Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC VÀ PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.21 KB, 131 trang )

Khái lược lịch sử triết học trước Mác và phương Tây hiện đại
Cấu trúc của triết học được xác lập trong quá trình tự xác định đối tượng của chính triết học và
sự phân chia chính bên trong triết học đã xuất hiện những ngành của triết học như: bản thể luận-
là học thuyết về tồn tại (hay là về cái đầu tiên của toàn bộ cái cơ bản); nhận thức luận- học thuyết
nhận thức, lôgíc- khoa học về các hình thức của cái đúng của tư duy (tư duy liên kết, tư duy suy
luận và tư duy chứng minh); triết học lịch sử, đạo đức, luân lý và mỹ học.
CHƯƠNG I. KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Cấu trúc của triết học Mác-Lênin- đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và cùng với nó, trong sự
thống nhất gắn bó không tách rời là chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong thành phần của triết học
Mác-Lênin còn có những vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên, tâm lý học, lôgíc học, đạo đức
học, mỹ học, chủ nghĩa vô thần khoa học và lịch sử triết học. Triết học- đó không chỉ là lý luận
của biện chứng khách quan và lôgíc của nhận thức khoa học, mà còn là lý luận của học thuyết xã
hội học chung, của học thuyết đạo đức học và mỹ học.
Phương pháp tư duy triết học là tư duy lý luận. Loại tư duy dựa vào việc tổng kết kinh nghiệm
của nhân loại, thành quả của khoa học và của văn hoá nói chung.
Triết học Mác-Lênin, định hướng vào sự phản ánh tương ứng, chân thực các qui luật của tự
nhiên và trên cơ sở đó, thấy trước những sự kiện, biến cố của tương lai. Khi áp dụng các phương
pháp của phép biện chứng duy vật và dựa vào sự nhận thức các qui luật của sự phát triển của xã
hội, C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã tiên đoán được thời đại của những sự thay đổi xã hội
sâu sắc rất lâu trước khi điều đó xẩy ra.
Cùng với những vấn đề trên, triết học Mác-Lênin có sự khác biệt sâu sắc với bất kỳ một khoa
học chuyên ngành nào, trước hết ở chỗ, triết học là thế giới quan của giai cấp công nhân- đó là
đặc thù chính của triết học Mác-Lênin. Đưa ra và phát triển thế giới quan khoa học là sứ mạng
lịch sử của triết học Mác-Lênin. Hệ thống triết học đó không chỉ gắn trong mình học thuyết về
bản chất và các qui luật của sự vận động và phát triển của thế giới, mà còn đưa ra những tư
tưởng và các quan điểm về đạo đức, luân lý, nghĩa là triết học Mác-Lênin không chỉ phản ánh
những qui luật của hiện thực, mà còn thể hiện mối quan hệ của con người và của các nhóm người
với hiện thực đó.
II. Vấn đề cơ bản của triết học.
a. Khởi điểm lý luận của bất kỳ học thuyết triết học nào đều là vấn đề về mối quan hệ gữa tồn tại
với tư duy, giữa cái tinh thần với cái vật chất, giữa cái chủ quan với cái khách quan.


"Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại nhất, là vấn đề về mối
quan hệ của tư duy với tồn tại" (Ph.Ăngghen: Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của nền triết
học cổ điển Đức/C.Mác và Ph. Ăngghen: t.21, tr.282). Cái gì sinh ra và qui định cái gì- thế giới
vật chất sinh ra và qui định thế giới tinh thần, hoặc ngược lại, thế giới tinh thần sinh ra và qui
định thế giới vật chất- đó là mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học; giải quyết mặt này như thế
nào chia các nhà triết học và các học thuyết của họ thành hai trường phái đối lập nhau là trường
phái duy vật và trường phái duy tâm.
Vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại còn chỉ ra và giải thích tính chất của mối liên hệ
giữa khách thể và chủ thể nhận thức- đó là mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học. Chủ nghĩa
Mác cho rằng, vật chất là thực tại khách quan, tồn tại bên ngoài, có trước và không phụ thuộc
vào ý thức, đồng thời coi ý thức là thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao, khảng định ý
thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội. Triết học Mác đưa ra và khảng định nguyên tắc tính
nhận biết của thế giới, xem xét nhận thức và lý luận là sự phản ánh hiện thực khách quan.
b. Ngoài mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại, vấn đề cơ bản của triết học còn là mối quan hệ của
con người với thế giới như là với thể thống nhất bao gồm cả chính bản thân con người, như là
với phần nhận thức và với phần tự nhận thức. Nhận thức của con người về thế giới, tự nhận thức
vị trí của mình trong thế giới đó là một quá trình lịch sử-xã hội, quá trình này được phát triển dựa
trên cơ sở của thực tiễn lịch sử-xã hội- đó là các nguồn gốc, các mục đích và là một trong những
đối tượng quan trọng của nhận thức triết học. Theo nghĩa này, học thuyết Mác-Lênin về nhận
thức có sự phân biệt sâu sắc với kiểu nhận thức luận cũ mang tính tự phát, cách tiếp cận hạn hẹp,
đơn lẻ và mang tính phản lịch sử. Khi bao hàm trong các nguyên tắc của mình vấn đề tồn tại và
tư duy trong tính thống nhất nhưng không đồng nhất của chúng, lý luận nhận thức của triết học
Mác-Lênin đã vượt qua khoảng cách giữa bản thể luận và nhận thức luận của các hệ thống triết
học trước đó: Phép biện chứng duy vật " được gọi là phép biện chứng chủ quan, tư duy biện
chứng, chỉ là phản ánh sự vận động đang thống trị trong toàn giới tự nhiên " (C.Mác và Ph.
Ăngghen: t.20, tr.526)- là sự phản ánh không hoàn toàn đồng nhất với hiện thực, chỉ là sự phản
ánh gần đúng, sự phát ánh đã phát triển mang trong mình dấu ấn đặc thù của nhận thức tích cực,
chủ động và sáng tạo của chủ thể nhận thức.
Triết học Mác-Lênin, trong sự đối lập với chủ nghĩa duy tâm, coi lĩnh vực nhận thức không phải
là lĩnh vực tuyệt đối của tinh thần đã bị tách rời khỏi thế giới và thống trị trên thế giới, mà là sự

phản ánh thế giới đó. Bởi vậy, sự phân tích tư duy theo mặt nội dung của nó có nghĩa đồng thời
cũng là sự phân tích chính thực tại- cái đã tạo thành nội dung của tư duy, và đó cũng chính là sự
phân tích những hoạt động thực tiễn của con người.
III. Khái lược lịch sử triết học trước Mác.
1. Triết học thời cổ, trung đại. Lần đầu tiên các học thuyết triết học xuất hiện vào khoảng hơn
2.500 năm trước ở Ấn Độ, ở Trung Hoa và ở Hy Lạp cổ đại v.v.
- Những hệ thống triết học đầu tiên của HyLạp cổ đại mang tính duy vật tự phát và tính biện
chứng ngây thơ. Hình thức biện chứng đầu tiên trong lịch sử triết học là phép biện chứng cổ đại,
mà đại biểu lớn nhất là Hêraclít (khoảng 540-480 tr.c.n). Thuyết nguyên tử của chủ nghĩa duy vật
được Đêmôcrít (khoảng 460-370 tr.c.n) đưa ra; ý tưởng đó của ông được Êpiquya (341-279
tr.c.n) và Lu cờ ren ci phát triển. Nhà triết học đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm là Platôn (427-347
tr.c.n), ông là người phát triển biện chứng sâu sắc mối liên hệ của các khái niệm. Triết học cổ đại
phát triển tới cực điểm nhờ Arítxtốt (384-322 tr.c. n), người đã tạo ra hệ thống chung nhất về
khối lượng của tri thức khoa học-triết học.
2. Triết học thời Trung cổ. Cùng với sự xuất hiện của chế độ phong kiến, Thiên chúa giáo đã ngự
trị thế giới quan ở Tây Âu. Giai đoạn đầu của triết học Thiên chúa giáo trong thời kỳ Trung cổ là
Pa tri xti ca (ẽàũðốủũốờà), trên cơ sở của Patrixtica, chủ nghĩa kinh viện đã thống trị trong các
thế kỷ từ IX đến XII. Chủ nghĩa kinh viện được coi là mục đích của triết học trong sự biện giải
của các nhà giáo điều. Trong các thế kỷ từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV xẩy ra cuộc tranh luận giữa
thuyết duy thực (thực thể luận) (đại diện là A.Kentơ rờ beri xki. Phôma Ăcvinxki)- thuyết này
khảng định sự tồn tại nằm bên ngoài trí tuệ con người với thuyết duydanh (đại diện là Rốt xelin,
Đunxcốt, Occam)- thuyết này công nhận sự tồn tại hiện thực chỉ của các sự vật đơn nhất. Kết quả
của cuộc tranh luận trên là sự thể hiện của cuộc đấu tranh giữa xu hướng duy vật và xu hướng
duy tâm. Hướng chủ đạo của triết học Ả rập thời Trung cổ là hệ thống triết học Pe ri pa tét phía
Đông (xem: trường phái Peripatét) với những người chỉ hướng và phát triển các học thuyết của
mình như: Kin đi, Pha ra bi, I bi, Xin na, Ibi Rusd.
3. Triết học thời Phục hưng. Sự phát triển của nền sản xuất vật chất, cuộc đấu tranh giai cấp
trong phương thức sản xuất phong kiến ngày càng trở nên gay gắt hơn đã dẫn tới điều tất yếu là
chủ nghĩa tư bản phải thay thế chủ nghĩa phong kiến. Sự phát triển của kỹ thuật và tri thức tự
nhiên đòi hỏi phải giải phóng văn hoá tinh thần khỏi sự thống trị của thế giới quan duy tâm-tôn

giáo. "Cú đấm" đầu tiên vào bức tranh tôn giáo của thế giới là của những nhà tư tưởng vĩ đại thời
kỳ Phục hưng như Côpécníc (1473-1543, Ba lan), Galilê (1564-1642, Italia), Mônten,
Campanella v.v. Các tư tưởng của những nhà tư tưởng thời kỳ Phục hưng là sự phát triển triết
học của thời đại mới. Sự tiến bộ của tri thức kinh nghiệm, của khoa học đã đòi hỏi sự thay thế
phương pháp kinh viện của tư duy bằng phương pháp mới của sự nhận thức: phương pháp tiếp
cận thế giới hiện thực. Các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và những thành tố của phép biện
chứng ra đời và phát triển; nhưng chủ nghĩa duy vật thời đó, về tổng thể, là chủ nghĩa duy vật
máy móc và siêu hình.
4. Triết học thời cận đại. Người đầu tiên sinh ra chủ nghĩa duy vật thời cận đại là Ph.Bêcơn
(1561-1626, Anh), người cho rằng mục đích tối cao của khoa học là bảo đảm cho sự thống trị
của con người đối với tự nhiên. T.Hốpxơ (1588-1679, Anh) là người sáng lập ra hệ thống toàn
diện đầu tiên của chủ nghĩa duy vật máy móc. Nếu như Ph.Bêcơn và T.Hốpxơ, trong chừng mực
nào đấy, đưa ra phương pháp nghiên cứu trực quan về giới tự nhiên, thì R.Đềcáctơ (1596-1650,
Pháp) là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý, cố soạn ra một phương pháp chung cho mọi khoa
học. Tính chất đặc trưng của học thuyết đó là tính nhị nguyên: cái "biết suy nghĩ" và cái "quảng
tính" của thực thể. B.Xpinôda (1632-1677, Hà lan) chống lại tính nhị nguyên của Đềcáctơ bằng
chủ nghĩa nhất nguyên duy vật. Lốccơ (1632-1074, Anh) phát triển thuyết duy cảm (cảm giác
luận). Các tư tưởng đối lập với chủ nghĩa duy vật được phát triển bằng chủ nghĩa duy tâm chủ
quan trong các phương án khác nhau của nó (Béccơli (1685-1753), Hium (1711-1776)).
Liêybờnhít (Liebniz 1646-1716) cũng soạn ra học thuyết duy tâm khách quan, trong đó thể
hiện ra một loạt các tư tưởng biện chứng.
Nửa cuối của thế kỷ XVIII là thời kỳ khủng hoảng trầm trọng của chủ nghĩa phong kiến ở nước
Pháp và là thời kỳ của cuộc cách mạng tư sản Pháp. Vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị về
mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng đặt lên vai các nhà triết học duy vật Pháp như La Mêtri
(1709-1751), Điđrô (1713-1784), Hônbách (1723-1789), Henvenxi, họ là những nhà tư tưởng
chống lại thần học và chủ nghĩa duy tâm. Đặc điểm nổi bật của triết học duy vật Pháp thế kỷ
XVIII là sự tuyệt đối hoá vai trò của ý thức trong sự phát triển của xã hội, nhận thức duy tâm về
lịch sử.
Giai đoạn quan trọng của lịch sử triết học Tây Âu là triết học cổ điển Đức (Cantơ, Phíchtơ,
Sêlinh, Hêghen là những người phát triển phép biện chứng duy tâm). Đỉnh cao của chủ nghĩa

duy tâm cổ điển Đức là phép biện chứng của Hêghen (1770-1831), mà hạt nhân của phép biện
chứng đó là học thuyết về mâu thuẫn và sự phát triển. Phoiơbắc (1804-1872) chống lại triết học
duy tâm và tôn giáo, phát triển học thuyết về chủ nghĩa duy vật nhân bản.
Vào các thế kỷ XVIII-XIX, tư tưởng triết học duy vật tiến bộ đã phát triển ở nước Nga. Tư tưởng
đó đã đi vào truyền thống lịch sử của chủ nghĩa duy vật, mà người đầu tiên sinh ra tư tưởng đó là
M.V.Lômônôxốp (1711- 1765) và tư tưởng đó, bắt đầu từ Rađisép, vững bước đi vào thế giới
quan của những nhà hoạt động xã hội tiên tiến của nước Nga. Trong các tác phẩm của
V.G.Bêlinxki (1811-1848), A.I.Gécxen (1812-1870), N.G. Trernưxépxki (1828-1889), N.A.
Đốpbờraliubốp (1836-1861) và của những người bạn chiến đấu của họ và những người đi sau họ
đã tạo ra được sự phát triển của triết học cách mạng dân chủ Nga, gắn trong mình một nấc thang
mới trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật trước Mác.
5. Sự hình thành và phát triển của triết học Mác.
Chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác là một bộ phận của chủ nghĩa Mác nói riêng, xuất
hiện vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi giai cấp vô sản thể hiện mình trên vũ đài lịch sử như
một lực lượng chính trị độc lập. Tính cấp thiết về kinh tế-xã hội, khoa học-lý luận và chính trị
trực tiếp quy định sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác là sự trả lời
khoa học cho các vấn đề xuất hiện trong quá trình phát triển của thực tiễn xã hội và của sự vận
động lôgíc nhận thức của con người. C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) đã phân
tích một cách sâu sắc và có phê phán thực tiễn xã hội trên cơ sở kế thừa biện chứng và sắp xếp
lại các ưu điểm đã có trong lĩnh vực triết học và tư tưởng xã hội trước để xây dựng một thế giới
quan mới về chất.
a. Các tiền đề của sự hình thành và phát triển triết học Mác
Tiền đề kinh tế - xã hội của triết học Mác.
- Chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh ở các nước Tây Âu tiên tiến.
Từ những năm 30 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đi vào giai đoạn phát triển mới. Đây là thời
kỳ chủ nghĩa tư bản đã trở thành hệ thống kinh tế thống trị ở các nước Tây Âu, phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa lớn lên nhanh chóng, tính hơn hẳn của chế độ tư bản so với chế độ phong
kiến được thể hiện một cách rõ rệt. Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ,
đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn các lực lượng sản xuất của tất cả các
thế hệ trước kia gộp lại.

- Thời kỳ đã diễn ra những mâu thuẫn không thể điều hoà giữa vô sản và tư sản.
Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bộc lộ ngày càng sâu sắc. Đó là
mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá quá trình sản xuất và trình độ phát triển ngày càng cao của
lực lượng sản xuất với tính tư hữu trong việc sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức và phân phối sản
phẩm lao động. Những người lao động bị bần cùng hoá vì bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng
dư. Giai cấp tư sản không còn là giai cấp cách mạng trong xã hội.
- Giai cấp vô sản đã ý thức được những lợi ích căn bản của mình và tiến hành đấu tranh chống
chủ nghĩa tư bản. Sự đấu tranh của giai cấp vô sản với tính cách là một lực lượng chính trị xã hội
độc lập xuất hiện mang ý nghĩa đấu tranh giai cấp. Đó là cuộc đấu tranh không điều hoà giữa giai
cấp vô sản với giai cấp tư sản.
+ Ở thời kỳ đầu, phong trào công nhân còn mang tính tự phát, thiếu tổ chức với hình thức đấu
tranh cơ bản là đấu tranh kinh tế. Giai cấp công nhân còn chưa hiểu được những nguyên nhân
làm nên nỗi khổ của mình.
+ Cuối thế kỷ XVIII, giai cấp công nhân Anh, Pháp đã sử dụng hình thức đấu tranh mới. Đó là
đình công, bãi công mang tính chất quần chúng rộng rãi kết hợp với biểu tình tuần hành.
+ Vào những năm 30-40 của thế kỷ XIX đã có những biến đổi sâu sắc trong phong trào công
nhân. Những cuộc đấu tranh đầu tiên có tính tự giác xuất hiện, khởi nguồn là cuộc khởi nghĩa
của những người thợ dệt Ly-ông (1831 & 1834), cuộc nổi dậy có tính cách mạng của công nhân
Pa-ri (1832), cuộc nổi dậy của thợ dệt Đức (1844) và phong trào Hiến chương ở Anh (1830-
1840).
Như vậy, phong trào công nhân thời kỳ này đã tạo nên bước ngoặt căn bản trong quan niệm về
lịch sử, nảy sinh nhu cầu lý luận của thực tiễn cách mạng để vạch trần những sai lầm cho rằng
nhà tư bản và người lao động có thể sống chung, cùng hạnh phúc trong xã hội tư bản; để thay
đổi những quan niệm cũ về lịch sử bằng những quan niệm mới: trả lời một cách rõ ràng những
vấn đề mà mọi giai cấp trong xã hội quan tâm là số phận của loài người sẽ ra sao; những lực
lượng nào đóng vai trò chủ yếu trong cuộc đấu tranh cho tương lai của nhân loại; giai cấp vô sản
có sứ mệnh gì trong lịch sử.
Thực tiễn cách mạng của phong trào công nhân nảy sinh yêu cầu khách quan là những vấn đề
mà thời đại đặt ra phải được soi sáng bằng lý luận khoa học, được giải đáp về mặt lý luận khi
đứng trên lập trường của giai cấp vô sản.

Những điều đó nói lên rằng, nhu cầu xã hội đã chín muồi để xuất hiện một thế giới quan triết
học mới: thế giới quan triết học mácxít.
Tiền đề lý luận của triết học Mác.
- Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là các học thuyết của hai đại biểu tiêu biểu là Hêghen (1770-
1831) và Phoiơbắc (1804-1872), là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. Đó là những
hạt nhân hợp lý củatư tưởng biện chứng Hêghen và các tư tưởng duy vật về những vấn đề cơ bản
của triết học Phoiơbắc.
- Kinh tế chính trị học Anh mà đại biểu là A. Smít và Đ. Ricácđô với lý luận giá trị lao động là
yếu tố không thể thiếu trong sự hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác.
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những dự đoán thiên tài của Xanh Xi mông, S. Phuriê
và Ôoen về một số đặc điểm của xã hội xã hội chủ nghĩa tương lai và sự phê phán của họ đối với
chủ nghĩa tư bản.
- Các tác phẩm của các nhà sử học Pháp thời kỳ Khai sáng (Thêri, Gigiô, Minhe v.v.). Nhờ đó,
triết học Mác trở thành vũ khí lý luận cải tạo xã hội bằng cách mạng.


Tiền đề khoa học tự nhiên của triết học Mác.
- Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng chứng minh rằng, sự phát triển của vật chất là
một quá trình vô tận của sự chuyển hoá những hình thức vận động của chúng mà không có lực
nào mất đi cả, không có sự phát sinh và mất đi của năng lượng mà chỉ có sự chuyển hoá không
ngừng của năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
- Thuyết tế bào chứng minh rằng, tế bào là cơ sở của kết cấu và sự phát triển chung của các cơ
thể thực vật và động vật. Thuyết này xác định sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thái giữa
giới động vật và giới thực vật, giải thích quá trình phát triển của chúng, phá bỏ quan niệm siêu
hình khi không nhận thấy sự thống nhất về mặt nguồn gốc và hình thái giữa giới thực vật và
động vật.
- Thuyết tiến hoá đã giải thích một cách duy vật về nguồn gốc và sự phát triển của các loài thực
vật và động vật đã đem lại cho sinh học cơ sở thật sự khoa học, xác định tính biến dị và di truyền
giữa các loài.
Các thành tựu (phát minh) trên đã cho thấy sự tiến bộ về chất của khoa học là tiền đề của sự

tiến bộ của triết học: cái thúc đẩy các nhà triết học tiến lên, không phải chỉ riêng sức mạnh của tư
duy, mà cái đã thúc đẩy họ tiến lên chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhanh chóng và
mãnh liệt của khoa học tự nhiên và của công nghiệp.
b. Bản chất và những đặc điểm chính của bước ngoặt cách mạng do C.Mác và Ph.Ăngghen thực
hiện trong triết học.
Tính khoa học của triết học Mác
Các ông đã xây dựng nên thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản, được thể hiện trong việc
soạn ra chương trình khoa học cho công cuộc xây dựng xã hội cộng sản, đem chương trình đó-
chương trình của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản- gieo vào mảnh đất của các quan hệ
tư bản chủ nghĩa; chuyển chủ nghĩa duy vật vào sự nhận thức xã hội và lịch sử của nó; thống
nhất sáng tạo chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, nhờ đó, dẫn tới sự ra đời hệ thống chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Tính cách mạng của triết học Mác. Dù là sự tổng hợp của sự phát triển của thực tiễn xã hội và
của nhận thức khoa học, nhưng triết học Mác đã thể hiện tính cách mạng trong lịch sử tư tưởng
nhân loại. Khảng định sự khác biệt về chất của triết học Mác đối với những hệ thống triết học
trước đó, V.I.Lênin viết: "áp dụng phép biện chứng duy vật vào việc soạn thảo ra kinh tế chính
trị, và từ cơ sở này- vào lịch sử, vào khoa học tự nhiên, vào triết học, vào chính trị và vào chiến
lược của giai cấp công nhân- Đó là những gì mà C.Mác và Ph.Ăngghen quan tâm hơn cả, đó là
những gì mới nhất, bản chất nhất mà họ mang lại, đó là bước tiến thiên tài trong lịch sử tư tưởng
cách mạng" (V.I.Lênin: t.24, tr.264).
c. Giai đoạn Lênin trong triết học Mác. Giai đoạn mới trong sự phát triển của triết học Mác gắn
liền với tên tuổi của V.I.Lênin (1870-1924), Người đã hoàn thiện chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử trên cơ sở phân tích đặc điểm và tổng hợp những thành tựu của khoa
học tự nhiên trong thời đại mới của chủ nghĩa tư bản- thời đại đế quốc chủ nghĩa.
V.I.Lênin đã phát triển một cách toàn diện lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng-
chỉ ra tính biện chứng của quá trình nhận thức, đưa ra học thuyết về vai trò của thực tiễn trong
nhận thức, đưa ra học thuyết về chân lý, trong đó chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa chân lý
tương đối và chân lý tuyệt đối.
V.I.Lênin đặc biệt nhấn mạnh vấn đề phân chia sự phát triển biện chứnglà phươngpháp khoa
học của sự nhận thức và cải tạo thế giới. Người phê phán mạnh mẽ những hình thức khác nhau

của chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri trong triết học cũng như trong khoa học, đưa ra tính
cần thiết của liên minh giữa các nhà triết học với các nhà thực nghiệm khoa học tự nhiên.
V.I.Lênin đã đưa ra và giải quyết các vấn đề của tồn tại xã hội và ý thức xã hội, hình thái kinh tế-
xã hội, của giai cấp, của nhà nước, quan hệ dân tộc, của nhân tố chủ quan, phát triển học thuyết
về cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới.
Di sản triết học của V.I. Lênin trong thời đại hiện nay trở thành cơ sở lý luận của việc nghiên
cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong triết học mácxít. Tuy vậy, bắt đầu từ những năm 30
của thế kỷ XX, các học thuyết hệ tư tưởng và tầm thường hoá triết học đã thống trị trong triết
học mácxít. Về bản chất, các học thuyết đó đã xa rời những nguyên tắc cơ bản của triết học Mác-
Lênin. Triết học trở thành công cụ biện hộ về mặt tư tưởng cho sự trấn áp chính trị, cho hệ thống
chuyên quyền - quan liêu, tích cực tham gia vào sự hỗn độn của thuyết tương đối, cơ học lượng
tử, gien, vào một loạt xu hướng của thuyết không thể biết mới và vào các khái niệm trong lĩnh
vực khoa học xã hội. Điều này đã mang lại những tổn thất không nhỏ cho khoa học nói riêng và
xã hội nói chung.
Đại hội Đảng Cộng sản Liên-xô lần thứ XX đã đem lại động lực mới cho sự nghiên cứu sáng tạo
trong lĩnh vực triết học mácxít. Trong những năm giữa của những năm 50 của thế kỷ XX đã bắt
đầu hình thành một loạt những hướng nghiên cứu mới như: những vấn đề triết học trong khoa
học tự nhiên, lôgíc học và phương pháp luận khoa học, mỹ học, đạo đức học, xã hội học v.v. Tuy
nhiên, về tổng thể, triết học mácxít không vượt qua được ảnh hưởng làm mình biến dạng của hệ
thống quan liêu - bao cấp- không chỉ một lần trượt khỏi khoa học triết học, chống lại những
hướng đi và những tư tưởng mới.
6. Những đòi hỏi cơ bản đối với triết học hiện nay là triết học phải đối mặt với cuộc sống muôn
hình, muôn vẻ. Muốn vượt qua được sự cách biệt giữa triết học với cuộc sống hiện thực của con
người và của xã hội loài người thì triết học phải từ bỏ những lập luận trừu tượng và những học
thuyết lý luận kinh viện, phải từ bỏ các quan hệ khống luận, các quan hệ biện luận tới hiện thực,
phải loại bỏ những hệ thống tưởng tượng, giáo điều, sao y bản chính mà triết học mácxít đã mắc
phải.
a. Trong thời đaị hiện nay, một trong những nhiệm vụ chính của triết học mácxít là
- Nghiên cứu học thuyết duy vật biện chứng và các nguyên lý, qui luật, phạm trù của học thuyết
đó trong mối quan hệ tác động qua lại với triết học xã hội, với sự nghiên cứu mang tính triết học

của khoa học, với triết học văn hoá và với sự nghiên cứu triết học-lịch sử.
- Hướng quan trọng nhất trong lĩnh vực chủ nghĩa duy vật lịch sử là nghiên cứu quan ni���m
mới về chủ nghĩa xã hội, nghiên cứu sự biện chứng của xã hội xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn
chuyển hoá của nó vào hình thức mới về chất, nghiên cứu bản chất và tính chất của các mâu
thuẫn trong xã hội xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu những cơ cấu của những mâu thuẫn đó và các
phương pháp giải quyết chúng.
- Đặc biệt cấp thiết là sự nghiên cứu mang tính triết học về sự lớn mạnh của vai trò con người
trong sự phát triển bước đầu của xã hội mới, nghiên cứu một cách tổng hợp những hình thái khác
nhau hoạt động sống, mục đích, lý tưởng và các giá trị của nó. Cùng với sự nghiên cứu những
vấn đề đó là vấn đề không tách rời- nhiệm vụ xây dựng một thế giới quan khoa học.
- Làm phong phú một cách sáng tạo những tư tưởng triết học chỉ có thể khi và trên con đường
phân tích những yếu tố hiện thực, phân tích lôgíc khách quan của cuộc sống, đưa ra những tư
tưởng so sánh, đối chiếu được cho các xu hướng có tính tìm tòi, tạo ra những cuộc tranh luận về
những vấn đề xuất hiện từ chính cuộc sống.
b. Triết học không mácxít giữa thế kỷ XIX-XX.
- Vào những năm 40-60 của thế kỷ XIX, trong triết học Tây Âu, các hình thái kinh điển của chủ
nghĩa duy tâm trượt vào sự thoái trào. Là sự phản ứng với triết học duy tâm (trước hết với triết
học cổ điển Đức), xuất hiện "chủ nghĩa duy vật tầm thường" (Buxnher, Phốcxtơ, Malêsốt) mang
tính siêu hình, máy móc; dựa trên tính đặc biệt của nhận thức, chủ nghĩa duy vật tầm thường đã
đồng nhất nhận thức với các hiện tượng và các quá trình vật chất. Vào thế kỷ thứ XIX, xuất
hiện "chủ nghĩa thực chứng" (Côngtơ, Mill, Spenxer)- đó là trường phái triết học duy tâm chủ
quan, phủ định tính thế giới quan của triết học, giải thích cơ sở của thế giới bằng ý chí, như là cái
tự phát ban đầu, E. Gartman phát triển "quan niệm ý chí luận" (thuyết ý chí) và "chủ nghĩa bi
quan" của Sôpengauer về thế giới. Vào những năm 70-80 của thế kỷ XIX, dưới khẩu hiệu "Quay
lại với Cantơ", xuất hiện "chủ nghĩa Cantơ mới", chủ nghĩa này được phát triển tiếp vào cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Vinđenbanđ, Ríchkert, Natôri, Côgen, Cáccirer).
- Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XIX đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bắt đầu hình
thành các trường phái chính của triết học không mácxít của thế kỷ XX. ảnh hưởng lớn nhất
là "chủ nghĩa trực giác" (linh cảm) của Bergxơn- chủ nghĩa này đối lập với nhận thức duy lý-
"nhận thức được" trực giác đối với cuộc sống.

Sự phục sinh của triết học tự biện là "chủ nghĩa Hêghen mới" (Bređli, Grin, Rôix, Crôche,
Crônher, Libert)- chủ nghĩa này phục hồi tính phi lý trong phép biện chứng của Hêghen, một
trong những hướng của "chủ nghĩa thực chứng đầu tiên" (thứ nhất) là chủ nghĩa Makhơ (chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán), những người sáng lập ra nó là Makhơ và Avennariút cho rằng,
nhận thức của con người là công cụ của sự tiếp cận sinh học tới tự nhiên, bỏ qua nguyên tắc tư
duy kinh tế.
- Vào đầu thế kỷ XX, "chủ nghĩa thực dụng" (Pirx, Dzemx, Diup) đã gây được ảnh hưởng lớn,
chủ nghĩa này có xuất phát điểm từ sự lý giải chân lý chỉ là điều có ích thiết thực mà phủ định
những lợi ích khách quan của cá nhân.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng xuất hiện trường phái "triết học cuộc sống" (Nhítxe,
Đintêy, Zimmen). Hùa theo học thuyết của Nhítxe là quan điểm phi lý của Spengler.
- Sau thắng lợi của Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Tháng Mười (Nga) vĩ đại, giai đoạn mới
trong sự tiến hoá của triết học không mácxít bắt đầu. Xuất hiện những trường phái và những xu
hướng đặt cho mình nhiệm vụ xây dựng lại chủ nghĩa duy tâm kiểu mới.
Có ảnh hưởng hơn cả trong triết học duy tâm thế kỷ XX là chủ nghĩa "hiện tượng tiên
nghiệm" (hiện tượng lạ kỳ, đặc biệt) của Guxxerl, lúc đầu, chủ nghĩa này chỉ cố gắng chuyển
triết học vào "khoa học nghiêm túc", còn về sau, chủ nghĩa này tiến tới quan niệm của sự khủng
hoảng của khoa học và văn hoá Châu Âu nói chung.
Một trong những nhà sáng lập ra triết học "nhân bản hiện đại" là Seler, người đã đặt vấn đề
con người và vị trí của con người vào trung tâm học thuyết triết học của mình.
- Vào những năm 10 đến những năm 20 của thế kỷ XX, xuất hiện "chủ nghĩa tự nhiên
mới" (Mur, Perri, Kholt, Montegiu); "Xu hướng vũ trụ học" trong chủ nghĩa tự nhiên mới
(Alếchxanđơ, Uaitkhed, Smetx) đã phát triển quan niệm siêu hình "sự tiến hoá êmerđzent".
- Vào những năm 20-30 của thế kỷ XX, xuất hiện "chủ nghĩa tự nhiên phê phán" (Santanna,
Stroig, Dreic)- như là sự phản ứng lại chủ nghĩa tự nhiên mới.
+ Nửa đầu đến giữa thế kỷ XX Một trong những hướng chính của triết học Phương Tây
là "chủ nghĩa thực chứng mới" (Raxxel, Vitgenstein, Carnap, Slik, Nhieirat), chủ nghĩa này phủ
định khả năng của triết học như là khả năng của học thuyết lý luận nhận thức của những vấn đề
mang tính thế giới quan, đối lập khoa học với triết học, đưa nhiệm vụ của triết học tới sự phân
tích lôgíc ngôn ngữ của khoa học. Đồng thời, những đại biểu trên của chủ nghĩa thực chứng mới

đã có những vai trò nhất định trong việc phát triển lôgíc hình thức hiện đại. Các trường phái
chính của chủ nghĩa thực chứng mới là "chủ nghĩa lôgíc kinh nghiệm" (Carnap, Phranx,
Rieykhenbắc), "chủ nghĩa lôgic thực dụng" (Cuain, Guđmen) và "triết học ngôn ngữ học"
(Vitgenstein về sau, Rail, Oxtin, Xtrôixốp, Uixdom), những người đã chuyển hoá sự nghiên cứu
triết học thành sự nghiên cứu ngôn ngữ học.
+ Nửa đầu đến giữa thế kỷ XX, "chủ nghĩa cá nhân" (Braitmen, Munhie, Lacruia, Phliuelling)
cũng có được sự ảnh hưởng nhất định nào đó- đây là xu hướng tôn giáo-duy tâm, cho rằng cá
nhân cao hơn giá trị tinh thần, còn toàn bộ thế giới- đó là sự thể hiện tính tích cực của "cá nhân
cao nhất"- Chúa Trời.
+ Một trong những hướng chủ đạo của triết học Tây Âu giữa thế kỷ XX là "chủ nghĩa hiện
sinh". Hướng chính của chủ nghĩa đó là "chủ nghĩa hiện sinh "vô thần"" (Starte, Camiu,
Khaiderrgior trước) và "chủ nghĩa hiện sinh tôn giáo" (Marxel, Iaxperx, Buber)- Vấn đề con
người được chủ nghĩa này đặt lên hàng đầu, chủ nghĩa hiện sinh không xem xét con người như là
thực thể tự nhiên và xã hội mà xem xét nó như là sự tồn tại (hiện sinh) tinh thần- khả năng "tồn
tại (hiện sinh)", được thực hiện trong hành động lựa chọn mang tính tự do tuyệt đối.
Xu hướng có ảnh hưởng hơn cả trong triết học tôn giáo hiện đại là "chủ nghĩa khổ hạnh
mới"(Mariten, Zilson, Bokhenxki)- đây là học thuyết triết học của chủ nghĩa Thiên Chúa giáo
mới, khi dựa vào nguyên tắc "sự hài hoà của trí tuệ và niềm tin", học thuyết này phục hồi lại
những nguyên tắc chính của học thuyết triết học kinh viện thời Trung cổ của Phôma Ăcvinxki,
chủ nghĩa khổ hạnh mới đưa ra sự giải thích tôn giáo đối với các học thuyết khoa học hiện đại.
- Vào những năm 60-70 của thế kỷ XX, các trường phái triết học trên đây đánh mất dần sự ảnh
hưởng của mình. Nổi lên những trường phái triết học như triết học nhân bản, triết học
Germennhiéptiki, chủ nghĩa cấu trúc, trường phái Phranphuốc, chủ nghĩa duy lý phê phán, chủ
nghĩa hậu thực chứng các loại của triết học, các phương án hiện tại của "triết học phân tích",
những trường phái triết học này thể nghiệm bằng con đường thay đổi các vấn đề và phương pháp
nghiên cứu để khắc phục những khó khăn và mâu thuẫn của các tư tưởng triết học Phương Tây.
+ Triết học nhân bản (Plécnhier, Giêlen, Rốtxlắccer, Landman) kỳ vọng vào sự khôn ngoan
triết học của tri thức khoa học về con người, tuy vậy, những đại diện chính của triết học nhân bản
đã không thể tạo ra hình ảnh tổng quát của con người.
Các đại diện chính của triết học Ge-rmen-nhiép-tiki (Betti, Gađamer, Rikier) nhìn thấy trong nó

không chỉ phương pháp của khoa học nhân văn, mà còn là phương tiện để giải thích các tình
huống văn hoá-lịch sử và sự tồn tại của con người. Khi xem xét vấn đề cơ bản của triết học trong
vấn đề ngôn ngữ, họ loại trừ nhận thức khoa học khách quan, tin tưởng một cách tuyệt đối vào
các khảng định gián tiếp của nhận thức, được truyền tải trong ngôn ngữ.
+ Chủ nghĩa cấu trúc (LêviStrox, Lakan, Phucô) là trường phái triết học, bản chất của trường
phái đó là tuyệt đối hoá phương pháp cấu trúc và cấu trúc ngôn ngữ. Sự cố gắng mở ra những
cấu trúc tổng hợp của hiện thực xã hội và tư duy của con người được chuyển vào trong sự tìm tòi
những bản chất siêu hình.
+ Trường phái Phranphuốc (Khorkhaimer, Ađôrnô, Marcuze, Khabermắc) khi dựa vào khả năng
tồn tại của triết học hệ thống đã coi chức năng cơ bản của tri thức triết học trong sự phê phán
"tổng thể" nhận thức khoa học, phê phán các luận thuyết xã hội và văn hoá.
+ Chủ nghĩa duy lý phê phán (Pôper, Lacatôx, Albert, Phenherabend) xây dựng quan niệm của
mình trên cơ sở các vấn đề về sự phát triển của tri thức khoa học mà không công nhận sự có mặt
của phương pháp nghiên cứu của triết học. Các đại diện chính của chủ nghĩa duy lý nhìn thấy
nhiệm vụ của triết học trong cái được gọi là phê phán duy lý (là cái vay mượn của khoa học).
Trong triết học xã hội, chủ nghĩa này là các dạng khác nhau của các cải cách tư sản. Triết học
Tây Âu của khoa học tập trung vào các vấn đề của sự phát triển của tri thức khoa học, vào mọi
sự thay đổi lịch sử trong các dạng của tính duy lý, vào sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội lên
hoạt động nhận thức; đồng thời phủ định vấn đề tính khách quan và tính chân lý của nhận thức-
một biểu hiện của chủ nghĩa tương đối lịch sử.
- Vào những năm 80 của thế kỷ XX, trường phái "chủ nghĩa duy vật khoa học" và các dạng khác
nhau của chủ nghĩa hiện thực khoa học đã có những ảnh hưởng nhất định lên tư tưởng triết học
Tây Âu, đặc biệt là trong triết học và phương pháp luận khoa học.
Các xu hướng chính của sự phát triển của triết học không mácxít trong những năm 80 của thế
kỷ XX gắn liền với nhận thức những vấn đề nền móng như, thế giới là gì và vị trí của con người
trong thế giới đó ở đâu, số phận của nền văn minh của loài người hiện nay, những mâu thuẫn và
các hậu quả về mặt xã hội của sự tiến bộ khoa học-kỹ thuật, sự đa dạng và sự thống nhất của văn
hoá, của bản chất nhận thức của con người, cấu trúc của nó và giới hạn, tồn tại và ngôn ngữ v.v

c. Triết học trong thế giới hiện đại.

- Kinh nghiệm nhận thức lịch sử chỉ ra rằng, triết học cần phải dựa vào tri thức mà nhân loại đã
đạt được. Triết học đã đưa ra nhiều qui tắc nền móng cho khoa học hiện đại: Quan niệm của
thuyết nguyên tử, qui tắc về sự bảo toàn số lượng của sự vận động, nguyên tắc thuyết định luận,
các tư tưởng của sự phát triển v. v. Trong sự gắn liền không tách rời với triết học, khoa học đã
đưa ra những học thuyết hiện đại về vũ trụ, về không gian và thời gian, các nguyên tắc tự tổ chức
v.v. về phía mình, sự tiến bộ của khoa học đã và đang làm triết học phong phú thêm.
- Triết học không thay thế được cho những khoa học chuyên ngành mà chỉ trang bị cho chúng
phương pháp chung của nhận thức và tư duy lý luận, nhờ đó mà triết học chiếm vị trí then chốt
trong hệ thống khoa học. Phạm vi áp dụng các phương pháp của các khoa học chuyên ngành
thường bị hạn chế trong phạm vi đối tượng nghiên cứu của các khoa học đó. Trái lại, các phương
pháp của triết học có tính tổng hợp, nhưng các phương pháp này được áp dụng vào các chuyên
ngành của nhận thức không trực tiếp, mà thường là trong kết quả chuyển hoá chúng vào hệ thống
qui tắc được áp dụng vào tài liệu đặc biệt của khoa học tương ứng.
- Khi nghiên cứu xu hướng phát triển của khoa học thế kỷ XIX, Ph.Ăngghen chỉ ra rằng, cơ sở
triết học tương ứng với các tri thức khoa học tự nhiên cần phải trở thành biện chứng duy vật:
"Phép biện chứng là hình thức quan trọng nhất cho khoa h��c tự nhiên, mặc dầu chỉ có nó thể
hiện sự tương tự và bằng cách này, nó là phương pháp giải thích cho những quá trình của sự phát
triển xẩy ra trong tự nhiên, cho những mối liên hệ chung nhất của tự nhiên, cho những sự chuyển
hoá từ một phạm vi nghiên cứu này sang phạm vi khác"(C.Mác và Ph.Ăngghen: t.20, tr.367).
Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của phép biện chứng lớn mạnh trong khoa học của thế
kỷ XX, nhất là khi mà khoa học tự nhiên chịu ảnh hưởng lớn của những xu thế liên kết được thể
hiện, thí dụ, trong sự xuất hiện của điều khiển học (xibecnêtic) và sự thể hiện trong các thử
nghiệm xây dựng một học thuyết thống nhất của các yếu tố thành phần, của học thuyết chung về
sự tiến hoá của sinh vật, của học thuyết chung về hệ thống, của các quan niệm giữa các khoa học
getíki xanh.
- Phương pháp luận tổng thể (toàn bộ những vấn đề) có ý nghĩa vô cùng đặc biệt cho nhận thức
khoa học hiện đại: các phương pháp phân tích cấu trúc tri thức khoa học; sự xuất hiện và phát
triển của tri thức mới, phương pháp kinh nghiệm và lý luận của sự nghiên cứu; mối quan hệ qua
lại giữa các phương pháp trực giác, evri và lôgíc trong quá trình đưa ra những giả thuyết mới và
quá trình soạn thảo những luận thuyết khoa học; các phương pháp giải thích, nhận thức và tiên

đoán (đoán trước) các hiện tượng. Vai trò và vị trí của triết học trong nhận thức khoa học được
xác định khi triết học đưa lại khả năng nhận thức, đánh giá ý nghĩa và phạm vi áp dụng các
phương pháp của khoa học chuyên ngành và của khoa học chung vào sự nghiên cứu dựa vào
quan điểm của phương pháp tổng hợp của phép biện chứng duy vật.
- Khi chỉ ra các mâu thuẫn bên trong trong sự phát triển của nhận thức khoa học, được thể hiện
trong sự không hoàn thiện của các tri thức cũ bằng những sự kiện (yếu tố) mới và bằng những sự
kiện (yếu tố) đã có của kinh nghiệm và của thực tiễn, phép biện chứng duy vật định hướng các
nhà nghiên cứu đến việc đưa ra và giải quyết những vấn đề mới của khoa học và bằng cách đó,
tạo ra khả năng tiến bộ của khoa học. Điểm đặc thù này của phép biện chứng duy vật đặc biệt rõ
ràng khi nó thể hiện trong những giai đoạn chuyển hoá và khủng hoảng của khoa học, vượt qua
những giai đoạn đó và dẫn chúng ta đến các cuộc cách mạng khoa học bao gồm trong đó sự biến
thể (biến đổi, biến thái, biến hình, biến dạng, biến hoá) cơ sở của hệ thống tri thức khoa học (có
nghĩa là các lý tưởng và các hình thái của cơ sở đó), đồng thời, của hình thái của hiện thực.
- Trong tâm điểm của nhận thức triết học có những vấn đề sau đây nẩy sinh, thí dụ, sự đe doạ của
chiến tranh hạt nhân tiêu diệt nền văn minh của nhân loại, khủng hoảng môi trường toàn cầu, sự
lạnh nhạt của con người đối với các cấu trúc kinh tế-chính trị do chính con người sinh ra. Xã hội
hiện nay đang đứng trước thử thách nóng bỏng của nhu cầu trong việc soạn ra những cách tiếp
cận mới, những định hướng mới của thế giới quan và những chương trình hoạt động sống của
con người. Trước những vấn đề nền móng đó, triết học có sứ mệnh giải thích và làm sáng tỏ
những ý nghĩa sâu sắc của sự tồn tại của con người; nhận biết theo cách mới các cơ sở tinh thần
của thế giới con người, vấn đề tự do, công bằng, đạo đức, luân lý và tính trách nhiệm.
- Sự phân tích tương ứng hoàn cảnh tinh thần hiện nay không thể tách rời với sự phục hồi các
truyền thống của chủ nghĩa nhân đạo mácxít, chủ nghĩa đó đặt con người và những vấn đề hiện
thực trong sự tồn tại của con người vào trung tâm của sự nghiên cứu triết học-xã hội học. ý thức
triết học của thực tiễn mâu thuẫn và phức tạp trong thế giới hôm nay đòi hỏi phải mở rộng tiềm
năng cách mạng-phê phán của phép biện chứng duy vật. Trong điều kiện của sự đối thoại giữa
các hệ thống chính trị-xã hội và các nền văn hoá-tinh thần, xuất hiện vấn đề sâu sắc của ý thức-
đó là những vấn đề được ưu tiên hàng đầu như: vấn đề lợi ích chung của toàn nhân loại, các giá
trị và các lý tưởng; chúng được coi là cơ sở thế giới quan của quá trình hội nhập về kinh tế, khoa
học và văn hoá của nhân loại trong thế giới thống nhất và toàn vẹn./.

Nguồn: Triết học. tr. 695-69. Đọc thêm: Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ nghĩa duy vật biện chứng,
Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Phép biện chứng, Chủ nghĩa cộng sản khoa học, Lý luận nhận thức,
Khoa học, Xã hội học, Đạo đức học, Mỹ học.
CHƯƠNG I. TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

CÁCH TRÌNH BÀY THỨ HAI
1. Khái niệm triết học và đối tượng nghiên cứu của triết học.
a. Khái niệm, nguồn gốc râ đời của triết học.
- “Khái niệm triết học”.
+ Người Ấn Độ đọc “triết học” là dar sha na, có nghĩa là chiêm ngưỡng (hàm ý là tri thức dựa
trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải); "Triết", nghĩa chữ Hán,
có nghĩa là trí (bao hàm sự hiểu biết, nhận thức sâu rộng, đạo lý); “triết học” gốc tiếng Hy Lạp cổ
khó viết nên người ta chuyển sang tiếng Latinh thành Philosophy- yêu mến (philos) sự thông thái
(sophy). Philosophy vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý
của con người.
+ Nhà triết học (triết gia) là nhà thông thái, có khả năng làm sáng tỏ bản chất của mọi sự
vật, hiện tượng. Với quan niệm như vậy, triết học khi mới ra đời không có đối tượng nghiên cứu
riêng mà bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại, là "khoa học của mọi khoa học".
+ Ngay từ đầu, triết học đã được hiểu như là hoạt động tinh thần của con người biểu hiện khả
năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã
hội. Thuật ngữ triết học bao gồm hai yếu tố: Yếu tố nhận thức (sự hiểu biết về vũ trụ và con
người, sự giải thích hiện thực bằng hệ thống tư duy) và Yếu tố nhận định (đánh giá về mặt đạo lý
để xây dựng thái độ và hành động đúng).
+ Quan niệm về môn học triết học ngày càng được hoàn thiện trong lịch sử cho đến khi
triết học Mác ra đời.
+ Theo quan điểm mácxít, triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế
giới, về vai trò và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Nguồn gốc ra đời của triết học. Triết học ra đời rất sớm, cả ở phương Đông và phương
Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VI-V tr.c.n) ở một số trung tâm văn minh cổ
đại, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp, Ba Bi Lon v.v. "Còn về những lĩnh vực tư tưởng ở

trên cao hơn nữa trên không trung, như tôn giáo, triết học thì đã có một nội dung tiền
sử". (C.Mác và Ph.Angghen:Tuyển tập,Nxb Sự thật,Hà nội,1971, t.II, tr.602).
+ Nguồn gốc nhận thức, khi tư duy con người đã đạt đến một trình độ khái quát hoá, trừu tượng
hoá cao, do đó có khả năng chuyển từ nhận thức kinh nghiệm sang nhận thức lý luận.
Triết học xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của nhận thức khoa học; với sự xuất hiện những đòi
hỏi, yêu cầu của xã hội về nhận thức thế giới và con người trong khi nghiên cứu những qui luật
chung nhất về tồn tại và tư duy; khi năng lực tư duy trừu tượng của con người đã phát triển và
đạt đến trình độ có thể khái quát được các tri thức của nhân loại thành hệ thống.
+ Nguồn gốc xã hội, đó là khi các hoạt động sản xuất của con người bắt đầu có sự phân công lao
động, chế độ tư hữu hình thành, giai cấp xuất hiện.
Triết học chỉ xuất hiện khi lao động đã phát triển đến sự phân chia lao động thành lao động trí óc
và lao động chân tay (khi Công xã nguyên thuỷ bị thay thế bằng xã hội Chiếm hữu nô lệ). Vì
vậy, từ khi ra đời, triết học đã mang tính giai cấp, nghĩa là triết học phục vụ cho lợi ích của
những lực lượng xã hội nhất định, của những giai cấp nhất định.
b. Đối tượng của triết học, sự biến đổi của đối tượng của triết học qua các giai đoạn lịch
sử
- Thời cổ đại triết học không có đối tượngnghiên cứu riêng. Triết học là “khoa học của
mọi khoa học” với nghĩa, triết học bao gồm toàn bộ tri thức của con người đã đạt được thời đó.
Platôn (427-347 tr.c.n, Hy Lạp) coi triết học là lĩnh vực đặc biệt của nhận thức. Arítxtốt (384-322
tr.c.n, Hy Lạp) viết: "Triết học đầu tiên lấy việc nhận thức nguyên nhân của cái đang tồn tại làm
đối tượng của mình, bởi vì nhận thức là nhận thức cái đang tồn tại". (Siêu hình học, Mátxcơva,
1934, tr.58. Tiếng Nga).
- Thời Trung cổ, đối tượng của triết học bị hoà lẫn với đối tượng của thần học.
- Thời Cận đại, đối tượng của triết học cũng được quan niệm là đối tượng của các khoa
học (triết học được coi là “khoa học của mọi khoa học” với nghĩa, triết học đứng trên các khoa
học cụ thể, chuyên ngành).
- Trong thời hiện đại, triết học được tách ra và đã trở thành một môn khoa học độc lập và
có đối tượng nghiên cứu riêng. Theo Hêghen (1770-1831, triết học cổ điển Đức), triết học là sự
tóm tắt thời đại bằng lý luận.
+ Triết học mácxít xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ

giữa tư duy với tồn tại trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu các quy luật chung nhất của
tự nhiên, xã hội và tư duy.
+ Từ đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Triết học phương Tây hiện
đạikhông ngừng phân hoá thành nhiều trường phái khác nhau. Tuy vậy, nội dung triết học của
các trường phái đó chỉ xoay quanh hai trào lưu chủ yếu là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa
nhân bản phi lý.
* Nguyên nhân của sự chuyển hướng trên là do những mâu thuẫn kinh tế-xã hội vốn có
ngay chính trong lòng chủ nghĩa tư bản và do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng kỹ
thuật (cách mạng công nghệ).
* Sau hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, có thể tóm tắt các quan điểm của chủ
nghĩa thực chứng cũ vào các ý chính sau: 1) Nhận thức cần phải được giải phóng khỏi bất kỳ sự
phân tích mang tính triết học nào (cả sự phân tích dưới góc độ thế giới quan và góc độ tổng
quát). 2) Mọi triết học trước đây- triết học “truyền thống”, nghĩa là triết học siêu hình, giáo điều-
kinh viện, cần phải được thủ tiêu và được thay thế, hoặc bằng những khoa học trực tiếp (bởi vì
khoa học chính là triết học), hoặc bằng mẫu hình chung và “tiết kiệm” của hệ thống tri thức, hoặc
bằng học thuyết về mối quan hệ qua lại giữa các khoa học, về ngôn ngữ của chúng v.v. 3) Trong
triết học cần tiếp tục con đường giữa (trung lập), với tư cách là phương tiện hữu hiệu khắc phục
đề cao một cách “siêu hình” sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm (sự đối lập
trên được coi là không đối lập, là hư ảo hoặc là sai lầm, bởi vì dường như có “cái thứ ba”, có
nghĩa là có cái “trung lập” nằm giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm). Giải quyết vấn đề
cơ bản của triết học và xung quanh sự giải quyết đó là “điểm tập hợp” của các học thuyết phải
hướng tới sự khắc phục phép song đề truyền thống (hoặc có thể dịch là tình trạng lưỡng nan, tình
thế khó xử), đã có thể tập hợp, xoa dịu những sự khác biệt của mình, mọi quan niệm “trung gian”
trong triết học, trong xã hội học và trong chính trị (Triết học tư sản giai đoạn bên thềm và bắt đầu
chủ nghĩa đế quốc. Nxb. Đại học, Matxcơva, 1977, tr.16. Trong tài liệu cũng nêu lên các trường
phái triết học trong giai đoạn này gồm: Chủ nghĩa thực chứng cũ; chủ nghĩa Cantơ mới; chủ
nghĩa thực chứng mới; triết học cuộc sống ở Đức; triết học cuộc sống ở Pháp; chủ nghĩa duy tâm
tuyệt đối; chủ nghĩa Hêghen mới ở Đức và Ý; chủ nghĩa thực dụng ở Mỹ và các trào lưu của chủ
nghĩa hiện thực (bao gồm chủ nghĩa hiện thực mới, bản thể luận phê phán, chủ nghĩa hiện thực
phê phán và chủ nghĩa tự nhiên ở Mỹ)

* Một số đặc trưng chung, chủ yếu của triết học Phương Tây hiện đại.
1). Tiếp tục có ý đồ vượt lên trên sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm.
Đều nhằm phủ nhận vấn đề cơ bản của triết học. Triết học Phương Tây hiện đại chỉ coi
những vấn đề lô gíc học, kết cấu ngôn ngữ, quan hệ ngôn ngữ và tư duy mới là những vấn đề
trung tâm của triết học và tuyên bố chống cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Tuy vậy,
tính chất duy tâm của triết học phương Tây hiện đại lại thể hiện rõ trong triết học lịch sử, phủ
định tính quy luật khách quan của sự phát triển xã hội.
2). Xa rời phép biện chứng. Triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít giải thích sai lệnh hoặc
chống lại phép biện chứng, nó chỉ thừa nhận biến đổi về lượng mà không thừa nhận biến đổi về
chất, hoặc tuyệt đối hoá quá trình vận động, phủ nhận sự đứng im tương đối, làm cho phép biên
chứng mang màu sắc thần bí.
3). Phá vỡ sự thống nhất giữa bản thể luận, nhận thức luận và lô gíc học. Với tư cách là hình thái
ý thức tư sản ở giai đoạn xã hội tư sản lâm vào khủng hoảng sâu sắc, triết học phương Tây hiện
đại đã không còn mang một hình thức lý luận thống nhất và hoàn chỉnh. Nó phá vỡ sự thống nhất
của bản thể luận, nhận thức luận và lôgíc học, đề cao khoa học để hạ thấp triết học, quy triết học
là sự tổng hợp của các khoa học cụ thể hoặc sự phân tích về phương pháp mà thực chất là nhằm
thủ tiêu triết học.
4). Đặt ra được nhưng không giải quyết đúng một số vấn đề cấp bách hiện nay của nhân loại.
Triết học phương Tây tư sản hiện đại xuất hiện với tư cách là hình thái ý thức của giai cấp tư sản,
nhưng khuynh hướng chính trị của các trường có sự khác biệt nhau. Biện hộ cho chủ nghĩa tư
bản, bộc lộ trạng thái hoang mang của tầng lớp trung gian đối với sự khủng hoảng của xã hội tư
sản v.v.
Quan hệ giữa khoa học kỹ thuật và con người. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ý
nghĩa gì đối với đời sống của con người? Chủ nghĩa ta bản có tiền đồ hay không? nhân loại rốt
cuộc sẽ ra sao? Đã phát hiện đúng một số nhược điểm của chủ nghĩa kỹ trị và triết học duy lý, đã
vạch ra những mâu thuẫn, khủng hoảng, nhất là hiện tượng tha hoá của xã hội phương Tây hiện
đại, nhưng các nhà triết học phương Tây bị hạn chế ở lập trường duy tâm không tổng kết và khái
quát đúng quy luật phát triển của khoa học.
Tóm lại, các trào lưu triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít đã phản ánh được một
số vấn đề mới của thời đại hiện nay. Nhưng do hạn chế về lập trường chính trị giai cấp, do thế

giới quan duy tâm và phương pháp siêu hình nên không đưa ra được câu trả lời khoa học.
c. Triết học và các khoa học chuyên ngành. Triết học hiện đại, khi thoát khỏi những lời phê phán
về tính "khoa học của mọi khoa học" đã cho phép mình tự xác định đối tượng nghiên cứu một
cách chính xác hơn. Mỗi một khoa học chuyên ngành nghiên cứu một hệ thống qui luật được xác
định là đặc thù, nhưng không một khoa học chuyên ngành nào nghiên cứu những qui luật chung
nhất về sự vận động và phát triển của các hiện tượng tự nhiên, của xã hội và nhận thức của con
người- những qui luật đó là đối tượng nghiên cứu của triết học.
Trong phạm vi nghiên cứu của mỗi ngành khoa học chuyên ngành, tuy có các mức độ
khác nhau của sự trừu tượng và tổng hợp, nhưng chúng không vượt ra khỏi phạm vi đối tượng
của chúng. Trong triết học, chính sự tổng hợp đó được đưa vào phân tích, trên cơ sở của sự phân
tích này sẽ mở ra các qui luật chung của tồn tại và tư duy. Khi thực hiện chức năng này, tư duy
triết học luôn định hướng tới các đối tượng mà các tri thức trực quan tương đối chưa thể đạt tới.
2. Vấn đề cơ bản của triết học. Các trường phái triết học trong triết học.
a. Vấn đề cơ bản của triết học
Trong tác phẩm “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” (1886),
Ph.Ăngghen viết: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn
đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1995. t.21, tr.403) và trong các Giáo trình triết học đều lấy câu trích này để xác định vấn đề
cơ bản của triết học. Thí dụ, "Quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật
chất, trở thành vấn đề lớn và là vấn đề cơ bản của triết học"(Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên
soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình
Triết học Mác-Lê nin. Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tr.7).
Trong các tác phẩm khác của C.Mác và Ph.Ăngghen, khi nói về vấn đề cơ bản của triết
học, đã không định nghĩa tư duy là gì, tồn tại là gì, mà các ông (đặc biệt là Ph.Ăngghen) chỉ nêu
một số khái niệm khác tương tự như tinh thần, tự nhiên, vì vậy dễ dẫn đến cách giải thích quan
hệ giữa tư duy và tồn tại, tinh thần và tự nhiên của Ph.Ăngghen là quan hệ giữa ý thức và vật
chất hoặc quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Tuy nhiên, chúng ta hãy xem tiếp đoạn trích ngay sau khi Ph.Ăngghen nêu ra quan điểm
về vấn đề cơ bản của triết học đã trích ở trên. Người viết: "Ngay từ thời hết sức xa xưa, khi con
người chưa biết gì về cấu tạo thân thể của họ và chưa biết giải thích những điều thấy trong mơ,

họ đã đi đến chỗ quan niệm rằng tư duy và cảm giác của họ không phải là hoạt động của chính
thân thể họ mà là một hoạt động của một linh hồn đặc biệt nào đó cư trú trong thân thể họ và rời
bỏ thân thể họ khi họ chết,- ngay từ thủa đó, họ đã phải suy nghĩ rất nhiều về quan hệ giữa linh
hồn ấy với thế giới bên ngoài" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1995. t.21, tr.403) "Do đó, vấn đề tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên, một vấn
đề tối cao của toàn bộ triết học, cũng hoàn toàn giống như bất cứ tôn giáo nào, đều có gốc rễ
trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mộng muội Vấn đề quan hệ giữa tư duy
và tồn tại, một vấn đề đã đóng một vai trò lớn lao trong triết học kinh viện thời Trung cổ, vấn đề
xem cái nào có trước, tinh thần hay tự nhiên?- vấn đề đó bất chấp Giáo hội, lại mang một hình
thức gay gắt: thế giới do Chúa Trời sáng tạo ra, hay nó vẫn tồn tại từ trước tới nay?
Cách giải đáp vấn đề ấy đã chia các nhà triết học thành hai phe lớn. những người quả
quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên, và, do đó, rút cục lại thừa nhận rằng thế giới được sáng
tạo ra bằng cách nào đó, những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duy tâm. Còn những người
cho rằng tự nhiên là cái có trước thì thuộc các học phái khác nhau của chủ nghĩa duy
vật" (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. t21, tr.404)
Đoạn trích kinh điển trên đây có hai ý:
Một là, trong mối quan hệ "giữa tư duy và tồn tại", "giữa tinh thần và vật chất" thì khái
niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng không nên hiểu theo kiểu " một là những hiện
tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy", hoặc " mối
quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất được gọi là vấn đề cơ bản của triết học".
Bởi vì cách hiểu như vậy đã làm cho người tìm hiểu vấn đề cơ bản của triết học và cơ sở để phân
biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đồng nhất nội dung khái niệm ý thức, tinh thần với
nội dung khái niệm ý thức, tinh thần đang được sử dụng trong xã hội loài người (ý thức, tinh thần
là ý thức, tinh thần của con người).
Hai là, khái niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng trong đoạn trích trên chỉ có ý
muốn nói đến cái phi vật chất, là cái không phải là vật chất mà thôi.
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều thừa nhận sự tồn tại của cái phi vật chất đó.
Chủ nghĩa duy vật coi cái phi vật chất là ý thức, tinh thần, là sản phẩm của dạng vật chất cụ thể
(não người), là cái phản ánh vật chất, là cái bị vật chất qui định cả về nội dung lẫn hình thức biểu
hiện.

Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vấn đề cơ bản của triết học- "mối quan hệ giữa
tư duy và tồn tại" thường được chúng ta lý giải trực tiếp là "mối quan hệ giữa ý thức và vật chất".
Cách hiểu như vậy cần phải được phân chia rạch ròi hơn khi sử dụng, vì khái niệm "tư duy" có
ngoại diên rộng hơn khái niệm "ý thức", còn khái niệm "tồn tại" có ngoại diên rộng hơn khái
niệm "vật chất".
Vì vậy, chỉ trong trường hợp này và trong những trường hợp tương tự như thế này thì
mới có thể đồng nhất "tư duy" với "ý thức", "tồn tại" với "vật chất". Còn trong các trường hợp
khác, khi đề cập đến các vấn đề như bản chất của thế giới, tính thống nhất vật chất của thế giới
và lý luận nhận thức thì nội dung của các khái niệm trên cần phải được phân biệt rõ ràng hơn.
Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với
chủ nghĩa duy tâm. Song theo Ph.Ăngghen, lúc đầu, cơ sở của sự phân biệt đó chỉ ở việc thừa
nhận hay không thừa nhận tự nhiên là cái có trước và do đó, không thừa nhận hay thừa nhận sự
sáng tạo ra thế giới (C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
t.21, tr.403).
Điều này cho thấy rằng, quan hệ trước sau không phải là cơ sở hàng đầu, lại càng không
phải là cơ sở duy nhất để xác định duy vật hay duy tâm trong khi giải quyết những vấn đề mà
triết học tự đặt ra cho mình, mà quan trọng hơn, phải xem xét vai trò quyết định thuộc về yếu tố
nào- thuộc về vật chất hay ý thức.
Chẳng hạn, vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội là mối quan hệ giữa "tồn tại
xã hội" và "ý thức xã hội". Đây là mối quan hệ giữa yếu tố vật chất mà những biểu hiện của nó là
hoàn cảnh địa lý, dân số và phương thức sản xuất với những yếu tố tinh thần được biểu hiện qua
ý thức của những con người cụ thể, hình thành nên tâm lý xã hội, hệ tư tưởng với hai mức độ là ý
thức sinh hoạt đời thường và ý thức lý luận. Trong mối quan hệ này, tồn tại xã hội không thể có
trước, ý thức xã hội không thể có sau mà sự ra đời của chúng là đồng thời. Tính duy vật ở đây
chỉ được bộc lộ khi thừa nhận ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội, là cái bị tồn tại xã hội
quyết định.
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, ranh giới giữa vật chất và ý thức
vừa có tính tương đối vừa có tính tuyệt đối. Tính tuyệt đối của ranh giới này được giới hạn ở góc
độ nhận thức luận cơ bản: Đó là sự thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức.
Ngoài giới hạn ấy, khi khảng định nguồn gốc vật chất của ý thức, khảng định khả năng ý thức

được vật chất hoá thông qua hoạt động của con người thì chủ nghĩa duy vật biện chứng đã thừa
nhận tính tương đối của ranh giới này.
Nói đến ý thức là nói đến ý thức của con người; nói đến vật chất là nói đến giới tự nhiên
(thế giới vật chất), nên bản chất mối quan hệ giữa với vật chất là mối quan hệ giữa con người với
giới tự nhiên mà con người đang sống trong đó. Đây là hai mặt trong vấn đề cơ bản của triết học
được chủ nghĩa duy vật biện chứng đặt ra rất rõ ràng và chúng có mối liên hệ rất mật thiết với
nhau: Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự
nhiên thì vị trí, vai trò của con người đối với giới tự nhiên như thế nào? Mặt thứ hai vấn đề cơ
bản của triết học: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận thức
của con người về giới tự nhiên đó ra sao?
Đây là một trong những cách hướng đến triết học ứng dụng, là loại triết học đặt ra và
định hướng giải quyết những nội dung không chỉ liên quan đến những vấn đề chung nhất có tính
toàn cầu như môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh, hoà bình, lương thực, nhà
ở, v.v , mà còn liên quan đến những vấn đề ít chung hơn như những vấn đề do cuộc sống nghề
nghiệp, cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đặt ra.
Chủ nghĩa duy tâm coi cái phi vật chất là thực thể siêu tự nhiên (không có nguồn gốc từ tự
nhiên), thế giới vật chất là sản phẩm thuần trí của thực thể siêu tự nhiên này nên thế giới vật chất
không có thực chất của nó. Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi vấn đề cơ bản của triết học là mối
quan hệ giữa giới siêu tự nhiên, phi vật chất (tồn tại dưới các tên gọi khác nhau) với giới tự
nhiên, con người và xã hội loài người. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi vấn đề cơ bản của triết
học là mối quan hệ giữa toàn bộ những biểu hiện của tinh thần, ý thức con người như ý chí, tình
cảm, tri thức v.v. với hiện thực. Gọi là duy tâm chủ quan với những biểu hiện của nó như chủ
quan duy ý chí, chủ quan duy tình cảm, chủ quan duy tri thức v.v. không có nghĩa là quan niệm
những yếu tố thuộc ý thức này là cái có trước, mà chỉ là quan niệm cho rằng những yếu tố này (ý
chí, tình cảm, tri thức, v.v.) có thể quyết định sự thành công hay thất bại của con người (mà xem
nhẹ hoàn cảnh khách quan).
4. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội.
a. Chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận của triết học
- Chức năng thế giới quan của triết học. Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế
giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh

nghiệm thực tiễn và tri thức do các nhà khoa học mang lại.
Triết học có nhiều chức năng khác nhau, nhưng chức năng thế giới quan là chức năng
hàng đầu của triết học.


+ Thế giới quan là gì?
Là một hệ thống các quan niệm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó; về
mối quan hệ giữa con người với hiện thực xung quanh và với chính con người; về tính qui định
của những quan niệm đó đối với vai trò và mục đích của những con người; về niềm tin, lý tưởng,
nguyên tắc của nhận thức, của hành động và những định hướng giá trị. Thế giới quan là khả năng
chinh phục thế giới bằng tinh thần và thực tiễn của con người trong sự thống nhất lý luận với
hành động của nó đối với hiện thực. Trong thế giới quan có sự thể hiện của hệ thống các phạm
trù văn hoá- mẫu hình tổng hợp của thế giới con người. Triết học là hình thức phát triển về lý
luận của thế giới quan. Chủ thể của thế giới quan là xã hội nói chung, giai cấp, tầng lớp xã hội và
cá nhân nói riêng. Thế giới quan là hạt nhân của ý thức xã hội và ý thức cá nhân. Tuy nhiên chỉ
có những quan niệm khái quát xoay quanh việc giải quyết những vấn đề cơ bản của triết học mới
tạo nên thế giới quan triết học.
Quan niệm (quan điểm) là khối thống nhất của những yếu tố cấu thành nó như: cảm xúc,
trí tuệ, tri thức và niềm tin v.v. thể hiện trong các lĩnh vực chính trị, triết học, đạo đức, tôn giáo,
khoa học và nghệ thuật. Chúng là các hình thái của ý thức xã hội và được hình thành khi con
người nghiên cứu thế giới xung quanh và nghiên cứu chính bản thân mình, trong đó, tri thức là
cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, nhưng tri thức chỉ trở thành một trong những yếu

×