Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Một số giải pháp đề nghị chuyển đổi từ các dịch vụ Giao nhận vận tải truyền thống sang cung cấp dịch vụ Logistics trong giai đoạn hội nhập hiện nay tại công ty Cổ phần Falcon Logistics

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.14 KB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để có được kiến thức như ngày hôm nay và hoàn thành tốt bài Khóa luận tốt
nghiệp này, em xin chuyển đến quí thầy cô giảng viên Khoa Thương mại – Du lịch –
Marketing, trường Đại học Kinh tế Tp.HCM lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân
thành nhất. Đặc biệt, em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Cô TS. Tạ Thị Mỹ Linh là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em suốt quá
trình thực tập, để em có thể hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp này.
Ban Giám Đốc Công ty TNHH Falcon Logistics và các anh các chị trong công
ty, đặc biệt là anh Nam, chị Châu, chị Huyền, anh Hưng đã tạo điều kiện thuận lợi,
cung cấp những tài liệu cũng như thông tin cần thiết và truyền đạt những kinh nghiệm
thực tế cho em trong suốt thời gian thực tập, giúp em hoàn thành tốt cuốn báo cáo này.
Tuy được sự giúp đỡ nhưng vì vốn kiến thức thực tế và khả năng bản thân còn
hạn chế về tổng hợp, thu thập tài liệu, chuyên đề không tránh khỏi những sai sót về nội
dung cũng như hình thức. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô,các
anh chị trong ngân hàng để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc Cô luôn dồi dào sức khoẻ, gặt hái nhiều thành
công trong công tác giảng dạy. Chúc toàn thể Quý anh chị trong công ty luôn dồi dào
sức khoẻ và thực hiện thắng lợi các kế hoạch để góp phần xây dựng nền kinh tế đất
nước, phát triển ngày càng giàu đẹp hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
























2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
























TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Một số giải pháp đề nghị chuyển đổi từ các dịch vụ Giao nhận vận tải
truyền thống sang cung cấp dịch vụ Logistics trong giai đoạn hội nhập hiện nay tại
công ty Cổ phần Falcon Logistics”
Sinh viên thực hiện: Lương Văn Quang (Lớp KDQT1 Khóa 34)
Giảng viên hướng dẫn: TS. Tạ Thị Mỹ Linh
Nội dung đề tài:
3
Có thể nói “Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có nhiều biến đổi về vi
mô lẫn về vĩ mô” và sự phát triển ấy trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc
tế thì nuớc ta không thể “coi nhẹ” hoạt động kinh doanh xuất nhập khầu hàng hoá.
Vì vậy, để xây dựng đất nước giàu mạnh thì việc “buôn bán” hàng hoá xuất
nhập khẩu ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là
không thể không nói tới “Dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu”. Quy
mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đậy
khiến cho dịch vụ giao nhận vận tải phát triển mạnh mẽ về chiều rộng cũng như chiều
sâu, đem lại một nguồn thu lớn cho đất nước.
Hiện nay xu thế chuyển đổi từ hoạt động Giao nhận vận tải truyền thống sang
hoạt động Logistics đang diễn ra rất mạnh mẽ, tuy nhiên cho đến nay, ngành giao nhận
vận tải và Logistics của Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm
năng của mình.

Trước hoàn cảnh đó, Falcon Logistisc.JSC cũng không tránh khỏi những trở
ngại. Dù mới chỉ tách thành công ty riêng hơn 5 năm nhưng Falcon đã “tiếp nối”
những kinh nghiệm khi còn là một phòng ban của Tập đoàn Vận tải dầu khí Việt Nam
và đã từng bước hoàn thiện, củng cố hoạt động kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả,
nâng cao về chất lượng dịch vụLogistics.
4
MỤC LỤC
MỤC LỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1 Các nhân tố tác động đến hiệu quả của dịch vụ GNVT 14
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Falcon Logistics 30
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- FIATA : Hiệp hội Giao nhận Quốc tế
- VIFFAS : Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam
- GNVT : Giao nhận vận tải
- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
- JSC : Joint Stock Company – Công ty cổ phần
- TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
- GNHH : Giao nhận hàng hóa
- XNK : Xuất nhập khẩu
- FOB : Freight on Board
- JIT : Just in Time
- LPI : Logistics Perfomance Index
- KHCN : Khoa học công nghệ
- CNTT : Công nghệ thông tin
- VTĐPT : Vận tải Đa phương thức
- DWT : Deadweight Tonnage, đơn vị đo năng lực tàu thủy tính bằng tấn
- TEU : Đơn vị tính Container tiêu chuẩn 20ft
CFS : Container Freight Station, nơi gom hàng
lẻ

5
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta đang nổ lực từng ngày, từng
giờ để theo kịp tốc độ phát triển chung của thế giới và ngày một tăng cường sức mạnh
kinh tế, vươn lên trở thành một nền kinh tế năng động trong khu vực Đông Nam Á và
trên thế giới.
Để xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu
vực hoá, hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta không thể xem nhẹ hoạt động ngoại thương
vì nó đảm bảo sự giao lưu hàng hoá, thông thương với các nước bè bạn năm châu, giúp
chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của cả nguồn lực bên trong và
bên ngoài trên cơ sở phân công lao động và chuyên môn hoá quốc tế.
Với hơn 3260 km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển
vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày
nay đã đánh giá đúng mức lợi ích to lớn mà dịch vụ giao nhận đem lại trong bối cảnh
cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dịch
vụ giao nhận phát triển không ngừng và ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, hiện nay chưa
có một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, chặt chẽ để quản lý hoạt động này nên ta
có thể thấy tình trạng “ai cũng có thể làm giao nhận”, trong khi Logistics đòi hỏi người
làm việc trong lĩnh vực này phải nắm vững các quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa và
có kiến thức rộng để tránh những sai sót xảy ra có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình giao thương toàn cầu.
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Falcon Logistics JSC , nhằm phân
tích, học hỏi và tìm ra một số giải pháp về chuyển đổi dịch vụ Logisticscho các công ty
tiến hành thuận lợi hơn, đồng thời vận dụng được các kiến thức các môn học của nhà
trường vào thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy em đã chọn đề
7
tài Chuyên đề là: “Một số giải pháp đề nghị chuyển đổi từ các dịch vụ Giao nhận vận
tải truyền thống sang cung cấp Dịch vụ Logistics trong giai đoạn hội nhập hiện nay tại

công ty Cổ phần Falcon Logistics”
1.2. Mục đích nghiên cứu
• Mục đích chung: Nghiên cứu để tìm hiểu về các dịch vụ Giao nhận vận tải,
Logisticsvà đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận
hàng hóa XNK tại Công ty Cổ phần Falcon Logistics.
• Mục đích cụ thể:
- Nghiên cứu về các dịch vụ Giao nhận vận tải xuất nhập khẩu bằng đường biển
và đường bộ của công ty
- Đánh giá tình hình hoạt động thực tế của công ty cổ phần Falcon Logisticsvề
lĩnh vực giao nhận hàng xuất nhập khẩu.
- Đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Logisticscủa
công ty trong giai đoạn phát triển hiện nay.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
• Không gian: trong phạm vi Công ty Cổ phần Falcon Logistics.
• Thời gian: đề tài được thực hiện từ ngày 14/02/2012 đến ngày 08/04/2012.
• Nội dung:Đề tài chỉ nghiên cứu về các Dịch vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu
tại công ty Cổ phần Falcon Logistics.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bằng:
• Phương pháp thực nghiệm
• Phương pháp thống kê mô tả.
• Phương pháp quan sát thực tế là chủ yếu.
Đồng thời kết hợp chặt chẽ với các giáo trình chuyên môn đã được các thầy cô
cung cấp, tham khảo thêm từ các nguồn khác như thư viện, tạp chí, sách báo, sổ tay
nghiệp vụ, các phương tiện thông tin đại chúng…
8
1.5. Kết cấu của đề tài:
Nội dung Chuyên đề tốt nghiệp này bao gồm :
- Chương 1: Cơ sở lý luận chung về Giao nhận vận tải và Logistics.
- Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics tại Công ty Cổ

phần Falcon Logistics trong những năm gần đây.
- Chương 3:Một số giải pháp nhằm phát triển Logistics trong Giao nhận vận tải
biển tại Công ty Cổ phần FalconLogistics.
9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát chung về dịch vụ giao nhận truyền thống (Freight Forwarder)
1.1.1. Khái niệm
Dịch vụ giao nhận, theo “Quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận”, là bất kỳ loại
dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân
phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các
vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến
hàng hóa. Về cơ bản, đây là bên trung gian, nhận vận chuyển hng của chủ hng, hoặc
gom nhiều lơ hng nhỏ (consolidation) thnh những lơ hng lớn hơn, sau đó lại thuê người
vận tải (hng tu, hng hng khơng) vận chuyển từ điểm xuất pht tới địa điểm đích.
Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997, Giao nhận hàng hóa (GNHH) là hành vi
thương mại, theo đó người làm dịch vụ GNHH nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để
giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hay của người
giao nhận khác.
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận (Forwarder/ Freight
Forwarder/ Forwarding Agent). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty
xếp dỡ, hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất cứ người nào khác có
đăng ký kinh doanh dịch vụ GNHH. Theo Luật Thương Mại Việt Nam thì người làm
dịch vụ GNHH là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ
GNHH.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
10
Trước đây, người giao nhận thường chỉ làm đại lý (Agent) thực hiệnmột số
công việc do các nhà xuất, nhập khẩu uỷ thác như: xếp dỡ, lưu khohàng hóa, làm
thủ tục giấy tờ, lo liệu vận tải nội đòa, thủ tục thanh toán tiềnhàng…

Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ kỹ thuậttrong
ngành vận tải mà dòch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn. Ngày nay,người giao
nhận đóng góp vai trò quan trọng trong thương mại và vận tải quốctế. Người giao
nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan, hoặc thuê tàu mà còncung cấp dòch vụ
trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa. Ở các nước, người giao
nhận được gọi tên khác nhau: Đại lý hải quan, Môi giớihải quan, Đại lý thanh toán,
Đại lý gởi hàng và giao nhận, Người chuyên chở…
1.1.3. Đặc điểm, vai trò, tác dụng của dịch vụ GNVT
1.1.3.1. Đặc điểm:
• Do đặc điểm của loại dịch vụ này là phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bên ngồi
như các đơn vị nguồn hàng, các đơn vị vận chuyển, các đơn vị nhận hàng. . .
nên trong q trình thực hiện khơng thể hồn tồn chủ động được.
• Dịch vụ giao nhận mang tính thời vụ do chịu ảnh hưởng của tính thời vụ trong
hoạt động xuất nhập khẩu.
• Dịch vụ giao nhận còn mang đặc điểm của dịch vụ vận tải, bởi dịch vụ giao
nhận bao hàm cả dịch vụ vận tải.
1.1.3.2. Vai trò của dịch vụ GNVT:
Giao nhận vận tải là ngành nghề dịch vụ thương mại gắn liền và liên quan mật
thiết tới hoạt động ngoại thương và vận tải đối ngoại. Đây là một loại hình dịch vụ
thương mại khơng cần đầu tư nhiều vốn nhưng mang lại một nguồn lợi tương đối chắc
chắn và ổn định nếu biết khéo léo tổ chức và điều hành trên cơ sở tận dụng hệ thống cơ
11
sở hạ tầng hiện có. Trong xu thế quốc tế hoá đời sống như hiện nay thì hoạt động giao
nhận càng có vai trò quan trọng. Điều này thể hiện ở:
• Đặc điểm nổi bật của thương mại quốc tế là người mua và người bán ở những
nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện
việc giao hàng tức là hàng được vận chuyển từ người bán sang người mua. Để
cho quá trình vận chuyển đó được bắt đầu, tiếp tục và kết thúc tức là hàng hoá
tới tay người mua, cần phải thực hiện một loạt các công việc khác nhau liên
quan tới chuyên chở như: đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên

tàu, chuyển tải hàng ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận,
… Tất cả những công việc đó là nghiệp vụ của người giao nhận. Như vậy, trước
tiên nghiệp vụ giao nhận là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển
của thương mại quốc tế.
• Hoạt động giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an
toàn, tiết kiệm mà không cần có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như
người nhận hàng.
• Giúp người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ vòng quay của các phương tiện vận
tải; tận dụng một cách tối đa và có hiệu quả dung tích, trọng tải của các phương
tiện vận tải, các công cụ vận tải cũng như các phương tiện hỗ trợ khác.
• Tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu có thể tập trung vào hoạt động kinh
doanh của họ.
• Góp phần giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khẩu.
• Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi phí
không cần thiết khác như: chi phí xây dựng kho tàng, bến bãi nhờ vào việc sử
dụng kho tàng, bến bãi của người giao nhận, chi phí đào tạo nhân công.
1.1.3.3. Tác dụng của GNVT
Hoạt động vận tải là yếu tố không thể tách rời trong giao thương nội địa và quốc
tế. Vận tải thúc đẩy buôn bán phát triển, góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ
12
cấu thị trường trong giao thương. Ngồi ra nó còn có tác động tới cán cân thanh tốn
quốc tế.
• Đối với nhà xuất khẩu:
• Giảm được đội ngũ nhân sự;
• Giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian;
• Đảm bảo giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng và thư tín dụng;
• Nếu hàng phải chuyển tải một nước thứ ba, người giao nhận đảm nhận việc gởi
hàng tiếp từ tàu thứ nhất lên tàu thứ hai để đi đến cảng cuối cùng mà người xuất
khẩu khơng cần có người đại diện tại nước thứ ba thu xếp việc trên nên đỡ tốn
chi phí.

• Đối với nhà nhập khẩu:
• Tiết kiệm được chi phí về nhân sự;
• Giảm chi phí lưu Container, lưu bãi;
• Sớm đưa hàng vào sản xuất kinh doanh
1.1.4. Phân loại dịch vụ GNVT
1.1.4.1. Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
• Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người vận tải thích hợp.
• Lưu khoang (book space) với hãng tàu đã chọn lựa.
• Nhận hàng, cấp các chứng từ như: Giấy chứng nhận hàng của người giao nhận
(FCR), giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận (FCT)
• Nghiên cứu các điều khoản của tín dụng thư và các quy định của chính quyền
được áp dụng cho việc gửi hàng của nước xuất khẩu (XK), nước nhập khẩu
(NK), cũng như ở bất cứ nước q cảnh nào, cũng cần chuẩn bị mọi chứng từ
cần thiết.
• Đóng gói hàng hóa (trừ khi việc này do người gửi hàng thực hiện trước khi giao
hàng cho người giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản
chất hàng hóa và các luật lệ áp dụng nếu có nước XK, các nước chuyển tải và
nước đến.
• Sắp xếp việc lưu kho (warehousing) hàng hóa nếu cần; cân, đo hàng.
13
• Lưu ý người gửi hàng về nhu cầu mua bảo hiểm và nếu người gửi hàng u cầu,
sẽ lo liệu mua bảo hiểm hàng.
• Vận chuyển hàng vào cảng, sắp xếp việc khai hải quan, lo các thủ tục, chứng từ
liên hệ và giao nhận hàng cho người vận tải.
• Lo việc giao dịch hối đối nếu có.
• Thanh tốn chi phí và các phí tổn khác, bao gồm cước phí.
• Nhận vận đơn có ký tên của hãng tàu và giao cho người nhận hàng.
• Thu xếp việc chuyển tải trên đường đi nếu cần.
• Giám sát việc dịch chuyển hàng trên đường đưa tới người nhận hàng thơng qua
các cuộc tiếp xúc với hãng tàu và đại lý của người giao nhận ở nước ngồi đối

với hàng.
• Ghi nhận các tổn thất hoặc mất mát đối với hàng (damages of losses).
• Giúp người gửi hàng khiếu nại người vận tải về tổn thất hàng nếu có.
1.1.4.2. Thay mặt người nhận hàng hay người nhập khẩu
• Thay mặt người nhận hàng giám sát việc chuyển dòch hàng, khi ngườinhận
hàng lo việc vận tải hàng như nhập theo FOB chẳng hạn.
• Nhận và kiểm soát mọi chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng.
• Nhận hàng từ người vận tải và nếu cần, trả cước phí.
• Sắp xếp việc khai hải quan và trả thuế, lệ phí và các chi phí khác chohải
quan và các cơ quan công quyền khác.
• Sắp xếp việc lưu kho quá cảnh (transit warehousing) nếu cần.
• Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận.
• Giúp đỡ người nhận hàng; tiến hành việc khiếu nại đối với hãng tàu vềviệc
mất hàng hay bất cứ hư hại nào đối với hàng.
• Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng nếu cần.
1.1.4.3. Các dòch vụ khác
• Thay mặt người nhận hàng giám sát việc chuyển dịch hàng, khi người nhận
hàng lo việc vận tải hàng như nhập theo FOB chẳng hạn.
• Nhận và kiểm sốt mọi chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng.
• Nhận hàng từ người vận tải và nếu cần, trả cước phí.
• Sắp xếp việc khai hải quan và trả thuế, lệ phí và các chi phí khác cho hải quan
và các cơ quan cơng quyền khác.
• Sắp xếp việc lưu kho q cảnh (transit warehousing) nếu cần.
14
• Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận.
• Giúp đỡ người nhận hàng; tiến hành việc khiếu nại đối với hãng tàu về việc mất
hàng hay bất cứ hư hại nào đối với hàng.
• Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng nếu cần.
1.1.4.4. Các dịch vụ khác
Ngoài các dịch vụ đã nêu ở trên, người giao nhận cũng có thể làm các dịch vụ

giao nhận khác phát sinh trong các nghiệp vụ quá cảnh và các dịch vụ đặc biệt khác
như các dịch vụ gom hàng liên hệ đến hàng hóa theo dự án, các dự án chìa khóa trao
tay (cung cấp thiết bị, nhà xưởng… sẵn sàng cho vận hành) Người giao nhận cũng có
thể thông báo cho khách hàng về nhu cầu tiêu dùng, các thị trường mới, tình hình cạnh
tranh, chiến lược XK, các điều khoản thương mại thích hợp cần phải có trong hợp đồng
ngoại thương.
1.1.4.5. Các loại hàng hóa đặc biệt
Người giao nhận thường làm dịch vụ hàng bách hóa như: thành phẩm, hàng thô,
bán thành phẩm và các hàng hóa linh tinh khác trao đổi trong mậu dịch quốc tế. Tuy
nhiên, họ cũng có thể làm các dịch vụ khác có liên hệ đến hàng hóa đặc biệt và một số
người giao nhận có thể chuyên làm các dịch vụ trên, đó là:
• Vận chuyển hàng theo dự án: việc này chủ yếu liên quan đến vận chuyển thiết bị
máy móc, thiết bị nặng… để xây dựng các công trình lớn như sân bay, nhà máy
hóa chất, nhà máy thủy điện, nhà máy lọc dầu… từ nơi nhà sản xuất đến công
trình xây dựng. Việc di chuyển các hàng hóa này cần được hoạch định cẩn thận
để đảm bảo việc giao đúng hạn và có thể cần phải cần cẩu loại nặng, xe vận tải
ngoại cỡ, các loại tàu đặc biệt.
• Triễn lãm ở hải ngoại: người giao nhận thường được những người tổ chức triễn
lãm giao cho việc chuyển hàng đến nơi triễn lãm ở nước khác. Người giao nhận
phải tuân theo các chỉ dẫn đặc biệt của các người tổ chức triễn lãm về hình thức
15
Người gởi hàng Người Giao Người nhận
Ngân hàng Người chuyên chở Người Bảo hiểm
HĐ ủy thác HĐ ủy thác
HĐDV
HĐ Bảohiểm
Chính Phủ và các cơ quan chức năng:
Bộ Thương Mại
Hải quan
Cơ quan quản lí ngoại hối

vận chuyển được sử dụng về nơi cụ thể, làm thủ tục hải quan ở nước đến khi
giao hàng triễn lãm, các chứng từ cần có.
1.1.5. Nội dung của dịch vụ GNVT
1.1.6. Các nhân tố tác động đến hiệu quả của dịch vụ GNVT
Hình 1.1 Các nhân tố tác động đến hiệu quả của dịch vụ GNVT
1.1.6.1. Chính quyền và các cơ quan công quyền:
• Cơ quan hải quan đề làm khai báo hải quan.
• Cơ quan cảng để làm thủ tục thông qua cảng.
• Ngân hàng Trung ương để được phép kiểm tra hối đoái.
• Bộ Y Tế đề xin giấy phép y tế.
• Viên chức lãnh sự để xin giấy chứng nhận xuất xứ
• Các cơ quan kiểm soát mậu dịch Xuất Nhập khẩu.
• Các cơ quan cấp giấy phép vận tải.
1.1.6.2. Các cơ quan tư nhân:
16
• Người giữ kho để lưu kho hàng hóa.
• Người vận tải hay các cơ quan khác như: chủ tàu, người kinh doanh vận tải
đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy nội địa về việc sắp xếp
lịch trình và lưu khoang.
• Người Bảo hiểm để bảo hiểm hàng hóa.
• Tổ chức đóng gói để đóng gói hàng hóa.
• Ngân hàng thương mại để thực hiện tín dụng chừng từ.
1.2. Khái quát chung về dịch vụ Logistics
1.2.1. Khái niệm
Hiện nay tại Việt Nam, thuật ngữ Logistics còn khá xa lạ và chưa có một định
nghĩa thống nhất và chính xác về bản chất của Logistics.Mặc dù có nhiều quan điểm
khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụLogistics có thể chia làm hai nhóm:
• Theo điều 233 Luật Thương mại Việt Nam 2005 có nghĩa hẹp: “Dịch vụ
Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ

tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi
ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo
thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ Logistics được phiên âm
theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”
• Nhóm định nghĩa thứ 2 về dịch vụ Logistics có phạm vi rộng. Theo Hiệp hội các
nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain
Management Professionals - CSCMP), thì thuật ngữ này được định nghĩa khá
đầy đủ như sau: “Quản trị Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng
bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu
quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến
nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị
17
Logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội
tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới Logistics,
quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở
một số mức độ khác nhau, các chức năng của Logistics cũng bao gồm việc tìm
nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị
Logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động
Logistics cũng như phối hợp hoạt động Logistics với các chức năng khác như
marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”
Nhóm định nghĩa này của dịch vụ Logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các
nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan,
phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý … với một nhà cung cấp dịch vụ
logisitcs chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình
thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà chung cấp dịch
vụ Logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung
cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. Đây là một công việc mang tính
chuyên môn hóa cao.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Xuất phát từ nhu cầu thị trườngvđòi hỏi các nhà giao nhận vừa phải đảm bảo giao

hàng đúng lúc (JIT), vừa phải tăng cường vận chuyển những chuyến hàng nhỏ nhằm
giúp những nhà sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu tối thiểu hàng tồn kho
(Minimum stock). Hay nói cách khác, một người tổ chức dịch vụ Logistics sẽ giúp các
doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cùng với sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế, các đơn vị làm dịch vụ
giao nhận phát triển nhanh chóng và hình thành nên các tổ chức, công ty giao nhận
18
chuyên nghiệp có mặt ở rất nhiều thành phố có sân bay, cảng biển quốc tế. Ở Mỹ có
gần 1.400 công ty giao nhận, ở Anh có khoảng 1.000 công ty….
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty dẫn đến việc hình thành các hiệp hội trong
phạm vi một cảng, một khu vực hay một nước nhằm bảo vệ quyền lợi của nhau. Trên
phạm vi quốc tế hình thành các liên đoàn giao nhận như Liên đoàn những người giao
nhận Bỉ, Hiệp hội giao nhận Singapore, Hiệp hội giao nhận Malaysia…, đặc biệt là
“Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận” gọi tắt là FIATA (Féderation
Internationale des Associations de Transitaires et Assimilés)
Hiện nay, hầu hết các công ty kinh doanh trong lĩnh vực Logistics chịu sự chi
phối của các bộ luật do Tổ Chức Hàng Hải Quốc Tế IMO và FIATA ban hành.
1.2.3. Đặc điểm, vai trò, tác dụng của dịch vụ Logistics
1.2.3.1. Đặc điểm
Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính, đó
là Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống.
- Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Logistics
sinh tồn đúng như tên gọi của nói xuất phát từ bản năng sinh tồn của con người,
đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần
và cần ở đâu. Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng của hoạt động Logistics
nói chung.
- Logistics hoạt động là bước phát triển mới của Logistics sinh tồn và gắn với
toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp.
Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của nguyên liệu
đầu vào vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh

phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
19
- Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu tố của
Logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ,
cơ sở hạ tầng nhà xưởng, …
Logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ, tạo cơ sở hình
thành hệ thống Logistics hoàn chỉnh.
Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: Logistics hỗ trợ toàn bộ quá
trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản
xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp
bất cứ yếu tố nào của Logistics với nhau hay tất cả các yếu tố Logistics tùy theo yêu
cầu của doanh nghiệp mình. Logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông
qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành
phẩm di chuyển trong doanh nghiệp.
Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải
giao nhận gắn liền và nằm trong Logistics. Cùng với quá trình phát triển của mình,
Logistics đã làm đa dạng khóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ
thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị
hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan, … cho tới cung cấp dịch vụ trọn
gói từ kho đến kho (Door to Door). Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được ủy thác trở
thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu
trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ
của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải,
cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho,
phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra,
… Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụLogistics.
20
Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức. Trước đây,
hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải qua
nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa là

rất cao, và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau
mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm.
Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm
bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời
và phát triển vận tải đa phương thức. Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ
phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO-
Multimodal Transport Operator). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ
việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ
vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế. Như vậy, MTO
ở đây chính là người cung cấp dịch vụ Logistics.
1.2.3.2. Vai trò
Lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại giữa các vùng trong
nước với nhau và với nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nền kinh tế quốc dân. Nếu
những hoạt động này thông suốt, có hiệu quả, thì sẽ góp phần to lớn làm cho các ngành
sản xuất phát triển; còn nếu những hoạt động này bị ngưng trệ thì sẽ tác động xấu đến
toàn bộ sản xuất và đời sống.
Hệ thống Logistics toàn cầu góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một
cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mỗi một vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồn tài nguyên
khoáng sản khác nhau và có phương thức lao động, tập quán khác nhau, do đó cần phải
có sự phân bố, sắp xếp các ngành sản xuất, các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế
sao cho phù hợp với những điều kiện riêng và tổng thể nhằm phát huy được các nguồn
lực một cách hiệu quả nhất.
21
Hoạt động Logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được
thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải. Nhờ đó hàng hoá
được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Nhà sản xuất sẽ có hàng hoá
mình cần vào đúng thời điểm. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hoá một cách thuận
tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt
mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi fax, gửi e-mail hoặc giao dịch qua Internet….

cho người bán hàng.
Một nghiên cứu gần đây của trường Đại học Quốc gia Michigan (Hoa Kỳ) cho
thấy, chỉ riêng hoạt động Logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước
lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy nếu
nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả
kinh tế - xã hội.
1.2.4. Phân loại dịch vụ Logistics
1.2.4.1. Các dịch vụ Logisticschủ yếu, bao gồm:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
- Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi
container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
- Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập
kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
- Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông
tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi Logistics;
hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa
quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua
container.
1.2.4.2. Các dịch vụ Logisticsliên quan đến vận tải, bao gồm:
- Dịch vụ vận tải hàng hải;
- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
- Dịch vụ vận tải hàng không;
22
- Dịch vụ vận tải đường sắt;
- Dịch vụ vận tải đường bộ;
- Dịch vụ vận tải đường ống.
1.2.4.3. Các dịch vụ Logisticsliên quan khác, bao gồm:
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
- Dịch vụ bưu chính;
- Dịch vụ thương mại bán buôn;

- Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu
gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng.
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
1.2.5. Nội dung của dịch vụ Logistics
Giao nhận vận tải đóng vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, và đây cũng là lĩnh
vực có hoạt động Logistics phát triển mạnh mẽ. Dịch vụ Logistics chính là sự phát
triển khéo léo của vận tải đa phương thức. Toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực
hiện theo một hợp đồng vận tải đa phương thức và sự phối hợp mọi chu chuyển của
hàng hóa do người tổ chức dịch vụ Logistics đảm nhiệm. Điểm tương đồng ở chỗ, trên
cơ sở nhiều hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán, người tổ chức dịch vụ
Logistics sẽ nhận hàng tại cơ sở của từng người bán và go, hàng lẻ thành nhiều đơn vị
gửi hàng (consolidation) tại các nhà kho hay nơi xếp dỡ hàng hóa trước khi chúng
được gửi đến trên những phương tiện vận tải khác nhau. Tại nơi đến, người tổ chức
dịch vụ Logistics thu xếp để tách các đơn vị gửi hàng đó (các lô hàng lớn) và xếp hàng
hóa thành các lô hàng thích hợp (de-consolidation) để phân phối đến những địa chỉ
cuối cùng. Người tổ chức dịch vụ Logistics không chỉ giao nhận mà còn làm các công
việc như: lưu kho, dán nhãn hiệu, đóng gói bao bì, thuê phương tiện vận tải, làm các
thủ tục hải quan và cố thể mua bảo hiểm cho chủ hàng. Như vậy trong lĩnh vực giao
nhận vận tải, Logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ mà luôn luôn là một chuỗi các
dịch vụ về giao nhận hàng hóa. Chính vì vậy khi nói tới Logistics, bao giờ người ta
cũng nói tới một chuỗi hệ thống các dịch vụ (Logistics Service Chain). Vì vậy người
23
cung cấp dịch vụ sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí của đầu vào trong các khâu
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hóa cũng như chi phí tương tự đầu ra
bằng các kết hợp tốt các khâu riêng lẻ qua hệ thống Logistics nêu trên.
1.2.6. Các nhân tố tác động đến hiệu quả của dịch vụ Logistics
Chỉ số LPI (Logistics Performance Index)
Theo nguồn Ngân hàng thế giới (Worldbank) chỉ số đánh giá phát triển Logistics (LPI)
của Việt Nam vào tháng 9/2011 là 2,96. Xếp hạng 53 trên tổng số 155 quốc gia được
đánh giá (bằng mức 2010), và xếp thứ 5 trong khối ASEAN.

Chỉ số LPI đánh giá trên 6 tiêu chí:
- Cơ sở hạ tầng (Infrastructure): Những cơ sở
hạ tầng liên quan đến chất lượng thương mại
và vận tải (cảng, đường sắt, đường bộ, công
nghệ thông tin)
- Chuyến hàng quốc tế (Shipments
International): Mức độ dễ dàng khi thu xếp
cho các chuyến hàng với giá cả cạnh tranh
- Năng lực Logistics (Competence Logistics): Năng lực và chất lượng của các
dịch vụ Logistics (ví dụ như các nhà điều hành vận tải, môi giới hải quan,…)
- Tracking & Tracing: khả năng track & trace các lô hàng
- Sự đúng lịch (Timeliness): sự đúng lịch của các lô hàng khi tới điểm đích
- Hải quan (Customs): hiệu quả của quá trình thông quan, chẳng hạn như tốc độ,
tính đơn giản, và tính có thể dự liệu trước của các thủ tục.
1.3. Phân biệt giữa dịch vụ Giao nhận vận tải và Logistics (Bảng so sánh)
1.3.1. Về khái niệm
24
1.3.2. Về vai trò
1.3.3. Về đặc điểm
1.3.4. Về nội dung dịch vụ
1.3.5. Về hiệu quả đối với khách hàng
GNVT Logistics
Khái niệm
Giống Đều là dịch vụ giao nhận hàng hóa
Khác
Người giao nhận có thể làm
các dịch vụ một cách trực
tiếp hoặc thông qua đại lý
và thuê dịch vụ của người
thứ ba khác.

Không có chức năng vận
tải, cũng không bao gồm
các quá trình warehousing
Bao gồm các hoạt động
nhằm tối ưu hóa việc đưa
hàng hóa từ một nơi này
đến một nơi khác theo một
qui trình nhất định.
Vai trò
Giống
- Lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi giao lưu
thương mại giữa các vùng trong nước với nhau và
với nước ngoài
- Ngành nghề dịch vụ thương mại gắn liền và liên
quan mật thiết tới hoạt động ngoại thương và vận
tải đối ngoại
- Là điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát
triển của thương mại quốc tế.
- Giảm bớt các chi phí không cần thiết khác như:
chi phí xây dựng kho tàng, bến bãi nhờ vào việc
sử dụng kho tàng, bến bãi của người giao nhận,
chi phí đào tạo nhân công
Đặc điểm
Giống
không cần có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng
như người nhận hàng
Khác phụ thuộc rất nhiều vào yếu
tố bên ngoài như các đơn vị
Logistics hỗ trợ toàn bộ
quá trình hoạt động của

25

×