Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận đường lối công nghiệp hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.65 KB, 22 trang )

GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ 7-1954, hoà bình lập lại ở miền Bắc.
Trung ương Đảng và chính phủ ta đã đi từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội và tiến hành
củng cố xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.
Từ Đại hội III (9-1960) đã hình thành đường lối công nghiệp hoá. Với những
thành công và thất bại trong thời kì trước tháng 12-1986 Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ 6 đã mở ra mọt trang mới trong lịch sử xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
thời kì đổi mới.
Nằm trong thành phố phát triển năng động nhất của cả nước, khu công nghệ cao
Quận 9, TPHCM là khu kinh tế hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng tiên tiến áp dụng kỹ thuật
cao,… với nhiều thành tích trong nhiều năm Khu công nghệ cao đã thực hiện đúng đắn
và có hiệu quả về đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước
1
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
NỘI DUNG
Công nghiệp hóa trước thời kì đổi mới (1960-1985):
Nhìn chung trong thời kì 1960-1985, chúng ta đã nhận thức và tiến hành công
nghiệp hóa theo kiểu cũ với các đặc trưng chủ yếu như:
- Công nghiệp hóa theo mô hình kinh tế khép kín, hường nội và thiên về phát triển công
nghiệp nặng.
- Chủ yếu dựa vào lợi thế lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước
xã hội chủ nghĩa; chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là nhà nước và doanh nghiệp nhà
nước; việc phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch hóa
tập trung quan liêu trong một nền kinh tế phi thị trường
- Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, muốn làm nhanh làm lớn không quan tâm đến
hiệu quả kinh tế xã hội
• Kết quả:
- So với năm 1955, số xí nghiệp tăng lên 16.5 lần
- Hàng chục trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề được xây dựng, đào
tạo ra số lượng cán bộ khoa học kĩ thuật xấp xỉ 43 vạn người.


- Tuy nhiên, công nghiệp hóa thời kì này vẫn còn nhiều hạn chế:
+ Cơ sở vật chất- kĩ thuật còn hết sức nghèo nàn lạc hậu. Những ngành công
nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng
vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.
+ Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp mới chỉ bước đầu phát triển, nông
nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. Đất nước
vẫn trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế xã
hội.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì đổi mới :
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần
“nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã nghiêm khắc chỉ ra
những sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hoá thời 1960-1985, mà
trực tiếp là 10 năm, từ 1975 đến 1985:
- Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở
vật chất, kĩ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế… Do tư tưởng chỉ đạo
2
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết nên chúng ta đã chủ trương
đẩy mạnh công nghiệp hoá trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
- Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất
phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp
với nông nghiệp thành một cơ cấu hợp lý, thiên về xây dựng công nghiệp nặng và
những công trình quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết căn bản vấn đề lương
thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Kết quả là đầu tư nhiều nhưng
hiệu quả thấp.
- Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đại Hội lần thứ V như: nông nghiệp
vẫn chưa thực sự coi lả mặt trận hàng đầu, công nghiệp nặng không phục vụ kịp thời
nông nghệp và công nghiệp nhẹ.
Từ việc chỉ ra những hạn chế của thời kì 1960-1985, kết hợp với phân tích một

cách khoa học các điều kiện trong nước và quốc tế, Đảng ta đã nêu ra và ngày càng
hoàn thiện những quan điểm mới, chỉ đạo quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước:
Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa
gắn với phát triển tri thức.
Hai là công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế
Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững.
Bốn là, coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng
sinh học.
Để thực thi những quan điểm trên, ngày 24/10/2002 theo Quyết định số
145/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, khu CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH chính thức được thành lập. Với mục tiêu : chủ động tháo gỡ bao vây,
cấm vận và nhanh chóng có các chính sách mở cửa, thu hút dòng chảy đầu tư nước
3
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
ngoài để giải quyết nguy cơ ngày càng tụt hậu và tụt hậu xa hơn về trình độ công nghệ
trong sản xuất so với các nước khu vực, đồng thời sự chuyển biến tích cực, đẩy nhanh
tiến trình công nghiệp hóa, kích thích sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế, nâng cao
từng bước đời sống nhân dân.
KHU CÔNG NGHỆ CAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*** Quan điểm xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao Tp. Hồ Chí
Minh
Đối với Khu CNC Tp. Hồ Chí Minh, quan điểm về chủ trương, chiến lược xây
dựng Khu CNC được thể hiện với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mang tính thực tiễn, khả thi và một chiến lược học hỏi toàn diện

a. Tính Thực tiễn - Để đảm bảo tiếp cận thẳng nền khoa học công nghệ hiện đại, đặc
biệt là Công Nghệ Cao, đối với một nước chậm phát triển và chưa qua giai đoạn công
4
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
nghiệp hóa như nước ta, Khu Công Nghệ Cao Tp.Hồ Chí Minh phải có những bước đi
và cách làm phù hợp với thực tế, đó là:
- Phải thu hút các công ty Công Nghệ Cao nước ngoài, đặc biệt là những tập
đoàn có công nghệ nguồn vào đầu tư sản xuất Công Nghệ Cao để từ đó ta có điều kiện
tiếp cận với sản xuất Công Nghệ Cao bằng cả một hệ thống: từ cán bộ quản lý, chuyên
viên, kỹ thuật viên, đến công nhân lao động kỹ thuật, từ các dịch vụ kỹ thuật, cung ứng
cơ sở hạ tầng cho đến dịch vụ sinh hoạt Sau một thời gian không lâu ta sẽ hiểu biết
và có khả năng thây thế hoặc tổ chức sản xuất tương tự.
- Từ tiếp cận sản xuất Công Nghệ Cao ta từng bước tiếp thu, học hỏi, ứng dụng,
chuyển giao công nghệ song song với việc tự mình tổ chức các cơ sở nghiên cứu triển
khai khoa học công nghệ dựa vào đội ngũ các nhà khoa học, các viện trường trong
nước và thu hút các nhà khoa học Việt kiều hợp tác hoạt động trong Khu Công Nghệ
Cao, tại Trung tâm R&D với các phòng thí nghiệm thích hợp.
b. Tính Khả thi: Khu Công Nghệ Cao Tp. Hồ Chí Minh cần triển khai nhanh chóng tất
cả các nhiệm vụ do Chính phủ và Thành phố giao - thể hiện qua các quyết định đầu tư
xây dựng GĐ I Khu Công Nghệ Cao. Đảm bảo tính khả thi cũng có nghĩa là ngoài việc
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh và có chất lượng để phục vụ tốt
nhất cho các nhà đầu tư Công Nghệ Cao và các hoạt động trong Khu, việc thu hút
Công Nghệ Cao cần thiết khởi động bằng cách dựa vào nguồn lực công nghiệp Công
Nghệ Cao từ các Công ty nước ngoài làm “bước đột phá” đầu tiên.
c. Chiến lược học hỏi toàn diện: Đây là một Chương trình hành động mang tính chiến
lược, kết hợp tiếp thu hiệu quả luồng tri thức, công nghệ, bí quyết từ bên ngoài, biến
“bước đột phá” đầu tiên từ các Công ty xuyên/đa quốc gia trong quá trình hình thành
thị trường sản phẩm Công Nghệ Cao, thành nguồn lực công nghệ nội sinh.
2. Đầu tư nhằm tăng cường năng lực khoa học công nghệ nội sinh là yêu cầu
chiến lược lâu dài

Khu Công Nghệ Cao Tp. Hồ Chí Minh cần phải tạo ra một hình ảnh mới và
phương thức hoạt động mới bằng việc xây dựng những trung tâm nghiên cứu khoa học
công nghệ hiện đại và gắn với thị trường nhằm làm hạt nhân phát triển năng lực nội
sinh, đồng thời đẩy mạnh phát triển đào tạo nhân lực với trình độ cao. Mặc khác Khu
5
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
Công Nghệ Cao cần phải sớm xây dựng những trung tâm ươm tạo doanh nghiệp Công
Nghệ Cao làm cơ sở cho việc ứng dụng và triển khai những thành tựu khoa học mới,
đồng thời thực hiện việc liên kết phối hợp hoạt động của các trung tâm này nhằm tạo
một mối quan hệ tương ứng, hỗ trợ nhau trong hoạt động và phát triển.
Cần phải huy động đội ngũ khoa học kỹ thuật trong nước kết hợp với lực lượng các
nhà khoa học Việt kiều đã từng tham gia làm việc tại các công ty lớn về khoa học công
nghệ trên thế giới - điều đó không những thu hút những kinh nghiệm về nghiên cứu
khoa học công nghệ mà còn làm cầu nối liên kết cho các hoạt động của Khu Công
Nghệ Cao với các tập đoàn, công ty trên thế giới và khả năng tiếp cận những thành tựu
khoa học Công Nghệ Cao trên thế giới.
*** Mô hình và các giai đoạn phát triển Khu Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh
Mô hình Khu Công nghệ cao
- Khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng (trong khu có nhiều loại hình hoạt động và
thay đổi tỷ trọng theo thời gian và bối cảnh): khu sản xuất Công Nghệ Cao khu nghiên
cứu triển khai, đào tạo nguồn nhân lực, khu thương mại dịch vụ, khu cây xanh- cảnh
quan, nghỉ ngơi, thư giãn…
Tạo dựng một mô hình phát triển hòa hợp giữa các tập đoàn đa quốc gia và các
công ty trong nước
- Một không gian tri thức để sáng tạo khoa học, công nghệ.
- Một không gian mở: gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu-triển khai Công Nghệ
Cao với sản xuất Công Nghệ Cao dịch vụ, ươm tạo Công Nghệ Cao và với thị trường,
gắn hoạt động trong nước và nước ngoài.
- Một tiểu đô thị, hạt nhân của một đô thị khoa học trong tương lai tại cửa ngõ
phía Đông của Thành phố.

Các giai đoạn phát triển
- Về ý tưởng
1. Xuất phát từ thực trạng, từ xu thế phát triển chung toàn cầu và từ tiềm năng
của đất nước, tại Đại hội Đại biều toàn quốc Đảng Công Sản Việt Nam lần thứ VII đã
xác định: “Xây dựng có trọng điểm một số hướng công nghệ hiện đại: điện tử và tin
học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, các dạng năng lượng mới, công nghệ
6
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
chế biến tiên tiến; Hình thành một số ngành công nghiệp và dịch vụ có trình độ công
nghệ cao…Xây dựng một số tổ chức nghiên cứu – đào tạo - sản xuất tầm cỡ quốc gia
trong một số lĩnh vực công nghệ cao, tạo ra các mũi nhọn theo kịp trình độ quốc tế.”
2. Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh đã có ngay chủ trương khảo sát các khu
công nghệ cao tại các nước Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật, Mỹ, và các lãnh thổ lân cận
ngay từ năm 1992 để tìm hiểu kinh nghiệm hình thành, phát triển các khu công nghệ
cao. Đồng thời tổ chức các Hội thảo khoa học để các nhà chuyên gia kinh tế, khoa học,
công nghệ trao đổi rộng rãi về tính khả khi của đề án. Ngày 05 tháng 4 năm 1993, Ủy
Ban Nhân Dân thành phố đã có quyết định số 490/QĐ-UB thành lập Tổ Nghiên cứu và
triển khai đề án xây dựng Khu Công nghiệp kỹ thuật cao (CN KTC) tại thành phố Hồ
Chí Minh, do Đ/c Phạm Chánh Trực làm Tổ trưởng và các thành viên là các đồng chí
lãnh đạo các Sở, Ngành, Liên hiệp hội khoa học-kỹ thuật thành phố. v.v
3. Viện Quy hoạch – Xây dựng Thành phố từ năm 1992 cũng bắt tay nghiên
cứu quy hoạch chung khu công nghiệp kỹ thuật cao với sự tư vấn của các chuyên gia
đầu ngành về kiến trúc đô thị trong nước và các chuyên gia quốc tế về phát triển công
nghệ cao. Sau khi cân nhắc nhiều phương án về địa điểm và quy mô, nhóm lập đồ án
đã trình quy hoạch chung cho Khu với các thiết kế quy hoạch trên khu đất 1.000 ha tại
huyện Thủ Đức (nay là Quận 9), liền kề với khu quy hoạch Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh, chính là nơi cung cấp lực lượng lao động kỹ thuật cao cho Khu
trong tương lai.
4. Một cột mốc có ý nghĩa về tính pháp quy đầu tiên cho đề án là Thủ tướng
Chính phủ ra quyết định số 20/TTg vào ngày 16 tháng 01 năm 1993 về phê duyệt quy

hoạch tổng thể xây dựng thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, có thể hiện trên sơ đồ quy
hoạch các khu chức năng thành phố địa điểm dự kiến xây dựng Khu Công nghiệp Kỹ
thuật cao tại Thủ Đức.
5. Ngày 01/03/1994, Thường trực Thành Ủy có thông báo số 18/TB-UB về đề
án thành lập Khu CN KTC, trong đó định hướng bước đầu là tập trung 3 ngành công
nghiệp mủi nhọn là: Điện tử - Tin học; Vật liệu mới; Vi sinh.
6. Ngày 23 tháng 7 năm 1994, Ủy Ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư căn cứ
kết luận thẩm định của Hội đồng Thẩm định Nhà nước, đã trình đề án Khu Công
7
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
nghiệp Kỹ thuật cao cho Thủ tướng Chính phủ. Và ngày 08 tháng 8 năm 1994, Thủ
Tướng Chính Phủ có công văn chấp nhận chủ trương xây dựng khu công nghiệp kỹ
thuật cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
7. Đại hội toàn quốc Đảng lần thứ VIII và lần thứ IX khẳng định chủ trương
phát triển công nghệ cao “ Nắm bắt các công nghệ cao như công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, những công nghệ mới cơ khí chế tạo máy, để
có thể đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định” . “Đi thẳng vào công nghệ hiện
đại đối với các ngành mũi nhọn, đồng thời lựa chọn các công nghệ thích hợp, không
gây ô nhiễm và khai thác được lợi thế về lao động. Chú trọng nhập khẩu công nghệ
mới, hiện đại, thích nghi công nghệ nhập khẩu, cải tiến từng bộ phận, tiến tới tạo ra
những công nghệ đặc thù Việt Nam. Hiện đại hóa công nghệ trong quản lý. Hoàn
thành xây dựng hai khu công nghệ cao ở gần Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, xây
dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm đạt trình độ tiên tiến của khu vực” . Việc
khởi động chuẩn bị đầu tư xây dựng một trung tâm sản xuất và nghiên cứu công nghệ
cao tại thành phố Hồ Chí Minh khởi sự chính thức với việc Ủy Ban Nhân Dân thành
phố phê duyệt dự án Quy hoạch chung Khu Công nghiệp Kỹ thuật cao TP. Hồ Chí
Minh ngày 19 tháng 01 năm 1995 qua Quyết định số 353/QĐ-UB-QLĐT. Trong đó
quy định rõ các nội dung đầu tư – xây dựng của đồ án về quy mô diện tích, ranh giới
cụ thể và các khu chức năng,
8. Dự án cũng được sự đồng thuận của Trung Ương: theo quyết định số

519/TTg ngày 06 tháng 8 năm 1995 của Thủ Tướng Chính Phủ Võ Văn Kiệt về phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996 –
2010, xác định Khu Công nghiệp Kỹ thuật cao thành phố Hồ Chí Minh thuộc danh
sách 33 khu công nghiệp ưu tiên đầu tư đến năm 2000.
9. Ngày 04 tháng 11 năm 1998, Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định số
989/QĐ-TTg về việc giao nhiệm vụ tiến hành chuẩn bị thành lập Khu Công nghệ cao
thành phố Hồ Chí Minh.
10. Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao cho, Ủy Ban Nhân Dân thành phố đã
điều chỉnh quy hoạch chung Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh (quyết định
số 83/2002/QĐ-UB ngày 11 tháng 7 năm 2002). Quy hoạch 1/5000 được Bộ Xây dựng
8
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong bộ hồ sơ Quy hoạch tổng thể
Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11 năm 2002.
Tham gia công tác lập Quy hoạch chung về kiến trúc – xây dựng Khu Công
nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh qua nhiều năm có các Đơn vị tư vấn trong và ngoài
nước. Xuyên suốt từ lúc đầu đến nay, Viện Quy hoạch thành phố đóng vai trò chủ yếu
trong công tác này, ngoài ra có sự đóng góp nghiên cứu của: công ty kiến trúc Espace
Architecture (Pháp), Công ty tư vấn kiến trúc - Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí
Minh, công ty tư vấn xây dựng Duffill Watt & Tse (New Zealand), Viện nghiên cứu
chiến lược chính sách khoa học – công nghệ, Viện Những Vấn đầ phát triển (VIDS),
công ty Tư vấn Xây dựng tổng hợp - Bộ Xây dựng (Nagecco), và một số đơn vị
chuyên ngành như Đài Khí tượng - Thủy văn Nam bộ, Viện Môi trường –ĐH Bách
Khoa, Đoàn Đo đạc bản đồ thành phố, Viện Kinh tế thành phố
Tháng 10 năm 2002, Ban Quản lý dự án Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí
Minh đã tổ chức Hội thảo thứ III về Quy hoạch tổng thể của Khu công nghệ cao tại Hà
Nội với sự tham gia của các Bộ, Ngành TW và các chuyên gia kinh tế - kỹ thuật, kiến
trúc quy hoạch, Hội đồng Thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư đã tổ chức thẩm
định dự án Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh và trình Thủ tướng Chính phủ
ngày 14 tháng 02 năm 2003 (Công văn số 20/TĐNN).

Quy hoạch tổng thể và Dự án đầu tư – xây dựng giai đọan I Khu Công nghệ cao
thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính Phủ chính thức phê duyệt qua quyết
định số 95/2003/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2005. Theo đó, nội dung đầu tư – xây
dựng giai đọan I – từ 2003 đến 2008 gồm 5 hạng mục chính
9
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
Giai đoạn thực thi
Theo theo Quyết định số 145/2002/QĐ-TTg ngày 24/10/2002 về việc thành lập
Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh thì Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí
Minh được xác định là một khu kinh tế - kỹ thuật đặc biệt, xây dựng và phát triển
nhằm tập trung thu hút đầu tư và huy động các nguồn lực, hình thành một lực lượng
sản xuất hiện đại, kết hợp có hiệu quả giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp
thu, chuyển giao, phát triển công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho
công nghiệp công nghệ cao.
Dự án nằm trong hướng phát triển không gian đô thị chủ đạo của Tp. Hồ Chí
Minh và ở vị trí trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách trung tâm Thành
phố 15 km. Tổng diện tích đầu tư – xây dựng của dự án được Ủy Ban Nhân Dân thành
phố xác định là 913,16 hecta nằm trên địa bàn 05 phường của Quận 9: Tân Phú, Hiệp
Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B và Long Thạnh Mỹ.
10
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
Trong tương lai, Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng
hoàn chỉnh và nối kết với Khu Đại học Quốc gia tạo thành khu Khoa học công nghệ
Đông Bắc thành phố. Cùng với Khu Đô thị mới Thủ Thiêm, Khu Thể dục thể thao
Rạch Chiếc, khu Quần thể Lịch sử Văn hóa dân tôc và Khu Công nghiệp cảng Cát Lái,
Khu vực này sẽ trở thành vùng phát triển đô thị hiện đại phía Đông thành phố Hồ Chí
Minh.
Hiện nay, công tác quy hoạch khu đang khẩn trương với quy hoạch chi tiết giai
đọan II – 600 ha còn lại và sẽ bổ sung hòan chỉnh đủ các khu chức năng của một Khu
Công nghệ cao đa chức năng theo quy định của Quy chế Khu Công nghệ cao (ban

hành kèm theo Nghị định 99/2004/NĐ-CP). Chúng ta sẽ thấy sự họat động của khu
thương mại hóa các kết quả nghiên cứu công nghệ mới, cung ứng dịch vụ cao cấp: Đô
thị Internet, Khu Bảo thuế, Khu Nghiên cứu - Triển khai, Đào tạo và Ươm tạo, Khu
Hậu cần và công nghiệp hỗ trợ.
Khu phía Nam giai đoạn II Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh
với đặc điểm nhiều sông rạch, tiếp giáp với đường vành đai phía Đông, quy hoạch
chung 1/5000 và quy hoạch chi tiết 1/2000 được thiết kế với các chùm nhà cao ốc hình
dáng hiện đại, đáp ứng công năng sản xuất, nghiên cứu công nghệ cao mới, đồng thời
có các khu vực nhà ở chuyên gia, khu dịch vụ với nhà thấp tầng, xen kẽ các hồ, rạch,
suối, cây xanh, hứơng về một không gian khoa học, sáng tạo, tạo môi trường tốt nhất
để tăng tốc các họat động chủ yếu của một khu công nghệ cao trưởng thành. Đồ án này
đã được Ủy Ban Nhân Dân chỉ đạo lập thiết kế và Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể cũng đã được Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định trong thời gian tới đây.
***Các hạng mục và quốc gia đầu tư trong khu công nghệ cao:
Hạ tầng kỹ thuật
CMC
Cơ khí chính xác-tự động hoá
11
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
NIDEC SANKYO Việt Nam NHẬT BẢN
NIDEC SERVO VIỆT NAM NHẬT BẢN
NEPTECH VIỆT NAM
NIDEC VIETNAM CORPORATION NHẬT BẢN
PROVINA VIỆT NAM
Nidec Copal NHẬT BẢN
Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, y - dược và môi trường
BIOLAND - NAM KHOA VIỆT NAM- HÀN QUỐC
CTCBIO VIỆT NAM- HÀN QUỐC
NAM KHOAVIỆT NAM

NANOGENVIỆT NAM
Công nghiệp phụ trợ
AIR LIQUIDE PHÁP
Đào tạo
CETRADE VIỆT NAM
SAIT VIETNAM VIỆT NAM-SINGAPORE-MỸ
Dịch vụ Công nghệ cao
CHÍP SÁNGVIỆT NAM
INTENET NEW CITY ĐÀI LOAN-TRUNG QUỐC
MK VIỆT NAM
SAIGON POSTEL VIỆT NAM
EVN TEL IDC VIỆT NAM
Nghiên cứu & Phát triển
SEEN VIỆT NAM
VNG VIỆT NAM
TƯỜNG MINH RESEACH CENTER (TMR) VIỆT NAM
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU MỚI (VIBM) VIỆT NAM
Vi điện tử - công nghệ thông tin - viễn thông
JABIL VIETNAM VIỆT NAM
FPT VIỆT NAM
D.G.S VIỆT NAM
12
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
ALLIED ELECTRONICSSINGAPORE
BEES NEXT VIỆT NAM
QSIC Việt Nam VIỆT NAM-SINGAPORE-MỸ
INTEL PRODUCTS VIỆT NAM VIỆT NAM-SINGAPORE-MỸ
GES Vietnam VIỆT NAM
VTC VIỆT NAM
SONION VIETNAM Co., Ltd ĐAN MẠCH

INDIGO VIỆT NAM- MALAYSIA
ALLIED PRECISION SINGAPORE
ALLIED TECHNOLOGIES SINGAPORE
VIỄN LIÊN SINGAPORE
VMICRO VIỆT NAM
VSMC VIỆT NAM-MỸ
Datalogic Scaning Vietnam VIỆT NAM-SINGAPORE-MỸ
T.C ELECTRONICS SINGAPORE
Dịch vụ CNTT và Viễn Thông
SAO VIỆT VIỆT NAM-ĐAN MẠCH
***Cơ hội qua thực tiễn xây dựng khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí
Minh
Thời cơ
Có ba thời cơ lớn trong thời kỳ khởi động Khu CNC Tp. Hồ Chí Minh:
1. Các kết quả thành công của Khu CNC Tp. Hồ Chí Minh trong việc thu hút FDI từ
các tập đoàn có công nghệ nguồn, CNC đang chiếm phần quan trọng của thị trường
sản phẩm CNC trên thế giới như:
- Tập đoàn HP (Mỹ): ký hiệp định khung vào tháng 01 năm 2003 về đầu tư vào
Khu CNC. Nhà cung cấp linh kiện Allied Technology đã tiến hành đầu tư với số vốn
ban đầu 23 triệu USD.
- Tập đoàn Nidec (Nhật): đầu tư xây dựng trên 33 ha đất với tổng vốn dự kiến
khoảng 01 tỷ USD trong 10 năm (từ năm 2005).
- Công ty CNC Sonion (Đan Mạch) đầu tư nhà máy linh kiện điện tử với số vốn
25 triệu USD và có dự kiến tăng gấp đôi vốn đầu tư trong năm sau.
13
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
- Tập đoàn Intel (Mỹ): đã nhận giấy phép đầu tư từ tháng 02 năm 2006, đầu tư
nhà máy lắp ráp và kiểm tra chíp vi mạch với số vốn 605 triệu USD trên khu đất 46 ha.
- Các dự án CNC khác về công nghệ sinh học, viễn thông, cơ khí chính xác,
2. Khả năng tập họp lực lượng tri thức trong/ngoài nước để tiếp cận CNC và

tiến tới làm chủ, sáng tạo công nghệ mới cũng đã được khẳng định qua việc hình thành
phát triển Trung tâm R&D. Một số tri thức Việt kiều đã trở về làm việc trong Khu
CNC với kiến thức hiện đại, kết hợp với các chuyên gia trong nước bắt đầu hình thành
lực lượng sản xuất mới. Cũng như đã có một số dự án CNC của các Việt Kiều đầu tư
vào Khu như Nugen Biotech, NTL, Citres, DGS
3. Đang có xu hướng điều chỉnh lại việc đầu tư của các nước có công nghệ
nguồn như Mỹ, Nhật không tập trung hết vào Trung Quốc. Trong chu trình lưu chuyển
công nghệ của thế giới Việt Nam đang là trọng tâm thu hút của các nhà đầu tư công
nghệ nhờ tính ổn định, an toàn, tốc độ phát triển cao, tiềm năng nhân lực lớn.
Các nhân tố trên đã phát sinh vấn đề cần xem xét điều chỉnh các quy hoạch
khu chức năng sản xuất CNC để đáp ứng yêu cầu thực tế xây dựng của các nhà đầu tư,
cần thiết điều chỉnh các công trình và vốn đầu tư xây dựng, cũng như cần có bổ sung
về thiết lập một số lĩnh vực dịch vụ CNC kèm theo, nhanh chóng đáp ứng về nguồn
nhân lực CNC.
Nhu cầu phải có các khu chức năng hỗ trợ phát triển công nghệ
cao
Quy hoạch tổng thể đã phê duyệt vào năm 2003 chưa dự kiến hết nhu cầu cụ thể về
các khu chức năng hỗ trợ phát triển CNC. Tuổi thọ của đa số các sản phẩm CNC đều
ngắn, do vậy nhất thiết phải nhanh chóng đưa ngay kết quả R&D ra thị trường. Sản
xuất và nghiên cứu-triển khai CNC đều cần có các dịch vụ:
- Có một khu “chợ” thường trực để trao đổi, đặt hàng nhanh chóng với giá cả
cạnh tranh để mua bán các sản phẩm, bán thành phẩm phục vụ các doanh nghiệp CNC
trong Khu CNC. Khu “chợ” này không thể theo mô hình “Techmart” mổi năm (hay
mổi quý) tổ chức một lần, mà phải là mô hình một “cảng công nghệ” (Technology port
hay Bonded Zone) để thúc đẩy kinh doanh sản phẩm CNC.
- Cung cấp các linh kiện phụ trợ cơ bản (supporting industry), dịch vụ hậu cần
14
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
CNC ngay cạnh các khu nghiên cứu, sản xuất CNC. Thị trường nội địa chưa có khả
năng cung ứng đầy đủ các loại thiết bị, phụ tùng linh kiện, vật tư, nguyên liệu, hóa

chất, gas v.v cho Khu CNC và mặt khác muốn có một nền sản xuất công nghiệp nền
tảng phải cần thời gian dài. Sự cần thiết thành lập Khu Bảo thuế theo dạng Khu kinh tế
mở, Khu ngoại quan, ở đó các công ty nước ngoài sẽ mang vào đủ các loại sản phẩm
hàng hóa CNC theo yêu cầu của thị trường CNC, kể cả giao dịch "ngoại quan“.
- Một số dự án công nghiệp hỗ trợ thực sự cần có hoạt động trong Khu CNC
như sản xuất để cung cấp tại chổ các loại khí, gas , các dạng cung cấp linh kiện đặc
biệt,… với quy mô vừa và nhỏ để phục vụ cho các dự án CNC khác sẽ được thẩm định
kỹ để cấp phép đầu tư. Các dự án công nghiệp hỗ trợ với quy mô lớn đều khuyến
khích vào các khu công nghiệp lân cận Khu CNC.
- Khu hậu cần tập trung các dịch vụ hậu cần cho sản xuất CNC và các hoạt
động đa dạng của Khu CNC. Bao gồm cả dịch vụ xuất, nhập theo yêu cầu, chuyển
phát nhanh, giao nhận hàng, cung ứng, bao gói, Kho ngoại quan, kho trung chuyển
v.v
- Khu ươm tạo doanh nghiệp CNC các Vườn ươm doanh nghiệp CNC do các
công ty, tập đoàn, trường đại học, và cả Nhà nước đầu tư. Trong khu cũng có các văn
phòng, cơ sở đại diện của các định chế tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ như:
quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ phát triển khoa học và công nghệ, ngân hàng, công ty tài
chính,
- Bổ sung chức năng Khu công trình đầu mối kỹ thuật hạ tầng: nhà máy điện.
Đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguồn điện rất nghiêm ngặt của các nhà sản xuất CNC,
Khu CNC cần có một nhà máy điện dự phòng và bổ sung để cung cấp điện ổn định
cho khách hàng, trước tình hình lưới điện khu vực không đảm bảo các yêu cầu rất cao
về chất lượng. Nhà máy điện Khu CNC ngoài chức năng nêu trên còn có thể kinh
doanh điện, cung cấp cho lưới quốc gia khi thừa công suất. Như vậy, dự án này có khả
năng thu hút vốn ngoài ngân sách tham gia đầu tư khai thác.
Nhu cầu điều chỉnh, ban hành chính sách, cơ chế đặc thù
Qua 3 năm xây dựng Khu CNC (2003-2005), do vẫn áp dụng một cơ chế
chung cho một công trình bình thường, nên việc xây dựng Khu CNC không đáp ứng
15
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12

yêu cầu tiến độ, các yêu cầu của nhà đầu tư, huy động các nguồn lực Các vấn đề kiến
nghị bao gồm:
- Cơ chế đặc thù quản lý Khu CNC về: đầu tư, xây dựng, đất đai, huy động vốn,
quản lý tài chính, ưu đãi nhân tài, tổ chức quản lý các khu vực chức năng như dịch vụ
cao cấp, bảo thuế, hậu cần
- Cơ chế liên kết, phối hợp vùng, quốc gia: hình thành khu đô thị khoa học-
công nghệ ở Đông Bắc Thành phố, khuếch tán công nghệ, các phối hợp về công
nghiệp hỗ trợ CNC.
- Chính sách đầu tư mạnh mẽ vào việc thúc đầy R&D, xây dựng các phòng thí
nghiệm, đào tạo nhân lực cấp bách cho nhu cầu phát triển CNC. Trong Nghị định số
99/2003/NĐ-CP có đề cập chung, bao quát, nhưng chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể
cho các ngành, các cấp hỗ trợ.
- Vấn đề cơ chế vốn đầu tư giữa trung ương và địa phương và phương cách cấp
vốn theo kế hoạch.
***Những thành tựu và định hướng phát triển
Thành tựu trong thời gian qua:
Trong giai đoạn 2006 – 2010, KCNC là một trong năm chương trình, công
trình mang tính đòn bẩy của TP. TP đã huy động sức mạnh của các ngành chức năng
để triển khai nhanh dự án và đạt được nhiều kết quả tích cực:
- Đến nay, sau 8 năm hình thành và phát triển (2002 – 2010), KCNC đã trở
thành một điểm đến đáng tin cậy về đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam, với sự hiện
diện của các Tập đoàn CNC tên tuổi lớn trên thế giới như Intel (Mỹ), Nidec (Nhật
Bản), Datalogic Scanning (Mỹ), Sonion (Đan Mạch) và các công ty công nghệ cao
hàng đầu của Việt Nam như FPT, Vingame, CMC,…
-Tính đến tháng 11/2010, KCNC có có tổng số 44 nhà đầu tư với tổng vốn đầu
tư đạt 1,847 tỷ đô la Mỹ, trong đó có 8 dự án về R&D và Đào tạo. Tổng giá trị xuất
khẩu trong 9 tháng đầu năm 2010 đạt hơn 329 triệu USD, giá trị xuất khẩu lũy kế đạt
800 triệu USD, thu hút trên 11.000 lao động.
- Với thành tích xuất sắc trong hoàn thành tiến độ giai đoạn 1 và triển khai xây
dựng giai đoạn 2, Ban quản lý KCNC đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động

16
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
hạng 3 do Chủ tịch nước và Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố trao tặng vào
dịp 30-4 vừa qua. Dấu ấn phát triển của KCNC được thể hiện qua các cột mốc dưới
đây:
Định hướng phát triển:
Trong giai đoạn (2011-2015) và đến năm 2020, Khu Công nghệ cao TP sẽ là:
- Một Khu công nghiệp CNC đóng góp đáng kể về giá trị sản xuất sản phẩm
CNC cho GDP TP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP theo hướng gia tăng
tỷ trọng công nghiệp CNC, dịch vụ CNC.
- Là một Trung tâm nghiên cứu-triển khai (R&D), ươm tạo CNC, doanh nghiệp
CNC với sự liên kết tham gia của các Viện, Trường Đại học trong việc đẩy nhanh quá
trình chuyển giao, phát minh, sáng tạo cho doanh nghiệp để sản xuất, thương mại hóa;
góp phần giải quyết những vấn đề “nóng” của xã hội Chủ trương nâng dần hàm
lượng khoa học-công nghệ trong sản phẩm được thực tiễn hóa ở khu CNC rõ nét và
đáng kể với các sản phẩm CNC như chipset (Intel), module cảm biến kỹ thuật số
17
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
(DGS), máy in (Jabil), thiết bị đọc mã vạch (Datalogic), thẻ thông minh các loại (MK,
VTC), dược phẩm, thuốc chữa bệnh (Nanogen), động cơ bước cho đầu đọc DVD, máy
ảnh kỹ thuật số (Nidec Sankyo), dịch vụ bảo hành, bảo trì máy móc, thiết bị trong lĩnh
vực vi mạch bán dẫn (GES)…
- Ngoài khu sản xuất sản phẩm CNC, KCNC còn được quy hoạch phát triển
khu nghiên cứu – triển khai (R&D), ươm tạo và đào tạo. Hiện đã triển khai hoạt động
của ba đơn vị trực thuộc: Trung tâm R&D, Trung tâm Đào tạo và Vườn ươm doanh
nghiệp CNC. Thời gian qua, ngoài một số công ty đã đầu tư cho hoạt động R&D, hoạt
động của các đơn vị trực thuộc nêu trên đã có những kết quả bước đầu như chuyển
giao (cho doanh nghiệp - DN) ý tưởng công nghệ carbon nano tube và pin nhiên liệu;
thực hiện hợp đồng (với DN) chuyển giao công nghệ than nano lỏng, mực in laser; ứng
dụng công nghệ nano từ trong bộ kit chẩn đoán bệnh; nghiên cứu chế tạo chip sinh

học, chip cảm biến áp suất, chip laser phát sáng UV; sản xuất đèn LED công suất cao.
Trung tâm Đào tạo cũng đã kết hợp với các trường góp phần đào tạo theo yêu cầu
doanh nghiệp CNC với hơn 250 khóa và 3.000 học viên tham dự; cùng ĐH Quốc gia
TP.HCM xây dựng đề án thành lập khoa CNC; cấp chứng nhận đầu tư cho ba dự án
đào tạo nguồn nhân lực CNC.
Mục tiêu:
-Xây dựng Khu CNC trở thành một trung tâm phát triển, nghiên cứu và chế tạo
CNC hàng đầu tại Việt Nam, đủ khả năng thực hiện và hỗ trợ các lĩnh vực công nghệ
cao.
-Thu hút các công ty đa quốc gia lớn nắm các công nghệ then chốt và tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và chuyển giao công nghệ cho các công ty trong
nước.
-Tạo một môi trường an ninh, hỗ trợ và hợp tác giữa Khu CNC, Vườn ươm,
các công ty công nghệ tăng trưởng cao và mới khởi sự.
-Tạo dựng một mô hình phát triển hòa hợp giữa các tập đoàn đa quốc gia và
các công ty trong nước.
18
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
-Nuôi dưỡng sự hợp tác giữa Khu CNC, các bên thuê đất và các trường đại học,
viện nghiên cứu (Đại Học Quốc Gia, các đại học khác và các tổ chức đào tạo, ).
-Tạo thuận lợi cho sự giao lưu và hợp tác công nghệ giữa trung tâm R&D của
SHTP và các tổ chức nghiên cứu, các viện nghiên cứu của TW, các nhà đầu tư tại Khu
CNC, các trường đại học và các công ty.
-Tạo đòn bẩy cho mối quan hệ với các chuyên gia Việt Kiều, viên chức điều
hành và các nhà đầu tư để thúc đẩy các hoạt động tiếp thị, xúc tiến, đầu tư và phát triển
kỹ thuật.
-Tạo đòn bẩy công nghệ và thúc đẩy sự lớn mạnh của các ngành công nghiệp
phụ trợ.
-Thúc đẩy sự phát triển của Trung Tâm Huấn Luyện Chuyên Gia và Kỹ Thuật
Viên

-Phát huy tối đa sự phối hợp giữa hoạt động của Khu CNC với chính sách công
nghệ cao quốc gia.
-Phát huy tối đa quan hệ hỗ tương giữa các nhà đầu tư, các nhà cung cấp dịch
vụ và các công ty bổ trợ.
-Giảm thiểu chi phí phát triển hạ tầng ban đầu và tạo động lực cho sự thành
công.
Nhìn chung, SHTP là một hướng đi đúng đắn của TP.HCM, đồng thời phù hợp
nhu cầu của các nhà đầu tư CNC. Có những tín hiệu khả quan cho thấy SHTP là một
dự án khả thi: Có khả năng nghiên cứu (chế tạo thành công than nano “lỏng” bằng
nguyên liệu trong nước, dùng ứng dụng vào mực laser), thu hút được các nhà đầu tư
Những việc tiếp theo của SHTP sẽ chỉ là tiến nhanh hơn, vượt qua những rào cản
mạnh mẽ hơn để đi đến mục tiêu.
19
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
20
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12
LỜI KẾT
Từ những thành công trong lần đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
(12-1986), đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri
thức đã đưa nước ta dần dần thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, giúp nước ta
nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
Sự xuất hiện và phát triển có hiệu quả của các khu kinh tế, khu công nghiệp mà
trong đó tiêu biểu là Khu công nghệ cao Quận 9,TPHCM, nơi tập trung toàn bộ những
tri thức cao cấp và là một môi trường cạnh tranh về các ứng dụng khoa học- kỹ thuật
tiến triển, hiện đại, là nơi có sức cạnh tranh cao trong nước, vươn xa ra ngoài thế giới,
là niềm tự hào của đất nước và là minh chứng cho đường lối xây dựng và phát triển
sang suốt của Đảng.
MỤC LỤC
21
GVHD: LÊ VĂN HÙNG NHÓM 12

I- Lời mở đầu………2
II- Nội dung………….3
- Công nghiệp hóa trước thời kì đổi mới (1960-1985)….3
-Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì đổi mới…………3
-Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh………………… 5
***Quan điểm xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao
Tp. Hồ Chí Minh……… 5
*** Mô hình và các giai đoạn phát triển Khu Công nghệ cao
Tp. Hồ Chí Minh……… 7
***Các hạng mục và quốc gia đầu tư trong khu công nghệ cao………… 12
***Cơ hội qua thực tiễn xây dựng khu công nghệ cao
Tp. Hồ Chí Minh……… 14
***Những thành tựu và định hướng phát triển……………………………16
III- Lời kết…………20
22

×