Các công cụ của CSTT ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.doc

31 1.1K 6
Các công cụ của CSTT ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các công cụ của CSTT ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Phạm Thị Bích DuyênLỜI MỞ ĐẦU  Ngày nay, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu trong tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế. Có thể thấy việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) chính là cơ hội để Việt Nam tiến sâu vào hội nhập phát triển bình đẳng với các quốc gia trên thế giới. Song nhìn về đặc điểm, trình độ, các mối quan hệ kinh tế hiện hữu năng lực điều hành kinh tế vi mô, vĩ mô, thì chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức không phải là nhỏ. Gắn với công cụộc đổi mới mở cửa nước ta, có nhiều yêu cầu phải giải quyết cùng một lúc: vừa ổn định, vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài… Vì vậy cần phải có những bước đi thận trọng với những chính sách linh hoạt để tránh những “cơn sốc” hay “khủng hoảng” đối với kinh tế Việt Nam trên con đường hội nhập.Chính sách tiền tệ (CSTT) là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát… Để đạt được các mục tiêu của CSTT thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định. Từ khi đổi mới đến nay, các công cụ của CSTT dang từng bước hình thành, hoàn thiện phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Việc lựa chọn các công cụ sao cho phù hợp việc sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất trong từng giai đoạn kinh tế luôn là một vấn đề mà Nhà nước quan tâm theo dõi đưa ra các quyết định cụ thể. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thì việc nghiên cứu các công cụ của CSTT là vấn đề có ý nghĩa lý luận thực tiễn cao. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Các công cụ của CSTTViệt Nam Thực trạng giải pháp hoàn thiện” để tìm hiểu nghiên cứu.Ngoài phần mở bài kết luận, đề tài gồm 03 chương với bố cục như sau:Chương 1: Tổng quan về CSTT trong nền kinh tế thị trường.  SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Liên - 1 - Lớp NHA-K3O Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Phạm Thị Bích DuyênChương 2: Thực trạng việc sử dụng các công cụ của CSTT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Chương 3: Định hướng giải pháp hoàn thiện các công cụ của CSTT Việt Nam hiện nay.Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo ThS. Phạm Thị Bích Duyên đã giúp em hoàn thành đề tài này. Vì kiến thức cũng như kinh nghiệm còn non trẻ thời gian hạn hẹp nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự góp ý của cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn.Em xin chân thành cảm ơn cô! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Liên  SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Liên - 2 - Lớp NHA-K3O Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Phạm Thị Bích DuyênCHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGI. Khái niệm, vị trí đặc trưng của CSTT1. Khái niệmCSTT của NHTƯ là tập hợp những chủ trương, biện pháp, nguyên tắc cũng như các công cụ mà NHTƯ sử dụng để điều tiết, điều hòa khối lượng tiền trong nền kinh tế nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, tạo nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống của người dân.Điều 2, Luật NHTƯVN quy định: CSTTQG là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh nâng cao đời sống nhân dân.Tùy theo điều kiện mỗi nước, CSTT có thể được xác lập theo hai hướng: CSTT mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng CSTT chống thất nghiệp) hoặc CSTT thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng CSTT ổn định giá trị đồng tiền).2. Vị tríVị trí CSTT: Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì CSTT là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khóa, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại.Đối với NHTƯ việc hoạch định thực thi CSTT là hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho CSTT quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.3. Đặc trưng của CSTTCSTT là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính sách tài chính quốc gia.  SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Liên - 3 - Lớp NHA-K3O Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Duyên Mức độ tiền tệ hóa cao hay thấp còn thể hiện trình độ phát triển kinh tế một nước. Vì vậy, tiền tệ đã trở thành một yếu tố rất quan trọng trong một nền kinh tế. CSTT là một bộ phận trung tâm của các chính sách kinh tế - tài chính quốc gia.CSTT là công cụ thuộc tầm vĩ mô. Khối lượng tiền tệ là đối tượng mà một số NHTƯ xem là yếu tố cần tác động chính, từ đó tác động đến lãi suất, đầu tư, ảnh hưởng đến sản xuất lưu thông hàng hóa. Vì vậy, CSTT là một chính sách thuộc tầm vĩ mô.NHTƯ là người đề ra vận hành CSTT. CSTT hướng đến việc thay đổi lượng tiền cung ứng lưu thông sao phù hợp với mục tiêu, vì vậy chủ thể nào cung ứng tiền thì chủ thể đó phải trực tiếp vạch ra CSTT.II. Mục tiêu của CSTT1. Ổn định giá cảNHTƯ thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên hai mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hóa dịch vụ trong nước) sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Ổn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt để định hướng sự phát triển kinh tế của quốc gia vì nó làm tăng khả năng dự đoán những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Mức lạm phát thấp ổn định thúc đẩy nhu cầu đầu tư đảm bảo sự phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát = 0 vì vậy nền kinh tế không thể phát triển được, để có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.2. Tăng trưởng kinh tếTăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi Chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. CSTT phải đảm bảo sự tăng lên của GDP thực tế. Nếu mức gia tăng GDP thực tế cao hơn nhịp độ tăng trưởng dân số thì nền kinh tế thật sự có tăng trưởng. Một nền kinh tế  SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Liên - 4 - Lớp NHA-K3O Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Duyênphồn thịnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định là mục tiêu vĩ mô của bất kỳ mọi quốc gia.3. Tạo việc làmCSTT phải quan tâm đến khả năng tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này CSTT hướng vào việc khuyến khích đầu tư, gia tăng sản xuất, làm tăng việc làm. Ngược lại khi nền kinh tế được mở rộng sẽ có tác dụng chống suy thoái, đạt được những tăng trưởng ổn định. Như vậy, CSTT mở rộng hay thu hẹp đều có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên.Sự phối hợp ba mục tiêu: ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm là rất quan trọng. Vì giữ các mục tiêu có sự mâu thuẫn với nhau, nên NHTƯ không thể theo đuổi tất cả các mục tiêu trên trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, khi đặt ra các mục tiêu cho CSTT, cần phải có sự dung hòa. Cụ thể là phải tùy lúc, tùy thời, tùy điều kiện cụ thể mà sắp xếp thứ tự ưu tiên. Muốn vậy NHTƯ phải luôn nắm bắt được thực tế diễn biến của quá trình thực hiện các mục tiêu, nhằm điều chỉnh chúng khi có sự thay đổi bằng những giải pháp thích hợp.III. Các công cụ của CSTTĐể thực thi CSTT, thực hiện chức năng vai trò của mình, NHTƯ đã sử dụng hàng loạt các công cụ như: lãi suất, dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, cho vay tái chiết khấu… Mỗi loại công cụ có cơ chế vận hành riêng có ưu nhược điểm khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của nền kinh tế để sử dụng nó một cách phù hợp, hiệu quả. Nhìn chung, các công cụ này tác động đến hai đầu mối chủ yếu là ngân hàng trung gian thị trường mở.1. Lãi suấtLãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, việc thay đổi của lãi suất sẽ kéo theo sự biến đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. Do đó, lãi suất là một trong những công cụ chủ yếu của CSTT. Thực tế cho thấy, tùy theo điều kiện thực  SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Liên - 5 - Lớp NHA-K3O Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Duyêntế trình độ phát triển của thị trường tài chính, NHTƯ có thể sử dụng công cụ lãi suất để điều hành CSTT theo các chính sách: - NHTƯ kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trường bằng cách quy định các loại lãi suất như: Lãi suất tiền gửi lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn; hoặc sàn lãi suất tiền gửi trần lãi suất cho vay để tạo nên khung lãi suất giới hạn; hoặc công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch… - NHTƯ áp dụng chính sách tự do hóa để lãi suất tự hình thành theo cơ chế thị trường, NHTƯ có thể gián tiếp can thiệp thông qua các chính sách: công bố lãi suất cơ bản để hướng dẫn lãi suất thị trường; hoặc sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn kết hợp với lãi suất thị trường mở để can thiệp điều chỉnh lãi suất thị trường.Có thể nói, lãi suất vừa là đối tượng quản lý, vừa là một công cụ quan trọng của CSTT. Lãi suất nếu được sử dụng đúng đắn phù hợp với những điều kiện, tình hình kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, sẽ có tác dụng trực tiếp đến kiểm soát lạm phát, kích thích tiết kiệm đầu tư phát triển, cũng như ảnh hưởng đến những thay đổi của tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế. Ngược lại, nếu sử dụng nó cứng nhắc không phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế, lãi suất trở thành vật cản kìm hãm, trói buộc nền kinh tế.2. Dự trữ bắt buộcDự trữ bắt buộc là phần tiền gửi mà các NHTM phải đưa vào dự trữ theo luật định. Mức DTBB cao hay thấp tùy thuộc vào tỷ lệ DTBB do NHTƯ quy định cao hay thấp. Tỷ lệ DTBB là tỷ lệ phần trăm trên lượng tiền gửi mà NHTM huy động được, phải để dưới dạng dự trữ. Như vậy, mỗi ngân hàng chỉ được cho vay số tiền còn lại sau khi đã trừ phần dự trữ bắt buộc. Qua đó, việc tăng hay giảm tỷ lệ DTBB, NHTƯ có thể hạn chế hoặc bành trướng khối lượng tiền tệ mà hệ thống ngân hàng có khả năng cung ứng cho nền kinh tế.Khi tỷ lệ DTBB tăng hoặc giảm thì hệ số tạo tiền của hệ thống NHTM giảm hoặc tăng dẫn đến khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế giảm hoặc tăng. Đây là công cụ mang tính hành chính của NHTƯ. Ưu điểm của nó là có thể tác động đến tất cả các NHTM như nhau tác động một cách đầy quyền  SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Liên - 6 - Lớp NHA-K3O Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Duyênlực. Bên cạnh đó việc thay đổi tỷ lệ DTBB sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu doanh lợi của các NHTM.3. Hạn mức tín dụngCông cụ hạn mức tín dụng là một công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của NHTƯ. Bằng công cụ hạn mức tín dụng, NHTƯ quy định cho các NHTM một hạn mức tăng tín dụng tối đa. Như vậy, biện pháp này cho phép NHTƯ ấn định trước khối lượng tín dụng phải cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Đây là một biện pháp mạnh, có hiệu lực đáng kể. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế nhất định như: - Có thể làm tăng lãi suất, bởi vì cung hạn chế. - Làm giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng. - Gây ra tiêu cực trên thị trường vốn. - Hạn mức tín dụng cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ vì các ngân hàng thường chọn doanh nghiệp lớn dể cho vay nhằm giảm chi phí bảo đảm an toàn trong giới hạn tín dụng được phép.4. Tái cấp vốnTái cấp vốn là một phương pháp mà qua đó NHTƯ sẽ cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua việc cấp tín dụng cho các NHTM trên cơ sở nhận tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá của các NHTM .NHTƯ điều chỉnh tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn lãi suất tái chiết khấu phù hợp với mục tiêu thắt chặt hay mở rộng tiền tệ, từ đó làm giảm hoặc tăng lượng tiền trong lưu thông. Nếu chính sách của NHTƯ là muốn bành trướng khối tiền tệ, NHTƯ khuyến khích các NHTM trong việc đi vay bằng cách hạ thấp lãi suất tái chiết khấu những điều kiện tái chiết khấu cũng dễ dãi. Ngược lại, khi NHTƯ muốn giảm bớt cơ hội làm tăng khối tiền tệ, sẽ thực hiện nâng lãi suất tái chiết khấu, thay đổi điều kiện tái chiết khấu theo hướng khó khăn hơn.NHTƯ cũng sử dụng hạn mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống NHTM.5. Nghiệp vụ thị trường mởNghiệp vụ thị trường mở là hoạt động giao dịch, mua bán các chứng khoán của NHTƯ với các đối tác được lựa chọn trên thị trường tiền tệ, ảnh  SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Liên - 7 - Lớp NHA-K3O Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Duyênhưởng đến khối lượng dự trữ của các NHTM, từ đó tác động trực tiếp đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM gián tiếp đến lãi suất thị trường nhằm điều tiết mức cung tiền thông qua những ảnh hưởng về mặt lượng giá.Khi NHTƯ đem chứng khoán ra thị trường mở bán nó sẽ thu được tiền mặt séc về. Điều này có nghĩa là khối lượng tiền mặt cung ứng cho lưu thông giảm, dự trữ của các NHTM giảm, làm giảm khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM như thế, cung ứng tiền trong nền kinh tế bị thắt chặt hơn. Bên cạnh đó, việc NHTƯ bán chứng khoán ra thị trường mở sẽ làm tăng cung chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá chứng khoán này sẽ hạ, do vậy, lãi suất chứng khoán tăng lên. Lãi suất chứng khoán tăng buộc các NHTM phải tăng lãi suất ngân hàng lên theo để tránh trình trạng công chúng khỏi rút tiền ra khỏi ngân hàng đem đầu tư vào chứng khoán, nghĩa là gián tiếp thắt chặt thêm khối tiền tệ.Ngược lại khi NHTƯ đem tiền mặt hoặc séc mua chứng khoán trên thị trường mở, thì lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên, đự trữ của các NHTM tăng lên. Mặt khác, việc NHTƯ mua chứng khoán sẽ làm tăng cầu về chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá chứng khoán sẽ tăng, dẫn đến lãi suất chứng khoán giảm, đến lượt lãi suất ngân hàng giảm, kích thích doanh nghiệp đi vay, khối tiền tệ tăng lên.Với cách vận hành như trên, thì nghiệp vụ thị trường mở có một số ưu điểm hơn các công cụ khác trong CSTT là: NHTƯ có thể can thiệp chủ động vào thị trường tiền tệ, từ đó tác động trực tiếp đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM. Độ linh hoạt chính xác cao, có thể sử dụng bất kỳ mức độ nào. Dễ dàng thay đổi tình thế khi có quyết định sai lầm trong việc sử dụng công cụ này. Việc thực hiện có thể được tiến hành nhanh chóng ngay trong phiên giao dịch.Tuy nhiên, công cụ này còn có mặt hạn chế là tính tự nguyện tham gia của các đối tác chưa cao. 6. Tỷ giá hối đoái  SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Liên - 8 - Lớp NHA-K3O Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Phạm Thị Bích DuyênTỷ giá hối đoái là đại lượng biểu thị mối tương quan về mặt giá trị giữa hai đồng tiền. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng một số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.Sự biến động của tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế, từ hoạt động xuất nhập khẩu đến sản xuất kinh doanh tiêu dùng trong nước qua biến đổi của giá cả hàng hóa. Do vậy, tỷ giá hối đoái là một công cụ để NHTƯ thực thi CSTT của mình. Tuy nhiên, khi vận dụng công cụ này, NHTƯ không đẩy tỷ giá lên cao hay kéo tỷ giá xuống thấp mà là ổn định tỷ giá mức phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của quốc gia trong từng giai đoạn.Khi vận hành tỷ giá hối đoái, NHTƯ có thể ấn định tỷ giá cố định, hoặc thả nổi tỷ giá theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Các loại tỷ giá như: tỷ giá cố định, tỷ giá thả nổi hoàn toàn, tỷ giá thả nổi có sự quản lý của Nhà nước. Tỷ giá cố định tỷ giá thả nổi hoàn toàn đều có những nhược điểm cơ bản. Cụ thể, cung cầu ngoại hối biến đổi không ngừng, do vậy, nếu NHTƯ ấn định một mức tỷ giá cố định thì tác động đến quy luật cung cầu trên thị trường. Còn nếu thả nổi tỷ giá thì sự biến động của tỷ giá có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, có thể làm cho nền kinh tế phát triển nhưng cũng có thể đưa nền kinh tế lâm vào trình trạng khoảng hoảng trầm trọng.Tỷ giá thả nổi có quản lý là tỷ giá được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu ngoại hối, nhưng khi cần thiết NHTƯ có thể can thiệp bằng những biện pháp thích hợp, tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào quan hệ cung - cầu ngoại tệ từ đó ổn định được tỷ giá.Biện pháp chủ yếu mà các NHTƯ thường dùng để can thiệp vào cung cầu ngoại tệ là sử dụng dự trữ ngoại hối quỹ bình ổn hối đoái. Cụ thể, khi tỷ giá hối đoái tăng cao, NHTƯ tung ngoại tệ ra bán, làm cho cung ngoại tệ trên thị trường tăng lên, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thì tỷ giá sẽ từ từ giảm xuống. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, NHTƯ hút ngoại tệ về bằng cách mua vào, trong khi các yếu tố khác vẫn không đổi thì tỷ giá sẽ dần tăng lên. Để áp dụng biện pháp này hiệu quả, đòi hỏi quốc gia phải có khối lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn. Vì vậy, đối với  SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Liên - 9 - Lớp NHA-K3O Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Duyênnhững nước đang phát triển, chẳng hạn như nước ta thì việc áp dụng công cụ này có những hạn chế nhất định.  SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Liên - 10 - Lớp NHA-K3O [...]... hợp việc sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất trong từng giai đoạn kinh tế luôn là một vấn đề mà Nhà nước quan tâm theo dõi đưa ra các quyết định cụ thể. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, thì việc nghiên cứu các cơng cụ của CSTT là vấn đề có ý nghĩa lý luận thực tiễn cao. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: Các công cụ của CSTTViệt Nam Thực trạng giải pháp hồn thiện” để tìm hiểu và. .. trọng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó có ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát… Để đạt được các mục tiêu của CSTT thì việc sử dụng các cơng cụ của nó có vai trị cơ bản, quyết định. Từ khi đổi mới đến nay, các công cụ của CSTT dang từng bước hình thành, hồn thiện phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Việc lựa chọn các công cụ sao... CÁC CÔNG CỤ CỦA CSTTVIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA I. Khái quát chung về q trình thực hiện các cơng cụ của CSTT trong những năm qua Nhìn chung, năm 2007 thực thi CSTT của NHTƯ là cực kỳ khó khăn bởi tác động bất lợi của dịng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam quá lớn trong năm, cùng với những diễn biến phức tạp của giá cả những mặt hàng chủ yếu những nhu cầu hội nhập của nền kinh tế. Mặc dù... chung nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Việc sử dụng các cơng cụ đó như thế nào sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế từng thời điểm cụ thể. Ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì việc áp dụng các cơng cụ của CSTT ln địi hỏi phải có sự phù hợp, hiệu quả. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, việc áp dụng các cơng cụ điều tiết trực tiếp... công cụ của CSTT Để thực thi CSTT, thực hiện chức năng vai trị của mình, NHTƯ đã sử dụng hàng loạt các công cụ như: lãi suất, dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, cho vay tái chiết khấu… Mỗi loại cơng cụ có cơ chế vận hành riêng có ưu nhược điểm khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của nền kinh tế để sử dụng nó một cách phù hợp, hiệu quả. Nhìn chung, các cơng cụ này tác động đến... cả các mục tiêu trên trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, khi đặt ra các mục tiêu cho CSTT, cần phải có sự dung hịa. Cụ thể là phải tùy lúc, tùy thời, tùy điều kiện cụ thể mà sắp xếp thứ tự ưu tiên. Muốn vậy NHTƯ phải luôn nắm bắt được thực tế diễn biến của quá trình thực hiện các mục tiêu, nhằm điều chỉnh chúng khi có sự thay đổi bằng những giải pháp thích hợp. III. Các công cụ của CSTT Để... can thiệp dựa vào trạng thái ngoại tệ của các NHTM trong ngày, thực hiện minh bạch các thông tin về dự trữ ngoại hối. - Trong tình hình kinh tế thế giới như vậy, mặc dù những tháng cuối năm 2008 mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là thị trường tài chính Việt Nam cịn nhỏ, song để ngăn chặn ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu giảm áp lực... xuống 5%. II. Thực trạng sử dụng các công cụ của CSTT trong những năm qua Mục tiêu năm 2007 là phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế cao mức 8,5%; triển khai điều hành tốt CSTT để đảm bảo ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát; vận hành các công cụ CSTT theo cơ chế thị trường; đồng thời, có những cảnh báo sớm về diễn biến thị trường để tránh gây đột biến, dẫn tới đỗ vỡ trên tổng thể. Thực hiện can thiệp... tiền của hệ thống NHTM giảm hoặc tăng dẫn đến khối lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế giảm hoặc tăng. Đây là cơng cụ mang tính hành chính của NHTƯ. Ưu điểm của nó là có thể tác động đến tất cả các NHTM như nhau tác động một cách đầy quyền  SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Liên - 6 - Lớp NHA-K3O Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Duyên CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CỦA CSTT Ở. .. động của nó đều nhằm làm cho CSTT quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn. 3. Đặc trưng của CSTT CSTT là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính sách tài chính quốc gia.  SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Liên - 3 - Lớp NHA-K3O Đề án chuyên ngành GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Duyên KẾT LUẬN Như vậy, CSTT đặc biệt là các công cụ của nó có vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường nói chung nền kinh tế Việt . 2: Thực trạng việc sử dụng các công cụ của CSTT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện các công cụ của CSTT ở Việt. em đã chọn đề tài: Các công cụ của CSTT ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện để tìm hiểu và nghiên cứu.Ngoài phần mở bài và kết luận, đề tài

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan