Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận đề tài công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện cẩm thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.48 KB, 17 trang )

Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng

UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
Đề tài: Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cẩm Thủy.
Họ và tên: Trần Duy Hưng
Chức vụ, đơn vị công tác: Trưởng phòng
Lớp: Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình
chuyên viên chính K3.

Thanh Hóa, tháng 5 năm 2014
1
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn của đề tài.
Trong những năm gần đây việc phát triển kinh tế - văn hóa xã hội đã làm
thay đổi diện mạo nông thôn, cùng với sự phát triển đó là tốc độ đô thị hoá đang
diễn ra hết sức nhanh chóng trên phạm vi Quốc gia. Huyện Cẩm Thủy cũng
không nằm ngoài sự phát triển đó, với tốc độ đô thị hoá nhanh cũng kéo theo
những hệ luỵ cần phải giải quyết đó là trật tự xây dựng.
Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đã và đang là một vấn đề cần phải được
xem xét một cách nghiêm túc để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc thực thi
các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng công trình và quản
lý quy hoạch xây dựng. Hiện nay hiện tượng xây dựng không phép, trái phép
xẩy tuy không phải là phổ biến nhưng trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện
Cẩm Thủy có thể nhận thấy các công trình vi phạm về quy hoạch xây dựng, cấp
phép xây dựng ngày càng nhiều và đa dạng hơn, vi phạm không những chỉ ở các


xã mà ngay cả ở thị trấn trung tâm huyện. Mức độ vi phạm không chỉ dừng lại ở
một số hộ xây nhà hàng quán lấn chiếm hành lang giao thông mà kể cả một số
hộ xây nhà ở kiên cố không xin phép, thậm trí có những công trình xây dựng vi
phạm về đất tập thể, sử dụng đất đai không đúng mục đích diễn ra ngày càng
nhiều và phức tạp. Do những lý do chủ quan về công tác lập quy hoạch không
được quan tâm thực hiện, hoặc thực hiện không kịp thời và thực hiện lập quy
hoạch có nhiều bất cập và thiếu sót. Trước những tồn tại hạn chế đó. Yêu cầu
quản lý trật tự xây dựng theo đúng quy hoạch và pháp luật, loại trừ hiện tượng
phát triển tự phát, tùy tiện không thể kiểm soát nổi là một vấn đề quan trọng
hiện nay đối với huyện Cẩm Thủy trong việc thực hiện Luật Xây dựng và Nghị
định 64/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 của Chính phủ; Thông tư số 10/2012/TT-
BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng và Quyết định số 1350/2013/QĐ-
UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quy định về cấp
phép xây dựng và quản lý xây dựng công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
Một trong những công cụ để quản lý trật tự xây dựng đó là cấp giấy phép
xây dựng. Thực tế đã chứng minh nếu trình tự thủ tục cấp phép khoa học và có
tính thực tiễn cao thì sẽ được tuân thủ nghiêm minh hơn góp phần quản lý trật tự
xây dựng nói chung và công tác quản lý đô thị nói riêng được tốt hơn. Nếu việc
cấp phép xây dựng được thực thi nghiêm túc và hiệu quả trong thực tế thì việc
thực thi pháp luật và lập lại kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị sẽ nhanh
chóng vào nề nếp góp phần xây dựng đất nước ta “Đàng hoàng hơn, to đẹp
hơn”. Đó cũng là những lí do để chọn đề tài: “Công tác xử lý vi phạm trật tự xây
dựng trên địa bàn huyện Cẩm Thủy. Thực trạng và giảp pháp” làm tiểu luận.
2. Mục đích nghiên cứu.
2
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
Mục đích chính của tiểu luận là tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận chung,
đánh giá thực trạng, các thành công và bất cập, từ đó đề xuất giải pháp cần thiết

nhằm hoàn thiện công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
Cẩm Thủy.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện mục đích đề ra, tiểu luận tập trung giải quyết các vấn đề:
- Tập hợp, phân tích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước
về xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
- Đánh giá thực trạng, những mặt mạnh và những vấn đề còn tồn tại của
công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cẩm Thủy.
- Đề xuất một số nhóm giải pháp chung từ đó có những kiến nghị cụ thể
để nhằm hoàn thiện công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Những nội dung chủ yếu trong công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng
trên địa bàn huyện Cẩm Thủy.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Quán triệt các nguyên tắc duy vật biện chứng và chủ duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và một số thành tựu của khoa
học quản lý, khoa học tâm lý, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật…vv.
Sử dụng đồng bộ, hài hòa, phù hợp các phương pháp nghiên cứu truyền
thống như tổng hợp và phân tích, thống kê, so sánh…vv.
6. Cấu trúc của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Chương 2. Thực trạng công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên
địa bàn huyện Cẩm Thủy.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý vi phạm trật
tự xây dựng trên địa bàn huyện Cẩm Thủy.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM
TRẬT TỰ XÂY DỰNG

1.1 Khái niệm.
1.1.1 Khái niệm quản lý trật tự xây dựng.
Quản lý trật tự xây dựng là hoạt động thanh tra, kiểm tra, đề xuất, kiến nghị
và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và trình tự luật định về các vấn đề liên quan
đến trật tự xây dựng nhằm đảm bảo xây dựng quản lý đô thị phù hợp với quy
hoạch tổng thể và phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng; giữ gìn và phát
triển đô thị, cải tạo chỉnh trang bộ mặt nông thôn theo đúng quy hoạch được phê
3
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
duyệt, tạo điều kiện cho nhân dân xây dựng, bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp
pháp của nhân dân; ngăn chặn và tiến tới chấm dứt tình trạng lấn chiếm đất
công, hành lang giao thông, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng không phép, sai
phép giữ gìn kỷ cương phép nước.
1.1.2. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính.
- Vi phạm hành chính là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lý nhà nứớc mà không phải phạm tội và theo quy định của
pháp luật phải bị xử lý hành chính.
- Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các
biện pháp xử lý hành chính khác.
- Xử lý vi phạm trật tự xây dựng bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và
các biện pháp xử lý hành chính khác trong hoạt động quản lý nhà nước về trật tự
xây dựng công trình.
1.2. Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng và nguyên tắc xử lý.
1.2.1 Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng.
- Công trình không phép:
Là những công trình đi vào khởi công xây dựng mà vẫn chưa được cơ
quan quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn cấp giấy phép xây dựng. Việc
xin phép với những công trình này là bắt buộc nhưng chủ đầu tư không xin cấp
phép. Hậu quả dẫn đến với những loại công trình này thường là xây dựng không

đúng theo quy hoạch chi tiết của huyện, xã, thị trấn xây dựng không đúng chỉ
giới đường đỏ dễ gây tranh chấp đất đai, các biện pháp thi công không được
kiểm soát dễ gây ảnh hưởng tới môi trường xung quan, cảnh quan đô thị…vv.
- Công trình sai phép:
Là những công trình xây dựng không đúng với thiết kế đã được duyệt,
không đúng với nội dung Giấy phép xây dựng đã cấp. Những loại công trình này
đều đã có xin phép xây dựng xong sau khi có giấy phép lại xây dựng không
đúng trong giấy phép đã cấp. Hầu hết là xây lấn, xây tăng thêm so với giới hạn
đã cho phép. Những công trình này rất nhiều vì chủ đầu tư trong quá trình xây
dựng thường lấy cớ là đã có Giấy phép xây dựng sau đó là thực hiện hành vi xây
dựng sai phép. Hậu quả gây ra cũng không kém phần nghiêm trọng.
1.2.2 Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 180/2007NĐ-CP ngày 07/12/2007 của
Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng
về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày
10/10/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây
dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý và phát triển nhà và công sở.
Theo đó, những công trình xây dựng không phép vẫn được xem xét cấp phép
xây dựng nếu đảm bảo một trong các điều kiện sau: Xây trên đất ở có giấy
4
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà
đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng có đủ điều kiện về
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi phát hiện, cơ quan chức năng sẽ
lập biên bản ngừng thi công, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép
xây dựng.
Nếu chủ đầu tư không chấp hành thì cơ quan chức năng đình chỉ thi công
trong thời hạn 60 ngày kể từ khi có quyết định đình chỉ thi công, nếu chủ đầu tư
không xuất trình Giấy phép xây dựng thì công trình sẽ bị cưỡng chế phá dỡ.

Đối với công trình được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây
dựng sai nội dung giấy phép thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai so với nội
dung giấy phép được cấp mới được tiếp tục thi công. Nếu không chấp hành thì
công trình phải bị cưỡng chế, đồng thời chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí tổ
chức cưỡng chế.
Nghị định cũng quy định trách nhiệm của các bên trong quá trình xây dựng
công trình. Theo đó, chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải ngừng thi công công
trình khi có biên bản ngừng thi công của cơ quan chức năng và phải bồi thường
thiệt hại do mình gây ra.
Đơn vị giám sát, tư vấn thiết kế nếu thông đồng hoặc để chủ đầu tư, nhà
thầu thi công làm sai thiết kế xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý
hình sự. Chủ tịch UBND các cấp cũng phải chịu trách nhiệm về tình hình vi
phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.
Trong Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ về quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất
động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình
hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, có hiệu lực thi hành từ ngày
30/11/2013 có nêu:
Trong hoạt động xây dựng, chủ đầu tư có các hành vi như tự thực hiện
khảo sát xây dựng hoặc thuê tư vấn khảo sát không đủ điều kiện năng lực, không
thực hiện giám sát khảo sát xây dựng theo quy định hoặc không tổ chức nghiệm
thu kết báo cáo kết quả khảo sát xây dựng sẽ bị phạt tiền từ 30-40 triệu đồng.
Các chủ đầu tư vi phạm về trật tự xây dựng gồm tổ chức thi công xây dựng
công trình không có Giấy phép xây dựng, tổ chức thi công xây dựng sai thiết kế
đã được cơ quan chuyên môn thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép
xây dựng; xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây
dựng. Sau khi có quyết định đình chỉ thi công của cấp có thẩm quyền mà chủ
đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm, sẽ
bị xử phạt theo Khoản 8 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013

của Chính phủ từ 500 - 1.000 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép
xây dựng (nếu có).
5
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
Ngoài việc áp dụng các hình thức phạt tiền, phạt bổ sung và thực hiện các
biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định, một số hành vi vi phạm còn phải
được công bố trên trang tin điện tử của Sở Xây dựng và của UBND huyện, nơi
ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
1.2.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Mọi hành vi, vi phạm về trật tự xây dựng phải được phát hiện kịp thời và bị
đình chỉ ngay để xử lý. Việc xử lý vi phạm phải được tiến hành nhanh chóng
công minh, triệt để mọi hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phải được khắc phục
theo đúng quy định của pháp luật.
Một hành vi, vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính một lần, việc tái phạm phải
được xem là hành vi, vi phạm mới để xử phạt. Việc xử lý vi phạm hành chính
phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những
tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, bao che
không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, không đúng thẩm
quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính
hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống đối
người thì hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc có
những hành vi, vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử
phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại
về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1.3. Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa
bàn cấp huyện.

1.3.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền:
Quyết định đình chỉ thi công đối với tất cả các loại công trình xây dựng vi
phạm pháp luật xây dựng trên địa bàn phân cấp được quản lý hành chính;
Quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với các công trình xây dựng vi phạm pháp luật
xây dựng trên địa bàn, trừ những công trình không đúng thẩm quyền.
1.3.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cưỡng chế phá dỡ
đối với các công trình xây dựng vi phạm do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp
giấy phép xây dựng hoặc do Sở Xây dựng cấp giấy phép mà công trình xây
dựng đó đã bị Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ thi công xây dựng.
1.3.3. Phòng Công thương huyện có trách nhiệm kiểm tra thụ lý hồ sơ kiến
nghị đề xuất người có thẩm quyền Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc cấp xã xử lý
vi phạm theo thầm quyền hoặc là ra quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi
phạm theo thẩm quyền. Phối hợp với Thanh tra xây dựng thanh tra kiểm tra,
phát hiện xử lý kịp thời những vụ việc vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện và xử phạt theo thẩm quyền quy định theo Luật xử phạt hành chính số
15/2012/QH/13 ngày 20 tháng 06 năm 2012.
6
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
1.4. Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
1.4.1. Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản.
Cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng tại xã, thị trấn chịu trách
nhiệm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về quản lý trật tự xây dựng trên
địa bàn, cùng tổ công tác lập hồ sơ, biên bản đình chỉ và đề xuất biện pháp xử
lý báo cáo Chủ tịch UBND xã, thị trấn và cơ quan chuyên môntham mưu
quản lý nhà nước cấp huyện là phòng Công thương chậm nhất 24 giờ sau khi
lập biên bản.
Cán bộ phòng Công thương được phân công theo dõi có trách nhiệm phát
hiện, đôn đốc và hỗ trợ tổ công tác của xã, thị trấn lập biên bản để xử lý vi phạm
về quy định quản lý trật tự xây dựng, trực tiếp lập biên bản để xử lý trong trường

hợp Tổ công tác chưa lập biên bản sau 24 giờ kể từ khi phát hiện hành vi vi
phạm, đông thời thông báo cho Chủ tịch UBND xã, thị trấn kiểm điểm làm rõ
trách nhiệm của Tổ công tác.
1.4.2. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Chủ tịch UBND, huyện, xã, thị trấn căn cứ phân cấp quản lý nhà nước về
quản lý trật tự xây dựng, sau khi nhận được hồ sơ, biên bản báo cáo đề xuất của
cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng có trách nhiệm:
Chậm nhất là sau 24 giờ kể từ thời đểm lập biên bản về hành vi vi phạm
hành chính đối với công trình xây dựng trái phép, phải ra quyết định xử phạt.
1.5. Cơ sở pháp lý cho công tác xử lý vi phạm lý trật tự xây dựng.
- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của luật liên quan
đến đầu tư xây dựng cơ bản.
- Luật Thanh tra ngày 15/11/2010.
- Luật nhà ở ngày 29/11/2005.
- Luật xử phạt hành chính số 15/2012/QH/13 ngày 20 tháng 06 năm 2012.
- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp
Giấy phép xây dựng.
- Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/10/2012 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP về cấp
Giấy phép xây dựng.
- Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định
chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra.
- Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định
về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động
thanh tra chuyên ngành.
- Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của ngành thanh tra.
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 114/01/2013 của Chính Phủ Về
quản lý đầu tư phát triển đô thị và Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ

7
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
ngày 12/02/2009 và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính
phủ về sửa đổi bổ sung một số điều nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự ấn
đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP về hành lang an toàn lưới điện.
- Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính.
- Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ về quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính.
- Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản,
khai thác; sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật, quản lý phát triển nhà và công sở và Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày
12/02/2014 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định
số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ.
- Quyết định số 1350/2013/QĐ-UBND ngày 25/4/2013 của UBND tỉnh
Thanh Hóa ban hành quy định cấp Giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng
công trình theo giấy phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Quyết định số 1485/20147/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2014 của
UBND tỉnh Thanh Hóa về việc kiện toàn, tổ chức và hoạt động Thanh tra Sở
Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
- Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ Quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã, TP. thuộc tỉnh.
- Thông tư số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16/12/2008 của liên bộ xây
dựng - Nội vụ hướng dẫn chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quyền hạn
của UBND cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng.
- Quyết định số 1065/QĐ-UBND ngày 13/7/2009 của UBND huyện Cẩm

Thủy về việc Quy định vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của phòng Công thương thuộc UBND huyện Cẩm Thủy.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY
2.1. Khái quát chung về địa bàn huyện Cẩm Thủy.
Cẩm Thủy là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa,
phía Bắc giáp với huyện Thạch Thành, phía Nam giáp với huyện Ngọc Lặc, phía
Đông giáp với huyện Vĩnh Lộc, phía Tây giáp với huyện Bá Thước, huyện ẩm
Thủy có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, về giao thông đường bộ huyện
Cẩm Thủy có 12,7 km đường HCM đi qua chạy theo hướng từ Bắc đến Nam,
phía Bắc đi Hòa Bình và Hà Nội, phía Nam đi cảng hàng không Sao Vàng, khu
8
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
kinh tế Lam Sơn và cảng nước sâu Nghi Sơn và 38 km đường QL217 đường liên
vận Quốc tế tiểu vùng Bắc Mê Kông, chạy theo hướng từ Đông sang Tây; phía
Đông đi khu kih tế Bỉm Sơn và Sầm Sơn, phía Tây đi của khẩu quốc tế Việt
Lào, ngoài hai trục giao thông đổi ngoại hyện Cẩm Thủy còn có 169 km đường
giao thông liên tỉnh và liên huyện.
Về giao thông đường thuỷ: huyện Cẩm Thủy có dòng sông Mã chiều dài 40
km chảy theo hướng từ Tây sang Đông, thuận tiện cho việc khai thác đường
thủy nội địa và có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp sản xuất điện năng.
Tổng diện tích đất tự nhiên: 425,03 km
2
: đất sản xuất nông nghiệp 30.003
ha., Huyện có 19 xã, 1 thị trấn; 214 thôn, làng và 9 tổ dân phố; đến nay Huyện
có 85 làng văn hoá, trong đó có 35 làng văn hoá cấp Thành phố; dân số trên
111.638 người, trong đó: dân cư đô thị chiếm 5,2%.
Phòng Công thương là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND huyện

quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động xây dựng theo cơ chế quản lý phối hợp,
phân cấp của ngành và quản lý theo vùng lảnh thổ. Phòng Công thương được
biên chế tám công chức để thực thi nhiệm vụ gồm 01 trưởng phòng và 01 phó
phòng và 06 chuyên viên.
Các xã, thị trấn được bố trí 01 công chức địa chính xây dựng phối hợp với
phòng Công thương, tham mưu giúp việc cho UBND xã quản lý nhà nước về
hoạt động xây dựng trên địa bàn xã, thị trấn.
2.2.Thực trạng tình hình vi phạm trật tự trên địa bàn huyện.
Cẩm Thủy là huyện có lợi thế về các tuyến đường giao thông đối ngoại tạo
động lực thúc đẩy tốc độ đô thị hóa khá cao, nên số vụ vi phạm về trật tự xây
dựng trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng, nhưng lực lượng công
chức cơ quan chuyên môn cấp huyện, xã đã tham mưu tích cực giúp UBND
huyện, xã phối hợp với lực lượng Thanh tra chuyên ngành thực hiện chức năng
quản lý, kiểm soát trật tự xây dựng trên địa bàn đạt kết quả khá. Cán bộ công
chức được phân công phụ trách địa bàn về quản lý trật tự xây dựng, đã thường
xuyên kiểm tra, bám sát sơ sở, phát hiện và lập biên bản xử lý kịp thời các
trường hợp vi phạm. Đến nay phần lớn các công trình xây dựng đã được kiểm
tra, kiểm soát, phân loại mức độ vi phạm và có biện pháp xử lý theo thẩm
quyền. Đối với những vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền kiến nghị cấp có thẩm
quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với những trường hợp lấn chiếm đất xây dựng công trình trái phép mới
phát sinh. UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã và lực lượng chức năng kiên
quyết, xử lý triệt để theo thẩm quyền quy định.
Đối với những công trình xây dựng không phép, sai phép kiiên quyết đình
chỉ có hiệu lực, đồng thời yêu cầu chủ công trình hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép
xây dựng của cơ quan có thẩm quyền.
2.3. Thực trạng quản lý tình hình vi phạm trật tự xây dựng và công tác
xử lý vi phạm trên địa bàn huyện Cẩm Thủy.
9
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.

Học viên: Trần Duy Hưng
Công tác quản lý phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cẩm Thủy trong
thời gian qua đã đạt được những kết quả rất đáng kể. Với địa bàn rộng 20 xã, thị
trấn, 22.154 hộ dân, lực lượng cán bộ chuyên môn tuy đã thường xuyên kiểm
tra, bám sát địa bàn, kịp thời lập biên bản các vi phạm ngay từ khi mới phát sinh
và kiên quyết xử lý cưỡng chế khi các hộ vi phạm không tự giác thực hiện.
Những trường hợp xây dựng công trình trái phép trên đất lấn chiếm của tập thể,
trên đất đã chuyển nhượng cho người khác, trên đất hành lang giao thông có
nhiều phức tạp, cơ quan chuyên môn cấp huyện, xã đã phối hợp kịp thời với
thanh tra chuyên ngành như xây dựng, giao thông tham mư cho chính quyền địa
phương cương quyết ra quyết định cưỡng chế. Ðối với những công trình xây
dựng không phép thì lực lượng chức năng kịp thời lập biên bản yêu cầu chủ
công trình đình chỉ thi công và vận động họ đi xin cấp giấy phép xây dựng theo
đúng quy định.
Trong các vụ việc do UBND các xã xử lý, đáng chú ý là do làm tốt công
tác tuyên truyền vận động nên đã có nhiều trường hợp xin tự phá dỡ. Nhiều vụ
việc vi phạm nghiêm trọng đã được thanh tra xây dựng sở xây dựng phối hợp
với cơ quan chuyên môn cấp huyện và chính quyền cấp xã xử lý kịp thời. Cụ
thể: UBND xã Cẩm Tú; xã Cẩm Phong; xã Cẩm Sơn và xã Cẩm Châu là những
xã đã làm tốt công tác tuyên truyên vận động nhân dân tự giác tháo dỡ công
trình hoàn trả mặt bằng giải phóng hành lang giao thông trên tuyến đường Hồ
Chí Minh.
Huyện Cẩm Thủy đã thực hiện cấp Giấy phép xây dựng trên điạ bàn thị
trấn Cẩm Thủy từ ngày 01/9/2008 theo Luật xây dựng và Nghị định số
16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình; Thông tư số 09/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn một số nội dung về cấp Giấy phép xây dựng và Quyết định số
143/QĐ-CT gày 15/01/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa và Quyết định
số 175/QĐ-UBND ngày 17/6/2008 của Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy về
việc Ban hành quy định cấp Giấy phép xây dựng.

Đến năm 2012 thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới 19 xã còn lại
tiến hành lập quy hoạch xây dựng để làm cơ sở quản lý và cấp Giấy phép xây
dựng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và bắt đầu thực
hiện cấp Giấy phép xây dựng trên địa bàn toàn huyện theo Nghị định
64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 và Thông tư số 10/2012/TT-BXD; Quết định số
1350/2013/QĐUBND tỉnh Thanh Hóa kể từ tháng 6/2013.
Tuy mới triển khai thực hiện nhưng cấp huyện cho tới cấp xã huyện Cẩm
Thủy đã luôn luôn tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm trên địa bàn xử lý
kiên quyết đối với các công trình xây dựng không phép, sai phép nhất là công
trình nhà quán bán hàng lấn chiếm hành lang giao thông, lấn chiếm đất công, đất
10
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
nông nghiêp. Kết quả công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
đạt được thể hiện dưới bảng số liệu dưới đây:
BIỂU TỔNG HỢP SỐ LIỆU
Kết quả xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Cẩm Thủy
(từ 9/2008- 6/2014)
Năm
9/200
8
2009
201
0
2011 2012
6/201
3
6/201
4
Tổng

A. Số vụ lập biên
bản vi phạm:
08 16 22 24 30 50 65 215
1. Sai phép 05 08 19 17 22 32 40 143
2. Không phép 0 03 03 04 02 09 12 33
3.Trái phép 03 07 0 03 06 04 07 30
4. Vi phạm khác 01 0 0 0 05 06 12
B. Đã xử lý 08 16 22 24 30 50 65 215
1. UBND huyện và
các xã xử lý vi phạm
a. Tuyên truyền vận
động tự tháo dỡ
08 15 19 20 21 43 47 173
b. Quyết định phạt
tiền
0 01 03 04 9 07 18 42
c. Quyết định cưỡng
chế
0 0 0 0 0 0 0 0
- Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực quản lý trật tự xây
dựng: Tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực trật tự xây dựng: 18 đơn.
+ Đã giải quyết: 16 đơn.
+ Đang giải quyết: 02 đơn.
+ Từ tháng 6/2013 đến tháng 6/2014 (mùa khô, mùa xây dựng) trên địa bàn
20 xã thị trấn đã cấp được 920 giấy phép xây dựng nhưng cũng đã phát sinh 115
trường hợp vi phạm trật tự xây dựng phải lập biên bản xử lý chiếm 12,5%.
Trong đó: - Xây dựng sai giấy phép được cấp 72 trường hợp chiếm 7,8%.
- Xây dựng không xin cấp GP 21 trường hợp chiếm 2,28%.
- Xây dựng trái phép 11 trường hợp chiếm 1,2%.
- Vi phạm khác 23 trường hợp chiếm 2,5%.

- Quyết định phạt tiền và khắc phục tháo dỡ công trình 25
trường hợp chiếm tỷ lệ 2,7%.
- Đơn thư khiếu nại 18 đơn chiếm tỷ lệ 1,95%.
11
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
Cẩm Thủy từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2014 do phòng Công thương tổng hợp).
Qua số liệu trên ta thấy tình hình vi phạm pháp luật về trật tư xây dựng trên
địa bàn huyện Cẩm Thủy có xu hướng ngày càng gia tăng theo tốc độ tăng
trưởng kinh tế của địa phương bởi lý do kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc
tốc độ đô thi hóa ngàng càng nhanh đầu tư trong khu vực dân cư ngày càng cao,
vi phạm trật tự xây dựng ngày càng gia tăng nếu như không có giải pháp nâng
cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước xử lý vi phạm trật tự xây
dựng xẽ để lại những hệ lụy không lường cho xã hội, mà đối tượng chịu tác
động không ai khác chính là công đồng dân cư.
2.4. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý
trật tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Cẩm Thủy.
Hiện nay, toàn huyện chưa có quy hoạch cụ thể chi tiết 1/500 nên công tác
cấp phép xây dựng hầu như là dựa trên bản đồ quy hoạch chi tiết 1/2000 phần
quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông đã được phê duyệt. Quy hoạch
chung tỷ lệ quá nhỏ nên việc quản lý đất đai, chỉ giới xây dựng và chỉ giới
đường đỏ thiếu chính xác, cũng là căn cứ không rõ ràng để cấp GPXD và quản
lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện.
Bản đồ chỉ giới đường đỏ không được công khai rộng rãi. Khiến người dân
muốn đầu tư xây dựng nhưng phân vân không rõ khu đất mình định đầu tư có
nằm trong diện quy hoạch hay không. Đây là hạn chế về thiếu thông tin quy
hoạch cần thiết phải khắc phục.
Trong thực tế việc yêu cầu chủ đầu tư là các hộ gia đình xuất trình hồ sơ
thiết kế để được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là rất khó khăn vì các hộ dân

cư làm nhà 3- 4 tầng nhưng không thuê tư vấn thiết kế, bên cạnh đó cán bộ địa
chính xây dựng các xã, thị trấn không có nghiệp vụ chuyên môn.
Về công tác kiểm tra trật tự xây dựng sau khi cấp phép: thông thường khi
đã cấp phép đối với công trình do UBND huyện cấp phép có gửi một bản giấy
phép xây dựng về cho thị trấn quản lý kiểm tra, nhưng khi đến kiểm tra không
phải cán bộ chuyên môn không đủ kiến thức, trình độ chuyên môn để đọc bản vẽ
xem công trình xây dựng đúng giấy phép không, có sai chỗ nào không và nếu
công trình xây dựng sai phép thì không phải công trình nào cũng xử lý bằng
cách tháo dỡ.
Về trình tự xử lý công trình vi phạm: Theo quy định thì công trình vi phạm
trật tự xây dựng vừa có thể lập biên bản xử lý vi phạm ngừng thi công xây dựng
công trình, ra quyết định đình chỉ, ra quyết định cưỡng chế. Song song với việc
lập biên bản thì ra quyết định xử phạp vi phạm hành chính. Có nghĩa là công
trình vừa phải đình chỉ thi công, có thể phải tháo dỡ vi phạm vừa bị phạt tiền.
Nhưng thực tế theo dõi các báo cáo dưới xã chuyển lên thấy ít xã nào áp dụng
song song hai hình thức vừa tháo dỡ vừa phạt tiền. Có xã cho rằng phạt tiền thì
liệu có thu được của người vi phạm không lên chỉ tiến hành lập biên bản ngừng
12
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
thi công, ra quyết định đình chỉ. Xã nào xử lý nghiêm thì ra quyết định cưỡng
chế phá dỡ vi phạm, xã không cương quyết thì để đấy. Thậm chí có xã có ra
quyết định phạt nhưng phạt là để đấy, có xã vẫn còn áp dụng biện pháp phạt
cảnh cáo (theo ND 23/2009/ND-CP ) thì biện pháp phạt cảnh cáo không còn tồn
tại nhưng có xã ra quyết định phạt tiền cho tồn tại công trình.
Về những công trình tái vi phạm: Đối với những công trình đã ra quyết
định cưỡng chế, đã giải quyết xong nhưng chính quyền xã không đủ khả năng
quản lý để hộ dân lại xây dựng tái lấn chiếm đất công, đất hành lang giao thông
để làm quán bán hàng,
Về quy định khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải thông báo

bằng văn bản trước 7 ngày cho UBND nơi công trình xây dựng được biết.
Nhưng thực tế rất ít khi chủ đầu tư làm việc này. Đây là khâu yếu kém trong
công tác tuyên truyền quản lý pháp luật về trật tự xây dựng trên địa bàn.
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÝ
VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY
3.1. Công tác quy hoạch.
Thông tin quy hoạch là vô cùng quan trọng đối với các chủ đầu tư. Tổ
chức, cá nhân, hộ gia đình căn cứ vào thông tin này để có những quyết định đầu
tư xây dựng một cách đúng đắn, có cơ sở kỳ vọng cho hoạt động đầu tư của
mình. Do đó, công khai quy hoạch là rất quan trọng. Công khai bản đồ quy
hoạch chi tiết tại những nơi công cộng, nơi mà có nhiều người dân quan tâm.
UBND huyện cần khẩn trương hoàn thành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 thị
trấn Cẩm Thủy và các điểm dân cư nông thôn của các xã, để làm cơ sở cho việc
cấp giấy phép xây dựng đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để lực lượng chức
năng quản lý và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
3.2. UBND huyện và các phòng chuyên môn.
- Hàng tháng, hàng quý, UBND huyện tổ chức giao ban với lãnh đạo
UBND các xã, các phòng ban ngành có liên quan để đánh giá kết quả xử lý các
trường hợp vi phạm trên địa bàn, tìm ra các giải pháp để giải quyết các vụ việc
còn tồn đọng.
- Phòng Nội vụ nên tham mưu giúp UBND huyện, tuyển dụng, hợp đồng
lao động bố trí cơ cấu công chức cấp xã địa chính xây dựng phù hợp với nghiệp
vụ chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ được giao hiện nay công chức cấp xã về
xây dựng không qua đào tạo chuyên môn.
- Phòng Công thương khi tham mưu giúp UBND huyện Cấp giấy phép xây
dựng trên địa bàn thị trấn, cấp phép xong gửi ngay cho UBND thị trấn để kiểm
tra giám sát việc xây dựng có đúng giấy phép không. Phối hợp với Thanh tra sở
13
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.

Học viên: Trần Duy Hưng
xây dựng thường xuyên thanh tra kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành
vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng công trình trên địa bàn huyện.
- Phòng Công thương giúp UBND huyện, phân công cán bộ công chức
chuyên môn bán cơ sở địa bàn, hướng dẫn kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các xã thị
trấn chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý trật tự xây dựng
công trình, đồng thời phát hiện và kiến nghị với người có thẩm quyền xử lý kịp
thời những vi phạm phát sinh.
3.3. UBND các xã, thị trấn.
Chỉ đạo cán bộ địa chính, xây dựng, Công an xã, và các cơ quan cung cấp
dịch vụ điện, nước không cung cấp các dịch vụ cho các chủ đầu tư có công trình
xây dựng trái phép, thực hiện việc cấm các phương tiện vận chuyển VLXD và
thợ vào thi công công trình, cắt điện nước để bảo đảm việc thực hiện quyết định
đình chỉ của UBND xã thị trấn.
Quá trình thực hiện việc quản lí trật tự xây dựng phải tuyệt đối tuân thủ
theo các quy định của pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước. Các bước
tiến hành xử lí vi phạm trật tự xây dựng, đất đai phải tuân thủ theo đúng quy
trình, đảm bảo sự công minh của pháp luật và chính sách nhân đạo của Đảng và
Nhà nước.
Kiên quyết cưỡng chế, dỡ bỏ đối với các vụ việc cố tình vi phạm, đảm bảo
tính nghiêm minh của pháp luật, tạo niềm tin của quần chúng nhân dân vào bộ
máy công quyền của Nhà nước.
Trong quá trình cưỡng chế, giải phóng mặt bằng phải tạo điều kiện giúp
đỡ người dân trong diện giải tỏa, đảm bảo tính mạng và tài sản của họ. Thường
xuyên lắng nghe ý kiến của người dân trong quá trình giải tỏa, kịp thời giải
thích, trả lời những khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Trong quá trình thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng và giải phóng mặt
bằng phải tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên và sự hỗ
trợ của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể, các tổ chức có liên quan.
3.4. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật.

Đối với mức xử lý phạt trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng cần tăng
cao mức xử lý theo quy mô và diện tích vi phạm. Trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường cần có sự quy định, tăng cường uỷ quyền cho các phường quản lý, xử lý
trực tiếp, tăng mức xử phạt hành chính để đảm bảo tính răn đe đối với các chủ
đầu tư vi phạm.
3.5. Công tác tuyên truyền vận động.
Là một huyện miền núi được hình thành từ làng, xã, vì thế mà người dân đã
quen với việc xây dựng tùy hứng mà không cần phải xin phép xây dựng. Do đó,
công tác tuyên truyền vận động thường xuyên có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Tuyên truyền cũng là hình thức khơi dậy ý thức tự giác từ phía người dân tuân
14
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
thủ trật tự xây dựng. Mọi người dân đều có trách nhiệm chung giám sát các công
trình. Điều này là rất cần thiết, vì quản lý cộng đồng và quản lý nhà nước kết
hợp sẽ rất hiệu quả. Quản lý cộng đồng ở mọi nơi mọi lúc. Do đó công tác chỉ
đạo phải thường xuyên liên tục nhằm nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ theo các
quy định của pháp luật trong công tác quản lý trật tự xây dựng của người dân.
Hình thức tuyên truyền trên phương tiện thông tin truyền thông có thể là:
+ Trên truyền hình địa phương: Qua các kênh phát sóng truyền hình địa
phương vận động người dân có ý thức trong việc xin phép xây dựng và quản lý
trật tự xây dựng.
+ Trên đài phát thanh xã, thị trấn: Có chương trình phát thanh một cách
thường xuyên liên tục vào các buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Lúc mọi người
chưa ra khỏi nhà hoặc đã đi làm về để đảm bảo thông tin được truyền tới người
dân có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Công tác quản lý trật tự xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng là
nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trong những năm tiếp theo nhằm cải thiện bộ
mặt đô thị và thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới theo hướng văn

minh và hiện đại, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên,
quản lý trật tự xây dựng nói chung và quản lý đô thị nói riêng đặc biệt là việc
xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu vực dân cư do dân tự làm còn nhiều khó khăn
và tồn tại. Trước đây, do các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng chưa
được hoàn chỉnh và đầy đủ dẫn đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
xây dựng, nhất là trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị bị buông lỏng,
nhiều hành vi vi phạm pháp luật diễn ra khá phổ biến. Tác động nhân quả này
càng làm cho công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trở nên rất phức tạp và khó
khăn. Tuy nhiên từ sau khi luật Xây dựng, Đất đai và một số văn bản pháp luật
khác có hiệu lực, và hàng loạt các nghị định của Chính phủ được ban hành đã
phần nào giúp cho chính quyền có được công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý
trật tự xây dựng tại đại phương nên cơ bản các vụ việc vi phạm đã giảm nhiều so
với thời gian trước đây, việc xử lý các vi phạm cơ bản đã được xem xét giải quyết
kịp thời, cương quyết hơn. Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện vẫn gặp rất
nhiều khó khăn, nhất là ở những cấp xã do những hệ quả để lại của thời kỳ buông
lỏng quản lý trước đây. Nhưng với sự tích cực, cố gắng học hỏi kiến thức pháp
luật và thái độ làm việc công tâm, của cán bộ công chức ngành xây dựng đã góp
một phần công sức trong việc quản lý trật tự xây dựng trong đô thị và cải tạo
15
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
chỉnh trang các điểm dân cư nông đã và đang hiện hình bộ mật nâng thôn mới văn
minh hiện đại.
Công tác quản lý và xử lý vi phạm trật tự xây dựng là nhiệm vụ trọng tâm
nhằm cải thiện bộ mặt của nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại góp phần
đẩy mạnh CNHHĐH đất nước. Đưa hoạt động xây dựng vào nề nếp, đảm bảo
công bằng trong xã hội, thiết lập trật tự xây dựng có kỷ cương là việc rất khó
khăn phức tạp mà chính quyền các cấp các ngành phải chung tay góp sức thường
xuyên và liên tục. Đặc biệt là cơ quan chuyên môn về xây dựng phòng Công

thương phải tập trung chỉ đạo, đôn đốc sát sao trên địa bàn mình quản lý.
Qua một thời gian học tập bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương
trình chuyên viên chính, bên cạnh đó là kinh nghiệm thực tiễn của bản thân,
dưới sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo và của nhà trường đã giúp em
hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu có hạn, bài
tiểu luận này không tránh khỏi được những sai sót, học viên rất mong nhận được
sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy cô giáo.
Học viên Trần Duy Hưng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô
giáo đã hướng dẫn, giúp đỡ học viên trong suốt khóa học vừa qua./.
Xác nhận của cơ quan
UBND huyện Cẩm Thủy xác nhận đề tài
tiểu luận của học viên Trần Duy Hưng là
phù hợp với chức năng nhiệm vụ công tác.
UBND HUYỆN CẨM THỦY
NGƯỜI VIẾT TIỂU LUẬN
Trần Duy Hưng
MỤC LỤC
Tran
g
16
Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính lớp K4.
Học viên: Trần Duy Hưng
LỜI NÓI ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM
TRẬT TỰ XÂY DỰNG
2
1.1 Khái niệm.
2
1.1.1 Khái niệm quản lý trật tự xây dựng. 2

1.1.2 Khái niệm xử lý vi phạm hành chính.
3
1.2 Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng và nguyên tắc xử lý.
3
1.2.1 Các hình thức vi phạm trật tự xây dựng.
3
1.2.2 Các hình thức xử lý vi phạm trật tự xây dựng. 3
1.2.3 Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng 5
1.3 Chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn
cấp huyện. 5
1.4 Quy trình xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
5
1.4.1 Kiểm tra, phát hiện vi phạm, lập biên bản. 5
1.4.2 Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 6
1.5 Cơ sở pháp lý cho công tác xử lý vi phạm lý trật tự xây dựng 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ VI PHẠM TRẬT TỰ
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN CẨM THỦY
7
2.1 Khái quát chung về địa bàn huyện Cẩm Thủy. 7
2.2 Thực trạng tình hình vi phạm trật tự trên địa bàn huyện. 8
2.3 Thực trạng quản lý tình hình vi phạm trật tự xây dựng và công tác
xử lý vi phạm trên địa bàn huyện Cẩm Thủy. 8
2.4 Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý trật
tự xây dựng và cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Cẩm Thủy. 11
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XỬ LÝ
VI PHẠM TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY.
12
3.1. Công tác quy hoạch. 12
3.2. UBND huyện và các phòng chuyên môn.
12

3.3. UBND các xã, thị trấn. 13
3.4. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật. 13
3.5. Công tác tuyên truyền vận động. 13
17

×