Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện phú tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.05 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phú Tân, ngày 31 tháng 12 năm 2013

BÁO CÁO SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM

- Tên sáng kiến: Giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện Phú Tân.
- Người thực hiện: Nguyễn Văn Chánh.
- Đơn vị công tác: phòng Kinh tế và Hạ tầng.
- Chức vụ hiện nay: Phó Trưởng phòng.


2

I- Lý do chọn đề tài, mục đích của đề tài
1. Lý do chọn đề tài:
Công tác quản lý xây dựng nói chung và quản lý đô thị, trật tự xây dựng
nói riêng là vấn đề đang được chính quyền các cấp và dư luận xã hội đặc biệt
quan tâm. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư
nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo môi trường
sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài
hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Do đó, quản lý quy
hoạch xây dựng tốt thì đất đai sẽ được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu
kinh tế quả cao, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Trong 10 năm trở lại đây, nhiều dự án đầu tư được triển khai trên địa bàn
huyện Phú Tân, trên các trục giao thông chính, nhiều công trình công cộng và
nhà ở của nhân dân được xây dựng mới khang trang, sạch đẹp; bộ mặt đô thị


từng bước được hình thành, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.
Thực hiện Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg ngày 13/6/2007 của Thủ tướng
Chính phủ, Chỉ thị số 02/2007/CT-BXD ngày 07/02/2007 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng về việc đẩy mạnh công tác cấp giấy phép xây dựng và tăng cường
công tác quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị và Quyết định số 279/QĐ-UBND
ngày 24/4/2007 của UBND tỉnh về việc phân cấp cung cấp thông tin quy hoạch
và cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau, trong thời gian qua, công
tác quản lý xây dựng trên địa bàn huyện Phú Tân đã có chuyển biến tích cực,
các chủ đầu tư đã có ý thức hơn trong việc lập thủ tục xin cấp giấy phép xây
dựng. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn từ góc nhìn mỹ quan đô thị sẽ còn nhiều


3

vấn đề cần bàn. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng còn nhiều
bất cập. Tình trạng xây dựng trái phép, xây dựng không phép, xây dựng trên đất
nông nghiệp, cơi nới lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang giao thông... còn
diễn ra nhiều nơi.
Theo thống kê của phòng Kinh tế và Hạ tầng, từ năm 2007 đến năm
2011, toàn huyện chỉ cấp 46 giấy phép xây dựng, thấp rất nhiều so với thực tế.
Đã qua, hầu hết các xã chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này mặc dù từ năm 2007
huyện đã tổ chức tập huấn và tỉnh đã phân định rõ thẩm quyền và khu vực phải
cấp phép.
Công tác cấp giấy phép xây dựng không được quan tâm thì việc vi phạm
trật tự xây dựng là điều hiển nhiên. Qua 13 lượt kiểm tra xây dựng ở các xã, thị
trấn đã phát hiện 41 vụ sai phạm. Một số dự án công trình không có giấy phép
thi công vẫn được các chủ đầu tư triển khai làm phá vỡ nghiêm trọng quy hoạch
đã được duyệt, như nhà ở nhân dân, các dự án đường ô tô về trung tâm xã, lưới
điện trung thế REII, trạm BTS, cáp viễn thông Viettel…
Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản đó là:

1- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về xây dựng chưa triển khai
đến tận người dân và thiếu thường xuyên, liên tục; ý thức của một bộ phận dân
cư về tôn trọng pháp luật trong lĩnh vực xây dựng còn nhiều mặt hạn chế.
2- Một số địa phương buông lỏng công tác quản lý quy hoạch, quản lý
trật tự xây dựng. Các dự án đầu tư công trình do huyện và xã quản lý thuộc diện
phải cấp phép chưa được các chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý quan tâm lập hồ sơ
đề nghị cấp phép. Việc xử lý vi phạm về trật tự xây dựng không kịp thời và
thiếu kiên quyết.


4

3- Cán bộ chuyên môn tham gia quản lý trật tự xây dựng của huyện thiếu
(hiện chỉ có 2 cán bộ, trong đó có 1 cán bộ phải trực tại bộ phận một cửa) nên
không thể tham gia đầy đủ vào quá trình quản lý, nhất là công tác hậu kiểm sau
cấp phép. Mặt khác, cũng cần nói thêm rằng, sau khi thực hiện Nghị định
14/2008/NĐ-CP của Chính phủ, cán bộ được điều động từ các ngành khác,
chuyên môn không đúng theo chức năng nên việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi
phạm trật tự xây dựng gặp nhiều khó khăn.
4- Hiện nay cán bộ địa chính xã, thị trấn kiêm nhiệm công tác quản lý
xây dựng, công việc nhiều; ban nhân dân các ấp, khóm chưa báo cáo kịp thời
cho UBND các xã, thị trấn nên việc quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng,
hành lang giao thông ở cơ sở còn bất cập.
5- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên môn và chính
quyền cơ sở. Tuy đã được phân cấp quản lý nhưng UBND các xã, thị trấn vẫn
còn ỷ lại, trông chờ cấp trên. Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức đoàn thể dường như còn đứng ngoài cuộc, chưa thể hiện được vai trò giám
sát của mình, cho rằng quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng là nhiệm vụ
của UBND và của cơ quan chuyên môn. Mặt khác, cán bộ quản lý còn thiếu,
trình độ năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu, nhiệm vụ.

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu
và rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn cũng như trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn được giao, tôi đưa ra “giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên
địa bàn huyện Phú Tân”.
2. Mục đích của đề tài:


5

Với vai trò làm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng; để góp phần thiết thực
trong việc quản lý trật tự xây dựng tại địa phương, bản thân đã suy nghĩ đúc kết
kinh nghiệm, tìm ra các biện pháp nhằm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
huyện chỉ đạo tốt công tác quản lý đô thị, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn
huyện trong thời gian tới.
II – Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài
1. Phạm vi triển khai thực hiện đề tài:
Những “giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Phú
Tân” được triển khai trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện, có thể nhân rộng
trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Lĩnh vực nghiên cứu của đề tài là kiến trúc, quy hoạch xây dựng. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài là các công trình công cộng và nhà ở, các tổ chức
và cá nhân liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
Phú Tân.
III- Một số biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
Nhà nước về trật tự xây dựng
Từ những thực trạng nêu trên, để nâng cao trách nhiệm của các cấp quản
lý và đảm bảo tính kiên quyết, tính nghiêm minh đối với bất kỳ hành vi cố tình
“tránh né” hoặc vô ý “tránh né” nghĩa vụ pháp luật của các cá nhân, tổ chức, để

công tác quản lý trật tự xây dựng từng bước đi vào nền nếp, cần tập trung thực
hiện đồng bộ các giải pháp sau:


6

Một là, tăng cường nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về ý thức,
trách nhiệm trong công tác quản lý trật tự xây dựng. Chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc và đoàn thể các cấp, các ngành, cơ quan chuyên môn cần có kế hoạch triển
khai sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
về quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng đến tận địa bàn dân cư bằng nhiều hình
thức. Cụ thể là các văn bản: Luật Xây dựng 2003, Luật Quy hoạch đô thị, Nghị
định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định hướng dẫn một số điều
của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự đô thị, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Nghị
định số 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh
vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà ở
và công sở…
Trong ngắn hạn, để phục vụ tốt công tác quản lý trật tự xây dựng, cần tiếp
tục mở các lớp đào tạo về quản lý đô thị, quản lý trật tự xây dựng cho cán bộ
huyện và xã.
Hai là, đẩy mạnh công tác cấp phép xây dựng công trình và nhà ở riêng
lẻ của nhân dân theo Chỉ thị số 14/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ
thị số 02/2007/CT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, nhất là các xã mà đã qua
chưa triển khai thực hiện. Các ngành chức năng cần tham gia ngay từ đầu trong
khâu chuẩn bị đầu tư các dự án giao thông, điện, cấp thoát nước, cáp ngầm để
giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng đào xới đường, hè phố. Trong các
trường hợp cho phép phải có Giấy phép thi công của cấp có thẩm quyền.



7

UBND các xã, thị trấn đã có quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư
được duyệt sớm tổ chức công bố quy hoạch, triển khai cắm mốc ngoài thực địa;
đồng thời đề nghị đơn vị tư vấn lập quy hoạch (và chủ đầu tư đồ án quy hoạch
trước đó) bàn giao đầy đủ hồ sơ kể cả hồ sơ cắm mốc quy hoạch, vì đây là cơ sở
quan trọng cho công tác thiết kế dự án đầu tư và cấp phép xây dựng tiếp theo.
Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo cho quá
trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình, nhà ở dân cư đúng theo quy hoạch
xây dựng, thiết kế kiến trúc được duyệt. Phòng Kinh tế và Hạ tầng phối hợp chặt
chẽ với UBND các xã, thị trấn trong công tác kiểm tra, giám sát quản lý trật tự
xây dựng, hành lang giao thông thuộc huyện quản lý và cấp phép xây dựng. Chủ
tịch UBND các xã, thị trấn kiểm tra quản lý chặt chẽ tình hình xây dựng, ngăn
ngừa tình trạng cơi nới, lấn chiếm trên địa bàn, chủ động giải quyết và xử lý dứt
điểm các vụ việc vi phạm trật tự xây dựng theo phân cấp quản lý.
Bốn là, kiện tòan tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng từ huyện đến xã
đáp ứng quá trình phát triển đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới. Ủy ban nhân
dân huyện kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nội vụ sớm xem xét tăng biên
chế và thành lập Đội quản lý trật tự xây dựng trực thuộc phòng Kinh tế và Hạ
tầng. Bộ máy quản lý hành chính tại UBND thị trấn Cái Đôi Vàm cần biên chế
thêm nhân sự thuộc các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, nhằm đảm bảo công
tác quản lý xây dựng nói chung và quản lý đô thị, trật tự xây dựng nói riêng.
Trong thời gian tới, cần nghiên cứu và xây dựng mô hình quản lý trật tự xây
dựng sao cho cho phù hợp với tiến trình phát triển của đô thị.


8

Năm là, đầu tư máy móc, thiết bị chuyên dùng cho bộ phận quản lý trật tự

xây dựng và bố trí cán bộ có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức
thực hiện công tác này.
Tốc độ đô thị hoá phát triển mạnh khiến cho việc quản lý trật tự xây dựng,
quản lý việc thực hiện theo quy hoạch ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm và
việc sắp xếp lại trật tự đô thị đảm bảo mỹ quan kiến trúc không phải ngày một
ngày hai nhưng với quyết tâm cao cùng sự thống nhất vào cuộc của các cấp, các
ngành thì không thiếu những biện pháp hữu hiệu để đạt kết quả tốt.
IV- HIỆU QUẢ MANG LẠI CỦA SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
Vận dụng những giải pháp nêu trên, để quản lý tốt trật tự xây dựng trên
địa bàn huyện, ngay từ đầu cuối năm 2012, tôi đã chủ động phối hợp với Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện
công tác quản lý quy hoạch xây dựng nói chung và quản lý trật tự xây dựng nói
riêng. Trong Kế hoạch có phân giao nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị theo quy
định của pháp luật, định kỳ hàng tháng (đối với các xã) và hàng tuần (đối với thị
trấn Cái Đôi Vàm) phối hợp tuần tra, kiểm tra tình hình xây dựng công trình và
nhà ở trên địa bàn các xã, thị trấn; đồng thời rà soát lại thành phần hồ sơ các đồ
án quy hoạch đã được phê duyệt, nếu thiếu thì phòng Kinh tế và Hạ tầng giúp bổ
sung đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác
quản lý quy hoạch. Mặt khác, nhằm giúp công chức cấp xã cập nhật kịp thời các
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý trật tự xây dựng, tôi đã phối
hợp với Hồi đồng phổ biến kiến thức pháp luật của huyện tổ chức một lớp tập
huấn; phối hợp với Đài truyền thanh huyện giành thời lượng hợp lý để phát trên
đài 3 Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ


9

về Quy định hướng dẫn một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự
đô thị, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Nghị định số 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ

về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động
sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ
tầng kỹ thuật, quản lý phát triển nhà ở và công sở… nhằm nâng cao hiểu biết
của nhân dân về pháp luật xây dựng.
Từ những hoạt động tích cực đó, kết quả là: vai trò, trách nhiệm của cán
bộ, công chức tham gia quản lý quy hoạch, ý thức chấp hành pháp luật của các
chủ đầu tư ngày càng được nâng lên. Trong năm qua, công tác quản lý xây dựng
trên địa bàn huyện Phú Tân đã có chuyển biến tích cực, các chủ đầu tư đã có ý
thức hơn trong việc lập thủ tục xin cấp giấy phép xây; số lượng Giấy phép xây
dựng được cấp năm sau cao hơn năm trước (năm 2012: 16, năm 213: 24); số vụ
việc vi phạm trật tự xây dựng ngày càng giảm (năm 2012: 26, năm 2013: 23, đã
cưỡng chế phá dỡ 2 trường hợp, xử phạt hành chính 3 trường hợp và nhắc nhở,
hướng dẫn lập thủ tục xin phép các trường hợp còn lại). Công tác quản lý trật tự
xây dựng nhìn chung ngày càng đi vào nền nếp; nhiều công trình được xây dựng
đúng quy hoạch được duyệt.
V- Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, kinh nghiệm
Những “giải pháp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Phú
Tân” được áp dụng trên địa bàn huyện đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước về trật tự xây dựng của chính quyền địa phương. Chính vì vậy, những
giải pháp trên đã tạo được sự đồng thuận cao trong cán bộ, công chức tham gia
quản lý quy hoạch xây dựng và nhân dân; làm cho các chủ đầu tư nhận thức


10

đúng đắn hơn về trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ pháp luật khi xây
dựng nhà ở và công trình, làm cho diện mạo đô thị - nông thôn ngày càng
khang trang, sạch đẹp, góp phần thiết thực vào việc xây dựng đô thị văn minh,
nông thôn đổi mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển.
VI- Kết luận, kiến nghị

1. Kết luận:
Công tác quản lý xây dựng nói chung và quản lý đô thị, trật tự xây dựng
nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển đất nước và là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương. Vi phạm trật
tự xây dựng luôn là điểm nóng đối với các địa phương trong quá trình đô thị
hóa. Để hoạt động xây dựng, kiến tạo đi vào nền nếp ổn định, cần có nhiều giải
pháp đồng bộ, mà trước hết là tăng chi tiêu cho hoạt động quản lý trật tự xây
dựng. Hàng trăm triệu đồng bỏ ra ngày hôm nay để đảm bảo tổ chức bộ máy
quản lý trật tự xây dựng từ huyện đến cơ sở hoạt động thường xuyên, liên tục và
hiệu quả sẽ là gánh nặng của ngân sách, nhưng suy cho cùng, vẫn rẻ hơn nhiều
nếu mai kia chính ngân sách nhà nước phải chi ra hàng tỷ đồng cho công tác đền
bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng. Đó là chưa kể những hệ lụy khác do việc này
gây ra.
Công tác quản lý trật tự xây dựng là vấn đề lớn liên quan đến việc chỉ đạo
ở tầm vĩ mô đến công việc ở cơ sở. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ
nêu một số biện pháp cơ bản từ kinh nghiệm thực tiễn quản lý trật tự xây dựng ở
địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật
tự xây dựng. Thực hiện tốt các biện pháp trên đây, chắc chắn đất đai sẽ được sử
dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, mang lại hiệu kinh tế quả cao, đẩy nhanh


11

quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã
hội phát triển.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Để các giải pháp nêu trên được triển khai thực hiện có hiệu quả, kiến nghị
Ủy ban nhân dân huyện sớm chỉ đạo:
1. Chủ tịch UBND xã, thị trấn kiện toàn lại đội ngũ tham gia công tác
quản lý trật tự xây dựng của mình, bố trí những công chức có đủ năng lực

chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt thực hiện. Phân bổ, phân công lực lượng
thường xuyên tuần tra, kiểm tra từng khu vực trên địa bàn, giao trách nhiệm
kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra hành
vi vi phạm, tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã ban hành kịp thời các Quyết
định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
- Hàng tháng, UBND các xã, thị trấn có nhiệm vụ báo cáo lên Chủ tịch
UBND huyện và phòng Kinh tế và Hạ tầng số lượng Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính (trong đó nêu rõ tên, địa chỉ các cá nhân, tổ chức vi phạm,
hành vi vi phạm và kết quả khắc phục sau khi ban hành quyết định).
2. Lãnh đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng, cán bộ được phân công tham gia
công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phải có trách nhiệm kiểm tra,
kiểm soát việc xử lý vi phạm của địa phương; phát hiện kịp thời những trường
hợp bị bỏ sót sau 5 ngày kể từ ngày có xảy ra hành vi vi phạm, tham mưu cho
Chủ tịch UBND huyện xử phạt hành chính đối với các trường hợp này (chú ý
nếu địa phương nào có hơn 3 trường hợp bị bỏ sót thì Chủ tịch UBND huyện sẽ
có văn bản khiển trách hoặc áp dụng các hình thức kỷ luật tăng nặng tiếp theo
đối với những đối tượng liên quan).


12

3. Chú trọng công tác đình chỉ thi công, tháo dỡ, cưỡng chế thi hành đối
với các công trình xây dựng sai phép, không phép để đảm bảo tính răn đe của
pháp luật. Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan đề nghị không cấp
hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thông báo ngừng cung cấp
điện, nước v.v…theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày
7/12/2007 của Chính phủ.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: trước khi cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cần xem xét kỷ các hồ sơ, thủ tục
hoàn công của công trình, không cấp cho các công trình xây dựng sai phép, trái

phép (xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp nếu còn thời hiệu xử
phạt).
Trên đây là báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý trật tự
xây dựng, mong nhận được sự góp ý bổ sung để kinh nghiệm này thêm phong
phú, nhằm góp phần thực hiện tốt công tác trật tự xây dựng trên địa bàn huyện
trong những năm tới.
Thủ trưởng đơn vị xác nhận

Người báo cáo

Nguyễn Văn Chánh



×