Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VAS10 và IAS21.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.25 KB, 14 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp

Bài Tiểu Luận:
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC
THAY ĐỔI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VAS10 và IAS21
GVHD: Thầy MÃ VĂN GIÁP
Nhóm SV thực hiện : CAO THỊ TÂM
NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang đi lên trên con đường phát triển của nền kinh
tế thị trường theo định hướng XHCN. Theo đó, quá trình hội
nhập đã và đang diễn ra rất nhanh. Đặc biệt là sự gia nhập vào
các tổ chức khu vực và thế giới: ASIAN, WTO,….đã đưa nền
kinh tế của nước ta xích lại gần hơn với các nước trên thế giới.
Quá trình giao lưu buôn bán hàng hóa,…ngày càng diễn ra đa
dạng và phong phú hơn. Từ đó đòi hỏi phải có sự phù hợp giữa
các quy tắc chuẩn mực để phù hợp với các thông lệ quốc tế, tạo
điều kiện cho quá trình hội nhập được thuận lợi. Nước ta đã có
nhiều sự thay đổi trong nhiều phương diện trong đó không ngoại
trừ các chuẩn mực kế toán. Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách
nhiệm soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán đã xác định
ba nguyên tắc xây dựng chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt
Nam là
(1) Dựa trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về kế toán, chuẩn
mực quốc tế vê kiển toán.
(2) Phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam
(3) Đơn giản, rõ ràng và tuân thủ các quy định về thể thức
ban hành văn bản pháp luật.
Chính việc biên soạn hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam


được dựa trên các chuẩn mực quốc tế về kế toán và được điều
chính cho phù hợp với những đặc điểm riêng của Việt Nam đã
giúp cho tiến trình xây dựng và ban hành diễn ra nhanh chóng.
Về cơ bản, các chuẩn mực kế toán của Việt Nam là phù hợp với
chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên vẫn cồn tồn tại những khoảng cách
nhất định so với các chuẩn mực quốc tế.
Việc so sánh giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và
chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) sẽ giúp ta thấy được một số
điểm phù hợp và chưa phù hợp trong chuẩn mực kế toán Việt
Nam, và cũng qua đó giúp chúng ta hiểu hơn về bản chất của
những vấn đề của kế toán. Trong giới hạn của bài tiểu luận này
nhóm chúng tôi xin được trình bày đôi nét về sự khác biệt giữa
VAS 10 và IAS 21 trong phần “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ
giá hối đoái”.
I. Tổng quan về chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam
Hệ thống kế toán và chuẩn mực quốc tế về kế toán (IASs/IFRSs) được
soạn thảo bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Nó được
soạn thảo và công bố theo những quy trình rất chặt chẽ để đảm bảo chất
lượng của các chuẩn mực và đảm bảo tính thực hành cao. IASs/IFRSs
được sử dụng rộng rãi ở khắp thế giới như châu Âu, Singapore, Hồng
Kông, Úc và nhiều quốc gia trên thế giới. Rất nhiều quốc gia khác của
châu Á và trên thế giới đang điều chỉnh các chuẩn mực của mình để phù
hợp hơn với IFRS và giảm thiểu sự khác nhau nếu có.
Khác với hệ thống kế toán Việt Nam (VAS), hệ thống kế toán quốc tế
(IAS) không có sự bắt buộc mang tính hình thức (như biểu mẫu báo cáo
thống nhất, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, hình thức sổ kế toán,
mẫu các chứng từ gốc thống nhất). IAS mặc dù đưa ra rất chi tiết các
định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc
phải trình bày trong các báo cáo tài chính nhưng IAS không bắt buộc
phải sử dụng chung các biểu mẫu báo cáo tài chính, hệ thống tài khoản,

các hệ thống chứng từ, sổ kế toán. IAS có bộ khung khái niệm và tính
thống nhất cao giữa các chuẩn mực. VAS còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng,
thiếu nhiều vấn đề và đặc biệt là còn mâu thuẫn giữa các chuẩn mực hoặc
sự không thống nhất giữa chuẩn mực và hướng dẫn về chuẩn mực đó.
Hầu hết những người đã được học và/hoặc làm theo các hệ thống kế
toán quốc tế hay mang tính thông lệ quốc tế đều cho rằng, hệ thống tài
khoản kế toán thống nhất của Việt Nam chỉ nên mang tính hướng dẫn mà
không nên mang tính bắt buộc. Thông lệ kế toán quốc tế cho phép ghi
nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có trong cùng một định khoản, tuy nhiên
không nên lạm dụng việc ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có để mất đi
tính rõ ràng của kế toán. Mặc dù không có văn bản pháp quy nào quy
định cấm ghi nhiều Nợ đối ứng với nhiều Có trong cùng một định khoản
kế toán, nhưng theo một thói quen từ xưa, rất nhiều DN Việt Nam vẫn
tuân theo nguyên tắc này. Tuy nhiên, nhiều DN nước ngoài tại Việt Nam
lại không áp dụng.
Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt Nam chỉ quan tâm chủ
yếu đến thông tin của báo cáo tài chính cho các nhà đầu tư chứ chưa
quan tâm đến thông tin quản trị nội bộ. Theo thông lệ quốc tế, tên gọi tài
khoản chính là tên gọi ngắn gọn của số dư tài khoản hay chỉ tiêu cần
quản lý. Không ghép chung nhiều chỉ tiêu khác nhau vào chung một tài
khoản. Các chỉ tiêu khác nhau phải được ghi chép và báo cáo theo các tài
khoản riêng biệt.
Trong giới hạn bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi chỉ tiến hành so
sánh giữa VAS 10 và IAS 21-Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái,
để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa chuẩn mực kế toán
Việt Nam và chuẩn mực kê toán quốc tế qua đó người đọc có thể những
nhận xét, đánh giá riêng của bản thân.
II. IAS 21 và VAS 10-Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái.
1. Đơn vị tiền tệ kế toán
IAS: Chuẩn mực không đưa ra một đơn vị tiền tệ cụ thể để các doanh

nghiệp trình bày báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường
sử dụng đơn vị tiền tệ của nước sở tại.
Nếu sử dụng đơn vị tiền tệ khác, chuẩn mực yêu cầu doanh nghiệp
phải trình bày các lý do của việc sử dụng đơn vị tiền tệ đó.
Chuẩn mực cũng yêu cầu phải trình bày nguyên nhân của sự thay đổi
đơn vị tiền tệ kế toán.
VAS: Các doanh nghiệp phải sử dụng Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền
tệ kế toán. Việc sử dụng các đơn vị tiền tệ khác cần phải được đăng ký
và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
2. Nguyên tắc áp dụng cho việc ghi nhận ban đầu của các giao
dịch ngoại tệ cũng như báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế
toán.
Quy định của VAS 10 trong 2 vấn đề này cũng phù hợp với IAS 21.
Theo VAS10 thì:
a) Trong việc ghi nhận ban đầu.
Một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán và ghi nhận ban đầu
theo đơn vị tiền tệ kế toán bằng việc áp dụng tỷ giá hối đoái giữa đơn vị
tiền tệ kế toán và ngoại tệ tại ngày giao dịch.
b) Báo cáo tại ngày lập Bảng cân đối kế toán.
• Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ
giá hối đoái cuối kỳ;
• Các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo
tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch;
• Các khoản mục phi tiền tệ được xác định theo giá trị hợp lý bằng
ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷ giá hối đoái tại ngày xác định
giá trị hợp lý.
3. Ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái
IAS:
• Phương pháp chuẩn: Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi thanh toán
các khoản mục tiền tệ hoặc trong việc báo cáo các khoản mục tiền

tệ của doanh nghiệp theo các tỷ giá hối đoái khác với tỷ giá hối
đoái áp dụng để ghi nhận ban đầu hoặc đã được báo cáo trong báo
cáo tài chính trước, cần được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí
trong kỳ phát sinh, ngoại trừ khoản đầu tư ròng được hạch toán
vào vốn chủ sở hữu.
• Phương pháp thay thế được chấp nhận: Đối với trường hợp chênh
lệch tỷ giá là kết quả từ sự sụt giảm giá trị mạnh một đồng tiền mà
không có các công cụ tự bảo vệ dẫn tới các khoản công nợ mà
doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và các khoản công nợ
phát sinh trực tiếp từ các nghiệp vụ mua tài sản bằng ngoại tệ gần
đây, thì khoản chênh lệch tỷ giá sẽ được hạch toán vào giá trị còn
lại của tài khoản liên quan, với điều kiện giá trị tài sản sau khi
điều chỉnh không vượt quá mức thấp hơn giữa giá trị có thể thu
hồi được và chi phí thay thế tài sản.
• Kế toán các nghiệp vụ bảo tự vệ cho các khoản mục có gốc ngoại
tệ được hạch toán theo IAS 39, Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác
định giá trị.
VAS:
a) Xử lý chênh lệch tỉ giá hối đoái của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong kì.
 Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của
doanh nghiệp mới thành lập:
Trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định của
doanh nghiệp mới thành lập, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi
thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để thực hiện đầu tư xây
dựng và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được phản ánh lũy kế,
riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán. Khi tài sản cố định hoàn thành đầu
tư xây dựng đưa vào sử dụng thì chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh
trong giai đoạn đầu tư xây dựng được phân bổ dần vào thu nhập hoặc chi

phí sản xuất, kinh doanh cụ thể:
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng được phân bổ dần vào
thu nhập tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm
kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.
- Trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm được phân bổ dần vào
chi phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 5 năm
kể từ khi công trình đưa vào hoạt động.
 Thời kỳ doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh, kể cả việc đầu tư xây dựng để
hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp đang hoạt động, chênh lệch
tỷ giá hối đoái phát sinh khi thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc

×