Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Nghiên cứu văn hóa cồng chiêng của các dân tộc tây nguyên ý nghĩa rút ra đối với sự phát triển kinh tế xã hội của việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.15 KB, 58 trang )

1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển của mỗi quốc gia không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào
mức độ tăng trưởng kinh tế, sự phát triển khoa học-kĩ thuật mà còn phụ thuộc vào
chất lượng cuộc sống,vào sự giàu có cả vật chất lẫn tinh thần. Do đó,văn hóa
không thể thiếu trong chiến lược phát triển lâu bền của mỗi quốc gia.
Văn hóa với tư cách là động lực mục tiêu và hệ điều tiết của sự phát triển kinh tế-
xã hội.Văn hóa do con người sáng tạo ra, hướng con người đến sự phát triển toàn
diện về cái Chân-Thiện-Mỹ. Chính văn hóa làm cho con người nâng cao chất
lượng cuộc sống,làm cho con người thực sự có cuộc sống xứng đáng với con
người.Cùng với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người tăng
cao,sức lao động và giá trị sản xuất đã chuyển dịch từ nông nghiệp sang công
nghiệp,rồi từ công nghiệp sang dịch vụ. Để thích ứng với điều đó,các loại hình
nguồn lực mà phát triển kinh tế trông chờ vào cũng thay đổi.Động lực chủ yếu để
thúc đầy phát triển kinh tế giờ đât không chỉ là sức lao động và tư bản nữa,bao
gồm cả tri thức,khoa học kĩ thuật và công nghệ Những tri thức đó mang sức
mạnh của nguồn lực trí tuệ,do đó không tách rời mà gắn liền với con người,với
năng lực và trình độ của chủ thể người -chủ thể sáng tạo văn hóa.Vấn đề văn hóa
đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm khi
khẳng định rằng : “Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự
phát triển kinh tế”.
Điều này đã khẳng định ở các kỳ đại hội IV,VII,VIII,IX ,X,XI của Đảng. Đại
hội IX khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,đây
vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội”. Đại hội X
của Đảng đã nêu rõ: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa. Văn hóa
được kết tinh và thể hiện trong mọi yếu tố của hoạt động kinh tế. Đó là tri thức và
2
kiến thức,các quy tắc văn hóa-đạo đức, thói quen và tập quán, tôn giáo và tín
ngưỡng Thực chất của hoạt động kinh tế là con người sử dụng toàn bộ những tri
thức đã tích lũy được để tạo ra các giá trị vật chất mới.


Thực tế là, đất nước ta sau chiến tranh, từ nghèo khó, lạc hậu bắt tay vào xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội chúng ta dễ rơi vào cách hiểu,cách làm lệch lạc.
Năm 1986, đất nước ta tiến hành đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần,vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Để xây dựng thành công mô hình kinh tế đó là cả một quá trình khó khăn
phức tạp bởi bên cạnh yếu tố tích cực nó còn những yếu tố tiêu cực: tình trạng
phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, suy thoái cạn kiệt tài nguyên Do vậy,
hơn bao giờ hết chúng ta phải thấy vai trò điều tiết tinh thần, làm mạnh hóa các
mối quan hệ con người với tự nhiên,con người với con người. Việc nghiên cứu vai
trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế-xã hội,kế thừa và phát triển nội lực
văn hóa để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước là một chiến
lược quan trọng vừa có tính cấp thiết, vừa là sự nghiệp lâu dài của toàn Đảng,toàn
dân ta.Với ý nghĩa đó,tác giả chọn vấn đề: “Nghiên cứu văn hóa Cồng Chiêng
của các dân tộc Tây Nguyên. Ý nghĩa rút ra đối với sự phát triển kinh tế-xã
hội của Việt nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về văn hóa và phát triển,khoa học làm rõ
hơn vai trò của văn hóa quần chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai
đoạn hiện nay và đề xuất một số giải pháp có tính định hướng cho việc xây dựng
chiến lược văn hóa cho sự phát triển đất nước.
Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên khoa học phải thực hiện các nhiệm vụ:
3
Nêu lên một só quan niệm về văn hóa, xác định khái niệm cấu trúc,chức năng của
văn hóa; phân tích dưới góc độ triết học mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa.
So sánh các lý thuyết phát triển,tác động của văn hóa theo hai hướng tích cực
và tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng chiến lược phát triển văn hóa
hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề “ Nghiên cứu văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên và ý
nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài khoa học này đi sau vào tìm hiểu khái niệm: Văn hóa,phát triển,vai trò
của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đề tài khoa học này lý giải dưới
góc độ triết học về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế - xã hội trong tình hình
hiện nay.
4.Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nêu trên, đề tài khoa học đã dựa vào một
số cơ sở lý luận,phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử đó là: Phương pháp lịch sử - cụ thể, phân tích –tổng hợp, hệ thống
hóa – khái quát hóa
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực
tiễn của đề tài: vai trò của nghiên cứu văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên đối với sự
phát triển kinh tế-xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong việc tìm hiểu và
nghiên cứu các vấn đề của văn hóa - xã hội.
6.Kết cấu của bài khoa học
4
Ngoài phần mở đầu,kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung của khóa
luận bao gồm 2 chương:
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA.
Chương II:ẢNH HƯỞNG ĐẾNSỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
CẢ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
5
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA

1.1 KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN - XÃ HỘI CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN
1.1.1 Vị trí-địa lý
Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu
vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam
gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một
tiểu vùng, cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ hợp thành vùng Nam Trung
Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam.
Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông
giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các
tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri(Campuchia). Trong khi Kon Tum
có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk
Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có
đường biên giới quốc tế.Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5
tỉnh ở đây, thì vùng Tây Nguyên rộng 54.641,0 km².
Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt
cao nguyên liền kề. Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500 m, cao nguyên
Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên
M'Drăk cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ
Nông cao khoảng 800–1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao
nguyên Di Linh cao khoảng 900–1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao
bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường Sơn Nam).
6
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm
Đồng, diện tích tự nhiên 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích cả nước, dân số đến
cuối năm 2009 là 5.107.437 người, là một trong bảy vùng kinh tế - sinh thái của
nước ta hiện nay. Toàn vùng có 61 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 5 thành phố
(Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Kon Tum, Bảo Lộc), 4 thị xã (An Khê, Ayun Pa,
Buôn Hồ, Gia Nghĩa) và 52 huyện; 722 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 77 phường,
47 thị trấn và 598 xã; 7.334 thôn buôn, tổ dân phố, trong đó có 2.764 thôn, buôn,

bon, làng có đông đồng bào các DTTS sinh sống.
Ở vào vị trí trung tâm của miền núi Nam Đông Dương, có những hành lang tự
nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia; có hệ thống đường giao thông
liên hoàn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ; có các cửa khẩu
quốc tế trên tuyến hành lang Đông - Tây và không quá xa các cảng biển nước sâu
như Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội
Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, 4 tỉnh có đường biên giới giáp với hai nước Lào và
Campuchia dài 554km (biên giới giáp với CHDCND Lào dài 135km, biên giới
giáp với Vương quốc Campuchia dài 419km). Nằm dọc trên toàn tuyến biên giới
có 29 xã thuộc 12 huyện của 4 tỉnh, với tổng số dân 124.000 người. Toàn tuyến
biên giới có năm cửa khẩu chính đi sang hai nước Lào, Campuchia; trong đó cửa
khẩu Bờ Y, thuộc huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum đi sang tỉnh Atôpư (Lào) và cửa
khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) sang tỉnh Rattanakiri (Campuchia) đã
được đầu tư xây dựng thành cửa khẩu quốc tế. Ba cửa khẩu khác đã khai thông
thành cửa khẩu quốc gia, gồm: Bu Prăng, Đăk Peur (tỉnh Đắk Nông) và Đăk Ruê
(tỉnh Đắk Lắk) đi sang tỉnh Mondulkiri (Campuchia) Hệ thống giao thông đã và
đang hình thành rộng khắp, vừa liên kết 5 tỉnh trong vùng, vừa nối Tây Nguyên với
các vùng khác trên tuyến hành lang Đông-Tây. Trong đó, có 10 tuyến quốc lộ với
tổng chiều dài gần 2.000km, 59 tuyến tỉnh lộ đã được nhựa hóa và cứng hóa. Có 3
sân bay đang hoạt động (Buôn Ma Thuột, Gia Lai, Liên Khương) được đầu tư,
7
nâng cấp, có thể tiếp nhận máy bay tầm trung (Airbus A320, A321) nối với các
trung tâm kinh tế lớn của đất nước là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí
Minh.Sắp tới, đã có chủ trương của Chính phủ mở các tuyến đường sắt từ Bảo Lộc,
Gia Nghĩa đi cảng Thị Vải và từ Tuy Hòa (Phú Yên) lên Buôn Ma Thuột
Tây nguyên sinh vật là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao
của Việt Nam.Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ
lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích rừng
Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước. Các cây
dược liệu quí được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên

kiện, hà thủ ô trắng, và các cây thuốc quí có thể trồng được ở đây như atisô, bạch
truật, tô mộc, xuyên khung
Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Có
tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi tuy
nhiên những năm gần đây, tài nguyên rừng của Tây Nguyên đã suy giảm nhiều.
Theo tài liệu của Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng Nam Trung bộ, năm 1980
diện tích rừng của Tây Nguyên là 3.868.400 ha (chiếm 70,66% tổng diện tích tự
nhiên), tương ứng với trữ lượng gỗ rừng là 411.301.215m3, trữ lượng tre nứa là 3,5
tỷ cây; trong đó rừng phòng hộ chiếm 39%, rừng đặc dụng chiếm 28%. Nhưng
hiện nay, diện tích có rừng chỉ còn 2.902.000ha, và một phần không nhỏ trong số
đó là rừng cây bụi hỗn giao, rừng tre nứa nghèo kiệt, rừng tái sinh sau nương rẫy
và rừng trồng phân tán. Trữ lượng rừng chỉ còn khoảng 250 triệu m3 gỗ và 2,7 tỷ
cây tre nứa.
Các loài gỗ quý hiện đang giảm nghiêm trọng về trữ lượng và diện phân bố,
nhiều loài không còn khả năng tái sinh. Sự suy giảm tài nguyên rừng là nguyên
nhân chính làm cho khí hậu diễn biến bất thường như hạn hán, lũ quét, mùa khô
đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình hàng năm tăng lên.
8
Bên cạnh tài nguyên rừng, Tây Nguyên còn có lợi thế lớn về đất. Theo phân loại
hiện hành, đất ở Tây Nguyên được phân thành 11 nhóm chính, trong đó tập trung ở
hai nhóm có diện tích lớn nhất là nhóm đất xám (acrisols) và nhóm đất đỏ
(ferrasols). Nhóm đất xám (acrisols) hình thành trên đá biến chất granit, chiếm
khoảng 45% diện tích tự nhiên của toàn vùng, phân bố đều ở hầu hết các huyện,
thị, thành phố. Nhóm đất đỏ (ferrasols) được hình thành trên đá mẹ bazan do quá
trình phong hóa, trong đó nổi bật là đất đỏ bazan với khoảng 1,45 triệu ha, phân bố
chủ yếu trên các cao nguyên: Kon Hà Nừng, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đắk Nông,
Lâm Viên và Di Linh. Đặc điểm của loại đất này là hàm lượng mùn rất cao, kết cấu
viên cục và độ xốp 65%, hàm lượng độ ẩm trong tầng đất mặt vào mùa khô vẫn đạt
40%, được xếp vào loại đất tốt nhất trên thế giới. Ngoài ra,còn có hàng chục vạn ha
đất đen, đất phù sa và nhiều nhóm đất khác thích hợp với nhiều loại cây trồng khác

nhau. Tài nguyên đất là yếu tố quan trọng để Tây Nguyên trở thành một vùng sinh
thái đặc thù có ưu thế lớn về nông nghiệp, rất thuận lợi để phát triển một nền nông
nghiệp đa dạng, với nhiều sản phẩm chủ lực như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, ngô
lai, bông vải, chè, rau, hoa, cây ăn trái.
Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị
thoái hoá nghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá
nặng chiếm tới 20%).
Tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên khá đa dạng. Một số loại đã được điều
tra có trữ lượng lớn như: than bùn, than nâu, sét cao lanh, puzơlan. Đặc biệt là bô-
xít có trữ lượng rất lớn (dự báo khoảng 4,5 tỷ tấn) chiếm 91% trữ lượng bô-xít của
cả nước, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng. Theo đánh giá của hầu
hết các nghiên cứu về bô xít ở Tây Nguyên thì chất lượng quặng thuộc loại tốt nhất
ở nước ta và tương đối tốt so với các mỏ đang khai thác trên thế giới. Ở dạng
quặng nguyên khai, hàm lượng alumin (Al2O3) trung bình, các tạp chất bất lợi
(như SiO2, Fe2O3, TiO2) khá nhiều; nhưng sau khi đã tuyển rửa, chất lượng quặng
9
được nâng lên và hàm lượng Al2O3 trong quặng tinh tăng từ 48% lên 53%, thuận
lợi cho việc hòa tác ở nhiệt độ thấp theo công nghệ Bayer. Vì vậy, bô-xít ở Tây
Nguyên được đánh giá là có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp
nhôm-alumin. Nhóm khoáng sản kim loại có giá trị như sắt, wonfram, antimon,
chì, kẽm, vàng; nhóm đá quý như saphia, xircon, corindon, thạch anh hồng và
thạch anh tinh thể khá nhiều và phân bố đều ở các tỉnh. Vàng có 21 điểm vàng
trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Ngoài ra còn các loại đá
quí, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê - Gia Lai và Bản Đôn - Đắc Lắc, than
bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ - Gia Lai, Chư Đăng - Đắc
Lắc. [theo atlat Việt nam xuất bản 2012]
Tây Nguyên còn là vùng đất lý tưởng để làm du lịch, bởi có những điều kiện
thuận lợi để tạo nên những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn, thông qua khai
thác cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá, lịch sử và di sản văn hóa tộc người. Về
du lịch sinh thái, có một hệ thống thắng cảnh và khu hệ động, thực vật rất hấp dẫn

như: Hồ Yaly, rừng quốc gia Chư Mom Ray, rừng đặc dụng Đăk Uy, khu bảo tồn
thiên nhiên Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum), biển Hồ, thác Phú Cường, thác Yama Yang
Yung, vườn quốc gia Kon Ka Kinh, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (tỉnh
Gia Lai), thác Gia Long, thác Bảy Nhánh, Ho Lăk, vườn quốc gia Yok Đôn, vườn
quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk), thác Ba Tầng, Dray Sáp, Gia Long, Trinh
Nữ, suối khoáng Đăk Song, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, khu bảo tồn thiên
nhiên Tà Đùng (tỉnh Đắk Nông), hồ Than Thở, hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm, hồ
Đa Nhim, Đan Kia-Suối Vàng, thác Đam B'ri, rừng Mađagui, vườn quốc gia Cát
Tiên, khu bảo tồn Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng).
Về du lịch văn hóa: Tây Nguyên có một hệ thống các buôn, bon, làng, plây cổ
truyền của đồng bào các DTTS, nơi còn giữ được những đặc điểm cấu trúc, sinh
hoạt văn hóa truyền thống như làng Kon Kơ Tu, làng Kon Du, làng Kon Sôi (tỉnh
10
Kon Tum); làng Đê K'tu (tỉnh Gia Lai); buôn Akô Dhung, buôn Jun (tỉnh Đắk Lắk)
và các buôn, bon của người Mnông, người Mạ, người K'ho ở các tỉnh Đắk Nông,
Lâm Đồng. Những nơi này còn giữ được các nghề thủ công cổ truyền nổi tiếng như
nghề dệt thổ cẩm, đẽo tượng, đan lát mây tre, Nhiều lễ hội và sinh hoạt văn hóa
đặc sắc, có ở hầu hết các dân tộc mà du khách rất muốn tìm hiểu, khám phá như:
Lễ hội đâm trâu, lễ táng treo, lễ bỏ mả, lễ cúng cơm mới, lễ cúng bến nước, hội
voi, tục uống rượu cần, cùng với nhiều di sản văn hóa vật thể và các di tích lịch
sử, văn hóa mà xét về tính độc đáo, tính đa dạng cũng như mức độ nổi tiếng đều có
sức hấp dẫn.
Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính: Thượng sông Xê Xan, thượng sông
Srêpok, thượng sông Ba và sông Đồng Nai. Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét
khối. Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu. Nguồn nước ngầm tương đốilớn
nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100 mét.
Khí hậu : Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, khí hậu ở Tây Nguyên được chia
làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng
của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500 m khí hậu tương đối mát

và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát
mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao.
1.1.2 Kinh tế, xã hội và môi trường
1.1.2.1 Kinh tế
So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên
có nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển,
sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn
thấp. Tuy nhiên, Tây Nguyên có lợi điểm về tài nguyên thiên nhiên. Tây Nguyên
11
có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% đất bazan cả nước, rất
phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, tằm, trà. Cà phê là
cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên.Diện tích cà phê ở Tây Nguyên
hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh
có diện tích cà phê lớn nhất (170 nghìn ha) và cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có
chất lượng cao. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam
Bộ, chủ yếu tại Gia Lai và Đắk Lắk. Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu tằm, nuôi
tằm tập trung lớn nhất nước ta, nhiều nhất là ở Bảo Lộc Lâm Đồng. Ở đây có liên
hiệp các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu lớn nhất Việt Nam.
Việc phân bổ đất đai và tài nguyên không đồng đều cũng gây ra nhiều tranh
chấp. Trước đây, chính quyền có chủ trương khai thác Tây Nguyên bằng hệ thống
các nông lâm trường quốc doanh (thời kỳ trước năm 1993 là các Liên hiệp xí
nghiệp nông lâm công nghiệp lớn, đến sau năm 1993 chuyển thành các nông, lâm
trường thuộc trung ương hoặc thuộc tỉnh). Các tổ chức kinh tế này trong thực tế
bao chiếm gần hết đất đai Tây Nguyên. Ở Đắk Lắk, đến năm 1985, ba xí nghiệp
Liên hiệp nông lâm công nghiệp quản lý 1 058 000 hecta tức một nửa địa bàn toàn
tỉnh, cộng với 1 600 000 hecta cao su quốc doanh, tính chung quốc doanh quản lý
90% đất đai toàn tỉnh. Ở Gia Lai-Kon Tum con số đó là 60%. Tính chung, đến năm
1985, quốc doanh đã quản lý 70% diện tích toàn Tây Nguyên. Sau năm 1993, đã có
sự chuyển đổi cơ chế quản lý, nhưng con số này cũng chỉ giảm đi được 26% . Tài
nguyên rừng và diện tích đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ

ngày càng suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là một
phần nhỏ diện tích rừng sâu chưa có chủ và dân di cư mới đến lập nghiệp xâm lấn
rừng để ở và sản xuất (đất nông nghiệp toàn vùng tăng rất nhanh) cũng như nạn
phá rừng, khai thác lâm sản trái phép chưa kiểm soát được. Do sự suy giảm tài
nguyên rừng nên sản lượng khai thác gỗ giảm không ngừng, từ 600 – 700 nghìn
m
3
vào cuối thập kỉ 80 - đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn
12
m
3
/năm. Hiện nay, chính quyền địa phương đang có thử nghiệm giao đất, cho thuê
đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và giao rừng,
khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng .
Nhờ địa thế cao nguyên và nhiều thác nước, nên tài nguyên thủy năng của vùng
lớn và được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Trước đây đã xây dựng các nhà
máy thủy điện Đa Nhim(160.000 kW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông
Đồng Nai), Đray H'inh (12.000 kW) trên sông Serepôk. Mới đây, công trình thủy
điện Yaly (700.000 kW) đưa điện lên lưới từ năm 2000 và đang có dự kiến xây
dựng các công trình thủy điện khác như Bon Ron - Đại Ninh, Plây Krông. Tây
Nguyên không giàu tài nguyên khoáng sản, chỉ có bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn là
đáng kể.
Theo tài liệu cũ của Liên Xô để lại, Tây Nguyên có trữ lượng Bô xít khoảng 8
tỉ tấn . Ngày 1 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê
duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít từ
giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 và hiện nay, Tập đoàn Than Khoáng
sản Việt Nam cũng đã thăm dò, đầu tư một số công trình khai thác bô xít,
luyện alumin tại Tây Nguyên. Tuy nhiên, việc làm này đã vấp phải sự phản đối
quyết liệt của các nhà khoa học và dân cư bản địa vì nguy cơ hủy hoại môi trường
và tác động tiêu cực đến văn hóa - xã hội Tây Nguyên và có thể tổn thương cả một

nền văn hóa bản địa .
1.1.2.2 Xã hội
Nét nổi bật của các DTTS là đời sống xã hội mang tính cộng đồng cao. Trong
thiết chế cổ truyền, buôn làng của đồng bào là những đơn vị cơ sở xã hội duy nhất
và cao nhất (trên nó không còn một thiết chế nào khác), có nơi cư trú và nơi canh
tác riêng, có bến nước và nghĩa địa riêng, mặc nhiên được các buôn làng khác thừa
nhận. Do đó, mỗi buôn làng của đồng bào DTTS có thể coi là một đơn vị tự quản
13
riêng biệt và tương đối hoàn chỉnh. Chẳng hạn như trong cộng đồng tộc người Ê-
đê, đứng đầu buôn là Khoa pin ea, người được coi là chủ bến nước.
Ngoài việc quản lý bến nước, Khoa pin ea còn có nhiệm vụ quản lý, điều hành
mọi công việc về mặt dân sự, an ninh, thần quyền, đối ngoại. Ngoài ra, trong buôn
làng còn có những người điều hành toà án phong tục, phụ trách việc cúng bái, tế tự
và tầng lớp già làng - là những người có kinh nghiệm và uy tín về đạo đức, được
trưởng làng coi trọng. Bên cạnh đó, còn phải kể đến vai trò của những người am
hiểu về luật tục, người hoạt động tín ngưỡng hoặc chủ đất của các dòng họ.
Một trong những đặc trưng quan trọng, cơ bản nhất của buôn làng đồng bào
DTTS Tây Nguyên là chế độ tự quản vận hành theo luật tục. Đây là một dạng thức
văn hóa pháp luật có tính lịch sử nhất định nhưng cho đến nay vẫn còn giá trị. Luật
tục trong xã hội cổ truyền có thể tồn tại dưới udạng văn xuôi hay văn vần và được
truyền miệng từ dời này sang đời khác; nó đã trở thành máu thịt, thấm đẫm trong
mọi hành xử của cả cộng đồng. Trong xã hội cổ truyền thì luật tục có hiệu lực như
một sức mạnh để chế ước xã hội. Phạm vi điều chỉnh của luật tục khá rộng và
những điều răn trong luật tục có ý nghĩa to lớn đối với các thành viên. Ngoài ra, về
mặt văn hóa, luật tục cũng có thể coi là di sản văn hóa tộc người đặc sắc, phản ánh
những quan niệm, luật lệ, quy tắc của xã hội.
Các dân tộc thiểu số Tây Nguyên có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa
dạng, với những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức quý giá như đàn đá,
cồng chiêng cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng
phong phú và kho tàng văn học dân gian đặc sắc Hiện nay, Tây Nguyên là nơi còn

lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử, vừa
có giá trị thẩm mỹ độc đáo như: nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, các lễ
hội và một kho tàng văn học dân gian với những bản trường ca, truyện cổ, truyện
ngụ ngôn, lời nói vần, những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc lưu truyền qua nhiều
thế hệ. Một trong những di sản nổi tiếng là không gian văn hóa cồng chiêng Tây
14
Nguyên đã được UNESCO công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại". Một số dân tộc như Ê-đê, Gia-rai còn có chữ viết xây dựng trên cơ sở
bộ chữ La tinh (đây là hai trong những bộ chữ DTTS ra đời sớm ở nước ta).
Đối với các DTTS nơi khác đến, hiện nay đông nhất là các dân tộc từ các tỉnh
miền núi phía Bắc đến lập nghiệp, như: Nùng (111.962 người), Tày (98.348
người), Mông (41.713 người), Thái (28.514 người) Dao (26.304 người), Mường
(23.589 người). Những dân tộc khác dân số ít, có dân tộc chỉ từ 1-2nghìn người.
Nhìn chung, đồng bào các DTTS phía Bắc rất cần cù, chịu khó làm ăn, đa số sau
khi vào lập nghiệp từ 5-7 năm là ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, đây cũng là một bộ
phận dân cư tham gia vào làn sóng di dân tự do, làm đảo lộn chiến lược dân số và
lao động của vùng Tây Nguyên; làm phá vỡ quy hoạch tổng thể về phát triển kinh
tế - xã hội ở từng địa phương; tạo nên sự quá tải về cơ sở hạ tầng. Về mặt xã hội,
dân di cư tự do phần đông là nghèo khổ nên đã làm tăng thêm tỷ lệ nghèo đói; gây
nhiều khó khăn cho công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, làm ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái, gia tăng nạn phá rừng lấy đất canh tác. Không những thế,
do họ di cư tự do ồ ạt, Nhà nước không đủ nguồn lực để sắp xếp, hỗ trợ nên bản
thân của một bộ phận dân di cư tự do cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả
trong hiện tại và tương lai, như thiếu vốn và công cụ để sản xuất, thiếu đất canh
tác, thu nhập thấp, thời gian làm việc nhiều, phải làm thuê, các điều kiện sinh sống
như nhà ở, điện nước, các phương tiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường, dịch vụ y tế,
cơ sở vật chất giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc đều thiếu thốn; phải mất một
thời gian dài mới có thể phát triển đồng đều giữa các bộ phận dân cư.
Trong toàn vùng Tây Nguyên hiện có 4 tôn giáo chính đang hoạt động bình
thường là: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài, với tổng số 1.753.761 tín đồ

(chiếm 34,7% dân số), gần 3.500 chức sắc-nhà tu hành, khoảng 840 cơ sở thờ tự
các loại. Những năm qua, số lượng tín đồ tôn giáo tăng nhanh theo tốc độ tăng dân
số. Đáng lưu ý là tín đồ người DTTS tăng lên rất nhanh, chủ yếu theo đạo Công
15
giáo và Tin lành. Hiện nay, tín đồ Tin lành người DTTS là 324.135 người, chiếm
89,3% tổng số người theo đạo Tin lành của toàn vùng; tín đồ Công giáo người
DTTS là 248.039 người, chiếm 30,9% tổng số người theo đạo Công giáo của toàn
vùng. Ngoài ra, có một số tôn giáo khác đã được công nhận hưng số lượng tín đồ
ít, như Bahai, Phật giáo Hòa Hảo.
Thời Pháp thuộc người Kinh bị hạn chế lên vùng Cao nguyên nên các bộ tộc
người Thượng sinh hoạt trong xã hội truyền thống. Mãi đến giữa thế kỷ 20
sau cuộc di cư năm 1954 thì số người Kinh mới tăng dần. Trong số gần một triệu
dân di cư từ miền Bắc thì chính phủ Quốc gia Việt Nam đưa lên miền cao nguyên
54.551 người, đa số tập trung ở Đà Lạt và Lâm Đồng. Từ đó nhiều dân tộc thiểu số
chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ
Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông Chính quyền Việt Nam Cộng hòa gọi chung những
dân tộc này là "đồng bào sắc tộc" hoặc "người Thượng"; "Thượng" có nghĩa là ở
trên, "người Thượng" là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để
chỉ những sắc dân sinh sống trên cao nguyên miền Trung. Danh từ này mới phổ
biến từ đó thay cho từ ngữ miệt thị cũ là "mọi".
Tính đến năm 1976, dân số Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc,
trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là 853.820 người (chiếm 69,7% dân số). Năm
1993 dân số Tây Nguyên là 2.376.854 người, gồm 35 dân tộc, trong đó đồng bào
dân tộc thiểu số là 1.050.569 người (chiếm 44,2% dân số). Năm 2004 dân số Tây
Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số là
1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số). Riêng tỉnh Đắc Lắc, từ 350.000 người
(1995) tăng lên 1.776.331 người (1999), trong 4 năm tăng 485%. Kết quả này, một
phần do gia tăng dân số tự nhiên và phần lớn do gia tăng cơ học: di dân đến Tây
nguyên theo 2 luồng di dân kế hoạch và di dân tự do. Người dân tộc đang trở thành
thiểu số trên chính quê hương của họ.Sự gia tăng gấp 4 lần dân số và nạn nghèo

16
đói, kém phát triển và hủy diệt tài nguyên thiên nhiên (gần đây, mỗi năm vẫn có tới
gần một nghìn héc-ta rừng tiếp tục bị phá) đang là những vấn nạn tại Tây Nguyên
và thường xuyên dẫn đến xung đột. Theo kết quả điều tra dân số 01 tháng 04 năm
2009 dân số Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh) là 5.107.437 người, như thế so với năm
1976 đã tăng 3,17 lần, chủ yếu lả tăng cơ học. Đến năm 2011, tổng dân số của 5
tỉnh Tây Nguyên là khoảng 5.282.000 người.[theo số liệu tổng cục thống kê năm
2012]
Ba Na là nhóm sắc tộc đầu tiên, sau người Kinh, có chữ viết phiên âm dựa theo
bộ ký tự Latin do các giáo sĩ Pháp soạn năm 1861. Đến năm 1923 hình thành chữ
viết Ê Đê. Sử thi được biết đến đầu tiên là Đam San được sưu tập và xuất bản
bằng tiếng Pháp tại Paris (Le Chanson de DamSan). Đến 1933, tạp chí của học
viện Viễn Đông bác cổ tại Hà Nội in lại dưới hình thức song ngữ Êđê - Pháp. Vào
tháng 2 năm 1949, phát hiện một bộ đàn đá mang tên Ndút Liêng Krak tại Đắc
Lắc và bộ nhạc cụ thời tiền sử vô giá này hiện được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Con
Người - Paris. Vào ngày 15 tháng 11 năm 2005, Không gian văn hóa Cồng Chiêng
Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của
nhân loại.
1.2 VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận
là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng
11 năm 2005.Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt
Nam được nhận danh hiệu này.
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây
Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không
gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Jarai, Ba Na, Mạ, Lặc
17
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận
sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng
chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến

nước ), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl,
rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên, ), v.v.
Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây nguyên, Lễ hội Cồng
chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc
văn hóa vừa là một sản phẩm du lịch ăn khách.
1.2.1 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân
phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng trong đó Đắk Lắk là một điểm quan
trọng và hay được chọn nhất do vị trí trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của khu
vực Tây nguyên nơi có nhiều cồng chiêng nhất ở Việt Nam.
Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng
Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật
thể nhân loại.Đó không những là một sự kiện quan trọng của người dân tây nguyên
mà còn cả với đất nước Việt Nam.Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày,
biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình. Do mang đậm màu sắc
du lịch nên nó thường được giới thiệu trong các chương trình du lịch như của du
lịch Đắk Lắk. Những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên sẽ được
dựng lại, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung sức bảo tồn và phát huy những giá
trị văn hóa của cư dân các dân tộc. Đồng thời giới thiệu với du khách những thành
tựu về kinh tế, văn hóa và tiềm năng du lịch của các dân tộc Tây Nguyên.Cũng
trong khuôn khổ của Festival, bên cạnh các hoạt động văn hóa còn hội chợ triển
lãm về công cụ sản xuất, đồ gia dụng và hàng thủ công mỹ nghệ của các dân tộc
Tây Nguyên.
18
“Một cảm giác hoành tráng, thiêng liêng sẽ trỗi dậy trong ta khi nghe dàn cồng
chiêng Gia Rai và Bahnar trình diễn” (GS Tô Ngọc Thanh). Đó chính là cảm giác
mà nhiều người đã trải nghiệm qua phần trình diễn của 40 nghệ nhân Bahnar với
dàn cồng chiêng tái hiện lễ Đâm trâu, Mừng nhà rông, Mừng lúa mới, Mừng đám
cưới, Mừng được mùa, Bỏ mả Cồng chiêng Tây nguyên là nơi tiết tấu và giai
điệu gặp nhau. Mỗi nhạc công chơi một nốt và một mô hình tiết tấu, kết hợp lại

thành bè, thành giai điệu.
“Cồng chiêng Tây nguyên bảo lưu được hình thức diễn xướng tập thể - cộng
đồng, hợp tấu bằng cách nghe nhau, tức phải có tâm linh cộng đồng ứng vào - GS
Tô Vũ khẳng định - Hoàn toàn xa lạ với việc cá nhân hóa, nghệ sĩ hóa người biểu
diễn, văn hóa cồng chiêng chỉ còn ở Đông Nam Á, và nguyên thủy nhất là ở Tây
nguyên”. TS Vũ Nhật Thăng cho rằng cồng chiêng dựa theo hàng âm của ống hơi
không khoét lỗ bấm - loại nhạc cụ lâu đời hơn và phổ biến ở Tây nguyên - “cũng
có nghĩa là dựa theo thang âm của Trời, vừa thiêng liêng vừa độc đáo”.
Một nghệ thuật thiêng “Cồng chiêng càng cổ bao nhiêu thì thần chiêng càng
mạnh bấy nhiêu Người chủ nhiều cồng chiêng không chỉ là người nhiều của cải
mà cái chính là được sức mạnh của thần chiêng phù hộ” (Tô Ngọc Thanh). “Dòng
họ, làng nào có nhiều cồng chiêng sẽ được các dòng họ, làng khác nể nang, nghe
theo. Già làng ở làng ấy có thể được tôn lên làm già làng cho cả một vùng” (Phạm
Cao Đạt). Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà một vài người trong vùng có thể đảm
nhiệm việc “lên dây” chiêng sau mỗi kỳ sử dụng thường chính là già làng.
Ngay khi đứa trẻ vừa ra đời, người ta đã đem cồng đến đánh bên tai nó, gọi là
lễ thổi tai. Chiêng cồng luôn có mặt trong các lễ cúng từ khi con người còn là thai
nhi trong bụng mẹ cho tới khi vĩnh biệt cuộc đời, chưa kể trong vô số nghi lễ nông
nghiệp ở Tây nguyên, kéo dài từ tháng ba đến tháng mười hai.
Trong mỗi lễ hội, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh
(với thần), giao hòa với trời đất và giao tiếp trong cộng đồng. Đánh cho khỉ trên
19
cây cũng quên bám chặt vào cành đến ngã xuống đất/ Đánh cho ma quỉ mải nghe
đến quên làm hại người (Trường ca Đam San). Sử thi của người Êđê, M’Nông còn
kể lại những cuộc “chiến tranh” giữa các bộ tộc nhằm chiếm đoạt cồng chiêng.
Người Xêđăng kể rằng: Thuở xa xưa có lần voi dữ tràn về phá rẫy, phá buôn.
Con trai Xêđăng mang theo lao, tên lá cùng hợp sức tiêu diệt thú dữ, đánh nhau
suốt mấy ngày đêm, sức tàn lực kiệt mà thú dữ càng hung tợn. Họ chỉ còn biết chắp
tay cầu Yàng. Bỗng họ thấy đùn lên một ụ đất, đào xuống thấy một vật bằng đồng
tròn như ông mặt trời to bốn người ôm mới xuể.

Gõ vào vật ấy phát ra tiếng trầm vang động núi rừng khiến đàn thú dữ ngơ ngác.
Rồi các ụ đất liên tiếp mọc lên, mang theo các vật bằng đồng hình dáng tương tự
nhưng nhỏ dần, âm càng cao. Khi đã có trong tay hơn 10 chiếc chiêng, đồng thanh
gõ lên thì tiếng trầm như thác đổ, tiếng cao như thác reo khiến voi dữ phải chạy
vào rừng sâu
“Các tộc người Tây nguyên quan niệm nhạc cụ như con người - càng nhiều tuổi
tiếng nói càng được tôn trọng. Cồng chiêng càng lâu năm, trải qua nhiều lần nghi
lễ càng thiêng” (Phạm Nam Thanh).Những bộ chiêng tiếng hay và thiêng có giá trị
tính bằng 1-2 con voi hoặc 40 con trâu.Người B’Râu cho rằng chiêng tha (gồm hai
chiếc chồng và vợ) chính là tổ tiên của họ.Đánh chiêng họ gọi là gọ tha pơi, nghĩa
là “mời tha nói”. Thủ tục để mở một bài chiêng rất khắt khe, phải cho tha ăn, cho
tha uống, khấn mời trời đất và nhiều người đến chứng kiến Người Xêđăng Sdrá
có chiêng buàr duy nhất một chiếc - chủ nhân phải cất rất kỹ, sợ người ngoài hoặc
trẻ con không biết đem ra đánh thì khổ, sẽ bị già làng phạt nặng. Các dân tộc Tây
nguyên đều đặt tên chiêng trong một bộ theo vai vế như trong một gia đình và phân
biệt chiêng thiêng (có Yàng trú ngụ) với chiêng thường để dùng trong các dịp lễ
trọng hoặc sinh hoạt thường ngày. Có bộ chiêng chỉ được đánh khi có vật hiến sinh
từ bò trở lên.
1.2.2 Giá trị của văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đối với dân tộc và thế giới
20
1.2.2.1 Đối với dân tộc
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum,
Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc
sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm,
Êđê, Giarai Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên,
là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong
cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc
đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ,
đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có

thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí
có nơi từ 18 đến 20 chiếc.
Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng.Các dàn
cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm
của riêng mình.Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3
âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản.Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm
cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một
dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao
âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.
Về nguồn gốc, theo một số nhà nghiên cứu, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn
đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá,
chiêng đá tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng Từ thuở sơ khai,
cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín
ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên Tất cả các lễ hội trong năm, từ
lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ
đóng cửa kho, lễ đâm trâu . hay trong một buổi nghe khan đều phải có tiếng
cồng chiêng như là thứ để nối kết những con người trong cùng một cộng đồng.
21
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều
ẩn chứa một vị thần.Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao.Cồng
chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào những
ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những
vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một
không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử
thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng
tráng.
Ở phần lớn các tộc người, cồng chiêng là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Đó
là trường hợp của các tộc người như Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ
Ho Song, có những tộc người thì cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng, như Mạ,
M’Nông.Riêng một số ít tộc người như Ê Đê thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng

chiêng.
Cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và
không gian. Từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ
thống bài bản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta sẽ bắt gặp những gì của một dải
nghệ thuật đa diện từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa
tuyến Trong đó bảo lưu cả những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc
từ thời kỳ sơ khai.ở đây, mọi giá trị nghệ thuật đều nằm trong mối quan hệ tương
đồng và dị biệt, xác định cá tính vùng miền của nghệ thuật. Và, với sự phong phú,
độc đáo và đa dạng từ toàn bộ đến từng phần, có thể khẳng định vị trí đặc biệt của
cồng chiêng Tây Nguyên trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.
Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người
chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác.Từ việc
chỉnh chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người
dân dẫu không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu
luyện tuyệt vời.Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài
22
sản vô giá.Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ
thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn
thiêng sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về
mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng
nói" của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh".
Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất
lâu đời.Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là "hậu duệ" của
đàn đá.trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá,
chiêng đá tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng Từ thuở sơ khai,
cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín
ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên âm thanh khi ngân nga sâu lắng,
khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng
người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên. Tất cả các lễ hội
trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng

cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu . hay trong một buổi nghe khan đều phải
có tiếng cồng. Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính
những thế hệ.
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều
ẩn chứa một vị thần.Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao.Cồng
chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời
một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội,
hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu
cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không
gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi,
những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Cồng chiêng đã đi vào sử thi Tây Nguyên như để khẳng định tính trường tồn
của loại nhạc cụ này: “Hãy đánh những chiêng âm thanh nhất, những chiêng kêu
23
trầm nhất. Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất.Đánh cho tiếng chiêng vang xa
khắp xứ. Đánh cho tiếng chiêng luồn qua sàn lan đi xa. Đánh cho tiếng chiêng vượt
qua nhà vọng lên trời.Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải
ngã xuống đất. Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người. Đánh
cho chuột sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho
hươu nai đứng nghe quên ăn cỏ, cho tất cả chỉ còn lắng nghe tiếng chiêng của Đam
San ”. Tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ đã hàng ngàn đời nay, nghệ
thuật cồng chiêng ở đây đã phát triển đến một trình độ cao. Cồng chiêng Tây
Nguyên rất đa dạng, phong phú.
Hiện nay, tại hầu hết các buôn làng Tây Nguyên đều có những đội cồng chiêng
phục vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng, trong dịp hội hè.Vào ngày lễ tết, hình
ảnh quen thuộc ''''bên ngọn lửa thiêng, những vòng người say sưa múa hát trong
tiếng cồng chiêng vang động núi rừng'''' lại xuất hiện trên khắp các buôn làng.Các
nghệ nhân dân gian diễn tấu cồng chiêng kết hợp với nhau rất hài hòa, tạo nên
những bản nhạc với các tiết tấu, hòa thanh rất phong phú, mang sắc thái riêng với
muôn vàn cung bậc. Mỗi dân tộc đều có những bản nhạc cồng chiêng riêng để diễn

tả vẻ đẹp thiên nhiên, khát vọng của con người Người Giarai có các bài chiêng
Juan, Trum vang Người Bana có các bài chiêng: Xa Trăng, Sakapo, Atâu, Tơrơi
Âm thanh của cồng chiêng còn là chất men lôi cuốn gái trai vào những điệu
múa hào hứng của cả cộng đồng trong những ngày hội của buôn làng.Đây là sinh
hoạt văn hóa dân gian nổi bật nhất ở nhiều dân tộc Tây Nguyên.
Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người
chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác.Từ việc
chỉnh chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người
dân dẫu không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu
luyện tuyệt vời.Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài
sản vô giá.Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ
24
thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn
thiêng sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về
mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng
nói" của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh".
Mỗi một dàn cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tâm hồn của người Tây
Nguyên, để diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống lao động và sinh
hoạt hàng ngày của họ. Các tộc người ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng
theocách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình. Trải qua bao
năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hoá đặc trưng, đầy sức quyến rũ.
Cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên. Nghe cồng chiêng thì thấy
được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội Tây Nguyên….
Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng của cồng chiêng.
Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ, hoặc dùng theo dàn, theo bộ từ 2 đến 12
chiếc, cũng có bộ 18 đến 20 chiếc như bộ chiêng của người Giarai. Dàn cồng
chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc có thể diễn tấu những bản
nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau.Điều đặc biệt trong dàn nhạc này
mỗi người chỉ đánh một chiếc cồng, hoặc chiêng (cồng là loại có núm, chiêng
không có núm).

1.2.2.2Đối với thế giới
Ngày 25-11-2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được
UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của
nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn
hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới.
Điều đó khẳng định Việt Nam là một đất nước có bề dày truyền thống văn hóa, có
nhiều nghệ thuật truyền thống cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.
Theo các nhà nghiên cứu, văn hóa cồng chiêng bắt nguồn từ văn minh Đông
Sơn cổ đại, nền văn minh được biết đến với tư cách là một nền văn hóa trống đồng
25
nổi tiếng ở Đông Nam Á. Cồng chiêng được đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên quan niệm như là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần
thánh và thế giới siêu nhiên. Bộ cồng chiêng của mỗi gia đình xưa kia còn là biểu
hiện cho sự giàu có của người Tây Nguyên. Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp
kim đồng, có khi pha bạc, vàng hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không
có núm.Các dàn cồng chiêng thường gồm nhiều bộ, mỗi bộ có số lượng khác nhau
và đảm nhiệm những chức năng riêng trong các cuộc hòa tấu. Nhạc cụ cồng chiêng
có nhiều kích cỡ, có loại đường kính từ 20, 50 đến 60cm, loại cực đại có khi lên
đến 90cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn. Một bộ có từ
2 đến 12 - 13 chiếc, thậm chí, có nơi lên đến 18 đến 20 chiếc. Trong một bộ chiêng
có chiêng cái (chiêng mẹ) là quan trọng nhất.
Cũng theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, đồng bào các dân tộc thiểu số
ở tây Nguyên có nhiều phong cách chơi cồng chiêng rất phong phú, bài bản. Người
Bana, J’rai đánh cồng chiêng theo phong cách chủ điệu (một bè trầm đánh trên là
một vài giai điệu), đồng bào Êđê đánh cồng chiêng theo cách thức từng chùm hợp
âm nối tiếp… Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không chỉ dùng riêng
một loại chiêng núm hoặc chiêng bằng mà thường kết hợp với nhau, trong đó,
chiêng núm làm bè trầm, chiêng bằng đánh giai điệu. Khi biểu diễn vòng tròn, các
nghệ nhân đánh và di chuyển dàn cồng chiêng từ phải qua trái với ý nghĩa ngược
chiều với thời gian, hướng về nguồn cội…

Từ ngày không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là kiệt
tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, du lịch Tây Nguyên lại
có thêm một sản phẩm du lịch riêng, thu hút ngày càng đông khách du lịch đến với
Tây Nguyên, đến với sản phẩm du lịch độc đáo này. Trong lễ công bố Văn hóa
Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại, ông
Koichiro Matsuura - Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu: “Tôi đã được thưởng
thức loại hình âm nhạc cồng chiêng rất riêng của Việt Nam và cũng được thấy

×