Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.63 KB, 17 trang )

TP. HCM, tháng 12/2012
Giáo viên hướng dẫn : TS. Bùi Văn Mưa
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Út
Lớp : Ngày 4_K22
Số thứ tự : 80
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út
LỜI MỞ ĐẦU
Âm dương gia là học thuyết tiền đề của triết học cổ Phương Đông với thuyết âm
dương, ngũ hành là cốt lõi. Nó là động lực của mọi hiện tượng, mọi vận động trong vũ
trụ. Nó đã gắn bó với người Phương Đông từ nhiều thế kỷ qua ở các lĩnh vực: khoa học
tự nhiên và xã hội, tư duy, tâm lý, tình cảm… Trong đó, việc ứng dụng học thuyết âm
dương gia vào xây dựng, kiến trúc đã được ứng dụng từ rất sớm ước khoảng 6, 7 ngàn
năm trước đây tại làng xóm nguyên thủy – như di chỉ ở Bán pha thôn, nhà cửa, phòng ốc
có đặc điểm gần sông và quay về phía mặt trời, chung quanh có hào đào để đề phòng kẻ
địch. Đối với người xưa, lựa chọn nơi cư trú gần nguồn nước mà vẫn tránh được lụt lội,
nơi ở thông khí mà vẫn không bị tai họa do gió mưa gây nên là rất quan trọng. Ngày
nay, ứng dụng học thuyết âm dương, ngũ hành vào lĩnh vực xây dựng, kiến trúc cũng
được rất nhiều người quan tâm, điển hình là ứng dụng khoa học phong thủy vào các
công trình kiến trúc xây dựng lớn như các cung đình, đình làng.
Đề tài tiểu luận này tìm hiểu về học thuyết âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó
đến phong thủy Trung Quốc cổ đại. Nội dung đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Tìm hiểu đôi nét về triết học âm dương gia.
Phần II: Ảnh hưởng của triết học âm dương gia đến phong thủy Trung Quốc cổ đại.
Phần III: Kết luận
Trang 2/17
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út


PHẦN I. ĐÔI NÉT VỀ TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA
1.1 Nguồn gốc – hoàn cảnh ra đời
Học thuyết âm dương – ngũ hành là sản phẩm tinh thần của con người Phương
Đông, nó đã hình thành và tồn tại lâu dài trong lịch sử Phương Đông, nó được coi là một
học thuyết đặc thù chỉ có ở Phương Đông. Nền tảng làm nên tính đặc thù của học thuyết
là đặc điểm địa dư, khí hậu và phương pháp tư duy khoa học.
Đặc điểm địa dư, khí hậu của Phương Đông: Địa dư có các chiều đối nghịch về
cấu tạo vật chất: phía đông là biển Thái Bình Dương, phía Tây dãy núi Hy Mã Lạp Sơn,
phía Bắc là hàn đới, gần Bắc Cực lạnh giá quanh năm, phía Nam là xích đạo, nực cả
mùa; Khí hậu gió theo mùa, mùa xuân gió đông mang lại khí hậu gió đông ẩm, mùa hạ
gió nam mang lại khí hậu gió nam nóng, mùa thu gió tây mang lại khí hậu gió tây hanh
khô, mùa đông gió bắc mang lại gió bắc lạnh. Ngoài điểm này ra, khu vực Phương Đông
chịu cảnh tràn áp suất không khí từ biển đông tới lục địa vào mùa nóng gây nên nhiều
trận bão lớn, lụt to. Sức mạnh tàn phá của thiên nhiên thể hiện ở thiên tai lụt bão, mưa
nắng thất thường, con người tồn tại ở đây phải chịu đựng muôn vàn gian khổ.
Về phương pháp tư duy: Đứng trước uy lực lớn lao của thiên nhiên, người Phương
Đông phải quan sát vạn vật trong sự vận động của không gian và thời gian để tìm ra
những giá trị tương ứng với điều kiện sống. Dựa vào những kinh nghiệm tích lũy được
sẽ giúp họ chọn thời điểm, địa điểm tốt để hành động giành lấy điều kiện sống tốt, né
tránh điều kiện, thời điểm xấu, ẩn náu để bảo tồn sức sống và vật chất nuôi sống.
Trong quá trình hình thành kinh nghiệm, thoạt đầu cư dân Phương Đông phải làm
công việc tích lũy số liệu. Người ta tiến hành ghi chép thời gian, địa điểm, khí hậu, loài
gì có sự biến đổi tương ứng tốt hay xấu. Khi đã có số liệu được ghi chép, người ta tiến
hành so sánh để nhận thức và phân loại. Cơ sở đem so sánh để nhận thức là hình dáng,
tính chất và biểu hiện của vạn vật mang tính đối lập nhau. Các mặt đối lập đó được quy
vào hai loại lớn là âm và dương. Lâu dần, số liệu tích lũy càng nhiều, yêu cầu nhận thức
thế giới ngày càng cao, hai mặt đối lập “âm”, “dương” không đủ giải thích mọi diễn
Trang 3/17
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út

biến của vạn vật nên người ta tiến hành phân loại các mặt đối lập theo quá trình từ sinh
đến diệt của sự vật, hiện tượng theo năm bước gọi là ngũ hành. Khi mới ra đời, hai
luồng tư tưởng âm dương và ngũ hành có hai cách giải thích khác nhau về bản nguyên,
về cấu tạo, về tính biến dịch của thế giới – vũ trụ, vạn vật và con người. Sang thời chiến
quốc, Trâu Diễn đã thống nhất hai luồng tư tưởng đó với nhau dưới tên gọi là Âm
Dương Gia.
11
1.2 Lý luận Âm dương
Từ xưa đến nay, khái niệm Âm Dương đã thể hiện được cách nhìn cơ bản của
người Trung Quốc đối với thế giới. Thế giới quan này của người Trung Quốc đã ảnh
hưởng đến mọi khía cạnh của văn hóa Trung Quốc, bao gồm y học, triết học, tư tưởng
chính trị, tư tưởng pháp luật, bói toán, tôn giáo, âm nhạc và Phong thủy…
Học thuyết âm dương là một dạng quan điểm về vũ trụ và phương pháp luận của
người Trung Quốc cổ đại, dùng để nhận thức và nhận biết các hiện tượng tự nhiên, con
người đã nhận thấy các hiện tượng đều có hai mặt đối lập và sự thay đổi của chúng, như
mặt trời mọc, mặt trăng lặn, ngày đêm hoán đổi, nắng mưa, ấm lạnh, nam nữ, già trẻ…
nên đã sản sinh ra hai quan niệm Âm và Dương một cách tự nhiên. Người Trung Quốc
cổ đại cho rằng, bản thân vũ trụ cũng như vạn vật trong nó, được tạo thành nhờ vào sự
tác động lẫn nhau của hai lực lượng đối lập nhau là Âm và Dương. Âm là phạm trù đối
lập của Dương, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện tượng, mối quan hệ,…) và khuynh
hướng như: phải, số chẵn, giống cái, đất, mẹ, vợ, nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới …, tĩnh,
tiêu cực… Dương là phạm trù đối lập của Dương, phản ánh những yếu tố (sự vật, hiện
tượng, mối quan hệ,…) và khuynh hướng như: giống đực, trời, cha, chồng, cương,
cường, sáng, khô, phía trên, bên trái, số lẻ…, động, tích cực…
Theo quan niệm của người xưa, mối quan hệ giữa Âm Dương là quan hệ biện
chứng đối lập thống nhất. Sự vận động biến hóa của trời, đất, mặt trăng, mặt trời, ngày
đêm, nắng mưa, ấm lạnh, nước lửa… đều là kết quả gộp hai làm một trong quá trình
chuyển động của cái khí cấu thành thế giới vạn vật, tất cả mọi vật của giới tự nhiên đều
tồn tại hai mặt Âm Dương, thúc đẩy sự tiến hóa của vạn vật. Như vậy, nguyên lý cơ bản
1 Học thuyết Âm Dương, Ngũ Hành – Lê Văn Sửu, Trang 3-5

Trang 4/17
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út
của lý luận này rất đơn giản: Tất cả mọi sự vật trên thế giới đều là sản phẩm của hai
“Khí” Âm – Dương. Hai mặt này không bao giờ tồn tại riêng rẽ: dương mà không có âm
thì không còn là dương, âm mà không có dương cũng không còn là âm. Dương phát
triển đến cực thịnh thì chuyển thành âm, âm phát triển đến cực thịnh thì chuyển thành
dương. Ví dụ, tốt quá hoá xấu, xấu quá cũng chuyển thành tốt. Khi dương thịnh thì âm,
mặt đối lập của nó, đóng vai trò một cái phanh kìm hãm không cho dương phát triển quá
lố, đến mức cực đoan. Ngược lại cũng vậy, khi âm thịnh thì dương là cái phanh kìm hãm
không cho nó phát triển quá mức. Chính sự đối chọi của trạng thái tăng giảm thịnh suy
này hình thành nên sự cân bằng động của thế giới khách quan. Lấy sự thay đổi thời tiết
của bốn mùa trong năm làm ví dụ, thì mùa đông sang hạ ngày sẽ dài thêm, nhiệt độ cũng
ngày một tăng cao chứng tỏ thời kỳ này đang trong quá trình Dương tăng và Âm giảm.
Ngược lại, từ Hạ chí cho đến Đông chí, đêm bắt đầu dài thêm, nhiệt độ hạ xuống mỗi
ngày. Điều này chứng tỏ rằng, thời kỳ này đang ở trong gia đoạn Âm tăng Dương giảm.
Quy luật Âm Dương không chỉ thể hiện ở khía cạnh trong Âm có Dương, trong
Dương có Âm, luân phiên tăng giảm mà còn thể hiện ở chỗ dựa vào nhau để tồn tại và
chuyển hóa lẫn nhau của chúng ở mức độ cực lớn. Dương có nguồn gốc từ Âm, Âm có
nguồn gốc từ Dương, một mình Âm không thể sinh, một mình Dương không thể trưởng,
nếu bất kỳ một phía nào mất đi sự nương tựa với phía kia thì chẳng còn Âm Dương.
Chẳnng hạn, không có sáng thì không thể có tối, không có nóng thì sẽ không có lạnh,
không có trên thì chẳng thể có dưới, không có phải sẽ không có trái… Không có Dương
thì Âm không thể tồn tại, không có Âm thì Dương không thể biến hóa, đây chính là quy
luật đối lập thống nhất nương tựa vào nhau của Âm Dương.
Sự chuyển hóa của Âm Dương cũng là một quy luật “vật cực tất phản” của giới tự
nhiên. Bất kỳ sự vật nào khi phát triển đến cực điểm cũng sẽ tiến đến mặt trái của nó. Ví
dụ, khi ban ngày tiến đến đỉnh điểm của buổi trưa thì bắt đầu xế bóng, cuối cùng sẽ bị
bóng đêm nuốt chửng, còn ban đêm khi đạt đến giới hạn cao nhất của nửa đêm, cũng
không thể ngăn cản được, mà phải bắt đầu chuyển hóa, cuối cùng bị ban ngày thay thế.

Quy luật của một năm cũng như quy luật của một ngày, Đông tàn Xuân đến, Hạ đi Thu
về, chu kỳ tuần hoàn như một vòng khép kín.
Trang 5/17
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út
Sự sống của giới tự nhiên nằm ở sự kết hợp Âm và Dương. Âm Dương là nguồn
gốc của sự sống, là “đạo của trời đất, kỷ cương của vạn vật, cha mẹ của biến hóa, nguồn
gốc của sinh diệt, nơi trú ngụ của thần minh”. Âm Dương kết hợp tạo thành thái cực. Nó
là hạt giống của sự sống, là cội nguồn của mọi sự biến hóa trong vũ trụ, nó thống nhất
trong mình hai lực lượng đối lập Âm và Dương. Thái Cực mang ý nghĩa tuyệt đối, chỉ
vũ trụ vào thủa sơ khai, vạn vật chưa phân cực. Thái Cực sinh lưỡng nghi. Lương nghi
mang tính tương đối, xoay xoắn trong Thái Cực, biến hóa trong thái cực. Lưỡng nghi
giao cảm biến hóa lẫn nhau tạo thành tứ tượng gồm: thái dương (tượng hình bởi hai
vạch liền), thiếu dương (tượng hình bởi vạch liền ở dưới, vạch đứt ở trên), thiếu âm
(tượng hình bởi vạch đứt ở dưới, vạch liền ở trên), thái âm (tượng hình bởi hai vạch
đứt). Khi chưa có chữ viết, âm được ký hiệu bằng vạch đứt (- -) và Dương được ký hiệu
bằng vạch liền (−). Khi lấy dương chồng lên dương, lấy Âm chồng lên Dương, Âm
chồng lên Âm, lấy Dương chồng lên Âm ta lần lượt được thái dương, thiếu dương, thái
âm, thiếu âm. Khi lấy dương rồi sau đó lấy âm chồng lần lượt lên tứ tượng ta được 8
biểu tượng của bát quái (càn, ly, cấn, tốn, đoài, chấn, khôn, khảm). Mỗi quẻ (quái) có ba
hào (1 vạch đứt hay liền) xuất hiện dần từ dưới lên là hào 1, hào 2, hào 3. Bát quái được
xếp lạo thành từng cặp đối lập là: càn – khôn, chấn – tốn, cấn – đoài, khảm – ly.
Bát quái chỉ là 8 quẻ đơn (quẻ có 3 vạch). Khi 8 quẻ đơn này chồng lên nhau ta
được 64 quẻ kép (quẻ có 6 vạch) hay còn được gọi là trùng quái. Nếu có sự phối hợp
giữa quẻ đơn trên và quẻ đơn dưới thành quẻ kép sao cho chúng tạo ra sự giao cảm lẫn
nhau thì quẻ kép đó là quẻ tốt (cát), còn nếu không tạo ra sự giao cảm thì quẻ kép đó là
quẻ xấu (hung). Ví dụ, quẻ thái được tạo thành bởi quẻ khôn ở trên và quẻ càn ở dưới,
tức đất ở trên trời. Quẻ này nói rằng, khi khí dương phải thăng lên và khí âm phải hạ
xuống thì chúng sẽ giao cảm với nhau làm thay đổi vị trí, dẫn đến sự biến hóa (phát
triển); vậy quẻ thái là quẻ tốt. Ngược lại, quẻ bỉ được tạo thành bởi quẻ càn ở trên và

quẻ khôn ở dưới, tức trời ở trên đất. Quẻ này nói rằng, khi khí dương phải thăng lên và
Trang 6/17
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út
khí âm phải hạ xuống thì chúng sẽ khơng giao cảm được với nhau, khơng dẫn đến sự
biến hóa (phát triển), vậy quẻ bỉ là quẻ xấu.
2
Q trình biến dịch theo thuyết âm dương được thể hiện:
1.3 Lý luận Ngũ hành
Từ thực tế cuộc sống, người Trung Quốc cổ đại khái qt cho rằng, bản thân vũ trụ
cũng như vạn vật trong nó được tạo thành từ năm yếu tố ln vận động (ngũ hành) là
kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Nội dung cơ bản của quy luật ngũ hành thể hiện trong quy luật
ngũ hành tương sinh tương khắc.
Phạm trù kim, mộc, thủy, hỏa, thổ phản ánh những sự vật hiện tượng, thuộc tính
hay quan hệ như:
Mộc: gỗ, mùa xn, phương đơng, màu xanh, vị chua…
Hỏa: lửa, mùa hạ, phương nam, màu đỏ, vị đắng…
Thổ: đất, giữa hạ và thu, trung ương, màu vàng, vị ngot…
Thủy: nước, mùa đơng, phương bắc, màu đen, vị mặn…
Theo quan điểm của Âm Dương gia, ngũ hành tương sinh và tương khắc với nhau.
Tương sinh được tính thuận theo một hành là thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh
2 Triết học phần I, đại cương về lịch sử triết học, khoa lý luận chính trị ĐHKT HCM, trang 49
Trang 7/17
Thái cực → Lưỡng nghi → Tứ tượng → Bát quái → Trùng quái → Vạn vật
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út
mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ và tương khắc được tính cách một hành là thổ khắc
thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ. Ngũ hành tương sinh
và tương khắc được thể hiện trong hình sau:
Theo hình biểu diễn trên thì quá trình tương sinh thể hiện các hành thuận theo chiều

kim đồng hồ và quá trình tương khắc theo các cạnh của hình ngôi sao năm cánh.
Mối liên hệ giữa ngũ hành và bát quái hoành đồ:
Âm dương gia cho rằng không chỉ các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên mà cả các
hoạt động của con người và đời sống xã hội đều tuân theo quy luật ngũ hành tương sinh
và tương khắc. Thí dụ, trong tự nhiên gỗ bị đốt cháy sinh ra lửa (mộc sinh hỏa), lửa
thiêu cháy mọi vật tạo thành tro (hỏa sinh thổ); trong lòng đất sinh ra các quặng thể rắn
– kim loại (thổ sinh kim); vật nóng bằng kim loại bị nóng chảy sang thể lỏng (kim sinh
thủy)… Nước là thành phần không thể thiếu để cây cối sinh sôi nảy nở (thủy sinh mộc)
… Rễ cây ăn sâu vào đất (mộc khắc thổ), đất thấm nước, ngăn chặn dòng nước (thổ
Trang 8/17
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út
khắc thủy), nước làm tắt lửa (thủy khắc hỏa), lửa nóng làm chảy nóng kim loại (hỏa
khắc kim), dụng cụ kim loại cưa chặt được gỗ (kim khắc mộc)…
Tóm lại, với lý luận âm dương và ngũ hành, Âm Dương Gia đã đứng trên quan
điểm duy vật chất phác, biện chứng sơ khai của người Trung Quốc để lý giải cội nguồn
và quá trình biến hóa xảy ra trong tự nhiên và đời sống con người. Dù cách giải thích sự
phát triển của thế giới mang tính máy móc nhưng chúng có tác dụng chống lại chủ nghĩa
duy tâm, tôn giáo, mục đích luận trong quan niệm về tự nhiên, về xã hội và con người.
Ngoài ra chúng còn góp phần tạo nên cơ sở lý luận dẫn tới những phát minh về thiên
văn, lịch pháp, y học,… trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Trong đó, với lĩnh vực kiến
trúc, xây dựng triết học Âm Dương Gia có ảnh hưởng sâu sắc, thể hiện bởi sự phát triển
của khoa học phong thủy trong xây dựng kiến trúc. Phần II thể hiện rõ những ảnh hưởng
của triết học Âm Dương Gia đối với phong thủy Trung Quốc thời cổ đại.
3
3 Triết học phần I, đại cương về lịch sử triết học, khoa lý luận chính trị ĐHKT HCM, trang 50-52
Trang 9/17
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út
PHẦN II. ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG

GIA ĐỐI VỚI PHONG THỦY TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
Do quan niệm truyền thống của người Phương Đông là “ nhà ở là cái gốc của con
người, con người xem nhà như mái ấm. Nếu nhà ở yên ổn thì gia tộc hưng thịnh, nếu
không yên ổn thì gia tộc suy vi” cho nên từ xưa đến nay người Phương Đông nói chung,
người Trung Quốc cổ đại nói riêng rất coi trọng Phong thủy về nhà ở. Điều này thể hiện
rõ trong việc chọn địa hình, hướng nhà, ngày giờ, kiến trúc, nội thất ngôi nhà trong xây
dựng nhà cửa.
2.1 Phong thủy trong xây dựng nhà cửa của người Trung Quốc cổ đại.
Theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại, nhà ở nên tựa núi kề sông (tựa âm
ôm dương). Tựa núi có thể thu được nguồn tài nguyên sống dồi dào, phòng chống lũ lụt,
kề sông thuận lợi cho việc tưới tiêu, giặt giũ, ăn uống, sinh hoạt. Nếu núi có đá ghồ ghề,
xấu xí, núi trọc nghiêng vẹo (do núi sạt lở gây ra) hoặc đỉnh núi khuất lấp, … thì không
phải là nơi ở lý tưởng. Nếu đường nét đỉnh núi không gồ ghề, xấu xí đáng sợ thì là núi
tốt. Dòng nước phải đi về hướng hợp với Long (Sơn mạch) để trung hòa hai khí Âm
Dương. Tốc độ dòng chảy phải chậm rãi, quanh co uốn lượn, tuyệt đối không được
thẳng tắp như sợi dây. Hướng của núi và hướng của sông phải hợp nhau. Ví dụ: hướng
sơn là Khôn, Ất (thủy) kỵ với hướng thủy là canh (thổ), tý, mẹo; hướng sơn là đoài, đinh
kỵ với bính, ngọ…
Thế đất: do quan niệm con người sống nhờ dương khí. Bởi vì bầu trời có ánh sáng
mang tính Dương, do đó vùng đất có núi cao chót vót bao quanh, chỉ lộ ra một khoảng
trời nhỏ bé sẽ không thích hợp cho con người cư trú.
Hướng ngôi nhà nên hướng đến vi trí chính yếu của dòng nước đang giao hội hay
nơi uốn khúc của dòng thủy lưu, hay nơi dòng nước đang chảy một cách hòa hoãn. Nhà
cửa phải tránh gió lùa và tránh dòng nước chảy thẳng vào nhà. Theo Kham Dư Gia, căn
cứ theo tọa hướng và triều hướng thì hướng nhà ở phân làm hai nhóm: Đông Tứ Trạch
và Tây Tứ Trạch. Đông Tứ Trạch: Cung chấn (Đông), cung Tốn (Đông Nam), cung Ly
(Nam), cung Khảm (Bắc). Tây Tứ Trạch: Cung Đoài (Tây), cung Khôn (Tây Nam),
Trang 10/17
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út

cung Càn (Tây Bắc), cung Cấn (Đông Bắc). Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch là
“Trạch quái” bản thân chúng không nói lên sự tốt xấu. Kham Dư gia cho rằng,
việc chọn hướng nhà phải có sự phối hợp giữa “Mệnh quái” của chủ nhà và
“Trạch quái”. “Mệnh quái” là sự phối hợp ngày tháng năm sinh của con người và
bát quái. Do vậy, việc chọn hướng nhà luôn có sự kết hợp của ngày, tháng năm
sinh và hướng tọa lạc của ngôi nhà.
Hình dáng mảnh đất: theo quyển “Cổ kim đồ thư tập thành”
(Cổ Bản, Trung Quốc 1726) những khu đất tốt là những khu đất có hình dáng như: đất
có hình dáng bên trái ngắn, bên phải dài thì gia chủ có nhiều tiền của nhưng con cháu
hiếm hoi, đất khuyết hướng Đông Bắc tức hướng Sửu Dần thì gia đình có nhiều tiền bạc,
con cháu vinh hiển, đất ở trước hẹp, sau rộng thì con cháu giàu sang, tiền của dồi dào…
Ngày, giờ cất nhà: Việc động thổ xây dựng một công trình dù lớn hay nhỏ đều
xem ngày giờ. Theo người Trung Quốc cổ đại, ngày, tháng, năm, giờ được chia ra thành
các can, chi. Việc xem ngày, giờ, năm phải tránh với phương sát. Ví dụ: nếu là năm
Dần, năm Ngọ, năm Tuất là 3 năm sát của phương Bắc.
Cửa chính, cửa sổ: cửa được coi là bộ phận quan trọng nhất, nó tiêu biểu cho sự
thịnh suy, vì cửa là khí khẩu. Khí khẩu là nơi thiên khí tiếp cận với nhà để giao hòa với
địa khí. Cửa nhà không nên đối diện với cửa quan, cửa nhà lao, cổng thành môn vì
những nơi này có cửa cổng rất lớn, khí hành lang đang lưu thông sẽ tuôn hết vào nơi
cổng rộng. Các cổng, cửa không được nằm trên một đường thẳng.
Bếp: bếp so với nhà tuy nhỏ nhưng sự thịnh suy của nhà do bếp khiến ra là phần
lớn. Bếp được ví như bánh lái của thuyền. Thuyền tự nó vô định hướng, cũng như nhà
nhiều khi mình không đủ thẩm quyền quyết định định hướng, lúc đó cần nhờ đến bếp để
định hướng cho con thuyền. Do vậy, phải đặt bếp đúng hướng. Theo người xưa, khi nhà
quay mặt về nam thì phí Đông làm bếp, phía tây làm viện sách hoặc nhà khách. Bếp
không được đối diện với cửa phòng ngủ, không đối diện với phòng tắm.
Bàn thờ, bài vị: theo người Trung Quốc cổ đại, cửa nhà hoặc bài vị không bao giờ
quay về phương Thái Tuế. Ví dụ, cất nhà vào năm Tí thì hướng nhà không được quay
vào phương Tí (phương Bắc), nếu đặt bàn thờ, bài vị vào năm Hợi, Tí, Sửu, Dần thì bài
vị không được quay mặt về hướng Bắc.

Trang 11/17
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út
2.2Phong thủy và kiến trúc cố đô của Trung Quốc
Trong mỗi triều đại, việc xác định kinh đô đất nước là rất quan trọng. Vì vậy, khi
một triều đại mới lên thay triều đại cũ luôn xem trọng xác định các yếu tố giúp triều đại
mới ngày một hưng thịnh, bền lâu. Như Tần Thủy Hoàng, sau khi lên ngôi thay thế nhà
Chu, ông cho rằng nhà Chu là Hỏa Tần muôn thay thế Chu phải dùng Thuỷ, nên Tần
Thuỷ Hoàng đã sửa năm, tất cả những ngày lành tháng tốt của Triều đình đều bắt đầu từ
ngày mồng một tháng mười Âm Lịch, trang phục, cờ hiệu đều là màu đen. Từ đó về sau,
việc thay đổi triều đại đều được dùng Ngũ hành tuần hoàn để giải thích. Bên cạnh đó,
việc xây dựng kinh đô đảm bảo hưng thịnh, phát đạt sau này cho đất nước, quốc gia là
rất quan trọng. Trong các công trình kiến trúc thì công trình kiến trúc Cố đô Bắc Kinh là
công trình tiêu biểu kiệt xuất của việc ứng dụng phong thủy vào xây dựng cố đô.
Công trình kiến trúc Cố đô Bắc Kinh:
Lạc Dương, trung tâm văn hoá và kinh đô của Trung Quốc cổ được xem là vùng
sinh khí của răng núi Côn Lôn và được bồi đắp bởi sự cân bằng âm dương. Kinh đô
của triều Minh, Yên Sơn, án ngữ giữa dòng khí của núi Côn Lôn. Thái Sơn, " Thanh
Long", ở bên trái; Hoa Sơn, "Bạch Hổ" ở bên phải; và Tùng Sơn tạo nên những rặng núi
che chở ở phía sau. Thật vậy các kinh đô và cung điện của các triều đại Trung Hoa đều
được thiết kế tuân theo các nguyên lý phong thuỷ, như Cố đô Bắc Kinh được xây dựng
vào Triều Minh và tái thiết vào Triều Thanh tuân thủ chặt chẽ theo các quy tắc của phép
xem địa ly'. Hoàng cung này cân xứng với việc định hướng bắc - nam và cổng chính đối
diện hướng nam. Việc định hướng nam mang tính thích hợp hơn vì gió thổi từ Mông Cổ
đến mang nhiều bụi cát vàng và rất lạnh. Người ta tránh bố trí các cửa sổ ở các hướng
bắc và cách xây dựng như thế đã trở nên phổ biến. Thậm chí ngày nay, nhiều ngôi nhà
Bắc Kinh đều không có cửa sổ hay mở các cửa khác ra hướng bắc. Toàn bộ Cố đô Bắc
Kinh được bao bọc bởi một hệ thống hào khiến cho nước có thể chảy qua cổng chính và
lối vàọ Cách thiết kế xây dựng có mô hình như thế vì theo quan điểm của người Trung
Hoa, nước tượng trưng cho của cảị (Nước chảy qua cửa chính có nghĩa là nhận được

nhiều của cảị) Thêm vào đó, Thái Hoà Ðiện, Trung Hoà Ðiện và các phần còn lại của
Hoàng Cung đều có giả sơn ở phía sau để tạo ra Phong thuỷ tốt. Phía sau trong trường
Trang 12/17
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út
hợp này có nghĩa là che chở, đặc biệt chống lại gió và lạnh. Thái Hoà Môn, cửa vào
chính cung, được chủ đích bố trí theo phía trước suối Hoàng Thủy. Cổng này có chín
hàng cột (số 9 tượng trưng cho trường thọ). Tổng thể Hoàng Cung có lối trang trí bằng
màu sắc và họa tiết mang ý nghĩa tốt, Rồng (biểu tượng dương), ngọc trai (biểu tượng
âm), các con thú bốn chân và hoa được tạo ra và trang trí trên các mái nhà và bức tường
như là các biểu tượng của may mắn và thành công. Toàn bộ khung cảnh và cách bố trí
của cung Mùa Hè cũng dựa trên các nguyên lý Phong Thủy. Cung điện này được xây
dựng hướng ra hồ Côn Minh trên một mặt dốc có đồi ở phía bắc đóng vai trò như điểm
tựa ở phía sau lưng.
4
4
Trang 13/17
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út
PHẦN III. KẾT LUẬN
Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành ra đời cách đây nhiều nghìn năm và đã đi qua
tim óc của triệu người có học trong mọi thời đại. Từ khi ra đời đến nay, học thuyết này
đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội của người Phương Đông.
Điển hình là ảnh hưởng của nó đến lĩnh vực xây dựng kiến trúc, khoa học phong thủy.
Bài tiểu luận này tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng của học thuyết âm dương
gia đến phong thủy của Trung Quốc thời cổ đại. Trong đó nổi bật lên là kiến trúc cố đô
Bắc Kinh nguy nga, đồ sộ, được rất nhiều nhà phong thủy trong nọi thời đại ca ngợi.
Mặc dù đã hết sức cố gắng đầu tư tìm hiểu, phân tích nhưng với nhận thức chủ
quan của học viên, bài tiểu luận này không tránh khỏi những sai sót. Do vậy, học viên
rất mong sự đóng góp ý kiến của thày để giúp học viên hoàn thiện tốt hơn trong những

đề tài sau.
Trang 14/17
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần I: Lý luận triết học Âm Dương Gia
1. Học thuyết Âm Dương – Ngũ hành – Tác giả Lê Văn Sửu
2. Triết học phần I – Đại Cương về lịch sử triết học – Khoa lý luận
chính trị, tiểu ban triết học Trường Đại học kinh tế TP. HCM.
Phần II: Ảnh hưởng của triết học Âm Dương Gia đối với phong thủy
Trung Quốc cổ đại
1. Phong thuỷ cổ đại Trung Quốc lý luận và thực tiễn – tập 1,2 NXB
tổng hộp Tp.HCM, 2009
2. Nghiên cứu phong thủy và phong thủy Việt Nam dưới góc độ khoa
học, tác giả Ngô Nguyên Phi – Lý luận phong thủy trong việc xây
dựng nhà cửa của người Trung Quốc cổ đại
3. Trang Web: />2_17-27_14-2/
Trang 15/17
Triết học Âm Dương Gia & sự ảnh hưởng đến phong thủy Trung Quốc cổ đại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa – SVTH: Nguyễn Thị Út
MỤC LỤC
Trang 16/17
1

×