Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - HUẾ
KHOA SINH HỌC
T
T
R
R
Ạ
Ạ
M
M
N
N
G
G
H
H
I
I
Ê
Ê
N
N
C
C
Ứ
Ứ
U
U
Q
Q
U
U
Ả
Ả
N
N
L
L
Ý
Ý
T
T
À
À
I
I
N
N
G
G
U
U
Y
Y
Ê
Ê
N
N
V
V
À
À
M
M
Ô
Ô
I
I
T
T
R
R
Ư
Ư
Ờ
Ờ
N
N
G
G
Đ
Đ
Ầ
Ầ
M
M
P
P
H
H
Á
Á
(
(
S
S
L
L
A
A
R
R
M
M
E
E
S
S
)
)
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA
BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ
VI TẢO, TẢO ĐỘC HẠI VỚI CÁC YẾU TỐ
MÔI TRƯỜNG Ở ĐẦM LĂNG CÔ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Thuộc đề tài KC 09-19:
“Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi
trồng thủy sản tập trung ven biển, đề xuất một số giải pháp
phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra”
Thực hiện: TÔN THẤT PHÁP
LƯƠNG QUANG ĐỐC
NGUYỄN HẢI PHONG
VÕ VĂN DŨNG
TRƯƠNG THỊ HIẾU THẢO
PHAN THỊ THÚY HẰNG
6132-5
02/10/2006
HUẾ, 2006
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 2
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 1
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
2.1. Đối tượng nghiên cứu 2
2.2. Thời gian nghiên cứu 2
2.3. Địa điểm nghiên cứu 2
2.4. Phương pháp nghiên cứu 3
2.4. 1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa 3
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 4
2.4.2.1. Phân tích định tính 4
2.4.2.2. Phân tích định lượng 4
2.4.3. Phân tích các mối quan hệ và xử lý số liệu 4
III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 5
3.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình 5
3.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn 5
3.2.1. Khí hậu 5
3.2.2. Thủy văn 5
3.3. Kinh tế - Xã hội 5
3.3.1. Dân số 5
3.3.2. Nghề nghiệp và đời sống kinh tế 6
3.4. Đặc điểm môi trường nước đầm Lăng Cô qua 12 đợt khảo sát 6
IV. KẾT QUẢ 7
4.1. Sự phân bố của vi tảo và một số yếu tố môi trường 7
4.2. Mật độ vi tảo và các yếu tố môi trường 8
4.3. Mật độ vi tảo độc hại và các yếu tố môi trường 13
V. KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 3
I. MỞ ĐẦU
Thực vật phù du (Phytoplankton) là những loài tảo có kích thước hiển vi, sống
trôi nổi trong môi trường nước, có khả năng hấp thụ các muối dinh dưỡng vô cơ hoà tan
trong nước và tiến hành quang hợp để tạo ra các hợp chất hữu cơ. Vì thế chúng là khâu
đầu tiên trong chu trình vật chất của thuỷ vực. Thực vật phù du là nguồn thức ăn chủ yếu
của các loài ăn lọc, động vật phù du, cũng như một số các ấu trùng của tôm, cua, ghẹ vì
vậy mà chúng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái thuỷ sinh.
Bên cạnh những lợi ích mà tảo phù du đem lại, một số loài gây ra không ít các tác
hại cho ngành thuỷ sản và sức khoẻ cộng đồng. Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi,
một số loài tảo có khả năng phát triển mạnh gây nên hiện tượng nở hoa nước (water
bloom), sẽ làm giảm lượng oxy hoà tan, không những ảnh hưởng đến sự sống của các
loài trong thuỷ vực mà còn ảnh hưởng đến cảnh quan và du lịch. Hiện tượng nở hoa nước
thường xảy ra trên một diện tích lớn và đây cũng chính là lý do gây chết hàng loạt của
tôm, cá và nhiều động vật thuỷ sinh khác. Ngoài ra, một số loài tảo thuộc các chi như
Alexandrium, Prorocentrum, Dinophysis, Pseudonitzschia còn có khả năng sản sinh ra
các loại độc tố thuộc các nhóm như PSP, ASP, DSP , các loại độc tố này thường được
tích tụ trong các loại thuỷ hải sản đặc biệt là nhóm hai mảnh vỏ và thông qua đó có thể
gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người [19,21].
Trong vài năm trở lại đây, hải sản chiếm một vị trí quan trọng đứng vào hàng thứ
ba trong các mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam. Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 126 km với
khoảng 23.500 ha mặt nước đầm phá chứa đự
ng một tiềm năng lớn về khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản. Hiện nay các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đang diễn ra rất
mạnh, các đối tượng được nuôi trồng rộng rãi như tôm sú (Penaeus nomodon), cua
(Scylla cerrata) ở phá Tam Giang; sò huyết (Area granosa) ở đầm Lăng Cô, là những
loài có giá trị cao về kinh tế và dinh dưỡng, kéo theo đó là môi trường đầm phá đang biến
đổi theo chiều hướng xấu do ô nhiễm và khai thác quá mức [2,8]. Tuy nhiên vấn đề
nghiên cứu vi tảo nói chung và tảo độc hại nói riêng cùng với các yếu tố môi trường ở
đầm phá Thừa Thiên Huế cũng như đầm Lăng Cô chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Do đó, việc nghiên cứu về thành phần loài, sự phân bố, mật độ tảo phù du ở vùng
này và mối quan hệ với các yếu tố môi trường là vấn đề cần thiết và cấp bách
để kiểm
soát sự phát triển của vi tảo cũng như những ảnh hưởng có thể gây ra với môi trường đầm
phá.
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 4
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vi tảo, tảo độc hại và các yếu tố môi trường liên quan.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Năm 2004-2005, có 12 đợt thu mẫu.
Năm 2004: 7 đợt
- Đợt 1: (31/05)
- Đợt 2: (24/06)
- Đợt 3 (29/07)
- Đợt 4: (01/09)
- Đợt 5: (08/10)
- Đợt 6: (15/11)
- Đợt 7: (06/12)
Năm 2005: 5 đợt
- Đợt 8: (01/02)
- Đợt 9: (12/03)
- Đợt 10: (14/05)
- Đợt 11: (29/05)
- Đợt 12: (09/08)
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Tiến hành thu mẫu tại 5 trạm, được ký hiệu là HCL1, HCL2, HCL3, HCL4,
HCL5. Trong đó các trạm HCL1, HCL2, HCL3 và HCL5 ở trong đầm, còn HCL4 trong
ao nuôi tôm. (Bản đồ 2.1)
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 5
Bản đồ 2.1. Các trạm thu mẫu ở đầm Lăng Cô
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4. 1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Thu mẫu định tính bằng lưới vớt phytoplankton với mắt lưới có đường kính
20µm. Mẫu sau khi vớt được cố định bằng formol 4%.
Mẫu định lượng được thu bằng ống đong 1lít tại mỗi trạm, được cố định bằng
dung dịch lugol trung tính.
Đo các thông số môi trường pH, độ muối (SAL), oxy hoà tan (DO), độ đục, độ
dẫn điện (EC), chất rắn lơ lửng (SS) bằng máy kiểm tra chất lượng nước TOA - WQC-
22A.
Thu mẫu nước phân tích các thông số Amoni, Nitrat, Nitrit, Photphat, Silicat
bằng dụng cụ lấy mẫu ngang Wildco, nước được thu ở 2 tầng nước 50m và 100m rồi trộn
lại. Mẫu nước được gửi đi phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Hóa trường Đại học Khoa
h
ọc Huế.
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 6
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
2.4.2.1. Phân tích định tính
Tách mẫu cần phân tích bằng pipet Pasteur. Dùng kim múi mác để phá vỡ tế bào,
sau đó nhuộm bằng lugol hay calco - flo và quan sát, chụp ảnh bằng kính hiển vi huỳnh
quang.
Sử dụng phương pháp so sánh hình thái và phương pháp công thức tấm vỏ của
Kofoid (1909) cho nhóm tảo Giáp.
Các tài liệu chính được dùng để định loại: Lebour M. V. (1925), Abé T. H.
(1927,1936,1981), Hendey N.I. (1964),
Shirota A. (1966), Desikachary T.V. (1988),
Trương Ngọc An (1993), Balech (1989,1995), Fukuyo (1990), Taylor (1995), Steidinger
& Tangen (1997), Carmelo R. Tomas (1997) [1, 9, 10, 11, 14, 15, 16, 17, 18, 23, 25, 26,
29, 31].
2.4.2.2. Phân tích định lượng:
Mẫu được lắng và cô đặc sau 24h. Dùng buồng đếm Sedgewick-Raffer có thể tích
1ml để đếm số lượng tế bào tảo ở độ phóng đại ×200 lần của kính hiển vi đảo ngược
Olympus CK40.
2.4.3. Phân tích các mối quan hệ và xử lý số liệu
- Xử lý số liệu bằng phần mềm MS Excel 2003
- Tính hệ số tương quan (r) giữa mật độ tảo và các yế
u tố môi trường độ muối,
nhiệt độ, pH, oxy hoà tan, nitrat, photphat, silicat bằng công thức [20].
r =
(
)
(
)
()
{}
()
{}
∑∑∑∑
∑
∑
∑
−××−×
×−×
2
2
2
2
iiii
i
i
yi
yynxxn
yxyxn
Trong đó: n = số mẫu; x = mật độ tảo; y = một trong các thông số môi trường trầm
tích trên với các mức độ tương quan được xác lập như sau:
0.0 ≤ r < 0,2 : Rất yếu hoặc không có sự tương quan
0,2 ≤ r < 0,4 : Có sự tương quan yếu
0,4 ≤ r < 0,7 : Có sự tương quan ở mức trung bình
0,7 ≤ r < 0,9 : Có sự tương quan chặt chẽ
0,9 ≤ r < 1,0 : Có sự tương quan rất chặt chẽ
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 7
III. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
3.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
Đầm Lăng Cô (còn gọi là đầm An Cư hay đầm Lập An) có diện tích khoảng
1500ha, với tọa độ địa lý 16
0
12,5'-16
0
15' vĩ Bắc, 108
0
2'-108
0
5' kinh Đông, cách thành
phố Huế 70km về phía Nam và biệt lập với các đầm phá khác trong hệ đầm phá Thừa
Thiên Huế [3].
Đầm có dạng như một túi nước lớn ăn sâu vào đất liền, kéo dài từ chân đèo Phú
Gia ở phía Bắc đến chân đèo Hải Vân ở phía Nam và thông với biển qua cửa Lăng Cô.
Phía Đông của đầm có quần cư dân sinh sống và phía Tây của đầm là dãy núi Bạch Mã,
Hải Vân với quần cư dân sinh sống ít hơn gồm Hói Mít, Hói Dừa[3].
Địa hình và đất đai dọc theo bờ đầm có cấu trúc khác biệt, phía đông chủ yếu là
cát và cát bồi phù sa của biển với các bãi lầy do suối đổ xuống đầm đưa ra biển. Phía Tây
là các núi đá với các thảm thực vật, ngoài ra còn có các bãi phù sa hẹp.
Độ sâu trung bình của đầm là 1,5 - 2m, có chất nền đáy chủ yếu là bùn hạt mịn,
một vài nơi có dạng cát bùn. Độ sâu của lạch cửa có thể đến 3,5 - 4m [7].
3.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn
3.2.1. Khí hậu
Đầm Lăng Cô là một vùng kín gió (do có 3 mặt giáp núi), có khí hậu nhiệt đới gió
mùa và là nơi có khí hậu ôn hòa nhất khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế. Vào mùa mưa (tháng
10 đến tháng 2 năm sau) tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và đầm Lăng Cô nói riêng chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh và ẩm ướt. Vào mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 8),
dưới tác động của gió Tây Nam khí hậu trở nên khô và nóng. Ngoài ra, với đặc điểm nằm
sát biển, nên đầm thường xuyên chịu tác động của gió Đông Nam với tốc độ gió trung
bình là 30m/s. Khí hậu chia thành 2 mùa mưa, nắng khá rõ rệt.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24
0
C. Mùa nắng có nhiệt độ trung bình là 30
0
C
và mùa mưa nhiệt độ trung bình là 20
0
C, có khi xuống đến 10
0
C.
Độ ẩm trung bình hàng năm 83%, thấp nhất là 32%.
Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và đầm Lăng Cô nói riêng thường
xuyên chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của bão. Hàng năm thường có 2-5 cơn bão
(rơi vào các tháng 8, 9, 10), sức gió có khi lên đến 130km/h [3].
3.2.2. Thủy văn
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2900 đến 3500mm, mùa khô trung bình 48-
50mm/tháng. Với địa hình khá đặc biệt của đầm là 3 mặt giáp núi, nên vùng hứng của
đầm Lăng Cô rất lớn. Vào mùa mưa, nước từ trên núi và các con sông ngắn, dố
c đổ vào
đầm. Tuy nhiên, do đầm thông với biển qua cửa Lăng Cô nên mức lũ lụt ở đây không lớn,
trung bình hàng năm mực nước đầm chỉ dâng lên 1m rồi hạ xuống nhanh [3].
3.3. Kinh tế - Xã hội
3.3.1. Dân số
Thị trấn Lăng Cô (xã Lộc Hải) bao gồm 9 đơn vị dân cư (9 thôn): Lộc An, Loan
Lý, An Cư Tân, Đông Dương, An Cư Đông 1, An Cư Đông 2, Hói Mít, Hói Dừa và Hải
Vân. Toàn xã có 1945 hộ với 11.500 dân (kể cả cán b
ộ, công nhân làm việc trên địa bàn
xã). Trong đó, đông nhất là hai thôn An Cư Đông 1 và An Cư Đông 2 có hơn 6.200 dân
chiếm 54% [3].
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 8
3.3.2. Nghề nghiệp và đời sống kinh tế
Cư dân xã Lộc Hải sống chủ yếu bằng nghề cá, hàng năm lượng thủy hải sản khai
thác được khoảng 250-300 tấn bao gồm: cá, tôm, ghẹ, sò v.v Trong đó, khai thác trong
đầm Lăng Cô khoảng 60-100 tấn/năm. Theo lãnh đạo xã cho biết, thường xuyên có
khoảng 200-250 lao động làm việc ngày đêm trên đầm. Phương tiện đánh bắt chủ yếu là
các loại lưới, rớ và đáy [3].
Ngoài ra, có nhiều cư dân khác sử dụng nghề phụ là sản xuất nông nghiệp, khai
thác gỗ rừng để buôn bán và làm nghề mộc, khai thác vỏ hàu trong đầm để làm vôi, nuôi
sò huyết, kinh doanh buôn bán, chăn nuôi gia súc và gia cầm.
3.4. Đặc điểm môi trường nước đầm Lăng Cô qua 12 đợt khảo sát
Biểu đồ 3.1. Một số yếu tố môi trường nước đầm Lăng Cô qua 12 đợt khảo sát
Độ muối dao động từ 22-32%o, cao vào mùa khô (trung bình 30,46%o) và thấp
vào mùa mưa (trung bình 27,23%o).
Nhiệt độ dao động trong khoảng 22-34
0
C, cao ở các đợt thu mẫu vào mùa khô,
cao nhất vào đợt 2 (24/06/2004), và thấp ở các đợt thu mẫu vào mùa mưa, thấp nhất vào
đợt 7 (06/12/2004).
pH biến động mạnh vào mùa khô từ 7,3 - 8,16, tương đối ổn định vào mùa mưa
7,8 - 8,18.
Các thông số môi trường khác như Nitrat, Photphat hay oxy hoà tan không có sự
biến động lớn.
0
5
10
15
20
25
30
35
§ 1§ 2§ 3§ 4§ 5§ 6§ 7§ 8§ 9§ 10§ 11§ 12
§é mÆn -nhiÖt ®é -pH-oxy hoµ tan
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
nitrat-photphat-silicat
®é mÆn (%o) NhiÖt ®é (0C) pH
Oxy ho
à
tan(mg/l) Nitrat(mg/l) Photphat(mg/l)
Silicat(mg/l)
Đ
ợt
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 9
IV. KẾT QUẢ
4.1. Sự phân bố của vi tảo và một số yếu tố môi trường
Qua nghiên cứu cho thấy, thành phần loài vi tảo chủ yếu được quyết định bởi tảo
Giáp và tảo Silic, đặc biệt là nhóm Protoperidinium spp. (25 loài và dưới loài), Ceratium
spp. (14 loài và dưới loài), Chaetoceros spp. (22 loài và dưới loài), và Rhizosolenia spp.
(14 loài và dưới loài).
18.5
28.4
28.9
29.3
29.8
27.7
30.1
29.9
29.2
30.2
7.9
7.95 7.96
8.5
8.0
6.095
6.17
6.18
7.96
6.69
27.9
50.3
14.6
28.9
32.6
0
10
20
30
40
50
60
HCL1 HCL2 HCL3 HCL4 HCL5
§é mÆn TB (%o) NhiÖt ®é TB (®é C) pH TB
Oxy hoµ tan TB Sè loµi TB (loµi)
Biểu đồ 4.1. Mối tương quan giữa thành phần loài vi tảo và một số yếu tố môi trường
Số loài vi tảo cao trong khoảng pH = 7,9 - 8,0 tại các điểm HCL1, HCL2, HCL3,
HCL5, và rất thấp khi pH >8,0 tại điểm HCL4. Thành phần vi tảo tăng cao tương đương
với hàm lượng oxy hoà tan trong nước thấp (6,09 - 6,69mg/l), và thấp tương đương với
hàm lượng oxy hoà tan cao (7,96mg/l). Nhiệt độ nước trung bình tại các điểm khảo sát
không có sự biến độ
ng lớn từ 27,7 - 30,2
0
C, thành phần loài cao nhất ở nhiệt thấp nhất là
27,7
0
C với 50,3 loài và thấp hơn khi nhiệt độ tăng cao. Độ muối trung bình tại các trạm
khảo sát trong đầm (HCL1, HCL2, HCL3, HCL5) ít dao động, 28,4 - 29%o, riêng khu vực
ao nuôi tôm HCL4 có độ muối thấp hơn hẳn, 18,5%
o. Tương ứng với nền độ muối đó,
thành phần loài vi tảo tại các điểm trong đầm tương đối cao, trung bình 27,9 - 50,3 loài,
thành phần loài trong ao nuôi tôm rất thấp, trung bình chỉ có 14,6 loài.(Biểu đồ 4.1)
Như vậy, thành phần loài vi tảo cao khi pH trung bình 7,9 - 8,0, độ muối trung
bình 28,4 - 29%o, và hàm lượng oxy hoà tan trung bình trong nước từ 6,09 - 6,69mg/l,
thành phần loài vi tảo thấp khi pH >8,0, độ muối thấp 18,5%
o, và hàm lượng oxy hoà tan
cao 7,96mg/l.
Mặt khác, thành phần loài vi tảo cũng thể hiện mối quan hệ với hàm lượng nitrat
(N-NO
3
-
), photphat (P-PO
4
3-
), silicat (SiO
3
2-
) trong nước. Số loài hiện diện cao nhất ở cửa
đầm HCL5 có hàm lượng N-NO
3
-
, P-PO
4
3-
, SiO
3
2-
thấp (0,089mg/l, 0,013mg/l, 0,73mg/l),
số loài hiện diện trung bình ở các điểm HCL1, HCL2, HCL3 có hàm lượng N-NO
3
-
, P-
PO
4
3-
, SiO
3
2-
trung bình, và số loài thấp nhất tại ao nuôi tôm HCL4 nơi có hàm lượng N-
NO
3
-
, P-PO
4
3-
, SiO
3
2
cao (0,17mg/l, 0,02mg/l, 1,10mg/l). (Biểu đồ 4.2)
Tr
ạm
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 10
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
HCL1 HCL2 HCL3 HCL4 HCL5
0
10
20
30
40
50
60
HL Nitrat tb (mg/l)
HL Photphat tb
(mg/l)
Sè loµi TB
HL Silicat tb (mg/l)
Biểu đồ 4.2. Mối tương quan giữa thành phần loài vi tảo và một số yếu tố dinh dưỡng
Xét mối tương quan giữa các yếu tố môi trường với thành phần loài trung bình ở
các trạm khảo sát, nhận thấy số loài hiện diện có sự tương quan rất chặt chẽ với nhiệt độ
(r = -0,91), chặt chẽ với hàm lượng nitrat (r = -0,87), silicat (r = -0,84), độ muối (r =
0,75) có nghĩa số loài tăng khi nhiệt độ, hàm lượng nitrat, silicat giảm, độ muối tăng và
ngược lại. Sự tương quan giữa số loài với pH (r = -0,6), hàm lượng photphat (r = -0,59),
và oxy hoà tan (r = -0,46) chỉ ở mức trung bình.
4.2. Mật độ vi tảo và các yếu tố môi trường
Mối tương quan giữa mật độ vi tảo trung bình với các yếu tố môi trường như độ
muối, nhiệt độ, pH, oxy hoà tan, nitrat, photphat và silicat tại các trạm khảo sát ở đầm
Lăng Cô thể hiện ở 3 mức độ:
- Tương quan rất chặt chẽ giữa: độ muối - mật độ (r = -0,99), pH - mật độ (r =
0,97), oxy hoà tan - mật độ (r = 0,94), photphat - mật độ (r = 0,97)
- Tương quan chặt chẽ giữa: nitrat - mật độ (r = 0,87).
- Tương quan ở mức trung bình giữa: nhiệt độ - mật độ (r = 0,44), silicat - mật
độ(r = 0,43).
Như vậy, mật độ vi tảo trung bình tại 5 trạm khảo sát ở đầm Lăng Cô có sự tương
quan rất chặt chẽ
với độ muối, pH, oxy hoà tan, photphat và tương quan chặt chẽ với
nitrat, mật độ tăng khi pH, oxy hoà tan, hàm lượng photphat, nitrat tăng và độ muối giảm
và ngược lại.
Tr
ạm
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 11
1613250
2424093
6956143.439
0
1000000
2000000
3000000
4000000
5000000
6000000
7000000
8000000
§ 1§ 2§ 3§ 4§ 5§ 6§ 7§ 8§ 9§ 10§ 11§ 12
mËt ®é (tb/l)
HCL1 HCL2 HCL3
HCL4
HCL5 TB
Biểu đồ 4.3. Mật độ vi tảo ở đầm Lăng Cô trong các đợt khảo sát
Xét về thời gian, qua 12 đợt khảo sát cho thấy mật độ vi tảo ở đầm Lăng Cô
thường xuyên cao vào cả mùa mưa và mùa khô đạt trên 10
5
tb/l, đỉnh cao là vào đợt 9 đầu
mùa khô (12/03/2005) đạt 6.956.143,439tb/l do Heterocapsa sp. phát triển mạnh ở khu
vực ao nuôi HCL4 đạt 6.895.384,6tb/l, tuy nhiên mật độ vi tảo trung bình vào mùa mưa
ổn định hơn mùa khô, cao đều ở 3 đợt giữa mùa mưa, thấp hơn ở 2 đợt đầu và cuối mùa
mưa.
Mật độ vi tảo thường chênh lệch lớn giữa khu vực trong đầm và khu vực ao nuôi
tôm. Riêng vào đợt 7 (06/12/2004) mật độ vi tảo phát triển trên diện rộng tương đối đồng
đều, đạt 243.467 - 621.000 tb/l.
Đặc điểm môi trường giữa các khu vực trong đầm và khu vực ao nuôi tôm thường
có sự khác biệt lớn nên thành phần cũng như mật độ vi tảo giữa 2 vùng này có sự biến
động khác nhau.
*Khu vực trong đầm (HCL1, HCL2, HCL3, HCL5):
Mật độ vi tảo cao ở đợt 2 (24/6/2004), đợt 11(29/5/2005) giữa mùa khô, và đợt 6
(15/11/2004), đợt 7 (6/12/2004) giữa mùa mưa trên 100.000tb/l, phát triển cao nhất trên
diện rộng ở đợt 7 vào mùa mưa với 353.127tb/l trên nền độ muối 27,4%o, nhiệt độ
22,55
0
C, pH 8,055, oxy hoà tan 6,8mg/l, hàm lượng nitrat 0,1675mg/l, photphat
0,01mg/l, silicat 1,145mg/l.
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 12
0
5
10
15
20
25
30
35
§ 1§ 2§ 3§ 4§ 5§ 6§ 7§ 8§ 9§ 10§ 11§ 12
§é mÆn-NhiÖt ®é-pH-oxy hoµ tan
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
mËt ®é
§é mÆn TB (%o) NhiÖt ®é TB (®é C) pH tb
Oxy hoµ tan TB MËt ®é TB (tb/l)
Biểu đồ 4.4. Mật độ vi tảo và một số yếu tố môi trường tại các trạm trong đầm
Các đợt còn lại có mật độ dưới 100.000tb/l, thấp nhất vào đợt 10 (14/5/2005) đạt
12.515 tb/l trên nền độ muối đạt cao nhất 32%o, nhiệt độ 30,35
0
C, pH 7,8, oxy hoà tan
6,46mg/l, hàm lượng các muối dinh dưỡng 0,17 mg/l nitrat, 0,01 mg/l photphat, 1,18mg/l
silicat. (Biểu đồ 4.4, 4.5)
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
1.8
§ 1§ 2§ 3§ 4§ 5§ 6§ 7§ 8§ 9§ 10§ 11§ 12
Muèi dinh d−ìng
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
MËt ®é
Nitrat tb(mg/l) Photphat tb(mg/l)
Silicat tb(mg/l) MËt ®é TB (tb/l)
Biểu đồ 4.5. Mật độ vi tảo và các muối dinh dưỡng trong đầm
Xét mối tương quan giữa mật độ vi tảo trung bình tại 4 trạm khảo sát trong đầm
với các yếu tố môi trường:
-Với độ muối: có sự tương quan ở mức độ trung bình ở vào mùa khô (r = -0,56)
và hầu như không có sự tương quan vào mùa mưa (r = 0,043).
-Với nhiệt độ: có sự tương quan ở mức độ trung bình vào mùa mưa (r = -0,67), và
tương quan rất yếu vào mùa khô (r = 0,17).
-Với pH và oxy hoà tan : có sự tương quan yếu ở cả vào mùa mưa và mùa khô.
-Với nitrat: có sự tương quan yếu vào mùa khô (r = 0,28) và tương quan ở mức
trung bình vào mùa mưa (r = 0,66).
Đ
ợt
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 13
-Với photphat: hầu như không có sự tương quan ở cả 2 mùa.
-Với silicat: có sự tương quan ở mức độ trung bình vào mùa khô (r = 0,49) và yếu
vào mùa mưa.
Như vậy giữa mật độ tảo và các yếu tố môi trường ở các trạm trong đầm không
thể hiện mối tương quan chặt chẽ, mối tương quan chỉ ở mức độ trung bình giữa mật độ
tảo với độ muối, silicat vào mùa khô và với nhiệt độ, nitrat vào mùa mưa, có nghĩa mật
độ tảo có tăng vào mùa khô khi độ muối giảm, hàm lượng silicat tăng, mật độ tảo có tăng
vào mùa mưa khi nhiệt độ giảm và nitrat tăng. Ngoài ra không sự tương quan đáng kể nào
giữa mật độ vi tảo trong đầm với các yếu tố môi trường khác. Có thể nói các yếu tố môi
trường đã kết hợp chi phối mật độ tảo tại khu vực trong đầm.
*Khu vực ao nuôi tôm:
Ở khu vực ao nuôi tôm mật độ vi tảo giữa các đợt khảo sát chênh lệch lớn, đạt
trên 1.500.000 tb/l trong đợt 5, 6 và 9, trong đó đỉnh cao vào đợt 9 đạt 6.956.134,44 tb/l
trên nền độ muối 21,5%o, nhiệt độ 30,5
0
C, pH 8,56, oxy hoà tan 7,1mg/l, và hàm lượng
các muối dinh dưỡng 0,25mg/l nitrat, 0,03mg/l photphat, 1,24mg/l silicat. Các đợt còn lại
có mật độ tảo thấp dưới 600.000tb/l, thấp nhất ở đợt 10 (10.125tb/l) trên nền độ muối
17,2%o, nhiệt độ 32
0
C, pH 8,3, oxy hoà tan 7,2mg/l, và hàm lượng các muối dinh dưỡng
0,18mg/l nitrat, 0,06mg/l photphat, 0,65mg/l silicat. (Biểu đồ 4.6, 4.7)
Biểu đồ 4.6. Mật độ vi tảo và các yếu tố môi trường tại HCL4
0
5
10
15
20
25
30
35
40
§ 1 § 2 § 3 § 4 § 5 § 6 § 7 § 8 § 9 § 10§ 11§ 12
§é mÆn-NhiÖt ®é-pH-Oxy hoµ tan
0
1000000
2000000
3000000
4000000
5000000
6000000
7000000
8000000
MËt ®é
§é mÆn (%o) NhiÖt ®é (®é C) pH
Oxy hoµ tan MËt ®é (tb/l)
Đ
ợt
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 14
Biểu đồ 4.7. Mật độ vi tảo và các muối dinh dưỡng ở HCL4
Biến động mật độ vi tảo qua các đợt khảo sát ở vùng trong đầm và ao nuôi tôm
khác nhau, trong đầm không có sự chênh lệch lớn trái với ở ao nuôi tôm sự chênh lệch rất
lớn, mật độ đỉnh cao trong đầm (rơi vào đợt 7) thấp hơn nhiều so với trong ao nuôi (rơi
vào đợt 9) nhưng mật độ thấp nhất lại cao hơn (cùng rơi vào đợt 10). Thành phần vi tảo
gây mật độ cao trong các đợt tại các trạm cũng khác nhau trên nền môi trường khác nhau,
vùng trong đầm thường do nhiều nhóm còn vùng ao nuôi tôm thường chỉ do một nhóm
phát triển mạnh (mật độ cao ở đợt 5 do Lyngbya sp., ở đợt 6 do Chaetoceros spp., ở đợt 9
do Heterocapsa sp.).
Mối tương quan giữa mật độ vi tảo và các yếu tố môi trường trong khu vực ao
nuôi tôm HCL4:
-Với độ muối: có sự tương quan rất yếu vào mùa khô và ở mức trung bình vào
mùa mưa (r= -0,41).
-Với nhiệt độ: có sự tương quan yếu vào cả mùa khô và mưa.
-Với pH: có sự tương quan chặt chẽ vào mùa mưa (r =0,76) và hầu như không có
sự tương quan vào mùa khô.
-Với oxy hoà tan: có sự tương quan yếu vào mùa khô và ở mức trung bình vào
mùa mưa (r =0,46).
-Với nitrat: có sự tương quan yếu vào mừa khô (r =0,2) và hầu như không tương
quan vào mùa mưa.
-Với photphat: có sự tương quan rất yếu và hầu như không ở cả 2 mùa.
-Với silicat: có sự tương quan rất yếu vào mùa khô và ở mức trung bình vào mùa
mưa (r = -0,405).
Ở khu vực ao nuôi chỉ thể hiện mối tương quan chặt chẽ giữa mật độ tảo với pH
(mật độ tảo tăng khi pH tăng), và ở mức trung bình với độ muối, silicat, oxy hoà tan vào
mùa mưa. Còn vào mùa khô hầu như các mối tương quan đều yếu hoặc hầu như không
có.
Như vậy, mật độ vi tảo ở ao nuôi vào mùa mưa tăng khi pH, hàm lượng oxy hoà
tan tăng trong khi độ muối và hàm lượng silicat giảm.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
§ 1§ 2§ 3§ 4§ 5§ 6§ 7§ 8§ 9§ 10§ 11§ 12
Muèi dinh d−ìng
0
1000000
2000000
3000000
4000000
5000000
6000000
7000000
8000000
MËt ®é
Nitrat(mg/l) Photphat(mg/l)
Silicat(mg/l) MËt ®é (tb/l)
Đ
ợt
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 15
4.3. Mật độ vi tảo độc hại và các yếu tố môi trường
Trong số 264 taxon bậc loài và dưới loài vi tảo đã xác định ở đầm Lăng Cô có 12
loài có khả năng tạo ra độc tố thuộc các nhóm ASP, DSP, PSP, CFP, AZP và chủ yếu tập
trung vào lớp Dinophyceae (10/12 loài), tiếp đến là lớp Bacillariophyceae (1/12 loài) và
cuối cùng là lớp Cyanophyceae (1/12 loài).
0
5
10
15
20
25
30
35
HCL1 HCL2 HCL3 HCL4 HCL5
ĐM-NĐ-pH-Oxy HT
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
Muèi dinh d−ìng
§é mÆn TB (%o) NhiÖt ®é TB pH
Oxy ho
à
tan Nitrat (mg/l) Photphat(mg/l)
Silicat)mg/l)
Biểu đồ 4.8. Một số yếu tố môi trường tại các trạm khảo sát
55147.85
4904.2
6807.3
5615.865
9357.54
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
HCL1 HCL2 HCL3 HCL4 HCL5
Nhóm Pseudo-nitzschia spp. Nhóm Alexandrium spp.
Nhóm Prorocentrum spp. Protoperidinium crassipes
Nhóm Dinophysis spp. Nhóm Anabaena spp.
TB các nhóm
Biểu đồ 4.9. Mật độ tảo độc hại tại các trạm khảo sát
Mật độ tảo độc hại tập trung cao nhất ở khu vực ao nuôi tôm HCL4 (9.357,54tb/l),
tương đối cao và đồng đều ở phía Bắc HCL1, phía Đông HCL2 và giữa đầm HCL3
Tr
ạm
T
r
ạm
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 16
(1.244 - 1.632 tb/l) và thấp nhất ở cửa đầm HCL5 (49,9tb/l). Mật độ vi tảo độc hại tại các
trạm khảo sát cao khi hàm lượng nitrat >0,1 (mg/l), hàm lượng silicat >0,9 (mg/l) (tại
HCL1, HCL2, HCL3, HCL4) và ngược lại có mật độ thấp khi hàm lượng nitrat < 0,1
(mg/l), silicat < 0,9 (mg/l) (tại HCL5). Mật độ tảo độc cao nhất tại HCL4 do nhóm
Prorocentrum spp. quyết định trên nền nhiệt độ thấp nhất 18,5%o, pH 8,5, oxy hoà tan
7,97mg/l, nitrat 0,17mg/l, photphat 0,027mg/l cao nhất và nhiệt độ 30
0
C, silicat 1,1mg/l.
Tại các trạm HCL1, HCL2, HCL3 có độ muối xấp xỉ 29%o, nhiệt độ 29 - 30
0
C,
7,9 < pH < 8; 6,1< oxy hoà tan(mg/l) <6,2; 0,1< nitrat (mg/l) <0,14; photphat xấp xỉ
0,01mg/l; 0,96 <slicat(mg/l) < 1,17 thì nhóm Pseudonitzschia spp. chiếm ưu thế về mật
độ. (Biểu đồ 4.8, 4.9)
Như vậy mật độ tảo độc hại ở đầm Lăng Cô chủ yếu do 2 nhóm Prorocentrum
spp. và Pseudonitzschia spp. quyết định, do đó xét sự tương quan giữa 2 nhóm này với
các yếu tố môi trường có thể đại diện cho các nhóm tảo độc.
-Nhóm Prorocentrum spp.:
+Có sự tương quan rất chặt chẽ giữa mật độ Prorocentrum spp. với độ
muối (r = -0,99), pH (r= 0,98), oxy hoà tan (r=0,94) và photphat (r=0,98). Trong đó sự
tương quan với pH, oxy hoà tan và photphat là tương quan thuận, còn với độ muối là
tương quan nghịch.
+Có sự tương quan chặt chẽ giữa mật độ Prorocentrum spp. với nitrat
(r=0,87).
+Có sự tương quan ở mức trung bình với nhiệt độ (r=0,41) và silicat
(r=0,41).
Nhìn chung mật độ nhóm tảo độc Prorocentrum có mối tương quan chặt chẽ với 7
yếu tố môi trường được xét đến ở đây, trong đó thể hiện rõ nhất là mật độ tảo
Prorocentrum tăng khi độ muối giảm, pH, oxy hoà tan, photphat và nitrat tăng.
-Nhóm Pseudonitzschia spp.
+Có sự tương quan chặt chẽ giữa mật độ Pseudonitzschia spp. với hàm
lượng oxy hoà tan (r = -0,8) và photphat (r = -0,71).
+Có sự tương quan ở mức độ trung bình với độ muối (r = 0,54), pH (r = -
0,68).
+Tương quan yếu với nhiệt độ (r =0,34), silicat (r =0,34) và rất yếu với
nitrat (r = -0,16).
Mật độ nhóm tảo độc Pseudonitzschia có sự tương quan khá ch
ặt chẽ với hàm
lượng oxy hoà tan, photphat, pH và độ muối, mật độ tăng khi hàm lượng oxy hoà tan,
photphat, pH giảm và độ muối tăng. Các yếu tố môi trường khác ít có sự tương quan.
Sự tương quan giữa các yếu tố môi trường với mật độ nhóm tảo Pseudonitzschia ít
chặt chẽ hơn nhiều so với nhóm Prorocentrum, điều này cũng có thể giải thích cho sự gia
tăng vượt trội hơn hẳn của nhóm Procentrum so với nhóm Pseudonitzschia do chúng
được đáp ứng các điều kiện môi trường tốt hơn.
Mật độ tảo độc biến động mạnh vào mùa mưa từ 357,4 tb/l (đợt 4) - 170.114,9tb/l
(đợt 7) và ít biến động hơn vào mùa khô, đạt từ 228 tb/l (đợt 10) - 9.540 tb/l (đợt 1), cao
nhất vào giữa mùa mưa (đợt 7 - 06/12/2004) trên 10
5
tb/l. Tuy nhiên, mật độ vi tảo độc hại
ở các đợt khảo sát vào mùa khô và mùa mưa ít có sự tương quan với các yếu tố môi
trường được xét đến. Mối tương quan chặt chẽ chỉ thể hiện giữa mật độ tảo độc với nhiệt
độ (r = -0,73) và hàm lượng nitrat (r = 0,77) vào mùa mưa, mật độ tăng khi nhiệt độ giảm
và hàm lượng nitrat tăng.
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 17
V. KẾT LUẬN
1. Số loài hiện diện ở đầm Lăng Cô có sự tương quan ở mức rất chặt chẽ với nhiệt
độ (r = -0,91), ở mức chặt chẽ với hàm lượng nitrat (r = -0,87), silicat (r = -0,84) và độ
muối (r = 0,75) có nghĩa số loài tăng khi nhiệt độ, hàm lượng nitrat, silicat giảm, độ muối
tăng và ngược lại. Thành phần loài vi tảo cao ở HCL1, HCL2, HCL3 và cao nhất ở cửa
đầm HCL5 khi môi trường có pH 7,9 - 8,0, độ muối 28,4 - 29%o, nhiệt độ 27,7 -30,2
0
C
hàm lượng oxy hoà tan trong nước từ 6,09 - 6,69, và thấp ở HCL4 khi pH >8,0, độ muối
thấp 18,5%o, và có hàm lượng oxy hoà tan cao 7,96 mg/l.
2. Trong đầm, mật độ vi tảo cao ở đợt 2,11giữa mùa khô, và đợt 6, 7 giữa mùa
mưa đạt trên 100.000tb/l, phát triển cao nhất trên diện rộng ở đợt 7 với 353.127tb/l. Mật
độ tảo và các yếu tố môi trường ở các trạm trong đầm không có sự tương quan chặt chẽ.
3. Khu vực ao nuôi tôm, mật độ vi tảo giữa các đợt khảo sát chênh lệch lớn, đạt
trên 1.500.000tb/l trong đợt 5, 6 và 9, trong đó đỉnh cao vào đợt 9 đạt 6.956.134,44tb/l,
mật độ vi tảo vào mùa mưa tăng khi pH, hàm lượng oxy hoà tan tăng và độ muối, hàm
lượng silicat giảm do có sự tương quan khá chặt chẽ giữa mật độ tảo với pH, độ muối,
hàm lượng silicat, oxy hoà tan vào mùa mưa.
4. Mật độ tảo độc biến động mạnh vào mùa mưa và ít biến động hơn vào mùa
khô, mối tương quan với các yếu tố môi trường chỉ thể hiện ở mức chặt chẽ giữa mật độ
tảo độc với nhiệt độ (r = -0,73) và hàm lượng nitrat (r = 0,77) vào mùa mưa.
5. Mật độ nhóm tảo độc Prorocentrum có mối tương quan chặt chẽ với yếu tố môi
trường độ muối, nhiệt độ, pH, oxy hoà tan, hàm lượng nitrat, photphat và silicat, trong đó
thể hiện rõ nhất là mật độ tảo Prorocentrum tăng khi độ muối giảm, pH, oxy hoà tan,
photphat và nitrat tăng. Mật độ tảo Pseudonitzschia có sự tương quan tương đối chặt chẽ
với hàm lượng oxy hoà tan, photphat, pH và độ muối, mật độ tăng khi hàm lượng oxy
hoà tan, photphat, pH giảm và độ muối tăng, tuy nhiên sự tương quan này ít chặt chẽ hơn
nhiều so với nhóm Prorocentrum.
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Trương Ngọc An (1993), Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam, Nxb. Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Lương Hiền (1995), Tổng quan phát triển kinh tế thuỷ sản Thừa Thiên Huế
thời kỳ 1995-2010. Sở Thuỷ Sản, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Đại Học Khoa Học Huế, Sở Khoa Học Công Nghệ, Sở Thuỷ sản & Đại Học Lille 1
Ceremher (2003), Atlas des Lagunes de la Province de Thua Thien Hue - Hiểu biết
để phát triển bền vững.
4. Tôn Thất Pháp (1993), Nghiên cứu thực vật thủy sinh ở phá Tam Giang tỉnh Thừa
Thiên Huế, Luận án phó Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học - Hà Nội.
5. Tôn Thất Pháp, Võ Văn Dũng, Đường Văn Hiếu (2001), Nghiên cứu phân loại họ
Peridiniaceae ở phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa
học, số 8, Trường Đại học Khoa Học - Đại học Huế.
6. Tôn Thất Pháp, Đường Văn Hiếu, Lương Quang Đốc, (2000), "Phân loại chi
Alexandrium Halim ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Sinh Học. Tập
22-số 3b. Tr. 20-25.
7. Lê Xuân Tài (2002), Đặc điểm địa hoá trầm tích và môi trường nước của hệ đầm
phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án Tiến sĩ Địa chất. Hà Nội.
8. Trung tâm thông tin KHKT & KTTS- Bộ Thuỷ Sản (số 1, 2001), Thông tin thương
mại Thuỷ sản.
Tài liệu tiếng nước ngoài
9. Abé T. H. (1927), Notes on the Protozoan Fauna of Mutsu Bay: Peridiniales,
Science reports Tokyo Imperial University, Section A.
10. Abé T. H. (1936b), Notes on the Protozoan Fauna of Mutsu Bay, Genus
Peridinium: Subgenus Archaeperidinium, Science reports Tokyo Imperial
University, Section A.
11. Abé T. H. (1981), Studies on the family Peridinea an unfinished monograph of the
armoured Dinoflagellates, Publications of the Seto Marine Biological Laboratory;
Special publication series Volume VI.
12. Allen W. E. & E. E. Cupp, (1933), "Plankton Diatoms of the Java Sea", Ann. Jard.
Bot. Buitenz.
13. Anderson, (1996), Design and Implementation of some Harmful Algal Monitoring
Systems, IOC, UNESCO.
14. Balech E., (1989), "Redescription of Alexandrium minutum Halim (Dinophyceae)
type species of the genus Alexandrium", Phycologia, pp. 206-211.
15. Balech E., (1995), The genus Alexandrium Halim (Dinoflagellate), Sherkin Island
Marine Station, Sherkin Island, Co. Cork, Ireland, 149p.
16. Carmelo R. Tomas (1997), Identifying marine phytoplankton, Academic Press.
17. Desikachary T.V. (1988), Marine Diatoms of the Indian Ocean Region, Atlas of
Diatoms, Fascicle V. First edition, Madras Science Foundation, Madras, Plates
401-621.
Nghiên cứu mối liên quan giữa biến động thành phần loài và mật độ vi tảo, tảo độc hại với các
yếu tố môi trường ở đầm Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trạm Nghiên cứu Quản lý Tài nguyên và Môi trường Đầm phá (SLARMES) 19
18. Dodge J. D. (1982), Marine Dinoflagellates of the British Isles, London: Her
Majesty’s Stationery Office.
19. Fukuyo Y., (1990), Red tide Organisms in Japan- An Illustrated Taxonomic Guide,
Published by Uchida, Rokakuho, Co. Ltd. Tokyo. Japan. pp.
20. Jim F., Lou C. & P. Jarvis, (1998), Practical statistics for field biology, Wiley.
21. G.M. Hallegraeff, D.M. Anderson & A.D. Cembella (2003), Manual on Harmful
marine microalgae, UNESCO.
22. Hashimoto Y. (1979), Marine Toxins and Other Bioactive Marine Metabolites.
Japan Scientific Societies Press, Tokyo.
23. Hendey N.I. (1964), An Introductory Account of the smaller Algae of British
Coastal Waters, Fishery Investigation, Series IV, Part V: Bacillariaceae (Diatoms),
London, Her Majesty’s Stationery Office.
24. Lam Nguyen-Ngoc, (2002), Biology and Taxonomy of Dinoflagellates in
Vietnamese Coastal Waters, Ph. D thesis, Department of phycology, Botanical
Insitute University of Copenhagen.
25. Lebour M. V. (1925), The Dinoflagellates of Northern Sea, Marine Biologycal
Association of the United Kingdom.
26. Patrick R. & C. W. Reimer (1966), "The Diatoms of the United States, exclusive of
Alaska and Hawaii, Vol. 1, Fragilariaceae, Eunotiaceae, Achnanthaceae,
Naviculaceae", Monographic Series of Academy of Natural Sciences of
Philadelphia, No. 13, Produced by the Livingston Publishing Company.
27. Patrick R. & C. W. Reimer (1975), "The Diatoms of the United States, exclusive of
Alaska and Hawaii. Vol. 2. Part 1. Entomoneidaceae, Cymbellaceae,
Gomphonemaceae, Epithemiaceae", Monographic Series of Academy of Natural
Sciences of Philadelphia, No. 13, Produced by Sutter House Lititz, Pennsylvania.
28. Steidinger K.A. & Tangen K., (1997), "Dinoflagellates", Identifying Marine
Phytoplankton, Tomas C. R (ed). Academic Press, Harcourt Brace & Company.
29. Shirota A. (1966), The plankton of South Vietnam: Fresh water and Marine
Plankton, Overseas Technical Cooperation Agency, Japan.
30. Steidinger & Tangen (1997), Identifying Marine Phytoplankton, Printed in the
United States of America.
31. Taylor F. .J. R. (1925), The Biology of Dinoflagellates, Blackwell scientific
publications Oxford London Edinburgh.
ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA SINH HỌC
TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ
(SLARMES)
77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email:
BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ
Ký hiệu mẫu: HCL1 Ngày thu: 31 tháng 5 năm 2004 (Đợt 1)
STT Tên loài STT Tên loài
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Ngành Heterokontophyta
Lớp Baccilariophyceae
Chaetoceros affinis
Chaetoceros diversus
Chaetoceros sp.
Chaetoceros subtilis
Guinardia striata
Thalassionema nitzschioides
Thalassionems fraunenfeldii
Ngành Chromophyta
Lớp Dictyochaphyceae
Dictyocha fibula
Ngành Dinophyta
Goniodoma polyedricum
Gonyaulax scripsae
Gonyaulax spinifera
Gonyaulax verior
Lingulodinium polyedrum
Prorocentrum mexicnum
Prorocentrum micans
Protoperidinium crassipes
Protoperidinium divergens
Protoperidinium excentricum
Protoperidinium sp.
Protoperidinium spinulosum
Huế, ngày 10 tháng 6 năm 2004
Người thẩm định Người phân tích
PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng
ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA SINH HỌC
TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ
(SLARMES)
77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email:
BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ
Ký hiệu mẫu: HCL2 Ngày thu: 31 tháng 5 năm 2004 (Đợt 1)
STT Tên loài STT Tên loài
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Ngành Cyanophyta
Trichodesmium erythraenum
Ngành Heterokontophyta
Lớp Baccilariophyceae
Bacteriastrum sp.
Chaetoceros didymus var. protectus
Chaetoceros diversus
Chaetoceros lorenzianus
Climacodinium frauenfeldiceum
Coscinodiscus bipartitus
Guinardia flaccida
Guinardia striata
Rhizosolenia styliformis var. longispina
Thalassionema nitzschioides
Thalassionems fraunfeldii
Ngành Dinophyta
Ceratium furca
Ceratium fusus
Diplopsalis lenticula
Ensiculifera mexicana
Gonyaulax scipsae
Gonyaulax verior
Prorocentrum micans
Protoperidinium roseum
Scrippsiella trochoidea
Huế, ngày 10 tháng 6 năm 2004
Người thẩm định Người phân tích
PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo
ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA SINH HỌC
TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ
(SLARMES)
77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email:
BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ
Ký hiệu mẫu: HCL3 Ngày thu: 31 tháng 5 năm 2004 (Đợt 1)
STT Tên loài STT Tên loài
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Ngành Cyanophyta
Trichodesmium erythraenum
Ngành Heterokontophyta
Lớp Baccilariophycea
Bacteriastrum varians
Chaetoceros diversus
Climacodinium frauenfeldiceum
Guinardia striata
Odontella mobiliensis
Paralia sulcata
Pleurosigma affine
Pleurosigma sp.
Proboscia alata
Pseudosolenia calca-avis
Thalassionema frauenfeldii
Thalassionema nitzschioides
Thalassiosira sp.
Ngành Chromophyta
Lớp Dictyochaphyceae
Hemersimum adricatum
Ngành Dinophyta
Ceratium furca
Ceratrium strictum
Diplopelta asymmetrica
Diplopelta sp.
Diplopsalis lenticula
Gonyaulax spinifera
Lingulodinium polyedrum
Metadinophysis sinensis
Prorocentrum micans
25
26
27
28
29
Protoperidinium crassipes
Protoperidinium divergens
Protoperidinium ovum
Protoperidinium roseum
Protoperidinium sp.
Huế, ngày 12 tháng 6 năm 2004
Người thẩm định Người phân tích
PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng
ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA SINH HỌC
TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ
(SLARMES)
77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email:
BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ
Ký hiệu mẫu: HCL4 Ngày thu: 31 tháng 5 năm 2004 (Đợt 1)
STT Tên loài STT Tên loài
1
2
3
4
5
6
7
8
Ngành Cyanophyta
Oscillatoria sp.
Lynbya sp.
Ngành Heterokontophyta
Lớp Baccilariophyceae
Surirella robusta
Gyrosigma balticum
Ngành Dinophyta
Peridinium inconspicuum
Prorocentrum lima
Protoperidinium excentricum
Ngành Euglenophyta
Euglena sp.
Huế, ngày 12 tháng 6 năm 2004
Người thẩm định Người phân tích
PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo
ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA SINH HỌC
TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ
(SLARMES)
77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email:
BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ
Ký hiệu mẫu: HCL5 Ngày thu: 31 tháng 5 năm 2004 (Đợt 1)
STT Tên loài STT Tên loài
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
Ngành Cyanophyta
Trichodesmium erythraenum
Ngành Heterokontophyta
Lớp Baccilariophycea
Asteromphalus heptactis
Bacteriastrum furcatum
Bacteriastrum varians
Bateriastrum paxillifera
Chaetoceros didymus
Chaetoceros diversus
Chaetoceros laevis
Chaetoceros lorenzianus
Chaetoceros pseudocurvisetus
Chaetoceros robusta
Chaetoceros tortissimum
Claimacodinium biconcavum
Coscinodiscus bipartitus
Coscinodiscus bulliens
Dactysolenia flaccida
Dactysolenia phuketensis
Ditylum brightwellii
Eucampia cornuta
Eucampia zudiacus
Guinardia striata
Hemiaulus haukii
Hemiaulus sinensis
Hemiaulus sp.
Lauderia anulata
Leptocylindrus danicus
Odontella mobiliensis
Odontella sinensis
Pleurosigma affine
Proboscia alata
Pseudonitzschia pugens
Pseudosolenia calca-avis
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
Rhizosolenia bergonii
Rhizosolenis hyalina
Thalassionema frauenfeldii
Thalassionema nitzschioides
Ngành Chromophyta
Hemersimum adricatum
Ngành Dinophyta
Alexandrium sp.
Amphisolenia
bidentataBalechina coerulea
Blepharocysta okamurai
Brachydinium capitatum
Ceratium boechmii
Ceratium furca
Ceratium fusus
Ceratium horidum
Ceratium pentagonum
Dinophysis caudata
Dinophysis norvegica
Dinophysis rotundata
Diplopelta sp.
Diplopsalis lenticula
Diplopsalis orbicularis
Ensiculifera mexicana
Gonyaulax sp.
Gymnodinium sanguineum
Ornithocercus thumii
Podolampas palmipes
Protoperidinium crassipes
Protoperidinium globifera
Protoperidinium ovum
Protoperidinium quarnerense
Protoperidinium sp.
Protoperidinium thulensen
Protoperidinium yonadei
Protoperidnium divergens
Huế, ngày 14 tháng 6 năm 2004
Người thẩm định Người phân tích
PGS.TS. Tôn Thất Pháp Võ Văn Dũng
ĐẠI HỌC HUẾ- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA SINH HỌC
TRẠM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẦM PHÁ
(SLARMES)
77 Nguyễn Huệ - Huế - ĐT: 054.821710 - Email:
BẢNG PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VI TẢO Ở ĐẦM LĂNG CÔ
Ký hiệu mẫu: HCL1 Ngày thu: 24 tháng 6 năm 2004 (Đợt 2)
STT Tên loài STT Tên loài
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Ngành Heterokontophyta
Lớp Bacillariophyceae
Chaetoceros cf. paradoxa
Ngành Dinophyta
Alexandrium sp.
Ceratium fusus
Ceratium strictum
Fragilidium mexicanum
Gonyaulax spinifera
Lingulodinium polyedrum
Prorocentrum micans
Protoperidinium sp.
Huế, ngày 30 tháng 6 năm 2004
Người thẩm định Người phân tích
PGS.TS. Tôn Thất Pháp Trương Thị Hiếu Thảo