A. TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn câu lựa chọn )
1. Chuyển động cơ học là :
A. sự thay đổi khoảng cách của một vật so với một vật khác được chọn làm vật mốc
B. sự thay đổi vận tốc của vật
C. sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật mốc
D. sự thay đổi phương và chiều chuyển động của một vật
2. Khi nào một vật được coi là đứng yên so với vật mốc?
A. Khi vật đó không thay đổi vị trí so với vật làm mốc theo thời gian
B. Khi vật đó không thay đổi khoảng cách so với vật làm mốc theo thời gian
C. Khi vật đó không thay đổi kích thước so với vật làm mốc theo thời gian
D. Khi vật đó không thay đổi độ dài so với vật làm mốc theo thời gian
3. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối là do:
A. quãng đường mà vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau
B. vật có thể là đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác
C. vận tốc của vật luôn không thay đổi so với các vật khác nhau
D. dạng quĩ đạo chuyển động của vật không phụ thuộc vào vật mốc
4. Một cây cờ gắn trên một chiếc bè gỗ thả trôi theo dòng nước, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cây cờ đứng yên so với chiếc bè
B. Cây cờ đứng yên so với dòng nước
C. Cây cờ chuyển động so với dòng nước
D. Cây cờ chuyển động so với hàng cây bên bờ sông
5. Một ca nô đang băng ngang dòng sông chảy xiết, câu nào sau đây là SAI?
A. người lái ca nô chuyển động so với bờ sông
B. người lái ca nô chuyển động so với dòng nước
C. người lái ca nô đứng yên so với ca nô
D. người lái ca nô đứng yên so với dòng nước
6. Quĩ đạo chuyển động của một vật là :
A. đường mà vật vạch ra trong quá trình chuyển động
B. là đường thẳng
C. là đường cong D. là đường tròn
7. Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều ?
A. Chuyển động của điểm trên cánh quạt đang quay ổn định
B. Quãng đường vật đi được tăng theo thời gian
C. Chiếc xe đang chạy xuống dốc D. Xe lửa đang vào nhà ga
8. Phát biểu nào sau đây là SAI ?
A. Một vật được xem là chuyển động khi vị trí của nó thay đổi theo thời gian so với vật khác được chọn làm
mốc
B. Người ta thường hay chọn vật mốc là Trái Đất hay những vật gắn liền với Trái Đất.
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách của một vật so với một vật khác
D. Một vật, có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác.
9. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Chỉ những vật gắn liền với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
B. Chỉ những vật chuyển động so với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
C. Chỉ những vật bên ngoài Trái Đất mới được chọn làm vật mốc
D. Có thể chọn bất kì vật nào làm vật mốc
10. Phát biểu nào sau đây là SAI ?
A. Tốc độ cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động
B. Tốc độ được xác định bằng quãng đường đi được trong thời gian vật chuyển động
- 1-
C. Đơn vị thường dùng của vận tốc là m/s và km/h
D. Tốc kế là dụng cụ đo độ lớn vận tốc ngay thời điểm khảo sát chuyển động
11. Chuyển động không đều là:
A. chuyển động với vận tốc không đổi
B. chuyển động với độ lớn vận tốc không đổi
C. chuyển động với vận tốc thay đổi
D. chuyển động với độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian
12. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Cùng một quãng đường, vật nào đi với thời gian nhiều hơn thì có vận tốc lớn hơn
B. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường ngắn hơn thì có vận tốc lớn hơn
C. Cùng một thời gian, vật nào đi được quãng đường dài hơn thì có vận tốc lớn hơn
D. Vật nào chuyển động được lâu hơn thì có vận tốc lớn hơn
13. Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là mặt đường khi xe chuyển động thẳng trên đường là:
A. Chuyển động thẳng. B. Chuyển động tròn.
C. Chuyển động cong.
D. Chuyển động phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn.
14. Chuyển động của đầu van xe đạp so với vật mốc là trục xe khi xe chuyển động thẳng trên đường là:
A. Chuyển động thẳng. B. Chuyển động tròn.
C. Chuyển động cong.
D. Chuyển động phức tạp, là sự kết hợp giữa chuyển động thẳng với chuyển động tròn
15. Một ô tô chuyển động đều với vận tốc 15m/s trong thời gian 2 giờ. Quãng đường đi được của ô tô đó là :
A. 30m B. 108m
C. 30km D. 108km
16. Một người đi đều với vận tốc 1,2 m/s sẽ đi quãng đường dài 0,36 km trong thời gian :
A. 500s B. 400s
C. 300s D. 200s
17. Một ô tô khởi hành lúc 5h 30 đi từ Sài Gòn đến Vũng Tàu, cách Sài Gòn 120km, với tốc trung bình là
60km/h. Ô tô đó sẽ đến Vũng Tàu lúc :
A. 6h00 B. 6h30
C. 7h00 D. 7h30
18. Vận tốc đi bộ của M là 5,4km/h và của N là 1,6m/s. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. M đi nhanh hơn N B. M đi chậm hơn N
C. M đi nhanh bằng N D. Chưa thể kết luận
19. Một người đi bộ trên đoạn đường 3,6 km, trong thời gian 40 phút, vận tốc của người đó là:
A. 19,44 m/s. B. 15 m/s.
C. 1,5 m/s. D. 14,4 m/s.
20. Phát biểu nào sau đây là đúng khi xét chuyển động của trái banh đang rơi xuống ?
A. Trái banh chuyển động nhanh dần
B. Trái banh chuyển động chậm dần
C. Trái banh chuyển động đều
D. Trái banh chuyển động không tuân theo qui luật nào
21. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Lực là nguyên nhân làm tăng vận tốc của vật
B. Lực là nguyên nhân làm giảm vận tốc của vật
C. Lực là nguyên nhân làm vật chuyển động
D. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc
22. Khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì :
A. vận tốc vật giảm đi B. vận tốc vật tăng lên
C. vận tốc vật không đổi D. vận tốc vật lúc tăng, lúc giảm
- 2-
23. Đại lượng nào sau đây là đại lượng véc-tơ ?
A. khối lượng của vật B. trọng lượng của vật
C. chiều dài của vật D. thể tích của vật
24. Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến quán tính của vật ?
A. Thắng xe, lực ma sát làm xe chạy chậm lại
B. Đang chạy mà bị vấp, người bị đổ về phía trước
C. Xe đột ngột quẹo phải, người đổ sang trái
D. Đi xe đạp, khi ngừng đạp, xe không dừng lại ngay mà vẫn tiếp tục chạy
25. Trọng lực tác dụng lên vật có:
A. phương ngang, chiều chuyển động của vật
B. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên
C. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới
D. phương xiên, chiều chuyển động của vật
26. Lực ma sát trượt không có tính chất nào sau đây :
A. Xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt của vật khác
B. Cản lại chuyển động của vật
C. Có độ lớn tùy thuộc vào vật chuyển động đều hay không đều
D. Vừa có hại, vừa có ích
27. Lực ma sát lăn không có tính chất nào sau đây :
A. Xuất hiện khi vật này lăn trên bề mặt của vật khác
B. Cản lại chuyển động của vật
C. Có độ lớn phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc
D. Giảm khi được bôi trơn ở mặt tiếp xúc
28. Ma sát nghỉ không xuất hiện trong trường hợp sau đây :
A. kéo vật nhưng vật không di chuyển
B. vật nằm yên trên mặt ván nghiêng
C. vật nằm yên trên mặt sàn ngang
D. Nhổ đinh nhưng đinh không dịch chuyển
29. Ma sát có hại trong trường hợp nào sau đây ?
A. Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã
B. Mài nhẵn các bề mặt kim loại
C. Diêm quẹt cháy khi được quẹt vào vỏ hộp diêm
D. Các chi tiết máy mòn đi khi vận hành
30. Trong các cách làm sau đây, cách nào giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc.
B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
31. Cách nào sau đây có thể làm tăng ma sát ?
A. Giảm độ nhẵn bề mặt tiếp xúc B. Tăng độ nhẵn bề mặt tiếp xúc
C. Giảm độ nhám bề mặt tiếp xúc D. Giảm áp lực lên bề mặt tiếp xúc
32. Câu nào sau đây có liên quan đến ma sát?
A. “nước chảy chỗ trũng”
B. “trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa”
C. “nước chảy đá mòn”
D. “khoai đất lạ, mạ đất quen”
33. Công thức tính áp suất nào sau đây là đúng ?
A. p = F. S B. p = F - S
C. p = F : S D. p = S : F
- 3-
34. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Áp lực là lực có phương thẳng đứng
B. Áp lực là lực có phương vuông góc với mặt bị ép
C. Áp suất là một đại lượng véc-tơ
D. Khi diện tích tiếp xúc bằng 1m
2
thì áp suất cũng chính là áp lực
35. Công thức tính áp suất chất lỏng nào sau đây là đúng?
A. p = d : h B. p = d . h
C. p = d + h D. p = h:d
36. Trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực của người đứng trên mặt sàn là lớn nhất ?
A. Người đứng cả hai chân.
B. Người đứng co một chân.
C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.
D. Người đứng co một chân và tay cầm quả tạ nhỏ
37. Trường hợp sau đây, trường hợp nào áp suất của người đứng trên mặt sàn là lớn nhất ?
A. Người đứng cả hai chân.
B. Người đứng co một chân.
C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống.
D. Người đứng trên hai chân và tay cầm quả tạ nhỏ
38. Muốn tăng, giảm áp suất thì phải làm thế nào? Trong các cách sau đây, cách nào là không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực tăng diện tích bị ép.
C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì phải tăng diện tích bị ép.
39. Cùng một áp lực, nếu tăng diện tích bị ép lên hai lần thì áp suất sẽ:
A. tăng 2 lần B. tăng 4 lần
C. giảm 2 lần D. giảm 4 lần
40. Cùng một áp lực, nếu giảm diện tích bị ép đi hai lần thì áp suất sẽ:
A. tăng 2 lần B. tăng 4 lần
C. giảm 2 lần D. giảm 4 lần
41. Cùng một diện tích bị ép, nếu tăng áp lực lên hai lần thì áp suất sẽ:
A. tăng 2 lần B. tăng 4 lần
C. giảm 2 lần D. giảm 4 lần
42. Nếu tăng diện tích bị ép lên hai lần, đồng thời tăng áp lực lên hai lần thì áp suất sẽ:
A. tăng 2 lần B. tăng 4 lần
C. giảm 2 lần D. không thay đổi
43. Nếu tăng diện tích bị ép lên hai lần, đồng thời giảm áp lực đi hai lần thì áp suất sẽ:
A. tăng 4 lần B. giảm 4 lần
C. giảm 2 lần D. không thay đổi
44. Nếu giảm diện tích bị ép đi hai lần, đồng thời giảm áp lực đi hai lần thì áp suất sẽ:
A. tăng 4 lần B. giảm 4 lần
C. giảm 2 lần D. không thay đổi
45. Nếu giảm diện tích bị ép đi hai lần, đồng thời tăng áp lực lên hai lần thì áp suất sẽ:
A. tăng 4 lần B. giảm 4 lần
C. giảm 2 lần D. không thay đổi
46. Nếu xe buýt đang chạy mà giảm vận tốc đột ngột thì hành khách sẽ:
A. ngả sang trái B. ngả sang phải
C. ngả về phía trước D. ngả về phía sau
47. Nếu xe buýt đang chạy mà tăng vận tốc đột ngột thì hành khách sẽ:
A. ngả sang trái B. ngả sang phải
- 4-
C. ngả về phía trước D. ngả về phía sau
48. Nếu đang chạy mà bị vấp thì ta sẽ:
A. ngả sang trái B. ngả sang phải
C. ngả về phía trước D. ngả về phía sau
49. Hiện tượng nào sau đây không phải do quán tính?
A. khi nhảy từ trên cao xuống chân phải gập lại
B. ca nô sau khi tắt máy vẫn tiếp tục lướt trên mặt hồ
C. khi phanh, xe giảm vận tốc
D. kéo nhanh tờ giấy đặt dưới một ly nước, ly nước vẫn đứng yên.
50. Khi vật đang chuyển động ta nói vật có “ đà ”, khi vật đang đứng yên ta nói vật có tính “ ỳ ” các từ đó liên
quan đến hiện tượng nào sau đây?
A. ma sát B. quán tính
C. áp suất D. nhiệt
- HẾT -
- 5-