PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐẢO
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒ SƠN
CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN THEO QUY
LUẬT CỦA MEN- ĐEN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 9
Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Hồ Sơn
Huyện Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc
NĂM HỌC: 2013 - 2014
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9
CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN THEO QUY
LUẬT CỦA MEN- ĐEN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 9
A. Mở đầu
I. Lý do chọn chuyên đề:
Trong chương trình sinh học THCS đặc biệt là chương trình sinh học 9 thì
dạng bài tập nâng cao về quy luật di truyền của Men Đen cũng như một số quy
luật di truyền khác là một đề tài hay và khó đối với học sinh. Nó có trong các đề thi
học sinh giỏi các cấp, đặc biệt kiến thức phần di truyền biến dị theo chương trình
đồng tâm các em sẽ phải gặp lại kiến thức này ở lớp 12 và chương trình thi đại học.
Đã có nhiều tài liệu viết về vấn đề này tuy nhiên để tổng hợp lại nội dung cụ
thể nhất, thiết thực, gần với khả năng tiếp thu của học sinh THCS nhất và để phục
vụ giảng dạy của bản thân, đặc biệt là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
các cấp nên tôi đã viết chuyên đề này.
II. Phạm vi và mục đích của chuyên đề:
1. Phạm vi của chuyên đề:
Phương pháp giải một số dạng bài tập nâng cao về các quy luật di truyền
của Men-đen trong sinh học 9.
Áp dụng với đối tượng HS giỏi môn sinh lớp 9.
Thời lượng dạy học: 15 tiết.
2. Mục đích chuyên đề:
Trao đổi với đồng nghiệp và học sinh một số dạng bài tập nâng cao cũng
như là một số bài toán về sác xuất tổ hợp trong quy luật di truyền của Men Đen
trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9
Giúp học sinh biết vận dụng cách giải hay một cách linh hoạt trong việc giải
quyết các bài tập nâng cao về các quy luật di truyền.
B. Nội dung
I. Những kiến thức cơ bản
- Những kiến thức cơ bản áp dụng khi giải bài tập nằm trong chương 1: các thí
nghiệm của Men- đen - sinh học 9:
* Các định luật của Men-đen: Định luật đồng tính, định luật phân li, định luật phân
li độc lập.
* Điều kiện nghiệm đúng các định luật của Men-đen.
* Phép lai phân tích.
*Các công thức ứng dụng cho các định luật Men-đen:
Số cặp
tính
trạng
số loại
giao tử
số tổ hợp
F2
số kiểu
gen F2
số kiểu
hình F2
tỷ lệ kiểu
gen F2
tỷ lệ kiểu
hình F2
1
2
3
2
2
2
2
3
4
4
2
4
3
3
3
2
3
3
2
2
2
2
3
1: 2: 1
(1: 2: 1)
2
(1: 2: 1)
3
3: 1
(3: 1)
2
(3: 1)
3
n 2
n
4
n
3
n
2
n
(1: 2: 1)
n
(3: 1)
n
* Hiện tượng di truyền trung gian hay trội không hoàn toàn mang tính chất bổ sung
cho hiện tượng trội hoàn toàn của Men-đen.
Khi lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng tương phản thì:
F
1
đồng loạt xuất hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
F
2
có tỷ lệ phân li kiểu hình là 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
II. Phương pháp giải bài tập
1. Nhận dạng bài toán thuộc định luật Men-đen
a. Trường hợp 1:
Nếu đề bài đã nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật Men-đen: Mỗi tính
trạng do 1 gen quy định; mỗi gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể hay các cặp gen nằm
trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau (đối với lai hai hay nhiều tính
trạng)
b. Trường hợp 2:
Nếu đề bài đã xác định tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con:
- Khi lai 1 cặp tính trạng (do 1 cặp gen quy định) cho kiểu hình là một trong các tỷ
lệ sau: 100% (đồng tính); 1: 1; 3 : 1; 2: 1 (tỷ lệ của gen gây chết); 1: 2: 1 (tỷ lệ của
di truyền trung gian).
- Khi lai hai hay nhiều tính trạng cho kiểu hình là một trong các tỷ lệ sau:
(1: 1)n ; (3 : 1)n; (1: 2: 1)n.
c. Trường hợp 3
Nếu đề bài không xác định tỷ lệ phân li kiểu hình mà chỉ cho biết một kiểu
hình nào đó ở con lai.
- Khi lai một cặp tính trạng, tỷ lệ 1 kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của
25% hay ¼.
- Khi lai 2 cặp tính trạng mà tỷ lệ một kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của
6,25 % (hoặc 1/16); khi lai n cặp tính trạng mà từ tỷ lệ của kiểu hình đã biết cho
phép xác định được số loại giao tử của bố (hoặc mẹ) có tỷ lệ bằng nhau và bằng
hoặc là ước số của 25%.
2. Cách giải bài tập thuộc định luật Men- đen
Cũng như bài toán ở các quy luật di truyền khác cách giải gồm 3 bước cơ
bản sau:
Bước 1: Quy ước gen
- Nếu đề bài chưa quy ước gen, cần phải xác định tính trạng trội, lặn rồi mới quy
ước gen.
Để thực hiện bước này có thể tiến hành 1 trong 2 cách sau đây:
+ Nếu từ giả thiết ta biết được 2 cơ thể P mang các tính trạng tương phản và F1
đồng tính (không có tính trạng trung gian) thì tính trạng xuất hiện ở F1 là tính trạng
trội. Từ đó quy ước gen.
+ Phân tích ở con lai để xác định tỷ lệ của từng cặp tính trạng tương phản. Nếu xác
định tỷ lệ 3:1 thì tỷ lệ 3 thuộc về tính trạng trội và 1 thuộc về tính trạng lặn. Từ đó
quy ước gen.
Ở 1 số bài toán việc quy ước gen có thể xuất phát từ một tỷ lệ kiểu hình nào đó.
Bước 2: Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của cặp bố mẹ.
Bước 3: Lập sơ đồ lai, nhận xét tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình và giải quyết các yêu cầu
khác của đề bài.
III. Một số dạng bài tập di truyền
1 . Phép lai một cặp tính trạng và quy luật phân li:
Dạng 1 (bài tập thuận) : Xác định kết quả ở các thế hệ sau :
Phương pháp giải:
- Xác định tính trạng trội, lặn và kí hiệu gen cho các tính trạng.
- Từ KH của P
⇒
kiểu gen P.
- Viết sơ đồ lai qua đó xác định kết quả phép lai.
Bài 1: Ở cà chua, dạng quả do một cặp gen quy định. Lai cây quả tròn với cây quả
bầu dục, ở F
1
thu được 100% cây quả tròn. Tiếp tục cho các cây F
1
lai với nhau để
được F
2
, viết sơ đồ lai từ P đến F
2
. Biết không có đột biến xảy ra.
BÀI GIẢI
- Ở F
1
100% quả tròn
⇒
quả tròn trội so với quả bầu dục.
Kí hiệu: gen A quy định quả tròn, a - quả bầu dục.
- F
1
có 1 KH
⇒
P
t/c
, có các KG đồng hợp (AA và aa).
- Sơ đồ lai từ P đến F
2
:
P
t/c
: AA (quả tròn)
×
aa (quả bầu dục)
G
P
: A a
→
F
1
: 100% Aa (quả tròn)
F
1
×
F
1
Aa (quả tròn)
×
Aa (quả tròn)
G
F
1
: 1/2 A : 1/2 a 1 /2A : 1/2 a
F
2
:
1/2 A 1/2 a
1/2 A 1/4 AA (quả tròn) 1/4 Aa (quả tròn)
1/2 a 1/4 Aa (quả tròn) 1/4 aa (quả bầu dục)
Kết quả: TLKG: 1/4AA : 2/4Aa: 1/4aa; TLKH: 3/4 quả tròn : 1/4 quả bầu dục.
Bài 2: (Bài tập 4 tr.10 SGK): Cho giống cá kiếm mắt đen thuần chủng giao phối
với giống mắt đỏ thuần chủng được F
1
toàn cá kiếm mắt đen. Khi cho các con cá F
1
giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F
2
sẽ như thế nào? Biết màu mắt chỉ do một
nhân tố di truyền quy định.
BÀI GIẢI
- P
t/c
, F
1
100% mắt đen
⇒
mắt đen trội so với mắt đỏ.
Kí hiệu: A - quy định mắt đen, a - gen lặn quy định mắt đỏ.
- P
t/c
⇒
KG AA - mắt đen, aa - mắt đỏ.
- Sơ đồ lai từ P
→
F
2
: Pt/c . AA (mắt đen)
×
aa (mắt đỏ).
G
P
: A a
→
F
1
: 100% Aa (mắt đen)
F
1
×
F
1
: Aa (mắt đen)
×
Aa (mắt đen)
G
F
1
: 1/2 A : 1/2 a 1 /2A : 1/2 a
F
2
1/2 A 1/2 a
1/2 A 1/4 AA (mắt đen) 1/4 Aa (mắt đen)
1/2 a 1/4 Aa (mắt đen) 1/4 aa (mắt đỏ)
F
2
: TLKG 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa , TLKH 3/4 mắt đen : 1/4 mắt đỏ.
Bài 3: Ở đậu Hà lan, gen A trội hoàn toàn quy định hạt màu vàng, gen lặn a quy
định hạt màu xanh. Cho cây mọc từ hạt vàng thuần chủng thụ phấn với cây mọc từ
hạt xanh để được F
1
, tiếp tục lấy hạt của cây F
1
đem gieo để được cây F
2
. Biết không
xảy ra đột biến.
a) Hãy xác định tỉ lệ màu hạt của các cây thế hệ F
1
và cây thế hệ F
2
.
b) Nêu nhận xét và giải thích mối quan hệ giữa thế hệ cây và thế hệ hạt ở thí
nghiệm nêu trên.
BÀI GIẢI
a) Xác định tỉ lệ màu hạt của các cây thế hệ F
1
và cây thế hệ F
2
.
- Hạt của cây ở thế hệ P (thế hệ F
1
): Toàn hạt màu vàng
⇒
Cây hạt màu vàng có
KG AA, cây hạt xanh có KG aa, hạt thu được có KG dị hợp (Aa) sẽ thành cây F
1
.
- Cây F
1
tự thụ phấn: F
1
: Aa
×
Aa
→
1/4 AA: 2/4 Aa : 1/4 aa.
Hạt của cây F
1
(là thế hệ F
2
) có 2 loại màu, tỉ lệ 3/4vàng : 1/4 xanh, sẽ thành
cây F
2
.
- Các cây F
2
qua tự thụ phấn:
Cây AA cho: 1/4 (AA
×
AA ) = 1/4 AA .
Cây Aa cho: 1/2 (Aa
×
Aa) = 1/8 AA : 1/4 Aa : 1/8 aa
Cây aa cho: 1/4 (aa
×
aa) = 1/4 aa.
Hạt của các cây F
2
(là thế hệ F
3
) có TLKG : 3/8 AA : 2/8 Aa : 3/8 aa
TLKH : 5 màu vàng: 3 màu xanh.
b) Nhận xét và giải thích mối quan hệ giữa thế hệ cây và thế hệ hạt:
- Trong thí nghiệm trên cũng như ở các loài thực vật, hạt của cây là thế hệ con của
chính cây đó, nghĩa là hạt của cây P là thế hệ F
1
, hạt của cây F
1
là thế hệ F
2
v.v
- Giải thích: Hạt được hình thành do kết quả giảm phân tạo giao tử và thụ tinh.
Bài 4: Ở một loài cây giao phấn, gen A trội hoàn toàn quy định màu hoa đỏ, gen
lặn a quy định trắng. Lai một cây hoa màu đỏ thuần chủng với một cây hoa đỏ dị
hợp được F
1
toàn ra hoa đỏ. Cho F
1
giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Viết sơ đồ lai
và xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F
2
? Biết không xảy ra đột biến.
BÀI GIẢI:
- SĐL: P. AA (đỏ)
×
Aa (đỏ)
→
F
1
: 1/2 AA : 1/2 Aa
→
G F
1
:
→
F
2
:
F
1
×
F
1
Tỉ lệ KG ở F
2
♀1/2 AA ♂1/2 AA 1/2 A
×
1/2 A = 1/4 AA
♀1/2 AA ♂1/2 Aa 1/2 A
×
(1/4 A : 1/4 a) = 1/8 AA : 1/8 Aa
♀1/2 Aa ♂1/2 AA (1/4 A : 1/4 a)
×
1/2 A = 1/8 AA : 1/8 Aa
♀1/2 Aa ♂1/2 Aa (1/4 A : 1/4 a)
×
(1/4 A : 1/4 a) = 1/16 AA : 1/8 Aa :
1/16 aa
KQ chung ở F
2
: Tỉ lệ KG 9AA : 6Aa : 1aa
⇒
TLKH 15 đỏ : 1 trắng.
Dạng 2: Xác định KG và KH của P (bài tập ngược):
Phương pháp giải:
- Dựa vào kết quả phép lai
⇒
KG của P.
- Viết sơ đồ lai minh họa (SĐL kiểm chứng).
Bài 5: Ở người, thuận tay phải do gen trội (F), thuận tay trái do gen lặn (f). Cặp
gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong một gia đình, bố và mẹ đều thuận
tay phải, con gái của họ thuận tay trái. Biết không có đột biến xảy ra.
a) Xác định kiểu gen của từng người trong gia đình.
b) Tính xác suất sinh ra con thứ II thuận tay phải của cặp vợ chồng nói trên?
BÀI GIẢI:
a) KG của từng người:
- Bố, mẹ thuận tay phải do có gen trội F nhưng con gái của họ thuận tay trái, KG ff
⇒
của bố và của mẹ có KG dị hợp Ff.
- SĐL minh họa: P: ♀ Ff (thuận tay phải)
×
♂ Ff (thuận tay phải)
G
P
: 1F : 1f 1F : 1f
F
1
: Con gái : ff (thuận tay trái)
b) Xác suất con thứ II thuận tay phải :
Ở bố và ở mẹ đều có tỉ lệ giao tử 1/2 F : 1/2 f, xác suất sinh con thuận tay phải có
KG FF hoặc Ff là : 1/4 FF + 2. 1/4 Ff = 3/4 F- = 75%.
Bài 6: Ở người, gen trội B quy định mắt nâu, gen lặn b quy định mắt xanh. Trong
một gia đình bố có mắt nâu, mẹ có mắt xanh, một người con trai mắt nâu và một
người con gái mắt xanh. Biết gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể
thường và không có đột biến xảy ra.
a) Hãy xác định kiểu gen của từng người trong gia đình nói trên và viết sơ đồ minh
họa.
b) Tính xác suất để những người con có được màu mắt như trên?
BÀI GIẢI:
a) Kiểu gen của từng người trong gia đình và sơ đồ minh họa :
- Mẹ và con gái có mắt xanh, KG là bb.
- Con trai nhận 1 alen b từ mẹ nhưng lại mắt nâu do có gen B
⇒
con trai có KG
Bb.
- Con gái mắt xanh, KG bb do nhận 1 alen b từ mẹ và 1 alen b từ bố mắt nâu (có
B)
⇒
KG của bố là Bb.
- Sơ đồ minh họa: P: ♀ bb (mắt xanh)
×
♂ Bb (mắt nâu)
G
P
: 1b 1/2 B : 1/2 b
F
1
: con gái bb (mắt xanh) , con trai Bb (mắt nâu) .
b) Xác suất: Con trai: 1 b
×
1/2 B = 1/2 Bb = 50%.
Con gái: 1 b
×
1/2 b = 1/2 bb = 50%.
2 . Phép lai hai cặp tính trạng và quy luật phân li độc lập:
Dạng 1 (bài tập thuận) : Xác định kết quả ở các thế hệ sau :
Phương pháp giải: (Tương tự như dạng bài tập về phép lai một cặp tính trạng
Bài 7: Cho giao phối chuột lông đen, dài với chuột lông trắng, ngắn được 100%
chuột F
1
lông đen, ngắn. Tiếp tục cho chuột F
1
giao phối với nhau.
a) Hãy xác định kết quả ở F
2
.
b) Lai phân tích chuột F
1
sẽ thu được kết quả ở F
A
như thế nào?
BÀI GIẢI:
a) Xác định kết quả ở F
2
:
- Xác định trội- lặn: 100% chuột F
1
lông đen, ngắn
⇒
lông đen trội hoàn toàn so
với lông trắng, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
- Kí hiệu: Gen A quy định lông đen, a- lông trắng; Gen B - lông ngắn, b - lông dài.
- Xác định KG: 100% F
1
giống nhau
⇒
P thuần chủng (P
t/c
), có các kiểu gen:
AAbb (lông đen, dài); aaBB (lông trắng, ngắn).
- Sơ đồ lai: P
t/c
: ♀ AAbb (lông đen, dài)
×
♂ aaBB (lông trắng, ngắn)
G
P
: Ab aB
F
1
: 100% lông đen, ngắn
G
F
1
: AB =Ab =aB=ab = ¼ AB =Ab =aB=ab = 1/4
G
F
1
: AB =Ab =aB=ab = ¼ AB =Ab =aB=ab = 1/4
F
2
: AB Ab aB ab
AB AABB AABb AaBB AaBb
Ab AABb Aabb AaBb Aabb
aB AaBB AaBb aaBB aaBb
ab AaBb Aabb aaBb aabb
Kết quả: TLKG: 1 AABB: 2AABb : 1AAbb
2 AaBB : 4 AaBb : 2 Aabb
1 aaBB : 2 aaBb : 1 aabb
TLKH: 9 A- B- : 3 A- bb : 3aaB- : 1 aabb
9 đen, ngắn : 3 đen, dài : 3 trắng, ngắn : 1 trắng, dài
b) Lai phân tích chuột F
1
(AaBb):
- Sơ đồ lai: P
B
: F
1
AaBb (lông đen, ngắn)
×
aabb (lông trắng, dài)
G
P
B
: (1/4AB:1/4Ab:1/4aB:1/4ab)
×
1 ab
F
2
: 1/4 AaBb : 1/4 Aabb : 1/4 aaBb : 1/4 aabb
Kết quả: TLKG: 1/4 AaBb : 1/4 Aabb : 1/4 aaBb : 1/4 aabb
TLKH: 25% đen, ngắn: 25% đen, dài: 25% trắng, ngắn: 25% trắng, dài.
Dạng 2 (bài tập nghịch) : Dựa vào tỉ lệ phân li ở đời con để xác định kiểu gen
bố, mẹ.
Phương pháp giải:
Xét riêng tỉ lệ phân li của từng cặp
⇒
các cặp gen.
Dựa vào các cặp gen và KH của P
⇒
KG của P.
Bài 8: Ở một loài chó, màu lông đen (A) là trội so với màu lông trắng (a), lông
ngắn (B) là trội so với lông dài (b). Cho chó lông đen, dài lai với chó lông trắng,
dài được F
1
có 18 chó lông đen, dài; 19 chó lông trắng, dài. Xác định kiểu gen của
P? Biết các cặp gen quy định các cặp tính trạng phân li độc lập với nhau.
BÀI GIẢI:
- Xét riêng từng cặp tính trạng ở F
1
:
+ Màu lông: đen / trắng = 18/19 ≈ 1: 1
Ở P: lai phân tích 1 cặp gen dị hợp Aa
×
aa.
+ Chiều dài lông: Ở P hai cá thể cùng có lông dài
⇒
cùng mang cặp gen bb (bb
×
bb).
- KG P với 2 cặp gen: P : Aabb
×
aabb. (
→
SĐL kiểm chứng)
Bài 9: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả
dạng tròn, b quy định quả dạng bầu dục. Lai giống cà chua quả đỏ, dạng tròn với
giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục được F
1
có tỉ lệ 50% cây quả đỏ, dạng tròn:
50% cây quả đỏ, dạng bầu dục. Xác định kiểu gen của các cây bố mẹ (P)? Biết các
gen phân li độc lập với nhau, một trong 2 cây bố mẹ thuần chủng.
BÀI GIẢI:
- Xét riêng từng tính trạng ở F
1
+ Màu sắc quả: 100% quả đỏ
⇒
ở P: AA
×
AA hoặc Aa
×
AA
+ Hình dạng quả: F
1
: 1 quả tròn : 1 quả bầu dục => ở P: Bb
×
bb.
- KG P với 2 cặp gen: Có 2 khả năng
+ Khả năng 1: P: AABb
×
AAbb (
→
SĐL kiểm chứng)
+ Khả năng 2: P: AaBb
×
AAbb (
→
SĐL kiểm chứng)
Bài 10: (HSG 11-12). Ở một loài thực vật, cho lai giữa P thuần chủng cây cao, quả
vàng với cây thấp, quả đỏ, thu được F
1
. Cho F
1
lai với nhau thu được F
2
gồm 3648
cây với 4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó có 2052 cây cao, quả đỏ. Biết mỗi
gen quy định một tính trạng.
a) Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai và kiểu gen của P.
b) Không cần viết sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ cây cao, quả đỏ thuần chủng trong số
các cây cao, quả đỏ ở F
2
?
BÀI GIẢI
a) Xác định qui luật di truyền và KG ở P:
- Tỉ lệ cây cao, quả đỏ ở F
2
: 2052/3648 = 9/16
⇒
F
2
có 16 kiểu tổ hợp, F
1
dị hợp 2
cặp gen phân li độc lập. Vậy QLDT chi phối phép lai: là quy luật PLĐL.
- KG ở P:
+ Cây cao, quả đỏ chiếm tỉ lệ 9/16
⇒
tính trạng cây cao, quả đỏ là các tính trạng
trội.
+ Quy ước: A-Cây cao, a-cây thấp ; B-quả đỏ, b-quả vàng
⇒
KG Pt/c: AAbb (cao, quả vàng)
×
aaBB (thấp, quả đỏ)
b) Tỉ lệ cây cao, quả đỏ thuần chủng trong tổng số cây cao, quả đỏ ở F2:
- F
1
AaBb có tỉ lệ giao tử AB = 1/4
⇒
tỉ lệ cây cao, quả đỏ thuần chủng ở F
2
là:
1/4 AB 1/4 AB = 1/16 AABB
- Tỉ lệ trong số các cây cao, quả đỏ ở F
2
: 1/16 AABB : 9/16 A-B- = 1/9.
Bài 11: Ở một loài thực vật, lai cây (P) thân cao, hoa trắng với cây thân thấp, hoa
đỏ được F
1
có tỉ lệ 1 cây cao, hoa đỏ : 1 cây cao, hoa trắng : 1 cây thấp, hoa đỏ : 1
cây thấp, hoa trắng. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng cây cao là trội
so với cây thấp; tính trạng hoa đỏ là trội so với tính trạng hoa trắng. Biện luận và
xác định kiểu gen ở P?
BÀI GIẢI
- Quy ước: A- thân cao, a- thân thấp ; B- hoa đỏ, b - hoa trắng.
- Tỉ lệ sau phép lai: 1 thân cao : 1 thân thấp
⇒
Ở P: Aa
×
aa
1 hoa đỏ : 1 hoa trắng
⇒
Ở P: Bb
×
bb.
⇒
Cây thân cao, hoa trắng ở P có KG Aabb, cây thân thấp, hoa đỏ có KG aaBb.
- SĐL kiểm chứng: P. Aabb (thân cao, hoa trắng)
×
aaBb (thân thấp, hoa đỏ)
G
P
: (1/2 Ab : 1/2 ab) (1/2aB : 1/2 ab)
F
1
: TLKG 1/4 AaBb : 1/4 Aabb : 1/4 aaBb : 1/4 aabb
TLKH: 1cây cao, hoa đỏ: 1cây cao, hoa trắng: 1 cây thấp, hoa đỏ: 1 cây thấp, hoa
trắng
Bài 12: Khi lai cây cà chua thuần chủng quả đỏ, có múi với cây cà chua thuần
chủng quả vàng, tròn được F
1
toàn cây quả đỏ, tròn . Tạp giao F
1
với nhau được F
2
gồm 2000 cây, trong đó có 125 cây cho toàn quả vàng, có múi. Hãy tính theo lí
thuyết, số lượng cây có các kiểu hình còn lại ở F
2
. Biết rằng hai cặp tính trạng nêu
trên được quy định bởi hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác
nhau và không có đột biến xảy ra.
BÀI GIẢI
- Ở F
1
toàn cây quả đỏ, tròn
⇒
quả màu đỏ và quả tròn là hai tính trạng trội.
- Ở F
2
các cây quả vàng, có múi (KH lặn) chiếm tỉ lệ: 125/2000 = 1/16
⇒
F
1
dị hợp 2 cặp gen PLĐL - Kí hiệu AaBb (quả đỏ, tròn).
- Số lượng cây các kiểu hình còn lại ở F
2
:
+ Số cây quả đỏ, có múi = số cây quả vàng, tròn = 3/16 = 125
×
3 = 375 cây.
+ Số cây quả đỏ, tròn = 9/16 = 2000 – (125 + 750) = 1125 cây.
Bài 13: Ở một loài thú, màu lông đen trội so với màu lông trắng; sợi lông ngắn trội
so với sợi lông dài. Lai một con thú lông đen, dài với một con thú lông trắng, ngắn
qua nhiều lần đẻ đã thu được F
1
gồm 6 con thú lông đen, dài; 7 con thú lông trắng,
ngắn, 7 con thú lông đen, ngắn và 8 con thú lông trắng, dài. Biết các cặp gen quy
định các cặp tính trạng nói trên nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau.
a) Xác định kiểu gen của các con thú đem lai ở P?
b) Nếu cho những con thú F
1
cùng có lông đen, ngắn giao phối với nhau thì theo lí
thuyết đến F
2
sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
BÀI GIẢI
a) Kiểu gen của các con thú ở P.
- Quy ước: A - quy định lông đen, a - lông trắng; B - Sợi lông dài, b- sợi lông ngắn.
- Tỉ lệ màu lông ở F
1
: 13 đen : 15 trắng ≈ 1 đen : 1 trắng
⇒
Ở P: Aa
×
aa
- Tỉ lệ chiều dài sợi lông ở F
1
: 14 dài: 14 ngắn ≈ 1dài: 1 ngắn
⇒
Ở P: Bb
×
bb
- Kiểu gen về 2 cặp tính trạng ở P: Aabb (lông đen, dài)
×
aaBb (lông trắng,
ngắn).
b) Tỉ lệ KH ở F
2
:
- KG các con thú lông đen, ngắn ở F
1
: Ab
×
aB = AaBb (lông đen, ngắn).
- Phép lai: F
1
×
F
1
: AaBb (lông đen, ngắn)
×
AaBb (lông đen, ngắn).
G
F1
: 1/4 AB : 1/4 Ab : 1/4aB : 1/4 ab
⇒
F
2
: 9 A-B- : 3A-bb : 3 aaB- : 1
aabb
9/16 lông đen, ngắn : 3/16 lông đen, dài : 3/16 lông trắng, ngắn : 1/16 lông trắng,
dài.
Bài 14: Ở đậu Hà lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy
định thân thấp. Lai một cây thân cao thuần chủng với một cây thân cao dị hợp
được F
1
. Cho các cây F
1
tự thụ phấn thu được F
2
. Biết rằng không có đột biến xảy ra
và các cây F
1
tự thụ phấn tạo ra số cây con tương đương nhau. Xác định tỉ lệ kiểu
gen và tỉ lệ kiểu hình ở F
2
?
BÀI GIẢI
- P: AA (cao)
×
Aa (cao)
→
F
1
: 1/2 AA : 1/2 Aa.
- F
1
tự thụ phấn được F
2
:
+ Tỉ lệ KG: 1/2 AA + 1/2 (1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa ) = 5/8 AA: 2/8 Aa : 1/8 aa.
+ Tỉ lệ KH: 7/8 A- : 1/8 aa = 7 cao : 1 thấp
Bài 15: Ở một loài chuột, chiều dài lông do một gen chi phối. Cho chuột lông dài
thuần chủng giao phối với chuột lông ngắn thuần chủng được F
1
toàn chuột lai
lông dài.
a) Cho chuột lai F
1
tạp giao với nhau, viết sơ đồ lai và xác định tỉ lệ phân li kiểu
gen, kiểu hình ở F
2
. Biết không có đột biến xảy ra.
b) Khi cho chuột lai F
1
giao phối với chuột lông ngắn, theo lí thuyết sẽ thu được
kết quả như thế nào? Viết sơ đồ lai minh họa.
BÀI GIẢI
a) Sơ đồ lai và tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở F
2
.
- F
1
toàn chuột lai lông dài
⇒
lông dài là trội so với lông ngắn.
Kí hiệu A - lông dài, a - lông ngắn.
P
t/c
: AA (lông dài)
×
aa (lông ngắn)
F
1
: Aa (lông dài).
- F
1
×
F
1
: Aa (lông dài)
×
Aa (lông dài).
G
F
1
:
→
F
2
: TLKG TLKH
b) Kết quả lai F
1
×
lông ngắn : 50% lông dài : 50% lông ngắn.
SĐL : P
A
. Aa (lông dài)
×
aa (lông ngắn)
→
G
PA
:
F
A
: TLKG 1/2 Aa : 1/2 aa.
TLKH: 50% lông dài : 50% lông ngắn.
Bài 16: Ở một loài cây, gen A trội hoàn toàn quy định thân cao, gen a quy định
thân thấp. Lai một cây thân cao với một cây thân thấp đã thu được thế hệ cây F
1
.
a) Viết sơ đồ lai và xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình của các cây F
1
.
b) Cho các cây F
1
tự thụ phấn, xác định tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ
F
2
.
BÀI GIẢI
a) Sơ đồ lai và tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình của các cây F
1
:
Cây thân cao có KG AA hoặc Aa
→
có 2 sơ đồ lai:
- Khả năng 1: P. AA (thân cao)
×
aa (thân thấp)
→
G
P
:
→
F
1
:
- Khả năng 2: P. Aa (thân cao)
×
aa (thân thấp)
→
G
P
:
→
F
1
:
b) Khi các cây F
1
tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F
2
.
- Trường hợp 1: 100% F
1
có KG Aa, qua tự thụ phấn, tỉ lệ ở F
2
: 1AA : 2Aa : 1aa.
- Trường hợp 2: Tỉ lệ ở F
1
: 1/2 Aa : 1/2 aa, qua tự thụ phấn:
F
1
×
F
1
: 1/2 (Aa
×
Aa)
→
F
2
: 1/8 AA : 2/8 Aa : 1/8 aa
F
1
×
F
1
: 1/2 ( aa
×
aa )
→
F
2
: 1/2 aa = 4/8 aa .
Kết quả chung: TLKG: 1/8 AA : 2/8 Aa : 5/8 aa .
TLKH: 3 A- : 5 aa = 3 cao : 5 thấp.
Bài 17: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy
định hoa vàng. Cho cây (P) có kiểu gen Aa tự thụ phấn thu được F
1
; tiếp tục cho các
cây F
1
tự thụ phấn thu được F
2
. Biết không có đột biến xảy ra và số cây con của các
cây F
1
khi tự thụ phấn là tương đương nhau. Tính tỉ lệ % cây có kiểu hình hoa đỏ ở
F
2
?
BÀI GIẢI
P: Aa (hoa đỏ)
×
Aa (hoa đỏ)
F
1
: 1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa .
F
1
tự thụ phấn:
F
2
: Số cây hoa đỏ = 1/4 AA + 1/2 (1/4AA + 1/2Aa) = 5/8 = 62,5%.
Bài 18: Ở cà chua, gen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy
định quả màu vàng. Cho giao phấn giữa 2 cây cà chua quả đỏ dị hợp (Aa) với nhau
được F
1
có tỉ lệ 3 cây quả đỏ : 1 cây quả màu vàng. Tiếp tục lai các cây quả đỏ với
các cây quả vàng đã thu được ở F
1
. Biết không xảy ra đột biến và số lượng cây con
thu được từ các cây mẹ như nhau. Viết sơ đồ lai và xác định tỉ lệ phân li kiểu gen
và kiểu hình ở F
2
.
BÀI GIẢI:
- SĐL: P: Aa (đỏ)
×
Aa (đỏ)
→
G
p
: (1/2 A : 1/2 a)
×
(1/2 A : 1/2 a)
F
1
: TLKG 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa. TLKH 3/4 đỏ : 1/4 vàng.
- F
1
(quả đỏ)
×
F
1
(quả màu vàng): Có 2 phép lai
PL
1
. F
1
: 1/4 AA (đỏ)
×
1/4 aa (vàng)
→
F
2
: 1/16 Aa (đỏ)
PL
2
. F
1
: 2/4 Aa (đỏ)
×
1/4 aa (vàng)
→
F
2
: 1/16 Aa (đỏ) : 1/16 aa (vàng)
KQ chung ở F
2
: TLKG 2/16 Aa (đỏ) : 1/16 aa (vàng). TLKH: 2 đỏ: 1 vàng.
Bài 19: Biết đậu Hà lan là loài cây tự thụ phấn rất nghiêm ngặt. Gen A trội hoàn
toàn quy định hạt màu vàng, gen a quy định hạt màu xanh. Lai cây đậu hạt Hà lan
hạt màu vàng với cây hạt màu xanh được thế hệ F
1
. Cho F
1
tự thụ phấn, trên một
cây F
1
người ta đếm được 118 hạt màu vàng và 39 hạt màu xanh.
a) Hãy xác định kiểu gen của cây đậu thế hệ F
1
và của các cây đậu đem lai ở P.
b) Tính tỉ lệ hạt màu vàng của cây F
1
mọc thành cây F
2
sẽ cho toàn hạt màu vàng
so với tổng số hạt màu vàng đã thu được?
BÀI GIẢI:
a) K iểu gen của cây đậu F
1
và của các cây đậu đem lai ở P.
- Từ tỉ lệ màu hạt trên cây F
1
: màu vàng/màu xanh = 118 : 39 = 3 vàng : 1 xanh
⇒
KG của cây F
1
là Aa
→
các cây ở P có KG và KH là AA (hạt vàng) và aa (hạt
xanh).
- SĐL: Cây P
t/c
: AA (hạt vàng)
×
aa (hạt xanh)
→
G
P
→
Hạt trên cây P(cây F
1
):
Aa.
Cây F
1
tự thụ phấn (F
1
×
F
1
): Aa
×
Aa
→
G
F
1
→
Hạt trên cây F
1.
Hạt trên cây F
1
có TLKG: 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa, TLKH: 3 vàng : 1 xanh.
b) T ỉ
l ệ hạt màu vàng của cây F
1
mọc thành cây F
2
sẽ cho toàn hạt màu vàng so với
t
ổng số hạt màu vàng thu được:
- Hạt của cây F
1
mọc thành cây F
2
sẽ cho toàn hạt màu vàng có KG AA, chiếm tỉ lệ
1/4.
- Tỉ lệ hạt mọc thành cây cho toàn hạt màu vàng so với tổng số hạt màu vàng đã
thu được: 1/4 AA : (1/4 AA + 2/4 Aa) = 1/3.
Bài 20: Biết đậu Hà lan là loài tự thụ phấn rất nghiêm ngặt, gen A quy định thân cao
trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Lai hai cây (P) thân cao với nhau
được F
1
toàn cây thân cao. Cho các cây F
1
tự thụ phấn đến F
2
thu được 560 cây
thân cao và 80 cây thân thấp. Hãy giải thích kết quả phép lai trên. Biết rằng không
có đột biến xảy ra.
BÀI GIẢI
- Ở F
2
, cây thân cao/ cây thân thấp = 560/80 = tỉ lệ 7 thân cao : 1 thân thấp (
≠
tỉ lệ
3 cao : 1 thấp)
⇒
Ở F
1
có 2 KG cây thân cao : AA và Aa.
- Phép lai ở P phải là : P. AA (thân cao)
×
Aa (thân cao)
F
1
: 1/2 AA (thân cao) : 1/2 Aa (thân cao)
- Kết quả tự thụ phấn F
1
:
+ 1/2 AA tự thụ phấn cho 1/2 AA (thân cao).
+ 1/2 Aa tự thụ phấn cho: 1/2 (1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa ) = 3/8 A- : 1/8 aa.
+ Kết quả chung: (1/2 AA + 3/8 A- ): 1/8 aa = 7/8 A- : 1/8 aa (tỉ lệ 7 cao : 1 thấp).
Bài 21: Lai con trâu đực trắng (1) với con trâu cái đen (2): Lần thứ I đẻ ra nghé
trắng (3) lần thứ II đẻ ra nghé đen (4). Khi nghé đen (số 4) lớn lên cho giao phối
với trâu đực đen (5) đẻ ra nghé trắng (6). Hãy xác định kiểu gen của 6 con trâu nói
trên, biết màu lông do một cặp gen chi phối.
BÀI GIẢI:
- Từ phép lai 2: Nghé đen (4)
×
trâu đực đen (5)
→
nghé trắng (6)
⇒
màu trắng là
lặn.
Kí hiệu aa là KG nghé trắng (6)
⇒
KG (4) và (5) dị hợp Aa; KG (1)và (3) đều là
aa.
- Từ phép lai 1: Trâu đực trắng (1)
×
trâu cái đen (2)
→
sinh ra nghé trắng (3) và
nghé đen (4)
⇒
trâu cái đen (2) dị hợp Aa.
- Vậy các con trâu: (1), (3), (6): KG aa, KH: màu trắng .
(2), (4), (5): KG Aa, KH: màu đen .
Bài 22: Ở cà chua, gen A trội hoàn toàn quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng.
Lai một cây quả màu đỏ với một cây quả màu vàng đã thu được F
1
. Cho F
1
tự thụ
phấn được F
2
, trong số các cây ở F
2
có 62,5% số cây cho quả màu vàng. Biết không
xảy ra đột biến và số lượng cây con sinh ra từ các cây mẹ tương đương nhau. Hãy
xác định kiểu gen của các cây cà chua ở F
1
và ở P và viết sơ đồ lai minh họa.
BÀI GIẢI
- Ở F
2
cây cho quả màu vàng (aa) = 62,5% (> 25%)
⇒
ở F
1
có Aa và aa và 2 cây ở
P cũng có KG là : Aa (cây quả đỏ) và aa (cây quả vàng).
- Sơ đồ lai: P: Aa (cây quả đỏ)
×
aa (cây quả vàng)
F
1
: 1/2 Aa (cây quả đỏ) : 1/2 aa (cây quả vàng)
F
1
tự thụ phấn: 1/2 (Aa
×
Aa)
→
F
2
: 1/8 AA : 2/8 Aa : 1/8 aa
1/2 ( aa
×
aa)
→
F
2
: 1/2 aa
Tỉ lệ cây quả vàng: 1/8 aa + 1/2 aa = 5/8 aa = 62,5% cây quả vàng.
Bài 23: Ở người gen b gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen B
tương ứng không gây bệnh bạch tạng. Trong trường hợp không phát sinh thêm đột
biến mới
a) Bố, mẹ phải có kiểu gen, kiểu hình như thế nào để sinh ra các con đều không bị
bạch tạng?
b) Bố và mẹ phải có kiểu gen, kiểu hình như thế nào để sinh ra một con bị bạch
tạng và một con không bị bạch tạng?
BÀI GIẢI
a) KG, KH của bố mẹ để sinh ra con không bị bạch tạng: (BB hoặc Bb)
- TH
1
: Bố và mẹ đều không có gen gây bạch tạng
P: BB (không bạch tạng)
×
BB (không bạch tạng)
→
G
P
:
F
1
: 100% BB (không bị bạch tạng).
- TH
2
: Bố hoặc mẹ không có gen gây bạch tạng, người còn lại có gen gây bạch
tạng nhưng không bị bạch tạng:
P: BB (không bạch tạng)
×
Bb (không bạch tạng)
→
G
P
:
F
1
: 50% BB (không bạch tạng) : 50% Bb (không bạch tạng)
b) KG, KH của bố mẹ để sinh ra một con bị bạch tạng và một con không bị bạch
tạng:
- TH
1
: Bố và mẹ đều không bị bạch tạng nhưng cùng mang gen gây bạch tạng
P: Bb (không bạch tạng)
×
Bb (không bạch tạng)
→
G
P
:
→
F
1
: BB hoặc Bb, bb
- TH
2
: Bố hoặc mẹ không bị bạch tạng nhưng mang gen gây bạch tạng, người còn
lại bị bệnh bạch tạng.
P: Bb (không bạch tạng)
×
bb (bạch tạng)
→
G
P
:
→
F
1
: 1 Bb : 1bb
Bài 24: Ở người gen A quy định tóc quăn, trội hoàn toàn so với gen a quy định tóc
thẳng , gen B quy định mắt đen, trội hoàn toàn so với gen b quy định mắt nâu; hai
cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Xác định kiểu gen
và kiểu hình của bố, mẹ để
a) Có thể sinh ra con có kiểu hình tóc quăn, mắt nâu với xác suất 25%?
b) Chắc chắn sinh ra con có tóc thẳng, mắt đen?
BÀI GIẢI
a) KG và KH của bố, mẹ để có thể sinh ra con tóc quăn, mắt nâu với xác suất
25%.
- Xác suất 25% tóc quăn, mắt nâu: 1/4 tóc quăn, mắt nâu = 1/2 tóc quăn
×
1/2 mắt
nâu = 1/2 (Aa
×
aa)
×
1/2 (Bb
×
bb)
⇒
Có 2 khả năng:
- KN1: P: AaBb (quăn, đen)
×
aabb (thẳng, nâu)
→
F
1
: 1/4 Aabb (quăn, nâu) = 25%.
- KN2: P . Aabb (quăn, nâu)
×
aaBb (thẳng, đen)
→
F
1
: 1/4 Aabb (quăn, nâu) = 25%.
b) KG và KH của bố, mẹ để chắc chắn sinh ra con tóc thẳng, mắt đen (aaB-):
- Để chắc chắn sinh con có tóc thẳng thì cả bố và mẹ phải có cặp gen aa.
- Để chắc chắn sinh con có mắt đen thì bố hoặc mẹ phải mang cặp gen BB, người
còn lại có thể mang cặp gen bất kì (BB hoặc Bb hoặc bb). Vậy KG và KH của bố
mẹ là:
+ Người thứ nhất phải có KG aaBB, KH tóc thẳng, mắt đen,
+ Người thứ hai KG có thể là aaBB hoặc aaBb , KH tóc thẳng, mắt đen
hoặc KG aabb, KH tóc thẳng, mắt nâu
Bài 25: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy
định hạt xanh; alen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt
nhăn; hai cặp gen này (Aa và Bb) phân li độc lập nhau. Cho giao phấn cây đậu hạt
vàng, trơn với cây đậu hạt xanh, trơn, ở F
1
thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt
vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tính tỉ lệ hạt xanh, trơn có
kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F
1
?
BÀI GIẢI
- Ở F
1
tỉ lệ hạt vàng / hạt xanh = (120 + 40) : (120 + 40) = 1 vàng: 1 xanh
⇒
Aa
×
aa
- Ở F
1
tỉ lệ hạt trơn / hạt nhăn = (120 + 120) : (40 + 40) = 3 trơn: 1 nhăn
⇒
Bb
×
Bb.
- Kết quả : Aa
×
aa
→
1/2 aa (xanh) ; Bb
×
Bb
→
1/4 BB (trơn) + 1/2 Bb
(trơn)
=
) Bb 1/2 aa (1/2 + ) BB 1/4 aa (1/2
BB 1/4 aa 1/2
××
×
=
4/18/1
8/1
+
=
3
1
Bài 26: Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm
sắc thể thường chi phối. Cho hai con vật (P) cùng có lông màu xám giao phối với
nhau, qua nhiều lần đẻ đã thu được 20 con lông xám, 7 con có lông trắng. Biết
không xảy ra đột biến.
a) Hãy xác định kiểu gen của các con vật (P) đem lai. Viết sơ đồ lai minh họa.
b) Tính xác suất thu được một con lông trắng ở thế hệ sau khi chọn ngẫu nhiên hai
con lông xám ở F
1
cho giao phối với nhau.
BÀI GIẢI
a ) Kiểu gen của các con vật (P) đem lai và sơ đồ lai minh họa:
- Ở F
1
, tỉ lệ xám / trắng = 20/7
≈
3 lông xám : 1 lông trắng
⇒
Ở P cùng dị hợp (Dd).
- SĐL: P: Dd (xám)
×
Dd (xám)
→
G
P
:
F
1
: 1 DD : 2 Dd : 1 dd
b) Xác suất thu được một con lông trắng khi tạp giao lông xám với nhau:
- Xác suất bắt gặp 2 con lông xám cùng có KG Dd: (2/3)
2
- Xác suất thu được 1 con lông trắng ở F
2
khi cho : (2/3)
2
×
1/4 = 1/9 .
Bài 28*: Biết đậu Hà lan là loài tự thụ phấn rất nghiêm ngặt, tính trạng màu hạt do
một gen chi phối. Gieo toàn hạt đậu Hà lan màu vàng, khi thu hoạch lại được 98 %
số hạt màu vàng và 2% số hạt màu xanh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ % những hạt đã
mọc thành cây cho hạt màu xanh trong tổng số hạt đã gieo là bao nhiêu? Biết
không có đột biến xảy ra và số hạt thu được từ các cây sau tự thụ phấn tương
đương nhau.
BÀI GIẢI:
- Gieo toàn hạt màu vàng được các cây cho 2% hạt màu xanh (
≠
25%) chứng tỏ hạt
màu vàng có 2 KG (giả sử AA và Aa).
- Tỉ lệ hạt màu xanh của cây Aa là 1/4 (25%)
⇒
tỉ lệ hạt màu vàng dị hợp (Aa)
mọc thành cây đã cho 2% số hạt màu xanh là: 2% : 25% = 8%
C. KẾT LUẬN
Trên đây là phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền ( theo quy luật
của Men-đen). Ở đây tôi chỉ đề cập tới một số dạng chứ không đầy đủ tất cả các
dạng bài tập di truyền trong chương trình sinh học 9 nên rất mong được sự đóng
góp chia sẻ của quý đồng nghiệp để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả
hơn.
Hồ Sơn, ngày 8 tháng 1 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hạnh