Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

NGHIÊN CỨU VIỆC TIÊU THỤ XĂNG DẦU CÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.97 KB, 26 trang )

Dạy học dự án
MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
1. Khái niệm 2
2. Mục đích 2
3. Đặc điểm 2
4. Các bước thực hiện 3
5. Ưu điểm 3
6. Lưu ý khi dạy học theo dự án 3
II. KẾ HOẠCH BÀI DẠY 4
III. SẢN PHẨM DỰ ÁN 134
1. Nguồn gốc và thành phần cấu tạo của xăng dầu 13
1.1. Nguồn gốc của xăng 13
1.2. Cấu tạo, thành phần của xăng 13
2. Xăng khi tiêu thụ sinh ra những thành phần nào? 14
2.1. Bản chất của qua trình cháy trong động cơ xăng và các phương pháp nâng cao chất
lượng xăng 14
2.2. Các chất sinh ra trong quá trình đốt cháy động cơ và tác hại của nó. 16
3. Xăng được sử dụng trong lĩnh vực nào? Ảnh hưởng của việc sử dụng xăng trong các
lĩnh vực đó ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe như thế nào? 19
3.1. Xăng được sử dụng trong các lĩnh vực nào? 19
3.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng xăng trong các lĩnh vực đó ảnh hưởng đến môi trường và
sức khỏe con người như thế nào? 19
4. Giải pháp cho việc sử dụng xăng dầu 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………… 27
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 1
Dạy học dự án
DỰ ÁN:
VIỆC TIÊU THỤ XĂNG DẦU CÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN MÔI
TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN


1. Khái niệm
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm
vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể
giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá
trình học tập. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của dạy học theo dự án.
2. Mục đích
-
Tất cả các nội dung của môn học đều hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội
dung học
-
Rèn luyện cho người học phát triển kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan
đến nội dung học tập và cuộc sống.
-
Rèn luyện cho người học nhiều khả năng: tổ chức kiến thức, kỹ năng sống, làm việc
theo nhóm.
-
Giúp người học nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập
và tạo ra sản phẩm.
3. Đặc điểm
-
Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học.
-
Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn.
-
Dự án được định hướng theo Bộ câu hỏi khung chương trình.
-
Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên.
-
Dự án có liên hệ với thực tế.
-

Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm hoặc quá trình thực hiện.
-
Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của học sinh.
-
Kỹ năng tư duy là không thể thiếu trong làm việc theo dự án .
-
Chiến lược dạy học đa dạng hỗ trợ phong cách học đa dạng.
4. Các bước thực hiện
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 2
Dạy học dự án
-
Bước 1: Sáng kiến dự án
-
Bước 2: Phác họa về dự án
-
Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện
-
Bước 4: Thực hiện dự án
-
Bước 5: Trình bày kết quả
-
Bước 6: Thông báo
-
Bước 7: Giao lưu tương hỗ
5. Ưu điểm
-
Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
-
Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
-

Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm.
-
Phát triển khả năng sáng tạo.
-
Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp.
-
Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn.
-
Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc.
-
Phát triển năng lực đánh giá.
Học theo dự án có những ưu điểm nổi bật là: Tập trung vào một câu hỏi lớn hoặc một
vấn đề quan trọng; có thể bao gồm nhiều quan điểm liên quan tới nhiều bộ môn khác nhau;
là cơ hội đưa ra sáng kiến và thực hiện nhiều hoạt động khác nhau; dựa trên các thông tin có
thể tiếp cận được; đòi hỏi thực hiện trong một thời gian nhất định; phát huy sự hợp tác.
6. Lưu ý khi dạy học theo dự án
-
Dạy học theo dự án không phù hợp trong việc truyền thụ tri thức lý thuyết mang tính
hệ thống cũng như rèn luyện hệ thống kỹ năng cơ bản;
-
Dạy học theo dự án đòi hỏi nhiều thời gian. Vì vậy dạy học theo dự án không thay thế
cho PP thuyết trình và luyện tập, mà là hình thức dạy học bổ sung cần thiết cho các
PPDH truyền thống.
-
Dạy học theo dự án đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
II. KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 3
Dạy học dự án
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Người soạn bài:

Hä vµ tªn:
Nguyễn Việt Dũng ( )
Lương Thị Huế ( )
Đinh Thị Mơ ( )
Nguyễn Thị Thắm ( )
Vũ Thị Vân ( )
Nhóm
11
Lớp
K54 Sư phạm Hóa
Tªn trêng:
Trường Đại học Giáo dục
Tên giảng viên Vũ Phương Liên
Tæng quan bµi d¹y
Tªn KÕ ho¹ch bµi d¹y
NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN
C¸c c©u hái khung ch¬ng tr×nh
Câu hỏi khái quát
Để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, chúng ta
cần có những hành động thiết thực như thế nào?
Câu hỏi bài học
1. Việc tiêu thụ xăng gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng tới sức khỏe con người như thế nào?
2. Giải pháp cho việc sử dụng xăng dầu hiện nay là
gì?
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 4
Dạy học dự án
Câu hỏi nội dung
1. Xăng có nguồn gốc từ đâu và có thành phần cấu
tạo như thế nào?

2. Xăng khi được đốt cháy trong động cơ sinh ra
những thành phần nào? Thành phần nào có lợi,
thành phần nào có hại?
3. Xăng được sử dụng trong những lĩnh vực nào và
trong từng lĩnh vực đó nó có ảnh hưởng đến môi
trường, sức khỏe con người, động vật, thực vật
như thế nào?
4. Từ việc tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng
xăng đưa ra khuyến cáo về hàm lượng các nguyên
tố, các thành phần trong xăng như thế có phù hợp
không? Hay phải thêm các thành phần gì, loại
bỏ thành phần gì? Có nên sử dụng xăng thường
xuyên hay không? Sử dụng nhiên liệu hay động
cơ khác thay thế được không?
Tãm t¾t bµi d¹y:
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người bị ảnh hưởng do việc tiêu thụ
xăng dầu đang rất trầm trọng. Một phần là do đã có một lượng xăng pha chì bán ra trong
thị trường. Vậy thành phần cấu tạo của xăng là như thế nào, nó có nguồn gốc từ đâu, tại
sao người ta lại pha chì vào trong xăng mà khi sử dụng và tiêu thụ lại có những tác động
đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người? Và có thể sử dụng nguồn nhiên
liệu nào thay thế cho xăng để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đó.
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 5
Dy hc d ỏn
Lĩnh vực môn học: hãy đánh dấu vào (các) chủ đề mà bài dạy của bạn hớng tới
Kinh doanh Sân khấu điện ảnh
Húa hc
Cơ khí Ngoại ngữ Khác
Kinh tế nội địa Kỹ thuật công nghiệp
Văn Toán
Nhạc Giáo dục thể chất

Học nghề Khoa học
Các môn xã hội Công nghệ
Cấp/lớp: hãy đánh dấu vào (các) ô mà bài dạy của bạn hớng tới
Lớp 1-2 Lớp 3-5
Lớp 6-9 Lớp 10-12
Lớp học ngoại ngữ là tiếng Anh Học sinh đặc biệt
Học sinh chuyên/năng khiếu Khác
Nhúm 11 K54 S phm Húa 6
Chun ni dung v quy chun
1. Kin thc:
- Trỡnh by ngun gc, thnh phn cu to ca xng.
- Lit kờ c nhng thnh phn cú li, thnh phn cú hi khi t chỏy xng trong
ng c.
- T vic tỡm hiu nh hng ca vic s dng xng a ra khuyn cỏo v hm lng
cỏc nguyờn t, cỏc thnh phn trong xng.
- Trỡnh by c nhiờn liu khỏc thay th xng.
2. K nng:
- Nhn nh c v thc trng tiờu th xng du v nh hng ca nú n mụi
trng, sc khe con ngi, ng vt, thc vt.
- ng dng cụng ngh thụng tin tỡm thụng tin t liu v cỏc lnh vc s dng xng
du.
- ng dng cụng ngh thụng tin thit k k hoch ý tng.
- Giao tip v hp tỏc.
- Sỏng to trong gii quyt vn .
- T duy c lp v t duy bc cao.
3. Thỏi :
- Thy c tm quan trng ca vic s dng xng du ỳng mc.
- Cú ý thc bo v mụi trng, s dng tit kim ngun ti nguyờn.
Dạy học dự án
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 7

Các bước tiến hành
1. Chuẩn bị bài dạy
-
Giáo viên xác định các kiến thức từ SGK và các tài liệu khác.
-
Chuẩn bị kế hoạch chia lớp học sinh thành 4 nhóm nhỏ thực hiện nhiệm vụ cụ thể
như sau:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về: Nguồn gốc và thành phần cấu tạo của xăng dầu
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về: Xăng khi tiêu thụ gây ra những thành phần nào?
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về: Xăng được sử dụng trong lĩnh vực nào? Ảnh hưởng của
việc sử dụng xăng trong các lĩnh vực đó ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe như
thế nào?
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về: Giải pháp cho việc sử dụng xăng dầu.
- Chuẩn bị hồ sơ bài dạy (kế hoạch bài dạy, tiêu chí đánh giá, tài liệu hỗ trợ cho học
sinh).
- Phát phiếu khảo sát nhu cầu HS để tìm hiểu nhu cầu HS.
- Hướng dẫn trình bày sản phẩm nhóm: Trình bày bằng powerpoint
2. Tiến hành bài dạy
-
Giáo viên giới thiệu bài dạy
-
Chia nhóm học sinh lên trình bày nhiệm vụ của từng nhóm.
-
Nhận xét, đánh giá
3. Sau bài dạy
-
Tổ chức cho học sinh báo cáo từng phần của bài, sau đó đánh giá cho từng nhóm
học sinh
-
Giáo viên công bố kết quả đánh giá cho từng nhóm, trao đổi thông tin với học sinh,

chính xác hóa các kiến thức
-
Hoàn thành các thủ tục khác.
Ước tính thời gian cần thiết
Thời gian trên lớp 3 tiết
Thời gian về nhà 4 tuần
Kỹ năng cần có
Truy cập, trao đổi thông tin qua mạng, có kĩ năng tìm và xử lí thông tin, kĩ năng giao tiếp,
hợp tác nhóm, kĩ năng xác định vấn đề và giải quyết vấn đề, có óc thẩm mỹ và trí tưởng
tượng phong phú và khả năng sáng tạo.
Dạy học dự án
Thiết bị và nguồn tài liệu tham khảo
Công nghệ - Phần cứng (Đánh dấu vào những thiết bị cần thiết)
Máy quay
Máy tính
Máy ảnh kỹ thuật số
Đầu đĩa DVD
Kết nối Internet
Đĩa Laser
Máy in
Máy chiếu
Máy quét ảnh
TiVi
Đầu máy VCR
Máy quay phim
Thiết bị hội thảo
Video
Thiết bị khác
Công nghệ - Phần mềm (Đánh dấu vào những phần mềm cần thiết)
Cơ sở dữ liệu/ bảng tính

Ấn phẩm
Phần mềm thư điện tử
Bách khoa toàn thư trên
đĩa CD
Phần mềm xử lý ảnh
Trình duyệt Web
Đa phương tiện
Phần mềm thiết kế
Web
Hệ soạn thảo văn
bản
Phần mềm khác
Tµi liÖu in s½n
Sách giáo khoa hóa học 11 chương trình nâng cao, sách tài liệu
chuyên hoá học, đề cương, hướng dẫn thực hành phòng Lab
Hỗ trợ
Máy vi tính, máy ảnh kĩ thuật số…
Tµi nguyªn internet
1. yeumoitruong.com
2. vietnamexpress.net
3. youtube.com
4. sciencedirect.com
5. vietbao.vn
6. LenDuong.vn.
7. www_entrepreneurstoolkit_org.mht.
8. www.congnghedaukhi.com
Kh¸c
Khách mời, người hướng dẫn, chuyến đi thực tế, học sinh lớp
khác, phụ huynh…
Điều chỉnh cho các đối tượng học khác nhau

Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 8
Dạy học dự án
Học sinh tiếp thu
chậm
Phân công các cặp giúp đỡ để giúp học sinh tiếp thu chậm tham
gia thực hiện dự án ở mức độ nhất định. Ví dụ: nhóm nghiên cứu
sách giáo khoa trả lời các câu hỏi nội dung, câu hỏi bài học; đóng
vai trò phụ tá trong các công việc khảo sát thực tế; tham gia chuẩn
bị cơ sở vật chất trong các khâu tiến hành.
Học sinh năng khiếu
Hướng HS vào những công việc có tính chất tư duy, tổng hợp,
khái quát cao, cụ thể: Giao nhiệm vụ nhóm trưởng; lập kế hoạch
hoạt động; tổng hợp tài liệu để giải quyết các vấn đề, câu hỏi khó;
nghiên cứu nguồn tài nguyên tiếng Anh; tích hợp công nghệ vào
các sản phẩm trình bày.
Đánh giá học sinh
-
Trước khi bắt đầu dự án:
+ Biên bản phân công.
+ Kế hoạch thực hiện.
-
Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc
+ Bản trình chiếu
+ Bài viết trang
+ Tự đánh giá làm việc nhóm
-
Sau khi hoàn tất dự án
+ Hồ sơ dự án
+ Trình bày dự án
+ Rurbics

+ Tự đánh giá phần trình bày
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 9
Dạy học dự án
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP
Đề tài nghiên cứu: VIỆC TIÊU THỤ XĂNG DẦU CÓ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO
ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
1. Nhóm…………………………………… Lớp…………………………………….
2. Thông tin thành viên
3. Đăng kí nhiệm vụ:
Nhóm chia các thành viên thành 4 nhóm nhỏ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nguồn gốc và thành phần cấu tạo của xăng dầu
- Xăng khi tiêu thụ gây ra những thành phần nào?
- Xăng được sử dụng trong lĩnh vực nào? Ảnh hưởng của việc sử dụng xăng trong các lĩnh
vực đó ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe như thế nào?
- Giải pháp cho việc sử dụng xăng dầu.
4. Thời gian làm việc với giáo viên
-
Lần 1: tiết 1
Thời gian:
Địa điểm:
Nội dung trao đổi: nghe hướng dẫn của giáo viên
-
Lần 2: tiết 2
Thời gian:
Địa điểm:
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 10
Dạy học dự án
Nội dung trao đổi: nhóm trình bày sản phẩm thu được, nghe giáo viên góp ý, bổ sung để
sửa chữa.
-

Lần 3: tiết 3
Thời gian:
Địa điểm:
Nội dung trao đổi: học sinh trình bày sản phẩm của mình, giáo viên chấm điểm, có những
nhận xét, đánh giá, tổng kết, rút ra bài học đạt được sau khi làm dự án này.
5. Ghi chú (Nguyện vọng, cam kết)

Hà Nội, ngày… tháng … năm …
Chữ kí của giáo viên Chữ kí của nhóm trưởng
Rubrics 1:
HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM HỒ SƠ DỰ ÁN
NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN
STT Mức điểm
Nội dung
Điểm tối đa Điểm đạt được
1 Tiêu đề trang tiêu đề và tên nhóm 5
2
Lí thuyết:
Trình bày được tất cả các kiến thức liên
quan.
10
Nguồn gốc và thành phần cấu tạo của xăng
dầu
10
Xăng khi tiêu thụ gây ra những thành phần
nào?
5
Ứng dụng của xăng trong các lĩnh vực đời
sống và ảnh hưởng của nó tới môi trường
và sức khỏe con người

5
Giải pháp cho việc sử dụng xăng dầu và ý
thức bảo vệ môi trường.
5
Ý tưởng tuyên truyền sáng tạo, độc đáo 25
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 11
Dạy học dự án
3 Hình thức tập hồ sơ dự án:
Trình bày đẹp, logic giữa các nội dung.
10
Hình ảnh phong phú, đẹp , sử dụng hợp lí. 10
Ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng 5
4 Tài liệu tham khảo:
Tham khỏa ít nhất 3 trang web. 5
Tham khảo ít nhất 3 giáo trình về quy trình
và khai thác dầu mỏ
5
Tổng 100
Rubrics 2:
PowerPoint Rubric
4 3 2 1
Bài trình diễn Thu hút,
hấp dẫn.
Mang tính
chuyên
nghiệp
Được
chuẩn bị
tốt
Khá hấp dẫn

Có sự chuẩn
bị
Trình bày tốt
Ít thu hút
Ít có sự chuẩn
bị
Trình bày hơi
khó nghe
Không thu
hút
Không có sự
chuẩn bị
Trình bày rất
khó nghe và
khó hiểu
Chuyển đổi Chuyển
đổi tốt và
làm nổi bật
nội dung
Chuyển đổi
tốt và chưa
làm nổi bật
hết nội dung
Có chuyển
đổi, nhưng
nội dung
không liên kết
với nhau
Không có
chuyển đổi

Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 12
Dạy học dự án
Phông chữ và
tranh ảnh
Phông chữ
dễ đọc
Sử dụng
chính xác
tranh ảnh
Hình ảnh
được lựa
chọn kỹ
càng
Phông chữ
khá rõ ràng
Một số tranh
ảnh không
đúng
Sử dụng các
hình ảnh từ
Internet hoặc
thư viện ảnh
Có một số
phông chữ
khó nhìn
Nhiều tranh
ảnh không
chính xác
Phông chữ rất
khó đọc

Không có
tranh ảnh
III. SẢN PHẨM DỰ ÁN
1. Nguồn gốc và thành phần cấu tạo của xăng dầu
1.1. Nguồn gốc của xăng
Xăng là sản phẩm của quá trình chưng cất dầu thô. Dầu mỏ là những hỗn hợp phức tạp
có thành phần định tính định lượng rất khác nhau tùy theo nguồn gốc của nó, nên để sử dụng
tiện lợi và hiệu quả cần chế biến nó thành những sản phẩm sao cho mỗi sản phẩm dùng
trong máy móc thiết bị cùng loại và nhằm cùng một mục đích phải có những đặc tính kĩ
thuật tương đối cố định dù chúng được sản xuất từ những mỏ dầu khác nhau, bằng cách này
hay cách khác. Trong các sản phẩm của dầu mỏ thì xăng có ứng dụng quan trọng nhất. Có
thể nói hầu hết các phương pháp chế biến trong dầu mỏ hiện nay đều chủ yếu tập trung nâng
cao chất lượng và sản lượng xăng. Xăng có thể thu được từ quá trình chưng cất trực tiếp
dầu thô ở nhiệt độ sôi nhỏ hơn 180
0
C bao gồm các thành phần từ C
5
-C
10
, C
11
. Ngoài ra xăng
cũng được sản xuất từ các quá trình cracking, reforming, đồng phân hóa, ankyl hóa…
1.2. Cấu tạo, thành phần của xăng
Với khoảng nhiệt độ sôi dưới 180
o
C, phân đoạn xăng bao gồm các hydrocacbon từ
C
5
-C

10
, C
11
. Các hidrocacbon bao gồm chủ yếu 3 loại parafin, các vòng no napten và các
hidrocacbon thơm. Đây là những hợp chất đóng vai trò làm xăng. Tuy nhiên thành phần số
lượng các hidrocacbon rất khác nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc dầu thô ban đầu. Chẳng hạn
từ họ dầu parafinic sẽ thu được xăng chứa chủ yếu parafin, còn từ dầu naphtenic sẽ thu được
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 13
Dạy học dự án
xăng có nhiều các cấu tử vòng naphten, các hidrocacbon thơm (aromatic) thường có rất ít
trong xăng. Dưới đây là những hidrocacbon thông dụng nhất trong xăng:
Ngoài các hidrocacbon trong xăng còn có các hợp chất phi hidrocacbon, đó là các hợp
chất ngoài C, H thì trong phân tử còn chứa các dị nguyên tố lưu huỳnh, nito, oxy. Các hợp
chất chứa lưu huỳnh thường ở dạng hợp chất không bền, chủ yếu là mercaptan (RSH). Các
chất chứa nito chủ yếu ở dang pyridin, còn các chất chứa oxy rất ít thường ở dạng phenol và
đồng đẳng. Những hợp chất phi hidrocacbon mặc dù thành phần nguyên tố không lớn nhưng
chúng lại tạo ra các hợp chất có hại cho động cơ xăng, có hại cho môi trường và sức khoẻ
con người trong quá trình sử dụng.
2. Xăng khi tiêu thụ sinh ra những thành phần nào?
2.1. Bản chất của qua trình cháy trong động cơ xăng và các phương pháp nâng cao
chất lượng xăng
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 14
Dạy học dự án
Bản chất của động cơ xăng: là một kiểu động cơ đốt trong, nhằm thực hiện sự chuyển
hóa năng lượng hóa học của nhiên liệu khi cháy thành năng lượng dưới dạng chuyển động
quay.
Như đã biết khi nghiên cứu về động cơ đốt trong thì tỉ số nén của động cơ là chỉ số quan
trọng nhất quyết định sự hoạt động của đông cơ. Tỉ số nén của động cơ sẽ xác định chỉ số
Octane của nhiên liệu dành cho nó. Nếu chúng ta muốn tăng mã lực của động cơ, chỉ bằng
cách thay đổi nhiên liệu, chúng ta phải chọn loại xăng nào có chỉ số Octane cao, tức tỉ số

chịu nén cao. Tóm lại, động cơ sẽ hoạt động tối hảo ở tỉ số nén cao nhất của nó, sẽ đòi hỏi
nhiên liệu tốt hơn, với chỉ số Octane cao. Để tăng chỉ số Octane người ta thêm vào xăng một
số chất phụ gia.
Trong thời gian đầu của ngành công nghiệp chế tạo nguyên liệu các nhà hóa học đã tìm
ra rằng nếu cho thêm chất phụ gia là Tetra-Ethyl Chì (tetraethyl lead - TEL) vào trong xăng,
sẽ làm tăng chỉ số Octane của xăng lên một cách “trên cả tuyệt vời”. Các loại xăng rẻ tiền,
chỉ cần cho vào một ít phụ gia này, là có tỉ số chịu nén tăng lên rất cao, tương tự như loại
xăng có chỉ số Octane lớn. Điều này dẫn đến là “xăng có chì” (leaded gasoline), đã một thời
được bán rộng rãi trên khắp thế giới.
Một loại chất phụ gia được dùng phổ biến khác trong xăng, đó là chất MTBE – Methyl
Tertiary Butyl Ether, một hợp chất được tạo ra từ rượu Methanol. Chất này được cho
vào xăng với 2 công dụng: Làm tăng chỉ số Octane và là chất cung cấp thêm Oxygen
(oxygenate) cho phản ứng nổ trong buồng đốt của động cơ. Với đặc tính thứ 2, chất MTBE
là chất phụ gia lý tưởng vì giúp đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu, tăng công suất máy, giảm
lượng hydrocarbon dư, mà đồng thời cũng giảm lượng khí Carbon Mono-oxide (CO) thải
ra khí quyển. Chất MTBE được bắt đầu cho vào xăng sau khi đạo luật về Khí Quyển Sạch
(Clean Air Act) ra đời vào năm 1990, đã chấm dứt việc sử dụng phụ gia chì. Qui định của
đạo luật này cũng chỉ cho phép tỉ lệ của chất phụ gia MTBE trong xăng là 10 -15%.
Hợp chất để có thể thay thế MTBE trong xăng mà không gây độc hại gì là rượu Ethanol
thông dụng. Tuy nhiên,Etanol là chất có giá thành khá cao để pha trộn vào xăng.
2.2. Các chất sinh ra trong quá trình đốt cháy động cơ và tác hại của nó.
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 15
Dạy học dự án
Khi cho thêm phụ gia “Tetra-Ethyl Chì” vào xăng đã xãy ra các hiệu ứng phụ độc
hại như sau:
- Bầu khí quyển trên hành tinh của chúng ta chẳng bao lâu được phát hiện là có một
màn mỏng bụi chì bao phủ. Và như đã biết chì rất độc cho rất nhiều loài sinh vật sống trên
trái đất, trong đó có chính chúng ta.
- Khả năng làm tăng chỉ số Octane được giải thích là do tác dụng phá hủy các hợp
chất trung gian hoạt động (peroxit ,hidroperoxit) và do đó làm giảm khả năng bị cháy kích

nổ.Cơ chế dùng phụ gia chì như sau :
+ Phân hủy TEL trong động cơ :
Pb(C
2
H
5
)
4
→ Pb +C
2
H
5
*
Pb + O
2
→PbO
2
+ Tạo chất không hoạt động :
R-CH
3
+O
2
→ RCH
2
OOH (chất hoạt động )
RCH
2
OOH + PbO
2
→ RCHO + PbO +H

2
O +1/2 O
2
(chất không hoạt động)
- Kết quả là biến các peoxit hoạt động thành các andehit bền vững ,làm giảm khả
năng cháy kích nổ. Nhưng đồng thời PbO

kết tủa sẽ bám trên thành xilanh, ống dẫn, làm tắc
đường nhiên liệu và tăng độ mài mòn. Do vậy người ta dùng các chất mang để đưa PbO ra
ngoài. Các chất mang hay dùng là C
2
H
5
Br hoặc C
2
H
5
Cl, cơ chế tác dụng như sau :
C
2
H
5
Br = C
2
H
4
+ HBr
2 HBr + PbO =PbBr
2
+ H

2
O
- Các sản phẩm PbBr
2
, H
2
O là chất lỏng có nhiệt độ sôi thấp sẽ bốc hơi và được khí
thải đưa ra ngoài. Nhờ quá trình lắng đọng mà nó tích tụ trong bụi đường và chất rắn, nó đi
vào cơ thể theo con đường hô hấp hoặc ăn uống.
- Chất Tetraethyl Chì sau khi ra khỏi buồng đốt đã tạo ra một lớp chì áo bọc các
kim loại như Cesi, Sắt, Mangan, Niken… của bộ Xúc Tác Chuyển Đổi Khí Độc (catalytic
converter) ở bên trong ống xả, và làm vô hiệu hóa nhanh chóng bộ phận này. Khi chất phụ
gia chứa chì này bị cấm không được sử dụng nữa, xăng đã đồng loạt tăng giá, bởi vì các nhà
máy lọc dầu không còn có thể sản xuất xăng rẻ tiền với chỉ số Octane thấp được nữa (tại Bắc
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 16
Dạy học dự án
Mỹ và một số nước châu Âu xăng chứa chì bị cấm sử dụng vào đầu thập niên 1990).
Chất MTBE này cũng chẳng mấy tốt lành cho sức khỏe con người, vì nó được coi
là chất gây ung thư (carcinogenic). MTBE tan rất dễ trong nước, và nếu xăng có chứa chất
này bị dò rỉ ra môi trường, nó có thể ngấm xuống các mạch nước ngầm làm ô nhiễm các
giếng nước.
- Có 2 vấn đề gây ô nhiễm môi trường do xăng tạo ra khi cháy trong động cơ. Vấn
đề đầu tiên liên quan đến khói bụi và ảnh hưởng đến tầng ozone ở những thành phố lớn. Vấn
đề thứ hai liên quan đến khí carbonic và “các loại khí nhà kính”. Thật ra, một cách lý tưởng
là xăng sẽ cháy hoàn toàn trong buồng đốt (cylinder), chỉ tạo ra hơi nước và khí carbonic
(CO2) mà thôi. Nhưng chẳng may động cơ đốt trong không được hoàn hảo lắm, khi đốt cháy
xăng trong buồng nổ (cylinder), nó cũng tạo ra các loại khí sau, rất độc hại:
• Khí Carbon Monoxide (CO), là một loại khí độc chết người
• Các loại khí Nitrogen oxide, như NO, NO2, tạo ra các đám sương màu cam bao phủ các đô
thị lớn, và là tác nhân chính gây mưa acid.

• Các loại hydrocarbon chưa cháy hết trong buồng đốt động cơ và bị thải ra. Đây là nguyên
nhân tác hại chính đến tầng ozone.
- Bộ Xúc Tác Chuyển Đổi khí thải độc thành vô hại (catalytic converter) ở các ống xả của
xe hơi (đáng lẽ cũng nên có ở xe máy, nhất là tại VN với lượng xe máy lưu thông rất lớn), sẽ
giúp hạn chế sự ô nhiễm này. Tuy nhiên, cho đến nay các công ty sản xuất xe hơi vẫn chưa
đầu tư nghiên cứu hoàn thiện đúng mức bộ Xúc Tác Chuyển Đổi. Và do vậy sự ô nhiễm gây
ra bởi các loại ô tô, xe máy và các nhà máy nhiệt điện chạy bằng xăng dầu, vẫn là đề tài gây
bức xúc cho người dân ở các đô thị lớn trên toàn thế giới.
- Nhưng giả sử, xăng cháy hoàn toàn trong buồng đốt thì nó sẽ chỉ tạo ra hơi nước và khí
Cacbonic – CO
2
. Khí Carbonic này, nếu ở một lượng lớn, vẫn tạo ra vấn đề đối với môi
trường sống trên trái đất. Theo công thức cấu tạo C
n
H
2n+2
, khối lượng của hydrocarbon chủ
yếu là khối lượng của các nguyên tử C. Một gallon xăng (3,85 lít) khi bị đốt cháy hoàn toàn
sẽ sinh ra 2,5 kg khí Cacbonic và thải vào khí quyển. Nếu chỉ tính riêng một mình nước Mỹ
không thôi, cũng đã thải ra khoảng 900.000 tấn khí Cacbonic trong một ngày, từ lượng xe
lưu thông và các nhà máy nhiệt điện. Con số này là con số khổng lồ, nhưng chúng ta không
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 17
Dạy học dự án
hoàn toàn ý thức được sự tác hại của nó lên đời sống của chính chúng ta. Cacbonic, CO
2

một loại khí nhà kính. Chính nó góp phần tạo nên biến đổi khí hậu đột ngột trên hành tinh
này. Hệ quả là mực nước biển dâng cao hơn, gây ngập lụt các miền duyên hải và diện tích
canh tác trồng trọt, hay sinh sống của con người và các loài sinh vật khác bị giảm thiểu. Và
hệ lụy gây ra bởi xăng và động cơ đốt trong cho môi trường, vẫn chưa dừng lại ở đó. Nhiều

tác hại vẫn đang còn tiềm tàng, chưa được khám phá hết. Sau cùng, ảnh hưởng của xăng dầu
đối với nền kinh tế và chính trị của các quốc gia. Giá xăng dầu liên tục tăng trong những
thập niên gần đây là một trong những nguyên nhân gây bất ổn về kinh tế cũng như chính
trị của thế giới nói chung. Nguyên nhân chủ yếu, đó là các hoạt động chính của xã hội loài
người hiện đại quá lệ thuộc vào nguồn tài nguyên dầu mỏ; xăng dầu tựa như là nguồn năng
lượng tạo ra nền văn minh và chính trị hiện đại của thế giới. Bao lâu chúng ta chưa tìm được
phương thức để cân bằng được một cách hợp lý giữa sử dụng xăng dầu và các nguồn năng
lượng khác, nền kinh tế và chính trị của thế giới sẽ vẫn đối mặt với các vấn đề đã và đang
xảy ra như nhưng thách thức.
3. Xăng được sử dụng trong lĩnh vực nào? Ảnh hưởng của việc sử dụng xăng trong các
lĩnh vực đó ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe như thế nào?
3.1. Xăng được sử dụng trong các lĩnh vực nào?
Tất cả các ngành trong nền kinh tế đều liên quan đến xăng. Từ công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt dân cư,… đều cần nguyên liệu từ xăng và các chế phẩm
khác từ dầu mỏ. Xăng cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dân
sinh, an ninh quốc phòng; là yếu tố quan trong thúc đấy phát triển kinh tế mỗi quốc gia.
Các quốc gia trên thế giới đều có nhu cầu tiêu thụ xăng rất lớn, lượng tiêu thụ bình quân
đầu người cao thuộc các nước có nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân là do kinh tế ngày các
phát triển, các lĩnh vực sản xuất, vận tải,công nghiệp… càng cần tiêu thụ nhiều. Hơn nữa
mức sống của người dân tang cao làm tăng nhu cầu sử dụng các trang thiết bị hiện đại sử
dụng năng lượng hoặc các phương tiện giao thông cho đi lại và du lịch
3.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng xăng trong các lĩnh vực đó ảnh hưởng đến môi
trường và sức khỏe con người như thế nào?
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 18
Dạy học dự án
Có thể nói xăng như máu huyết của nền kinh tế, khi sự lưu thông máu huyết này bị ách
tắc hoặc thay đổi bất thường thì chắc chắn các bộ phận khác của nền kinh tế từ đó mà bất ổn
định theo. Một quốc gia mà đảm bảo được nhu cầu xăng là một quốc gia có sức mạnh nền
kinh tế.
Ảnh hưởng của xăng tới các lĩnh vực vô cùng quan trọng. Xăng cung cấp năng lượng để

máy móc hoạt động
a . Ô nhiễm môi trường
- Khi nhiên liệu bị đốt cháy trong động cơ ở nhiệt độ cao thì TEL sẽ phân ly, đốt cháy tác
dụng với oxi tạo ra các hợp chất chì vô cơ và hữu cơ dễ bay hơi khuếch tán vào khí quyển.
Nhờ chuyển động của các dòng khí trong lớp khí quyển thấp,các hợp chất chì, bụi chì được
phán tán ra trên khu vực rộng lớn. Thời gian lưu trung bình của các hợp chất chì trong
không khí là 14 ngày sau đó nhờ quá trình sa lắng khô hay ướt các hợp chất, bụi này được
giử lại trên bề mặt thạch quyển hay đi vào thuỷ quyển.
- Trên mặt đất bụi chì bám trên bề mặt thực vật cản trở quá trình quang hợp. Chì trong đất
hầu như tồn tại vĩnh cửu, các chất hữu cơ trong đất giử lại chì rất hiệu quả do dó lảm nhiễm
bẩn nặng đất (300-500 ppm).
Trong thuỷ quyển các hợp chất chì tồn tại ở dạng kết tủa hay bị hydrat hoá, các phản ứng
hoà tan, hợp chất huyền phù…được hấp thụ một phần bởi thực vật thuỷ sinh (rau muống,
rau nhút ) tích tụ trong đó và thông qua chuổi thức ăn vào cơ thể con người.
PbO + 2OH
-
+ H2O → Pb(OH)
4
2-

3Pb + 8HNO
3
→ 3Pb(NO
3
)
2
+ 2NO + 4H
2
O
Nước ngầm chứa ít chì hơn(0,01mg/l), nước biển chứa 0,03µg/l. Trong nước cấp chảy qua

các đường ống dẫn bằng chì có thể thấy lượng chì trong nước lên tới 100 µg/l. Các hợp chất
Pb ở dạng hòa tan hay huyền phù sẽ theo dòng chảy ra biển. Một phần đáng kể hợp chất chì
đi vào cơ thể sống theo dây chuyền thực phẩm hoặc được giữ lại ở lớp trầm tích. Nước ngọt
chứa chì chủ yếu ở dạng các phức cacbonat, nuớc biển chứa hợp chất chì chủ yếu ở dạng
phức clorua, trong khi trong nước của đất, chì lại ở dạng phức của các axit humic hoặc
fulvic.
Cùng với chì được thải ra còn có nhiều khí khác CO, SOx, NOx, H2S, VOC, các hợp chất
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 19
Dạy học dự án
hữu cơ, halogen. Các khí này là các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí và có ảnh
hưởng đến sức khoẻ sinh vật.
b. Tác động đến sức khoẻ
Chì có thể vào cơ thể từ không khí theo đường hô hấp vào phổi rồi mau chóng chuyển sang
máu, theo thức ăn qua đường tiêu hoá được hấp thụ qua ruột non rồi vào máu.
Hàm lượng chì hấp thụ vào máu tuỳ thuộc vào tuổi lượng thức ăn trong dạ dày. Khi no, chỉ
có 6% chì hấp thụ vào máu, còn lúc đói có tới 60% chì vào máu.Trẻ em hấp thụ sang máu
nhiều hơn người lớn. Qua da đặc biệt là các vùng da trầy xước, tuy nhiên ít xảy ra.Từ máu
chì được chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Phần lớn người dân thành thị bị hấp thụ chì
qua ăn uống (200-300mg/ngày), nước và từ không khí 10-15mg/ngày. Từ tổng số chì hấp
thụ này thì có 200mg chì được tách còn 25mg được giữ lại trong xương.
Chì bám vào tế bào hồng cầu theo các mạch máu đến các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là chì
vô cơ vào các mô mềm, răng, xương. Chì hữu cơ có thể hoà tan trong lipit thành phần cấu
tạo vỏ tế bào do đó có thể xâm nhập vào trong tế bào gây nguy hại cho não. Chì có thể tồn
tại trong cơ thể 25-40 ngày cá biệt có thể đến hàng chục năm tuỳ cơ quan và độ tuổi.
Tác dụng sinh hoá chủ yếu của chì là tác động cuả nó tới quá trình tổng hợp máu dẫn đến
phá vỡ hồng cầu. Mỗi đơn vị con của hemoglobin là một protein cấu trúc hình cầu với nhóm
heme - nhóm thay thế chúa nguyên tố sắt đảm nhiệm cho việc gắn oxy. Bình thường quá
trình tổng hợp heme xảy ra như sau:
Bước 1: Tổng hợp δ-aminolevulinic acid từ phản ứng kết hợp 1 phân tử glycine và 1 phân tử
succunylCoA bởi enzym kết hợp pyridoxal phosphate.

Bước 2: Hai phân tử δ-aminolevulinic acid chuyển hoá thành porphobilinogen nhờ xúc tác là
enzym δ-aninolevulinate dehydratase.
Bước 3: Bốn phân tử porphobilinogen nhờ các enzym uroporphyrinogen I, II, III, IX tạo
linear tetrapyrrole. Fe gắn vào linear tetrapyrrole tạo heme có màu đỏ nhờ enzym
ferrochelatase.
Chì ức chế một số enzym quan trọng của quá trình tạo máu do sự tích luỹ các hợp chất trung
gian của quá trình trao đổi chất. Enzym ferrochelatase và δ-aminolevunolinate hydrase bị
phá hỏng bởí độc tính cúa chì phản ứng tổng hợp không thể xảy ra.Chì cũng phá huỷ các sắc
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 20
Dạy học dự án
tố hô hấp khác cần thiết trong máu như xitocrom.
Chì cản trở việc sử dụng O
2
và glucozơ để sản xuất năng lượng cho quá trình sống. Nếu
trong máu nồng độ chì cao hơn 0.8 ppm có thể gây nên hiện tượng thiếu máu do thiếu
hemoglobin. Nồng độ chì trong máu nằm trong khoảng 0,5 - 0,8 ppm gây rối loạn chức năng
thận và phá huỷ não. Xương được xem là nơi tàng trữ Pb tích tụ trong cơ thể.Phần chì này
có thể tương tác với phospho trong xương và thể hiện tính độc khi truyền vào các mô mềm
trong cơ thể. Chì có thể thay thế canxi trong tế bào mới, và tác động lên chu trình biến
dưỡng, dẫn đến việc giảm khả năng tổng hợp ATP làm hỏng chức năng của tế bào.
Các nhà khoa học cũng thực hiện nhiều bước tiến bộ lớn trong việc xác định ảnh hưởng của
chì đối với cơ thể. Họ cho thấy rằng sau khi chì xâm nhập vào tế bào, nó tìm đến những
vùng protein nơi có nhiều sulfur và đẩy những phân tử đặc tính tương tự nhỏ hơn sang một
bên. Nhưng so với những gì chì thay thế thì trở nên to lớn hơn, ngoài ra không thích hợp về
mặt hóa học, do đó chì sẽ xoắn toàn bộ sợi protein thành hình dạng xấu và vô giá trị. Một
khi đã bị biến dạng, ảnh hưởng của sự thay đổi này gây ra một tác dụng nghiêm trọng được
gọi là nhân tố bản sao chép, đó là các protein điều khiển khi gene hoạt hóa và mất đi.Trong
thời gian nghỉ, thời gian gene là tới hạn. Điều này có thể giúp giải thích lý do tại sao kể cả
sự tiếp xúc tương đối vừa phải nhất đến chì có thể làm hư hỏng toàn bộ nguyên bản của quá
trình phát triển của não. Các nhà nghiên cứu tin rằng khi chì được đưa vào cơ thể với một

lượng thích đáng nó sẽ thay thế kẽm, cản trở sự phát triển của tế bào não.Để não trẻ em phát
triển trọn vẹn, cơ thể phải nhờ vào một lượng nhỏ kẽm giúp điều khiển các gen điều phối sự
phát triển tế bào não. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy thực tế chì đã can thiệp tới kẽm
gây trở ngại các gen điều khiển sự phát triển não.
Theo Cục sức khoẻ cộng đồng Mỹ phơi nhiễm chì là mối đe doạ sức khoẻ môi trường đến
trẻ nhỏ.Hầu hết các báo cáo đều chỉ ra cứ mỗi sự gia tăng 10-15μg/dL chì sẽ giảm 2-4 điểm
IQ trong khoảng từ 5-35μg/dL chì trong máu và không có ngưỡng rõ ràng nào cho những
ảnh hửởng đó.
Ở trẻ em: nhiễm độc cấp tính khiến cho trẻ trở nên cáu kỉnh, kém tập trung, ói mửa, dáng đi
không vững, lên cơn kinh phong. Trường hợp mãn tính có dấu hiệu chậm trí, hay gây gổ, lên
kinh thường xuyên, đau bụng, thiếu máu, suy nhược cơ bắp, suy thận, đôi khi có thể đưa tới
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 21
Dạy học dự án
tử vong. Thường, trẻ em bị tác hại của chì trầm trọng hơn ở người trưởng thành, đặc biệt là
dưới 6 tuổi vì hệ thần kinh còn non yếu và khả năng thải độc chất của cơ thể chưa hoàn
chỉnh.
Ngộ độc chì ở người lớn: gây đau tê ở đầu ngón chân, tay, bắp thịt mỏi yếu; nhức đầu, đau
bụng, tăng huyết áp, thiếu máu, giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng, xảy thai…Lâu ngày, bệnh
trở thành mãn tính, đưa tới suy thận, tổn thương thần kinh ngoại vi, giảm chức năng não bộ.
Ngộ độc chì có thể chữa bằng các tác nhân chelat có khả năng liên kết mạnh với chì.Phức
chất chelat của canxi được dùng để giải độc chì. Pb2+ thế chổ cho Ca2+ trong phức chất
chelat và kết quả là phức chelat Pb2+ được tách ra nhanh qua nước tiểu.
c. Tác động của xăng tới thực vật
Các hợp chất chì vô cơ và hữu cơ dễ bay hơi khuếch tán vào khí quyển. Nhờ chuyển động
của các dòng khí trong lớp khí quyển thấp,các hợp chất chì, bụi chì được phán tán ra trên
khu vực rộng lớn. Thời gian lưu trung bình của các hợp chất chì trong không khí là 14 ngày
sau đó nhờ quá trình sa lắng khô hay ướt các hợp chất, bụi này được giử lại trên bề mặt
thạch quyển hay đi vào thuỷ quyển.Trên mặt đất bụi chì bám trên bề mặt thực vật cản trở
quá trình quang hợp.
4. Giải pháp cho việc sử dụng xăng dầu

Bộ tiêu chuẩn VN TCVN 6776:2005 quy định giới hạn cho phép đối với 15 chỉ tiêu
dành cho xăng không chì, so với 11 chỉ tiêu theo bộ tiêu chuẩn đang được áp dụng là TCVN
6776:2000 (ban hành năm 2000). Theo đó, có một số chỉ tiêu nhằm hạn chế mức độ độc
hại của xăng nhiên liệu, chẳng hạn như hàm lượng benzen (chất độc, tác nhân gây ung thư)
không được vượt quá 2,5% thể tích, trong khi giới hạn cho phép của chất này không quá 5%
thể tích theo quy định tại tiêu chuẩn VN đối với chất độc hại trong xăng động cơ (TCVN
7208:2002).
Tương tự, hàm lượng lưu huỳnh trong xăng theo tiêu chuẩn mới chỉ cho phép tối đa là
0,05% khối lượng, giảm ba lần so với tiêu chuẩn đang áp dụng là 0,15% khối lượng. Đây
là chất có liên quan đến mưa axit và gây tức ngực cho người khi ngửi phải loại khí thải
SO
2
(oxit lưu huỳnh).
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 22
Dạy học dự án
Tuy nhiên, giới kinh doanh xăng dầu lại đặc biệt chú ý đến quy định giới hạn tối đa cho
phép đối với các hợp chất cơ kim pha vào xăng để giúp đảm bảo trị số octan của xăng. Theo
quy định tại bộ tiêu chuẩn mới đối với xăng không chì, hàm lượng các kim loại như sắt (Fe),
mangan (Mn) không được vượt quá 5mg/l, trong khi theo các tiêu chuẩn đang áp dụng giới
hạn cho phép mangan ở mức 18mg/l. Thậm chí, giới hạn tối đa cho phép đối với các hợp
chất cơ kim pha vào xăng không chì theo tiêu chuẩn mới (5mg/l) còn thấp hơn cả mức giới
hạn cho phép đối với hàm lượng chì trong xăng (0,013 gam/l). Theo giới kinh doanh xăng
dầu, thật ra việc quy định hàm lượng tối đa của sắt và mangan có trong xăng không chì ở
mức 5mg/l là gần như không có chất này trong xăng.
Hàm lượng các nguyên tố độc cho phép trong xăng
Tên chỉ tiêu Mức giới hạn
1. Hàm lượng chì, g/l 0,013
2. Hàm lượng lưu huỳnh, mg/kg 500
3. Hàm lượng benzen, % thể tích 2,5
4. Hàm lượng hydrocacbon thơm, % thể tích 40

5. Hàm lượng olefin, % thể tích 38
6. Hàm lượng ôxy, % khối lượng 2,7

Hàm lượng các nguyên tố trong xăng đã nêu ở bảng trên là đảm bảo an toàn. Về lượng
chì có trong xăng thì nhà nước ta và các nước khác trên thế giới cũng đã cấm sử dụng xăng
pha chì để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người. Hiện nay xăng bán ra thị
trường thường được pha metanol và nước. Nếu pha với tỉ lệ quá cao thì sẽ ảnh hưởng tới an
toàn cho người sử dụng động cơ xăng.
Trên thế giới nguồn nguyên liệu đang dần cạn kiệt, nguồn xăng dầu ngày càng trở nên
khan hiếm dẫn đến chúng ta phải sử dụng tiết kiệm xăng. Trên thế giới hiện nay người ta đã
phát minh ra nhiều động cơ để thay thế động cơ xăng dầu đảm bảo an toàn sức khỏe và môi
trường ví dụ các động cơ chạy bằng điện như xe đạp điện, hay các động cơ diesel, hay các
nguồn nguyên liệu có thể thay thế xăng trong tương lai đang được các nhà khoa học đang
nghiên cứu và chế tạo.
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 23
Dạy học dự án
Nhiên liệu sinh học (NLSH) có ưu điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu hóa thạch
truyền thống (dầu khí, than đá ) là chúng sinh ra ít hàm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính và
ít gây ô nhiễm môi trường hơn. Nguồn nhiên liệu này lấy từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
và có thể tái sinh. Chúng giúp giảm sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên nhiên liệu hóa thạch.
Đến thời điểm này, nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đức, Brazil, Thái Lan,
Indonesia… đã thành công trong việc sản xuất NLSH và đưa vào cuộc sống, thay thế dần
nhiên liệu hóa thạch, họ đã có chính sách, quy chuẩn rõ ràng về việc sử dụng rộng rãi
NLSH.
Thúc đẩy sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nhiên liệu sinh học cũng như xây dựng
các nhà máy thủy điện nhỏ tại vùng xa xôi hẻo lánh, không thể tiếp cận điện lưới quốc gia,
sẽ giúp giảm nhu cầu nhiên liệu hóa thạch và nâng cao tiêu chuẩn sống. Việc sử dụng các
nguồn năng lượng hồi phục này sẽ không làm tăng thêm CO
2
vào khí quyển và có thể sử

dụng được một cách lâu dài cho đến lúc nào mặt trời còn chiếu sáng lên Trái đất
a. Xăng E5
Xăng E5 là hỗn hợp bao gồm xăng truyền thống A92 được pha thêm 5% Ethanol (một
NLSH được sản xuất từ gỗ thải, rơm rạ, mía, sắn, ngô) dùng làm nhiên liệu cho các loại
động cơ xe máy, ôtô. Do có chỉ số octan cao nên khi pha Ethanol với xăng, sẽ giúp gia tăng
chỉ số octan trong xăng, nâng cao hiệu suất cháy, tỉ số nén cao, giúp tiết kiệm nhiên liệu. Do
có nguồn gốc thực vật nên xăng sinh học có khả năng phân hủy sinh học nhanh, phát thải khí
trong quá trình đốt cháy, giảm đến hơn 30% khí CO
2
- loại khí gây hiệu ứng nhà kính làm
biến đổi khí hậu trái đất - và giảm đáng kể lượng hạt bụi, khí độc hidrocacbon, NO, SO
2
,
CO ra môi trường.
b. Biodiesel
Biodiesel là dầu diesel không phải từ dầu mỏ, được chế tạo bởi phản ứng chuyển đổi este
của các triglyxerit của các loại dầu thực vật hoặc mỡ động vật.
Biodiessel có thể sử dụng một mình hoặc trộn với diesel dầu mỏ cho vận hành động cơ
diesel mà không cần thay đổi kết cấu của động cơ.
Sử dụng và sản xuất dầu diesel sinh học đang gia tăng nhanh chóng, nhất là các nước Châu
Âu, Canada và Mỹ.
Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 24
Dạy học dự án
Tại thời điểm này dầu diesel sinh học đang tương đối đắt tiền, nhưng quy mô sản xuất
công nghiệp và sự trợ cấp cho nông nghiệp của các Chính Phủ sẽ làm cho diesel sinh học có
giá cả cạnh tranh và trở nên hấp dẫn hơn.
Sản xuất diesel sinh học đang phát triển nhanh chóng. Năm 2006 tổng sản lượng dầu
diesel sinh học trên thế giới đạt 5-6.000.000 tấn với 4,9 triệu tấn chế biến tại châu Âu - chủ
yếu là tại Đức.
Phân tích sản phẩm cháy của Biodiesel

Nhóm 11 – K54 Sư phạm Hóa 25
Soybean
BDF
Basa Fat
BDF
Petrol.
Diesel
Calibration
CO (%
Vol.)
0,06 0.07 0.12 0
CO2 (%
Vol.)
3.14 3.20 3.12 0
O2 (%
Vol.)
17.34 17.27 17.22 20.90
NO (ppm
Vol.)
65 80 85 0

×