Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC TRIẾT HỌC CỦA ARISTOTLE VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.43 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
  
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài

: TRIẾT HỌC CỦA ARISTOTLE VÀ SỰ ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG
TÂY
SVTH : TRẦN NHI KHẮC
LỚP : NGÀY 4 K22
NHÓM : 03
STT : 27
GVHD : T.S Bùi Văn Mưa
Tp HCM,ngày 12 tháng 12 năm 2012
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử khoảng 3000 năm. Sự
phát triển những tư tưởng Triết học của nhân loại là một quá trình lâu dài, đa dạng
với nhiều trường phái khác nhau, phát triển và ảnh hưởng khác nhau theo từng khu
vực địa lý.
Nền Triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản
hợp xướng của Triết học Phương Tây. Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng
của Triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống Triết học Phương Tây sau
này. Chính vì vậy F. Enghen đã khẳng định: “Không có cơ sở văn minh Hy Lạp và
đế quốc La Mã thì tuyệt nhiên không có Châu Âu hiện đại”. Một trong những nhà
triết học có ảnh hưởng lớn đến nền triết học phương Tây, chúng ta phải nói đến nhà
Triết học Aristotle.
Bài tiểu luận sẽ đi qua bốn phần lớn:
Phần 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
TRIẾT HỌC ARISTOTLE.


Phần 2: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARISTOTLE
Phần 3: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ARISTOTLE ĐẾN XÃ HỘI
PHƯƠNG TÂY.
Phần 4: KẾT LUẬN
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG TRIẾT HỌC ARISTOTLE.
1. Bối cảnh gia đình và các biến động cuộc đời.
Aristotle sinh ra tại Stagira thuộc miền Thrace năm 384 (BC). Stagira là một
tỉnh nhỏ phía đông thành phố Salonica, sát biên giới vương quốc Macedonia, là
thuộc địa của Hy Lạp bên bờ phía bắc biển Aegean mà ngày nay là Stavro. Cả hai
cha và mẹ của Aristotle đều gốc người Ionien. Cha Aristotle, ông Nichomachus, là
một thầy thuốc danh tiếng tại triều đình Vua Amyntas II (cha của Vua Philip of
Macedonia). Mẹ của Aristotle vốn người miền Chalcis. Trong 17 năm đầu, Aristotle
đã sống với cha mẹ và được cha dạy cho về Y Khoa. Năm 17 tuổi, Aristotle tới
thành Athens và theo hoc nghề thầy thuốc. Chính nhờ sự chỉ dạy sớm từ gia đình đã
hình thành trong Asistotle những kiến thức ban đầu về sinh vật học.
Năm 367 (BC), Aristotle vào học trường Academos, và được sự hướng dẫn của
Platon.
Năm 347, Platon qua đời ở tuổi 80. Trong năm này, có hai sự kiện đánh dấu một
bước ngoặt lớn trong đời Aristotle. Quê hương Stagira của ông bị quân đội của vua
Philip xứ Macedonia tiêu diệt khiến ông trở thành một kẻ mất quê hương. Sự kiện
thứ hai, quan trọng hơn, là người kế nhiệm Platon làm Viện Trưởng không được
Aristotle và một số đồng môn khác tâm phục. Hai sự kiện này khiến Aristotle từ giã
Athens, bắt đầu du hành đây đó và đem sở học ra áp dụng trong suốt 12 năm dài.
Trên cuộc hành trình này, Aristotle cùng người bạn đồng môn Xenocrates liên lạc
với các bạn đồng môn sống rải rác khắp bán đảo Hy Lạp, nhằm truyền bá học thuật
của Platon. Trước hết, Aristotle và Xenocrates vượt biển Algea đến Troad nơi có hai
người bạn đồng môn là Erastus và Coriscus cư ngụ. Troad là một thị-quốc nằm ở
phía đông bắc núi Ida, còn về phía nam núi Ida là thị quốc Atarneus đang do nhà độc
tài Hermias cai trị. Erastus và Coriscus, cũng noi gương thầy, làm "cố vấn chính trị"

cho Hermias, rằng muốn cai trị lâu dài thì phải cai trị khoan dung và nhân hậu hơn là
độc tài sắt máu. Hermias nghe theo lời dậy này và phong đất Assus cho Erastus và
Coriscus. Tại đây, cùng với Aristotle và Xenocrates, họ thành lập một Học Viện thu
hút được sự tham dự của học sinh từ các miền lân cận. Aristotle trở thành bạn thân
của Hermias và được nhà vua gả cháu gái cho làm vợ. Tại triều đình của Hermias,
Aristotle có dịp được quan sát tận mắt chế độ quân chủ và rút ra được nhiều bài học
từ những điều nghe thấy; đồng thời cũng học được những nguyên tắc về thương mại,
và ngân hàng từ thị quốc này.
Hermias đang điều khiển một lực lượng giữa hai xứ hùng mạnh là Macedonia và
Ba Tư. Luôn luôn bạo chúa thù nghịch với một trong hai phe kể trên, để rồi rơi vào
cạm bẫy của Mentor, đại tướng người Hy Lạp đi theo Ba Tư. Hermias bị trao cho
Artaxerxes và bị treo cổ. Cái chết thảm thương của Hermias đã ảnh hưởng rất lớn tới
Aristotle.
Vì không cảm thấy an toàn tại Atarneus, Aristotle đã theo lời khuyên của
Theophrastus, một môn đệ, dọn tới Mitylene thuộc miền Lebos vào năm 344. Chính
tại nơi này, Aristotle đã nghiên cứu trong hai năm trường môn Sinh Học, đặc biệt là
ngành Hải Sinh Học (marine biology).
Giai đoạn năm 342-335, Aristotle dạy dỗ và hướng dẫn Thái Tử Alexander (từ
lúc 13 tuổi). Có lẽ chính vào dịp này, Aristotle đã soạn ra cuốn “Khảo Sát về Vương
Quyền” (Traité de la Royauté) để giáo huấn Thái Tử nhưng tác phẩm này đã bị thất
lạc hoàn toàn.
Năm 335, sau khi từ biệt Alexander, Aristotle trở lại thành Athens. Aristotle liền
lập ra trường Lyceum, gần đền Apollon Lycien, vì vậy ngày nay mới có danh từ
“Lycée”. Trường Lyceum là nơi tôn thờ Thần Muse, vị nữ thần chủ về Văn Chương,
Nghệ Thuật và Khoa Học. Nhà trường có rất nhiều học cụ, kể cả bản đồ, lại có một
thư viện rất đầy đủ. Tại ngôi trường này, Aristotle trình bày các ý tưởng và giảng
giải cho học viên trong các cuộc dạo chơi ngoài vườn, vì vậy ngôi trường của
Aristotle còn được gọi là “Trường Dạo Chơi” (Peritatetic school) do danh từ
Peripatetic (dạo chơi) theo tiếng Hy Lạp.
Nền giáo dục do Aristotle chủ trương gồm hai phần: phần truyền khẩu và phần

công khai (exoteric) (phổ biến ra bên ngoài). Nhà Đại Hiền Triết đề cập tới các câu
hỏi hoàn toàn lý thuyết cho các học viên mới vào buổi sáng còn buổi chiều, Aristotle
giảng dạy những học viên cũ về nhiều điều làm mở mang kiến thức trong đó môn Tu
Từ Pháp chiếm phần lớn thời gian. Trong 12 năm liền, Aristotle vừa thuyết giảng,
vừa viết sách và phổ biến nhiều tác phẩm đề cập tới hầu hết kiến thức của thời đại.
Trong các năm cuối cùng sống tại Lyceum, Aristotle đã thiết lập bảng liệt kê các thế
vận kỳ, cũng như lập ra bảng niên biểu kịch nghệ của thành Athens mà về sau, bảng
này đã được dùng làm căn bản để ấn định ngày tháng của các vở kịch Hy Lạp.
Aristotle còn biên khảo về Hiến Pháp tuy nhiên, ngày nay chỉ còn lại tác phẩm
“Khảo Sát về Hiến Pháp của Thành Athens” (On the Athenian Constitution). Khi
Alexander chinh phục xứ Ba Tư, Đại Đế đã cho người đem về tặng Thầy cũ các tài
liệu và mẫu hải sinh vật nhờ vậy, Aristotle hoàn thành cuốn sách “ Tính chất của các
Sinh vật”
Năm 323 khi Đại Đế Alexander qua đời, Aristotle rời bỏ thành Athens, về quê
mẹ là miền Chalcis. Sống tại Chalcis được vài tháng, Aristotle qua đời vào năm 322.
2. Ảnh hưởng từ người thầy Platon
Triết học của Platon là một hệ thống triết học duy tâm khách quan lớn và đầu
tiên trong lịch sử triết học đã đạt đến sự hoàn chỉnh, nhất quán và triệt để. Nó xuất
phát từ ba nguồn gốc tư tưởng: triết học của Socrates về cái phổ biến, cái chung làm
cơ sở cho đạo đức; triết học của phái Élesee học thuyết về sự tồn tại duy nhất, bất
biến. Và triết học của phái Pythagore về những con số, con số được xem là bản chất
chân thật của sự vật. Dựa vào ba nguồn gốc trên trong đó chủ yếu vẫn là triết học
của Socrates, Platon đã xây dựng nên hệ thống triết học duy tâm khách quan. Một
trong những học thuyết quan trọng, chiếm vị trí quan trọng nhất trong học thuyết của
Platon là thuyết ý niệm.
Được sự chỉ dẫn của người thầy lỗi lạc trong khoảng thời gian 20 năm,
Aristotle đã có nhận thức sâu sắc về thế giới, về triết học (đặc biệt là thuyết Ý niệm
của thầy Platon).
II. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ARISTOTLE
1. Quan điểm về nhận thức.

Aristotle cho rằng, bản chất con người là khát vọng hướng đến khi thức, con
người sinh ra để nhận thức, kẻ nào không nhận thức, kẻ đó không phải là người.
Nhận thức là quá trình xuất phát từ thực tại khách quan trải qua giai đoạn cảm giác,
biểu tượng đến tư duy, lý luận. Không có sự tác động của đối tượng nhận thức vào
giác quan thì sẽ không có một tri thức nào; nhận thức cảm tính không có khả năng đi
sâu vào bản chất sự vật; mà chỉ có nhận thức lý tính mới khám phá được cái phổ
biến, tất yếu, tức cái quy luật, bản chất của sự vật. Dù nhận thức là hoạt động bản
tính của linh hồn con người, nhưng linh hồn con người mới sinh ra như một tờ giấy
trắng (Aristotle vạch ra tính vô dụng của thuyết ý niệm và tính bịa đặt chứa trong
quan niệm về nhận thức của Platon, phủ nhận sự tồn tại của tri thức bẩm sinh trong
linh hồn). Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bên ngoài vào
trong linh hồn, là ghi chép lên linh hồn những dòng chữ tri thức. Để tránh sai lầm
trong quá trình tìm hiểu về bản chất, khám phá quy luật của hiện thực khách quan thì
linh hồn lý tính phải được trang bị các phương pháp suy nghĩ đúng đắn, phải tuân
thủ những yêu cầu của logic học.
2. Luận lý (logic học)
Công trình khảo cứu của Aristotle về Luận Lý (Logic) được xếp chung vào bộ
tác phẩm gọi tên là Organon, có nghĩa là “cách dùng” (instrument) bởi vì đây là
phương tiện (the means) để đạt được kiến thức (positive knowledge), là cách để tìm
hiểu tư tưởng. Bộ Organon gồm các tác phẩm The Categories (các Loại), The Prior
and Posterior Analytics (các Phân Tích trước và sau), The Topics (các Chủ Đề) và
On Interpretation (Về cách Diễn Đạt).
Aristotle là nhà triết học đầu tiên đã phân tích phương pháp, nhờ đó một số định
đề (propositions) được suy diễn theo luận lý là đúng, căn cứ vào một số định đề khác
đã được công nhận. Ông tin rằng tiến trình suy diễn luận lý này được đặt trên một
hình thức tranh luận mà ông gọi là Tam Đoạn Luận (Syllogism). Trong một tam
đoạn luận, một định đề được suy diễn từ hai định đề đúng khác. Một thí dụ của lý
luận này như sau: (1) mọi người đều sẽ qua đời, (2) Socrates là một con người, vì
thế có thể đi tới kết luận rằng (3) Socrates sẽ qua đời.
Tam đoạn luận đã giữ một vài trò quan trọng trong nền Triết Học sau này do tạo

nên các hệ thống lý luận phức tạp hơn. Trong phép luận lý, Aristotle đã phân biệt rõ
hai thứ, là biện chứng (dialectic) và phân tích (analytic). Theo nhà Đại Hiền Triết,
biện chứng chỉ trắc nghiệm các ý kiến (opinions) xét theo tính nhất quán về lý luận
(logical consistency), còn các công trình phân tích (analytic works) được suy diễn từ
các nguyên tắc dựa trên các kinh nghiệm và quan sát rõ ràng. Đây là sự khác biệt với
lập trường của Hàn Lâm Viện của Plato, nơi cho rằng biện chứng là phương pháp
duy nhất thích hợp với Khoa Học và Triết Học.
3. Thuyết nguyên nhân– Cơ sở siêu hình học
Aristotle cho rằng tồn tại nói chung phải xuất phát từ bốn nguyên nhân cơ bản
vật chất (vật liệu), hình thức (hình dạng), vận động (thao tác), và mục đích (cứu
cánh); trong đó, hình thức và vật chất giữ vai trò quan trọng nhất (nhị nguyên luận).
Tuy nhiên, ông lại cho rằng hình thức có vai trò quyết định hơn so với vật chất (nhất
nguyên luận duy tâm); bởi vì, nếu không có hình thức thì vật chất chỉ có khả năng
thụ động chứ không hiện thực. Hình thức là thực chất của tồn tại, là bản chất tích
cực của sự vật, nó chứa trong mình vận động và mục đích. Nhờ tính tích cực của
hình thức mà mọi sự vật vận động được; còn vận động của sự vật là một quá trình
khách quan diễn ra theo những trình tự xếp đặt trước, tức có mục đích của Thượng
đế. Ông cho rằng, sự tồn tại của cả vật chất ban đầu phi hình thức (cái khả năng thụ
động) lẫn hình thức ban đầu phi vật chất (hình thức của mọi hình thức, lý tính thuần
túy, Thượng đế, động cơ đầu tiên của thới giới, nguyên nhân tận cùng, mục đích tối
thượng của mọi hiện tượng). Như vậy, khi chuyển từ lập trường nhị nguyên sang
duy tâm, Ông đã rơi vào mục đích luận của Thần học, thuyết nguyên nhân của ông
tiến lại gần và thậm chí hòa nhập vào thuyết Ý niệm của Platon.
4. Thuyết vận động
Aristotle cho rằng, giới tự nhiên là toàn bộ các sự vật, quá trình luôn vận động
có liên hệ với nhau và được cấu thành từ một bản thể vật chất. Vận động không thể
bị tiêu diệt và cũng không thể tách rời khỏi sự vật, quá trình tự nhiên. Có sáu hình
thức vận động là phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng, giảm, chuyển vị trí.
Aristotle đã dừng lại trước quan niệm vận động tự nhiên của vật chất mà thừa nhận
cái hích đầu tiên của Thượng đế nằm bên ngoài giới tự nhiên là nguồn gốc thần

thánh của mọi vận động xảy ra trong giới tự nhiên.
Aristotle cũng nghiên cứu chuyển động của các thiên thể qua tác phẩm On the
Heavens (Về Bầu Trời) và tìm hiểu các thay đổi khi một vật được tạo ra hay bị hủy
diệt. Khoa Vật Lý của Aristotle là khoa học thiên nhiên bao gồm bên trong các bộ
môn Thiên Văn, Khí Tượng, Thực Vật Học và Sinh Học. Về Thiên Văn, Aristotle
cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, được tạo nên do bốn chất là đất, không khí,
lửa và nước.
5. Quan niệm về sinh thể, con người và linh hồn.
Aristotle là nhà sinh học đầu tiên của thế giới. Trái với Platon chú trọng vào
Toán Học, Aristotle đã thu thập rất nhiều mẫu động vật và thực vật, tìm hiểu các đặc
tính, yếu tố liên quan. Về động vật học (zoology), Aristotle cho rằng một chủng loại
tiếp tục sinh sản theo cùng một khuôn mẫu và không có cách tiến hóa.Ông thấy
rằng: “nhận thức linh hồn con người thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức mọi chân lý, nhất
là nhận thức giới tự nhiên”.
Khi nhắc đến con người thì Aristotle lại cho rằng đó là sự gắn kết của linh hồn
và thể xác, trong sự kết hợp này thì linh hồn giữ vai trò chủ đạo “linh hồn là công
thức quyết định bản chất của sự vật”. Theo Aristotle cả hai linh hồn và thể xác
không thể tồn tại thiếu nhau, nhưng chúng không phải đồng nhất là một. Ông
nói: “Chúng ta có thể hoàn toàn bác bỏ câu hỏi linh hồn và thể xác có phải là một
hay không: câu hỏi này cũng vô nghĩa như câu hỏi sáp và hình thù trao cho sáp có
phải là một hay không.”
Aristotle cho rằng con người được cấu thành từ hình dạng và vật chất. Linh
hồn chính là căn nguyên của sự sống. Aristotle cho rằng tồn tại ba dạng linh hồn: 1)
linh hồn thực vật với khả năng tự nuôi dưỡng và sinh sản; 2) linh hồn động vật có
khả năng cảm ứng với môi trường xung quanh. Cả hai linh hồn này đều xếp là: “
linh hồn vật lý”, chúng gắn bó hữu cơ và bị hủy cùng thể xác; 3) linh hồn lý tính là
dạng cao nhất của linh hồn và chỉ tồn tại ở người, đó là khả năng tư duy, trí tuệ của
con người.
Aristotle tìm kiếm các nguyên tắc căn bản nhất và tổng quát nhất của kiến
thức (knowledge) và sự thật (reality). Bởi vì chỉ có Thượng Đế (God) là không thay

đổi, nhà Đại Hiền Triết gọi ngành nghiên cứu Thượng Đế là Thần Học (theology).
Đối với ông, hai bộ môn Đạo Đức Học (ethics) và Chính Trị Học (politics) đều khảo
cứu kiến thức thực tế, đây là sự hiểu biết cho phép con người hành động đúng cách
và sống hạnh phúc. Qua tác phẩm đề tặng cho con trai tên là Nichomachus và được
gọi tên là Nichomachean Ethics (Đạo Đức Học của Nichomachus), Aristotle đã phân
tích cá tính (character) và trí thông minh (intelligence) khi những tính chất này liên
quan đến hạnh phúc, và ông cho rằng một cuộc đời hạnh phúc của con người là cuộc
đời làm theo lý trí (reason).
6. Học thuyết chính trị - xã hội
Về chính trị, Aristotle khảo sát sự liên quan giữa lý tưởng, luật pháp, tập quán
và tài sản trong các trường hợp thực tế. Ông công nhận chế độ nô lệ (slavery) nhưng
nhấn mạnh rằng chủ nhân không nên lạm dụng quyền hành bởi vì chủ nhân và người
nô lệ có các quyền lợi như nhau. Aristotle đã viết ra cuốn “Hiến Pháp của Thành
Athens” (The Constitution of Athens) trong khi bộ sưu tập của Thư Viện Lyceum
gồm 158 bản Hiến Pháp của dân Hy Lạp và các quốc gia khác nhau.
7. Đạo đức học
Aristotle xây dựng học thuyết về đạo đức của mình dựa vào tâm lý học. Theo
ông thì linh hồn con người được chia làm ba phần: lý tính thuần túy, lý tính thực
tiễn, phần khoái lạc ham muốn. Đức hạnh theo Aristotle là đức hạnh của hành vi đạo
đức. Nó không phải được tự nhiên ban cho con người một cách tự động, tự nhiên chỉ
cho con người khả năng có đức hạnh. Sự thông thái và trí tuệ của con người có thể
có được là do học tập, còn đạo đức có được là do giáo dục. Như vậy khác với Xôcrát
quan niệm đạo đức là do bẩm sinh mà có, Aristotle cho rằng đức hạnh của con người
là kết quả của sự giáo dục. Ngoài ra Aristotle còn xem xét đạo đức không chỉ ở hành
vi con người mà căn cứ cả vào quyền của nó nữa. Con người chỉ có thể được coi là
có đầy đủ đức hạnh nếu anh ta cố gắng vươn tới sự thông thái – có nghĩa là trở thành
nhà triết học. Và theo Arix tốt thì đức hạnh là khoảng giữa thông thái của hai thái
cực. Ví dụ: hào phóng là trạng thái giữa của hai thái cực: keo kiệt và hào phóng.
8. Thẩm mỹ học và những tư tưởng kinh tế học của Aristotle
Nghệ thuật được coi là toàn bộ hoạt động vật chất của con người và sản phẩm

của nó. “nghệ thuật nói, Aristotle nhấn mạnh – trong một số trường hợp hoàn thành
những cái mà giới tự nhiên không thể làm được, trong một số trường hợp khác, mô
phỏng”. Ông đặc biệt nhấn mạnh chức năng mô phỏng theo giới tự nhiên của nghệ
thuật.
Trong số các dạng nghệ thuật Aristotle đặc biệt đề cao thơ ca, coi đó là ngôn
ngữ nói chung. Nó bao hàm cả sử thi hài kịch, bi kịch mỗi dạng nghệ thuật có một
dạng và tính chất mô phỏng khác nhau.
Aristotle có những quan điểm kinh tế học rất sâu sắc. C.Mác dã gọi ông là nhà
nghiên cứu vĩ đại, lần đầu tiên trong lịch sử đã hiểu được hình thức giá trị của trao
đổi. Aristotle cũng đã nghiên cứu những hiện tượng của đời sống xã hội như: phân
công lao động, hàng hóa, trao đổi, phân phối ông cũng đã tìm ra mối liên hệ giữa
trao đổi với phân công lao động, sự phân ra gia đình nguyên thủy thành những gia
đình nhỏ. Khi nghiên cứu trao đổi, Aristotle đã tiếp cận đến hai hình thức sở hữu: tự
nhiên và không tự nhiên; đồng thời cũng đoàn ra một cách tài tình tính hai mặt của
giá trị tư tưởng độc quyền và giá cả độc quyền cũng đã xuất hiện trong học thuyết
về kinh tế của ông.
III. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ARISTOTLE ĐẾN XÃ
HỘI PHƯƠNG TÂY
Aristotle viết Chính Trị Luận năm 350 (BC). Cuốn sách này được xem là căn
bản cho Chính trị học Tây phương và ảnh hưởng sâu rộng tới các tư tưởng gia đời
sau như Cicero, St. Augustine, Aquinas, và các lý thuyết gia khác thời Trung Cổ.
Các lý thuyết gia hiện đại như Machiavelli, Hobbes, và các nhà tư tưởng thời Khai
Sáng đều dựa trên nền tảng này mà phê phán lý thuyết và mô hình chính trị kiểu
Aristotle. Nhờ vậy, họ đã phát triển nên các hệ tư tưởng mới. Vì thế, dù ta đồng ý
hay không với lập luận và lý thuyết của Aristotle, hiểu rõ các nguyên lý căn bản mà
Aristotle đã đề ra vẫn là điều cần thiết để có thể hiểu được các nhà tư tưởng thời
Khai sáng và Hậu hiện đại.
Các học giả người Ả Rập đã dịch các tác phẩm của Aristotle sang ngôn ngữ của
họ và đưa chúng vào thế giới Hồi giáo. Các tác phẩm của Aristotle lại được quan
tâm do các học giả Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, và Thánh Thomas

Aquinas, một trong các nhà triết học gây ảnh hưởng lớn mạnh nhất, đã dùng nền
Triết Học của Aristotle làm căn bản cho các tư tưởng Thiên Chúa giáo thời đó. Nhà
Triết học Tôma Đacanh đã xây dựng triết học của ông trên cơ sở xuyên tạc học
thuyết của Aristotle để luận chứng cho thần học của Nhà Thờ. Dante Alighieri, nhà
thơ bậc nhất của thời Trung Cổ, đã gọi Aristotle là “Bậc Thầy của những người hiểu
biết”.
Lý thuyết về ngành Động Vật Học của Aristotle đã không thay đổi và được
giảng dạy tại tất cả các trường học trong nhiều thế kỷ cho tới khi nhà khoa học
người Anh Charles Darwin đề cập tới Thuyết Tiến Hóa vào thế kỷ 19. Học thuyết
của Aristotle cũng giữ một vai trò quan trọng trong bộ môn Thần Học và trước thế
kỷ 20, môn Luận Lý (Logic) được coi là của Aristotle.
Ảnh hưởng của các ý tưởng, học thuyết và triết học của nhà Đại Hiền Triết
Aristotle đã tỏa rộng, thấm nhập vào ngôn ngữ Khoa Học và Triết Học của nhân
loại, giúp ích vào công cuộc tìm hiểu kiến thức và lương tri.
IV. KẾT LUẬN
Aristotle là nhà bách khoa toàn thư, nhà triết học vĩ đại nhất thời Hy Lạp – La
Mã. Hêghen đã nhận xét về những tác phẩm của ông: “ bao chứa toàn bộ các quan
niệm của con người, trí tuệ của Aristotle đề cập đến mọi mặt và mọi lĩnh vực của thế
giới hiện thực”. Mặc dù các quan niệm của ông không nhất quán, dao động giữa lập
trường duy vật và duy tâm, nhưng ông đã là người đặt nền móng cho triết học châu
Âu và thế giới, đồng thời còn là người mở ra hướng nghiên cứu cho một loạt các
khoa học xã hội và nhân văn chuyên ngành như: chính trị học, kinh tế học, đạo đức
học, thẩm mỹ học, tâm lý học và đặc biệt là khoa lôgic học hình thức cho đến ngày
nay và sau này vẫn còn nguyên giá trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Bùi Văn Mưa (chủ biên), Triết học-Phần I Đại cương về lịch sử triết
học, Khoa lý luận chính trị tiểu ban triết học Trường ĐHKT TpHCM, 2011
(2) Nguyễn Tiến Dũng, Lịch Sử Triết Học Phương Tây, Nxb Tổng Hợp
Tp.HCM, 2006
(3) Ted Honderich (chủ biên), Hành trình cùng Triết Học, Nxb Văn Hoá

Thông Tin - Hà Nội, 2006

×