i
i
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHÍ TƯỢNG KHÍ HẬU
o0o
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
Xác định cách thức quản lý và xây dựng kế hoạch
chiến lược để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí
hậu ở tỉnh Quảng Nam và Vùng Trung Trung Bộ
TS. HOÀNG ĐỨC CƯỜNG
Trung tâm Nghiên cứu KTKH
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
HÀ NỘI, 2011
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….1
CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3
1.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 3
1.1.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu 3
1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam 7
Tình hình biến đổi khí hậu ở khu vực Trung Trung Bộ: 10
1.2. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 11
1.3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 14
1.3.1. Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực Trung Trung Bộ 14
1.3.2. Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam 15
1.4. TÁC ĐỘN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU 17
1.4. 1. Tác động đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 17
1.4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất 18
1.4.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội 19
CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU 27
2.1. THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 27
2.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ƯU TIÊN CỦA CÁC NGÀNH 28
2.2.1. Tài nguyên môi trường 28
2.2.2. Giải pháp thích ứng trong lĩnh vực nông nghiệp 28
2.2.3. Trong quản lý nguyên nước 29
2.2.4. Giải pháp thích ứng trong lĩnh vực lâm nghiệp 30
2.2.5. Giải pháp thích ứng trong lĩnh vực thủy sản 31
2.2.6. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực năng lượng, công
nghiệp, giao thông vận tải. 32
2.2.7. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực y tế và sức khỏe
cộng đồng 32
2.2.8. Thích ứng biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch 33
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT KHUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TỈNH QUẢNG NAM 34
3.1. THÔNG TIN CHUNG 37
3.1.1. Quan điểm 37
3.1.2. Nguyên tắc chỉ đạo 37
3.1.3. Phạm vi thực hiện của kế hoạch 38
3.2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC ĐỂ GIẢM THIỂU VÀ
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH 38
iii
iii
3.2.1. Đối với ngành Nông Nghiệp 38
3.2.2. Đối với lâm nghiệp 43
3.2.3. Đối với Thủy sản 45
3.2.4. Đối với Tài nguyên nước 47
3.2.5. Đối với ngành quy hoạch sử dụng đất 48
3.2.6. Đối với ngành công nghiệp và năng lượng 50
3.2.7. Đối với ngành Giao thông vận tải 51
3.2.8. Đối với sức khỏe cộng đồng 53
3.2.9. Đối với lĩnh vực tuyên truyền, vận động, giáo dục và tăng cường
năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu 55
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG VÀ
LỒNG GHÉP CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI
BĐKH 56
3.3.1. Hiệu quả về kinh tế 56
3.3.2. Hiệu quả về xã hội 57
3.3.3. Hiệu quả về môi trường 57
3.3.4. Hiệu quả lồng ghép với các kế hoạch phát triển khác 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
KẾT LUẬN 59
KIẾN NGHỊ 59
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước sớm tham gia ký kết và phê chuẩn
Công ước Khung của Liên hợp quốc và Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí
hậu.
Đối với Việt Nam, Công ước có hiệu lực từ ngày 14/2/1995, Nghị định
thư Kyoto có hiệu lực từ ngày 16/2/2005. Như vậy, từ ngày 16/2/2005, Việt
Nam chính thức là một Bên không thuộc Phụ lục I của Công ước và Nghị định
thư Kyoto về biến đổi khí hậu, có đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ của một Bên
trong quá trình thi hành cam kết của mình về thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi
khí hậu. Vì vậy việc biên soạn khung kế hoạch hành động thích ứng và giảm nhẹ
biến đổi khí hậu rất cần thiết giúp các ngành, các cấp có định hướng chủ động
trong ứng phó biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan.
Tại Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008, Thủ
tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành
động của mình để ứng phó với biến đổi khí hậu và giao Bộ Tài nguyên và Môi
trường “Hướng dẫn và hỗ trợ các Bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng
và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Được sự đồng ý của Chính phủ, tháng 9 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã công bố kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam và
sẽ tiếp tục định kỳ cập nhật các kịch bản làm định hướng cho các Bộ, ngành, địa
phương xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí
hậu.
Biến đổi khí hậu toàn cầu là điều không thể tránh khỏi, hậu quả của biến
đổi khí hậu toàn cầu sẽ khôn lường và nghiêm trọng chưa thể tính toán trước hết
được. Với kịch bản biến đổi khí hậu đã được tính toán, dự báo, nhưng thực tế
xảy ra còn có thể lớn hơn rất nhiều. Biến đổi khí hậu sẽ gây ra nhiều tác động
tiêu cực đến lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, du lịch, tài nguyên
nước, môi trường sinh thái, sức khỏe con người
2
Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ khí quyển tăng thêm
2
0
C thì mực nước biển sẽ dâng cao hơn 1m; Việt Nam sẽ bị mất hơn 12% diện
tích đất, 23% số dân mất nơi cư trú, khoảng 22 triệu người dân sẽ bị mất nhà.
Một phần lớn diện tích của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long
và vùng duyên hải miền Trung có thể bị ngập lụt.
Quảng Nam là một trong những địa phương được đánh giá chịu ảnh
hưởng nhiều của BĐKH. Nhận thức rõ ảnh hưởng của BĐKH, Quảng Nam đã
thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường góp phần nhỏ để hạn
chế BĐKH. Tuy nhiên, Quảng Nam chưa có kế hoạch hành động cụ thể để đảm
bảo ứng phó có hiệu quả với những tác động trước mắt và tiềm tàng của BĐKH.
Chính vì vậy, việc xây dựng và thực hiện khung kế hoạch hành động của
tỉnh Quảng Nam ứng phó với BĐKH (sau đây gọi tắt là kế hoạch hành động)
thực hiện theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH là rất cần
thiết và cấp bách.
3
CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.1. Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là biến
đổi trạng thái của khí hậu so
với trung bình và/hoặc dao
động của khí hậu duy trì trong
khoảng thời gian dài (vài thập
kỷ hoặc dài hơn). Nguyên
nhân của sự biến đổi khí hậu
(BĐKH) hiện nay, tiêu biểu là
sự nóng lên toàn cầu đã được
khẳng định là chủ yếu do hoạt
động của con người.
Nguyên nhân của nước biển dâng: Nước biển dâng là sự dâng mực nước
của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão…
Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung
bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.
Mực nước biển được đo thông qua hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các trạm
hải văn hoặc các máy đo độ cao vệ tinh.
Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH
(IPCC), sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông
qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ
nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm
tăng mực nước biển trung bình toàn cầu.
Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của các
thành phần chứa nước trên toàn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt của các
đại dương, các sông băng trên núi, băng Greenland, băng Nam cực và các nguồn
Hình 1.1. Cơ chế của hiệu ứng nhà kính
4
chứa nước trên đất liền. Các kết quả nghiên cứu gần đây đưa ra dự báo mực
nước biển sẽ cao hơn từ 0,5 – 1,4m vào cuối thế kỷ XXI.
1.1.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu
Sự nóng lên của hệ thống khí hậu
toàn cầu là rất rõ ràng với biểu hiện của
sự tăng nhiệt độ không khí và đại dương,
sự tan băng diện rộng và qua đó là mức
tăng mực nước biển trung bình toàn cầu.
Các quan trắc cho thấy rằng nhiệt độ tăng
trên toàn cầu và tăng nhiều hơn ở các vĩ
độ cực Bắc. Trong 100 năm qua (1906 –
2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã
tăng khoảng 0.74
O
C, tốc độ tăng của nhiệt
độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó (Hình 1.2, 1.3).
Theo báo cáo gần đây của WMO, 2010 là năm nóng nhất trong lịch sử, với
mức độ tương tự như các năm 1998 và 2005. Ngoài ra, trong mười năm qua tính
từ năm 2001, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn nửa độ so với trung bình
giai đoạn 1961-1990, mức cao nhất từng được ghi nhận đối với bất kì một giai
đoạn 10 năm nào kể từ khi bắt đầu quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc (Michel
Jarraud, 2011). Theo số liệu của NOAA (Hoa Kỳ), tháng 6 năm 2010 được ghi
nhận là tháng nóng nhất trên toàn thế giới kể từ những ghi chép bắt đầu từ năm
1880 (Hình 1.4).
Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30
O
B
thời kỳ 1901–2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ giữa những năm 1970
(Hình 1.4). Ở khu vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu
thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901–2005. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng
mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và
Trung Á. Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa
có xu thế giảm đi (IPCC, 2010).
Hình 1.2. Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ
trung bình toàn cầu (Nguồn:
IPCC/2007)
5
Trên phạm vi toàn cầu, biến đổi của xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) chịu sự
chi phối của nhiệt độ nước biển, của hoạt động ENSO và sự thay đổi quỹ đạo của
chính XTNĐ. Xu thế tăng cường hoạt động của XTNĐ rõ rệt nhất ở Bắc, Tây
Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương (IPCC, 2010).
Trong thế kỷ 20 cùng với sự tăng lên của nhiệt độ mặt đất có sự suy giảm
khối lượng băng trên phạm vi toàn cầu. Từ năm 1978 đến nay, lượng băng trung
bình hàng năm ở Bắc Băng Dương giảm 2,7 (2,1–3,3)% mỗi thập kỷ (IPCC,
2007).
Châu Âu
Bắc Mỹ
Nam
M
ỹ
Châu Phi
Châu Á
Châu Úc
Nă
m
Nă
m
Nă
m
Nă
m
Nă
m
Nă
m
Toàn cầu Đất Biển
Năm
Năm
Năm
D
ị thường nhiệt độ (
o
C)
D
ị thường nhiệt độ (
o
C)
D
ị thường nhiệt độ (
o
C)
Hình 1.3. Diễn biến nhiệt độ ở quy mô toàn cầu và khu vực
(Nguồn: IPCC AR4 WG-I Report, 2007)
6
Hình 1.5. Diễn biến lượng mưa năm ở các vùng khác nhau trên thế giới
(Nguồn: IPCC/2007)
% trên th
ế
Xu th
ế giáng thủy năm, từ 1901 đến 2005
Hình 1.4. Chuẩn sai nhiệt độ toàn cầu tháng 6 năm 2010 so với thời kỳ 1971 –
2000 (Nguồn: NOAA/2010)
7
1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, xu thế biến đổi của
nhiệt độ và lượng mưa là rất khác nhau
trên các vùng trong 50 năm qua. Nhiệt
độ trung bình năm tăng khoảng 0,5
o
C
trên phạm vi cả nước và lượng mưa có
xu hướng giảm ở nửa phần phía Bắc,
tăng ở phía Nam lãnh thổ.
Nhiệt độ tháng I (tháng đặc
trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng
VII (tháng đặc trưng cho mùa hè) và
nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm
vi cả nước trong 50 năm qua. Nhiệt độ
vào mùa đông tăng nhanh hơn so với
vào mùa hè và nhiệt độ vùng sâu trong
đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng
ven biển và hải đảo. Vào mùa đông,
nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ,
Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 - 1,5
o
C/50 năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam
Bộ có nhiệt độ tháng I tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc (khoảng
0,6-0,9
O
C/50 năm). Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã
tăng lên 1,2
o
C trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng VII tăng khoảng 0,3-0,5
o
C/50
năm trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 –
0,6
o
C/50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây
Nguyên và Nam Bộ còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp
hơn, chỉ vào khoảng 0,3
o
C/50 năm (Hình 1.6).
Xu thế chung của nhiệt độ là tăng trên hầu hết các khu vực trên cả nước,
tuy nhiên có những khu vực nhỏ thuộc vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ như
Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Tiền Giang có xu hướng giảm của nhiệt độ. Vai
trò điều hoà của đại dương và các quá trình khí quyển liên quan đã làm giảm tác
Hình 1.6. Mức tăng nhiệt độ trung bình
năm (
o
C) trong 50 năm qua (Nguồn:
IMHEN/2010)
102°E 104°E 106°E 108°E 110°E 112°E 114°E
8°N
10°N
12°N
14°N
16°N
18°N
20°N
22°N
24°N
Trung quèc
C¨m pu chia
Th¸i Lan
Q§. Hoµng Sa
L
µ
o
Q
§
.
T
r
ê
n
g
S
a
-2°C
-1°C
-0.5°C
0°C
0.5°C
1°C
2°C
8
động chung của BĐKH toàn cầu đến
các khu vực kể trên.
Mức thay đổi nhiệt độ cực đại
trên toàn Việt Nam nhìn chung dao
động trong khoảng từ -3
o
C đến 3
o
C.
Mức thay đổi nhiệt độ cực tiểu chủ yếu
dao động trong khoảng -5
o
C đến 5
o
C.
Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và
cực tiểu là tăng, tốc độ tăng của nhiệt
độ cực tiểu nhanh hơn nhiều so với
nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu thế
chung của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Lượng mưa mùa ít mưa (tháng
XI-IV) tăng lên chút ít hoặc không
thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu
phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng
khí hậu phía Nam trong 50 năm qua.
Lượng mưa mùa mưa nhiều (tháng V-
X) giảm từ 5 đến trên 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng
khoảng 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Xu thế diễn
biến của lượng mưa năm hoàn toàn tương tự như lượng mưa mùa mưa nhiều,
tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu
vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa ít mưa, mùa mưa nhiều và lượng mưa
năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong
50 năm qua (Hình 1.7).
Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất là
trong những năm gần đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng,
nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung. Tồn tại mối tương quan
khá rõ giữa sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đông Thái
Bình dương xích đạo với xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí
hậu phía Nam.
Về xoáy thuận nhiệt đới, trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp
thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông, trong đó khoảng 45% số cơn nảy sinh
ngay trên Biển Đông và 55% số cơn từ Thái Bình Dương di chuyển vào. Số cơn
Hình 1.7. Mức thay đổi lượng mưa năm
(%) trong 50 năm qua (Nguồn:
IMHEN/2010)
102°E 104°E 106°E 108°E 110°E 112°E 114°E
8°N
10°N
12°N
14°N
16°N
18°N
20°N
22°N
24°N
Trung quèc
C¨m pu chia
Th¸i Lan
Q§. Hoµng Sa
L
µ
o
Q
§
.
T
r
ê
n
g
S
a
-40%
-20%
0%
20%
40%
9
bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam vào khoảng 7 cơn mỗi năm và
trong đó có 5 cơn đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Nơi có
tần suất hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới lớn nhất nằm ở phần giữa của khu
vực Bắc Biển Đông, trung bình mỗi năm có khoảng 3 cơn đi qua ô vuông
2.5x2.5
0
. Khu vực bờ biển miền Trung từ 16 đến 18
0
N và khu vực bờ biển Bắc
Bộ từ 20
0
N trở lên có tần suất hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới cao nhất
trong cả dải ven biển nước ta, cứ khoảng 2 năm lại có 1 cơn bão, áp thấp nhiệt
đới đi vào khu vực 1 vĩ độ bờ biển (Hình 1.8).
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng
khí hậu của Việt Nam (IMHEN)
Vùng khí hậu
Nhiệt độ (
O
C) Lượng mưa (%)
Tháng
I
Tháng
VII
Năm
Thời kỳ
XI-IV
Thời kỳ
V-X
Năm
Tây Bắc Bộ
1,4 0,5 0,5 6 -6 -2
Đông Bắc Bộ
1,5 0,3 0,6 0 -9 -7
Đồng bằng Bắc Bộ
1,4 0,5 0,6 0 -13 -11
Bắc Trung Bộ
1,3 0,5 0,5 4 -5 -3
Nam Trung Bộ
0,6 0,5 0,3 20 20 20
Tây Nguyên
0,9 0,4 0,6 19 9 11
Nam Bộ
0,8 0,4 0,6 27 6 9
Số lượng xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông có xu
hướng tăng nhẹ, trong khi đó số cơn ảnh hưởng hoặc đổ bộ vào đất liền Việt
Nam không có xu hướng biến đổi rõ ràng (Hình 1.9).
Hình 1.8. Bản đồ tần suất XTNĐ hoạt động (a), hình thành (b) ở Biển Đông
và ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam (c)
a)
b)
c)
10
Khu vực đổ bộ của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào Việt Nam có xu
hướng lùi dần về phía Nam lãnh thổ nước ta, số lượng các cơn bão rất mạnh có
xu hướng gia tăng, mùa bão có dấu hiệu kết thúc muộn hơn trong thời gian gần
đây, vì vậy mức độ ảnh hưởng của bão đến nước ta có xu hướng mạnh lên.
Hạn hán, bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng với
mức độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm trong từng vùng khí
hậu. Hiện tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả
nước, đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ.
Tình hình biến đổi khí hậu ở khu vực Trung Trung Bộ:
Về nhiệt độ: Nhìn chung nhiệt độ có xu thế tăng khá rõ ràng trong những
năm gần đây. Đặc biệt, tăng nhanh nhất ở khu vực Tuy Hòa (0,2
o
C/thập niên) và
ở cực Nam của khu vực, nhiệt độ tăng thấp nhất ở trạm Sơn Hòa (0,005
o
C/thập
niên). Còn ở các khu vực khác nhiệt độ không khí trung bình năm tăng khoảng
0,06-0,1
o
C/thập niên.
Nhiệt độ tối cao trung bình: Nhìn chung, nhiệt độ không khí tối cao
trung bình có xu thế tăng trong 28 năm gần đây (6/9 trạm có giá trị a dương). Sự
tăng của nhiệt độ không khí biểu hiện rõ nhất ở khu vực Hoài Nhơn, Tuy Hòa
(xấp xỉ 0,2
o
C/thập niên), ở phần cực Nam của khu vực, nhiệt độ tăng không
đáng kể (Sơn Hòa: 0,004
o
C/thập niên).
Hình 1.9. Diễn biến của số cơn xoáy thuận nhiệt đới hoạt động ở Biển Đông, ảnh
hưởng và đổ bộ vào đất liền Việt Nam trong 50 năm qua. Nguồn IMHEN/2010
11
Nhiệt độ tối thấp trung bình: Nhìn chung, nhiệt độ không khí trung bình
tối thấp có xu thế tăng trong 28 năm gần đây tại khu vực nghiên cứu. Sự tăng
của nhiệt độ không khí biểu hiện rõ nhất ở khu vực Quảng Ngãi, Quy Nhơn
(0,3
o
C/thập niên). Còn ở các khu vực khác nhiệt độ không khí trung bình năm
tăng khoảng 0,06-0,26
o
C/thập niên.
Về lượng mưa: Mùa mưa biến đổi mạnh mẽ từ năm này qua năm khác về
thời gian bắt đầu, cao điểm cũng như về thời gian kết thúc. Nói chung, mùa mưa
có thể dao động trong phạm vi 3-4 tháng hoặc hơn nữa, tuỳ thuộc vào biến trình
mưa của từng khu vực. Về xu thế của tổng lượng mưa năm qua các thập niên
trên toàn vùng nghiên cứu chúng ta thấy thập niên 1981-1990 là thập niên có sự
thâm hụt một cách đồng loạt của tổng lượng mưa năm (34/tổng số 35 trường
hợp lượng mưa thập niên này thâm hụt so với TBNN), thập niên sau đó 1991-
2000 là thập niên của sự gia tăng tổng lượng mưa năm trên hầu khắp các địa
điểm (33/35 tổng số trường hợp có sự gia tăng của tổng lượng mưa năm). Giai
đoạn 2001-2008 là giai đoạn cũng tìm thấy có sự gia tăng (tuy không đồng loạt)
của tổng lượng mưa năm (23/35 tổng số trường hợp có sự gia tăng của tổng
lượng mưa năm). Nhìn chung, trên toàn vùng Trung và Nam Trung Bộ thập niên
1981-1990 là thập niên suy giảm của tổng lượng mưa năm, còn thập niên 1991-
2000 và giai đoạn 2001-2008 là sự gia tăng của tổng lượng mưa năm của hầu hết
các nơi trên toàn vùng.
1.2. QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Năm 1979, Hội nghị Khí hậu toàn cầu (WMO) đã “nhận thấy các hoạt
động của con người có khả năng gây ra những sự biến đổi của khí hậu”;
Năm 1985, Hôi nghị phối hợp của UNEP/WMO/ICSU (Villach –Austria)
về “Đánh giá vai trò của CO
2
và các khí nhà kính tới sự thay đổi khí hậu”;
12
Năm 1988, UNEP và WMO phối hợp tổ chức Ban Liên Chính phủ về
Biến đổi khí hậu (IPCC) để cung cấp những luận cứ khoa học về vấn đề biến đổi
khí hậu;
Năm 1990, báo cáo Đánh giá lần thứ Nhất của IPCC được công bố và là
cơ sở cho việc hình thành Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi của
khí hậu (UNFCCC);
Năm 1992: UNFCCC được thông qua
Năm 1997: Nghị định thư KYOTO được chấp nhận
Năm 2005: Nghị định thư KYOTO có hiệu lực
Năm 2007: Báo cáo Đánh giá lần thứ Tư (FAR / IPCC) của IPCC được
công bố và khẳng định “biến đổi khí hậu là không thê tránh khỏi”. Nhận định
này đã khẳng định cho nhận định trước đó 28 năm (1979 – 2007)
Năm 2009: COP - 15 (Copenhagen – Đan Mạch)
Năm 2010: COP – 16 (Cancun - Mexico)
Việt Nam là một trong những nước sớm tham gia ký kết và phê chuẩn
Công ước khung của Liên hiệp quốc và Nghị định thư Kyoto về BĐKH:
Việt Nam ký Công ước ngày 11/6/1992 và phê chuẩn ngày 16/11/1994.
Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/12/1995.
Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 11/3/1999 và phê chuẩn
ngày 18/11/1999. Nghị định thư Kyoto chính thức có hiệu lực đối với VN từ
ngày 16/2/2005.
Việt Nam chính thức là một Bên không thuộc Phụ lục I của Công ước và
Nghị định thư Kyoto về BĐKH, có đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ của một Bên
trong quá trình thi hành, cam kết và đàm phán về BĐKH.
Tổng cục KTTV trước đây, nay là Bộ TNMT, được Chính phủ giao làm
Cơ quan đầu mối Quốc gia cho các hoạt động thực hiện Công ước và Nghị định
thư Kyoto. Bộ TNMT đã thành lập Văn phòng BĐKH để điều phối các hoạt
động của Công ước và Nghị định thư về BĐKH;
13
Thông tư 10/2006/TT-BTNMT ngày 12/12/2006 về việc “Hướng dẫn xây
dựng dự án Cơ chế Phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto”;
Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 6/04/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc “Phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc
Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007 –
2010”;
Công văn số 1754/VPCP-NN ngày 03/4/2007 của Văn phòng Chính phủ
“Giao Bộ TNMT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, cập nhật
và xử lý các thông tin về BĐKH và nước biển dâng;
Nghị quyết của Chính phủ số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm
2007, “Giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành liên quan xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu toàn cầu;
Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu;
Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia;
Công văn của Bộ TN&MT số 3815/BTNMT-KTTVBĐKH ngày
13/10/2009 về Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với
BĐKH của các bộ, ngành, địa phương;
Thông tư liên tịch của Bộ TN&MT-Bộ Tài chính-Bộ KH&ĐT số
07/2010/TTLB-BTNMT-BTC-BKHĐT ngày 15/03/2010 Hướng dẫn quản lý, sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện CTMTQG ứng phó với biến đổi khí
hậu giai đoạn 2009 – 2015;
Quyết định số 2418/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch hành động ứng phó
với biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011-2015.
14
1.3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.3.1. Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực Trung Trung Bộ
Về nhiệt độ:
Nhiệt độ năm tăng tương đối đồng đều trên các khu vực vào những năm
cuối thế kỷ 21 trên Trung Trung Bộ, nhiệt độ năm trên ở các khu vực như Đà
Nẵng, Trà My và Sơn Hòa có thể tăng nhiều hơn so với các khu vực khác trên
toàn miền nghiên cứu.
Vào những năm đầu thế kỷ đến năm 2050, mức tăng nhiệt độ tương đối
giống nhau ở các kịch bản phát thải từ thấp đến cao. Nhiệt độ năm có thể tăng từ
0,4 - 0,7
o
C vào năm 2020, đến giữa thế kỷ có thể tăng 1,1 - 1,5
o
C.
Vào cuối thế kỷ 21: Nhiệt độ năm có thể tăng 1,4 - 1,9
o
C (kịch bản B1),
từ 2,1 - 3,0
o
C (kịch bản B2) và từ 2,7 - 3,8
o
C (kịch bản A2).
Về lượng mưa:
Lượng mưa năm có xu hướng tăng trên toàn khu vực Trung Trung Bộ,
trong đó lượng mưa năm tăng nhiều nhất tại khu vực Sơn Hòa, ít nhất trên các
khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngãi và Quy Nhơn.
Những năm đầu thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể không tăng hoặc tăng
rất ít khu vực thuộc tỉnh Quy Nhơn và chỉ tăng khoảng 0,1 - 0,3% ở khu vực
Quảng Ngãi và Tuy Hòa, khoảng 0,5 - 0,7% ở khu vực Đà Nẵng và Trà My; các
khu vực khác có thể tăng 1,4 - 1,8%. Đến năm 2050, lượng mưa năm có thể tăng
0,3 - 0,4% tại các khu vực Quảng Ngãi và Quy Nhơn; tăng khoảng 1,2 - 1,6% tại
các khu vực Đà Nẵng, Trà My và Tuy Hòa; các khu vực khác trên miền nghiên
cứu lượng mưa có thể tăng 3,2 - 3,8%.
Vào cuối thế kỷ: Lượng mưa năm có thể tăng khoảng từ 0,4 - 5,0%, tăng
ít nhất tại các khu vực Quảng Ngãi và Quy Nhơn khoảng 0,4%; tăng nhiều nhất
tại khu vực Sơn Hòa khoảng 5%; các khu vực thuộc Đà Nẵng, Trà My, Tuy Hòa
tăng khoảng 1,5 - 2,2%; các khu vực khác có thể tăng 4,3 - 4,4% (kịch bản B1).
Lượng mưa năm có thể tăng khoảng 0,5 - 7,6%, trong đó tăng khoảng 0,5 - 0,7%
tại các khu vực Quảng Ngãi và Quy Nhơn; tăng nhiều nhất tại khu vực Sơn Hòa
khoảng 7,6%; các khu vực Đà Nẵng, Trà My, Tuy Hòa tăng 2,3 - 3,1%; các khu
15
vực khác có thể tăng 6,4 - 6,6% (kịch bản B2). Lượng mưa năm có thể tăng
khoảng 0,75 - 9,7; tăng khoảng 0,75 - 0,9% tại các khu vực Quảng Ngãi và Quy
Nhơn; tăng nhiều nhất tại khu vực Sơn Hòa khoảng 9,7%; các khu vực Đà Nẵng,
Trà My, Tuy Hòa tăng 3,0 - 8,8%; các khu vực khác có thể tăng 8,2 - 8,4% (kịch
bản A2).
Kịch bản nước biển dâng và nguy cơ ngập do nước biển dâng: Với mức
độ dâng của mực nước biển từ 11,6 đến 102cm (kịch bản A1FI) và từ 11,7 đến
73,7cm (kịch bản B2) thì ở Bình Định mức độ ngập lụt từ 27,4 đến 31,3 km
2
,
lớn nhất so với các tỉnh khác và ở Đà Nẵng là tỉnh có diện tích ngập lụt ít hơn cả
từ 4,37 đến 5,66 km
2
vào năm 2100 (bảng 1.2 và bảng 1.3).
Bảng 1.2. Diện tích ngập lụt ứng với các kịch bản nước biển dâng (kịch bản cao)
Vùng
Diện tích ngập ứng với các kịch bản (km
2
)
2020
2030
2040
2050
2060 2070 2080 2090 2100
Mực nước biển (cm)
11,6 17,3 24,4 33,4 44,4 57,1 71,1 86,1 102
Đà Nẵng 2,17 2,33 2,66 2,94 3,31 3,81 4,28 4,76 5,66
Quảng Ngãi 7,14 7,35 7,69 8,15 8,78 9,42 10,2 11,0 14,5
Bình Định 18,4 19,3 20,4 21,7 23,3 25,1 27,0 29,1 31,3
Phú Yên 3,46 3,79 4,39 5,13 6,02 7,11 8,32 9,75 14,9
Bảng 1.3. Diện tích ngập lụt ở khu vực Trung Trung Bộ ứng với các kịch bản nước biển
dâng (kịch bản trung bình)
Vùng
Diện tích ngập ứng với các kịch bản (km
2
)
2020
2030
2040
2050
2060
2070
2080
2090
2100
Mực nước biển (cm) 11,7
17,1
23,2
30,1
37,6
45,8
54,5
63,8
73,7
Đà Nẵng 2,17
2,33
2,59
2,85
3,10
3,35
3,74
4,05
4,37
Quảng Ngãi 7,14
7,35
7,62
7,98
8,39
8,87
9,34
9,79
10,3
Bình Định 18,4
19,3
20,3
21,3
22,4
23,6
24,8
26,0
27,4
Phú Yên 3,46
3,79
4,32
4,91
5,48
6,17
6,95
7,77
8,65
1.3.2. Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam
Về nhiệt độ: Theo kết quả tính cho thấy mức tăng nhiệt độ nhỏ nhất so
với các khu vực khác thuộc thuộc Trung Trung Bộ. Nhiệt độ năm và nhiệt độ
thời kỳ ba tháng đều có thể tăng, nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn nhiệt
16
độ mùa hè, nhiệt độ thời kỳ ba tháng IX - XI có thể tăng nhiều nhất so với các
thời kỳ ba tháng khác trong năm. Nhiệt độ năm có thể tăng 0,3 - 0,4
o
C vào năm
2020, đến giữa thế kỷ 21 tăng khoảng 0,7 - 0,8
o
C. Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ
năm có thể tăng 1,0; 1,5 và 1,9
o
C theo các kịch bản từ thấp đến cao.
Về lượng mưa: Lượng mưa có thể giảm vào các thời kỳ ba tháng XII - II
và III - V; trong đó thời kỳ ba tháng III - V lượng mưa có thể giảm nhiều nhất;
lượng mưa có thể tăng nhiều nhất vào thời kỳ tháng IX - XI trong năm. Theo các
kịch bản, vào năm 2020 lượng mưa năm có thể tăng khoảng 0,8 - 1,0%; lượng
mưa thời kỳ ba tháng XII - II và III - V có thể giảm 0,8 - 2,3%; lượng mưa thời
kỳ ba tháng VI - VIII và IX - XI có thể tăng 1,1 - 2,1%. Đến giữa thế kỷ, lượng
mưa năm có thể tăng 2,1 - 2,2%; lượng mưa thời kỳ ba tháng VI - VIII và IX -
XI có thể tăng 2,7 - 4,7%; lượng mưa thời kỳ ba tháng XII - II và III - V có thể
giảm 1,8 - 5,0%. Vào cuối thế kỷ, lượng mưa năm có thể tăng 2,8% (theo kịch
bản thấp B1) đến 4,2% (theo kịch bản trung bình B2) và 5,3% (theo kịch bản
cao A2). Lượng mưa thời kỳ ba tháng XII - II có thể giảm khoảng 2,5 - 4,8%,
thời kỳ ba tháng III - V giảm 6,3 - 12,1%; lượng mưa thời kỳ ba tháng VI - VIII
có thể tăng 3,6 - 6,9%; thời kỳ ba tháng IX - XI tăng 5,9 - 11,3% theo các kịch
bản từ thấp đến cao, vào cuối thế kỷ 21, so với thời kỳ chuẩn 1980 – 1999.
Nguy cơ ngập do nước biển dâng: Vào năm 2020, với mức độ dâng của
mực nước biển từ 11,6 - 11,7cm thì diện tích ngập lụt ở Quảng Nam 1,94 km
2
;
đến giữa thế kỷ 21 với mực nước biển dâng lên 33,4cm (theo kịch bản cao) và
30,1cm (theo kịch bản trung bình) thì diện tích ngập lụt tương ứng là 2,56 và
2,44km
2
. Vào năm 2100, với mực nước biển dâng 102cm thì diện tích ngập lụt
là 6,23km
2
(theo kịch bản cao), với mực nước biển dâng 73,7cm thì diện tích
ngập lụt là 4,03km
2
(theo kịch bản trung bình B2).
17
1.4. TÁC ĐỘN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Vì sao chúng ta cần đánh giá tác động (ĐGTĐ) của biến đổi khí hậu:
Theo Khung hướng dẫn lập Kế hoạch Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu,
các bước tiến hành cần phải thực hiện như sau:
1. Khởi động và chuẩn bị triển khai
2. Xác định mục tiêu của kế hoạch hành động
3. Lập kế hoạch Xây dựng kế hoạch hành động
4. Thu thập thông tin và số liệu điều tra cơ bản
5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
6. Xác định các giải pháp ứng phó
7. Biên soạn dự thảo kế hoạch hành động
8. Tổ chức lấy ý kiến đóng góp
9. Phê duyệt và công bố kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
Cách tiếp cận đánh giá tác động của biến đổi có thể được thực hiện:
- ĐGTĐ là nghiên cứu xác định các tác động (có lợi, bất lợi) của BĐKH lên
môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội của địa phương; chỉ ra tác
động là gì, ở thời điểm nào, khu vực nào, mức độ rủi ro thiệt hại ra sao,
đối tượng nào có khả năng bị tổn thương nhất và vì sao;
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu nên được thực hiện cho hai bối
cảnh hiện tại và tương lai;
- Đánh giá tác động của BĐKH nên được thực hiện theo các kịch bản biến
đổi khí hậu và các kịch bản phát triển kinh tế xã hội khác nhau và các
khác nhau;
- Kết quả đánh giá tác động cần được cập nhật thường xuyên khi có thay
đổi về kịch bản BĐKH hoặc khi có điều chỉnh định hướng phát triển của
ngành/địa phương.
- Đánh giá tổng thể cho toàn địa bàn trước, trên cơ sở kết quả nhận được sẽ
tiến hành các đánh giá chuyên sâu.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu cần có sự tham gia của các bên
liên quan
1.4. 1. Tác động đến điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.4.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến nhiệt độ trung bình
Theo kịch bản biến đổi khí hậu đã được xây dựng trong Dự án, mức tăng
nhiệt độ tương đối giống nhau ở các kịch bản (từ kịch bản thấp đến cao) nhiệt độ
trung bình năm có thể sẽ tăng từ 0,4 đến 0,7
o
C vào giữa thế kỷ 21. Vào cuối thế
kỷ 21, mức tăng nhiệt độ trung bình theo các kịch bản như sau: từ 1,4 - 1,9
o
C
18
(kịch bản B1), từ 2,1 - 3,0
o
C (kịch bản B2) và từ 2,7 - 3,8
o
C (kịch bản A2). Tác
động của biến đổi khí hậu bao trùm lên toàn bộ chế độ nhiệt độ của khu vực
nghiên cứu (nền nhiệt độ trung bình, phân bố theo không gian và thời gian).
Vào cuối thế kỷ 20, nền nhiệt độ trung bình năm tại khu vực nghiên cứu
phổ biến từ khoảng 24 đến 27
o
C. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu
trong thế kỷ 21, nền nhiệt độ trung bình này sẽ thay đổi đáng kể vào cuối thế kỷ
21. Theo kịch bản phát trung bình, đến cuối thế kỷ, có thể sẽ không còn khu vực
nào có trị số nền nhiệt trung bình là 24
o
C.
1.4.1.2. Tác động của BĐKH đến lượng mưa trung bình
Theo các kịch bản biến đổi khí hậu đã được xây dựng trong Dự án, đến
giữa thế ký 21, lượng mưa năm có thể tăng 0,3 - 0,4% tại các khu vực Quảng
Ngãi và Quy Nhơn; tăng khoảng 1,2 - 1,6% tại các khu vực Đà Nẵng, Trà My và
Tuy Hòa; các khu vực khác trên miền nghiên cứu lượng mưa có thể tăng 3,2 -
3,8%. Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa trung bình tăng lên từ 0,4 đến 5,0% (kịch
bản thấp B1), từ 0,5 đến 7,6% (kịch bản B2) và từ 0,75 đến 9,7% (kịch bản A2)
trên khu vực nghiên cứu. Lượng mưa có xu thế giảm trong các tháng ít mưa và
tăng trong các tháng mùa mưa. Như vậy, có thể thấy trong tương lai, dưới tác
động của biến đổi khí hậu, sẽ làm gia tăng nguy cơ thiếu hụt lượng nước mưa có
thể sẽ dẫn tới làm tăng nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng dòng chạy mùa cạn và
tăng nguy cơ hạn hán. Bên cạnh đó, do sự tăng lượng mưa vào mùa mưa, sẽ dẫn
tới nguy cơ xuất hiện nhiều hơn nữa các thiên tai liên quan như lũ lụt, lũ quét,
….
1.4.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên đất
1.4.2.1. Nguy cơ ngập do nước biển dâng làm mất đất sản xuất
Theo các kịch bản nước biển dâng A1FI và B2, thì diện tích có nguy cơ bị
ngập lớn nhất ở Bình Định là khoảng từ 27,4 (B2) đến 31,2 km
2
(A1FI) và Đà
Nẵng là tỉnh có diện tích có nguy cơ ngập nhở nhất khoảng từ 4,37 (B2) đến
5,66 km
2
(A1FI) vào năm 2100. Đối với tỉnh Quảng Nam, diện tích có nguy cơ
bị ngập khoảng từ 4,03 (B2) đến 6,23 km
2
(A1FI) vào cuối thế kỷ 21.
19
1.4.2.2. Tác động của BĐKH đến chất lượng đất
- Quá trình ô xy hóa gây thoái hóa đất do nhiệt độ tăng lên và hạn hán gia
tăng trong mùa khô.
- Quá trình mặn hóa do nước biển dâng cao và bốc hơi mạnh hơn.
- Quá trình xói mòn rửa trôi theo nước do lượng mưa và cường độ mưa
trong mùa mưa tăng lên, nhất là ở những vùng lớp phủ thực vật bị tàn phá.
- Quá trình xâm thực xói lở bờ sông do mùa khô và hạn hán làm lòng
sông bị nâng cao, tăng cường quá trình xói mòn, rửa trôi đưa vật liệu thô lấp dần
lòng sông hoặc lắng đọng dưới đáy sông dẫn đến thay đổi quy luật lòng sông,
dẫn đến gia tăng quá trình xâm thực, xói lở bờ sông.
- Quá trình phong thành cát bay, cát chảy do bão tố nhiều hơn, tần số và
tốc độ gió bão đều tăng lên đáng kể, gió to cùng với mưa lớn mài mòn các sườn
đất, bốc hơi lại gia tăng lên làm gia tăng quá trình hoang mạc đá; gia tăng quá
trình cát bay, cát chảy, đất liền vào ruộng đồng và khu vực dân cư ven biển.
1.4.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước
Tác động của BĐKH đối với tài nguyên nước, như chế độ mưa thay đổi
có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó
khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước.
Bên cạnh đó, do mực nước biển dâng dẫn tới xâm nhập mặn có nguy cơ ngày
càng sâu vào trong đất liền, dẫn tới thiếu nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và
sinh hoạt.
1.4.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội
1.4.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất sử dụng cho nông nghiệp.
+ Mất diện tích do nước biển dâng;
+ Bị tổn thất do các tác động trực tiếp và gián tiếp khác của biến đổi khí
hậu như hạn hán, lũ lụt, sạt lở, hoang mạc hóa,.…
20
- BĐKH làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nông nghiệp với cơ
cấu khí hậu:
+ Sự giảm dần cường độ lạnh trong mùa đông, tăng cường thời gian nắng
nóng dẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đoàn
cây, con trên các vùng sinh thái.
+ Làm chậm đi quá trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng
hóa và đa dạng hóa cũng như làm biến dạng nền nông nghiệp cổ truyền.
- Do tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng ảnh hưởng nhiều
hơn đến sản xuất nông nghiệp:
+ Thiên tai chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng trong
bối cảnh biến đổi khí hậu.
+ Hạn hán song hành với xâm nhập mặn trên các sông lớn và vừa.
- Biến đổi khí hậu gây nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi:
+ Khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm đi rõ rệt, mực nước các sông dâng
lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê, đê bao và bờ bao.
+ Diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài.
+ Nhu cầu tiêu nước và cấp nước gia tăng vượt khả năng đáp ứng của nhiều
hệ thống thủy lợi. Mặt khác, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vượt quá các
thông số thiết kế hồ, đập, tác động tới an toàn hồ đập và quản lý tài nguyên
nước…
1.4.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp
- Biến đổi khí hậu làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng:
+ Diện tích rừng ngập mặn ven biển chịu tổn thất to lớn do nước biển dâng;
+ Nguy cơ chuyển dịch diện tích đất lâm nghiệp sang đất dành cho các lĩnh
vực kinh tế - xã hội khác là tác động gián tiếp song có thể coi là tác động lớn
nhất đối với sản xuất lâm nghiệp.
- Biến đổi khí hậu làm thay đổi cơ cấu tổ chức rừng:
Nâng cao nền nhiệt độ, lượng mưa, lượng bốc hơi, gia tăng bão, các cực trị
nhiệt độ, cường độ mưa và suy giảm chỉ số ẩm ướt … làm ranh giới giữa khí hậu
21
nhiệt đới và ranh giới nhiệt đới với nền nhiệt độ á nhiệt đới, ôn đới đều dịch
chuyển lên cao, tức là về phía đỉnh núi.
- Biến đổi khí hậu làm suy giảm chất lượng rừng:
+ Phát triển đáng kể nhiều sâu bệnh mới nguy hại hơn hoặc các sâu bệnh
ngoại lai;
+ Các quá trình hoang mạc hóa làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng
đất, chỉ số ẩm ướt giảm đi gây ra suy giảm sinh khối trên hầu hết các loại rừng,
đặc biệt là rừng sản xuất. Số lượng quần thể của các loài động vật rừng, thực vật
quý hiếm giảm sút đến mức suy kiệt dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.
- Gia tăng nguy cơ cháy rừng do:
+ Nền nhiệt độ cao hơn, lượng bốc hơi nhiều hơn, thời gian và cường độ
khô hạn gia tăng
+ Tăng khai phá rừng làm cho nguy cơ cháy rừng trở nên thường xuyên
hơn.
- Biến đổi khí hậu gây khó khăn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học
rừng:
Các biến động, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên do BĐKH,
hệ sinh thái rừng sẽ bị suy thoái trầm trọng, gây ra nguy cơ tuyệt chủng của một
số loài, làm mất đi nhiều gen quý hiếm.
1.4.3.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực thủy sản
- BĐKH ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh:
+ Nhiệt độ nước biển tăng gây bất lợi về nơi cư trú của một số thủy sản,
quá trình khoáng hóa và phân hủy nhanh hơn ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của
sinh vật, làm cho thủy sinh tiêu tốn hơn trong quá trình hô hấp và hoạt động
khác, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thương phẩm của thủy sản; thúc
đẩy quá trình suy thoái của san hô hoặc thay đổi quá trình sinh lý và sinh hóa
trong quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo.
+ Làm thay đổi về vị trí, cường độ dòng triều, các vùng nước trồi và gia
tăng tần số, cường độ bão cũng như các XTNĐ và các xoáy nhỏ.