Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Ảnh hưởng của triết học Arixtốt đến xã hội Phương Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.13 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hy Lạp cổ đại là đất nước có một nền văn minh phát triển mạnh mẽ và rực rỡ về
mọi mặt kinh tế, chính trị, tri thức và đặc biệt là triết học. Triết học Hy Lạp cổ đại ra
đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Đó là
sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử - chế độ chiếm hữu nô lệ. Đây
là một dấu ấn vàng son của lịch sử triết học phương Tây và cũng là nền tảng của triết
học nhân loại.
Trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, Aritxtốt là một trong số những triết gia lớn
nhất và “trong suốt nhiều thế kỷ là người thầy của tất cả các nhà triết học” (Trích
theo: Hêghen. Các tác phẩm. T10. Matxơcơva, 1932. tr. 225). Aritxtốt cũng được C.
Mác đánh giá là nhà thông thái “Nhà tư tưởng vĩ đại nhất”, được các nhà triết gia
xem là “vị thầy của những người hiểu biết”. Ông đã để lại cho hậu thế một di sản
triết học đồ sộ và đầy giá trị.
Chính sự vĩ đại và thông thái mà Aritxtốt được coi là cha đẻ của nhiều học thuyết
và nhiều ngành học có ảnh hưởng lớn cả đến nền văn minh nhân loại suốt nhiều thế
kỷ sau ông. Để biết được nội dung “Triết học của Aritxtốt và sự ảnh hưởng của nó
đến xã hội Phương Tây” thời bấy giờ sâu rộng như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu và
làm rõ hơn trong bài nghiên cứu này.
Người viết đã dùng những tài liệu sau để làm tài liệu tham khảo như: Đại cương
về lịch sử triết học của TS. Bùi Văn Mưa (chủ biên); Triết học và bức tranh vật lý
học về thế giới của TS Bùi Văn Mưa; Triết học phương Tây của Ths.Trịnh Đình
Thàn; Câu Chuyện Triết Học của Will Durant do Trí Hải và Bửu Đích biên dịch; Quá
trình chuyển biến tư tưởng Phương Tây của Richard Tarnas, Lịch sử triết học của
Nguyễn Hữu Vui.
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 1
CHƯƠNG I: TIỂU SỬ CỦA ARIXTỐT VÀ ĐIỀU KIỆN LỊCH
SỬ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC ARIXTỐT
TRONG XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY THỜI CỔ ĐẠI
1. Tiểu sử của Arixtốt:
Arixtốt (384 – 322 TCN), sinh tại Stagira tại tiểu quốc Macédoine cách Athènes
200 dặm, vào năm 384 TCN. Cả hai cha và mẹ của Arixtốt đều gốc người Ionien.


Cha Arixtốt, ông Nichomachus, là một thầy thuốc danh tiếng tại triều đình Vua
Amyntas II, thuộc xứ Maxêđôin, bắc Hy Lạp. Mẹ của Arixtốt vốn người miền
Chalcis. Có lẽ trong 17 năm đầu, Arixtốt đã sống với cha mẹ và được cha dạy cho về
Y khoa. Năm 17 tuổi ông đến Athènes học ở Viện hàn lâm của Platông và trở thành
giáo viên của Viện. Mặc dù là học trò của Platông nhưng có một sự bất hoà giữa hai
thầy trò xảy ra vào cuối đời Platông. Arixtốt có vẻ chống lại tư tưởng của Platông và
nhiều khi không đồng ý với Platông. Thái độ này làm Platông rất bất bình coi
Arixtốt như một đứa con vô ơn. Khi Platông qua đời, ông rời Athènes đi chu du
nhiều nơi thuộc vùng Tiểu Á. Trong thời gian này ông được mời dạy học cho hoàng
tử Alexandre con vua Philippe xứ Maxêđôin. Năm 336 tr.CN, ông trở về Athènes
lập ra trường phái triết học riêng của mình và lập ra trường Lyceum.
Arixtốt sớm trở thành nhà triết học, nhà bách khoa toàn thư vĩ đại nhất trong nền
triết học và khoa học cổ Hy Lạp.Toàn thể các tác phẩm của ông có thể xem là một bộ
bách khoa của Hy Lạp nhưng khác với bộ bách khoa của các nước khác ở chỗ chỉ do
một người viết ra.
Học thức của ông hết sức uyên bác, được Mác coi là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của
thời cổ đại. Ông đã để lại cho nhân loại nhiều công trình khoa học thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau. Ngoài một số tác phẩm bị thất lạc, những tác phẩm còn lại được học
trò sưu tập và đặt tên là: Về triết học, có tác phẩm “Siêu hình học”; Về lôgíc học, có
tác phẩm “Oóc ga-nôn”. Về khoa học tự nhiên, có tác phẩm “Vật lý học”. Về khoa
học xã hội, có tác phẩm “Đạo đức học”, “Chính trị học”, “Thi ca học”…
Cống hiến nổi bật của Arixtốt là ông đã phê phán một cách cặn kẽ học thuyết về ý
niệm của Platông, đã đặt nền móng cho khoa học lôgíc thời cổ đại. Nhưng vì dao
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 2
động giữa hai đường lối duy vật và duy tâm, nên triết học của ông mang tính chất
chiết trung, không triệt để.
2. Điều kiện lịch sử ra đời, phát triển của triết học Arixtốt trong xã hội Phương
Tây thời cổ đại
2.1. Về tự nhiên
Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là quốc gia

rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans), miền
ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Êgiê. Hy Lạp được chia làm ba
khu vực: Bắc, Nam và Trung bộ.
Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành phố
lớn như Athènes. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn
phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban
Căng khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển. Các
đảo trên biển Êgiê là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các
nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy
Lạp và các nước phương Đông. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp
cổ đại sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp
phát triển, một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Nơi có nhiều triết gia mà
triết lý của họ trở nên bất hủ.
2.2. Về kinh tế
Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả và
lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay
bổng, mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế.
Thế kỷ VIII – VI TCN, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại
là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Lúc bấy giờ đồ
sắt được dùng phổ biến, năng suất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở
hữu tư nhân được củng cố. Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong
nông nghiệp, giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Xu hướng chuyển sang chế
độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét. Ba tầng lớp chính của xã hội lúc đó
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 3
là quý tộc, nông dân và thợ thủ công. Quý tộc có xuất thân là tầng lớp lãnh đạo các
bộ tộc trong quá khứ. Sự vơ vét của cải, đất đai và chiếm hữu tư liệu sản xuất của
quý tộc đã làm nghèo người dân lao động và khiến họ mắc nợ. Ngày càng đông nhân
dân mắc nợ giới quý tộc, mất khả năng trả nợ, và bị hạ cấp trở thành nô lệ. Sự phát
triển mạnh mẽ của công nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII TCN là lực đẩy
quan trọng cho trao đổi, buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận.

2.3. Về chính trị - xã hội
Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội phân hóa ra
làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Nô lệ có số lượng đông đảo trong
xã hội, sống tập trung và là lực lượng sản xuất chủ yếu. Giai cấp chủ nô cũng phân
hoá thành chủ nô quý tộc và chủ nô dân chủ. Chủ nô quý tộc gắn liền với sản xuất
nông nghiệp, bảo thủ và chuyên chế. Chủ nô dân chủ gắn liền với công thương
nghiệp, tiến bộ hơn, thường đề xuất những chủ trương dân chủ chống lại chủ nô quý
tộc. Đất nước bị phân chia thành nhiều nước nhỏ. Mỗi nước lấy một thành phố làm
trung tâm. Trong đó, Sparte và Athènes là hai thành phố cổ hùng mạnh nhất, nòng
cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại.
Thành bang Athènes nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều kiện
địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp cổ đại và
là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa là thiết
chế nhà nước chủ nô dân chủ Athènes.
Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát triển nông
nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối. Chính vì thế Sparte đã
xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với
nô lệ.
Cuộc xung đột giữa Athènes và Sparte tạo ra một sự tương phản giữa hai xã hội có
sự khác biệt về quyền con người tự do và chế độ sở hữu khác nhau.
Chính điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị xã hội thời bấy giờ là nguồn gốc cho
các tư tưởng triết học phát triển mạnh mẽ.
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 4
CHƯƠNG II: NỘI DUNG TRIẾT HỌC CỦA ARIXTỐT
1. Thuyết nguyên nhân – cơ sở của siêu hình học
Arixtốt luôn tìm hiểu về nguồn gốc vũ trụ. Ông làm việc liên tục để đi tìm một sự
giải thích về vũ trụ – một thứ giải thích được gọi là tối hậu và phổ quát, hoặc bao
trùm tất cả, đây là bản chất của siêu hình học. Ông dựa vào thuyết nguyên nhân làm
cơ sở giải thích cho môn siêu hình học, ông cho rằng tồn tại nói chung xuất phát từ
bốn nguyên nhân cơ bản: vật chất (vật liệu), hình thức (hình dạng), vận động (thao

tác), và mục đích (cứu cánh) trong đó hình thức và vật chất giữ vai trò quyết định.
Tuy nhiên ông cho rằng hình thức có vai trò quyết định hơn so với vật chất (nhất
nguyên luận duy tâm), bởi vì nếu không có hình thức thì vật chất chỉ là khả năng thụ
động chứ không phải là hiện thực. Hình thức là thực chất tồn tại, là bản chất tích cực
của sự vật, nó chứa trong mình sự vận động và mục đích. Nhờ tích cực của hình thức
mà mọi sự vật vận động được, còn sự vận động của sự vật là một quá trình khách
quan diễn ra theo những trình tự xếp đặt trước, tức có mục đích của Thượng đế”
Arixtốt cho rằng tất cả mọi vật trong vũ trụ đều tiến hoá do một sức mạnh nội tâm.
Mỗi một thực thể có thể được xem như một hình thể do một nguyên thể mà phát sinh
ra. Ví dụ con người là hình thể, do đứa trẻ là nguyên thể phát sinh. Đứa trẻ là hình
thể do bào thai là nguyên thể phát sinh. Bào thai là hình thể do noãn châu là nguyên
thể phát sinh. Nếu chúng ta đi lần mãi vào nguồn gốc của nguyên thể chúng ta sẽ tìm
thấy một ý niệm về nguyên thể mà không có hình thể (tức là Thiên chúa) [4,Will
Durant, Trí Hải và Bửu Đích dịch, Câu chuyện Triết học, Tr 28].
Arixtốt đã rơi vào mục đích luận của thần học và thuyết nguyên nhân của ông tiến
lại gần và thậm chí hòa nhập vào thuyết ý niệm của Platông.
2. Thuyết vận động – cơ sở của vật lý học
Vào thế kỷ thứ IV TCN, Arixtốt đã viết quyển "Vật Lý học" đầu tiên của nhân
loại. Phương pháp trình bày của Arixtốt trong cuốn sách này khác hẳn ngày nay.
Trong sách hoàn toàn không có công thức toán học và không có thí nghiệm. Ông đi
đến kết luận bằng cách lập luận và bằng trực giác.
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 5
Arixtốt lấy siêu hình học làm cơ sở luận để xây dựng môn Vật lý học mang tính tự
nhiên, bàn về vũ trụ, giới tự nhiên và quá trình vận động của chúng. Ông xây dựng
thuyết vận động cho rằng giới tự nhiên là toàn bộ các sự vật, quá trình luôn vận động
có liên hệ với nhau và được cấu thành từ một bản thể vật chất. Vận động không thể bị
tiêu diệt và cũng không thể tách ra khỏi sự vật, quá trình tự nhiên.
Công nhận sự tồn tại khách quan của vật chất. Nhưng vật chất (ví dụ: chất đá) mới
chỉ là tiềm năng của vật thật, muốn trở thành vật thật (ví dụ: pho tượng), vật chất
phải có thêm hình thức nữa. Mỗi vật thật đều là sự thống nhất của vật chất và hình

thức.
Toàn bộ vật chất trong vũ trụ được tạo thành từ 4 yếu tố ban đầu: đất, nước, lửa,
không khí, có thể chuyển hóa lẫn nhau. Các yếu tố này được tác động bởi hai lực: lực
hấp dẫn có xu hướng làm chìm xuống đối với đất và nước, lực nâng có xu hướng làm
nâng lên đối với không khí và lửa. Trong nước, nếu nóng thắng lạnh thì nước trở
thành hơi nước, nếu khô thắng ẩm thì nước trở thành nước đá. Bốn tính chất này luôn
đấu tranh với nhau tạo ra sự chuyển hóa các yếu tố và mọi hiện tượng trong thiên
nhiên. Mỗi yếu tố đều có vị trí tự nhiên của nó trong thế giới. Mỗi yếu tố khi bị
cưỡng đưa ra khỏi vị trí tự nhiên của nó đều có xu hướng trở về vị trí ban đầu của nó.
Đó là nguyên nhân gây ra chuyển động tự nhiên. Hòn đá rơi từ trên cao xuống hay
ngọn lửa bốc lên cao đều là những chuyển động tự nhiên đưa chúng về vị trí tự nhiên.
Một hòn đá lên cao là chuyển động cưỡng bức, nhưng cuối cùng nó cũng tìm về
chuyển động tự nhiên để rơi xuống.
Arixtốt phủ nhận chân không vì nếu có chân không thì không có sức cản nên tốc
độ mọi vật đều lớn vô hạn và mọi vật đều rơi với vận tốc như nhau. Điều đó là vô lý
vì theo ông vật nặng phải luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ.
3. Quan niệm về sinh thể, con người và linh hồn
Về vấn đề linh hồn, Arixtốt cho rằng con người có phần linh hồn và phần thể xác,
tựa như mỗi sự vật đều được hình thành từ vật chất và hình thức. Ông phê phán
Platông xem thể xác chỉ là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn bất tử. Theo ông, linh
hồn không có trong cơ thể chết, không thể có linh hồn nếu không có vật chất. Nhưng
ông lại chia linh hồn làm 3 loại: linh hồn thực vật có hoạt động nuôi dưỡng và sinh
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 6
sản; linh hồn động vật có khả năng cảm ứng với môi trường xung quanh; linh hồn
con người có hoạt động lý tính, đây là loại linh hồn cao nhất. Trong con người có cả
ba loại linh hồn nói trên. Khi con người chết đi linh hồn thực vật và linh hồn động vật
mất đi cùng với sự tan rã của thể xác, riêng linh hồn lý tính chứa tri thức còn tồn tại
bất diệt. Quan niệm về linh hồn như trên chứng tỏ rằng Arixtốt là nhà triết học không
triệt để, vừa phê phán Platông, vừa kế thừa quan điểm duy tâm của Platông.
4. Quan niệm về nhận thức

Lý luận về nhận thức của Arixtốt là đỉnh cao của sự phát triển các tư tưởng về
nhận thức luận thời cổ đại Hy Lạp. Điểm đặc sắc trong lý luận nhận thức của ông là
phương pháp suy luận ba bước (tam đoạn luận) của lôgíc hình thức.
Khác với Platông coi ý niệm là đối tượng của nhận thức, ông khẳng định rằng thế
giới khách quan là đối tượng của nhận thức, là nguồn gốc của kinh nghiệm; tự nhiên
là tính thứ nhất, tri thức là tính thứ hai. Theo ông, mọi tri thức đều bắt nguồn từ cảm
giác về những sự vật đơn nhất được khái quát lại mà có. Ông kịch liệt phê phán quan
niệm của Platông coi nhận thức chỉ là sự hồi tưởng của linh hồn. Ông khẳng định
rằng, nhận thức của con người không có tính chất bẩm sinh, linh hồn con người khi
mới sinh ra hoàn toàn không có tri thức, nó tựa như một tấm bảng sạch chưa có vết
phấn (nguyên lý Tabula rasa).
Ông là người có quan niệm rành mạch về quá trình nhận thức đi từ cảm tính đến lý
tính. Tuy hết sức coi trọng nhận thức cảm tính, nhưng theo ông nhận thức cảm tính
không có khả năng đi sâu vào bản chất của sự vật. Vì vậy, để đạt đến chân lý, nhận
thức phải đi từ cảm tính đến lý tính. Đó là quá trình đi từ những cảm giác đơn lẻ,
ngẫu nhiên đến cái chung, cái phổ biến, cái bản chất dưới dạng khái niệm, phạm trù,
quy luật. Nhưng như đã nói ở trên, ông đã tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính,
coi lý tính là hình thức của mọi hình thức, quyết định bản chất của sự vật.
Trên con đường tư duy lý tính, Arixtốt rất quan tâm đến phương pháp tư duy: theo
ông, cái được coi là chân lý phải là cái phù hợp giữa tư tưởng và thực tế. Muốn vậy,
mọi tư duy đáng tin cậy phải được diễn đạt chính xác, có nội dung đáng tin cậy và
vững chắc. Từ đó, ông đã nêu lên những nguyên tắc rất cơ bản để xây dựng khái
niệm, phạm trù. Ông cũng đã nêu lên những quy luật cơ bản của tư duy lôgíc (quy
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 7
luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn trong tư duy, quy luật loại trừ cái thứ ba).
Ông đã nêu lên phương pháp suy luận ba bước (tam đoạn luận).
5. Quan niệm về đạo đức và giáo dục
- Đạo đức học của Arixtốt nêu rõ mục đích các hành động của con người là hướng
vào điều thiện và mục đích cuối cùng, cao nhất của con người là hạnh phúc. Con
người hạnh phúc là con người giống như Chúa, có cuộc sống no đủ, không thiếu thốn

gì. Để bảo đảm cho con người có một cuộc sống hoàn hảo trong xã hội, đạo đức học
của Arixtốt đề cao sự công bằng và tình bạn, coi công bằng là đạo đức cao đẹp của
con người và của những quan hệ giữa người với người.
- Về giáo dục, Arixtốt cho rằng giáo dục như là cứu cánh của con người, của nhân
loại, là điều kiện rất quan trọng để cá nhân hoà đồng với xã hội. Arixtốt cho rằng tài
sản tối cao mà mọi người đều mong ước, đó là hạnh phúc. Nhưng con người hạnh
phúc của Arixtốt không phải là con người hoang dại, không phải là con người ở tình
trạng tự nhiên, mà là con người được giáo dục. Arixtốt cho rằng, ở con người có hai
phẩm hạnh cơ bản là phẩm hạnh trí tuệ và phẩm hạnh luân lý. Phẩm hạnh trí tuệ phụ
thuộc phần lớn vào học vấn đã tiếp thu được thông qua giáo dục, phẩm hạnh ấy cần
đến kinh nghiệm và thời gian. Còn phẩm hạnh luân lý là sản phẩm của tập quán và
do vậy, không có một phẩm hạnh luân lý nào được sản sinh do tự nhiên (mang tính
bẩm sinh). Ông viết: "Người ta muốn trở thành người tất thì phải tiếp nhận một sự
giáo dục và các tập quán của con người tất".
Đối với Arixtốt, giáo dục không những dẫn con người đến đạo đức, nguồn gốc chủ
yếu của hạnh phúc, mà còn tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng và ổn
định đạo đức, nghĩa là đảm bảo hạnh phúc cho cộng đồng. Theo Arixtốt, chính do
giáo dục mà cộng đồng và xã hội được hình thành. Arixtốt nhấn mạnh, để thiết lập
một xã hội có đạo đức và bảo đảm tối đa hạnh phúc cho công dân, thì không thể phó
mặc cho sự may rủi, mà phải dựa vào khoa học và ý chí. Và ông còn cho rằng, giáo
dục không những tạo ra xã hội, cộng đồng cấu thành xã hội, mà còn đảm bảo sự ổn
định xã hội. Và Arixtốt cho rằng, trong sư phạm trước hết cần phải tránh sự cực
đoan, thái quá trong giảng dạy. Ngay cả trong lĩnh vực thể dục, cũng không nên
mong muốn đào tạo nên những nhà vô địch với bất ký giá nào. Và trong giảng dạy
âm nhạc, nên hướng đến sự hình thành thú vui âm nhạc ở mọi người hơn là đào luyện
các ký tài. Hơn nữa, chỉ nên đòi hỏi ở người học những cái mà anh ta có thể làm
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 8
được. Và không nên áp đặt những bài học chính trị đối với lớp thanh niên khi mà họ
chưa có một kinh nghiệm nào về cuộc sống.
6. Quan niệm về chính trị - xã hội

Arixtốt sống trong xã hội chiếm hữu nô lệ nên tư tưởng chính trị xã hội của ông
tuy có những quan điểm mới nhưng phần nào vẫn bị ảnh hưởng bởi nền chính trị - xã
hội thời bấy giờ.
Arixtốt coi chính trị học là sự triển khai đạo đức học vào trong đời sống xã hội.
Ông vận dụng thuyết trung dung xây dựng lý luận về nhà nước. Theo Arixtốt, con
người không chỉ là sinh thể biết nhận thức, biết sống có đạo đức mà còn là một động
vật chính trị. Con người không thể sống ngoài cộng đồng, bên ngoài sự giao tiếp.
Nhà nước là một hình thức giao tiếp cộng đồng cao nhất, trên cả gia đình, dòng họ,
làng xã. Con người, về bản chất phải thuộc về nhà nước. Vì vậy, Arixtốt cho rằng sự
xuất hiện của nhà nước là trực tiếp từ nhu cầu quản lý cộng đồng, quản lý xã hội, vì
nếu không có sự quản lý thì con người không thể sống và sống tốt được, không có sự
an toàn cho mọi người, do đó, sự xuất hiện của nhu cầu quản lý cũng là tự nhiên, là lẽ
đương nhiên. Trong quan hệ quản lý thì bao giờ cũng phải có người quản lý và người
bị quản lý, người ra lệnh và người phục tùng mệnh lệnh. Trong gia đình thì chủ gia
đình là người quản lý, còn trong thành bang thì những người được phú cho khả năng
trí tuệ ưu tú hơn người phải được đặt cao hơn, là người cai trị và những người khác
sẽ là người bị cai trị, là nô lệ và chính quyền chỉ là của những người tự do và bình
đẳng. Nói cách khác Arixtốt thiên về chế độ quý tộc bởi ông xuất thân từ tầng lớp
quý tộc.
Arixtốt chỉ trích chế độ cộng sản của Platông, cho đó là một chế độ không tưởng.
Ông không đồng ý với cuộc sống tập thể của giai cấp thống trị theo kiểu Platông; ông
thích những đức tính cá nhân, sự tự do, sự hữu hiệu và trật tự xã hội. Trật tự xã hội
bấy giờ (chiếm hữu nô lệ), đối với Arixtốt là một trật tự xấu nhưng đó lại là một trật
tự xấu cần thiết, vì vậy cần phải bảo vệ nó.
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 9
CHƯƠNG III: ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ARIXTỐT
ĐẾN XÃ HỘI PHƯƠNG TÂY
1. Triết học:
Các học thuyết của Arixtốt có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Phương Tây, đặc biệt
là lĩnh vực Triết học. Rất nhiều nhà triết học sau này xây dựng học thuyết và tư

tưởng triết học của mình dựa trên các học thuyết của Arixtốt.
V.Gátpi cho rằng, hơn các nhà triết học cùng thời, Arixtốt có bộ óc bách khoa, ông
không những kế thừa được những tinh hoa tư tưởng triết học thời ấy, mà còn tổng
kết, tìm ra những giá trị tiến bộ của tư tưởng văn hóa, triết học và nâng chúng lên tầm
cao mới. Khác với các nhà triết học trước đó, Arixtốt không chỉ tổng kết, hệ thống
hóa, phân loại các tài liệu lịch sử triết học, mà còn giải thích, làm rõ thêm nhiều luận
điểm triết học của các bậc tiền bối.
Gátpi đã chứng minh một cách thuyết phục vai trò và ý nghĩa triết học của học
thuyết triết học Arixtốt và coi học thuyết này là khởi nguồn của sự phát triển tư
tưởng lịch sử triết học. Từ những đánh giá đó, Gátpi đã khẳng định Arixtốt là người
mở đầu, là ông tổ của lịch sử triết học. Arixtốt xứng đáng được gọi như vậy, mặc dù
còn có những hạn chế lịch sử nhất định, nhưng nếu không có ông, không có người
đại điện cho những người mở đầu thì chúng ta không thể có lịch sử khoa học triết học
ngày nay.
Arixtốt nghiên cứu về tất cả tri thức vùng Địa Trung Hải vào thời mà ông sống.
Hiểu biết của Arixtốt rất rộng, bao trùm lên hầu hết các ngành khoa học thời đó, và
nhiều dạng nghệ thuật. Ông nghiên cứu về vật lý học, hóa học, sinh học, động vật
học, và thực vật học; về tâm lý học, học thuyết chính trị và đạo đức học; về lôgíc và
siêu hình học, về lịch sử, văn học và thuật hùng biện. Arixtốt đã đưa ra một phương
pháp suy diễn lôgíc lấy tên là Tam đoạn luận, trong đó một định đề đúng sẽ được suy
ra từ hai định đề đúng khác. Tam đoạn luận đóng một vai trò quan trọng đối với triết
học cho tới ngày nay, do đó là cơ sở để tạo nên các hệ thống lý luận phức tạp hơn. Có
thể nói Arixtốt là một nhà triết học, một nhà khoa học có ảnh hưởng hết sức lớn lao
tới nền văn minh phương Tây, và cả nhân loại. Cùng với Platông, Arixtốt được coi là
một trong những nhà triết học Hy Lạp vĩ đại nhất.
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 10
Arixtốt đã định nghĩa triết học là khoa học, đánh giá cao ý nghĩa và giải thích khá
sâu sắc nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của triết học. Sự giải thích của ông
về vấn đề này cho đến tận ngày nay, qua bao nhiêu thăng trầm của hàng chục thế kỷ,
có nhiều luận điểm vẫn còn hợp lý, có giá trị thời sự. Hêgen và sau này là Mác,

Ăngghen, Lênin đều đánh giá cao vai trò và ý nghĩa triết học của Arixtốt. Lôgíc phát
triển triết học của Cantơ, Hêgen, của Mác, Ăngghen và Lênin đều xuất phát từ các
bậc tiền bối như Arixtốt. Về sự giống nhau của chủ nghĩa duy tâm nguyên thuỷ và
chủ nghĩa duy tâm hiện đại, Lênin viết: "Cantơ, Hêgen, ý niệm về Thượng đế, chẳng
phải là cũng cùng một loại đấy sao, cũng đều xuất phát từ Arixtốt", Tôma Đacanh
cũng đã xây dựng học thuyết của mình trên cơ sở xuyên tạc học thuyết của Arixtốt và
nhà triết học có ảnh hưởng lớn đến Rơnê Đềcáctơ là Arixtốt.
2. Lĩnh vực khoa học
- Vật lý học
Từ thuyết vận động mà Arixtốt được biết đến như người cha đỡ đầu của vật lí học,
ông đã viết quyển "Vật lí học" đầu tiên của nhân loại.
Chúng ta phải nhớ rằng những phương tiện nghiên cứu của Arixtốt vô cùng thô sơ
so với những phương tiện nghiên cứu tối tân của chúng ta ngày nay. Ông phải đo
lường thời gian mà không có đồng hồ, đo lường nhiệt độ mà không có hàn thử biểu,
xem thiên văn mà không có viễn vọng kính, đoán thời tiết mà không có phong vũ
biểu. Những phương tiện duy nhất mà Arixtốt đã sử dụng là một cái thước và một cái
compas. Sức hút của trái đất, hiện tượng phát điện, áp lực không khí, nguyên lý ánh
sáng, nhiệt lượng và hầu hết những lý thuyết tân tiến của khoa học hiện đại đều hoàn
toàn chưa được phát minh.
Như vậy, hệ thống triết học tự nhiên của Arixtốt đã đề cập đến nhiều vấn đề thực
tế hơn, dẫn đến nhiều kết luận phù hợp với thực tại xung quanh. Do đó, nó ảnh
hưởng trực tiếp hơn đến khoa học tự nhiên. Tư tưởng của ông vừa có yếu tố duy vật,
vừa có yếu tố duy tâm nhưng sau này giáo hội đã bỏ yếu tố duy vật đồng thời tuyệt
đối hóa yếu tố duy tâm, biến chúng thành những giáo lý chính thống để giảng dạy
chính thức trong nhà thờ và trường học, nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích tôn giáo.
Lê Nin đã nói: “Giáo hội đã giết hội đã giết chết phần sống của Arixtốt và làm cho
phần chết trở thành bất tử”. Tuy vậy, nhưng cũng có những ý rất sâu sắc trong học
thuyết của Arixtốt mà khoa học ngày này đã phát triển.
- Sinh vật học
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 11

Mặc dù, Arixtốt không chủ trương thuyết tiến hoá. Ông đả kích thuyết cho rằng
các sinh vật đấu tranh để sống và chỉ những sinh vật nào thích hợp nhất mới được tồn
tại. Ông cũng phủ nhận thuyết cho rằng con người trở nên thông minh nhờ dùng 2
tay để làm việc thay vì để di chuyển. Ông nói rằng cần phải suy nghĩ ngược lại nghĩa
là con người biết dùng 2 tay để làm việc vì đã trở nên thông minh.
Vì các phương tiện nghiên cứu và quan sát trong lãnh vực này còn thiếu sót nên
Arixtốt có nhiều lầm lẫn: Ông không biết gì về sự hiện hữu của các bắp thịt trong cơ
thể, ông không phân biệt động mạch và tĩnh mạch, ông tưởng rằng khối óc dùng để
làm cho máu trở nên lạnh, ông tin rằng đàn ông có nhiều mảnh xương sọ hơn đàn bà,
ông tin rằng người ta chỉ có 8 cặp xương sườn và đàn bà có ít răng hơn đàn ông.
Đó là những sự nhầm lẫn tuy rõ ràng nhưng không quan trọng so với sự đóng góp
của Arixtốt vào nền sinh vật học. Ví dụ: ông biết rằng loài chim và loài bò sát có cơ
thể rất giống nhau, loài khỉ là một loài trung gian giữa người và vật 4 chân. Ông đã
tìm ra kết luận gần giống như thuyết của Von Baer về các đặc tính của giống nòi và
thuyết của Spencer về sự tương quan của các giống vật và sự phát triển của chúng.
Sau hết Arixtốt tạo nên một khoa học về sự phát triển của bào thai. Ông nói rằng
muốn quan sát sự vật một cách chính xác không gì bằng quan sát ngay trong thời kỳ
thai nghén. Hyppocrate cũng đã áp dụng phương pháp này bằng cách quan sát trứng
gà lộn trong những thời kỳ khác nhau và đã viết cuốn sách nhan đề là Nguồn gốc của
đứa trẻ. Arixtốt cũng nghiên cứu hiện tượng này và những nhận xét của ông còn làm
cho các nhà khoa học ngày nay phải ngạc nhiên. Ông còn đưa ra nhiều vấn đề thời sự
về nhân chủng chẳng hạn như ông đã nhận xét một cuộc hôn nhân giữa người đàn bà
da trắng và người đàn ông da đen. Tất cả những đứa con sinh ra đều da trắng nhưng
đến thế hệ thứ hai thì nhiều đứa con da đen xuất hiện. Đó chỉ là một nhận xét mở đầu
cho định luật danh tiếng về nhân chủng học mệnh danh là định luật Mendel. Nói tóm
lại mặc dù có những sai lầm trong các tác phẩm về sinh lý học nhưng Arixtốt cũng đã
đặt nền móng cho khoa học này. Arixtốt đóng góp rất nhiều cho ngành sinh học. Các
công trình về sinh học của ông đều có cơ sở vững chắc, ông đã liệt kê được 500 loài
động vật, 120 loài cá và 60 loài côn trùng.
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 12

Do đó chúng ta có thể coi Arixtốt là người đặt nền móng cho động vật học (khoa
học về động vật). Học trò của ông là Theophrastus; (372 - 287 TCN) kế tục sự nghiệp
của Arixtốt đã để lại hai tác phẩm Thực vật chí và Bàn về nguồn gốc thực vật, cũng
như xác định đầy đủ các đặc điểm khác biệt chủ yếu giữa động vật và thực vật.
3. Lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật
- Văn hóa:
Bộ mặt của nền văn hóa, văn minh phương Tây hiện đại nói chung – xuất phát từ
Tây Âu - đã tựu thành khá đầy đủ, và cho đến nay là đầu thế kỷ 21, những nét cơ bản
của nền văn hóa này cũng ít thay đổi hay đảo lộn. Đại để có 3 tư tưởng chủ đạo tạo
nên văn hóa phương Tây là: Văn hóa Tây Âu phát triển dựa trên nền tảng của các hệ
tư tưởng: gồm tư tưởng duy lý (của các nhà tóan học/triết gia người Pháp như
Đềcáctơ, Malebranche, hay triết gia người Đức là Kant…), duy nghiệm (của các triết
gia Anh, như John Locke, David Hume…) và duy thực chứng (positivisme, tiên
phong là nhà tóan học/triết gia người Pháp Auguste Comte). cả 3 hệ tư tưởng này đều
chịu ảnh hưởng của tư tưởng cổ Hy Lạp, như bảng phạm trù luận lý học (lôgíc học)
của Arixtốt hay “thế giới của các ý niệm” (Le monde des Idées) của Platông.
Trong thực tiễn đời sống, qua không biết bao nhiêu là cải cách, phản biện, rẽ
ngoặt… không thể tránh khỏi, văn hóa Tây Âu có thay đổi đến mấy cũng không trượt
ra ngoài 3 hệ tư tưởng cốt lõi nêu trên. Tuy nhiên, cả 3 hệ tư tưởng này đều chịu ảnh
hưởng của tư tưởng cổ Hy Lạp, như bảng phạm trù luận lý học (lôgíc học) của
Arixtốt hay “thế giới của các ý niệm” (Le monde des Idées) của Platông.
- Nghệ thuật:
Thực ra, nhìn với quan niệm của người ngày nay, thì những tư tưởng của Platông
và Arixtốt về nghệ thuật, là những tư tưởng chống nghệ thuật, chứ không phải là
những tư tưởng tôn vinh nghệ thuật, nhưng ở thời của Arixtốt, triết học có một uy
quyền rất lớn trong xã hội, và tiếng nói của các triết gia có thế lực như Arixtốt là
quyết định, nhất là đây lại là những nhà giáo dục, có đầy đủ thẩm quyền và phương
tiện để truyền bá những điều mình phán quyết. Arixtốt mặc dù không đồng ý với
những ý kiến của Platông về nghệ thuật: Platông cho rằng nghệ thuật, từ hội họa đến
thi ca, đều chỉ là sự bắt chước, hay sao chép thiên nhiên, và không có gì là thực cả,

SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 13
cho nên cũng không có giá trị thực, ông đã có một thái độ khinh miệt đối với cả nghệ
thuật, lẫn thi ca; nhưng vì tôn trọng thầy của mình và vì bản thân không phải là một
nghệ sĩ, nên vẫn chủ trương bắt chước thiên nhiên, coi đó là mẫu mực, là sự thật
khách quan. Điều kỳ lạ, là trong nhiều thế kỷ, phương Tây đã tôn vinh những tư
tưởng ấy, để rồi phải hứng chịu những hậu quả tiêu cực của chúng, mà mãi sau này
mới nhận ra được.
Trải qua các thời kỳ và phong cách nghệ thuật ở phương Tây, từ nghệ thuật cổ đại
Hy Lạp, đến những bước đầu của nghệ thuật Kitô giáo; rồi từ thời Trung cổ (với các
phong cách Rômăng, Gôtíc), đến các thời kỳ Tiền Phục Hưng, Phục Hưng, Nguyên
khai Flamand, Cổ điển, Barốc, Lãng mạn, Hiện thực tự nhiên, Ấn tượng, nghệ thuật
chính thống luôn luôn tôn vinh sự sao chép "giống như thật", trong tinh thần của
Arixtốt, với mục đích thể hiện y nguyên hiện thực, mặc dầu với một cái nhìn thẩm
mỹ nhất định, song hoàn toàn không "diễn dịch" hoặc phê phán hiện thực.
Đó là nguyên lý cơ bản của nền nghệ thuật coi trọng khách thể, có từ Arixtốt, và
đã tồn tại bền bỉ cho đến ngày nay, ít ra là ở một số nghệ sĩ tượng hình.
4. Lĩnh vực đạo đức, giáo dục
Lý thuyết giáo dục của Arixtốt không mất đi tính thời sự của nó. Điều mà ông nói
về vai trò của giáo dục trong xã hội, về một hệ thống giáo dục thường xuyên và một
nền giáo dục cho hoà bình, cho sự ổn định xã hội, về sư phạm học đã khiến cho
những người có trách nhiệm đối với nền giáo dục thời Hy Lạp cổ đại và hiện thời
phải suy ngẫm. Đặc biệt, điều đó rất có ý nghĩa đối với việc xây dựng và phát triển
nền giáo dục Việt Nam, một nền giáo dục đang thiếu sự định hướng của tư duy triết
học.
5. Lĩnh vực chính trị - xã hội
Arixtốt là thầy của Alexandre nên quan điểm về chính trị - xã hội của Arixtốt phần
nào ảnh hưởng đến tư tưởng cai trị của vua Alexandre thời bấy giờ. Và mức độ ảnh
hưởng của triết học Arixtốt khá mạnh mẽ đến nền chính trị Athènes. Điển hình là sau
khi Arixtốt qua đời, có hai sự kiện chứng tỏ ảnh hưởng của Arixtốt trên nền chính trị
của Athènes. Sự kiện thứ nhất là Bản Hiến pháp của Athènes do Antipater soạn thảo

SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 14
năm 321 sau khi dẹp xong cuộc nổi dậy của Athènes 2 năm trước đó. Bản Hiến pháp
này phản ảnh tư tưởng chính trị của Arixtốt và tiếp nối chính sách của Lycurgus như
sau: quyền đầu phiếu giới hạn trong số dân Athens có tài sản từ 2000 drachmas trở
lên, nghĩa là giới hạn trong giới trung lưu; những người có một số tài sản vừa phải và
còn trẻ để làm nghĩa vụ quân sự. Sự kiện thứ hai là việc Demetrius, học trò của
Arixtốt, lên cai trị Athènes và biến những gì Arixtốt đã dạy tại Lyceum thành luật.
6. Lĩnh vực văn học
- Ngôn ngữ học
Công trình của Arixtốt xứng đáng được so sánh với công trình của Alexandre. Văn
chương của Arixtốt không bóng bẩy và thi vị như của Platông, đó là một loại văn
chương chính xác và khoa học. Arixtốt phải đặt thêm nhiều từ ngữ mới để có thể diễn
tả tư tưởng và có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống ngôn ngữ phương Tây. Những từ
ngữ Âu Mỹ hiện nay phải mượn ở những tác phẩm của Arixtốt như "faculty, mean,
maxim, category, energy, actuality, motive, end, priciple, form ". Những chữ này
không khác gì những viên gạch để xây dựng tư tưởng và góp phần rất lớn trong công
cuộc phát triển tư tưởng đời sau.
- Tác phẩm văn học
Các tác phẩm của Arixtốt được mến chuộng nhiều cho đến nỗi các cấp lãnh đạo
giáo hội Thiên chúa giáo đem lòng ganh ghét vì sợ làm lu mờ các điều truyền dạy
trong thánh kinh. Năm 1215 việc giảng dạy các tác phẩm của Arixtốt bị giáo hoàng
cấm, năm 1231 đức giáo hoàng Gregory IX thành lập một uỷ ban để khai trừ
Arixtốt, tuy nhiên đến 1260 thì thái độ của giáo hội thiên chúa giáo đối với Arixtốt
hoàn toàn thay đổi. Việc giảng dạy các tác phẩm của ông chẳng những không bị cấm
mà còn bị bắt buộc trong các trường thiên chúa giáo. Những thi sĩ như Chaucer và
Dante không tiếc lời ca tụng Arixtốt. Một số tư tưởng của ông đã ngự trị trong lịch sử
văn minh nhân loại hàng chục thế kỷ trước khi bị lu mờ bởi những chứng minh khoa
học.
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 15
KẾT LUẬN

Khi tìm hiểu về lịch sử phát triển của xã hội phương Tây thời cổ đại, tìm hiểu về
Arixtốt và các nội dung triết học của Arixtốt chúng ta nhận thấy rằng Arixtốt là nhà
bách khoa toàn thư, nhà triết học vĩ đại nhất thời Hy Lạp – La Mã. Ông đã sống trong
thời đại mà tri thức sơ khai còn hạn hẹp, tư duy trừu tượng còn chưa phát triển và
công cụ nghiên cứu còn rất thô sơ, thế nhưng, Arixtốt đã có nhiều nghiên cứu khoa
học sáng tạo rất có giá trị cho xã hội phương Tây nói riêng và thế giới nói chung.
Triết học của Arixtốt phản ánh đầy đủ nội dung của triết học Hy Lạp cổ đại. Hêghen
đã nhận xét về những tác phẩm của ông: “ bao chứa toàn bộ các quan niệm của con
người, trí tuệ của Arixtốt đề cập đến mọi mặt và mọi lĩnh vực của thế giới hiện thực”.
Tuy các quan niệm của ông không nhất quán, dao động giữa lập trường duy vật và
duy tâm, nhưng ông đã là người đặt nền móng cho triết học châu Âu và thế giới.
Ông là người mở ra hướng nghiên cứu cho một loạt các khoa học xã hội và nhân văn
chuyên ngành như: chính trị học, kinh tế học, đạo đức học, thẩm mỹ học, tâm lý
học và đặc biệt là khoa lôgic học hình thức cho đến ngày nay và sau này vẫn còn
nguyên giá trị.
Arixtốt được C.Mác đánh giá là “nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại”. Còn theo
Engel là “khối óc toàn diện nhất” trong số triết gia cổ đại Hy Lạp. Đa phần các lĩnh
vực trong đời sống xã hội phương Tây đều chịu ảnh hưởng của triết học Arixtốt bởi ở
thời của Arixtốt, triết học có một uy quyền rất lớn trong xã hội, và tiếng nói của các
triết gia có thế lực như Arixtốt là quyết định. Hơn thế nữa, Arixtốt có tầm nhìn và
hiểu biết sâu rộng đến hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống từ khoa học, nghệ thuật,
văn hóa… đến chính trị xã hội.
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Mưa (chủ biên), Triết học-Phần I Đại cương về lịch sử triết học,
Khoa lý luận chính trị tiểu ban triết học Trường ĐHKT TpHCM, 2011
2. Bùi Văn Mưa, Triết học và bức tranh vật lý học về thế giới, NXB ĐHQG
Tp.HCM, 2008
3. Rupert Woodfin & Judy Groves, Nhập môn Arixtốt, NXB Trẻ, TP.HCM,
2006

4. Richard Tarnas, Quá trình chuyển biến tư tưởng phương tây, NXB văn
hoá thông tin, Hà Nội, 2008
5. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử Triết học, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1998
6. Will Durant, Câu truyện triết học, NXB văn hoá thông tin, Hà Nội, 2008
7. www.Wattpad.com
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 17
MỤC LỤC
Chương I: Tiểu sử của Arixtốt và điều kiện lịch sử ra đời, phát
triển của xã hội Phương Tây thời cổ đại …………………………2
1.Tiểu sử của Arixtốt …………………………………………… 2
2. Điều kiện lịch sử ra đời, phát triển của xã hội Phương Tây thời
cổ đại ……………………………………………………… 3
a. Về tự nhiên ………………………………………………. 3
b. Về kinh tế ……………………………………………… 3
c. Về chính trị - xã hội .…………………………………… 4
Chương II: Nội dung triết học của Arixtốt ……………………… 5
1. Thuyết nguyên nhân – cơ sở của siêu hình học ………………5
2. Thuyết vận động – cơ sở của vật lý học …………………….5
3. Quan niệm về sinh thể, con người và linh hồn ……………….6
4. Quan niệm về nhận thức ……………………………………….7
5. Quan niệm về đạo đức và giáo dục ……………………………8
6. Quan niệm về chính trị - xã hội ……………………………….9
Chương III: Ảnh hưởng của triết học Arixtốt đến xã hội Phương
Tây ………………………………………………………………… 10
1. Triết học …………………………………………………… 10
2. Lĩnh vực khoa học …………………………………………… 11
- Vật lý học ………………………………………………….11
- Sinh vật học ……………………………………………… 12
3. Lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật …………………………………13
- Văn hóa ………………………………………………… 13

- Nghệ thuật ……………………………………………… 13
4. Lĩnh vực đạo đức, giáo dục ………………………………… 14
5. Lĩnh vực chính trị - xã hội …………………………………… 14
6. Lĩnh vực văn học …………………………………………… 15
- Ngôn ngữ học …………………………………………… 15
- Tác phẩm văn học………………………………………… 15
SVTH: Phan Thị Thanh Kiều Trang 18

×