Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chí về làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 97 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN KÍNH
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU
CHÍ VỀ LÀNG SINH THÁI THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên - 2014
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN KÍNH
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU
CHÍ VỀ LÀNG SINH THÁI THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ngành : Khoa học môi trường
Mã số : 60.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Dư Ngọc Thành
Thái Nguyên - 2014
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Trần Văn Kính, học viên cao học khóa 20 (2012 - 2014),
chuyên ngành Khoa học môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi xin cam đoan:


- Luận văn cao học này do chính tôi thực hiện.
- Các số liệu, tài liệu trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực,
được sử dụng dưới sự cho phép của Cơ quan chủ quản và Chủ nhiệm Đề tài
khoa học cấp Nhà nước“Nghiên cứu thiết kế mô hình làng sinh thái thích ứng
với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông Cửu
Long (Mã số BĐKH.13)”.
- Luận văn chưa được công bố ở các nghiên cứu khác hay trên bất kỳ
phương tiện truyền thông nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong Luận văn
tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2015
Học viên
Trần Văn Kính
iv
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Dư Ngọc Thành
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn
thành bản luận văn này.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Trung tâm Tư vấn
và Công nghệ Môi trường (Tổng cục Môi trường), TS. Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc
Trung tâm - Chủ nhiệm Đề tài và Ths. Phạm Tiến Nhất - Thư ký Đề tài
1
, cùng tập thể
cán bộ Trung tâm đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về thời gian và hỗ trợ về
chuyên môn cho em trong suốt quá trình công tác và khi thực hiện luận văn này.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các quý Thầy, cô giáo trong Phòng
Quản lý Đào tạo sau đại học, Khoa Môi trường và các khoa chuyên môn - Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã dùng tri thức và tâm huyết của mình để truyền
đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Luận văn của em được hoàn thành nhờ một phần động viên, giúp đỡ không

nhỏ của gia đình và các bạn trong lớp, em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người.
Luận văn đề cập tới vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu, đây là một vấn đề mới,
rộng lớn, các tác động phức tạp trong khi thời gian, kinh phí và kinh nghiệm chuyên
môn của em còn hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2015
Học viên
Trần Văn Kính
v
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 4
1.1. Tổng quan về tác động của BĐKH 4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản 4
1.1.2. Nguồn gốc và đặc điểm của BĐKH 4
1.1.3. Tác động chính của biến đổi khí hậu 6
1.2. Kịch bản BĐKH cho khu vực ĐBSCL 7
1.2.1. Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho khu vực Nam Bộ 7
1.2.2. Nhận xét Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vùng ĐBSCL 15
1.3. Tổng quan về xây dựng mô hình làng sinh thái 16
1.3.1. Một số mô hình làng sinh thái trên thế giới 17
1.3.2. Kinh nghiệm xây dựng và đánh giá tiêu chí xây dựng công trình xanh
của một số nước 21
1.3.3. Một số mô hình làng sinh thái ở Việt Nam 24

1.4. Những vấn đề mới trong xây dựng một số tiêu chí làng sinh thái thích ứng với
BĐKH 26
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: 28
2.2. Nội dung 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 30
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35
vi
3.2. Đánh giá hiện trạng các tác động của BĐKH đến Đồng bằng Sông Cửu Long
và khu vực nghiên cứu 41
3.2.1. Tác động của BĐKH tới Đồng bằng Sông Cửu Long 41
3.2.2. Giải pháp thích ứng với BĐKH cho ĐBSCL 53
3.3. Cơ sở xây dựng một số tiêu chí làng sinh thái 57
3.3.1. Cơ sở lý luận 57
3.3.2. Cơ sở pháp lý 57
3.3.3. Cơ sở thực tiễn 58
3.4. Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chí về làng sinh thái thích ứng với BĐKH 58
3.4.1. Tiêu chí về cấp nước sạch 59
3.4.2. Tiêu chí về thải nước thải 62
3.4.3. Tiêu chí về chất thải rắn 68
3.4.4. Đánh giá hiệu quả việc thực hiện thí điểm một số tiêu chí làng sinh thái
thích ứng với BĐKH tại khu vực nghiên cứu 71
3.4.5. Ý nghĩa và nguyên tắc áp dụng các tiêu chí vào thực tiễn 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
KẾT LUẬN 77

KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH
: Biến đổi khí hậu
BTN&MT
: Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT
: Bảo vệ môi trường
BXD
: Bộ Xây dựng
BYT
: Bộ Y tế
CDM
: Cơ chế phát triển sạch
CTX
: Công trình xanh
CTR
: Chất thải rắn
ĐBSCL
: Đồng bằng sông Cửu Long
IPCC
: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu
LHQ
: Liên hợp quốc
LST
: Làng sinh thái
QCVN
: Quy chuẩn Việt Nam

RNM
: Rừng ngập mặn
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXD
: Tiêu chuẩn xây dựng
UBND
: Ủy ban Nhân dân
UNEP
: Chương trình môi trường Liên hợp quốc
XLNT
: Xử lý nước thải
viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ (
o
C) trung bình năm của từng thập kỷ so với thời kỳ
1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình 10
Bảng 1.2. Mức thay đổi lượng mưa (%) trung bình năm của từng thập kỷ so với thời
kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình 13
Bảng 1.3. Mức thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất (%) vào cuối thế kỷ 21 so với thời
kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình 14
Bảng 1.4. Nước biển dâng(cm) tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long theo
kịch bản phát thải thấp 14
Bảng 1.5. Nước biển dâng(cm) tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long theo
kịch bản phát thải trung bình 15
Bảng 1.6. Nước biển dâng tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long theo kịch
bản phát thải cao 15
Bảng 1.8. Hệ thống đánh giá và cho điểm của LEED 2009 22

Bảng 1.9. Hệ thống đánh giá và cho điểm của - BCA GM 22
Bảng 1.10. Hệ thống đánh giá và cho điểm của - GBI 23
Bảng 3.1. Diện tích rừng vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2011 35
Bảng 3.2. Dân số vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 36
Bảng 3.3. Thống kê lao động vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 36
Bảng 3.4. Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hành khách vùng Đồng bằng sông
Cửu Long năm 2011 39
Bảng 3.5. Số cơ sở y tế khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 41
Bảng 3.6. Diện tích có nguy cơ bị ngập và dân số vùng ĐBSCL bị hưởng trực tiếp
theo mực nước biển dâng 43
Bảng 3.7. Tỷ lệ chiều dài quốc lộ, tỉnh lộ ở khu vực ĐBSCL có nguy cơ bị ảnh
hưởng theo các mức nước biển dâng (%) 51
Bảng 3.8. Giải pháp thích ứng tổng hợp cho các vùng miền tại ĐBSCL 54
Bảng 3.9. Các chỉ tiêu trong tiêu chí về cấp nước sinh hoạt 59
Bảng 3.10. Các chỉ tiêu trong tiêu chí về xử lý nước thải sinh hoạt 66
Bảng 3.11. Các chỉ tiêu trong tiêu chí về xử lý chất thải rắn 68
Bảng 3.12. Kết quả xử lý nước nhiễm mặn tại huyện Đầm Dơi 72
Bảng 3.13. Tính toán giá thành 1 lít nước sạch của dự án 73
Bảng 3.14. Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt sau bể lọc kỵ khí tại xã
Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi 75
ix
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (
o
C) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản
phát thải trung bình [4] 9
Hình 1.2. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản phát
thải trung bình [4] 12
Hình 3.1. Bản đồ hành chính khu vực đồng bằng sông Cửu Long 30

Hình 3.2. Bản đồ nguy cơ ngập khu vực đồng bằng sông Cửu Long ứng với mực
nước biển dâng 1m [4] 43
Hình 3.3. Các giải pháp tích nước ngọt của người dân ĐBSCL 62
Hình 3.4. Nước thải sinh hoạt một số nhà dân 63
Hình 3.6. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng lại nguồn nước 65
Hình 3.5. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải 65
Hình 3.7. Cầu tiêu bắc ra sông và ao nhà, thường thấy ở nông thôn ĐBSCL 67
Hình 3.8. Sơ đồ công nghệ lắp đặt tại Cà Ma 71
Hình 3.9. Một số hình ảnh lắp đặt hệ thống lọc nước CaroCell tại Cà Mau 73
Hình 3.10. Thiết kế bể bằng nhựa composite chịu lực 74
Hình 3.11. Thi công lắp đặt bể xử lý nước thải sinh hoạt 75
1
MỞ ĐẦU
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, tác
động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới.
Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh
hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế -
xã hội trong tương lai. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn
diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước,
lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại.
Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 -
0,7
o
C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El Nino, La Nina ngày
càng tác động mạnh mẽ. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho những thiên tai, đặc
biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng
bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Tác động của biến đổi
khí hậu đối với nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá

đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền
vững của đất nước.
Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường
độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ
sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Chỉ tính trong
10 năm gần đây (2001 - 2010), các loại thiên tai như: Bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng
ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về
người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn 9.500 người, giá trị thiệt hại về tài sản
ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. [3]
Biến đổi khí hậu dự kiến sẽ dẫn đến những thay đổi cho mô hình thời tiết ở hạ
lưu sông Mêkong (khu vực ĐBSCL) về nhiệt độ, lượng mưa và gió, không chỉ về
cường độ mà còn về thời gian và tần suất của các sự kiện cực đoan. Thiếu nước, hạn
hán (vào mùa khô) và lũ lụt (mùa mưa) có thể trở thành phổ biến hơn và nghiêm
trọng hơn.
2
Những thay đổi này được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái và nông
nghiệp và sản xuất lương thực tự nhiên, và làm trầm trọng thêm các vấn đề về cung
cấp nhu cầu lương thực ngày càng tăng do sự gia tăng dân số. Những thay đổi đó có
thể sẽ là đặc biệt nghiêm trọng cho sinh kế phụ thuộc mạnh mẽ của cộng đồng dân
hạ lưu sông Mê vào tài nguyên thiên nhiên. [14]
Ngoại trừ một số ít sống tại các đô thị, dân cư ở ĐBSCL chủ yếu hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và sinh sống tại khu vực nông thôn. Khu vực
ĐBSCL có địa hình bằng phẳng và thấp thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn và trực
tiếp từ chế độ thủy văn của các con sông, đặc biệt là sông Mê Kông và chế độ thủy
triều. Vùng trũng (tập trung ở Đồng Tháp Mười) chịu tác động của chế độ thủy văn
của sông Mê Kông, hàng năm bị ngập lụt về mùa mưa.
Vùng ven biển thường xuyên bị đe dọa bởi bão, lụt và triều cường. Những
thống kê về khí tượng thủy văn trong những năm gần đây cho thấy mức độ ngập lụt
và triều cường tại ĐBSCL gia tăng đột biến, số trận bão ảnh hưởng đến khu vực này
đang có xu hướng gia tăng.

Có thể nói các biểu hiện và tác động của BĐKH đến vùng ĐBSCL là rất rõ
ràng. Việc đánh giá tổng quan và chi tiết các tác động của BĐKH và xây dựng giải
pháp nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH cho khu vực này là rất cấp bách và
cần thực hiện ngay để có thể ứng phó có hiệu quả với BĐKH.
Đề tài “Nghiên cứu thiết kế mô hình làng sinh thái thích ứng với BĐKH
dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long” thuộc Chương trình
khoa học và công nghệ cấp nhà nước về Biến đổi khí hậu được thực hiện với mục
tiêu: Nghiên cứu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới khu vực đồng bằng sông
Cửu Long từ đó xây dựng được bộ tiêu chí làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí
hậu, đồng thời thiết kế được mô hình làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu
cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Nhận thấy tính cấp thiết của việc xây dựng các giải pháp thích ứng cho khu vực
ĐBSCL, được sự đồng ý của Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu thiết kế mô hình làng
sinh thái thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng cho khu vực đồng bằng sông Cửu
Long”, dưới sự hướng dẫn của TS. Dư Ngọc Thành tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chí về làng sinh thái thích ứng với biến đổi khí
hậu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long”.
3
*/ Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và xây dựng được một số tiêu về về Làng
sinh thái thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại khu vực đồng bằng sông Cửu
Long theo hướng dựa vào cộng đồng.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực ĐBSCL;
+ Nghiên cứu, đánh giá được các tác động cơ bản của BĐKH tới khu vực;
+ Nghiên cứu được cơ sở để xây dựng các tiêu chí làng sinh thái thích ứng với
BĐKH.
+ Nghiên cứu, xây dựng được một số tiêu chí về làng sinh thái thích ứng với
biến đổi khí hậu. Triển khai áp dụng thử nghiệm và đánh giá được hiệu quả của một
số tiêu chí đã xây dựng. Đề xuất triển khai loại ứng dụng các tiêu chí đã xây dựng

để nhân rộng mô hình làng sinh thái ứng phó biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
*/ Ý nghĩa của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:
+ Tổng hợp các nghiên cứu và đánh giá được tổng quan các tác động cơ bản
của BĐKH tới khu vực dồng bằng sông Cửu Long.
+ Các tiêu chí là căn cứ khoa học để xây dựng mô hình làng sinh thái với
phong cảnh thiên nhiên, phù hợp với nền văn hóa truyền thống của địa phương góp
phần phát triển lĩnh vực du lịch, thương mại và dịch vụ cũng như giúp cộng đồng
ứng phó được những tác động của BĐKH.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Góp phần vào nghiên cứu lĩnh vực BĐKH phục vụ việc thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư nhờ nâng cao dân trí,
áp dụng các mô hình xử lý chất thải, sử dụng năng lượng sạch, điều kiện về vệ sinh
môi trường và sinh hoạt văn hoá tinh thần được cải thiện.
+ Góp phần nâng cao nhận thức về các tác hại của biến đổi khí hậu, tăng
cường kiến thức cho người dân về kỹ năng ứng phó với điều kiện nước biển dâng,
kỹ năng phòng chống thiên tai, dịch bệnh tạo chuyển biến về ý thức bảo vệ môi
trường của người dân, giảm thiểu được các hành vi phá hoại môi trường.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tác động của BĐKH
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
Trong Công ước khung Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu [15] đã nêu khái
niệm Biến đổi khí hậu nghĩa là biến đổi của khí hậu được qui cho trực tiếp hoặc
gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn
cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí
hậu quan sát đựợc trong những thời kỳ có thể so sánh được;
Những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu nghĩa là những biến đổi trong

môi trường vật lý hoặc sinh học do những biến đổi khí hậu gây những ảnh hưởng có
hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự
nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc
đến sức khỏe và phúc lợi của con người.
Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTN&MT) cũng đã định nghĩa:
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc
dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ
hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc
các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần
của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm
nhẹ BĐKH. Có thể hiểu thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc
con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả
năng bị tổn thương do BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các các cơ hội nó
mang lại. Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm làm giảm mức độ hoặc cường độ
phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ BĐKH làm giảm nguyên nhân gây BĐKH. [2]
1.1.2. Nguồn gốc và đặc điểm của BĐKH
Nhờ những tiến bộ đạt được về quan trắc cũng như các mô hình gần đây, các
nhà khoa học đã kết luận rằng: BĐKH có nguồn gốc từ hai nguyên nhân: do những
quá trình tự nhiên và do ảnh hưởng của con người.
5
Con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, từ quá trình đốt các nhiên
liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt, ) để tạo ra năng lượng phục vụ sản xuất và giao
thông đi lại, đến các quá trình công nghiệp hóa đều phát thải các khí gây hiệu ứng
nhà kính. Tất cả các hoạt động này làm tăng nồng độ các loại khí gây hiệu ứng nhà
kính (CO
2
, N
2
O, NO, CH

4
, H
2
S, bụi và hơi nước), dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất.
Các nhà khoa học đã nhận thấy, sự ấm lên toàn cầu chủ yếu là do hoạt động của con
người. Theo báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) đã chỉ ra rằng,
hoạt động của con người dường như đã góp phần vào việc làm băng tan ở Bắc cực,
cũng làm tăng mực nước biển trong 50 năm cuối của thế kỷ 20.
Theo IPCC các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm:
- Sự nóng lên của khí quyển và bề mặt trái đất;
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên trái đất;
- Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển;
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh
thái và hoạt động của con người;
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác;
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Khi xem xét, đánh giá tác động của BĐKH đến cộng đồng người ta thường
quan tâm đến các biểu hiện cơ bản sau:
- Sự gia tăng nhiệt độ: nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tuyệt đối;
- Sự gia tăng của các biểu hiện thời tiết cực đoan: bão, lốc, mưa đá, hạn hán,
mưa lớn v.v
- Nước biển dâng: mức nước trung bình, mức đỉnh triều.
Đặc điểm diễn biến thời gian của biến đổi khí hậu:
- Quá trình diễn ra từ từ, khó bị phát hiện và có thể nói chiều hướng của
BĐKH là không thể đảo ngược (trong phạm vi tương lai gần).

6
- Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng
đến tất cả các lĩnh vực của sự sống (động vật, thực vật, đa dạng sinh học, cảnh quan,
môi trường sống ).
- Cường độ ngày một tăng và hậu quả ngày càng nặng nề, khó lường trước,
khó khắc phục.
1.1.3. Tác động chính của biến đổi khí hậu
*/ Quan điểm thông thường
BĐKH là nguy cơ lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong lịch sử phát triển
của mình và là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Biến đổi khí hậu đã và
đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu.
Thường khi nói đến tác động của BĐKH hầu hết là tác động có hại. Một số tác
động chủ yếu của BĐKH hay được nhắc đến như: Mực nước biển dâng gây ngập
lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn với
công nghiệp và hệ thống kinh tế xã hội trong tương lai; Nhiệt độ khí quyển tăng cao
gây ra những đợt nóng gay gắt, hạn hán, cạn kiệt nguồn nước, suy giảm đa dạng
sinh học, các hệ sinh thái bị phá hủy; gia tăng lượng mưa lớn bất thường, bão lụt,
v.v phá hoại cơ sở hạ tầng, tài sản, gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất.
*/ Tác động có lợi của biến đổi khí hậu
Hầu hết các tác động của BĐKH là có hại. Tuy nhiên nếu xét theo đối tượng và
phạm vi địa lý khác nhau thì BĐKH cũng đem lại những tác động có lợi nhất định.
- Xét theo đối tượng ngành, lĩnh vực chịu tác động trực tiếp
Những lợi ích được phân bố không đều, cũng giống như những hậu quả tiêu cực
của sự nóng lên toàn cầu. Ở những khu vực có đủ nước và chất dinh dưỡng, hoa màu
có năng suất cao hơn khi nhiệt độ tăng và những mùa vụ kéo dài hơn. Ngành lâm
nghiệp sẽ được lợi nhờ cây cối mọc nhanh hơn. Sự ấm lên cũng có lợi cho sức khỏe
con người ở một số khu vực. Chi phí sẽ giảm đi đối với việc sưởi các tòa nhà vào
mùa đông dài và lạnh. Ít băng giá và ít bão tuyết sẽ làm cho đường xá và giao thông
thuận lợi hơn trong mùa đông và giảm được chi phí. Giảm thời gian bị lạnh sẽ có lợi
về sức khỏe cho một số người. Một số khu vực sẽ trở nên ẩm ướt hơn, do đó giúp

giảm khan hiếm nước. Những ích lợi này chủ yếu xảy ra ở Hoa Kỳ, Canada, Bắc Âu
và phía bắc châu Á.
7
Tuy nhiên những ích lợi đó sẽ khó có thể so sánh với những rủi ro như sự gia
tăng của sâu bệnh, thời tiết cực đoan, khan hiếm nước ở một số khu vực khác, chi phí
làm mát không khí tăng lên vào mùa hè, v.v. Tính trên toàn cầu thì lợi ích của sự
nóng lên có thể biến động lên xuống nhưng tổng chi phí sẽ sẽ tăng lên. Trên thực tế
các tác động có lợi thường đề cập đến khi có thể khai thác được chúng trong các hoạt
động nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu.
- Xét theo phạm vi vùng lãnh thổ chịu tác động
Xét trên phạm vi lãnh thổ, quốc gia thì BĐKH cũng đem lại những lợi ích nhất
định trong hiện tại và tương lai gần. Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí nhà kính đã
đưa ra 3 cơ chế để các quốc gia phối hợp thực hiện trong đó Cơ chế phát triển sạch
(CDM) đã mang lại cơ hội cho những nước nghèo với sự hỗ trợ về tài chính và khoa
học công nghệ của các nước lớn. Việt Nam có nhiều tiềm năng để tham gia các dự án
CDM trong một số ngành, lĩnh vực như: năng lượng, lâm nghiệp, nông nghiệp v.v.
1.2. Kịch bản BĐKH cho khu vực ĐBSCL
1.2.1. Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho khu vực Nam Bộ
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho khu vực đồng bằng sông Cửu
Long được xây dựng trên cơ sở phân tích và tổng hợp từ Kịch bản biến đổi khí hậu,
nước biển dâng cho Việt Nam năm 2012 [4] ứng với khu vực khí hậu Nam Bộ, với
sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng. Mức biến đổi các thông số khí
hậu được so sánh với thời kỳ cơ sở từ năm 1980 đến năm 1999.
a. Nhiệt độ
*/ Nhiệt độ trung bình theo mùa
- Mùa đông (tháng XII-II)
+ Theo kịch bản phát thải thấp, đến cuối thế kỷ 21 nhiệt độ mùa đông tăng ở
khu vực Nam Bộ từ 1 đến 1,6
o
C.

+ Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ khu vực
Nam Bộ có mức tăng từ 1,0 đến 1,4
o
C. Vào cuối thế kỷ 21, mức tăng nhiệt độ khu
vực này từ 1,6 đến 2,5
o
C, riêng khu vực phía Bắc của Tây Nam Bộ có mức tăng từ
1,0 đến 1,6
o
C.
+ Theo kịch bản phát thải cao, vào cuối thế kỷ 21, mức tăng nhiệt độ từ 1,6
đến 2,8
o
C.
8
- Mùa xuân (tháng III - V)
+ Theo kịch bản phát thải thấp, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ mùa xuân khu vực
Tây Nam Bộ có mức tăng nhiệt độ thấp nhất, từ 1,0 đến 1,6
o
C.
+ Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ mùa xuân
khu vực Tây Nam Bộ có mức tăng nhiệt độ thấp nhất, từ 1,3 đến 2,2
o
C.
+ Theo kịch bản phát thải cao, tính đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ mùa xuân khu
vực Tây Nam Bộ có mức tăng nhiệt độ thấp nhất, từ 1,3 đến 2,8
o
C.
- Mùa hè (tháng VI-VIII)
+ Theo kịch bản phát thải thấp, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ mùa hè tăng từ 1,6

đến 2,5
o
C trên đa phần diện tích Nam Bộ.
+ Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, cũng như trên đa
phần diện tích cả nước, khu vực Tây Nam Bộ có nhiệt độ tăng từ 1,0 đến 1,4
o
C,
thấp nhất trong các khu vực.
+ Theo kịch bản phát thải cao, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tăng từ 2,2 đến trên
3,7
o
C trên đại bộ phận diện tích nước ta trong đó có khu vực Nam Bộ, một số khu
vực khác có mức tăng thấp hơn, từ 1,0 đến 2,2
o
C.
- Mùa thu (tháng IX-XI)
+ Theo kịch bản phát thải thấp, vào cuối thế kỷ 21, khu vực Tây Nam Bộ có
nhiệt độ tăng từ 1,6 đến 2,2
o
C, thuộc nhóm khu vực tăng cao nhất cả nước.
+ Theo kịch bản trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ mùa thu Tây Nam Bộ
có nhiệt độ tăng từ 1,0 đến 1,2
o
C thấp hơn mức chung trên hầu hết diện tích nước ta
(1,0 đến 1,6
o
C). Vào cuối thế kỷ 21, khu vực Tây Nam Bộ có mức tăng nhiệt độ từ
1,0 đến 1,6
o
C (nhóm thấp nhất so với khu vực khác).

+ Theo kịch bản phát thải cao, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ mùa thu khu vực
Tây Nam bộ tăng từ 2,5 đến trên 3,7
o
C cũng như ở hầu khắp diện tích nước ta.
*/ Trung bình năm
- Theo kịch bản phát thải thấp, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
tăng từ 1,0 đến 1,6
o
C ở đại bộ phận diện tích phía Nam (từ Quảng Nam trở vào).
- Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, trên đa phần diện tích
nước ta, nhiệt độ trung bình năm có mức tăng từ 1,2 đến 1,6
o
C. Khu vực Nam Bộ có
mức tăng thấp hơn, từ dưới 1,0 đến 1,2
o
C. Đến cuối thế kỷ 21, khu vực Tây Nam
Bộ có mức tăng thấp nhất, từ 1,6 đến 1,9
o
C, thấp hơn mức tăng từ 1,9 đến 3,1
o
C ở
hầu khắp diện tích cả nước (Hình 1.1).
9
Hình 1.1. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (
o
C) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch
bản phát thải trung bình [4]
- Theo kịch bản phát thải cao, đến cuối thế kỷ 21, khu vực Tây Nam Bộ có
nhiệt độ trung bình năm tăng thấp nhất, từ 1,6 đến 2,5
o

C.
*/ Nhiệt độ cực trị
- Nhiệt độ cực trị mùa đông (tháng XII-II)
+ Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ thấp nhất
trung bình mùa đông tăng từ 1,2 đến 1,5
o
C trên khu vực từ Ninh Thuận trở vào cao
hơn khu vực còn lại. Nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 1,2 đến 2,2
o
C trên hầu hết
diện tích phía Bắc (từ Nghệ An trở ra), khu vực tỉnh Bình Thuận và Nam Bộ.
+ Vào cuối thế kỷ 21, trên đại bộ phận diện tích khu vực từ Bắc Phú Yên trở ra,
nhiệt độ thấp nhất trung bình mùa đông ở Nam Bộ tăng từ 2,2 đến 3,2
o
C.
- Nhiệt độ cực trị mùa hè (tháng VI-VIII)
+ Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ thấp nhất
trung bình mùa hè có thể tăng từ 1,2 đến 1,7
o
C ở Nam Bộ.
+ Nhiệt độ cao nhất trung bình mùa hè chủ yếu tăng từ 1,2 đến trên 2,0
o
C ở
Đông Bắc Bộ và hầu hết diện tích ở phía Nam (từ Thừa Thiên Huế trở vào).
+ Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ thấp nhất trung bình mùa hè tăng từ tăng từ 2,0
đến 2,7
o
C ở Nam Bộ; nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0 đến 2,2
o
C.

10
- Nhiệt độ cực trị năm
+ Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ thấp nhất
trung bình năm tăng từ 1,7 đến 2,2
o
C ở Nam Bộ.
+ Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ thấp nhất trung bình Nam Bộ có mức tăng cao
hơn so với các khu vực khác (từ 2,7 đến 3,0
o
C). Nhiệt độ cao nhất trung bình năm
đa phần diện tích Nam Bộ có mức tăng cao nhất, từ 2,7 đến 3,2
o
C.
+ Vào cuối thế kỷ 21, số ngày nắng nóng (nhiệt độ cao nhất trên 35
o
C) tăng từ
15 đến 30 ngày trên phần lớn diện tích cả nước, khi đó toàn bộ khu vực Nam Bộ có
số ngày nắng trên 30
o
C tăng trên 20 ngày.
Bảng 1.1 trình bày mức tăng nhiệt độ (
o
C) trung bình năm của từng thập kỷ
của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) cho
13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL. Đối với các mốc thời gian vào giữa và cuối thế kỷ
21 có bổ sung khoảng dao động của mức tăng nhiệt độ.
Bảng 1.1. Mức tăng nhiệt độ (
o
C) trung bình năm của từng thập kỷ so với thời
kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình

STT
Tỉnh,
Thành phố
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020
2030
2040
2050
2060
2070
2080
2090
2100
1
Long An
0,4
0,6
0,9
1,1 (1,0 - 1,4)
1,4
1,6
1,8
2,0
2,2 (1,9 - 2,8)
2
Đồng Tháp
0,4
0,7
1,0
1,3 (1,0 - 1,4)

1,6
1,9
2,1
2,3
2,5 (2,2 - 2,8)
3
Tiền Giang
0,5
0,6
0,8
1,0 (0,9 - 1,2)
1,3
1,5
1,7
1,8
2,0 (1,9 - 2,5)
4
Bến Tre
0,4
0,7
0,9
1,2 (1,0 - 1,4)
1,5
1,7
1,9
2,1
2,3 (1,9 - 2,5)
5
Vĩnh Long
0,4

0,6
0,8
1,0 (1,0 - 1,2)
1,3
1,5
1,7
1,8
2,0 (1,8 - 2,5)
6
Trà Vinh
0,4
0,6
0,9
1,2 (1,0 - 1,4)
1,4
1,6
1,8
2,0
2,2 (1,9 - 2,4)
7
An Giang
0,4
0,6
0,8
1,0 (0,5 - 1,2)
1,3
1,5
1,7
1,8
2,0 (1,8 - 2,3)

8
Cần Thơ
0,5
0,7
1,0
1,2 (1,0 - 1,4)
1,5
1,7
2,0
2,2
2,3 (1,9 - 2,5)
9
Hậu Giang
0,4
0,6
0,9
1,1 (1,0 - 1,4)
1,4
1,6
1,8
2,0
2,2 (1,9 - 2,5)
10
Sóc Trăng
0,4
0,6
0,8
1,1 (1,0 - 1,4)
1,3
1,5

1,7
1,9
2,0 (1,9 - 2,5)
11
Bạc Liêu
0,5
0,7
1,0
1,3 (1,0 - 1,4)
1,5
1,8
2,0
2,2
2,4 (2,2 - 2,8)
12
Kiên Giang
0,4
0,6
0,9
1,1 (0,9 - 1,2)
1,3
1,6
1,8
1,9
2,1 (1,5 - 2,2)
13
Cà Mau
0,5
0,7
1,0

1,4 (1,2 - 1,6)
1,6
1,9
2,2
2,4
2,6 (1,9 - 2,8)
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) [4]
11
b. Lượng mưa
*/ Lượng mưa mùa đông (tháng XII-II)
- Lượng mưa mùa đông ở Việt Nam có xu hướng tăng ở hầu hết diện tích
phía Bắc (từ Quảng Bình trở ra), giảm ở hầu khắp diện tích phía Nam (từ Quảng
Trị trở vào).
- Theo kịch bản phát thải thấp, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa mùa đông khu
vực Nam Bộ có mức giảm cao hơn so với khu vực khác, khoảng từ 8 đến 12%. Vào
cuối thế kỷ 21, lượng mưa giảm trên toàn bộ diện tích ở phía Nam, mức giảm từ 2
đến trên 14%.
- Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa giảm từ 2
đến 12% ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào). Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa giảm từ
2 đến trên 14% ở phía Nam.
- Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa trung bình mùa đông Nam Bộ với
mức giảm đến trên 10% (giữa thế kỷ 21) và đến trên 14% (vào cuối thế kỷ 21).
*/ Lượng mưa mùa xuân (tháng III-V)
- Theo kịch bản phát thải thấp, lượng mưa mùa xuân có xu hướng giảm trên
hầu hết lãnh thổ, với mức giảm có thể đến trên 6% vào giữa thế kỷ 21 và đến trên
10% vào cuối thế kỷ 21.
- Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa mùa xuân
giảm ở hầu hết diện tích lãnh thổ, mức giảm phổ biến từ 2 đến 6%. Đến cuối thế kỷ
21, lượng mưa mùa xuân khu vực Tây Nam bộ giảm từ 4 đến 10%.
- Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa mùa xuân giảm phổ biến là từ 2 đến

6% (vào giữa thế kỷ) và từ 4 đến trên 14% (vào cuối thế kỷ 21).
*/ Lượng mưa mùa hè (tháng VI-VIII)
- Theo kịch bản phát thải thấp, lượng mưa mùa hè có xu hướng tăng trên toàn
lãnh thổ, mức tăng phổ biến của khu vực Tây Nam bộ vào giữa và cuối thế kỷ 21 là
dưới 4%.
- Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa mùa hè
trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều tăng, các khu vực phía Nam có mức tăng cao nhất
có thể đến trên 6%, thấp hơn so với các khu vực phía Bắc.
- Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa mùa hè tăng trên 6% vào giữa thế kỷ
21 và đến trên 18% vào cuối thế kỷ 21.
12
*/ Lượng mưa mùa thu (tháng IX-XI)
Tương tự như lượng mưa mùa hè, lượng mưa mùa thu cũng có xu hướng tăng
trên toàn lãnh thổ. Ở Bắc Bộ lại có mức tăng nhỏ hơn so với các khu vực khác trên
cả nước.
- Theo kịch bản phát thải thấp, mức tăng của lượng mưa trung bình mùa thu
vào giữa thế kỷ 21 có mức tăng từ 4 đến trên 6%. Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa
tăng phổ biến đến 10%.
- Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, mức tăng cao nhất có
thể của lượng mưa mùa thu trên khu vực phía Nam (từ Quảng Trị trở vào) từ 4 đến
10%. Vào cuối thế kỷ 21, trên lãnh thổ Việt Nam, lượng mưa mùa thu tăng đến
14%. Trong đó, khu vực Tây Nam Bộ có mức tăng từ 10 đến 14%.
- Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa mùa thu tăng đến gần 10% vào giữa
thế kỷ 21 và 18% vào cuối thế kỷ 21. Trong đó, trên khu vực Bắc Tây Nguyên, một
phần Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ có mức tăng cao hơn so với các khu vực khác.
Hình 1.2. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) vào cuối thế kỷ 21 theo kịch bản
phát thải trung bình [4]
13
*/ Lượng mưa năm
- Theo kịch bản phát thải thấp, lượng mưa năm tăng đến 5% vào giữa thế kỷ

21, và trên 6% vào cuối thế kỷ 21.
- Theo kịch bản phát thải trung bình, mức tăng phổ biến của lượng mưa năm
trên lãnh thổ Việt Nam từ 1 đến 4% (vào giữa thế kỷ) và từ 2 đến 7% (vào cuối thế
kỷ) (Hình 1.2)
- Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa năm vào giữa thế kỷ tăng phổ biến
từ 1 đến 4%, đến cuối thế kỷ mức tăng có thể từ 2 đến trên 10%.
Bảng 1.2 là tóm tắt mức thay đổi lượng mưa (%) năm qua từng thập kỷ so với
thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) cho 13 tỉnh, thành phố
vùng ĐBSCL. Tương tự như đối với nhiệt độ, vào giữa và cuối thế kỷ 21 có bổ sung
khoảng dao động của mức thay đổi lượng mưa đối với tỉnh, thành phố.
Bảng 1.2. Mức thay đổi lượng mưa (%) trung bình năm của từng thập kỷ so
với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình
STT
Tỉnh,
thành phố
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020
2030
2040
2050
2060
2070
2080
2090
2100
1
Long An
1,6
2,3
3,2

4,2 (1,0 - 5,0)
5,1
5,9
6,7
7,4
8,0 (4,0 - 8,0)
2
Đồng Tháp
1,3
1,9
2,6
3,4 (3,0 - 5,0)
4,1
4,8
5,4
6,0
6,5 (6,0 - 8,0)
3
Tiền Giang
0,8
1,2
1,7
2,1 (2,0 - 4,0)
2,6
3,0
3,4
3,8
4,1 (4,0 - 7,0)
4
Bến Tre

1,3
1,8
2,6
3,3 (2,0 - 4,0)
4,0
4,7
5,3
5,8
6,3 (4,0 - 7,0)
5
Vĩnh Long
1,0
1,5
2,1
2,7 (2,0 - 4,0)
3,2
3,8
4,3
4,7
5,1 (4,0 - 6,0)
6
Trà Vinh
0,9
1,3
1,8
2,3 (2,0 - 4,0)
2,8
3,2
3,7
4,0

4,4 (4,0 - 6,0)
7
An Giang
1,1
1,7
2,4
3,0 (2,0 - 4,0)
3,7
4,3
4,9
5,4
5,8 (5,0 - 7,0)
8
Cần Thơ
1,2
1,8
2,5
3,2 (3,0 - 4,0)
3,9
4,5
5,1
5,6
6,1 (5,0 - 7,0)
9
Hậu Giang
1,2
1,8
2,5
3,2 (2,0 - 4,0)
3,9

4,5
5,1
5,6
6,1 (5,0 - 7,0)
10
Sóc Trăng
1,1
1,7
2,4
3,0 (2,0 - 4,0)
3,7
4,3
4,9
5,4
5,8 (5,0 - 6,0)
11
Bạc Liêu
1,0
1,5
2,1
2,7 (2,0 - 3,0)
3,3
3,9
4,4
4,8
5,2 (4,0 - 6,0)
12
Kiên Giang
1,0
1,5

2,1
2,8 (2,0 - 3,0)
3,4
3,9
4,4
4,9
5,3 (4,0 - 6,0)
13
Cà Mau
1,6
2,3
3,2
4,2 (1,0 - 5,0)
5,1
5,9
6,7
7,4
8,0 (4,0 - 8,0)
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) [4]
14
c. Lượng mưa ngày lớn nhất, khí áp và độ ẩm
Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa ngày lớn nhất ở Nam Bộ giảm vào khoảng từ
10 đến 30% (Bảng 1.3). Tuy nhiên, ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện
lượng mưa ngày dị thường với lượng mưa gấp đôi so với kỷ lục hiện nay.
Theo kịch bản phát thải trung bình, vào cuối thế kỷ 21, khí áp bề mặt có thể
tăng trên toàn lãnh thổ nước ta với mức tăng khoảng từ 20 đến 30pa (10-2 hpa); trên
khu vực giữa Biển Đông tăng khoảng từ 30 đến 40pa.
Bảng 1.3. Mức thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất (%) vào cuối thế kỷ 21 so với
thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình
Đặc trưng

Tây
Bắc Bộ
Đông
Bắc Bộ
Đồng bằng
Bắc Bộ
Bắc
Trung Bộ
Nam
Trung Bộ
Tây
Nguyên
Nam
Bộ
Kỷ lục
tuyệt đối
126
87
108
12
-40
0
-40
Trung bình
50
58
56
20
-35
-10

-20
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) [4]
Độ ẩm tương đối trung bình năm có khả năng giảm trên phạm vi cả nước trong
các thời kỳ khác nhau của thế kỷ 21 với mức giảm phổ biến từ 3 đến 7%. Khu vực
Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là những nơi có độ ẩm tương đối
trung bình năm giảm nhiều nhất.
d. Nước biển dâng:
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng
cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 54 đến 72cm (Bảng
1.4); trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 49 đến 64cm.
Bảng 1.4. Nước biển dâng(cm) tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long
theo kịch bản phát thải thấp
Khu vực
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020
2030
2040
2050
2060
2070
2080
2090
2100
Mũi Kê Gà -
Mũi Cà Mau
8-9
11-13
17-19
22-26
28-34

34-42
40-50
46-59
51-66
Mũi Cà Mau -
Kiên Giang
9-10
13-15
18-21
24-28
30-37
36-45
43-54
48-63
54-72
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) [4]
15
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nước biển dâng
cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62 đến 82cm (Bảng
1.5); trung bình toàn Việt Nam, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73cm.
Bảng 1.5. Nước biển dâng(cm) tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long
theo kịch bản phát thải trung bình
Khu vực
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020
2030
2040
2050
2060
2070

2080
2090
2100
Mũi Kê Gà -
Mũi Cà Mau
8-9
12-14
17-20
23-27
30-35
37-44
44-54
51-64
59-75
Mũi Cà Mau -
Kiên Giang
9-10
13-15
19-22
25-30
32-39
39-49
47-59
55-70
62-82
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) [4]
- Theo kịch bản phát thải cao (A1FI): Vào giữa thế kỷ 21, trung bình trên toàn
Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 26 đến 29cm. Đến cuối thế kỷ 21, nước
biển dâng cao nhất ở khu vực từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85 đến
105cm (Bảng 1.6); trung bình toàn Việt Nam, đến cuối thế kỷ 21 nước biển dâng

trong khoảng từ 78 đến 95cm.
Bảng 1.6. Nước biển dâng tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long theo
kịch bản phát thải cao
Khu vực
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2020
2030
2040
2050
2060
2070
2080
2090
2100
Mũi Kê Gà-Mũi
Cà Mau
8-9
13-14
19-21
26-30
35-41
45-53
56-68
68-83
79-99
Mũi Cà Mau-
Kiên Giang
9-10
14-15
20-23

28-32
38-44
48-57
60-72
72-88
85-105
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012) [4]
1.2.2. Nhận xét Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng vùng ĐBSCL
*/ Xu hướng của BĐKH đối với khu vực ĐBSCL từ trước đến nay và trong
tương lai (đến cuối thế kỷ 21):
- Biểu hiện và xu hướng rõ rệt nhất là hiện tượng nước biển dâng: mức nước
biển dâng tại khu vực ven biển Tây Nam bộ là cao nhất so với các khu vực khác;
16
- So với các vùng khí hậu trên cả nước: nhiệt độ trung bình mùa hè khu vực
Nam Bộ nằm trong nhóm tăng cao nhất, các mùa khác trong năm tăng chậm hơn,
nhiệt độ thấp nhất tăng chậm hơn, nhiệt độ cao nhất tăng nhanh hơn hầu hết các
vùng trong cả nước;
- Lượng mưa mùa hè và mùa thu tăng, lượng mưa mùa đông và mùa xuân
giảm, tính lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng;
- Lượng mưa ngày lớn nhất giảm, độ ẩm giảm, hiện tượng bão và áp thấp có
xu hướng ảnh hướng nhiều hơn đến khu vực này.
*/ Tác động chính của Biến đổi khí hậu có thể xảy ra tại khu vực đồng bằng
sông Cửu Long:
- Nước biển dâng cao ảnh hưởng đến tài nguyên đất, nước, sản xuất nông
nghiệp, hạ tầng cơ sở, quy hoạch dân cư vùng ven biển.
- Nhiệt độ tăng nhanh ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và hệ
sinh thái tự nhiên, thay đổi về đa dạng sinh học.
- Lượng mưa tăng làm tăng áp lực lên hệ thống tiêu thoát nước, kết hợp với
mức nước biển dâng tăng nguy cơ ngập lụt các vùng cửa sông.
- Tăng tần suất bão, áp thấp ảnh hưởng đến Việt Nam và ĐBSCL làm gia tăng

thiệt hại đối với cơ sở vật chất và sản xuất, đặc biệt là nông nghiệp.
1.3. Tổng quan về xây dựng mô hình làng sinh thái
Mới đây, UNEP đã đưa ra mô hình “kinh tế xanh” mới và khẳng định mô hình
này sẽ không những giúp giảm bớt tình trạng đói nghèo kinh niên ở nhiều nước, mà
còn hạn chế được tối đa các hành động xâm hại của con người đối với các hệ sinh
thái tự nhiên. Nền kinh tế xanh là một hệ thống kinh tế phản ánh sự tích hợp giữa
các hệ sinh thái và đảm bảo khả năng phục hồi của các hệ thống hỗ trợ sự sống, hòa
hợp với thiên nhiên.
Để thực hiện nền kinh tế xanh, việc hồi phục các hệ sinh thái có thể được xem
như là một động cơ kinh tế, đồng thời tăng thêm công ăn việc làm xanh, và kết quả
của các dự án đã thực hiện trong mấy năm qua tại nhiều nước là sự khích lệ các nhà
quản lý thực hiện các dự án hồi phục các hệ sinh thái đã bị suy thoái (UNEP, 2010).
Trong những năm qua, ở các nước phát triển và ở Việt Nam đã xây dựng được
những mô hình làng sinh thái với những mục đích khác nhau và ở nhiều khu vực
khác nhau từ miền núi trung du đến miền ven biển, những mô hình này đã và đang
đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và đa dạng sinh học.

×