Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài tìm hiểu cuộc thi EM yêu LỊCH sử VIỆT NAM 2014 thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.46 KB, 13 trang )

Phòng giáo dục và đào tạo Tỉnh Thanh Hóa
Trường THCS

Cuộc thi “EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM”
Họ và tên:
Lớp: 7A
Trường : THCS
1
BÀI DỰ THI
Câu 1: Ngày 6/12/2012, UNESCO công nhận 1 tín ngưỡng của
Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Anh/chị hãy cho biết đó là gì. Anh/ chị tâm đắc nhất gì về thời
đại và nguồn gốc hình thành của tín ngưỡng trên
Ngày 6/12/2012, tại Hội nghị lần thứ 7 Ủy ban Liên Chính
phủ Công ước 2003 về bảo tồn văn hóa phi vật thể diễn ra tại Paris
(Pháp), UNESCO đã chính thức công nhận Hồ sơ “Tín ngưỡng
thờ, cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại. Đây thực sự là một minh chứng khẳng định
tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một di sản văn hóa độc đáo,
trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Đồng thời là dịp quan trọng để
chúng ta chuyển tải ra thế giới về một di sản vô cùng giá trị, độc
đáo đã tồn tại hàng ngàn năm nay, thấm đẫm vào tâm hồn, tình
cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào
ta ở nước ngoài.
2

Phát biểu tại Lễ đón bằng UNESCO công nhận “Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại và Khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ -
2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định mỗi người Việt
Nam đều tự hào mang trong mình dòng máu con Lạc cháu Hồng.


Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đã trở thành bản sắc văn hóa,
đạo lý truyền thống của người Việt Nam ta, thể hiện lòng biết ơn
của các thế hệ cháu con với công đức của Tổ tiên trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước. Dù làm gì, ở đâu, mỗi người con đất Việt
đều hướng về cội nguồn, hướng về Tổ tiên, với tấm lòng thành
kính, tri ân.
Câu 2: Nêu cảm nhận của anh/ chị về 1 sự kiện lịch sử vĩ đại
của dân tộc
Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) là một sự kiện lừng
lẫy năm châu, chấn động địa cầu.Một chiến thắng có ý nghĩa lịch
sử to lớn là tác nhân quan trọng đưa đến ký Hiệp nghị Giơ-ne-vơ,
lập lại hòa bình ở Việt Nam.
3
Từ ngày 13-17/3/1954, quân ta mở đợt tấn công thứ nhất tiêu
diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản
Kéo, phá vỡ cửa ngõ phía Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên
Phủ.
17h30 ngày 30/04/1954, ta mở đợt tấn công thứ 2. Cuộc
chiến trên đồi A1 diễn ra hết sức gay go, ác liệt. Hai bên giằng co
từng tất đất.Đến ngày 04/04 mỗi bên chiếm giữ 1 nửa đồi A1.Đêm
01/05/1954 ta mở đợt tấn công thứ 3, quân ta đánh chiếm các cứ
điểm còn lại phía Đông và phía Tây, bẻ gãy cuộc phản kích của
địch.
Đêm 3/5/1954, bộ đội ta chỉ cách sở chỉ huy của địch
300m.Đêm 06/5/1954 tại đồi A1, quân ta ồ ạt xông lên tiêu diệt các
lô cốt và dùng bộc phá ngàn cân phá tan thế cầm cự của quân địch.
17h30 ngày 7/5/1954 , những trận pháo kích của bộ đội ta
nhắm thẳng vào sở chỉ huy địch. Tướng Đờ-cat-tơ-ri và toàn bộ
tham mưu tập đoàn cứ điểm của địch bị bắt sống.Gần 1 vạn quân
địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng.Đêm đó ta tấn công bắt sống toàn

bộ quân địch ở phân khu Nam.Sau “56 ngày đêm khoét núi, ngủ
hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” chiến đấu cực kỳ anh
dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt
và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu
toàn bộ vũ khí, kho xăng, đạn dược, quân trang quân dụng.
4

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thành quả của 9 năm kháng
chiến anh dũng đầy gian khổ hy sinh, là thắng lợi của sức mạnh
đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, khát vọng hòa bình, ý chí độc
lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân; cổ vũ mạnh mẽ
phong trào giải phóng dân tộc, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tiến
bộ xã hội của các nước thuộc địa trên thế giới.
Câu 3: Anh chị thích nhất nhân vật lịch sử nào? Vì sao?Trình
bày hiểu biết của anh chị về nhân vật lịch sử đó.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam em yêu thích nhất là Đại
tướng: Võ Nguyên Giáp. Bởi vì nhờ có sự lãnh đạo thông minh,
sáng suốt của Đại tướng mà quân và dân ta đã giành được chiến
thắng vang dội: Điện Biên Phủ 1954.

5
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khi ông đang thể hiện niềm tin chiến
thắng.
Bức ảnh do phóng viên ảnh Bettman chụp ở Hà Nội ngày
29/5/1969.
Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một
nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam.Là đại
tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy
chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh

Việt Nam (1960–1975). Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan
trọng như Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Trận Điện Biên
Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm
1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật
nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo
nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Ông từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các
chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó
Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội
Nhân dân Việt Nam, Phó thủ tướng phụ trách khoa học và kỹ
6
thuật kiêm công tác khoa giáo, Chủ tịch Danh dự Hội Cựu chiến
binh Việt Nam, Chủ tịch Danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam,
Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch, Chủ tịch
Danh dự Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Danh dự Quỹ hỗ trợ
sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC), Chủ tịch Danh
dự Hội Cựu giáo chức Việt Nam.
Cả cuộc đời Đại tướng đã cống hiến hết mình vì nước, vì dân,
vì độc lập dân tộc, không màng danh lợi. Đại tướng từng nói: "Tôi
đã cống hiến một cách tự nguyện, đã thanh thản trong mọi thử
thách, thế là tôi sống vui, sống lâu Như vậy, tôi đã làm theo lời
dạy và noi theo tấm gương của Bác Hồ là “Dĩ công vi thượng”.
Tôi nhận nhiệm vụ và tôi hoàn thành nhiệm vụ.Ngay cả việc phụ
trách công tác sinh đẻ có kế hoạch… cũng là nhiệm vụ".Đại tướng
thật xứng đáng là một “Thánh Gióng” thời hiện đại.
Đại tướng qua đời vào lúc 18h 09 phút ngày 04 tháng 10 năm
2013, tại bệnh viện quân y 108, hưởng thọ 103 tuổi. Đại tướng ra
đi để lại cho nhân dân Việt Nam sự tiếc thương vô vàn. Linh cữu
Đại tướng được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến (thuộc xã Quảng
Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Câu 4: Ở tỉnh, thành phố quê hương anh chị có những di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể nào? Giới thiệu về 1 di sản mà
anh chị thích nhất. Cần phải làm gì để giữ gìn giá trị của di sản
đó
Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long,
Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh
Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa.
Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến
1407.Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới
triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong,
Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng
7
Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ
Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu
(1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành
Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây
Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.
Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở
Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày
27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di
sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn
hóa thế giới.
Thành Nhà Hồ đã đáp ứng hai tiêu chí được quy định trong
Công ước Di sản Thế giới năm 2008. Đó là tiêu chí 2 “bày tỏ sự
trao đổi quan trọng của các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay
bên trong một khu vực văn hóa của thế giới, về những phát triển
trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, quy hoạch thành
phố hay thiết kế phong cảnh” và tiêu chí 4 “là ví dụ nổi bật về một
loại hình công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc hoặc kỹ thuật
hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử

nhân loại”.Nếu “hoành tráng” hay “kỳ vĩ” được dùng khá khiêm
tốn khi miêu tả Thành Nhà Hồ, thì “độc đáo”, “tinh tế” và đầy “bí
ẩn” lại là lối diễn đạt tuyệt vời, một cách ngợi khen “trúng” nhất về
thành trì này. Điều đó khởi phát từ chính những giá trị tự thân của
tòa thành và sâu xa hơn, nó khởi phát từ cội nguồn văn hóa Việt
Nam – nền văn hóa vốn hướng đến ưa chuộng sự hài hòa “thiên -
địa – nhân”. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ, kiến trúc đã so
sánh và tìm thấy sự tương đồng nhiều mặt giữa Tây Đô và Đông
Đô (Hoàng thành Thăng Long).Đó là sự kế thừa tất yếu. Mang bản
sắc văn hóa, có tính đại diện cho một giai đoạn lịch sử đầy biến
động của dân tộc, điều đó khẳng định sự ra đời của Thành Nhà Hồ
nằm trong “mạch” văn hóa truyền thống và chính thống. Mà văn
8
hóa lại là cơ sở quan trọng để đánh giá giá trị của di sản, đúng như
tiêu chí do UNESCO đề ra. Hấp dẫn đến từ sự bí ẩn.Thành Nhà Hồ
là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây
dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn.
Không phải công trình duy nhất trong nước và khu vực có lối kiến
trúc bằng đá, nhưng Thành Nhà Hồ vẫn là minh chứng “vô tiền
khoáng hậu” về kỹ thuật xây dựng khác biệt, độc đáo. Nhiều người
đã đặt câu hỏi: bằng công cụ thô sơ, chỉ dùng sức người là chính,
vậy làm thế nào những người thợ có thể chuyển những khối đá
nặng trên chục tấn lên cao 8 – 10m, xếp chúng chồng khít với nhau
mà không dùng bất kỳ chất kết dính nào để “vá” các phiến đá? Đây
vẫn còn là ẩn số lớn chưa thể lý giải?Triều Hồ tuy ngắn ngủi
nhưng nổi bật ở những cách tân đầy táo bạo trên nhiều lĩnh vực.
Bởi vậy, mạo muội nghĩ rằng, phải chăng kỹ thuật xây dựng thành
Tây Đô cũng nằm trong ý đồ cách tân toàn diện hay là bức thông
điệp thứ nhất cũng thành công nhất về sự cách tân của nhà Hồ mà
khởi xướng và đứng đầu là Hồ Quý Ly? Trong hồ sơ di sản thế

giới, thành Nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật
và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây
dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và
Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Nhờ kỹ
thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là
các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh
quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít
các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị
hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo tồn gần như
nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất ở khu vực Đông Á và
Đông Nam Á.
9
Chúng ta nên đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh, giá trị lịch
sử, văn hóa và kiến trúc nổi bật của Thành nhà Hồ tới bạn bè trong
nước và quốc tế, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
cán bộ và nhân dân địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của di
sản Thành nhà Hồ, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người
dân trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Đặc biệt, Chúng ta nên hướng tới việc cả cộng đồng cùng tham gia
bảo vệ, phát huy giá trị của di sản thông qua việc tuyên truyền,
hướng dẫn người dân địa phương hiểu rõ về giá trị, cũng như sự
hấp dẫn của di sản mà mình đang có, từ đó, chính họ sẽ là người
bảo vệ di sản. Chúng ta sẽ tổ chức thêm nhiều tour du lịch nội
vùng gắn Thành nhà Hồ với các di tích vệ tinh như Thành nhà Hồ-
Phủ Trịnh, Thành nhà Hồ-Chùa Giáng, Thành nhà Hồ-Động Kim
Sơn các tour du lịch trong tỉnh Thành nhà Hồ-Suối cá thần Cẩm
Lương, Thành nhà Hồ-Lam Kinh, Thành nhà Hồ-Sầm Sơn và
10
các tour du lịch từ Thành nhà Hồ đến các kinh đô cổ và các di sản
khác trong cả nước.

Câu 5: “Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Anh/ chị hãy cho biết 2 câu nói trên là của ai. Háy cho biết ý
nghĩa của câu nói trên. Theo anh chị cần phải làm gì để người
học yêu thích môn Lịch Sử
Nghĩ về lời Bác dạy: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc
tích nước nhà Việt Nam”

Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu
và chiến công huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình.Lịch sử dân tộc Việt Nam từ
ngàn xưa đến nay là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nội
11
dung lịch sử dân tộc ta thật vô cùng rộng lớn, phong phú bao gồm
các mặt hoạt động khác nhau (kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá,
xã hội …) của xã hội và con người Việt Nam trong quá khứ cũng
như trong hiện tại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự
kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay
ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó,
mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt
Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người
Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của
dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.
Hơn thế nữa, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng mới,
thời kỳ của CHH – HĐH theo định hướng XHCN, đòi hỏi mỗi
người Việt Nam phải có một sự hiểu biết đầy đủ hơn, mới mẻ hơn

về toàn bộ lịch sử dân tộc theo tinh thần “ôn cố tri tân”, lấy xưa
phục nay.
Lịch sử là “cô giáo của cuộc sống”, là “bó đuốc soi đường đi
tới tương lai”. Vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững tiến trình
phát triển của lịch sử dân tộc, của nền văn hoá Việt Nam không chỉ
là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người hiện nay mà còn có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Nắm vững lịch sử dân tộc ta không chỉ có được những hiểu biết về
tổ tiên, đất nước, dân tộc mình trong việc xây dựng “non sông gấm
vóc như ngày nay” mà còn góp phần bồi dưỡng tình yêu ông bà,
cha mẹ, yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. Có biết
được quá trình đấu tranh dựng và giữ nước đầy máu và nước mắt
của ông cha mới biết ơn, kính trọng những thế hệ đi trước và nhận
12
thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy
truyền thống dân tộc. Có hiểu được tường tận lịch sử dân tộc và
mới hiểu được giá trị của cuộc sống và mới có cái nhìn đúng đắn
về cuộc sống hiện tại, đặt cơ sở cho sự phát triển tương lai.
Tuy nhiên, hiện nay việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói
chung còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung,
phương pháp dạy học, về những phương tiện cần thiết cho việc
giáo dục. Do đó, chât lượng dạy học và thi Đại học môn lịch sử
giảm sút đến mức báo động. Tình trạng “mù lịch sử” khá phổ biến.
Đó là tình trạng không biết lịch sử, không hiểu lịch sử, nhớ sai,
không ham thích, không hứng thú học lịch sử …
Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử trong nhà
trường hiện nay? Câu hỏi được cả xã hội đặt ra và đang từng bước
được giải quyết. Song, theo tôi nghĩ, trách nhiệm đâu phải chỉ của
nhà trường, của giáo viên nói chung, của thầy cô giáo dạy môn lịch
sử nói riêng mà điều cốt yếu trước hết là mỗi người chúng ta cần

có khát khao nghiền ngẫm sử cũ để học được những điều bổ ích từ
cuộc sống sinh động của tổ tiên ta xưa mà giáo dục cho con cháu.
Bởi, tổ tiên ta lẽ đâu chỉ giỏi đánh giặc, còn tư tưởng, đạo đức, triết
lý … và biết bao vấn đề cuộc sống mà ta chưa biết đến.
13

×