Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

SO SÁNH TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.7 KB, 26 trang )

SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự
phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình lâu dài và hoàn
thiện của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Nếu Phương Đông là chiếc
nôi lớn của văn minh nhân loại thì Trung Quốc là một trong những trung tâm văn
hoá triết học cổ xưa rực rỡ
, phong phú nhất của nền văn minh ấy. Triết học Trung
Quốc trải qua nhiều thời kỳ, trong đó thời Xuân thu, Chiến quốc là thời kỳ phát triển
rực rỡ nhất, có nhiều học thuyết gọi thời kỳ này là “Bách gia chu tử, trăm nhà trăm
thấy”; “Bách gia tranh minh, trăm nhà đua tiếng”. Trong số những thành tựu của
triết học Phương Đông thời đó phải kể đến tr
ường phái triết học Nho gia và Pháp
gia, đây là hai hệ tư tưởng xưa mà ý nghĩa của nó vẫn còn có giá trị cho đến tận
ngày nay về vấn đề luân lý, đạo đức, chính trị- xã hội…
Trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta nói riêng và ở các nước khác nói
chung, sự phát triển kinh tế ở mỗi nước tuy khác nhau nhưng đều có một số điểm
chung, dựa trên một số quy tắc cơ bản để xâydng và phát tri
ển kinh tế. Một trong
những nguyên tắc cơ bản trong phát triển kinh tế ở mỗi nước là nhà nước cần phải
xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện và thích hợp. Nghiên cứu về đề tài “Sự
tương đồng và khác biệt giữa Nho gia và pháp gia”, ngoài sự hiểu biết sâu sắc về hai
hệ tư tưởng này, sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu rõ được cách vận dụng những tư
tưởng ấy trong
đường lối xây dựng, phát triển kinh tế xã hội đương thời.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Bùi Văn Mưa đã nhiệt tình hướng dẫn
em hoàn thành bài viết này!
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa



Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page2


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NHO GIA VÀ PHÁP GIA
I. KHÁI QUÁT NHO GIA
1. Lịch sử hình thành và đặc điểm
a) Lịch sử hình thành:
Lịch sử Trung Hoa cổ đại nhiều biến động được tiếp nối bởi thời trung đại
khá huy hoàng. Nền văn hóa mà nhân dân Trung Hoa xây dựng lúc bấy giờ đã tác
động rất lớn đến đời sống của họ và nhiều nước khác trong khu vực, nhiều hệ thống
triế
t học ra đời và phát triển nhằm đưa ra những phương cách giải quyết khác nhau
cho những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức - xã hội mà thời đại đã đặt ra. Sự phát
triển của triết học Trung hoa cổ - trung đại là một quá trình đan xen của các trường
phái khác nhau, một trong những trường phái triết học lớn có ảnh hưởng sâu rộng đó
là Nho gia.
Cuối giai đoạn Xuân Thu, Khổng Tử
đã sáng lập ra Nho gia, ông coi hoạt
động đạo đức là nền tảng của xã hội. Theo ông, đạo đức có ảnh hưởng đến chính trị
và xã hội, nó là công cụ để giữ gìn trật tự xã hội và hoàn thiện nhân cách cá nhân
cho con người.
Qua đến thời Chiến Quốc, Nho gia chia thành 8 phái, trong đó có phái của
Tuân Tử và phái của Mạnh Tử là mạnh nhất. Mạnh Tử đã khép lại giai đoạn hình
thành Nho gia, do đó Nho gia Khổng - Mạnh còn được gọ
i là Nho gia nguyên thủy
hay Nho gia tiên Tần.
Sang thời Tây Hán, Đổng Trọng Thư đã hoàn chỉnh thêm Nho gia trong
việc giải thích vạn vật, con người và xã hội qua thuyết “trời sinh vạn vật và thiên

nhân cảm ứng”.
Đến thời nhà Tống, Nho giáo mới thực sự phát triển mạnh, Chu Tôn Dị và
Thiệu Ung đã khởi xướng lý học trong Nho giáo. Ngoài ra, thời này còn có những
nhà lý học xuất sắc như : Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy…Họ đã đưa ra thuyết “cách
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page3

vật trí tri” (đó là cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình
thiên hạ).
Ở các triều đại tiếp theo, Nho giáo tiếp tục chi phối đời sống tư tưởng xã
hội Trung Quốc. Đến thời nhà Minh – Thanh, Nho giáo đã không có sự phát triển
mới nổi bật mà ngày càng khắc khe và bảo thủ. Sang thế kỷ XIX, Nho giáo thật sự
trở nên già cỗi, không còn sức sống.
Tóm lại : Nho giáo phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, có 3 giai
đoạn tiêu biểu:






b) Đặc điểm của Nho gia:
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ
chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho
được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua,
quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiể
u nhân", những người thấp
kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao
thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức

hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho
giáo hướng đến trước tiên là những người c
ầm quyền). Để trở thành người quân tử,
con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người
quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho
gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao
chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những
nguyên lí
đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần
phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo
Đổng Trọng Thư
Lưu Hâm
(đề cao
m
ệnh t
r

i)
nguyên thủy
Khổng Tử
Tuân Tử
Mạnh Tử

Tiên Tần
2TCN
Châu Đôn Di
Trình Hạo
Trình Di
Chu H
y


Tống nho
Minh nho
12
10 2 SCN
Hán nho
3TCN
6 TCN
K
ết h

p
Đ

o
g
ia
,
Ph

t
g
iáo
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page4

trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được
gọi là Mệnh). Cần phải hiểu cơ sơ triết lí của Nho giáo mới nắm được logic phát
triển và tồn tại của nó

2. Các quan điểm của Nho gia
2.1 Đường lối xây dựng đất nước
a) Ba điều hướng đến của nho gia :
Khổng Tử quan niệm rằng một qu
ốc gia muốn thịnh vượng thì người cầm quyền
phải thực hiện được 3 điều kiện làm cho xã hội ổn định: (Thực túc + Binh cường +
Dân tín)
b) Dưỡng dân: nuôi dân.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà cầm quyền là phải khéo nuôi dân, khéo nuôi dân
thì dân quý, nước thịnh, ngược lại thì nước loạn, họ sẽ bỏ đi nơi khác. Phải có chính
sách làm cho dân no đủ.
c) Giáo dân: Dân được giáo hóa thì dễ sai bảo, d
ễ trị, giáo hóa tốt nước sẽ
yên.
d) Đào tạo con người : Phân làm ba loại người: kẻ sỹ, đại trượng phu và
quân tử
2.2 Đạo đức về Nhân – Lễ - Chính danh
Nhân là yêu người (ái nhân), người có nhân là người biết yêu thương người khác,
điều gì mình không muốn thì đừng đem áp dụng cho kẻ khác (Kỷ sử bất dục, vật thi
ư nhân), đừng làm cho người khác những gì mình không muốn họ làm cho mình,
mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành
đạt (Lưu Bình – Dương Lễ).
Muốn đạt được đức nhân thì phải “khắc kỷ”, phải “phục lễ”:
- Khắc kỷ: từ bỏ tính tham lam, ích kỉ, biết hạn chế lòng mình.
- Phục lễ: hành động đúng theo đạo lý, chân lý.
Người có nhân là người hoàn thiện, thực hiện đúng các chuẩn mực: Trung +
Hiếu + Nghĩa + Trí + Dũng…
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page5


a) Trung: Trung với vua: 2 chiều: vua minh – tôi trung
b) Hiếu: Với cha mẹ, kính yêu cha mẹ và những người lớn tuổi trong nhà,
có như vậy mới kính yêu người ngoài.
Những yêu cầu đòi hỏi phải có (phải đạt được)
+ Phải có con nối dõi
+ Phải chăm sóc bố mẹ - kính trong lòng
+ Phụ mẫu tại, bất viễn du.
c) Nghĩa:
Thấy việc gì đáng làm thì làm, không hề mưu tính đến lợi ích cá nhân, việc
nên làm mà không làm là bấ
t nghĩa, việc không nên làm mà lại làm cũng là
bất nghĩa. Mạnh Tử nêu lên 4 điều người ta giữ được là nghĩa : phú quý bất
năng dâm….
d) Trí: Được hiểu là sự minh mẫn sáng suốt, biết nhận thức được đúng
sai. Trí phải gắn liền với nhân nghĩa, tách rời là xảo (Hồ Tôn Hiến),
muốn có trí thì phải học vì trí không phải tự nhiên mà có, nó là cả một
quá trình học hỏi không ngừng, không học thì dù thi
ện tâm đến đâu
cũng bị cái ngu dốt cái lầm lạc làm biến chất, muốn trở thành người có
nhân thì phải học.
e) Dũng: Được hiểu là lòng can đảm, là sức mạnh để làm chủ tình thế,
hiểu rõ chân lý và dũng cảm bảo vệ chân lý.
Có dũng mà không có trí thì sẽ làm bậy, nguy cho mình, cho người. Có nhân
mà không có trí thì không phân biệt được người tốt , người xấu, không biết
phải giúp người ra sao, trong hoàn cảnh nào . (Mối quan hệ Nhân – Trí –

ng).
Người dũng là người không sợ sệt Æ khi mất phương hướng sẽ phá phách
gây nên những hậu quả tiêu cực.

f) Lễ:
Lễ nghi: những nghi thức nhất định trong tế lễ.
Là trật tự kỷ cương của xã hội, xã hội nào có trật tự có kỷ cương thì có lễ.
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page6

Là những quy phạm đạo đức, những quy tắc cư xử hàng ngày.
g) Chính danh:
Trong cuộc sống mỗi người, mỗi một thời điểm có một cái danh nhất định,
khi mang danh nào thì phải thực hiện cho bằng được những điều mà danh đó
quy định.
Nguyên nhân xã hội loạn lạc là do mọi người không chính danh. Muốn xã hội thái
bình, trật tự mọi người phải chính danh, cho chính danh là quan trọng Æ Khổng Tử
chia xã hội làm 5 mối quan hệ gọi là ngũ luân Æ 2 chiều
Quân Thần Vua minh Tôi trung
Phụ Tử Phụ từ Tử hiếu
Phu Phụ Phu nghĩa Phụ thánh
Huynh Đệ Anh rộng rãi Em hiếu thuận
Bằng Hữu Bạn bè Chữ tín
II. KHÁI QUÁT PHÁP GIA
1. Lịch sử hình thành và đặc điểm
Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, tư tưởng Pháp gia mà đại biểu xuất sắc là
Hàn Phi Tử có ảnh hưở
ng lớn đến sự nghiệp thống nhất về tư tưởng và chính trị
trong xã hội Trung Hoa cổ đại. Nội dung cơ bản của tư tưởng
Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương dùng pháp
luật hà khắc để trị nước.
Quản Trọng (chữ Hán: 管仲) là một chính trị gia, nhà quân sự và
nhà tư tưởng Trung Quốc thời Xuân Thu (685 TCN). Ông nổi tiếng với "chiến lược

không đánh mà thắng" mà ng
ười Trung Hoa gọi là diễn biến
hòa bình - đó là tấn công bằng mưu trí, trừng phạt và dùng
kinh tế để giáo huấn. Quản Trọng đã hiện đại hóa nước Tề
thông qua việc tiến hành rất nhiều cải cách trong chính trị
và kinh tế. Đối với ông, người trị nước phải coi trọng luật,
lệnh, hình, chính. Luật là để định danh phận cho mỗi người, Lệnh là để cho dân biết
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page7

việc mà làm, Hình là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, Chính là để sửa cho
dân theo đường ngay lẽ phải. Quản Trọng được đánh giá là thủy tổ của Pháp gia,
đồng thời ông cũng là cầu nối Nho gia với Pháp gia.
Sang nữa đầu thời Chiến quốc, tư tưởng pháp trị được tiếp tục phát triển. Thương
Ưởng( 商鞅 - khoảng 390 TCN-338 TCN) được vua Tần tin dùng áp dụng chính
sách Pháp trị của mình coi trọng hiế
n pháp, chủ trương "pháp trị" thay "đức trị", sử
dụng các chính sách khuyến khích dân chúng lao động, binh sĩ chiến đấu. Thân Bất
Hại ( 401-337 TCN) chủ trương dùng thuật cai trị đất nước, Thận Đáo (370-290
TCN) chủ trương dùng thế, Ngô Khởi (440 – 381 TCN) cho rằng muốn làm cho
nước mạnh phải biết đạo nuôi quân, trả lương hậu cho quân thì họ mới vì nước liều
mình.
Cuối cùng phải kể đến Hàn Phi (韓非 - khoảng 280 - 233 TCN) là học gi
ả nổi tiếng
Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái pháp gia, Hàn Phi theo thuyết
tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, cho rằng con người bẩm sinh vốn đại
ác. Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề
cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước.Ông chủ
trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để nước được mau

giàu. Và ông tin r
ằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế, thì nhà
vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dưới, là nước sẽ trị. Theo ông,
thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo “đạo đức”
của Nho gia, “Kiêm ái” của Mặc gia, “Vô vi nhi trị” của Đạo gia như trước nữa mà
phải dùng Pháp trị. Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng pháp gia thành
m
ột đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ.
2. Các quan điểm của Pháp gia:
2.1 Đường lối xây dựng đất nước
Trị nước phải kết hợp các yếu tố:
Pháp Hình Nông Chiến Nghệ Thế
Luật Phạt Nghiệp Tranh Thuật Lực
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page8


• Pháp luật, hình phạt:
Thưởng hậu thì điều mình muốn dân làm, dân mau mắn làm. Phạt nặng thì điều
mình ghét và cấm đoán thì dân mới tránh, từ đó mới khuyến khích dân làm điều
thiện, ngăn ngừa điều ác. Theo Hàn Phi Tử thì hình phạt nghiêm khắc sẽ loại bỏ
được 6 hạng người: bọn hàng giặc, sợ chết; bọn lìa xa pháp luật; bọn ăn chơi xa sỉ;
bọn bạ
o ngược, ngạo mạn; bọn dung thứ lũ giặc, che dấu kẻ gian và bọn nói khéo,
khoe khôn, dối trá. Và khuyến khích được 6 loại người : những người lăn mình vào
chốn hiểm nghèo, dám hi sinh; những người tuân theo pháp luật; những người dốc
sức làm ăn, làm lợi cho đời; những người trung hậu, thật thà, ngay thẳng, hiền lành;
những người giết giặc trừ gian và những người làm sáng tỏ lệnh trên.
• Chủ trươ

ng xây dựng pháp luật tuân theo 4 nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: thiên thời, địa lợi, nhân hòa;
Nguyên tắc 2: luật pháp phải minh bạch, phải được cân nhắc kỹ càng;
Nguyên tắc 3: pháp luật phải soạn thảo sao cho dâm dễ hiểu, dễ thi hành, phải được
áp dụng nhất loạt với mọi người;
Nguyên tắc 4: pháp luật phải công bằng, phải mang tính phổ biến.
Đối tượng tác động của pháp luật là toàn xã hội, tất cả thần dân; không phân bi
ệt
đẳng cấp từ quan lại đến tướng lĩnh đã phạm tội thì phải chịu tội, tội nặng hay nhẹ
đều không được bỏ qua. Ông cũng đòi hỏi bậc minh chủ sai khiến bề tôi, không đặt
ý ngoài pháp, không ban ơn trong pháp, không hành động trái pháp.
Nông nghiệp: phát triển nông nghiệp, hạn chế buôn bán (ức thương), tập trung lực
lượng để làm ruộng, làm cho lương thực dồi dào để xây dựng quân đội mạnh.
• Chiến tranh:
Trường phái pháp gia chủ trương xây dựng quân đội hùng mạnh đủ sức đè bẹp và
thôn tính các nước khác, dùng chiến tranh để giải quyết chiến tranh.
• Thuật:
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page9

thuật được hiểu là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược khiển việc, khiến
người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh mà không hiểu người sai dùng họ như thế nào.
Vua trị dân thông qua quan lại, quan lại tốt thì dân không loạn, quan lại xấu thì dân
nổi loạn. Thuật dựa trên hai nguyên tắc, thứ nhất bề tôi tức là quan lại không làm
hết trách nhiệm hay vượt quá trách nhiệm của mình đều bị phạt; thứ hai là “Công”,
“Danh” tức là lời nói và việc làm của quân thần không cân xứng cũng phạt. Nhờ
Thuật mà vua chọn được người tài năng, trao đúng chức vụ, quyền hạn và loại được
kẻ bất tài.
• Thế:

Thế là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể. Dựa vào thế mà vua
đặt ra luật, ban bố luật pháp, chọn bề tôi giao nhiệm vụ th
ực hiện pháp luật. Địa vị,
thế lực, quyền uy đó của người trị vì phải là độc tôn, thế quan trọng đến mức có thể
thay thế vai trò của bậc hiền nhân. Muốn thi hành được pháp thì phải có thế, Pháp và
Thế không thể tách rời nhau.
2.2 Tư tưởng biện chứng:
• Thời biến thì pháp biến :
Quan điểm thời biến, pháp biến thừa nhận sự biến đổ
i của đời sống xã hội: mọi chủ
trương phải thích hợp với thời, khi tình hình thay đổi phải thay đổi cho phù hợp.
Không nên bắt chước người xưa mà phải xuất phát từ thực tế trước mắt, không dùng
lời lẽ cố nhân để biện hộ cho sự yếu kém của mình. Đại diện Hàn Phi Tử cho rằng,
không có một thứ pháp luật nào luôn luôn đúng với mọi thời đại. Pháp luật mà bi
ến
chuyển được theo thời đại thì thiên hạ trị, còn thời thế thay đổi mà phép trị dân
không thay đổi thì thiên hạ loạn.Theo Hàn Phi Tử, ông thừa nhận sự tồn tại của lý-
tính quy luật hay những lực lượng khách quan trong xã hội. Lý chi phối mọi sự vận
động của tự nhiên và xã hội. Ông yêu cầu con người phải nắm lấy cái lý của vạn vật
luôn biến hóa mà hành động cho phù hợp.
• Điều hành đấ
t nước theo số ( quy luật):
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page10

Thừa nhận bản tính con người là ác, cho rằng trong xã hội người tốt ít, còn kẻ xấu
thì rất nhiều nên muốn xã hội yên bình, không nên trông chờ vào số ít, mong họ làm
việc thiện (thực hiện nhân nghĩa trị), mà phải xuất phát từ số đông, ngăn chặn không
cho họ làm điều ác

Chương II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP
GIA
I. SỰ TƯƠNG ĐỒNG
• Cả hai trường phái pháp gia và nho gia đều coi việ
c phát triển nông
nghiệp(túc thực) sẽ làm cho đất nước hùng mạnh
Khi Nhan Uyên hỏi phép trị nước, Khổng Tử đáp: “Theo lịch nhà Hạ, ngồi xe nhà
Ân, đội mũ miện nhà Chu, nhạc thì theo nhạc và vũ thiều…”. Theo lịch nhà Hạ vì
lịch nhà Hạ lấy tháng đầu làm tháng giêng (như Âm lịch của chúng ta ngày nay) tiện
cho việc nông hơn là lấy tháng tí, tức tháng 11 làm tháng giêng như nhà Chu,
Khổng Tử coi trọng việc dưỡng dân hơn cả việc bảo v
ệ xã tắc, nhưng mới dừng lại
ở những nguyên tắc có tính đường lối, thì Mạnh Tử quan tâm nhiều hơn đến các
biện pháp kinh tế cụ thể nhằm tạo ra cho dân số một sản nghiệp no đủ. Mạnh Tử đòi
hỏi bậc minh quân phải "chế định điền sản mà chia cho dân cày cấy, cốt khiến cho
họ trên đủ phụng dưỡng cha mẹ, dưới đủ nuôi sống vợ con, nhằm năm trúng mùa
thì mãi mãi no đủ, phải năm thắt ngặt thì khỏi nạn chết đói" (19), và "Thánh nhân
cai trị thiên hạ, phải làm cho dân có đậu thóc nhiều như nước lửa, khi đậu thóc nhiều
như nước lửa thì dân chẳng còn ai bất nghĩa nữa.”
Trên cơ sở tiếp thu tư tưởng "sử dân dĩ thời" của Khổng Tử, Mạnh Tử đã đề xuất
một đường hướng kinh t
ế khá hoàn chỉnh nhằm hướng đến cải thiện đời sống của
dân, nếu bậc quốc trưởng làm cho việc ruộng nương được dễ dàng (đừng bắt họ làm
xâu lúc cày cấy gặt hái) và bớt thuế má cho dân, thì dân trở nên phú túc bực thánh
nhân cai trị thiên hạ, khiến ai nấy đều có đủ ruộng và lúa, cũng như họ có đủ nước
và lửa vậy. Nếu dân chúng có bề phú túc về đậu và lúa cũng như họ có đủ về nước
và lửa thì họ còn ăn ở bất nhân làm chi. Với Mạnh Tử giảm bớt tô thuế không chỉ là
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page11


việc làm có ý nghĩa đối với dân chúng mà còn là một trong những tiêu chuẩn của
người trị dân theo đường lối nhân chính.
Còn đối với Quản Trọng mục đích trị nước theo ông là làm sao cho quốc phú, binh
cường. Ông chú trọng nhất đến sự phú quốc vì "kho lẫm đầy rồi mới biết lễ tiết, y
thực đủ rồi mới biết vinh nhục".
Trong khi đó một quốc gia lý tưởng của Hàn Phi Tử lại là mộ
t quốc gia trọng
nông, ức công thương.trong thiên Ngụy sử, ông viết:"Kho lẫm đầy là nhờ nghề gốc,
tức canh nông, thế mà những kẻ làm những nghề ngọn như dệt gấm vóc, chạm vẽ lại
giàu.”
• Binh cường: cả hai trường phái đều hướng đến sự thái bình, nhằm mục
đích ổn định đất nước.
Trong bộ máy cai trị, Khổng Tử khuyên nhà cầm quyền phải thự
c túc, binh cường
và dân tín.
Quản Trọng cho rằng muốn cho binh cường, ông có sáng kiến "ngụ binh ư nông"
(gởi việc binh vào nghề nông ), thời bình dân làm ruộng, những lúc rảnh rỗi thì
luyện võ bị, có bao nhiêu nông dân khoẻ mạnh là có được bấy nhiêu binh sỹ.
Như vậy cần phải nhiều giáp binh; ông đặt ra lệ cho chuộc tội: tội nặng thì chuộc
bằng một cái tê giáp (áo giáp bằng da con tê), tội nhẹ thì chuộc bằng một cái quy
thuẫn (cái thuẫn bằng mai rùa); tội nhỏ thì nộp kim khí, tội còn nghi thì tha hẳn; còn
như hai bên thưa kiện nhau mà bên nào cũng có lỗi một phần thì ông bắt nộp mỗi
bên một bó tên rồi xử hoà.
Ông tổ chức lại quân đội: năm người họp thành một ngũ, năm chục người (tức mười
ngũ) thành một tiểu nhung, hai trăm người thành một tốt, hai ngàn người thành một
lữ, một vạn người thành một quân. Mùa xuân tổ chức nh
ững cuộc đi săn để nhân thể
chấn chỉnh hàng ngũ; mùa thu cũng nhân những cuộc đi săn mà luyện tập binh sỹ.
• Tuân Tử (nho gia) coi con người sinh ra vốn bản chất là ác = Hàn Phi

Tử cũng có cùng quan điểm (Hàn Phi Tử là học trò của Tuân Tử).
Tuân: định nghĩa chữ tính là cái tự nhiên trời sinh ra, cái sinh ra đã có sẵn không đợi
làm (học tập) rồi mới có (Sinh chi sở dĩ nhiên giả, vị chi tính - Bất s
ự nhi tự nhiên
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page12

giả, vị chi tính)
Và ông bảo rằng: "Cái tính của con người là đói thì muốn ăn, mệt thì muốn nghỉ.
(Kim nhân chi tính, cơ nhi dục bão, lao nhi dục hưu, thử nhân chi tình tính dã)
Ba đặc điểm nữa của con người là hiếu lợi, đố kỵ, thích thanh sắc: "Tính con người
sinh ra là hiếu lợi, thuận theo tính đó thì thành ra tranh đoạt lẫn nhau mà sự từ
nhượng không có; sinh ra là đố kỵ, thuận theo tính đó thì thành ra tàn tặc, mà lòng
trung tín không có; sinh ra là có lòng muốn của tai mắt, có lòng thích v
ề thanh sắc,
thuận theo tính đó thì thành dâm loạn mà lễ nghĩa, văn lí không có. Như thế thì theo
cái tính của người ta, thuận cái tình của người ta, tất sinh ra tranh đoạt, phạm vào cái
phận (tức quyền lợi của nhau), làm loạn cái lí mà mắc cái lỗi tàn bạo. Cho nên phải
có thầy, có phép để cải hoá cái tính đi, có lễ nghĩa để dắt dẫn nó, rồi sau mới có từ
nhượng hợp văn lí mà thành ra trị. (Kim nhân chi tính sinh nhi hiếu lợi yên, thuận
thị cố tranh đoạt sinh, nhi từ nhượng vong yên; sinh nhi hữu tật ố yên, thuận thị cố
tàn tặc sinh, nhi trung tín vong yên. Sinh nhi hữu nhi mục chi dụng hữu hiếu sắc
yên, thuận thị cố dâm loạn sinh, nhi lễ nghĩa văn lí vong yên. Nhiên tắc tòng nhân
chi tính, thuận nhân chi tình, tất xuất vụ tranh đoạt, hợp vu phạm phận loạn lí, nhi
qui vu bạo. Cố tất tương hữu sư pháp chi hoá, lễ nghĩa chi đạo, nhiên hậu xuất từ
nhượng, hợp vụ văn lí nhi qui vu trị - Tính ác).
Về Hàn Phi Tử ông lại cho rằng trừ một số ít thánh nhân, còn thì hạng thường nhân
đều
- Tranh nhau vì lợi ;Làm biếng, khi có dư ăn rồi thì không muốn làm gì nữa;Chỉ

phục tòng quyền lực
a) Về tính ham lợi, ông cho rằng ngay giữa cha con vợ chồng chớ đừng nói giữa vua
tôi, bạn bè, người ta hành động, cư xử với nhau cũng chỉ vì tư lợi.
"Cha mẹ không s
ăn sóc con kĩ khi nó còn nhỏ thì lớn lên nó oán mình. Con được
nuôi cho thành người rồi mà cung dưỡng cha mẹ không được hậu thì cha mẹ giận
oán trách nó. Cha con là tình chí thân mà có khi còn trách nhau, oán nhau là do ai
nấy đều muốn cho người khác phải vì mình (cha muốn con phải vì cha, con muốn
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page13

cho cha phải vì con), chứ không muốn cho mỗi người phải vì bản thân người đó
thôi"
b) Về bản tính thứ nhì, Tuân tử bảo con người "mệt thì muốn nghỉ" (có thể hiểu là ít
chịu gắng sức); Hàn Phi gay gắt hơn, cho là làm biếng, hễ có dư ăn rồi thì không
muốn làm gì nữa. Hàn cũng có lý: loài người thời ăn lông ở lỗ chắc chắn là như vậy
• Đều là những tư tưởng trị qu
ốc trong lịch sử Trung Quốc cổ Đại, có
giá trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay.
Cả hai trường phái Nho gia và Pháp gia đều là những tư tưởng trị quốc thời Trung
Quốc cổ đại và có ảnh hưởng rất lớn đối với văn hóa, tư tưởng các dân tộc trên thế
giới đặc biệt là các quốc gia Phương Đông. Và Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng
rất l
ớn từ các tư tưởng của hai trường phái này. Ví như tư tưởng về nhân, lễ, nghĩa
của Nho gia, tư tưởng về cách trị quốc của nhà cầm quyền trường phái Pháp gia.
• Đề cập đến tố chất của nhà cầm quyền: Cả hai trường phái pháp gia
và nho gia đều đề cập đến tố chất của nhà cầm quyền
Cả hai trường phái đều đề cập đến tố chất của nhà cầm quyền, coi nhà cầm quyền(
vua) coi nhà cầm quyền là những người quyết định vận mệnh và tương lai của đất

nước mặc dù mỗi trường phái đều có quan niệm về tố chất của nhà cầm quyền khác
nhau.
• Nhìn nhận Cấu trúc xã hội cùng những bất bình đẳng như một thực tế
đ
ã định và cho phép chúng quyết định điều cá nhân nên làm. Cái giá
phải trả để có sự hòa hợp xã hội là cá nhân thuận theo xã hội.
• Mỗi một tư tưởng ra đời và phát triển nhằm đưa ra những phương cách
giải quyết cho những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức - xã hội mà
thời đại lúc bấy giờ đã đặt ra và phục vụ cho một giai tầng nhất định

Khổng Tử với tư tưởng Tòng Chu. Tuy nhiên, lại muốn thay đổi để
phù hợp hơn trong xã hội hiện tại, coi 03 hướng chủ đạo là Thực túc +
Binh cường + Dân tín
• Hàn Phi Tử lại đề cao về pháp trị, xu hướng để trở thành quốc gia
phong kiến chuyên chế do vua là người đứng đầu.
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page14

• Cả hai tư tưởng của Nho gia và Pháp gia cuối cùng cũng đưa xã hội
thời bấy giờ lâm vào bế tắc. Nho giáo phát triển đến thời nhà Minh -
Thanh trở nên già cỗi, khắt khe và bảo thủ, còn nhà Tần do thực hiện
triệt để tư tưởng Pháp gia quá nên cuối cùng mất nước. >>>Hướng
đến mục đích ổn định XH.
II. SỰ KHÁC BIỆT
1. Về trị quốc
- Đối với trườ
ng phái nho gia đề cao hình thức trị nước bằng đức trị còn trường
phái pháp gia thì ngược lại đề cao hình thức trị nước bằng pháp trị
• Tư tưởng “Đức trị” của Khổng Tử

Với Khổng Tử đạo đức là gốc của con người, nói đến con người trước hết là nói
đến đạo đức: "Làm người có nết hiếu đễ thì ít ai dám xúc phạm bề trên. Không
thích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì ch
ưa từng có. Người quân tử chăm chú
vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra. Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân ".
Đức với Khổng Tử là lời nói đi đôi với việc làm trên cơ sở cái thiện: “Người xưa
thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà không làm được"
Chính là trên cơ sở đó, mà Khổng Tử đã đề xuất đường lối "Đức trị" - đường lối trị
nước bằng đạo đức mang đậm dấu ấn độc đáo của ông. Khổng Tử quan niệm: "Làm
chính trị (trị dân) mà dùng đức (để cảm hoá dân) thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà
các ngôi sao khác hướng về cả (tức thiên hạ về theo)"
Trước sau Khổng Tử vẫn tin rằng: "dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình phạt
để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tộ
i nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo
đức để dắt dẫn dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà
lại theo đường chính".
Trong đời mình, dù là luận thuyết việc trị nước cứu đời hay dạy học, đào tạo
nhiều lớp môn sinh tài đức, thì trước sau Khổng Tử đều nói nhiều đến đức nhân.
Khổng Tử coi "nhân" là đức căn bản nhất của con người cả v
ề xử thế lẫn tu thân, và
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page15

bao gồm gần đủ các đức khác. Thật vậy "Nhân" vừa là tu thân, vừa là ái nhân, lại
vừa là xử kỷ
vừa là tiếp vật.
Nhân còn là Trung (yêu người, hết lòng với người) và thứ (làm cho người những cái
mình muốn và đừng làm cho người những cái mình không muốn). Nhưng đối với
Khổng Tử, điều quan trọng nhất trong tư tưởng về "nhân" là biểu hiện về mặt chính

trị của nó. Có lẽ với Kh
ổng Tử thái độ đối với dân là tiêu chuẩn quan trọng nhất để
đánh giá đức nhân của người cầm quyền: "Sai khiến dân thì phải thận trọng
như trong một cuộc tế lớn, cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người".
Trong nước không ai oán mình, trong "nhà" một đại phu không ai oán mình". Ông
từng nói "Tài trí đủ để trị dân (có người hiểu là đủ để biết mọi lẽ) mà không biết
dùng đức nhân để giữ dân, thì sẽ mất dân ".
Sau Nhân, Khổng t
ử quan tâm nhiều đến "Lễ", bởi “Lễ” cần thiết để duy trì trật tự
xã hội, và có trật tự xã hội thì vua mới được tôn, nước mới được trị. Mặt khác, lễ có
nội dung luân lý của nó, trong mối quan hệ chặt chẽ không tách rời với nhân. Khổng
Tử xem điều lễ là hình thức của nhân, là chính đạo mà mọi người nên thi hành, còn
nếu con người chạy theo dục vọng của mình mà trái ngược với chính đạo tức là
trái ngược với điều nhân. Vì vậy, người cầm quyền phải giữ lễ: "Vua khiến bề tôi
phải giữ lễ, bề tôi thờ vua phải trung (hết lòng)". Đáng chú ý là, trong quan niệm
của Khổng Tử lễ chỉ quan trọng khi gắn bó với điều nhân, là biểu hiện của nhân.
Nếu tách rời nhân thì lễ chỉ là vô nghĩa. "Người không có đức nhân thì lễ mà làm
gì?". Thật vậy không có lòng nhân thì lễ
mà làm gì? Nhà cầm quyền không có đức
nhân thì lễ chỉ càng làm thủ cựu, càng làm nghiệt ngã và tàn khốc.
Khổng Tử đề xướng "Lễ trị" nhằm ổn định xã hội. Thực hành đúng Lễ vừa là biểu
hiện của Nhân, đồng thời cũng thể hiện con người phải làm đúng bổn phẩn, thân
phận của mình, tức là phải Chính danh. Trong công việc chính trị, theo Khổng Tử
Chính danh phải đặt lên trước nhấ
t, bởi "Nếu danh (hiệu) không chính (xác) thì lời
nói không thuận lý (vì danh hiệu không hợp với thực tế), lời nói không thuận thì sự
việc không thành; sự việc không thành thì lễ nhạc chế độ không kiến lập được; lễ
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page16


nhạc, chế độ không kiến lập được thì hình phạt không trúng, hình phạt không trúng
thì dân không biết đặt tay chân vào đâu (không biếtlàm thế nào cho phải)
Tư tưởng “Đức trị” của Khổng tử còn thể hiện ở quan niệm coi nhẹ chính hình và
giảm bớt sưu thuế cho dân, đề cao vai trò của dân. Khổng Tử quan niệm: "Không
giáo hoá dân để dân phạm tội rồi giết, như vậy là tàn ngược". Khổng Tử chủ trương
giả
m hình, coi nhẹ hình còn vì ông thật sự không bao giờ tin vào bá đạo: "có thể
(dùng sức mạnh) bắt được một vị nguyên soái, chứ chí hướng của một thường dân
thì không (dùng sức mạnh mà) đoạt nổi . Khổng Tử cho việc thi ân rộng rãi
cứu giúp dân chúng là sự nghiệp của thánh vương mà Nghiêu, Thuấn chưa chắc đã
làm được như vậy.
Dưỡng dân, theo Khổng Tử trước hết phải làm cho dân no đủ, giàu. Ông coi trọng
việc d
ưỡng dân hơn việc bảo vệ xã tắc và hơn cả việc giáo hoá dân nữa. Dưỡng dân
còn phải biết "sử dân dĩ thời" nghĩa là khiến dân làm việc phải hợp thời cụ thể
là vào lúc dân rảnh việc nhà nông. Như vậy "sử dân dĩ thời" vừa thể hiện sự nhân
đạo trong chính sách trị dân, vừa là bổn phận của người cầm quyền, người được tôn
là cha mẹ dân.
Để thực thi
đường lối đức trị, đương nhiên cần phải có một mẫu người cầm
quyền thích hợp. Đó là mẫu người quân tử với những tiêu chuẩn về tài đức nhất
xứng đáng được nắm quyền trị dân. Đức của người quân tử là "lấy nghĩa làm gốc,
theo lễ mà làm, nói năng khiêm tốn, nhờ thành tín mà nên việc" , "sửa mình để cho
trăm họ
yên trị".
Tư cách ngườ
i quân tử là "lo không đạt đạo chứ không lo nghèo", "hòa hợp
nhưng không a dua", "thư thái mà không kiêu căng". Tài năng kiến thức của người
quân tử "không phải như một đồ dùng", tức là phải hiểu rộng, biết nhiều làm

được nhiều việc và nhất là phải có "tài trí đủ để trị dân". Người quân tử còn
phải là "thận trọng về lời nói, mau mắn về việc làm", thờ vua phải trung nhưng là
trung một cách sáng suốt "không nên lừa g
ạt vua, nhưng không ngại xúc phạm vua
(mà phải dám can gián)".
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page17

Có thể khẳng định đường lối đức trị của Khổng Tử "lấy đạo nhân làm gốc, lấy
hiếu - đễ, lễ - nhạc làm cơ bản cho sự giáo hoá, lấy việc thực hiện chính sách "thân
dân" làm cơ sở; lấy tư cách phẩm chất mẫu mực của người cầm quyền làm gương
để thực hiện "Đức trị", "Lễ trị", "Nhân trị" nhằm tạo lập m
ột xã hội phong kiến theo
điển chế có trật tự, tôn ti.
• Tư tưởng pháp trị của trường phái Pháp Gia
Nếu như Thận Đáo đề cao "Thế", Thân Bất Hại đề cao "Thuật", Thương Ưởng đề
cao "Pháp" trong phép trị nước thì Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng cả ba
yếu tố đó. Ông cho rằng "Pháp", "Thế", "Thuật" là ba yếu tố thống nhất
không thể tách rời trong đường lối tr
ị nước bằng pháp luật. Trong sự thống nhất
đó, "Pháp" là nội dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là
công cụ, phương tiện tạo nên sức mạnh, còn "Thuật" là phương pháp cách thức để
thực hiện nội dung chính sách cai trị. Tất cả đều là công cụ của bậc đế
vương.
Trước hết nói về "Pháp". Trong tư tưởng Trung Quốc cổ đại, "Pháp" là phạm trù
tri
ết học được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng "Pháp" là thể chế quốc gia là
chế độ chính trị xã hội của đất nước; theo nghĩa hẹp "Pháp" là những điều luật, luật
lệ, những luật lệ mang tính nguyên tắc và khuôn mẫu. Kế thừa và phát triển lý luận

pháp trị của pháp gia thời trước, Hàn Phi Tử cho rằng: "Pháp là hiến lệnh công bố
của các công sở, thưởng hay phạt đều đượ
c dân tin chắc là thi hành, thưởng người
cẩn thận, giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo Pháp". Nội dung
chủ yếu của pháp luật theo Hàn Phi là thưởng và phạt và ông gọi đó là hai đòn bẩy
trong tay vua để giữ vững chính quyền. Ông chê Thương Ưởng chỉ biết phạt tội mà
không thưởng công và cho rằng cần phải thực hiện toàn diện cả hai mặt khuyến
khích và răn đe thông qua thưở
ng và phạt. Bởi vì "thưởng mà hậu thì điều mình
muốn cho dân làm, dân mới mau mắn mà làm, phạt mà nặng thì điều mình ghét và
cấm đoán, dân mới mau mắn mà tránh thưởng hậu không phải chỉ để thưởng công,
mà còn để khuyến khích dân chúng nữa, phạt mà nặng không phải chỉ là phạt một kẻ
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page18

gian mà còn để ngăn kẻ bậy trong nước ". Điều đáng chú ý là song song với việc
"thưởng hậu, phạt nặng" Hàn Phi còn đưa ra chủ trương mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật. Ông cho rằng sự trừng phạt không cần biết đến tước vị của giới
quý tộc vì luật không xu nịnh giới quý tộc. Nội dung thưởng phạt, nhằm mục đích
thực hiện "Pháp" "để cứu loạn cho dân chúng, trừ họa cho thiên hạ, khiến cho kẻ
mạnh không lấn kẻ yếu, đám đông không hiếp đám số ít, người già được hưởng
hết tuổi đời, bọn trẻ mồ côi được nuôi lớn, biên giới không bị xâm phạm, vua tôi
thân nhau, cha con bảo vệ nhau, không lo bị giết hay bị cầm tù". Với nội dung và
mục đích như trên "Pháp" thật sự là tiêu chuẩn khách quan để phân định danh
phận, phải trái, t
ốt, xấu, thiện ác và sẽ làm cho nhân tâm và vạn sự đều qui về một
mối, đều lấy pháp làm chuẩn. vì vậy, "Pháp" trở thành cái gốc của thiên hạ.
Cùng với "Pháp", "Thế" là yếu tố không thể thiếu được trong pháp trị. Pháp gia cho
rằng muốn có luật pháp rõ ràng minh bạch và được dân tuyệt đối tôn trọng thi hành

thì nhà vua phải có "Thế". "Thế" trước hết là địa vị, thế lực, quyền uy của người
cầm quyền mà tr
ước hết là của nhà vua. "Thế" có vị trí quan trọng đến mức có thể
thay thế được hiền nhân: "Chỉ có bậc hiền trí không đủ trị dân, mà địa vị quyền
thế lại đủ đóng vai trò của bậc hiền vậy Kiệt làm thiên tử chế ngự được thiên hạ
không phải vì hiền mà vì có quyền thế. Nghiêu thất phu không trị nổi ba nhà không
phải vì hiền mà vì địa vị thấp" . "Thế" không chỉ là địa vị, quyền hành của vua mà
còn là sức mạnh của dân, của đất nước, của vận nước (xu thế lịch sử). Hàn Phi giải
thích: "Cái ná yếu lại bắn được mũi tên lên cao là nhờ có "gió kích động", và nếu
không có sự trợ giúp của quần chúng thì làm sao kẻ kém tài lại cai trị được thiên
hạ”. Để nâng cao thế của nhà vua, pháp gia chủ trương trong nước nhất nhất
mọi thứ đều phải tuân theo pháp lệnh của vua kể
từ hành vi, lời nói đến tư tưởng
"Nước của bậc minh chủ thì lệnh là cái quý nhất của lời nói, pháp là cái thích hợp
của việc làm. Lời nói không có hai cách đều quý, việc làm không có hai cách đều
thích hợp cho nên lời nói và việc làm mà không đúng với pháp lệnh thì cấm".
Sau "Pháp" và "Thế", pháp gia rất chú ý đến "Thuật" trong đường lối pháp trị.
"Thuật" trước hết là cách thức, phương thức, mưu lược, thủ đoạn trong việc tuyển
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page19

người, dùng người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc mà nhờ nó pháp luật được
thực hiện và nhà vua có thể "trị quốc bình thiên hạ". Nhiệm vụ chủ yếu của "Thuật"
cai trị là phân biệt rõ ràng những quan lại trung thành, tận tâm và những quan lại
xu nịnh ma giáo, thử năng lực của họ, kiểm tra công trạng và những sai lầm của
họ với mục đích tăng cường bộ máy cai trị trên cơ sở bộ máy luật pháp và chế độ
chuyên chế". "Thuật" còn thể hiện trong "thuật dùng người". Pháp gia đưa ra
nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người là: "Chính danh", "Hình danh",
"Thực danh". Chẳng hạn một người hứa đến thăm ta thì lời hứa đó là "Danh" còn

hành động tới thăm là "Hình" hay "Thực" vậy. Nếu người đó đến thăm thực thì
chứng tỏ "danh", "hình" (hay "danh" và "thực") hợp nhau, "danh" và "thực" hợ
p
nhau là "chính danh", còn "danh" và "thực" không hợp nhau là trái, là
không "chính danh" từ đó sẽ có căn cứ mà thưởng phạt một cách nghiêm minh.
"Thuật" phải nắm được cái cốt yếu là lấy danh làm đầu, danh chính thì vật định,
danh lệch thì vật đổi. Vua nắm lấy danh, còn bề tôi làm ra hình. Nếu hình và danh
so sánh giống nhau thì trên dưới hòa điệu. Mọi người trong xã hội đều nhất nhất
phải làm tròn bổn phận, chức vụ của mình, không có ai dám làm trái hay làm quá
danh phận đã định. Để chọn đúng người trao đúng việc thì vua phải biết dùng
"Thuật". "Bề tôi tỏ lời muốn làm việc gì thì vua theo lời mà trao việc, cứ theo
việc mà trách công. Công xứng việc, việc xứng lời thì thưởng. Công không xứng
việc thì phạt. Ngoài các nội dung "Pháp", "Thế", "Thuật" đã nêu ở trên, tư tưởng
Pháp gia còn hết sức coi trọng việc xây dựng quân đội hùng mạnh đủ sức đè bẹp và
thôn tính các nước khác. Pháp gia cũng rất chú tr
ọng phát triển nông nghiệp, tích
trữ lương thực và của cải làm cho đời sống của xã hội no đủ.
2. Đề cập đến tố chất của nhà cầm quyền
Hai trường phái Nho gia và Pháp gia đều đề cập đến tố chất nhà cầm quyền như đã
nói ở trên. Tuy nhiên, quan niệm về tố chất nhà cầm quyền của hai trường phái hoàn
toàn khác nhau.
Khổng tử đưa ra các yếu tố của nhà c
ầm quyền như sau:
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page20

1/ Đưa ra chủ trương chính danh- phải có tư cách ông vua thì mới đáng gọi là vua-
viết sách Xuân Thu để "chính danh tự, định danh phận, ngu bao biếm".
2/ Bảo vua phải vậy mới gọi là cha mẹ dân được (dân chi sở hiếu, hiếu chi, dân chi

sở ố, ố chi, thử chi vị dân chi phụ mẫu- Đại học), và kẻ cai trị dân mà dùng chính hà
khắc thì còn gớm hơn cọp (Lễ Kí).
Hàn Phi Tử cho rằng muốn nắm vững được quyến thế
thì vua phải đích thân và một
mình giữ quyền thưởng phạt mà Hàn Phi gọi là "nhị bính" (hai quyền của vua), tuyệt
nhiên không được san sẻ quyền đó cho một người nào, nếu không thì sẽ bị bề tôi chế
ngự liền
Hàn Phi cũng nhiều lần nhắc vua phải chí công vô tư, phải bỏ tư lợi tà tâm mà theo
phép công thì nước mới thịnh được. Thiên Hữu độ ông viết:
"Không nước nào luôn luôn mạnh, không nước nào luôn luôn yếu. Người thi hành
pháp luật (tức vua) mà cương cường thì nước mạnh, người thi hành pháp luật mà
nhu nhược thì nước yếu ( ). Cho nên ở vào thời này, nhà cầm quyền nào biết bỏ tư
lợi tà tâm mà theo phép công thì dân sẽ yên, nước trị: biết bỏ hành động riêng tư mà
làm theo phép công thì binh sẽ mạnh, mà địch sẽ yếu".
3. Tư tưởng biện chứng
* Trường phái Pháp gia
1.Quan điểm : thời biến, pháp biến:Mọi chủ trương phải thích hợp v
ới thời, khi tình
hình thay đổi phải thay đổi cho phù hợp.Không nên bắt chước người xưa mà phải
xuất phát từ thực tế trước mắt,Không dùng lời lẻ cổ nhân để biện hộ cho sự yếu kém
của mình.
Hàn Phi Tử viết: "Nếu có người ở đời Hạ dạy dân kết cành làm ổ hoặc dùng cái
"toại" để lấy lửa, tất bị ông Côn, ông Vũ chê cười; có người ở đời Ân (Th
ương), Chu
khơi ngòi, tất bị ông Thang ông Võ chê cười. Hiện nay nếu có người lại ca tụng đạo
cái ông Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Võ tất bị các ông thánh đời nay chê cười. Vậy
thì thánh nhân không nhất định phải theo cổ, giữ cựu lệ mà phải xét việc đương thời
rồi tùy nghi tìm biện pháp".Thiên Bát thuyết, ông cũng bảo : "Sống ở thời nhiều việc
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa


Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page21

- tức thời ông - mà dùng những khí cụ của thời ít việc, không phải là cách xử sự của
người có trí. Giữa thời tranh đấu gay gắt mà theo lối vái nhường, không phải là phép
trị nước của thánh nhân"."Người không biết cách trị nước tất bảo: "Không biến cổ,
không đổi tập tục". Thánh nhân không nhất định phải biến đổi hay không biến đổi,
miễn việc trị nước được thích nghi mà thôi"
2.Điều hành xã hộ
i phải chú ý đến “Số”-nay được hiểu là quy luật.Làm cho xã hội
phát triển theo đúng hướng của nó
Trường phái pháp gia cho rằng điều hành đất nước xã hội phải chú ý đến số, thực
hiện đúng các quy luật, làm đúng các phép tắc đã đề ra. Hàn Phi Tử cho rằng bản
tính con người mang tính ác “ nhân chi sơ tính bổn ác” nên cần có pháp luật để uốn
nắn xã hội phát triển theo đúng hướng của nó. Ngay cả vua cũng cầ
n phải làm đúng
theo quy luật. Trong Thiên Hữu Độ ông viết: "Không nước nào luôn luôn mạnh,
không nước nào luôn luôn yếu. Người thi hành pháp luật (tức vua) mà cương cường
thì nước mạnh, người thi hành pháp luật mà nhu nhược thì nước yếu ( ). Cho nên ở
vào thời này, nhà cầm quyền nào biết bỏ tư lợi tà tâm mà theo phép công thì dân sẽ
yên, nước trị: biết bỏ hành động riêng tư mà làm theo phép công thì binh sẽ mạnh,
mà địch sẽ yếu".
Trong khi đó, Nho giáo lại không đề cập đến quy luật của xã hội. Tuy nhiên, Khổng
Tử cũng đã có đề cập đến một xã hội lý tưởng của ông :Xã hội đó là xã hội phong
kiến, theo điển chế của Chu rất có trật tự, tôn ti, từ thiên tử tới các chư hầu lớn nhỏ,
quí tộc, bình dân, ai có phận nấy, có quyền lợi và nhiệm vụ sống hòa hảo với nhau,
giúp đỡ lẫn nhau, giữ chữ tín với nhau, không xâm phạ
m nhau, ai cũng phải tu thân
nhất là hạng vua chúa vì ngoài bổn phận dưỡng dân – lo cho dân đủ ăn, đủ mặc, lão
giả an chi, thiếu giả hoài chi – còn có bổn phận giáo dân nữa bằng cách làm gương
cho họ, và bằng lễ, nhạc, văn, đức; bất đắc dĩ mới dùng hình pháp. Xã hội đó lấy gia

đình làm cơ sở, trọng hiếu đễ, yêu trẻ, kính già
4. Về giáo dục
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page22

Khổng tử đưa ra thuyết nhân + lễ + nghĩa + chính danh để giáo dục con người trong
xã hội và từ đó đưa con người đến cái chân thiện mỹ phát triển đất nước hùng mạnh
có tôn ti trật tự.
Trong khi đó, trường phái pháp gia mà đại biểu là Hàn Phi Tử lại cho con người là
mang tính ác, cần phải sử dụng hình luật để trị, không thể sử dụng tính tự giác trong
con người được. Như vậy, xã hội mới mong phát triể
n. Tư tưởng này được Tần
Thủy Hoàng quán triệt xây dựng một đế chế nhà Tần vững mạnh dựa trên hình pháp.
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page23


CHƯƠNG III: NHẬN XÉT
Nho gia và pháp gia có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài hằng mấy nghìn
năm và phát triển vừa bề sâu, vừa bề rộng. Bề rộng là từ một vùng ra cả Trung
Quốc, quê hương của nó, rồi ảnh hưởng đến Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản. Bề
sâu là các giai đoạn lịch sử của nó, giai đoạn sau thường phong phú hơn giai đoạn
trước hoặc vì phải thích nghi với
điều kiện xã hội mới, hoặc vì phải đấu tranh và làm
giàu với các luồng tư tưởng tín ngưỡng khác sinh ra từ nội địa hoặc nhập vào từ
nước ngoài.
Nho gia đề cao về đạo đức con người, thực hiện đức trị là chính, giáo dục con người
trở thành người quân tử. Tuy nhiên, nho gia lại có một số điểm chưa thể vượt qua

khuôn khổ thời đại bấy giờ : coi vua là thiên tử, quân x
ử thần tử, thần bất tử bất
trung hay việc đức hạnh của người phụ nữ, chồng chết phải thờ chồng và nuôi con,
không thể đi them bước nữa sẽ bị người đời dèm pha. Những tư tưởng ấy còn ảnh
hưởng đến lối sống một số tầng lớp người Việt chúng ta hiện nay.
Pháp gia đề cao về hình trị, về một xã hộ
i được xây dựng trên các phép nước. Đó là
một trong những nhân tố có thể làm cho một đất nước trở nên hùng mạnh.
SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page24


PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, so sánh các quan điểm, các tư tưởng của hai trường phái Nho gia
và Pháp Gia, chúng ta đều thấy rằng trong xã hội của chúng ta đều chịu ảnh hưởng ít
nhiều của hai trường phái này. Chúng ta cần nhận định rõ mặt tốt, mặt xấu để phát
triển và hoàn thiện chính bản thân con người chúng ta để hướng đến cái chân, thiện,
mỹ. Vận dụng tư tưởng của Bác Hồ rằng chúng ta cần ph
ải kết hợp hài hòa giữa đức
trị và pháp trị trong xã hội ngày nay. Bác đã luôn chú trọng giáo dục đạo đức và
cũng không ngừng nâng cao vai trò sức mạnh của pháp luật.
Ngày nay, nền kinh tế thị trường dang đẩy mạnh sản xuất phát triển, mức sống của
dân ngày càng được nâng lên ; nhưng mặt trái của cơ chế thị trường đang tạo ra
những xu hướng ích kỷ, chăm lo lợi ích cá nhân, hiện tượng suy thoái v
ề đạo đức.
Vì vậy, qua nghiên cứu các tư tưởng Nho gia và Pháp gia và tình hình thực tế của
đất nước ta trong những năm gần đây càng chứng minh tư tưởng Hồ Chí Minh về sự
kết hợp thống nhất biện chứng giữa pháp trị và đức trị vẫn đang tiếp tục soi sáng
chúng ta trên con đường xây dựng một nhà nước pháp quyền do dân và vì dân.


SVTH:Nguyễn Lê Minh Hải GVHD: TS.Bùi Văn Mưa

Sosánhsự tương đồng giữa Nho Gia và Pháp Gia Page25


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐1
PHẦN 2: NỘI DUNG ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT NHO GIA VÀ PHÁP GIA 2
I. KHÁI QUÁT NHO NHA 2
1. Lịch sử hình thành và đặc điểm 2
2. Các quan điểm của Nho gia 4
II. KHÁI QUÁT PHÁP GIA 6
1. Lịch sử hình thành và đặc điểm 6
2.Các quan điểm của Pháp gia: 7
Chương II: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ
PHÁP GIA 10
I. SỰ TƯƠNG ĐỒNG 10
II. SỰ KHÁC BIỆT 14
CHƯƠNG III: NHẬN XÉT 23
PHẦN III: KẾT LUẬN
‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐ 24

×