết được nhiều sự đồng thuận từ các học giả trong lịch sử.
1.2.Các đặc điểm cơ bản:
Một là, triết học Trung Hoa cổ đại là một hệ thống đồ sộ, bao quát nhiều vấn đề triết học, nhưng nó
chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề do thực tiễn đạo đức – chính trị – xã hội của thời đại đặt ra.
Hai là, triết học Trung Hoa cổ đại bàn nhiều về vấn đề con người, đặc biệt là nguồn gốc, số phận,
bản tính … của con người nhằm mang lại cho con người một quan niệm nhân sinh vững chắc giúp con
người định hướng hoạt động trong điều kiện xã hội phức tạp và đầy biến động.
Ba là, triết học Trung Hoa cổ đại cũng bị chi phối bởi cuộc đấu tranh giửa chủ nghĩa duy vật và chủ

nghĩa duy tâm; nhưng đó là cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề con người; vì vậy, vấn đề quan hệ giửa Con
người với Trời, Đầt (Thiên – Nhân – Địa) là vấn đề mang tính xuất phát và xuyên suốt qua toàn bộ nền triết
học này.
Bốn là, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, các trường phái triết học Trung Hoa cổ đại
không chỉ phê phán, xung đột nhau mà còn biết hấp thụ những tư tưởng của nhau để bổ sung, hoàn chỉnh
lý luận của chính mình và chịu ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng biện chứng trong Kinh Dịch.
2. Tư tưởng triết học đạo gia
2.1.Sự hình thành và phát triển của học phái đạo gia:
Đạo gia ra đời và phát triển rực rỡ từ cuối thời Xuân Thu đến cuối thời Chiến Quốc và sau đó có
tác động ảnh hưởng to lớn đến nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm
nhạc, y thuật, sinh học, hoá học, vũ thuật, địa lí… ở Trung Quốc và một số nước châu Á khác.
Lão Tử là người sáng lập ra Đao gia và sau đó Trang Tử là người phát triển học phái này. Có thể
kể đến 2 tác phẩm kinh điển trong Đạo gia, đó là: Đạo đức kinh khoảng 5000 câu do Lão Tử soạn gồm 2
thiên nói về đạo và đức; Nam Hoa Kinh do Trang Tử và một số người theo trường phái này cùng viết.
Triết học của Lão Tử như một kim tự tháp lớn trong triết học Trung Quốc, cùng với nho giáo, nó
như cái bóng bao trùm và dẫn dắt quá trình tư tưởng của Trung Hoa. Với cách diễn đạt vắn tắt, thâm trầm,
gợi mở bằng những châm ngôn, ngạn ngữ có tính ẩn dụ, Lão Tử đã trình bày ba vấn đề triết học căn bản là:
Học thuyết về “đạo”, tư tưởng về phép biện chứng và học thuyết “vô vi”.
2.2.Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử
2.2.1 Lý luận về đạo và đức:
Trang 3/12
Trong hệ thống triết học Lão Tử, học thuyết về “đạo” có một vị trí cực kì quan trọng. Nó là nền
tảng chi phối xuyên suốt các vấn đề trong triết học của ông và hầu hết các quan điểm về vũ trụ, nhân sinh
của người Trung Hoa cổ đại. Thuật ngữ “đạo” có lẽ được sử dụng từ thời trước Lão Tử. Các văn bản cổ
của Trung Hoa như Thượng thư, Kinh thi …thường nói đến “đạo” với nhiều ý nghĩa khác nhau, như “thiên
đạo”, “nhân đạo”, “đại đạo”, v.v Tuy nhiên, đến Lão Tử “đạo” trở thành một khái niệm có nội dung sâu
sắc và hệ thốnh hơn. Nó được coi là một phạm trù triết học cơ bản trong triết học của ông. Xét về mặt bản
thể luận, “đạo” được Lão Tử trình bày theo ba mặt, đó là : thể, tướng và dụng.
Mặt thể của “đạo”, theo quan niệm của Lão Tử không đồng nghĩa với phạm trù “bản thể” trong
triết học phương Tây, như “nước” của Thàles, “lửa” của Héraclite, “không khí” của Anaximène, được coi

là bản thể của vạn vật. Nó cũng không hòan tòan giống với quan điểm của Đạo học đời Tống - Minh coi
thể là phần trường tồn, bất biến của sự vật. Thể của Lão Tử là để chỉ nguồn gốc tối sơ, nguyên thủy của vũ
trụ vạn vật. Nó là cái “tổng nguyên lý” chi phối sự hình thành và biến hóa của trời đất, là cái cực diệu cực
huyền cho vạn vật noi theo. Vì thế mà Lão Tử đã viết: “Có vật gì hỗn độn mà nên, sinh ra trước trời đất,
vừa trống không vừa lặng yên, đứng một mình không thay đổi, lưu hành khắp mọi nơi mà không mỏi, là
mẹ cả thiên hạ” (Đạo đức kinh, Chương 25).
Nói về mặt thể của “đạo”, Lão Tử đã dùng nhiều thuật ngữ để diễn đạt, như “đạo huyền”, “đại
đạo”, “đạo thường”, “một”, cốc thấn” …Các thuật ngữ này đều đồng nhất với “đạo”, song chỉ những tính
chất khác nhau của “đạo”. Trước hết, đó là tính chất khách quan, tự nhiên, thuần phát của “đạo”. Tính chất
này được Lão Tử đưa lên hàng đầu. Ông viết: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự
nhiên” (Đạo đức kinh, Chương 25).
Tính khách quan, tự nhiên của “đạo” được hiểu nó vốn như thế, mộc mạc, thuần phác, không bị
nhào nặn, gọt giũa bởi con người và nó hòan tòan độc lập với ý muốn, nguyện vọng của con người. Nó
sinh ra vạn vật nhưng không có ý chí, không có dục vọng và mục đích. Nó cứ thản nhiên lạnh lùng “không
vì kẻ rét mướt mà dẹp bỏ mùa đông”. “Đạo” sinh ra vạn vật nhưng không cho vạn vật là của mình. Nó vô
tình “coi vạn vật là lòai chó rơm” (Đạo đức kinh, Chương 5). Chính tính khách quan, tự nhiên đó mà trời
đất hóa sinh phó mặt tự nhiên, không can thiệp, chẳng có lòng nhân, còn vạn vật cứ tự nhiến sinh sinh hóa
hóa chẳng cậy, chẳng cậy, chẳng khoe. Tính tự nhiên trong “đạo” không giống như cách hiểu của triết học
phương Tây là đối lập với ý thức, tư tưởng, mà “đạo” với bản tính tự nhiên chứa đựng và viên đồng hết
thảy cả cái tồn tại và không tồn tại, cả cái tĩnh lặng và biến đổi, cả cái siêu hình và hữu hình. Vì thế, không
thể nói Lão Tử đứng trên quan điểm duy vật hay duy tâm để bàn về “đạo” được. “Đạo” chứa ẩn tiềm tàng
trong nó cả hai và cả hai chỉ có thể được biểu hiện ra trong quá trình vận hành của nó. Ông viết: “Trời được
một mà trong. Đất được một mà yên. Thần được một mà linh”. Dùng từ “một” (nhất) Lão Tử diễn đạt
“đạo”là cái gốc ban đầu của tòan bộ vũ trụ, cái một tuyệt đối vĩnh hằng, có trước trời đất. Trong câu: “Đạo
sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh muôn vật” (Đạo đức kinh, Chương 42), Lão Tử muốn diễn đạt
“một”là cái mà “đạo”hiện ra chứa đựng “thái cực”. Diễn đạt như vậy, Lão Tử đã coi đạo là cái vô cực và
chứa đựng trong nó thái cực. Đúng như trong Kinh Dịch, Hệ từ có câu: “Dịch hữu thái cực, thái cực sinh
lưỡng nghi ”. Vậy “thái cực”là “một”, là cái hiện ra từ “đạo”, nó sinh ra từ “đạo”.
Đề cao tính tự nhiên, thuần phát của “đạo”, Lão Tử không thừa nhận sự biến hóa của thế giới tuân
theo mục đích định sẵn của thế lực siêu tự nhiên nào đó. Ông cũng phản đối việc lấy hành động tự giác và

có ý chí của con người gán cho giới tự nhiên. Ông kêu gọi “dứt thánh, bỏ tri”, “bão pháp tự nhiên”, kịch
liệt chống lại tính chất “hữu vi”của các trường phái Nho, Mặc. Quan điểm ấy của ông cũng chống lại mục
đích của chủ nghĩa duy tâm. Ông đã cố gắng tìm ra tính quy luật khách quan của vạn vật vận động và biến
hóa, dạy mọi người phải hành động theo quy luật tự nhiên. Nhưng ông lại cho rằng con người chỉ có thể
thích ứng với quy luật tự nhiên một cách bị động, đứng trước tự nhiên, con người không cần làm gì cả.
Thuộc tính thứ hai của “đạo” được Lão Tử nói nhiều trong Đạo đức kinh là tính chất lặng yên và
trống không. Ông viết: “Hết sức trống rỗng cùng cực. Giữ lặng dốc một lòng…Trở về gốc rễ gọi là yên
lặng, ấy thế bảo là trở lại mệnh. Trở lại mệnh gọi là đạo thường” (Đạo đức kinh, Chương 16). Lão Tử
thường dùng từ “cốc thần” để chỉ tính chất trống rỗng của “đạo”. “Cốc thần” thì khỏang trống không giữa
lòng hang sâu, không hình, không ảnh, không ngược, không trái, ở thấp không hèn không động, giữa lặng
yên không suy…” (Đạo đức kinh, Chương 6).
Khi dùng hai chữ “đạo”, “đức” Lão Tử muốn chỉ cả hai mặt thể và dụng của “đạo”, vì “đạo” là thể
của “đức”, “đức” là dụng của “đạo”. Nói riêng bản thể thì gọi là “đạo”, nói riêng công dụng thì gọi là
Trang 4/12
“đức”, nên Lão Tử mới viết: “Đạo sinh, đức chứa, vật cho hình, sức mạnh làm trọn nên, bởi vậy muôn vật
không vật nào là không tôn đạo, quý đức…Cho nên, đạo sinh, đức chứa làm cho lớn lên và nuôi vạn vật
yên định” (Đạo đức kinh, Chương 51). Theo Lão Tử, “đạo” vốn không tên, đến “đức” tên mới bắt đầu có,
vạn vật nhờ đức chứa mà không đồng đều, sinh ra đối chọi lớn nhỏ, nhiều ít, sướng khổ để suy tính phân
biệt nhân, nghĩa, lễ vậy. Do đó mới nói: “Mất đạo rồi mới có đức, mất đức rồi nhân sinh, mất nhân rồi
nghĩa sinh, mất nghĩa rồi lễ sinh ra vậy” (Đạo đức kinh, Chương 38).
Như vậy “đạo” là quả ngầm chứa lẽ sống mà chưa hiển lộ. Khi cây mọc thì “đức” là rễ, nhân là
thân, nghĩa, lễ là lá, cành, trí là hoa. “Đạo”, “đức”do đó cao hơn và là chủ của nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Nhân,
lễ, nghĩa, trí, tín chỉ là cái vỏ hình thức bề ngoài, là cái ngọn của “đạo” và “đức” mà thôi. Nho giáo theo
vương đạo đều coi nhân. Lễ, nghĩa, trí, tín đều từ đạo trời mà có, còn Lão Tử chủ trương bỏ nhân, nghĩa để
quay về với “đạo” và “đức”, chính là kêu gọi trở về với cái gốc của muôn vật, chứ đừng ôm ngọn để rồi
đánh mất “đạo”. Ông noi: “Thiên hạ có cái khởi thủy, coi như là mẹ của thiên hạ, hễ giữ được mẹ thì được
con, đã biết được con trở về giữ mẹ thì đến chết cũng không nguy” (Đạo đức kinh, Chương 42). Xét về
mặt tư duy, khái niệm “đạo” của Lão Tử rất gần khái niệm “chân không” (sunyata) của Long Thọ bồ tát.
Cả hai đều cố gắng đi tìm cái nguyên thể đầu tiên làm cội nguồn của vũ trụ vạn vật với những tính chất tự
nhiên, tĩng lặng, trống không. Cả hai đều đạt trình độ tư duy trừu tượng cao đến mức biến cả hai khái niệm

mất tính thực tại để lẫn vào bóng tối của sự thần bí, mầu nhiệm, linh thiêng.
2.2.2 Quan niệm biện chứng về thế giới
Phần quý giá nhất trong triết học của Lão Tử, đó là phép biện chứng chất phác. Lão Tử cho rằng,
tòan bộ vũ trụ vạn vật do sự chi phối của “đạo” luôn luôn trong quá trình vận động, biến hóa không ngừng,
không nghỉ. Ông nói: “Có những vật tiến lên phía trước, có những vật rơi lại phía sau, có những vật lớn
lên, có những vật suy đi, có những vật đang hình thành, có những vật đang đi tới chỗ tiêu diệt…” (Đạo
đức kinh, Chương 29). Theo Lão Tử mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều bao hàm hai mặt đối lập dựa
vào nhau liên hệ, tương tác lẫn nhau. Như: “Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, nên có cái là xấu, đều biết thiện
là thiện nên có cái ác. Cho nên, có không cùng sinh ra nhau, khó dễ cũng làm thành nhau, dài ngắn cũng so
sánh với nhau, cao thấp cũng nghiêng úp nhau, âm thanh cùng hòa trộn lẫn nhau, trước sau cùng theo nhau
– Thiên hạ giai tri vi mỹ, tư ác dĩ, giai vi thiện; cố hữu vô tương sinh, nan dị tương hành, trường đoản
tương giao, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy” (Đạo đức kinh, Chương 2),
hay: “Họa là chỗ tựa của phúc, phúc là chỗ náo của họa. Ai biết được đau là cái cuối cùng của phúc họa”
(Đạo đức kinh, Chương 58).
Lão Tử khẳng định, chính sự liên hệ, tác động giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập
nhau trong sự vật, hiện tượng đã tạo ra sự vận động, biến đổi không ngừng của vũ trụ, và sự vận động, biến
đổi của vũ trụ, vạn vật theo Lão Tử không hỗn loạn, mà chũng tuân theo quy luật tất yếu – “đạo”. Đây là
những quy luật nghiêm ngặt, không có sự vật nào có thể tồn tại mà đứng ngoài quy luật đó, kể cả trời đất,
thần linh. Lão Tử viết: “Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt” (Đạo đức kinh, Chương 73).
Theo Lão Tử, toàn bộ vũ trụ bị chi phối bởi hai quy luật cơ bản nhất là luật quân bình và
luật phản phục. Luật quân bình bắt nguồn từ tư tưởng của Dịch học. Đó chính là thế cân bằng, trung dung.
Luật này được biểu hiện trong quẻ Thái của dịch, đó là trạng thái mà trời đất giao hòa, muôn vật hanh
thông. Phát triển tư tưởng trên, Lão Tử cho rằng luật quân bình làm cho vạn vật vũ trụ vận động, biến hóa
trong trạng thái cân bằng theo một trật tự đều hòa tự nhiên, không có cái gì thái quá, không có cái gì bất
cập. Cái gì khuyết ắt sẽ được tròn đầy, cái gì cong sẽ được thẳng, cái gì vơi sẽ được bù đắp cho đầy, cái gì
cũ sẽ được đổi mới. Ông viết: “Gãy thì liền, cong thì thẳng, trống thì đầy, cũ thì mới, ít thì được, nhiều thì
mất” (Đạo đức kinh, Chương 22). Đó chính là cái “đạo của trời…chỗ cao thì ép xuống thấp, chỗ thấp thì
nâng lên cao, có dư thì bớt đi, không đủ thì bù vào. Đạo của trời ớt chỗ dư bù chỗ thiếu” (Đạo đức kinh,
Chương 42). Nếu vi phạm luật quân bình, phá vỡ trạng thái vận động cân bằng của vũ trụ, thì vạn vật sẽ rối
loạn, trì trệ và có nguy cơ bị phá hoại: “Nhón gót lên thì không đứng vững. Xoạt chân ra thì không bước

được. Tự xem là sáng thì không sáng. Tự xem là phải thì không chói” (Đạo đức kinh, Chương 40).

Cùng với luật quân bình, vũ trụ vạn vật còn tuân theo luật phản phục. Theo luật phản phục,
cái gì phát triển đến tột đỉnh thì tất sẽ trở thành cái đối lập với nó; sự vật khi phát triển đến cực điểm các
tính chất của nó thì những tính chất ấy sẽ đi ngược lại để trở thành tính chất tương phản. Lão Tử viết: “Ít thì
Trang 5/12
được, nhiều thì mất” (Chương 22), “vật hễ thêm nó, thì nó bớt; bớt nó thì nó thêm” (Chương 42) và “trong
thiên hạ cái rất mềm thì làm chủ cái rất cứng” (Chương 43). Phản phục, theo Lão Tử có thể được hiểu theo
hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, phản phục là sự vận động, biến hóa có tính chất tuần hoàn, đều đặn, nhịp nhàng
và tự nhiên của vạn vật. Như hết ngày rồi lại đến đêm, trăng tròn rồi lại khuyết, trăng khuyết rồi lại tròn. Đó
là quy luật bất di bất dịch của tự nhiên. Vạn vật cứ “mập mờ, thấp thóang”, khi đầy khi vơi, lúc sinh lúc tử,
…dưới sự chi phối tác động của lực phản phục. Vòng biến đổi tuần hoàn, tự nhiên bất tận ấy của vạn vật.
Lão Tử gọi là “thiên quân”. Phản phục còn có nghĩa là sự vận động trở về với “đạo” của vạn vật, gọi là sự
“phản giả đạo chi động” (Đạo đức kinh, Chương 40). Trở về với đạpo tự nhiên, vô vi là trở về với gốc rễ,
cội nguồn của mình, bên bỉ, trường tồn. Lão Tử viết: “Đến chỗ cùng cực hư không là giữ vững được trong
cái tĩnh. Vạn vật cùng đều sinh ra, ta lại thấy nó trở về với gốc. Ôi ! Mọi vật đều trùng trùng trở về với cội
rễ của nó. Trở về cội rễ gọi là tĩnh, thế gọi là quay về với mạng” (Đạo đức kinh, Chương 16).
Sự trở về với “đạo” của vạn vật, ở trạng thái nguyên sơ, tĩnh lặng, trống rỗng và tự nhiên
được coi là tất yếu, bởi theo Lão Tử: “Nặng là gốc của nhẹ, tĩnh là chủ của động – Trọng vi khinh căn, tĩnh
vi táo quân” (Đạo đức kinh).
Cùng với luật quân bình, vũ trụ vạn vật còn tuân theo luật phản phục. Theo luật phản phục. Theo
quy luật phản phục, cái gì phát triển đến đột đỉnh sẽ trở thành các đối lập với nó; sự vật khi phát triển đến
cực điểm các tính chất của nó thì những tính chất ấy sẽ đi ngược lại để trở thành tính chất tương phản. Lão
Tử viết: “Ít thì được, nhiều thì mất” (Chương 22) , “vật hễ thêm nó, thì nó bớt; bớt nó thì nó thêm”
(Chương 42) và “trong thiên hạ cái rất mềm thì làm chủ cái rất cứng” (Chương 43). Phản phục, theo Lão
Tử có thể được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất, phản phục là sự vận động, biến hóa có tính chất tuần
hoàn, đều đặn, nhịp nhàng và tự nhiên của vạn vật. Như hết ngày lại đến đêm, trăng tròn rồi lại khuyết,
trăng khuyết rồi lại tròn. Đó là quy luật bất di bất dịch của tự nhiên. Vạn vật cứ “mập mờ, thấp thoáng”, khi
đầy khi vơi, lúc sinh lúc tử dưới sự chi phối tác động của luật phản phục. Vòng biến đổi tuần hoàn, tự
nhiên bất tận ấy của vạn vật, Lão Tử gọi là “thiên quân”. Phản phục còn có nghĩa là sự vận động trở về với

“đạo” của vạn vật, gọi là sự “phản giả đạo chi động” (Đạo đức kinh, Chương 40). Trở về với đạo tự nhiên,
vô vi là trở về với gốc rễ, cội nguồn của mình, bền bỉ, trường tồn. Lão Tử viết: “Đến chỗ cùng cực hư
không là giữ vững được trong cái tĩnh. Vạn vật đều sinh ra, ta lại thấy nó lại trở về với gốc. Ôi! mọi vật đều
trùng trùng trở về với cội rễ của nó. Trở về cội rễ gọi là tĩnh, thế gọi là quay về với mạng” (Đạo đức kinh,
Chương 16).
Sự trở về với “đạo” của vạn vật, ở trạng thái nguyên sơ, tĩnh lặng, trống rỗng và tự nhiên được coi
là tất yếu, bởi theo Lão Tử: “Nặng là gốc của nhẹ, tĩnh là chủ của động – Trọng vi khinh căn, tĩnh vi táo
quân” (Đạo đức kinh, Chương 26), cái trống không là cơ sở để sinh ra cái có. Chỉ có trở về với “đạo” thì
vạn vật mới tồn tại, phát triển điều hòa, hanh thông. Cho nên Lão Tử nói: “đạo pháp tự nhiên” là vì vậy. Từ
đó, Lão Tử cho rằng tất cả những chủ trương cố tình can thiệp vào cái trật tự tự nhiên thì nhất định sẽ bị
thất bại: “nếu trời không trong sẽ vỡ. Đất không yên sẽ lở. Hang không đầy sẽ cạn. Vạn vật không sống sẽ
dứt” (Đạo đức kinh, Chương 39).
Từ luật bình quân và phản phục của vũ trụ, vạn vật, Lão Tử nâng lên thành nghệ thuật sống của
con người. Đó là sự từ ái, khiêm nhường, tri túc, tri chỉ. Ông dạy mọi người: “Sắp muốn thu lại, ắt hãy mở
ra đấy; muốn làm yếu đi, ắt hãy làm cho mạnh lên đấy; muốn làm vật suy tàn hãy làm cho nó hưng lên;
muốn đoạt lấy hãy cho đi ” (Đạo đức kinh, Chương 36)
2.2.3 Quan điểm nhân sinh và chính trị xã hội:
Mở rộng tư tưởng về “đạo” đến mặt đời sống xã hội, Lão Tử đã đề xướng học thuyết “vô vi”, qua
đó ông đã trình bày những quan niệm hết sức đặc sắc của mình về các vấn đề đạo đức nhân sinh và chính
trị xã hội. “Vô vi” là một học thuyết triết học – đạo đức của người Trung Hoa cổ đại, đã được Lão Tử nâng
lên thành học thuyết về nghệ thuật sống của con người trong sự hòa nhập với tự nhiên.
“Vô vi” có thể dịch theo nghĩa đen là “không làm gì”. Nhưng thực chất theo Lão Tử cũng như theo
cách nghĩ của người Trung Hoa, danh từ “vô vi” không có nghĩa là không có sự hoạt động gì, không làm gì
cả, mà là hoạt động một cách tự nhiên, không can thiệp vào guồng máy tự nhiên, không hoạt động có tính
giả tạo, gò ép, không thái quá và bất cập. Lão Tử viết: “Đạo thường không làm gì mà không gì không làm.
Vua chúa nếu giữ được đạo, muôn vật sẽ tự mình chuyển hóa Không ham muốn để được yên lặng, thiên
hạ sẽ tự yên” (Đạo đức kinh, Chương 37). Ông còn dạy: “ đạo đức là cái luật tự nhiên, không cần tranh
Trang 6/12
mà thắng, không cần nói mà ứng nghiệm, không cần mời mà các vật vẫn theo về, lờ đờ mà hay mưu tính”
(Đạo đức kinh, Chương 42). Nếu không thuận theo đạo tự nhiên, đem ý chí, dục vọng của con người đem

cưỡng ép vạn vật tức là đem cái nhân vi, giả tạo thay thế cho cái tự nhiên, là trái với “đạo vô vi”, tất nhiên
sẽ thất bại. Cho nên, Lão Tử thường nói: “Lấy thiên hạ thường ở sự vô, nếu mà hữu sự không đủ lấy thiên
hạ” (Đạo đức kinh, Chương 48).
“Vô vi” còn có nghĩa là không làm mất cái đức tự nhiên, thuần phách vốn có của vạn vật, không ý
chí, dục vọng, không ham muốn những gì trái với bản tính tự nhiên của mình và của vật. Nếu để mất đức
tự nhiên, ham muốn những gì trái với bản tính tự nhiên của mình, cố tình thỏa mãn những dục vọng đó,
dẫn tới sự can thiệp vào guồng máy tự nhiên sẽ mang lại những tai họa: “Ngũ sắc làm cho mắt mờ, ngũ âm
làm cho tai điếc, ngũ vị làm cho miệng chán, cưỡi ngựa săn bắn làm cho lòng phát cuồng, vật khó khiến
làm cho lòng tà vậy” (Đạo đức kinh, Chương 12)
“Vô vi”, không chỉ là sống tự nhiên thuần phác, không ham muốn dục vọng mà còn không cần đến
cả tri thức, văn hóa, kỹ thuật và cả sự tiến bộ xã hội. Ông nói: “Trí tuệ sinh thì có đại nguy” (Đạo đức kinh,
Chương 18). Bởi theo ông, hiểu biết càng nhiều thì trí xảo, trí xảo càng nhiều càng ham muốn, tranh đoạt,
chiếm đoạt, xâm phạm lẫn nhau, trái với đạo tự nhiên. Cho nên: “Theo học thì càng thêm phiền phức, mà
theo đạo thì ngày càng bớt, bớt rồi thì lại bớt, bớt đến mức vô vi” (Đạo đức kinh, Chương 48). Tốt nhất
người ta hãy: “bỏ hẳn cái học đi thì không lo lắng gì cả, hiện ra cái nõn nà, âm lấy cái chất phác, ít lòng tư,
bớt lòng dục” (Đạo đức kinh, Chương 20).
Trong tư tưởng “vô vi”, Lão Tử còn chống lại những chuẩn mực đạo đức và thể chế pháp luật.
Ông coi đó là sự áp đặt, cưỡng chế, can thiệp vào bản tính tự nhiên của con người. Những cái đó cũng là
nguyên nhân của sự dả dối và điều ác: “Nước nào chính sự lờ mờ thì dân thuần phục, nước nào chính sự
rành rọt thì dân lao đao” và “pháp luật càng tăng, trộm cướp càng nhiều” (Đạo đức kinh, Chương 57). Còn
tất cả những cái gọi là nhân, lễ, nghĩa, trí, theo Lão Tử, chỉ là giả tạo, trái với tự nhiên, xa rời mất đạo mà
thôi. Ông phê phán những quan điểm và chủ trương “hữu vi” của Nho giáo và cho rằng: “mất đạo rồi mới
có đức, mất đức rồi mới có nhân, mất nhân rồi mới có nghĩa, mất nghĩa rồi mới có lễ. Lễ chỉ là cái vỏ
mỏng của lòng trung tín, mà cũng là đầu mối của sự loạn ” (Đạo đức kinh, Chương 38). Ông còn nói:
“Đạo lớn mất mới có nhân, nghĩa. Trí tuệ sinh mới có dối trá. Lục thân chẳng hòa mới có hiếu từ. Quốc gia
hỗn loạn mới có bề tôi trung” (Đạo đức kinh, Chương 18). Thậm chí, sống theo đạo “vô vi”, theo Lão Tử,
ngay đến chính bản thân mình cũng không quý nó và lo lắng cho nó. Có thân màcoi như chẳng có, cứ tự
nhiên thanh thản thì chẳng có gì phải lo cả. Lão Tử viết: “ Người ta lo lắng chỉ vì có cái thân, vì trọng cái
thân mình quá nên không còn cái thân thì lo gì nữa ?” (Đạo đức kinh, Chương 30).
“Vô vi” còn có nghĩa là bảo vệ, giữ gìn bản tính tự nhiên của mình, của vật. Cho nên Lão Tử nói:

“Ta có ba của báu hằng nắm giữ và bảo vệ: một là lòng từ ái, hai là tiết kiệm và ba là không dám đứng
trước thiên hạ” (Đạo đức kinh, Chương 67). Vì từ ái cho nên không cưỡng ép vật, vì tiết kiệm cho nên
không thái quá, không trái với đạo tự nhiên và vì không dám đứng trước thiên hạ cho nên tự nhiên, thuần
phác, không áp chế nhau, không ai lấy không ai bỏ, không ai hơn không ai kém. Lão Tử viết: “Thánh nhân
thường khéo cứu người nên không có vật bỏ đi” (Đạo đức kinh, Chương 44). Cho nên: “Thánh nhân bỏ
nhiều, bỏ thừa, bỏ quá” (Đạo đức kinh, Chương 29).
Như thế, theo Lão Tử đạt tới “vô vi” có thể làm cho con người ta trở nên tuyệt vời. Họ luôn hòa
mình vào khoảng không nhưng vẫn biết dành cho người khác một chỗ mà không làm mất chỗ của mình.
Họ biết giảm ánh sáng của mình để có thể trầm vào bóng tối của kẻ khác. Họ ngập ngừng như kẻ lội qua
sông trong mùa đông, lưỡng lự như kẻ e ngại người láng giềng, run rẩy như tuyết sắp tan, giản dị như
miếng gỗ chưa đẽo, trống trải như thung lũng và bất dạng như nước: “Bậc toàn thiện xưa tinh tế, nhiệm
màu, siêu huyền thông suốt, sâu chẳng khả dò thận trọng dường qua sông lạnh, do dự dường sợ mắt ngó
bốn bên, nghiêm kính dường khách lạ, chảy ra dường băng ta, quê mùa dường gỗ chưa đẽo gọt, trống
không dường hang núi, pha lẫn dường nước đục” (Đạo đức kinh, Chương 15). Đạt được cách sống trên,
người đạo học đã vươn tới chân thiện, là người bước vào vương quốc của giấc mơ, để tỉnh dậy trước thực
tế vào lúc chết.
Trong quan điểm về chính trị - xã hội, đối lập với chủ trương “hữu vi” Lão Tử đề cao đường lối trị
nước theo “đạo vô vi”. Ông nói: “Ta vô vi mà dân tự hóa. Ta vô tình mà dân tự tính. Ta vô dự mà dân tự
giàu. Ta vô dục mà dân chất phác” (Đạo đức kinh, Chương 57). Bởi vì “vô vi thì không gì không
làm Thường dùng vô vi mà được thiên hạ. Hữu dự thì không đủ lấy thiên hạ” (Đạo đức kinh, Chương
Trang 7/12
48). Trị nước theo đạo “vô vi” Lão Tử chủ trương xóa bỏ mọi lễ giáo, pháp luật, văn hóa, kỹ thuật; bỏ tất
cả những gì trái với tự nhiên, tổn hại đến bản chất tự nhiên của con người. Lão Tử nói: “Thiên hạ nhiều kỵ
húy thì dân càng nghèo, dân nhiều khí giới nhà nước càng loạn, người nhiều tài khéo vật xảo càng thêm,
pháp luật càng tăng trộm cướp càng nhiều”, và “trí tuệ sinh thì có đại nguy” .
Cho nên phải “dứt thánh, bỏ trí dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa dân quay về lòng hiếu thảo và
từ ái; dứt kỷ xảo, bỏ lợi trộm cướp không còn”. Đặc biệt, Lão Tử đã lên án mạnh mẽ giai cấp thống trị
đương thời và phản đối những hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội do sự áp bức bóc lột của bọn quý tộc
cũng như sự phát triển của kinh tế hàng hóa gây nên. Cho chỉ ra rằng, dân đói là do quan trên ăn hết, bắt
dân nộp thuế nhiều. Ông thóa mạ bọn quý tộc ăn bám là bọn trộm đầu sở, bạo lực và đàn áp không thể nào

dập tắt được sự phản kháng của nhân dân. Bởi vì, dân không sợ chết thì làm sao lấy cái chết đe dọa làm
cho họ sợ? Từ đó, ông đòi hỏi giai cấp thống trị phải tuân theo quy luật tự nhiên, không được can thiệp vào
đời sống tự nhiên của con người, đưa xã hội và con người trở về trạng thái tự nhiên, nguyên sơ, chất phác,
không ham muốn, không dục vọng, không thể chế pháp luật, không bị ràng buộc bởi các nguyên tắc luân
lý đạo đức, không cần tri thức, trí xảo, mà tuân theo bản tính, khả năng, sở thích tự nhiên của mỗi người và
để mỗi người tự làm những việc cần phải làm một cách tự nhiên. Lão Tử viết: “Không chuộng hiền khiến
dân không tranh, không trọng vật nên dân không trộm cướp, không thấy vật đáng ham khiến lòng dân khỏi
loạn. Cho nên lối trị dân của bậc thánh nhân là làm cho dân lòng trống, bụng no, ý chí yếu, xương cốt
manh, thường khiến dân không biết, không muốn”.
Theo đạo “vô vi”, Lão Tử mơ ước trở lại đời sống chất phác của thời đại công xã nguyên thủy,
không thể chế, không có chế độ tư hữu và trao đổi hàng hóa, sống tự cấp tự túc. Đó là cảnh mộc mạc, “vô
danh phi phác”, như đạo vô danh của ông: “Nước nhỏ, dân ít. Dù có khí cụ gấp trăm gấp chục sức người
cũng không dùng đến. Ai nấy đều coi sự chết là hệ trọng nên không đi đâu xa. Có xe thuyền mà không ai
ngồi. Có gươm giáo mà không bao giờ dùng. Bỏ văn tự, bắt người ta trở lại dùng lối thắt dây ghi dấu thời
thượng cổ. Ai nấy đều chăm chú vào việc ăn no, mặc ấm, ở yên, vui với phong tục của mình. Ở nước này
có thể nghe tiếng gà gáy chó sủa của nước kia, nhân dân trong những nước ấy đến già chết mà vẫn không
qua lại lẫn nhau”.
Trong quan điểm về chính trị - xã hội, với tư tưởng “vô vi”, Lão Tử kịch liệt lên án chiến tranh, bạo
ngược và chủ trương “bất tranh” và “khiêm hạ”. Ông coi chiến tranh là trái với đạo tự nhiên, là tàn bạo và
đại họa cho xã hội. Chiến tranh, theo Lão Tử không chỉ gây ra sự chết chóc, tàn phá, đau thương là hậu quả
của nó còn ảnh hưởng lâu dài trong đời sống xã hội
2.3.Tư tưởng triết học đạo gia của Trang Tử
Trang Tử sống vào thời kỳ đảo lộn dữ dội trong lịch sử Trung Quốc cổ đại – thời Chiến quốc. Đây
là một thời loạn ly, chiến tranh khốc liệt nhằm tranh giành quyền lực giữa các nước chư hầu.
Trang Tử được coi là nhà tư tưởng lớn về đạo học trong triết học cổ Trung Quốc, người có công
mài dũa viên ngọc “đạo” của Lão Tử làm hiện lên đầy đủ vẻ lấp lánh huyền hoặc của nó. Vì thế, người đời
xưa thường gọi trường phái triết học này là Lão – Trang.
Trung tâm của toàn bộ học thuyết triết học Trang Tử là quan niệm về “đạo”, “đức” và mối quan hệ
đồng nhất của chúng. Trang Tử thường gọi ngắn gọn là “đạo sống”, “nguồn sống” hoặc “sống chung”.
Quan niệm về “đạo” ở Trang Tử thực chất là những vấn đề bản thể luận và vũ trụ quan, nó là nền

tảng và quyết định đường lối triết học của ông. Tư tưởng “đạo” của Trang Tử có sự kế thừa các tư tưởng
truyền thống ở Trung Quốc, như “thái cực” trong Kinh Dịch, “đạo” trong Lão Tử, đồng thời cũng có
những bước phát triển mới. Có thể diễn đạt tư tưởng đó của ông bằng những nội dung sau:
Nội dung thứ hai về “đạo” của Trang Tử là vô thường. Đây là nội dung cốt lỗi của “đạo” ở Trang
Tử. “Đạo” vô thường chính là cuộc biến hóa của vũ trụ, là cuộc đại chuyển tiếp giữa vũ trụ và vạn vật, là
trạng thái động, biến đổi không ngừng của “đạo”. Trạng thái vận động không ngừng đó được ví như con
rồng luôn uốn lượn, thay đổi.
Vậy là Trang Tử tuyệt đối hóa sự vận động, bỏ qua sự đứng im, sự tồn tại tương đối của vạn vật.
Đây chính là điểm khác biệt giữa Trang Tử và Lão Tử. Nếu Lão Tử chú ý phân biệt các mặt đối lập, tương
phản nhau trong “đạo” như “một âm một dương là đạo”, hay “rắn thì nát, nhọn thì nhụt” thì ở Trang Tử,
ông đã hòa nhập tất cả là một trong sự biến hóa không lường. Vì vậy, vũ trụ, vạn vật luôn ở trạng thái
tương đối.
Trang 8/12
Trong triết học Trang Tử, quan niệm về “đức” cũng là một nội dung hết sức quan trọng. Nó lien
quan đến vấn đề con người tự nhiên và bản chất tự nhiên của con người, sự đồng nhất giữa “đạo” và “đức”.
Theo Trang Tử, con người là sản phẩm của tự nhiên. Con người cũng như vạn vật đều chứa đựng
“đạo” như là cái bản chất quy định con người, là “tính” hoặc “lý tự nhiên”. “Tính” là cái biểu hiện của
“đạo” ở trong mỗi con người, chúng hoàn toàn giống nhau, nhưng do “đạo” là cái luôn biến đổi mà tính
biểu hiện lại hết sức khác nhau ở mỗi người. Vượt lên trên tất cả các dị biệt đó thì người và vật đều chỉ là
một.
Trong triết học Trang Tử, khái niệm “đức” không phải là đạo đức trong đời sống xã hội,
mà là năng lực phát triển tự do trọn vẹn có bản tính tự nhiên ở mọi người, mọi vật. “Đức” là một
trạng thái tất yếu của vạn vật được quy định bởi bản tính tự nhiên của nó, giống như “đức” của
mặt trời là sáng và nóng, đức của nước là lạnh và luôn chảy xuống thấp “Đức” của con người là
sống hòa thuận với tự nhiên, theo bản tính tự nhiên vốn có của mình, không bị ràng buộc của bất
cứ mối liên hệ xã hội nào. Cái “đức” tự nhiên như vậy, nên không cần phải làm gì hơn là tự nó
vận động, sống theo lẽ lớn của tạo hóa, của “đạo”.
Phần không kém đặc sắc trong triết học Trang Tử là phép biện chứng tự phát. Trang Tử đã
xem xét vũ trụ, tự nhiên bằng quan điểm biện chứng, mà nổi bật là tư tưởng về sự vận động, biến
hóa không ngừng của thế giới. Cũng giống như Héraclite, ông cho rằng mọi sự vật có sự liên hệ

khăng khít với nhau, luôn chuyển hóa cho nhau: “Vạn vật không đồng nhau, thế thì cái gì khiến
nó liên lạc được với nhau?”. Người cùng với tạo hóa hợp làm một rồi,mọi vật đều vận động theo
một quy luật tất yếu, bất di bất dịch như một vòng tròn lưu chuyển vô cùng tận, dưới sự tác động
của “đạo” mà Trang Tử gọi là “Thiên quân” hay “đạo trời”. Thiên quân là trật tự trong sự quân
bình với những vòng tròn bất tận không đầu không cuối, không to không nhỏ.
Tóm lại, phép biện chứng của Trang Tử mang tính chất tự phát, nó không phải là một hệ
thống mà chỉ là những yếu tố tản mạn, rời rạc. Nó chỉ dừng lại ở mặt hình thức, còn về nội dung
thì lại là thuật ngụy biện và chủ nghĩa chiết trung. Những đặc điểm này đã dẫn đến tính thần bí và
huyền hoặc trong tư tưởng của ông.
Theo Trang Tử, để trị thiên hạ thì không cần phải làm gì cả, tự nhiên mà hóa. Mẫu mực xã
hội ở ông là một xã hội không thể chế, không pháp luật, không luân lý, không đạo đức
2.4.Nhận xét:
Với tư tưởng hết sức đặc sắc về “đạo” về phép biện chứng chất phác cũng như về quan điểm “vô
vi”, triết học của Lão Tử thực sự trở thành viên ngọc quý của nền triết học phương Đông. Trong cái “mập
mờ”, “thấp thoáng”, mơ hồ nhưng luôn chói sáng tính chất gợi mở, vạch đường, tư tưởng của ông làm
người đời sau phải kinh ngạc và thán phục trước sức mạnh tư duy độc đáo của ông. Tuy triết học Lão Tử
vẫn còn những thiếu sót, hạn chế, nhưng về phương diện lịch sử, chúng ta cũng phải nghiêng mình trước
những di sản tài hoa và sắc sảo của ông.
Những quan điểm chính trị xã hội của Trang Tử đã phản ánh đúng đắn tư tưởng và địa vị
giai cấp của ông ở thời kỳ xã hội loạn lạc. Ông đại diện cho tầng lớp quý tộc sa sút, mất địa vị xã
hội, nên hoài nghi ở hiện thực, lo sợ trước tương lai, quay lưng với thực trạng xã hội đương thời
để trốn tránh vào tự nhiên, hoài cổ. Mong muốn cứu đời nhưng ông lại phủ nhận mọi hoạt động
thực tiễn của con người để cuối cùng tìm đến quyền lực, sức mạnh của tự nhiên – “đạo”, và chính
ông đã tuyệt đối hóa nó để biến thành sức mạnh siêu nhiên thần bí.
Tuy nhiên, cách sống dửng dưng, thoát thoát tục, vị ngã của trường phái Đạo gia là một phản ứng
tiêu cực trước sự bế tắc của thời cuộc bấy giờ nhưng nó lại phù hợp với quan điểm nhân sinh của nhiều
người lúc bấy giờ. Vì vậy, trường phái Đạo gia được nhiều người ngưỡng mộ và tin theo.
3. Tư tưởng triết học của Pháp gia
3.1.Sự hình thành và phát triển của Pháp gia
Trang 9/12

Vào thời Xuân Thu, Quản Trọng được coi là người đâu tiên bàn về pháp luật như một cách trị
nước, và chủ trương công bố pháp luật rộng rãi trong công chúng. Đối với ông, người trị nước phải coi
trọng luật, lệnh, hình, chính.
Sang nửa thời Chiến Quốc, tư tưởng pháp trị tiếp tục được phát triển. Thận Đáo(370-290 TCN)
chủ trương dung thế để cai trị đất nước, Thân Bất Hại(401-337 TCN) chủ trương dùng thuật, còn Thương
Ưởng(390-338 TCN) chủ trương dùng pháp.
Cuối thời Chiến Quốc, Hàn Phi (280 – 233 TCN) không chỉ tổng hợp 3 quan điểm về pháp, thế,
thuật của ba nhà triết học trên thành một học thuyết có tính hệ thống và trình bày trong sách Hàn Phi mà
ông còn kết hợp 3 học thuyết Nho, Lão, Pháp lại với nhau. Trong đó, Nho gia được coi là “vật liệu để xây
dựng xã hội”, Đạo gia là “kỹ thuật thi công”, còn Pháp gia là “bản thiết kế”.
3.2.Pháp trị của Hàn phi
Nếu như Thận Đáo đề cao "Thế", Thân Bất Hại đề cao "Thuật", Thương Ưởng đề cao "Pháp" trong
phép trị nước thì Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng cả ba yếu tố đó. Ông cho rằng "Pháp", "Thế", "Thuật"
là ba yếu tố thống nhất không thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật. Trong sự thống nhất đó,
"Pháp" là nội dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là công cụ, phương tiện tạo nên sức
mạnh, còn "Thuật" là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai trị.
3.2.1 - Pháp:
Hàn Phi định nghĩa cho "Pháp" có ba điểm chính:
(1) Là pháp lệnh do cửa quan ban ra, mọi người đều phải tuân theo.
(2) Nội dung chính yếu của pháp lệnh là Thưởng và Phạt.
(3) Pháp ví như tấm gương sáng có thể soi thấu tà gian; pháp ví như cán cân, tiêu biểu cho lẽ công
bằng. Nếu xét theo quan niệm hiện đại, thì hàm nghĩa của "Pháp" gồm có hai mặt tích cực và tiêu cực. Về
mặt tiêu cực là có tính cách phòng ngừa, pháp đã quy định sẵn, trường hợp phạm vào lệnh cấm nào, thì
phải chịu theo hình phạt ấy; về mặt tích cực thì, có những điều khoản bảo đảm quyền lợi chính đáng cho
người dân. Nhìn lại cái gọi là "Pháp" mà Hàn Phi luôn luôn nhấn mạnh, thì chỉ có mặt tiêu cực thôi. Nói
cách khác là, Pháp của Hàn Phi, chỉ có những điều do kẻ thống trị đòi hỏi ở nhân dân thôi, ngược lại, nhân
dân chẳng có quyền đòi hỏi điều gì cả ở kẻ thống trị. Đọc sách "Hàn Phi Tử", người ta thấy chữ "Pháp" hay
gắn liền với chữ "Cấm". Vậy cái gọi là Pháp. tức là lệnh cấm, là những gì mà kẻ thống trị đòi hỏi một chiều
ở người dân, ai làm đúng với lệnh đó thì được thưởng, trái với lệnh đó là phải thọ phạt. Thưởng và Phạt là
hai cái cán, giúp cho kẻ thống trị kiểm soát, thậm chí nô dịch nhân dân. Để pháp lệnh được thi hành hữu

hiệu, đòi hỏi kẻ hành pháp phải công bằng vô tư. Hàn Phi đã viết trong thiên "Ngũ xuẩn" rằng: "Phù thùy
khấp bất dục hình giả, nhân giã; nhiên nhi bất khả bất hình giả, pháp giã. Tiên vương thắng kỳ pháp, bất
thính kỳ khấp". (Phàm là người rơi lệ, không đành lòng gia hình cho kẻ khác, là Nhân; nhưng buộc không
thể không gia hình cho kẻ khác là Pháp. Tiên vương sở dĩ đã thắng lợi thành công, là nhờ vào Pháp, chẳng
màng đến tiếng khóc than). Theo quan niệm của Hàn Phi như vậy, thì Pháp chẳng những có ý nghĩa pháp
lệnh quốc gia về mặt chính trị, đồng thời còn là tiêu chuẩn tối cao về giá trị xã hội nữa. Do đó, Hàn Phi đã
đả kích hầu hết các học thuyết khác, kể cả Khổng - Mạnh, Lão – Trang và Mặc Tử nữa.
Theo Hàn Phi, nội dung chính yếu của Pháp là thưởng và phạt. Sở dĩ phải nhấn mạnh vấn đề
thưởng phạt, là vì có ba nguyên nhân sau đây:
1/ Người ta có tâm lý ham thưởng sợ phạt, nên áp dụng luật thưởng phạt, là phương pháp cai trị
hữu hiệu nhất.
2/ Nếu vua chúa để mắt nhìn, để tai nghe và dùng đầu óc suy tư thì rất dễ bị thần thuộc a dua lừa
bịp. Một khi đã áp dụng luật lệ thưởng phạt, thì sẽ tránh được tệ hại đó bởi điều thưởng phạt là phán xét
theo sự kiện khách quan, việc gì đáng thưởng, điều nào đáng phạt, đều được định sẵn bằng luật lệ minh
bạch, khỏi bị ảnh hưởng bởi tình cảm chủ quan.
3/ Thưởng phạt là lợi khí sắc bén, để vua chúa kiểm soát thần thuộc.
Bá Di, Thúc Tề vì tưởng niệm cố quốc, bất mãn chính trị mà chịu chết đói trên núi hoang, được
Khổng Tử tôn là hiền sĩ, nhưng với Hàn Phi thì cho rằng, những người chẳng ham thưởng, không sợ phạt
như vậy, là "hạng thần dân vô ích", theo tiêu chuẩn giá trị chữ "Pháp".
3.2.2 - Thuật:
Trang 10/12
Là một quan niệm rất quan trọng, trong tư tưởng của Hàn Phi, luôn luôn gắn liền với "Pháp", chỉ
có khác ở chỗ, Pháp để trị dân, còn Thuật thì để nhà vua kiểm soát thần thuộc. Vậy Thuật của vua là thuật
gì? Một là, "Cách tắc nhi bất thông, chu mật nhi bất hiện". (Ngăn cách đừng thông nhau, kín đáo đừng lộ
liễu); hai là, giấu kỹ tình cảm ghét thương. Về điểm một là bảo, kẻ làm vua nên sống cách biệt với quần
thần, đừng để họ thấy cử chỉ của mình, mà đoán biết ý định chân chính của mình; điểm hai là bảo, người
làm vua phải tập làm sao cho tình cảm ai lạc hỷ nộ của mình, chẳng bao giờ biểu lộ ra ngoài, có vậy thì
đám thần thuộc sẽ không cách nào khai thác, lợi dụng cảm tình của mình. Xem đó thì ai muốn có "Thuật"
làm vua, cũng chẳng dễ gì, cần phải học hỏi thêm công phu tu thân, dưỡng tính vừa Hư và Tĩnh của cả nhà
Nho lẫn nhà Đạo, mới mong thành công được. Để giữ gìn quyền lực tuyệt đối của nhà vua, Hàn Phi

khuyên các vua chúa không nên tín nhiệm kẻ khác. Đã không nên tín nhiệm mà thật tế lại đòi hỏi, không
thể không dùng người làm việc cho mình, cho nên cần phải có thuật khống chế người, bằng những pháp
lệnh khắt khe, khiến cho người ta khiếp sợ, phải cúi đầu khuất phục.
Thời Chiến Quốc, xu hướng chính trị chung là mưu cầu quốc gia phú cường (giàu mạnh), để đi tới
mục tiêu cuối cùng là đại thống nhất, cho nên đòi hỏi phải có nhà lãnh đạo chí tôn chí cường, thì Hàn Phi
quan niệm Pháp và Thuật là điều kiện tất yếu, khả dĩ đem lại quyền lực tuyệt đối, cho nhà lãnh đạo chí tôn
chí cường.
3.2.3 - Thế:
Với Hàn Phi, "Quyền lực tối thượng" có một danh từ riêng, gọi là "Thế”.
Nguyên quan niệm về Thế, là do Thân Đáo khởi xướng, kịp đến tay Hàn Phi, thì càng coi đó là
điều kiện căn bản nhất của nhà lãnh đạo. Nếu chúa mà thiếu cái Thế mạnh. thì Pháp không thể hành, và sở
dĩ chúa phải dùng đến Thuật, là nhằm bảo vệ cái Thế.
"Thế" trước hết là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm quyền mà trước hết là của nhà vua.
"Thế" có vị trí quan trọng đến mức có thể thay thế được hiền nhân: "Chỉ có bậc hiền trí không đủ trị dân,
mà địa vị quyền thế lại đủ đóng vai trò của bậc hiền vậy Kiệt làm thiên tử chế ngự được thiên hạ không
phải vì hiền mà vì có quyền thế. Nghiêu thất phu không trị nổi ba nhà không phải vì hiền mà vì địa vị
thấp". "Thế" không chỉ là địa vị, quyền hành của vua mà còn là sức mạnh của dân, của đất nước, của vận
nước
Tóm lại, Pháp, Thuật, Thế là ba mặt của quyền lực tối thượng, tuy có khác nhau, nhưng liên đới vô
cùng chặt chẽ với nhau.
3.3.Nhận xét
Những tư tưởng về pháp trị của pháp gia đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của tư tưởng
Trung Quốc cổ đại và nhất là cho sự nghiệp thống nhất đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ. Cần phải khẳng định
rằng trong bối cảnh xã hội Trung Hoa cuối thời Chiến quốc, tư tưởng chính trị của pháp gia mà tiêu biểu nhất là
Hàn Phi Tử có nhiều yếu tố tích cực đáp ứng được yêu cầu phát triển của lịch sử. Tư tưởng pháp gia vẫn còn
nhiều yếu tố có giá trị có thể vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay.
4. Những điểm tương đồng và khác biệt giửa học phái đạo gia và pháp gia
4.1.Những diểm tương đồng:
Đạo gia và Pháp gia đều là các học phái triết học cổ điển Trung Hoa, là mạch suối nguồn làm phái

sinh nhiều tư tưởng đặc sắc của nên triết học Trung Hoa nói riêng và triết học phương Đông nói chung.
Cả học phái Đạo gia và Pháp gia đều hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị, và
phú cường. Cả hai học phái đều coi trọng sự thống nhất đất nước, lên án chiến tranh. Đây là điều khiến cho
Đạo gia lẫn Pháp gia được ủng hộ và tin theo.
Cả hai học phái đều tồn tại nhiều hạn chế, trước tiên đó là tính bảo thủ. Đạo gia không thừa nhận
sử biến đổi của xã hội, không thúc đẩy sự phát triển của xã hội (cho rằng sự đấu tranh giửa các mặt đối lập
không làm xuất hiện cái mới, vạn vật mất đi và quay về với đạo tức theo một chu trình khép kín. Còn Pháp
gia quá đề cao pháp trị, áp dụng dụng thưởng, phạt máy móc và thái quá mà không thừa nhận tình cảm đạo
đức, không có tính đàn hồi trong việc sử dụng pháp luật.
Trang 11/12
Cả Đạo gia và Pháp gia đều yêu cầu mọi việc phải luôn biến đổi. Đạo gia nhấn mạnh đến tính
tương đối của tri thức con người cũng như của chế độ, còn Pháp gia đi đến kết luận rằng, cần phải lấy yêu
cầu trước mắt làm phương hướng cho việc giải quyết các vấn đề chính sự. Nó đòi hỏi người đứng đầu bộ
máy quyền lực phải luôn theo sát tình hình thực tế: “Bậc thánh nhân không cốt trau dồi chuyện xưa, không
noi theo những nguyên tắc bất biến, khi bàn việc làm ở đời thì dựa theo tình hình của thời mình mà đặt ra
những biện pháp”
4.2.Sự khác biệt giửa Đạo gia và Pháp Gia
Về đường lối: Đạo gia sử dụng học thuyết “vô vi”, có nghĩa là sống, hoạt động theo lẽ tự nhiên,
thần phái, không làm trái với tự nhiên, không can thiệp vào trật tự của tự nhiên, chỉ làm cho dân no bụng,
xương cốt mạnh mà lòng hư tĩnh, khiến cho dân không biết, không muốn. Còn Pháp gia, theo Hàn Phi thì
chủ trương đường lối “pháp trị”. Để cai trị xã hội cần phải có 3 yếu tố là Pháp, Thuật và Thế.
Về chính sách: Đạo gia không dùng chính sách pháp luật, không cần giáo dục nhân dân mà hướng
họ đến trạng thái “vô vi”, ước trở lại đời sống chất phác của thời đại công xã nguyên thủy, không thể chế,
không có chế độ tư hữu và trao đổi hàng hóa, sống tự cấp tự túc. Còng Pháp gia dùng chính sách Pháp luật,
công bố cho mọi người biết đề tuân theo và phải thay đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể vì không có một
thứ pháp luật luôn luôn đúng với mọi thời đại. Pháp gia nhấn mạnh việc thưởng, phạt trong khi đạo gia
xem cuộc sống là “vô vi”, là vô thưởng vô phạt.
Về tổ chức: Đạo gia hạn chế quyền lực của Nhà nước, mong muốn đưa xã hội trở về thời công xã
nguyên thủy, không có vua quan, không có sự cai trị, bị trị. Trong khi đó, Pháp gia đề cao vai trò của vai
trò của Nhà nước, vị thế quyền lực của lãnh đạo. Pháp gia cho rằng người lãnh đạo có đủ quyền lực và

sáng suốt để cai trị (dùng pháp – thế – thuật) để phát triển đất nước phú cường và thái bình thịnh trị.
Phần III. KẾT LUẬN
Hai trường phái tư tưởng đều chú trọng những vấn đề về con người, cùng mong muốn giải quyết
thế sự. Cả hai học phái đề là nền tảng quan trọng cho việc phát triển sau này của các học thuyết triết học
Trung Hoa nói riêng và triết học Phương Đông nói chung. Tuy nhiên, các nhà tư tưởng ở trong hai bối
cảnh xã hội lịch sử, môi trường tự nhiên khác nhau, và thân phận xã hội khác nhau, nên suy tư, lý luận và
giải quyết vấn đề theo những hướng khác nhau.
Đạo gia hướng con người đến sự “vô vi”, đưa xã hội trở lại đời sống chất phác, mộc mạc không có
chế độ tư hữu, và trao đổi hàng hóa. Với tư tưởng hết sức đặc sắc về “đạo” về phép biện chứng chất phác
cũng như về quan điểm “vô vi”, triết học của Lão Tử thực sự trở thành viên ngọc quý của nền triết học
phương Đông. Trong cái “mập mờ”, “thấp thoáng”, mơ hồ nhưng luôn chói sáng tính chất gợi mở, vạch
đường, tư tưởng của ông làm người đời sau phải kinh ngạc và thán phục trước sức mạnh tư duy độc đáo
của ông. Tuy triết học Lão Tử vẫn còn những thiếu sót, hạn chế, nhưng về phương diện lịch sử, chúng ta
cũng phải nghiêng mình trước những di sản tài hoa và sắc sảo của ông.
Xuất phát từ học thuyết “vô vi”, Trang Tử đã trình bày những vấn đề chính trị - xã hội của mình.
Tuyệt đối hóa mặt tự nhiên của con người, Trang Tử đã xem thường vai trò, sức mạnh cải tạo xã hội của
con người, phủ nhận mọi hoạt động thực tiễn xã hội. Những quan điểm chính trị xã hội của Trang Tử
đã phản ánh đúng đắn tư tưởng và địa vị giai cấp của ông ở thời kỳ xã hội loạn lạc. Ông đại diện
cho tầng lớp quý tộc sa sút, mất địa vị xã hội, nên hoài nghi ở hiện thực, lo sợ trước tương lai, quay
lưng với thực trạng xã hội đương thời để trốn tránh vào tự nhiên, hoài cổ.
Pháp gia coi trọng quyền lực của nhà lãnh đạo. Là một bước tiến lớn, trong tư tưởng chính trị thời
cổ Trung Hoa. Mục đích chính của quyền lực là để giúp cho nhà lãnh đạo có đủ phương tiện, mưu cầu
quốc gia phú cường.Những tư tưởng về pháp trị của pháp gia đã có những đóng góp to lớn cho sự phát
triển của tư tưởng Trung Quốc cổ đại và nhất là cho sự nghiệp thống nhất đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ.
Cần phải khẳng định rằng trong bối cảnh xã hội Trung Hoa cuối thời Chiến quốc, tư tưởng chính trị của
pháp gia mà tiêu biểu nhất là Hàn Phi Tử có nhiều yếu tố tích cực đáp ứng được yêu cầu phát triển của lịch
sử. Tư tưởng pháp gia vẫn còn nhiều yếu tố có giá trị có thể vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp
quyền Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Trang 12/12
Phần IV. Tài liệu tham khảo

1. TS. Bùi Văn Mưa – Giáo trình Triết học phần 1: Đại cương về lịch sử triết học (2012)
2. Doãn Chính – Đại Cương về Triết học Trung Quốc (1997)
3. Lê Anh Minh – Tư Tưởng Đạo gia
MỤC LỤC
Trang 13/12

×