Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VEDANTA Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177 KB, 20 trang )

1
Trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh
Viện Đào Tạo Sau Đại Học
Đề Tài:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VEDANTA
Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI
Học viên thực hiện: Phan Nguyễn Kim Ngân
STT: 42 - Nhóm: 5
Lớp: Ngày 4 - Khóa: 22
Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa
2012
LỜI MỞ ĐẦU
Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại. Ðời sống,
tôn giáo và nền triết học gồm nhiều triết hệ của tiểu lục địa Ấn Ðộ phô diễn một
hỗn hợp phong phú và kinh ngạc. Tại Ấn Ðộ, không có một tôn giáo thuần nhất,
cũng chẳng có một nền triết học độc nhất, đúng hơn, với nhiều cách thức am hiểu
và liên hệ với thế giới - như là “một tiểu vũ trụ của các tôn giáo và các nền triết
học”.Triết học Ấn Độ cổ đại đã hình thành và phát triển, vừa mang tính đa dạng
vừa mang tính thống nhất, tạo ra sự sống động, muôn màu, muôn vẻ của triết học
Ấn Độ. Trong thời kỳ cổ đại, mặc dù cùng được hình thành và phát triển từ trong
truyền thống Veda, nhưng các trường phái triết học Ấn Độ lại luôn xung đột lẫn
nhau. Đó là sự mâu thuẫn giữa hệ thống chính thống và phi chính thống, tiêu
biểu là trường phái Vedanta và trường phái Phật Giáo. Vậy thì sự tương đồng và
khác biệt giữa hai trường phái này là gì? Bài tiểu luận này giúp tìm hiểu một cách
sâu rộng hơn về những điểm tương đồng và khác biệt, đồng thời tạo ra cái nhìn
đúng đắn, tổng quan hơn về hai trường phái triết học này.
Trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh
Viện Đào Tạo Sau Đại Học
Đề Tài:
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA


TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VEDANTA
Ở ẤN ĐỘ THỜI CỔ ĐẠI
Học viên thực hiện: Phan Nguyễn Kim Ngân
STT: 42 - Nhóm: 5
Lớp: Ngày 4 - Khóa: 22
Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa
1
CHƯƠNG I - Khái quát về triết học Ấn Độ thời cổ đại
I.1. Bối cảnh Ấn Độ thời cổ đại:
Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, có sự đa dạng về địa hình và khí hậu ở
các vùng Bắc Ấn, Trung Ấn và Nam Ấn. Phía bắc là dãy núi Hymalaya và có hai
con sông lớn: sông Ấn và sông Hằng. Từ hai con sông này đã hình thành nên
đồng bằng phù sa thuận lợi cho việc trồng trọt, đồng thời cũng là nơi sản sinh ra
nền văn hóa cổ xưa và rực rỡ nhất châu Á. Phía nam Ấn Độ là cao nguyên
Decan, là vùng đất nghèo nàn, khô hạn, quanh năm nắng nóng. Tính đa dạng
thiên nhiên một mặt là điều kiện thuận lợi cho cư dân cổ tụ cư và phát triển, mặt
khác là những thế lực đè nặng lên số phận con người Ấn Độ khi nhận thức của
họ còn thấp kém.
Thời cổ đại, Ấn Độ có nhiều dân tộc sinh sống nên có nhiều ngôn ngữ
khác nhau. Trong quá trình phát triển, có những quốc gia và các dân tộc khác bên
ngoài xâm nhập vào Ấn Độ rồi định cư như Ba Tư, Hi Lạp Những dân tộc này
sống hòa lẫn với nhau xây dựng nên một nền văn minh vĩ đại cho nhân loại.
Sự phát triển của sức sản xuất xã hội của Ấn Độ thời kỳ này đã làm cho
thủ công nghiệp tách hẳn ra khỏi nông nghiệp ở một số vùng, tạo thành các trung
tâm thủ công nghiệp, thương nghiệp quan trọng thời bấy giờ. Những con đường
thương mại thủy bộ đã hình thành. Đó không chỉ là con đường giao lưu kinh tế
mà đó là con đường giao lưu, truyền bá văn hóa giữa Ấn Độ với các nước. Tuy
nhiên, xã hộ nô lệ Ấn Độ vẫn bị bóp nghẹt bởi tính chất kiên cố của chế độ "công
xã nông thôn" làm cho nền kinh tế mang tính tự nhiên, đời sống xã hội trở nên trì
trệ, chậm chạp Trong kết cấu này, chế độ quốc hữu về ruộng đất được các chủ

nghĩa Mác coi là “chiếc chìa khoá” để hiểu toàn bộ lịch sử Ấn Độ cổ đại. Chính
trong mô hình này đã làm phát sinh sự phân biệt hết sức khắc nghiệt và dai dẳng
của bốn đẳng cấp lớn trong xã hội: Tăng lữ , quý tộc, bình dân tự do và tiện nô .
Ngoài ra còn có sự phân biệt chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo.
Đặc biệt, dưới thời các vua Gupta, để duy trì chế độ trung ương tập quyền,
2
người ta còn sưu tập những bộ pháp điển ở thời kỳ trước đem dung hòa với chính
sách đương thời, viết ra các bộ sách chính trị, pháp luật làm tiêu chuẩn áp dụng
cho tổ chức xã hội hiện thời, thần thánh hóa ngôi vương chủ đến tột bậc bằng
mọi biện pháp.
Thêm vào đó, khoa học kỹ thuật Ấn Độ thời kỳ này cũng đạt được những
tiến bộ đáng kể về các lĩnh vực toán học, thiên văn, lịch pháp nông nghiệp,
Những thành tựu đó thật sự là những nấc thang nhận thức quan trọng vào
việc giải thích và cải tạo thế giới phục vụ cho lợi ích của con người. Hơn thế nữa,
chúng còn là cơ sở cho quá trình phát triển khả năng tư duy trừu tượng hình
thành nên hệ thống triết học ở Ấn Độ thời kỳ này.
I.2. Triết học Ấn Độ cổ đại:
I.2.1. Đặc điểm triết học Ấn Độ thời cổ đại:
Thứ nhất, do chịu ảnh hưởng của tinh thần Veda mà triết học Ấn Độ thời
cổ đại không thể phân chia rõ ràng thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm, phép biện chứng và phép siêu hình (như triết học phương Tây), mà chủ yếu
được chia thành hệ thống chính thống và hệ thống không chính thống. Trong các
trường phái triết học cụ thể luôn có sự đan xen giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và siêu hình với nhau.
Thứ hai, do chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các tư tưởng tôn giáo mà triết học
Ấn Độ cổ đại thường là một bộ phận lý luận quan trọng tạo nên nội dung giáo lý
của các tôn giáo lớn. Tuy nhiên, tôn giáo Ấn Độ có xu hướng "hướng nội" đi sâu
vào tìm hiểu đời sống tâm linh, tinh thần để phát hiện ra sức mạnh của linh hồn
cá nhân con người, vì vậy triết học Ấn Độ cổ - trung đại mang nặng tính chất duy
tâm chủ quan và thần bí. Sự phản tỉnh nhân sinh là một nét trội và có ưu thế của

nhiều học thuyết triết học Ấn Độ cổ đại (trừ Lokàyata), và hầu hết các học thuyết
triết học đều biến đổi theo xu hướng từ vô thần tới hữu thần, từ ít nhiều duy vật
đến duy tâm hay nhị nguyên.
Thứ ba, triết học Ấn Độ cổ đại đã đặt ra nhiều vấn đề, song nó rất quan
3
tâm đến việc giải quyết các vấn đề thuộc về lĩnh vực nhân sinh (bản chất, ý nghĩa
của đời sống, nguồn gốc của nỗi khổ của con người) nhằm tìm kiếm phương tiện,
con đường, cách thức giải thoát chúng sinh ra khỏi điều kiện tự nhiên và kinh tế
- xã hội khắc nghiệt.
I.2.2. Các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại:
Dưới sự tác động, chi phối, thống trị của triết lý Veda, Upanishad, và giáo
lý đạo Bàlamôn được mệnh danh là tư tưởng truyền thống chính thống, chính
người Ấn Độ đã phân các hệ thống triết học của họ thành hai loại lớn. Các trường
phái triết học được gọi là hệ thống Bàlamôn chính thống – tức các darshanas –
các trào lưu bằng cách này hay cách khác đều thừa nhận ưu thế mặc khải tối cao
của kinh Veda và triết lý về Tinh thần sáng tạo vũ trụ tuyệt đối tối cao Brahman
trong Upanishad, biện hộ cho giáo lý của đạo Bàlamôn, bảo vệ cho chế độ phân
biệt đẳng cấp xã hội.
+ Phái triết học chính thống bao gồm 6 trường phái chính là Samkhya,
Nyaya, Vaisesika, Mimamsa, Yoga và Vedanta.
+ Phái triết học không chính thống bác bỏ uy thế tối cao của kinh Veda,
đạo Bàlamôn gồm 3 trường phái chính là: Phật giáo, Đạo Jaina và các trường
phái triết học vô thần, duy vật trong phong trào mới đòi tự do tư tưởng ở Đông
Ấn và trường phái triết học duy vật tiêu biểu Lokayata hay chủ nghĩa duy vật
khoái lạc Charvaka .
Sự phân chia đó có căn cứ lịch sử, cho thấy sự rõ ảnh hưởng thống trị của
chủ nghĩa duy tâm tôn giáo trong thánh kinh Veda, Upanishad và cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa vô thần và tư tuởng thần bí tôn giáo. Các trường phái triết học
đựơc coi là không chính thống tuy cùng có những điểm chung, như không tin có
Thượng đế, nghi ngờ và phủ nhận quyền uy của kinh Veda, phê phán giáo lý đạo

Bàlamôn, đả kích chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, nhưng giữa họ lại có sự khác
biệt nhau trong cả quan điểm về thế giới cũng như quan niệm về nhân sinh.
CHƯƠNG II - Khái quát về triết học Phật giáo và triết học Vedanta
4
I.3. Triết học Phật giáo:
I.3.1. Điều kiện ra đời:
Trước khi Phật ra đời, xã hội Ấn độ rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng
về mọi mặt của đời sống xã hội. Thời kỳ này tầng lớp Bà La Môn được kính
trọng, tôn sùng tuyệt đối; bởi họ là những người được coi là có tri thức, có khả
năng giảng dạy đạo lý và cúng tế thần linh. Còn giai cấp Sát Đế lợi thống trị quốc
gia, thâu tóm gần như toàn bộ đất đai. Trong khi đó, các giai cấp dưới phải lao
động vất vả, chịu mọi sự khổ cực để cung phụng cho các giai cấp trên. Chính
những lý do này khiến cho đời sống xã hội ngày càng nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc
và dẫn đến sự phản kháng của đông đảo nhân dân lao động đòi quyền tự do, bình
đẳng. Cũng chính vào thời điểm này ánh sáng từ bi trí tuệ của Phật giáo đã xuất
hiện. “Phật giáo xuất hiện như là sự đáp ứng nhu cầu tinh thần phản kháng xã
hội; một mặt nó phản ánh nỗi bất hạnh, đau khổ thực tế của nhân dân Ấn Độ; mặt
khác nó phản kháng chế độ đẳng cấp nghiệt ngã, chống lại sự áp bức, bất bình
đẳng giữa con người. Nó công khai chống lại giáo lý truyền thống của kinh Veda
và đạo Bà la môn, bác bỏ uy quyền thần thánh, xây dựng niềm tin vào chính con
người”.
I.3.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Phật giáo là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ VI
trước Công nguyên, do Siddharta sáng lập và nhanh chóng được truyền bá ở
miền Bắc Ấn Độ. Tư tưởng triết lý Phật giáo ban đầu chỉ truyền miệng, sau đó
viết thành văn thể hiện trong kinh "Tam tạng"gồm ba bộ phận: Tạng kinh , Tạng
luật, Tạng luận.
Siddharta là thái tử nước Capilavastu, con vua nước Tịnh Phạn thuộc giai
cấp Sát Đế Lỵ, dòng Kiều Tất La là một đại quý tộc ở Ấn Độ. Năm 29 tuổi, ông
từ bỏ cuộc sống vương giả đi tìm con đường diệt trừ nỗi đau khổ của chúng sinh.

Sau 6 năm khổ luyện, ông đã "ngộ đạo", tìm ra chân lý "Tứ diệu đế" và "Thập
nhị nhân duyên".
5
Từ Thế kỷ IV đến Thế kỷ III TCN, đạo phật đã triệu tập 3 kỳ đại hội ở
Magadha. Sau kỳ đại hội thứ 3 thì Đạo Phật mới được truyền đi các nước khác
ngoài Ấn Độ và mang nặng bản sắc của các nước đó, chủ yếu là các nước trong
khu vực Đông Nam Á.
Sau đó đến khoảng năm 100, Đại hội Phật giáo được triệu tập lần thứ 4
Pasan, người ta có đưa thêm một số giáo lý mới, gọi là phật giáo cải cách và từ
đây đạo Phật được chia ra 2 phái: tiểu thừa và đại thừa. Sau đại hội lần thứ 4 thì
Đạo Phật đã được truyền bá rộng rãi sang nhiều nước trên thế giới. Nhưng lúc
này thì Đạo Phật đã bắt đầu suy yếu, và đến thế kỉ thứ 13, Phật giáo được xem là
bị tiêu diệt tại Ấn Độ - nơi sản sinh đạo Phật.
I.3.3. Các nét đặc trưng:
Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng như nhân sinh bằng sự phân
tích nhân quả. Theo Phật giáo, nhân - quả là một chuỗi liên tục không gián đoạn
và không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quả ấy. Mối quan hệ nhân quả này Phật
giáo thường gọi là nhân duyên với ý nghĩa là một kết quả của nguyên nhân nào
đó sẽ là nguyên nhân của một kết quả khác.
2.1.3.1 . Thế giới quan : mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngả về phía
duy tâm chủ quan và có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác.
Về thế giới tự nhiên, bằng sự phân tích nhân quả, Phật giáo cho rằng
không thể tìm ra một nguyên nhân đầu tiên cho vũ trụ, có nghĩa là không có một
đấng Tối cao (Brahman) nào sáng tạo ra vũ trụ. Cùng với sự phủ định Brahman,
Phật giáo cũng phủ định phạm trù (Anatman- nghĩa là không có tôi) và quan
điểm "vô thường".
Quan điểm “vô ngã” bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ vốn
không có tính thường hằng nó chỉ là sự “giả hợp” do sự hội đủ nhân duyên nên
thành ra “có” (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực tế con người chẳng qua
cũng là do “ngũ uẩn” (năm yếu tố) hội hợp lại: Sắc (vật chất), thụ (cảm giác),

tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức). Theo cách phân loại khác-“lục
6
tại”: địa (chất khoảng), thuỷ (chất nước), hoả (nhiệt năng), phong (hơi thở),
không (khoảng trống) và thức (ý thức). Nói một cách tổng quát thì vạn vật chỉ là
sự “hội hợp” của hai loại yếu tố là vật chất “sắc” và tinh thần “danh”. Như vậy
thì không có cái gọi là “tôi” (vô ngã).
- Quan điểm “vô thường” gắn liền với quan điểm “vô ngã”. Vô thường
nghĩa là vạn vật biến đổi vô cùng theo chu trình bất tận: Sinh – Trụ – Dị – Diệt;
chúng luôn bị cuốn vào dòng biến hoá hư ảo vô cùng theo luật “nhân quả”.
“Nhân” nhờ “duyên” mới sinh ra “quả”, “quả” nhờ “duyên” mà thành “nhân”
mới, “nhân” mới lại nhờ “duyên” mà thành “quả “ mới…; cứ như thế, vạn vật
biến đổi, hợp – tan, tan – hợp mà không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối
cùng nào cả.
- Vì không nhận thức được sự biến ảo vô thường đó nên người ta nhầm
tưởng là cái tôi tồn tại mãi, cái gì cũng là của ta nên con người cứ khát ái, tham
dục, hành động chiếm đoạt nhằm thỏa mãn những ham muốn, dục vọng đó tạo ra
những kết quả, gây nên nghiệp báo (karma), mắc vào bể khổ triền miên (sam -
sara) tức là mắc vào kiếp luân hồi.
2.1.3.2. Nhân sinh quan:
Nhân sinh quan là nội dung chủ yếu của triết lý Phật giáo nguyên thủy.
Cũng như nhiều trường phái khác của triết học Ấn Độ cổ đại, Phật giáo đặt vấn
đề tìm kiếm mục tiêu cứu cánh nhân sinh ở sự “giải thoát” (Moksa) khỏi vòng
luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvana). Tính quần
chúng của luận điểm nhân sinh Phật giáo thể hiện ở chỗ nêu cao tinh thần “bình
đẳng giác ngộ”, tức là quyền thực hiện sự giải thoát là cho tất cả mọi người mà
cao hơn nữa là của mọi “chúng sinh”. Điều này mang tính nhân bản sâu sắc, vượt
qua giới hạn đẳng cấp khắc nghiệt vốn là một truyền thống chính trị Ấn Độ cổ
đại. Nó nói lên khát vọng “tự do cho tất cả mọi người”, không thể là độc quyền
của một đẳng cấp nào, dù đó là đẳng cấp tăng lữ hay quý tộc, bình dân hay tiện
nô. Đây là lời kêu gọi gián tiếp cho quyền bình đẳng xã hội của Phật giáo, và như

7
vậy Phật giáo thật sự là một trường phái thuộc phái “không chính thống” (tức
phái cải cách) của nền tư tưởng Ấn Độ cổ đại.
Tư tưởng nổi bật tạo nên cốt lõi của quan niệm nhân sinh quan của Phật
giáo nguyên thủy là thuyết Tứ diệu đế với bốn bộ phận là khổ đế, tập đế, diệt đế
và đạo đế:
+ Khổ đế: Phật giáo cho rằng đời là bể khổ. Cái khổ ấy không ngoài 8 nỗi
khổ: Sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly (yêu mà phải chia ly), oán tăng hội (ghét mà
phải ở sốngvới nhau), sở cầu bất đắc (muốn mà không được), ngũ uẩn khổ (sự
hội tụ và xung đột của ngũ uẩn - sắc, thu, tưởng, hành, thức).
+ Nhân đế: là luận điểm giải thích những nguyên nhân sự đau khổ nơi
cuộc sống nhân sinh. Phật giáo cho rằng con người còn chìm đắm trong bể khổ
khi không thoát ra khỏi dòng sông luân hồi. Mà luân hồi là do nghiệp tạo ra. Sở
dĩ có nghiệp là do lòng ham muốn, tham lam do sự ngu dốt và si mê, nói ngắn
gọn là do Tam độc (tham, sân, si) gây ra. Ngoài ra nhân đế được diễn giải một
cách logic và cụ thể trong thuyết thập nhị nhân duyên (12 nguyên nhân dẫn đến
bể khổ): vô minh, hanh, thức, danh - sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão
- tử. Trong 12 nhân duyên ấy thì “Vô minh” là nguyên nhân thâu tóm tất cả. Bởi
vậy diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc rễ sự đau khổ nhân sinh.
+ Diệt đế: Là luận điểm về khả năng có thể tiêu diệt được sự khổ nơi cuộc
sống nhân sinh, đạt tới trạng thái Niết bàn, cứu cánh của hành động tự do. Luận
điểm này cũng bộc lộ tinh thần lạc quan tôn giáo của Phật giáo; cũng thể hiện
khát vọng nhân bản của nó muốn hướng con người đến niềm hạnh phúc “tuyệt
đối”; khát vọng chân chính của con người tới Chân – Thiện – Mỹ.
+ Đạo đế: là luận điểm về con đường thể hiện sự diệt khổ, đạt tới giải
thoát. Đó không phải là con đường sử dụng bạo lực mà là con đường “tu đạo”.
Thực chất của con đường này là hoàn thiện đạo đức cá nhân gồm 8 nguyên tắc
(bát chính đạo). Tám nguyên tắc này có thể thâu tóm vào 3 điều phải học tập, rèn
luyện là: Giới - Định - Tuệ (tức là: giữ giới luật, thực hành thiền định và khai
thông trí tuệ bát nhã). Sự giải phóng mang ý nghĩa của sự thực hiện cá nhân,

8
không mang ý nghĩa của những phong trào cách mạng hay cải cách xã hội. Đây
là nét đặc biệt của “tinh thần giải phóng nhân sinh” của Phật giáo.
I.4. Triết học Vedanta:
I.4.1. Điều kiện ra đời:
Vedanta là học thuyết triết học tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn trong hệ
thống triết học chính thống ở Ấn Độ cổ đại. Nó ra đời từ phong trào tổng thuật,
chú giải, khai thác mặt triết lý có tính chất trừu tượng, uyên áo của kinh Veda và
kinh Upanishad – học thuyết có uy thế nhất trong lịch sử tư tưởng Ấn Độ cổ đại.
I.4.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Trường phái Vedanta xuất hiện vào thế kỷ II TCN, do Badarayana khởi
xướng và Sankara phát triển, tiếp nối các tư tưởng của Upanisat, đưa ra các kiến
giải siêu hình và duy tâm về nguyên nhan hình thành thế giới (vũ trụ và vạn vật).
Nghĩa gốc của từ ngữ Vedanta là: cuối thời của các kinh Veda, tức qua
thời các Upanishad. Hình thức cổ nhất mà chúng ta được biết về triết thuyết đó –
triết thuyết lưu hành nhất ở Ấn - là kinh Brahma-sutra của Badarayana (khoảng
200 TCN), gồm 555 cách ngôn mà cách ngôn đầu tiên vạch rõ mục đích của toàn
bộ như sau: “Bây giờ, là cái ý muốn biết Brahman”. Gần một ngàn năm sau,
Gandapada soạn một cuốn chú giải các sutra đó, dạy phần bí truyền của học
thuyết cho Govinda, Govinda sau dạy lại cho Shankara. Sau cùng Shankara soạn
bộ chú giải nổi tiếng nhất, Vedanta, và thành triết gia lớn nhất của Ấn.
I.4.3. Các nét đặc trưng:
Tác phẩm Brahman - Sutra được coi là kinh điển của Vedanta, nhưng nội
dung không rõ ràng, khá mơ hồ nên có nhiều cách giải thích khác nhau.
Cách luận giải có ảnh hưởng lớn nhất là "thuyết Vedanta nhất nguyên".
Đó là triết học nhất nguyên luận duy tâm chủ quan cho rằng chỉ có Brahman, tức
ý thức thuần túy là tồn tại duy nhất, mà Brahman lại được đồng nhất với "Cái tôi"
(Atman). Thế giới vật chất không tồn tại hiện thực, hình ảnh của nó chỉ là ảo ảnh
9
do "Vô minh" sinh ra. Đại biểu cho thuyết này là Sankara, người viết chú giải

cho Brahman - Sutra.
Các phái Vedanta sau này lại giải thích Brahman - Sutra theo quan điểm
hữu thần, hay duy tâm khách quan. Họ coi Brahman là linh hồn vũ trụ, vĩnh
hằng; còn Atman là linh hồn cá thể, một bộ phận của linh hồn tối cao, tức
Thượng đế Brahman.
Hình thành vào thế kỷ thứ II TCN, do Badarayana khởi xướng và Sankara
phát triển , tiếp nối các tư tưởng của Upanisat, đưa ra các kiến giải siêu hình và
duy tâm về nguyên nhân hình thành thế giới (vũ trũ và vạn vật).
Một là, thừa nhận sự tồn tại của Brahman – linh hồn vũ trụ là thực tại tinh
thần tối cao, là bản chất, là nguồn sống vĩnh hằng, là cội nguồn chi phối mọi sự
sinh thành và hủy diệt của mọi cái trong thế giới.
Hai là, coi Atman – linh hồn cá nhân – là hiện thân của Brahman nơi thể
xác trần tục của con người và bị vây hãm, ràng buộc bởi những ham muốn nhục
dục của thể xác. Để giải thoát Atman khỏi sự vây hãm ràng buộc này, con người
(Atman) phải dốc lòng tu luyện, suy tư, chiêm nghiệm tâm linh để nhận ra bản
tính thần thánh của mình mà quay về với Brahman.
Ba là, coi thế giới vật chất chỉ là ảo ảnh do vô minh của con người mang
lại.
Phái Vêđanta chịu sự phê phán mạnh mẽ của các trường phái khác, vì vậy, nó đã
không đứng vững trước lập trường duy tâm nhất nguyên của mình. Sang thời
trung đại, nó đã chuyển dần sang lập trường nhị nguyên. Dù vậy, nó vẫn là cơ sở
triết học của giáo lý đạo Bàlamôn – Hinđu.
CHƯƠNG III - So sánh triết học Phật giáo và triết học Vedanta
10
I.5. Những điểm tương đồng
Căn cứ trên cái nhìn của triết học Phật giáo và Vedannta với tư tưởng
Veda vẫn xứng đáng là nguồn cảm hứng cho sự bộc phát những tư tưởng triết
học của dân tộc Ấn Độ. Trong một giới hạn nào đó, giữa Vedanta và Phật giáo đã
tìm thấy nhau ở những điểm chung:
I.5.1. Vấn đề trung tâm:

Cả hai nền triết học đều đưa đến một điểm then chốt, đó là việc giải quyết
vấn đề nhân sinh. Những nhà tư tưởng Vedanta đi tìm chân lý là mong tìm ra chỗ
quy hướng của kiếp người, tìm lấy một phương châm thực tiễn để quyết định cho
lẽ sống, chứ không phải họ chỉ suy tư những điều không tưởng viễn vông, do đó
mới tạo thành trung tâm điểm của tư tưởng. Vấn đề trung tâm của Phật giáo cũng
ở điểm ấy. Bởi vậy, khi nghiên cứu Phật giáo, như Khang Đức đã nói, ta phải
đứng trên lập trường thực tiễn mới có thể quan sát được chính xác.
I.5.2. Nhân sinh quan và vũ trụ quan:
Đối với việc giải quyết vấn đề nhân sinh, trong tư tưởng giới Ấn Độ cũng
có rất nhiều thuyết khác nhau, nhưng tựu trung đều quan sát quanh vấn đề “Bản
ngã”. Bản ngã là trung tâm của vũ trụ, là cuốn sách chứa đầy ý nghĩa thâm áo và
có một giá trị vô cùng cao cả. Về sau, trong tư tưởng giới Ấn Độ cũng có người
không tán thành quan niệm đó, nhưng chung quy ta không thấy một thuyết nào là
không lấy vấn đề Bản ngã làm điểm quan sát cơ bản. Thuyết “Vô ngã” của Phật
giáo, mới nhìn ta thấy có vẻ như mâu thuẫn với lập trường Bản ngã, nhưng thực
ra thì cũng chỉ giải thích Bản ngã dưới một hình thức khác mà vẫn lấy Bản ngã
làm trung tâm điểm, như thế không có gì sai biệt cả.
Từ vấn đề nhân sinh, tất nhiên lại phải tiến đến vấn đề vũ trụ, mà cái đặc
sắc về vũ trụ quan của các học phái Ấn Độ ở chỗ họ cho rằng vũ trụ là phản ảnh
rộng lớn của con người. Nói một cách khác, muốn khảo sát vũ trụ tất phải đứng
trên lập trường nhân sinh để quy định bản chất của vũ trụ. Như vậy, con người là
11
tiểu vũ trụ trong cái đại vũ trụ. Khuynh hướng ấy đã có từ ngàn xưa và được lưu
truyền qua các thế hệ dưới nhiều hình thức. Vũ trụ quan của Phật giáo cũng thừa
nhận rằng, vũ trụ chẳng qua chỉ là sản phẩm do tâm biến hiện.
I.5.3. Nghiệp lực chi phối con người:
Đối với cái sức chi phối vận mệnh con người , tuy các giáo phái Ấn Độ
lập ra nhiều nguyên lý, song bất luận nguyên lý nào cũng đều cho cái sức căn bản
đó là “Nghiệp”. Nghiệp là những hành vi thiện hay ác mà ta đã tạo tác ở kiếp
trước, rồi chất chứa trong tạng thức của ta để đến kiếp này trở thành động lực chi

phối vận mệnh của ta. Tư tưởng ấy đã hình thành và tản mát trong các kinh sách
thâm áo từ xưa, đến khi các giáo phái tranh nhau phát khởi thì đều thâu nạp tư
tưởng đó. Phật giáo tuy chủ trương thuyết Vô ngã, song cũng thừa nhận thuyết
nghiệp báo và thuyết luân hồi, điều đó cũng không ngoài trào lưu đương thời.
I.5.4. Quan niệm yếm thế và giải thoát:
Do ảnh hưởng của thuyết luân hồi mà xưa kia người ta cho rằng cõi trời là
một nơi sung sướng cao tột, song cuối cùng họ lại bảo đó không phải là một chỗ
vĩnh viễn yên vui. Từ sau thời kỳ các học phái mọc lên, trong tư tưởng giới Ấn
Độ đều có khuynh hướng yếm thế. Nhưng nói cho đúng, khuynh hướng yếm thế
không nhất định là do quan niệm luân hồi phát sinh. Nếu nói theo một ý nghĩa
khác, ta có thể cho rằng, vì người ta quá tôn sùng quan niệm lý tưởng nên mới có
khuynh hướng yếm thế. Nhưng dù sao chăng nữa thì quan niệm luân hồi cũng đã
làm khuynh hướng yếm thế biểu hiện một cách rõ rệt. Đó là một sự thật lịch sử
hiển nhiên, và kết quả của khuynh hướng ấy đã khiến cho toàn thể tư tưởng giới
Ấn Độ đi tìm sự giải thoát, nghĩa là muốn thoát khỏi cái kiếp người đầy lo âu để
đến một cảnh giới lý tưởng yên vui, bất biến. Đó cũng là lẽ tự nhiên. Cho nên nói
giải quyết vấn đề nhân sinh, bất luận theo ý nghĩa nào, đều lấy sự giải thoát làm
mục tiêu. Do đó, vấn đề giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ trở thành vấn đề trung
tâm, Phật giáo dĩ nhiên cũng không ngoài công lệ ấy.
12
I.6. Những điểm khác biệt:
I.6.1. Ý nghĩa chính trị - xã hội:
Phật giáo:
Trong xã hội Ấn Độ cổ đại thời bấy giờ, với sự thống trị của tư tưởng duy
tâm – tôn giáo Bàlamôn và chế độ phân biệt đẳng cấp rất khe khắt, nghiệt ngã.
Phật giáo ra đời là tiếng nói trong làn sóng phủ nhận uy thế của kinh Veda, phê
phán giáo lý Bàlamôn, lên án chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội; đòi tự do tư
tưởng và bình đẳng xã hội. Đó là sự thể hiện ý chí phản kháng của nhân dân lao
động chống lại những bất công trong xã hội Ấn Độ đương thời.
V ed anta:

Đại diện cho tầng lớp Tăng lữ, quý tộc, giai cấp thống trị trong xã hội Ấn
Độ cổ đại ra sức bảo vệ quyền lời cho chế độ mình, biện hộ cho giáo lý Balamon,
thừa nhận uy thế của kinh Veda.
I.6.2. Quan niệm về giá trị con người:
Phật giáo:
Về thân phận con người cũng như nói về các giai cấp, Đức Phật khẳng
định: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có đẳng cấp trong
giọt nước mắt cùng mặn. Một người được coi là quý tộc hay hạ tiện là ở nơi hành
vi của họ mà không phải ở đẳng cấp sinh ra”. Như vậy, Phật đã xác định sự bình
đẳng giữa người với người, không có ai là quý tộc và cũng không có ai là hạ tiện.
Quý tộc hay hạ tiện không phải do nơi giai cấp quy định.
Hơn thế nữa, Đức Phật luôn đề cao giá trị của con người, bất luận là nam
hay nữ. Ngài cho rằng ai cũng có thể tu tập và đạt được quả vị giác ngộ giải
thoát. Điểm đặc biệt nhất là Đức Phật tiếp nhận nữ giới vào trong giáo đoàn. Vì
Ngài thấy rõ “người nữ có khả năng thành tựu các đạo và các quả”. Có thể nói
đây là một cuộc cách mạng về giới tính đầy tính nhân văn của Phật.
13
Vedanta:
Quan niệm về giá trị con người hết sức bất công và không có sự bình
đẳng. Đây là sự phân biệt chủng tộc, màu da, cũng như về nguồn gốc xuất thân.
Những người thuộc giai cấp dưới phải tuân thủ nghiêm ngặt và phải tin tưởng
tuyệt đối vào sự an bài này. Thân phận con người không được tôn trọng như
nhau, những người thuộc giai cấp trên thì được tôn trọng tuyệt đối, còn những
người thuộc giai cấp dưới được coi là những kẻ nô lệ. Đời sống vật chất của
những người thuộc giai cấp thấp còn chưa đầy đủ, thì làm gì có cơ hội thăng hoa
trong đời sống tinh thần.
I.6.3. Quan điểm về thế giới quan:
Phật giáo:
Về thân phận con người cũng như nói về các giai cấp, Đức Phật khẳng
định: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có đẳng cấp trong

giọt nước mắt cùng mặn. Một người được coi là quý tộc hay hạ tiện là ở nơi hành
vi của họ mà không phải ở đẳng cấp sinh ra”. Như vậy, Phật đã xác định sự bình
đẳng giữa người với người, không có ai là quý tộc và cũng không có ai là hạ tiện.
Quý tộc hay hạ tiện không phải do nơi giai cấp quy định.
Hơn thế nữa, Đức Phật luôn đề cao giá trị của con người, bất luận là nam
hay nữ. Ngài cho rằng ai cũng có thể tu tập và đạt được quả vị giác ngộ giải
thoát. Điểm đặc biệt nhất là Đức Phật tiếp nhận nữ giới vào trong giáo đoàn. Vì
Ngài thấy rõ “người nữ có khả năng thành tựu các đạo và các quả”. Có thể nói
đây là một cuộc cách mạng về giới tính đầy tính nhân văn của Phật.
Vedanta:
Triết lý căn bản của Veda và Upanishad mà Vedanta lấy làm cơ sở là tư
14
tưởng cho rằng bản chất sâu xa của mọi cái tồn tại, từ đó vạn vật trong vũ trụ
nãy sinh và hòa nhập về nó khi tiêu tan, đó là Linh hồn vũ trụ tối cao Brahman.
Brahman là thực thể duy nhất, tuyệt đối, vĩnh viễn, bất diệt. Linh hồn cá biệt
Atman chỉ là sự hiện thân của Brahman trong mỗi chúng sinh. Nhưng vì Atman
thể hiện ở trong mỗi thân xác con người với cảm giác, ý chí, dục vọng nên con
người lầm tưởng rằng Linh hồn cá nhân là cái khác với Linh hồn vũ trụ tối cao.
I.6.4. Tư tưởng giải thoát:
Phật giáo
Phật giáo thì cho rằng giải thoát là trạng thái từ bỏ hết mọi tham ái, dục
vọng, chấp trước , là sự trở về sống thật với con người hằng hữu xưa nay, bất
sanh bất diệt, đạt tới cảnh trí Niết bàn với cái tâm tuyệt đối thanh tĩnh, không
vọng động, an lạc, bất sinh, bất diệt và tự do tự tại.
Tư tưởng giải thoát của phật giáo bắt nguồn từ nỗi khổ của nhân sinh. Khổ
thường biểu hiện qua hai phương diện : khổ đau về thể xác cũng như khổ đau về
tinh thần : “Sanh là khổ, già, bệnh, chết là khổ, sầu bi là khổ, ưu não là khổ, cầu
không được là khổ. Tóm lại năm thủ uẩn là khổ” . Đây là những khổ đau mà con
người phải gánh chịu.
Tất cả tam tạng kinh điển của Đức Phật đều giúp cho mọi người đạt đến

giác ngộ và giải thoát bằng con đường tu luyện đạo đức giữ nghiêm giới luật và
tu luyện tri thức, thiền định, thực nghiệm tâm linh để đạt tới giác ngộ theo “Tam
học” (giới, định, tuệ).
Vedanta:
Những hành động của con người nhằm thỏa mãn ý chí, dục vọng của mình
15
đã gây nên nghiệp báo, luân hồi, làm cho linh hồn con người, vốn bản lai thanh
tịnh trở nên lu mờ ám muội, phải lặn lội trôi dạt trong thế giới phù du, đầu thai
vào hết kiếp này sang kiếp khác, hết thân xác này sang thân xác khác. Giải thoát
chính là dứt bỏ mọi sự ràng buộc của thể xác và nhục dục với linh hồn, đưa linh
hồn bất tử trở về đồng nhất với Linh hồn vũ trụ tối cao Brahman. Con đường giải
thoát là con đường nối liền tiểu ngã tương đối với đại ngã tuyệt đối thông qua các
quá trình tu tập thiền định, và thực nghiệm tâm linh.Để thành tựu được mục tiêu
ấy, con người cần phải trải qua quá trình thực nghiệm tâm linh, phát triển trí tuệ.
16
KẾT LUẬN
Qua phân tích trên đã cho thấy giữa triết học Phật giáo và triết học Vedanta vẫn
là hai trào lưu tư tưởng với hai phương tiện khác nhau, nhưng lại giống nhau ở
mục đích. Đó là việc đem đến sự giải thoát cho con người khỏi mọi khổ đau ràng
buộc, nhưng để đạt được mục đích đó thì mỗi trào lưu dựa trên tư tưởng và giải
pháp luận của riêng mình để đưa ra những phương cách rất khác nhau như đã
phân tích ở trên. Bài tiểu luận cũng đã đưa ra một bức tranh tổng thể, cho ta cái
nhìn sâu sắc hơn về hai trường phái này.
Tư tưởng về vũ trụ quan và nhân sinh quan của Vedanta thì phong phú và
đa dạng. Nhưng cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề về thế giới và con người lại
không hiệu quả, bởi triết lý của họ mang nặng tính chất thần quyền, lễ nghi cúng
bái. Trong khi đó nền tảng triết lý của Đạo Phật lại trái ngược hẳn những gì
Vedanta từng tuyên bố. Đức Phật cho rằng vạn vật do duyên sinh nên tất cả là vô
thường, vô ngã. Lời tuyên bố ấy đã đánh dấu một bước ngoặc vô cùng trọng đại,
giải thoát nhân sinh ra khỏi các triết lý thần khải.

Đối với xã hội, Đạo Phật đã làm một cuộc cách mạng xóa bỏ tư tưởng giai
cấp đầy bất công, về phương diện tu tập thì đạo Phật chủ trương thực hành giáo
lý Trung Đạo đả phá con đường khổ hạnh Chính vì giá trị thiết thực ấy đã làm
cho Đạo Phật tồn tại mãi với thời gian như lịch sử đã ghi nhận : “Tại các nước Á
Đông, mọi nền đạo học, thần học hết sức phong phú, nhưng cho đến nay dần dần
tan biến đi để chỉ còn lại một Đạo Phật tồn tại và đại diện cho Đông Phương
trong thực tại sinh hoạt thế giới hiện nay”. Tất cả những điều này minh chứng
Đạo Phật có một bản sắc độc đáo riêng mà các triết phái khác không có được.
Dù có sai khác nhưng Phật giáo và Vedanta vẫn là suối nguồn tâm linh, đã
và đang tuôn chảy trong hàng triệu triệu trái tim của con người trên thế giới.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Mưa (2011), Triết Học Phần I – Đại Cương Về Lịch Sử Triết Học,
Lưu Hành Nội Bộ.
2. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử Triết học Đông Phương, Nxb Tp HCM.
3. Chandradhar Sharma (2005) (dịch giả: Nguyễn Kim Dân), Triết Học ấn Độ
Nghiên Cứu Và Phê Bình, NXB: Tổng Hợp Tp-HCM.
4. Doãn Chính (2012), Lịch Sử Triết Học Phương Đông, NXB: Chính Trị Quốc
Gia – Sự Thật.
5. Doãn Chính và Lương Minh Cừ (1991), Lịch Sử Triết Học ấn Độ Cổ Đại,
NXB: Đại Học Và Giáo Dục Chuyên Nghiệp.
6. Trang web: />1_17-60_14-1_15-1/
18
MỤC LỤC
Error: Reference source not found
19

×