Đề án kinh tế chính trị
ĐỀ TÀI: VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Mục lục
Lời mở đầu 2
Bối cảnh và các khái niệm 3
1. Kinh tế nhà nước 3
2. Kinh tế tập thể 4
3. Kinh tế cá thể 4
4. Kinh tế tư bản tư nhân 4
5. Kinh tế tư bản nhà nước 5
6. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 5
Đánh giá vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế 7
Xu hướng và định hướng phát triển 14
Kết luận 16
Tài liệu tham khảo 17
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
1
Đề án kinh tế chính trị
Lời mở đầu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể cạnh tranh và đứng
vững trên thị trường, Việt Nam đã và đang phát huy sức mạnh tổng hợp của các
thành phần kinh tế, kết hợp nội lực với ngoại lực để phát triển nhanh hơn. Tuy
nhiên, trong giới nghiên cứu và lý luận hiện vẫn còn nhiều tranh luận xung
quanh vị trí, vai trò của từng thành phần trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Bài viết này nhằm mục đích góp thêm tiếng nói vào diễn đàn
tranh luận đó. Bài viết được trình bày theo 4 phần, trong đó: phần 1 điểm lại
những chủ trương chính sách về phát triển các thành phần kinh tế của Nhà nước
ta; phần 2 phân tích và đánh giá vị trí vai trò của từng thành phần kinh tế hiện
nay; phần 3 dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới và nêu lên một số
định hướng chính sách; và phần cuối là kết luận.
Để đánh giá vai trò của các thành phần kinh tế, bài viết sẽ xem xét từng
thành phần trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực sản xuất (vốn, lao
động, đất đai, khoa học công nghệ, v.v.), đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và
thu ngân sách nhà nước và vai trò trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc dự
báo xu hướng phát triển sẽ căn cứ vào quá trình phát triển của các thành phần
kinh tế trong thời gian qua, bối cảnh và xu hướng phát triển đất nước trong thời
gian tới. Bài viết sử dụng những số liệu thống kê công bố chính thức và nhiều
kết quả nghiên cứu khác về các lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, hiện nay, những
số liệu thống kê theo cả 6 thành phần kinh rất hạn chế nên việc đánh giá khó có
thể đầy đủ và hoàn toàn chính xác. Trong các chỉ tiêu đánh giá, chỉ có chỉ tiêu tỷ
trọng của từng thành phần kinh tế trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là được
tính toán theo 6 thành phần kinh tế, các chỉ tiêu khác chỉ tính theo 3 khu vực
kinh tế là kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Thậm chí, khái niệm về từng thành phần kinh tế trong các chỉ tiêu
không hoàn toàn trùng nhau. Chính vì vậy, bài viết này không có tham vọng
đánh giá một cách chính xác tuyệt đối mức độ đóng góp của từng thành phần vào
phát triển kinh tế. Thay vào đó, bài viết này chỉ cố gắng nêu lên một số nhận
định về vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế trong mối tương quan so sánh
với vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế khác.
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
2
Đề án kinh tế chính trị
Bối cảnh và các khái niệm
Quan niệm về các thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi cùng với sự
phát triển của nền kinh tế. Trước năm 1986 chỉ có hai thành phần kinh tế được
công nhận chính thức, đó là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Đến Đại hội
Đảng lần thứ VI (1986), khi bắt đầu bước vào xây dựng nền kinh tế nhiều thành
phần, Nhà nước chính thức xác nhận các thành phần kinh tế (bao gồm kinh tế xã
hội chủ nghĩa gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể cùng với bộ phận
kinh tế gia đình gắn liền với thành phần đó và các thành phần kinh tế khác gồm:
kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước,
kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc tiểu số ở Tây
Nguyên và các vùng núi cao khác). Cũng những thành phần kinh tế đó, Đại hội
Đảng VII (1991) và VIII (1996) đã phân định thành 5 thành phần (bao gồm: kinh
tế quốc doanh/kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể/HTX, kinh tế tư bản nhà nước,
kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân). Đại hội Đảng IX (2001) đã bổ
sung thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Văn kiện của Đại hội IX đã
khẳng định rõ "Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận
cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế tập thể ngày càng
trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân".
Bài viết này sử dụng cách phân loại của Đại hội IX. Theo đó, Nhà nước
đã xác định, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể phải từng bước trở
thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, trong đó, kinh tế nhà
nước đóng vai trò chủ đạo.
1. Kinh tế nhà nước
Thành phần kinh tế nhà nước bao gồm các tổ chức kinh tế thuộc các ngành
kinh tế quốc dân do Nhà nước đầu tư vốn và quản lý và phần vốn nhà nước trong
các liên doanh hoặc công ty cổ phần. Cụ thể là doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước, doanh nghiệp nhà nước đã khoán, cho thuê (sở hữu vẫn thuộc nhà nước);
liên doanh mà các bên tham gia đều là doanh nghiệp nhà nước; quỹ dự trữ quốc
gia, quỹ bảo hiểm nhà nước, tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng
chu chuyển kinh tế; ngân hàng nhà nước; liên doanh mà nhà nước chiếm cổ phần
lớn và người đầu tư nước ngoài chiếm phần rất nhỏ.
Trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta, kinh tế nhà nước từ chỗ là
khu vực kinh tế gần như độc nhất trong nền kinh tế (bên cạnh còn có kinh tế tập
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
3
Đề án kinh tế chính trị
thể) đã dần chuyển sang giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Trong bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
Nhà nước đã tiến hành nhiều biện pháp cải cách khu vực kinh tế nhà nước để
khu vực kinh tế này có thể bảo đảm được vai trò chủ đạo như: sắp xếp, sát nhập
các công ty, công ty hoá, cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, phát triển các
tập đoàn kinh tế và giải thể các doanh nghiệp thua lỗ trầm trọng.
2. Kinh tế tập thể.
Thành phần kinh tế tập thể bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập
theo Luật Hợp tác xã (HTX) trên cơ sở tự nguyện góp vốn của những người sản
xuất kinh doanh, tiêu dùng, quyền sở hữu vốn thuộc về tập thể các thành viên
tham gia góp vốn. Khác với khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể có những
thay đổi cơ bản trong thời gian qua. Giai đoạn trước những năm đổi mới, quan
niệm đơn giản về kinh tế tập thể và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến hiện
tượng tập thể hoá tràn lan, nhất là trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, sự không
hiệu quả của mô hình này đã ngày càng bộc lộ rõ. Chính vì vậy, trong thời kỳ đổi
mới, nhiều đơn vị kinh tế tập thể đã được giải thể hoặc chuyển đổi. Tuy vậy, do
xác định kinh tế tập thể phải cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nên Việt Nam đã có nhiều biện pháp
chính sách hỗ trợ để phát triển khu vực này, đặc biệt là những năm gần đây. Năm
1996, Quốc hội đã ban hành Luật hợp tác xã, trong đó quy định việc thành lập,
tổ chức quản lý, hoạt động của HTX kiểu mới và nhiều chính sách ưu đãi
dành riêng cho thành phần kinh tế này. Năm 2003, sau 7 năm thực hiện,
Quốc hội sửa đổi Luật lần thứ nhất nhằm chuyển đổi HTX theo hướng hoạt động
hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn và đưa ra nhiều ưu đãi dành riêng cho
các HTX về đất đai, về thuế, về tín dụng, hỗ trợ thông tin tiếp thị và nghiên cứu
thị trường. Hội nghị Trung ương 5 khoá IX cũng đã ban hành Nghị quyết số 13
năm 2002 đưa ra các biện pháp hỗ trợ khác về vốn, đào tạo nhân lực, quản lý nhà
nước đối với kinh tế tập thể.
3. Kinh tế cá thể
Thành phần kinh tế cá thể thực chất là kinh tế tư nhân có qui mô nhỏ, bao
gồm hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tiểu chủ trực tiếp sản xuất kinh doanh, có
thuê mướn lao động nhưng chưa thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp
(ví dụ như các trang trại, chủ thầu xây dựng loại nhỏ, chủ cửa hàng, xưởng sản
xuất), các liên doanh trong đó cá thể, tiểu chủ chiếm tỷ trọng vốn lớn. Đây là khu
vực kinh tế tồn tại nh một tất yếu và mang tính đặc thù của nền kinh tế nhỏ lẻ,
đang phát triển ở trình độ thấp bắt nguồn từ nông nghiệp nh nước ta.
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
4
Đề án kinh tế chính trị
4. Kinh tế tư bản tư nhân
Kinh tế tư bản tư nhân bao gồm những doanh nghiệp do các nhà đầu tư
trong nước bỏ vốn thành lập, thuê mướn lao động và hưởng lợi nhuận. Đó là
những doanh nghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân,
công ty TNHH, công ty cổ phần không có vốn nhà nước), liên doanh với thành
phần kinh tế tập thể và tiểu chủ trong đó thành phần kinh tế tư bản tư nhân chiếm
nguồn vốn lớn nhất.
Về chủ trương chính sách, kinh tế tư bản tư nhân được chính thức công
nhận từ năm 1986. Những năm gần đây, khu vực tư bản tư nhân được huy động
phát triển. Nghị quyết trung ương 4 khoá VIII nêu lên chủ trương phát huy tối đa
và sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nước; tháo gỡ khó khăn tạo thuận lợi cho
kinh tế tư nhân phát triển. Năm 2002, Hội nghị Trung ương 5 đã ban hành Nghị
quyết số 14 về phát triển kinh tế tư nhân bằng cách tạo điều kiện thuận lợi hơn
về khung thể chế, tiếp cận nguồn vốn và các nhân tố sản xuất khác để khuyến
khích phát triển kinh tế tư nhân. Tương ứng với các chủ trương đó, hành lang
pháp lý cho phát triển kinh tế tư bản tư nhân cũng dần được mở rộng. Luật
Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty (1990) đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho
việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp tư nhân với các loại hình pháp lý
bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân.
Đặc biệt, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2000 đã thể chế hoá quyền tự do
kinh doanh của tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư bản tư nhân phát
triển.
5. Kinh tế tư bản nhà nước
Kinh tế tư bản nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các liên doanh
giữa kinh tế nhà nước và tư bản tư nhân trong nước, trong đó tư nhân trong nước
chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất và liên doanh với tư bản tư nhân nước ngoài trong
đó kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sự ra đời của thành phần kinh tế
này là kết quả của quá trình cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước và mở cửa
nền kinh tế Việt Nam ra thế giới. Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài
thông qua thành lập các liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước với nhà đầu tư
nước ngoài, chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và phát triển các
thành phần kinh tế khác đã làm cho qui mô của kinh tế tư bản nhà nước được
nâng lên đáng kể.
6. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài và các liên doanh với các doanh nghiệp trong nước mà nước
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
5
Đề án kinh tế chính trị
ngoài chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất. Thành phần kinh tế này đã tồn tại ngay từ
cuối những năm 80 thế kỷ 20 và ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Tuy nhiên,
chỉ mới gần đây, tại Đại hội IX, Việt Nam mới chính thức coi kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài là một thành phần kinh tế, bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, Nhà nước
đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích sự phát triển của kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài. Tháng 12 năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã
được Quốc hội thông qua, và sau đó đã qua 4 lần sửa đổi (1990, 1992, 1996 và
2000). Những qui định luật pháp đó đã tạo hành lang pháp lý, cam kết bảo vệ lợi
Ých hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài. Gần đây, Nhà nước ta đã tiếp tục
bổ sung nhiều chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước
ngoài như: mở rộng phạm vi đầu tư về quy mô, về lĩnh vực hoạt động, về hình
thức đầu tư.
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
6
Đề án kinh tế chính trị
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
7
Đề án kinh tế chính trị
Đánh giá vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế
Đồ thị: Tỷ trọng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo một số chỉ
tiêu chủ yếu năm 2002
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Sè
Doanh
nghiÖp
Lao
®éng
Nguån
vèn
Doanh
thu
Nép
ng©n
s¸ch
Doanh nghiÖp
cã vèn §TNN
T( nh©n
Hîp t¸c x·
Doanh nghiÖp
Nhµ n(íc
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2003
Các thành phần kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua đều có những đóng
góp nhất định vào kết quả tăng trưởng của nền kinh tế (xem Bảng 1).
Bảng 1: Cơ cấu GDP (giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế và tốc độ
tăng trưởng theo thành phần kinh tế, %
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Cơ cấu GDP (giá hiện hành) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Kinh tế nhà nước 38,52 38,40 38,38 39,08 39,23 38,42
Kinh tế ngoài quốc doanh 48,20 47,84 47,86 46,45 45,61 45,68
Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài 13,27 13,76 13,76 14,47 15,17 15,89
Tốc độ tăng GDP (giá so
sánh) 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,43
Kinh tế nhà nước 7,72 7,44 7,11 7,65 7,75 7,36
Kinh tế ngoài quốc doanh 5,04 6,36 7,04 6,36 6,95 8,19
Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài 11,44 7,21 7,16 10,52 11,51 13,20
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
8
Đề án kinh tế chính trị
Chú thích: (*) Tương đương với khái niệm về kinh tế tư bản nhà nước; **: tổng
của 3 khu vực kinh tế: tư nhân, cá thể, hỗn hợp.
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bảng 1 cho thấy kinh tế nhà nước chiếm vị trí quan trọng và có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm giữ phần
lớn các nguồn lực từ tài sản, đất đai đến nguồn vốn tài chính, vốn con người
đồng thời có những đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế. Trong năm
2003, khu vực kinh tế nhà nước hiện có khoảng 5175 doanh nghiệp chiếm giữ
56,5% tổng vốn đầu tư phát triển và đóng góp hơn 38% GDP (xem bảng 2).
Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, thậm chí độc quyền trong nhiều
ngành kinh tế, nhất là những ngành có vị trí then chốt như bưu chính viễn thông,
hàng không, v.v. Doanh nghiệp nhà nước góp phần đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hoá đất nước theo hướng xuất khẩu. Khu vực này đã sản xuất ra 39,5%
giá trị sản lượng công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu và 23,7% tổng thu
ngân sách nhà nước. Hầu hết các hoạt động sản xuất và dịch vụ công Ých đều do
doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm (Phương Ngọc Thạch, 2003).
Năm 2005, tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế nhà nước rất ít thay
đổi, chỉ giảm 0,1 điểm phần trăm so với năm 2000 . Trong khi đó, tỷ trọng của
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã giảm từ 48,2% năm 2000 xuống còn 45,7%
năm 2005.
Bảng 2: Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước trong nền kinh tế
Một số tiêu chí 2001 2002 2003
Đóng góp cho GDP (giá thực tế, %) 38,4 38,31 38,22
Đóng góp cho tổng vốn đầu tư phát triển (giá
thực tế, %)
58,1 56,2 56,5
Đóng góp cho tổng thu ngân sách (DNNN, %) 22,28 23,37 23,71
Tỷ trọng trong tổng lực lượng lao động (%) - 4,8 -
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2003
Tuy vậy, thực chất, vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nhà nước nói
chung và của doanh nghiệp nhà nước nói riêng có được chủ yếu là do lịch sử để
lại và là kết quả của ý muốn chủ quan và sự tác động bằng các cơ chế, chính sách
của Nhà nước trong việc cố gắng duy trì vai trò của khu vực này như đã xác
định. Hay nói một cách khác, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước hiện nay chưa
thực sự xuất phát từ thực lực vượt trội của khu vực này so với các thành phần
kinh tế khác và so với các doanh nghiệp trên thế giới.
Đặc điểm này thể hiện rõ trong một số điểm cơ bản nh sau:
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
9
Đề án kinh tế chính trị
Thứ nhất, năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nhà nước thấp
kém, nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Nợ của khu vực doanh
nghiệp nhà nước quá lớn, nợ quá hạn, nợ khó đòi ngày càng tăng (chiếm tới
74,8% trong số nợ quá hạn của ngân hàng thương mại quốc doanh). So với các
doanh nghiệp trên thế giới, doanh nghiệp nhà nước Việt Nam có quy mô nhỏ bé;
công nghệ lạc hậu, tạo ra giá trị gia tăng thấp, sản xuất ra những hàng hoá và
dịch vụ Ýt có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới,
Thứ hai, so với các thành phần kinh tế khác, doanh nghiệp nhà nước được
nhận nhiều sự hỗ trợ và hưởng những đặc quyền mà các doanh nghiệp khác
không thể có được. Doanh nghiệp nhà nước được vay vốn không cần thế chấp
(khi kinh doanh thua lỗ, vẫn được khoanh nợ, giảm nợ, dãn nợ); được giao đất
mà không phải thuế đất, được giao thực hiện các dự án lớn của Nhà nước mà
nắm chắc là thu lãi lớn, v.v Trong 4 năm 1997-2000, ngân sách nhà nước đã
đầu tư gần 8.200 tỉ đồng cho doanh nghiệp nhà nước (trong đó 2.216 tỉ đồng cấp
bổ sung vốn lưu động, 1.464 tỉ đồng bù lỗ, giúp donh nghiệp giảm bớt khó khăn
về tài chính), miễn giảm thuế 1.351 tỉ đồng, xoá nợ 1.088 tỉ đồng, khoanh nợ
3.392 tỉ đồng, giãn nợ 540 tỉ đồng, giảm trích khấu hao 200 tỉ đồng. Hiện Nhà
nước vẫn đang tiếp tục cấp thêm nhiều tỉ đồng bổ sung vốn cho các doanh
nghiệp nhà nước, để trong 5 năm 2001-2005, cơ bản tạo đủ vốn cho doanh
nghiệp (Đinh Văn Ân, 2003),
Thứ ba, bên cạnh sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt
động của hệ thống ngân hàng nhà nước và các dịch vụ công khác, kể cả các dịch
vụ công Ých, cũng thấp. Hệ thống ngân hàng chưa bảo đảm cung cấp nguồn vốn
đầy đủ và thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần. Các dịch vụ công,
nhất là những dịch vụ phục vô khu vực doanh nghiệp còn yếu kém, chi phí cao,
chất lượng thấp.
Khác với khu vực kinh tế nhà nước, vai trò của khu vực kinh tế tập thể đã
giảm đi rất nhiều so với thời kỳ trước đổi mới. Trong 3 năm gần đây, khu vực
kinh tế này trung bình chỉ tạo ra khoảng 7,8% GDP, đóng góp không đáng kể
cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, cả nước có khoảng 17.500 HTX, chỉ bằng
20% sè doanh nghiệp thuộc khu vực tư bản tư nhân, với qui mô nhỏ, lượng vốn
Ýt. Các HTX thu hút hơn 7 triệu xã viên và tạo việc làm cho khoảng 10 triệu lao
động (Trương Tấn Sang, 2003). Trong quá trình công nghiệp hoá hiện nay, khu
vực kinh tế tập thể đã có những dấu hiệu chuyển dịch theo hướng gia tăng dần tỉ
trọng các HTX phi nông nghiệp. Hiện nay, HTX nông nghiệp chiếm khoảng
31%, công nghiệp chiếm 23,6%, thuỷ sản 12,7%, giao thông vận tải 11%, xây
dựng 9%, thương mại chưa đầy 3%.
Về mô hình hoạt động, sau nhiều nỗ lực cải cách của Nhà nước, so với
trước đây, khu vực kinh tế tập thể đã xuất hiện nhiều mô hình HTX kiểu mới có
cơ chế hoạt động và quản lý năng động hơn, loại hình đa dạng hơn (kể cả hình
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
10
Đề án kinh tế chính trị
thức và lĩnh vực hoạt động). Các hình thức liên doanh giữa HTX với doanh
nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác cũng có xu hướng phát triển.
Ngoài hai khu vực kinh tế nói trên, các khu vực kinh tế khác đều có những
vị trí nhất định trong nền kinh tế. Khu vực kinh tế cá thể có qui mô lớn và đóng
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Hàng năm, khu vực kinh tế này đã tạo
ra khoảng 31% GDP, không kém đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước. Thành
phần kinh tế này có mặt ở mọi địa bàn, cả nông thôn và thành thị. ở khu vực
nông thôn, kinh tế hộ phát triển rộng khắp, phát triển mạnh từ chủ trương xoá bỏ
mô hình HTX gượng Ðp của cơ chế cũ. Năm 2000, cả nước có khoảng 10 triệu
hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định 66. Số lượng các trang trại đang có
xu hướng ngày càng gia tăng. Trong các thành phố lớn, kinh tế cá thể vẫn chiếm
vị trí nhất định, khoảng 23,9% GDP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
(Nguyễn Thanh Tuyền, 2002, tr.214). Trong những năm gần đây, với chính sách
khuyến khích sản xuất kinh doanh của nhà nước nhiều cá nhân đã năng động tự
đầu tư kinh doanh với qui mô nhỏ, tự tạo việc làm cho mình và tạo thu nhập. Vai
trò quan trọng nhất của khu vực kinh tế cá thể là tự tạo việc làm cho người lao
động với lượng vốn rất Ýt. Nếu nh doanh nghiệp nhà nước chiếm phần lớn các
nguồn lực trong xã hội nhưng chỉ thu hút được 4,8% lực lượng lao động trong cả
nước, khu vực kinh tế cá thể với nguồn lực Ýt nhưng đã tạo việc làm cho hơn
50% sè lao động hiện có.
Trong khi hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa làm tốt nhiệm vụ huy động
tiền nhàn rỗi trong dân, khu vực kinh tế cá thể đã làm nhiệm vụ đưa nguồn vốn
nhàn rỗi đó lưu thông trong nền kinh tế thông qua quan hệ họ hàng quen biết. Sự
phát triển của kinh tế cá thể và tiểu chủ tạo ra sự năng động cho nền kinh tế đáp
ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của khu vực kinh tế này
cũng thể hiện sự manh mún và trình độ phát triển thấp của nền kinh tế Việt Nam.
Cùng với các chủ trương chính sách ngày càng cởi mở hơn của Nhà nước,
khu vực kinh tế tư bản tư nhân ở Việt Nam đã dần dần xuất hiện và ngày càng
khẳng định vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế. Hiện nay, Khu vực
này cung cấp tổng vốn khoảng 57,3 nghìn tỉ đồng, chiếm khoảng 26,3% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội (2003). Trong những năm gần đây, khi nguồn vốn đầu tư
nước ngoài bị giảm sút, sự lớn mạnh của khu vực tư nhân đã bổ sung kịp thời
nguồn vốn bị thiếu hụt và giữ vững đà phát triển kinh tế của đất nước. Mặc dù
mới được khuyến khích phát triển, khu vực kinh tế tư bản tư nhân đóng góp
khoảng 4% GDP năm 2003, tạo ra khoảng 1,8 triệu lao động, gần bằng số lao
động làm việc trong khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Kinh tế tư bản tư nhân góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước thông qua việc nâng cao tỷ lệ tích luỹ và đầu tư, phân phối
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế, tăng sức cạnh canh trong nền kinh
tế, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ để hội nhập kinh
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
11
Đề án kinh tế chính trị
tế quốc tế (Nguyễn Thanh Tuyền, 2002, tr.214). Tốc độ tăng trưởng công nghiệp
của khu vực tư bản tư nhân luôn tăng cao hơn so với tốc độ tăng của ngành công
nghiệp trên cả nước. Kinh tế tư bản tư nhân đóng góp khoảng 20-30% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong nhiều lĩnh vực, kinh tế tư bản tư nhân có
khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, khu vực tư bản tư
nhân đã tạo được sức Ðp cải cách đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước. Sự
xuất hiện của tư bản tư nhân ở nhiều ngành, lĩnh vực tạo ra môi trường cạnh
tranh buộc doanh nghiệp nhà nước phải nâng cao hiệu quả để có thể tồn tại và
phát triển.
Thành phần kinh tế tư bản nhà nước đóng vai trò nhất định trong nền kinh
tế. Khu vực kinh tế tư bản nhà nước góp khoảng 4% cho GDP hàng năm. Đây
chưa phải là con số không lớn so với sự đóng góp của các khu vực kinh tế khác
nhưng sự ra đời của khu vực kinh tế này có nhiều ý nghĩa gián tiếp, thúc đẩy quá
trình cải cách kinh tế của Việt nam. Trong thời kỳ đầu thu hút đầu tư nước ngoài,
khu vực này là đường dẫn cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đồng thời là
kênh truyền dẫn những kiến thức quản lý và công nghệ, tạo lên tác động tích cực
đối doanh nghiệp nhà nước đối tác trong liên doanh.
Mét trong những thành phần kinh tế không thể thiếu trong quá trình mở
cửa và hội nhập của Việt Nam là khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Từ năm 1987
đến nay, vị trí của khu vực này trong nền kinh tế ngày càng được cải thiện và
đóng vai trò ngày càng quan trọng. Đến năm 2003, cả nước có trên 4.500 dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 42 tỉ
USD, trong đó vốn thực hiện 25 tỉ USD, chiếm khoảng 18% trong tổng vốn đầu
tư phát triển của nền kinh tế. Khu vực này đã đóng góp khoảng 14% GDP
(2002). Khu vực kinh tế này thường đầu tư vào các ngành kinh tế có công nghệ
cao, hiện đại, theo định hướng xuất khẩu. Năm 2003, nếu tính cả dầu thô, xuất
khẩu của khu vực ĐTNN đạt khoảng 7,5 tỉ USD, chiếm trên 50% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. ĐTNN hiện đang thu hút trên 45 vạn lao động làm
việc trực tiếp trong các doanh nghiệp và hàng chục vạn lao động làm việc trong
các khu vực xây dựng, cung ứng dịch vụ với gần 10.000 cán bộ quản lý và 5 vạn
cán bộ kỹ thuật (xem bảng 3).
Bảng 3 : Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế
Việt Nam
Một số tiêu chí 1992 1996 2000 2001 2002
Tổng vốn FDI (triệu USD) 492 2518 2043 2300 1333
Tỷ trọng trong tổng đầu tư (%) 21,0 28,6 18,6 18,3 18,8
Đóng góp cho GDP (%) 2,0 7,4 13,2 13,7 13,9
Tỷ trọng xuất khẩu trong tổng giá 5,3 23,4 22,2 24,0 30,0
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
12
Đề án kinh tế chính trị
trị xuất khẩu (không kể dầu khí, %)
Tỷ trọng trong tổng lao động (%) 0,4 0,7 0,95 1,17 1,22
Đóng góp vào tổng thu ngân sách
nhà nước( Không kể dầu khí, %)
- 4,8 5,2 6,0 6,0
Nguồn: Dinh Van An, Vo Tri Thanh, Dang Thi Thu Hoai, 2003
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
13
Đề án kinh tế chính trị
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế, %
(Giá thực tế)
1996-2000 2001 2002 2003
Kinh tế Nhà nước 54,6 58,1 56,2 56,5
Kinh tế ngoài quốc doanh 23,8 23,5 25,3 26,7
Kinh tế có vốn ĐTNN 21,6 18,4 18,5 16,8
Tổng 100 100 100 100
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2003
Bảng 5 : Đóng góp cho tổng thu nhập ngân sách của các thành phần
kinh tế
2000 2001 2002 2003
Tổng thu ngân sách, tỉ đồng 90749 103888 105200 123700
Thu từ DNNN 19692 23149 24600 29335
Thu từ DN ĐTNN, không kể dầu thô 4735 5702 6400 8600
Thu từ công thương nghiệp dịch vụ
ngoài quốc doanh
5802 6723 7400 9000
Tỷ trọng trong tổng thu ngân sách, %
Thu từ DNNN 21,70 22,28 23,38 23,71
Thu từ DN ĐTNN, không kể dầu thô 5,22 5,49 6,08 6,95
Thu từ công thương nghiệp dịch vụ
ngoài quốc doanh
6,39 6,47 7,03 7,28
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2002
Kinh tế có vốn ĐTNN còn góp phần rất lớn vào ổn định kinh tế vĩ mô,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá và thúc
đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Khu vực này hướng vào
sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, hàng hoá và dịch vụ có
công nghệ cao. Phần lớn các ngành có công nghệ cao, hiện đại đều do doanh
nghiệp có vốn ĐTNN chiếm giữ nh khai thác dầu khí, lắp ráp ô tô, xe máy, công
nghiệp điện tử, thiết bị văn phòng. Năm 2002, khu vực có vốn ĐTNN chiếm
100% sản xuất dầu thô, hơn 90% sản xuất và lắp ráp ô tô, máy giặt, điều hoà
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
14
Đề án kinh tế chính trị
nhiệt độ, hơn 80% trong sản xuất và lắp ráp xe máy và ti vi, 60% sản lượng thép
cán, v.v.
Năm 2005, dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng của năm
2004. Vốn đăng ký FDI cấp mới và tăng thêm đạt 5,89 tỷ USD, tăng 36% so với
năm 2004 và là mức cao nhất kể từ năm 1997. Có 509 lượt dự án được tăng vốn
trong năm, với tổng số vốn tăng thêm là gần 1,83 tỷ USD. Tổng vốn FDI thực
hiện đạt khoảng 53 nghìn tỷ VNĐ, chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư xã hội.
Trong năm 2005 có 41/64 tỉnh thành thu hút được vốn FDI, trong đó năm
tỉnh thành dẫn đầu chiếm 70% tổng vốn FDI đăng ký của cả nước theo thứ tự là:
Hà Nội (31,2%), Bà Rịa-Vũng Tàu (17,8%), Đồng Nai (10,7%), thành phố Hồ
Chí Minh (10,2%), và Bình Dương (8,6%). Đây là lần đầu tiên, Hà Nội vươn lên
thứ nhất trong thu hút FDI.
Trong số 43 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong năm 2005,
châu Á chiếm 50,6% tổng vốn đăng ký, trong đó: Hàn Quốc đứng thứ 3, chiếm
13,8% tổng vốn đăng ký; Hồng Kụng đứng thứ 4 chiếm 9,6%; Nhật Bản đứng
thứ 5 chiếm 9,4%; Đài Loan đứng thứ 6 chiếm 8,6%. Các nước châu Âu chiếm
21,7% tổng vốn đăng ký, trong đó Luxembourg đứng thứ nhất chiếm 19,2% tổng
vốn đăng ký. Đầu tư từ Hoa Kỳ chỉ đứng thứ 8 chiếm 3,6% tổng vốn đăng ký. So
với năm 2004, Lucxembua đã vươn lên đứng đầu từ vị trí 24, còn Đài Loan đã
tụt xuống đứng thứ 6 từ vị trí số 1.
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
15
Đề án kinh tế chính trị
Xu hướng và định hướng phát triển
Theo phân tích trên, các thành phần kinh tế vẫn đang trên đà phát triển.
Tiềm năng của mỗi thành phần kinh tế cũng nh định hướng cải cách và chính
sách của Nhà nước sẽ có ảnh hưởng nhất định đến việc định vị các thành phần
kinh tế trong tương lai.
Trước hết, đối với kinh tế nhà nước, Nhà nước đã có những chủ trương cải
cách khu vực kinh tế nhà nước theo hướng nâng cao hiệu quả của khu vực này.
Chính phủ đã có chương trình cải cách hành chính đối với các cơ quan Chính
phủ và cải cách hệ thống ngân hàng. Nh vậy, tương lai của khu vực này sẽ phụ
thuộc vào sự thành công của các biện pháp cải cách đồng thời nó cũng sẽ quyết
định phần lớn tốc độ phát triển của nền kinh tế. Kịch bản sáng sủa nhất là Chính
phủ thành công trong việc tạo lập được một khu vực kinh tế nhà nước, đặc biệt là
doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo dựa vào thực lực của mình. Khi đó,
vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước gắn liền với tính hiệu quả của khu vực này
và của cả nền kinh tế. Để có được kịch bản này đòi hỏi nỗ lực và sự quyết tâm
rất lớn của Nhà nước cùng với những chính sách cải cách hợp lý và không khéo.
Trong quá trình này, hai vấn đề cần phải lưu ý là vừa nâng dần sức Ðp cạnh
tranh đối với khu vực kinh tế nhà nước đồng thời tạo một khoảng thời gian nhất
định để khu vực này làm quen với môi trường cạnh tranh và tự đứng trên đôi
chân của mình. Đối với những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác có thể
tham gia thì trong dài hạn việc mở rộng dần sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế là hết sức cần thiết. Đối với các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác
không muốn tham gia hoặc không được tham gia cũng cần phải có cơ chế, tạo
môi trường cạnh tranh hoặc Ýt nhất là có cơ chế giám sát quá trình cải thiện và
nâng cao hiệu quả hoạt động.
Trong trường hợp không đạt được kịch bản nêu trên, nếu kinh tế nhà nước
vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong sù bao bọc của Nhà nước thì chủ trương
hội nhập thành công kinh tế quốc tế và đuổi kịp các nước trong khu vực sẽ gặp
nhiều khó khăn. Một mặt, nền kinh tế sẽ khó có thể phát triển nhanh và bền vững
do nguồn lực của Nhà nước tiếp tục tập trung vào những lĩnh vực hoạt động kém
hiệu quả. Mặt khác, hiệu quả thấp của các dịch vụ cơ sở hạ tầng, thuộc kinh tế
nhà nước, sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam nói chung. Bản thân doanh nghiệp nhà nước nếu không hoạt động hiệu
quả hơn và nâng cao sức cạnh tranh của mình thì sẽ có nguy cơ bị loại bỏ trong
quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thương trường toàn cầu.
Đối với thành phần kinh tế tập thể, khu vực kinh tế này vẫn chưa tìm được
một mô hình hoạt động hiệu quả và hấp dẫn sự tham gia của các thành viên trong
xã hội. Số lượng các HTX mới thành lập hiện nay không nhiều. Vì vậy, để có thể
đạt được mục tiêu đặt ra (cùng với kinh tế nhà nước giữ vai trò nền tảng trong
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
16
Đề án kinh tế chính trị
nền kinh tế) khu vực HTX còn phải tiếp tục có những bước tìm tòi và chuyển đổi
mạnh mẽ. Tương lai của khu vực kinh tế tập thể phụ thuộc vào sự thay đổi mô
hình tổ chức và quản lý HTX.
Khu vực kinh tế cá thể mặc dù hiện nay rất phổ biến trong nền kinh tế,
nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là trên qui mô toàn cầu
thì khu vực này khó có thể cạnh tranh được với các công ty lớn và sẽ phải có
những bước phát triển mới. Về bản chất, đây là khu vực kinh tế sở hữu tư nhân
có qui mô nhỏ. Như vậy, trong tương lai, khi Việt Nam trở thành một nước công
nghiệp hiện đại cạnh tranh toàn cầu, một bộ phận của khu vực kinh tế cá thể đầy
tiềm năng này sẽ là nguồn lực dồi dào, mở rộng qui mô khu vực kinh tế tư bản tư
nhân. Nền kinh tế có môi trường kinh doanh lành mạnh là tạo điều kiện cho khu
vực kinh tế này phát triển chuyển đổi từ khu vực kinh tế cá thể tiểu chủ thành
kinh tế tư bản tư nhân.
Bản thân khu vực kinh tế tư bản tư nhân hiện cũng đang còn nhiều tiềm
năng và trên đà phát triển. Bằng chứng rõ nhất là chỉ trong gần 4 năm thực hiện
Luật Doanh nghiệp (2000-7/2003), số vốn tư bản tư nhân đã tăng lên 145.000 tỉ
đồng, cao hơn vốn đầu tư nước ngoài cùng kỳ và tăng gấp 4 lần số vốn đăng ký
của khu vực tư bản tư nhân giai đoạn 1991-1999 và tăng gần gấp đôi về số doanh
nghiệp đăng ký (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2003). Tiềm năng này còn lớn hơn khi
nhìn vào khu vực kinh tế cá thể khá đồ sộ mà rất có khả năng sẽ chuyển thành
kinh tế tư bản tư nhân nếu có môi trường kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, sự
phát triển của kinh tế tư bản tư nhân hiện nay còn bị cản trở và hạn chế bởi
những nhận thức chưa rõ ràng về vai trò của kinh tế tư bản tư nhân nói riêng và
khu vực tư nhân nói chung trong phát triển kinh tế thị trường định hướng
XHCN. Những vấn đề lý luận chưa được sáng tỏ về kinh tế thị trường định
hướng XHCN dẫn đến tâm lý chưa yên tâm để tư bản tư nhân phát triển hết tiềm
năng.
Có nghiên cứu cho rằng, trong tương lai thành phần kinh tế TBNN sẽ phát
triển mạnh hơn do: (i) các thành phần kinh tế khác muốn liên doanh với kinh tế
nhà nước để tìm chỗ dựa cho phát triển để yên tâm phát triển lâu dài; (ii) Nhà
nước có thể định hướng phát triển khu vực tư nhân thông qua liên doanh và liên
kết với khu vực này (Nguyễn Thanh Tuyền, 2002, tr.264). Trường hợp này rất có
thể xảy ra nhất là trong bối cảnh khu vực kinh tế nhà nước được hưởng nhiều ưu
đãi và là thành phần được Nhà nước chăm sóc và nuôi dưỡng nhiều nhất. Hơn
thế nữa, hiện nay chóng ta đang có chính sách thúc đẩy cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước.
Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN sẽ tiếp tục chiếm giữ vị trí quan trọng trong
nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực
này sẽ hoà quyện dần với các khu vực kinh tế khác trong nước khi Nhà nước
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
17
Đề án kinh tế chính trị
đang có chủ trương xây dựng mặt bằng pháp luật chung cho cả đầu tư trong nước
và đầu tư nước ngoài.
Kết luận
Phân tích và đánh giá ở trên cho thấy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế và sự thiếu hụt nguồn vốn cho phát triển ở Việt Nam, việc huy động mọi
nguồn lực của các thành phần kinh tế là chiến lược phát triển phù hợp. Các thành
phần kinh tế mới nh kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Đảng và Nhà nước có
chủ trương phát triển kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và
kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này hiện nay vẫn là mong muốn.
Trong thời gian tới, các thành phần kinh tế có thể cạnh tranh và hợp tác
cùng phát triển, bổ sung lẫn nhau, tạo thành mạng liên kết sản xuất, tận dụng
kinh tế theo qui mô và tăng hiệu quả của cả nền kinh tế. Nếu kinh tế nhà nước
đảm nhận những ngành chủ chốt, cạnh tranh với các tập đoàn lớn trên thế giới,
thì kinh tế tiểu chủ cá thể đảm nhiệm những hoạt động kinh tế phụ vụ cho các
nhu cầu tiêu dùng trong nước và những thị trường ngách. Nếu kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài tập trung vào những ngành hiện đại, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, nhất là những khu vực thành thị và nơi có cơ sở hạ tầng tốt và thuận lợi thì
khu vực kinh tế tư nhân và tập thể có thể phát huy khả năng trong những khu vực
nông nghiệp nông thôn và những vùng miền núi khó khăn. Trong nền kinh tế hội
nhập toàn cầu, doanh nghiệp nhà nước, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước và kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài là những trụ cột giúp nền kinh tế cạnh tranh trên thị
trường thế giới và giúp nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Các
thành phần kinh tế khác vẫn tồn tại như một thực tế khách quan, xuất phát từ đặc
trưng của nền kinh tế Việt Nam cũng như văn hoá Việt nam, đáp ứng nhu cầu đa
dạng của xã hội, bổ sung và phối kết hợp với các trụ cột trên tạo thành một nền
kinh tế phát triển lành mạnh và đa dạng.
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là chủ trương đúng đắn
và phù hợp với qui luật và xu hướng phát triển hiện nay. Các thành phần kinh tế
đều có những vai trò nhất định với những ưu thế riêng, tạo dựng nên một nền
kinh tế có sức mạnh. Tuy nhiên, phân tích trên chỉ ra rõ ràng rằng để kinh tế Việt
Nam có thể phát triển cao và bền vững, việc xây dựng các chính sách không nên
phân chia theo các thành phần kinh tế. Hơn thế nữa, tới đây, chúng ta đang có
chủ trương xây dựng Luật Doanh nghiệp chung cho các loại hình doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế và Luật Đầu tư chung cho cả đầu tư trong nước và
đầu tư nước ngoài thì giới hạn về sở hữu sẽ không còn là cơ sở trong hoạch định
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
18
Đề án kinh tế chính trị
chính sách kinh tế. Việc tạo lập một nền kinh tế mà mọi thành phần đều khẳng
định vai trò của chúng thông qua kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh với nhau
sẽ mang lại chất lượng tăng trưởng và hiệu quả cao hơn cho toàn bộ nền kinh
tế./.
Tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại Hội Đảng IX
2. Kinh tế chính trị – nxb Giáo Dục 2005
3. Tạp chí cộng sản tháng 08/2002
4. Tạp chí cộng sản tháng 11/2003
5. Tạp chí cộng sản tháng 05/2005
6. Báo điện tử Vietnamnet
7. Báo điện tử Vn-Economy
8. Báo điện tử Thanhnienonline.com.vn
9. Một số tạp chí kinh tế khác
SV: Nguyễn Ngọc Anh
Líp: KTC - K9
19