S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––––––
TÔ NGỌC THẮNG
NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA RỪNG ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2013
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
–––––––––––––––––––––––––––––––
TÔ NGỌC THẮNG
NÂNG CAO VAI TRÕ CỦA RỪNG ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐINH ĐỨC THUẬN
THÁI NGUYÊN - 2013
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông
tin trích dẫn, sử dụng trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được ghi nhận và cảm ơn.
, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn
Tô Ngọc Thắng
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học
Kinh tế & Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Đinh Đức Thuận - Ban dự
án lâm nghiệp Bộ NN&PTNT, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng
góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện uỷ - HĐND - UBND - UB MTTQ, các
ban ngành đoàn thể huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; Đảng ủy, HĐND,
UBND, các ban ngành đoàn thể xã Tân Thịnh, xã Bộc Nhiêu, xã Bình Thành đã
tạo điều kiện cung cấp số liệu và những thông tin cần thiết về địa phương,
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Chi cục kiểm lâm tỉnh
Thái Nguyên, toàn thể lãnh đạo cán bộ cơ quan BQL rừng ATK Định Hóa nơi
tôi công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt, động viên khích lệ tôi học
tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn
Tô Ngọc Thắng
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các biểu đồ, hình ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4
5. Kết cấu của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÕ CỦA
RỪNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ 5
1.1. Cơ sở lý luận về vai trò của phát triển kinh tế từ rừng 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.1.1. Rừng và phát triển kinh tế từ rừng 5
1.1.1.2. Sự phụ thuộc sinh kế của con người vào rừng 10
1.1.1.3. Khái niệm về hộ và kinh tế hộ 13
1.1.2. Vai trò của rừng đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình 17
1.1.2.1. Tạo công ăn việc làm cho người lao động 17
1.1.2.2. Tạo ra nguồn thu nhập từ rừng 19
1.1.3. Những yếu tố tác động đến thu nhập của người dân từ rừng 21
1.1.3.1. Cơ sở hạ tầng 21
1.1.3.2. Yếu tố về nguồn lực đầu tư 23
1.1.3.3. Cơ chế và chính sách của nhà nước về lâm nghiệp 25
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv
1.1.3.4. Đất đai, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học 27
1.1.3.5. Phong tục tập quán, trình độ học vấn chuyên môn, khoa học kỹ thuật của
hộ gia đình, khả năng tiếp cận thông tin của hộ gia đình 29
1.1.4. Những thu nhập từ rừng 30
1.2. Cơ sở thực tiễn về vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ 30
1.2.1. Vai trò, đóng góp của rừng trong phát triển kinh tế của một số nước trên
thế giới 30
1.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế từ rừng của Trung Quốc 30
1.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế từ rừng của Cộng hòa Liên bang Đức 32
1.2.2. Vai trò, đóng góp của rừng trong phát triển kinh tế ở một số địa phương
của Việt Nam 32
1.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên - Huế 33
1.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa 34
1.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài 35
1.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn 36
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 38
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 38
2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 38
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 38
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 38
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 38
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin 40
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 41
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu vai trò của rừng trong phát triển kinh tế 41
2.3.1. Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế địa phương 41
2.3.2. Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình 42
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
v
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VAI TRÕ CỦA RỪNG TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH
THÁI NGUYÊN 43
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 43
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 43
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 46
3.2. Thực trạng vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ ở huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên 50
3.2.1. Vai trò của rừng trong phát triển kinh tế 50
3.2.2. Vai trò trong tạo việc làm cho người lao động 53
3.3. Phân tích các yếu tố tác động đến vai trò của rừng đối với phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương 55
3.3.1. Cơ sở hạ tầng 55
3.3.2. Yếu tố về kinh phí đầu tư 55
3.3.3. Các chính sách nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp 57
3.3.4. Đất đai, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học 59
3.3.5. Phong tục tập quán, trình độ học vấn chuyên môn, khoa học kỹ thuật của hộ
gia đình, khả năng tiếp cận thông tin của hộ gia đình 61
3.4. Đánh giá vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện
Định Hóa 63
3.4.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra 63
3.4.2. Đánh giá vai trò của rừng trong việc tạo ra thu nhập cho các hộ dân 67
3.4.2.1. Tạo ra thu nhập trực tiếp 67
3.4.2.2. Tạo ra thu nhập gián tiếp và việc làm 75
3.5. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn của các hộ gia đình trong phát
triển kinh tế từ rừng tại huyện Định Hóa 77
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
vi
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI
TRÒ CỦA RỪNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở
HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 80
4.1. Quan điểm – Phương hướng - Mục tiêu 80
4.1.1. Quan điểm 80
4.1.2. Phương hướng 81
4.1.3. Mục tiêu 82
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của rừng trong phát triển
kinh tế hộ ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 82
4.2.1. Giải pháp về chính sách, quản lý phát triển và khai thác tài nguyên rừng 82
4.2.2. Tổ chức sản xuất và khuyến khích hộ nông dân đầu tư, tăng thu
nhập từ rừng 84
4.2.3. Đổi mới hệ thống sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất
rừng, giảm chi phí đầu tư nhờ ứng dụng khoa học, công nghệ 85
4.2.4. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý rừng và đào tạo nguồn nhân lực 86
4.2.5. Giải pháp về định hướng phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường
về các sản phẩm từ rừng 87
4.2.6. Xây dựng mô hình du lịch kết hợp với các yếu tố lịch sử, sinh thái
nhằm khai thác những thế mạnh của rừng 88
4.3. Kiến nghị 89
4.3.1. Với Nhà nước 89
4.3.2. Với chính quyền tỉnh, huyện 89
4.3.3. Đối với người dân 90
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 100
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADB : Ngân hàng phát triển châu Á
ATK : An toàn khu
BQL : Ban quản lý
FAO : Tổ chức liên hiệp quốc về lương thực và nông nghiệp
GTZ : Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
PTNT : Phát triển nông thôn
RĐD : Rừng đặc dụng
REDD : Nâng cao trữ lượng carbon, bảo tồn, quản lý rừng bền vững
REDD+ : Giảm khí thải từ mất rừng và suy thoái rừng kết hợp Bảo tồn,
Quản lý bền vững, Tăng dự trữ các-bon
WB : Ngân hàng thế giới
LĐ : Lao động
LN : Lâm nghiệp
TN : Thu nhập
LNLN : Lợi nhuận lâm nghiệp
TNRPH-ĐD : Thu nhập rừng phòng hộ, đặc dụng
TNRSX : Thu nhập rừng sản xuất
LĐCB : Lao động trong chế biến
LĐCN : Lao động trong công nghiệp
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích rừng Việt Nam đến ngày 31/12/2011 9
Bảng 1.2: Nguồn vốn trong bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 24
Bảng 3.1: Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Định Hóa giai đoạn 2010-2012 50
Bảng 3.2: Diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Định Hóa 51
Bảng 3.3: Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện năm 2012 52
Bảng 3.4: Tỷ trọng lao động trong công nghiệp chế biến lâm sản so với lao
động trong các ngành công nghiệp chế biến huyện Định Hóa 53
Bảng 3.5: Nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa năm 2012 54
Bảng 3.6: Kinh phí đầu tư vào lâm nghiệp huyện Định Hóa 56
Bảng 3.7: Diện tích các loại rừng huyện Định Hóa 59
Bảng 3.8: Thông tin về đối tượng khảo sát 63
Bảng 3.9: Thông tin về cán bộ xã điều tra 64
Bảng 3.10: Thông tin về chủ hộ điều tra 65
Bảng 3.11: Thống kê tài sản và tư liệu sản xuất cơ bản của các hộ gia đình . 66
Bảng 3.12: Tỷ lệ các khoản thu nhập của hộ gia đình 68
Bảng 3.13: Các khoản thu từ lâm nghiệp của hộ gia đình 69
Bảng 3.14: Các chi phí về lâm nghiệp của hộ gia đình 71
Bảng 3.15: Lợi nhuận từ lâm nghiệp của hộ gia đình năm 2012 72
Bảng 3.16: Thu nhập từ các loại rừng của hộ gia đình năm 2012 73
Bảng 3.17: Số lượng cơ sở chế biến kinh doanh lâm sản tại địa phương 76
Bảng 3.18: Mô hình SWOT về vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ ở
huyện Định Hóa 78
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Hình 1.1: Rừng Đước Cần Giờ - Việt Nam 6
Hình 1.2: Người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng 11
Hình 1.3: Vườn ươm cây giống cho việc trồng rừng 18
Hình 1.4: Một con đường vào rừng 21
Hình 1.5: Phương tiện thô sơ được vận dụng trong khai thác rừng 22
Biểu đồ: 3.1: Tình hình sử dụng đất năm 2012 của huyện Định Hóa 45
Biểu đồ 3.2: Trình độ của cán bộ cấp xã tại huyện Định Hóa 65
Biểu đồ 3.3: Thu nhập của hộ gia đình trong năm 2012 67
Biểu đồ 3.4: Các khoản thu nhập từ rừng của các hộ gia đình 70
Biểu đồ 3.5: Các chi phí về lâm nghiệp của hộ gia đình. 72
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các
hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như gây trồng,
khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và cung cấp dịch vụ liên
quan đến rừng. Ngành lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, là một bộ phận không thể tách rời trong lĩnh vực nông nghiệp. Rừng góp
phần quan trọng cho nông nghiệp và nông thôn phát triển bền vững, tăng
trưởng kinh tế, ổn định xã hội và an ninh quốc phòng.
Trong thời kỳ đổi mới, hòa cùng nhịp độ phát triển chung của đất nước,
lâm nghiệp nước ta đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ từ nền
lâm nghiệp truyền thống dựa vào khai thác rừng tự nhiên và sử dụng lực
lượng kinh tế quốc doanh là chính, nay chuyển sang xây dựng nền lâm nghiệp
xã hội, huy động sự tham gia của toàn dân và các thành phần kinh tế nhằm
tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng và chế biến lâm sản từ
rừng trồng đáp ứng nhu cầu của xã hội và phục vụ xuất khẩu. Nhà nước đang
đẩy mạnh bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện còn, phủ xanh đất trống đồi
trọc, đặc biệt là trồng rừng kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng
nhằm đưa lâm nghiệp trở thành ngành, nghề chính ở khu vực miền núi, tăng
thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân
sống phụ thuộc vào rừng.
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam tiếp giáp với thủ đô Hà
Nội, với vị trí địa lý thuận lợi, là một trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực
Đông Bắc, rộng hơn là Vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tỉnh Thái
Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh
Bắc Kạn và Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên 356.282 ha. Cơ cấu đất
đai gồm các loại sau: Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên thích hợp cho
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
2
việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh tế
nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân
dân vùng cao. Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên đây là vùng đất xen
giữa nông và lâm nghiệp. Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong
đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự
tác động lớn của chế độ thủy văn (lũ đột ngột, hạn hán ) khó khăn cho việc
canh tác. Trong tổng quỹ đất 356.282 ha của tỉnh Thái Nguyên thì đất đã sử
dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử
dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78 % diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử
dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có
khả năng sản xuất lâm nghiệp. Với lợi thế về tiềm năng đất lâm nghiệp như
vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy rừng và đất rừng ở Thái Nguyên đóng một vai
trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất, điều tiết
nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế của người dân
đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số có truyền thống săn bắt và hái lượm.
Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là
52.272 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 33.540 ha chiếm 64,16% diện
tích đất tự nhiên với dân số năm 2012 là 87.520 người chủ yếu là đồng bào
dân tộc thiểu số. Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của đảng và Chính
phủ, thông qua các Bộ ngành đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn huyện trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp đã làm thay
đổi đáng kể bộ mặt nông thôn của huyện Định Hóa. Là một huyện miền núi,
diện tích đất nông nghiệp ít (10.638 ha chiếm 20,4%) từ xưa đến nay rừng và
những sản phẩm từ rừng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc phát triển
kinh tế của địa phương nói chung và đóng góp vào việc cải thiện điều kiện
sống của người dân sống phụ thuộc vào rừng nói riêng. Tuy nhiên trong lĩnh
vực lâm nghiệp hiện nay, phát triển rừng chủ yếu dựa vào vốn ngân sách nhà
nước như các chương trình dự án 327, 661 với suất đầu tư còn thấp so với nhu
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
3
cầu thực tế, cơ cấu đầu tư chưa cân đối, đầu tư nhiều cho rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng ít chú trọng đến rừng sản xuất nên chưa đem lại hiệu quả kinh tế
như mong muốn. Chưa huy động được các nguồn lực đầu tư từ nhân dân do
người dân chưa hiểu và chưa thấy được cần phải phát triển rừng một cách bền
vững như thế nào, sử dụng rừng như thế nào là hợp lý để đem lại hiệu quả
kinh tế cao từ đó nhằm cải thiện sinh kế của người dân sống dựa vào rừng.
Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nâng cao vai
trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên" để hiểu rõ được thực trạng những đóng góp của việc phát triển kinh
tế từ rừng đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng cũng như phát
triển kinh tế của địa phương nói chung từ đó giúp người dân có cái nhìn đúng
đắn về vai trò của rừng và những lợi ích kinh tế mà rừng đem lại.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Thông qua phân tích thực trạng vai trò của rừng trong phát triển kinh tế
hộ gia đình ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên sẽ đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ đặc biệt là để cải thiện
đời sống của người dân sống phụ thuộc vào rừng, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế của huyện Định Hóa nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận khoa học về rừng và vai trò của rừng trong
phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Đánh giá thực trạng vai trò của rừng trong việc phát triển kinh tế hộ
gia đình tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của rừng
trong phát triển kinh tế của hộ gia đình và địa phương trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
4
- Những hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện Định Hóa có nguồn thu
nhập từ rừng.
- Tài nguyên rừng và phát triển rừng đặc biệt là rừng trồng sản xuất của
huyện Định Hóa.
- Vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Định Hóa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
- Nghiên cứu trên phạm vi huyện Định Hóa, tập trung vào 03 xã của
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Các số liệu, tài liệu nghiên cứu chung của đề tài được thu thập trong
giai đoạn 2009 - 2012. Số liệu điều tra kinh tế hộ gia đình là các kết quả của
hộ thực hiện trong năm 2012.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Từ thực trạng đóng góp về kinh tế từ rừng đối với đời sống của người
dân, luận văn góp phần xác định mục tiêu, nhiệm vụ và một số giải pháp
nhằm khai thác, sử dụng và phát triển có hiệu quả các nguồn lực từ rừng, tạo
ra thu nhập ổn định cho người dân sống phụ thuộc vào rừng trên địa bàn
huyện Định Hóa .
- Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan chức năng có
liên quan đến việc xây dựng và thực hiện các chính sách khai thác, sử dụng
một cách hợp lý các nguồn lợi từ rừng trên địa bàn huyện Định Hóa là vùng
đặc biệt khó khăn thuộc tỉnh Thái Nguyên.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của rừng trong phát
triển kinh tế hộ.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
5
Chương 3: Thực trạng vai trò của rừng trong phát triển kinh tế hộ gia
đình ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của rừng
trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÕ CỦA RỪNG
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ
1.1. Cơ sở lý luận về vai trò của phát triển kinh tế từ rừng
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Rừng và phát triển kinh tế từ rừng
Khái niệm về rừng
Có nhiều khái niệm khác nhau về rừng. Năm 1930, Morozov đưa ra
khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm
một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khi quyển. Rừng chiếm
phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý. Năm 1952,
M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong
đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật.
Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh
hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài. Năm 1974, I.S. Mê lê khôp cho
rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản
của sinh quyển địa cầu (Bách khoa toàn thư - Tiếng Việt, 2013).
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật
rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây
gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của
tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng
sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng (Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng Việt Nam, 2004).
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
6
Từ các khái niệm trên có thể tổng hợp ra một khái niệm: Rừng là quần
xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có
diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong
quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa
hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.
Hình 1.1: Rừng Đƣớc Cần Giờ - Việt Nam
(Nguồn: Internet)
Về phân loại rừng: Có nhiều cách phân loại rừng.
Phân loại theo chức năng sử dụng thì có 3 loại rừng:
Rừng đặc dụng: Là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để
bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh
vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước,
bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí
hậu, bảo vệ môi trường.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
7
Rừng sản xuất: Là rừng được dùng chủ yếu trong sản xuất kinh doanh
gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường.
Phân loại rừng theo trữ lượng thì có
Rừng giàu: Trữ lượng rừng trên 150 m³/ha.
Rừng trung bình: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (100-150) m³/ha.
Rừng nghèo: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (80-100) m³/ha.
Rừng kiệt: Trữ lượng rừng thấp hơn 50 m³/ha.
Phân loại rừng dựa vào tác động của con người thì có Rừng tự nhiên
và Rừng nhân tạo
Phân loại dựa vào nguồn gốc thì có Rừng chồi và Rừng hạt
Phân loại rừng theo tuổi: Rừng non, rừng sào (là rừng bắt đầu khép
tán, xuất hiện quan hệ cạnh tranh gay gắt về ánh sáng và chiều cao giữa các cá
thể cây gỗ), rừng trung niên và rừng già.
Phát triển kinh tế rừng tại Việt Nam:
Theo số liệu thống kê của Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam,
trước năm 1945 Việt Nam có 14 triệu ha rừng chiếm hơn 42% diện tích tự
nhiên của cả nước, năm 1975 diện tích rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29%
diện tích tự nhiên), năm 1985 còn 7,8 triệu ha (23,6%), đến năm 1989 chỉ còn
6,5 triệu ha (19,7%). Tính đến ngày 31/12/2011, Việt Nam có tổng diện tích
rừng là 13.515.064 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.285.383 ha và rừng trồng
là 3.229.681 ha. Độ che phủ rừng toàn quốc là 39,7% (Theo Quyết định số
2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 8 năm 2012).
Rừng Việt Nam là một kho tài nguyên vô cùng quý giá với 12.000 loài
thực vật, trong đó có khoảng 10% là loài đặc hữu, 800 loài rêu, 600 loài
nấm Khoảng 2.300 loài cây có mạch đã được dùng làm lương thực, thực
phẩm, làm thức ăn cho gia súc. Chúng ta có 41 loài cho gỗ quí (nhóm 1), 20
loài cho gỗ bền chắc (nhóm 2), 24 loài cho gỗ đồ mộc và xây dựng (nhóm
3) , loại rừng cho gỗ này chiếm khoảng 6 triệu ha.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
8
Đó là chưa kể các loại rừng tre, trúc chiếm khoảng 1,5 triệu ha gồm
khoảng 25 loài đã được gây trồng có giá trị kinh tế cao. Hàng nghìn loài dược
liệu quý để chữa bệnh và có giá trị kinh tế ( />ha-rung-bi-pha-huy-moi-nam/141/6220933.epi).
Về động vật cũng rất đa dạng, ngoài các loài động vật đặc hữu Việt
Nam còn có những loài mang tính chất tổng hợp của khu hệ động vật miền
nam Trung Hoa, Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện.
S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu
9
Bảng 1.1: Diện tích rừng Việt Nam đến ngày 31/12/2011
(ĐVT: ha)
TT
Loại rừng
Tổng cộng
Thuộc quy hoạch 3 loại rừng
Ngoài quy hoạch rừng
và đất lâm nghiệp
Đặc dụng
Phòng hộ
Sản xuất
1
Tổng diện tích rừng
13.515.064
2.011.261
4.644.404
6.677.105
182.294
1.1
Rừng tự nhiên
10.285.383
1.930.971
4.018.568
4.292.751
43.093
1.2
Rừng trồng
3.229.681
80.290
625.836
2.384.354
139.201
a
Rừng trồng đã khép tán
2.852.717
70.919
552.789
2.106.055
122.954
b
Rừng trồng chưa khép tán
376.964
9.371
73.047
278.299
16.247
2
Diện tích rừng để tính độ che phủ
13.138.100
2.001.890
4.571.357
6.398.806
166.047
(Nguồn: Quyết định số 2089/QĐ-BNN-TCLN)
8
10
Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ
bản như xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một
số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.
Với tính chất bền, đẹp, dễ tạo hình, an toàn nên gỗ được dùng làm
nguyên vật liệu cho rất nhiều công trình, vật dụng. Sơ bộ thống kê hiện nay
trên thế giới có khoảng trên 100 ngành dùng gỗ làm nguyên, vật liệu với trên
22.000 công việc khác nhau và sản xuất ra hơn 20.000 loại sản phẩm.
Gỗ là nguyên, vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi, là
một trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Trong các văn kiện
chính thức từ trước tới nay, chính phủ Việt Nam vẫn xếp gỗ đứng hàng thứ ba
sau điện và than. Gỗ được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, khai khoáng.
Ngoài ra gỗ còn được dùng làm văn phòng phẩm, nhạc cụ, dụng cụ thể dục
thể thao, đóng toa tầu, thùng xe, thuyền, phà, cầu cống, bàn ghế và dụng cụ học
sinh, đồ dùng trong gia đình, công sở và chuyên dùng như bệnh viện, thư viện
“Lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest products- NTFP, hoặc Non
wood forest products- NWFP) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh
vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng”
(FAO, 1999).
Như vậy, lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ
được khai thác từ rừng (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của
con người. Bao gồm các loài thực vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm
dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa dính, nhựa dầu, cao su, tanin, màu nhuộm,
chất béo, song mây, tre nứa, cây cảnh, nguyên liệu giấy, sợi
1.1.1.2. Sự phụ thuộc sinh kế của con người vào rừng
Theo ước tính Ngân hàng thế giới, có hơn 1,6 tỷ người sống phụ thuộc
vào rừng trên toàn cầu, và rừng là nguồn cung , góp phần
vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và khu vực. Qua thống kê cho thấy,
30% diện tích rừng được sử dụng để sản xuất gỗ và các sản phẩm phi gỗ,
thương mại - lâm sản ước đạt 327 tỷ USD/năm.
11
Còn tại Việt Nam, theo thống kê sơ bộ của các nghiên cứu trước đây thì
có khoảng 25 triệu người dân nông thôn ở Việt Nam sinh sống ở các vùng
rừng và gần rừng, và đời sống của họ phụ thuộc phần lớn vào rừng
(RECOFTC, 2011). Đa số người dân sống phụ thuộc rừng thuộc nhóm dân
tộc thiểu số sống trong và gần rừng ở vùng cao dân tộc ít người, có trình độ
dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời
sống còn nhiều khó khăn. (Sunderlin và Huỳnh 2005, Nguyễn và các cộng sự
2008). Tuy nhiên, các quyền của họ đối với tài nguyên rừng vẫn chưa được
đảm bảo và tỷ lệ nghèo vẫn còn khá cao (UN-REDD 2008).
Rừng ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền
vững ở mỗi quốc gia. Ngoài ra nó còn có vai trò trong việc đảm bảo môi
trường đất, nước, khí hậu được trong sạch, giữ vững đa dạng sinh học. Trong
vùng có sự quản lý rừng chặt chẽ thì con người có thể khai thác các tiềm năng
của rừng một cách bền vững như các loại gỗ, tre, nứa, động vật rừng, các loại
cây dược liệu làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay con người còn biết sử dụng
rừng làm các khu du lịch sinh thái như Vườn quốc gia Ba Bể, Vườn Quốc gia
Cúc Phương, Khu du lịch Cần Giờ, Vườn quốc gia U Minh Hạ.
Hình 1.2: Ngƣời dân tham gia trồng và bảo vệ rừng
(Nguồn: internet)
12
Từ các mô hình phát triển rừng hiệu quả đã làm cho đời sống dân cư ổn
định. Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ đất sản xuất rừng, vốn
cùng với các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu nhập cho
người dân.
Rừng và sản phẩm từ rừng mang lại thu nhập cho người dân. Cây rừng
được dân khai thác làm nguyên vật liệu. Không chỉ ở trong nước, các sản
phẩm còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài làm tăng giá trị sản phẩm.
Vì vậy, thu nhập người dân cũng tăng lên. Hoạt động du lịch được mở rộng là
nguồn thu nhập mới, rừng mang lại thực phẩm, dược liệu tự nhiên có giá trị
cho con người.
Vì vậy có thể nói đối với đại bộ phận người dân Việt Nam còn sinh
sống khá phụ thuộc vào rừng, rừng đã trở thành một yếu tố không thể tách rời
với họ. Chính vì thế mà chính phủ hiện nay rất đề cao việc bảo vệ, khai thác
rừng theo hướng bền vững để cuộc sống người dân ngày càng ổn định và
nâng cao hơn.
Hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý rừng, nhất là quản lý quy hoạch,
chuyển mục đích sử dụng rừng, giao đất, giao rừng, kiểm kê, thống kê rừng
đã được nâng cao một bước. Nhà nước đã đẩy mạnh việc giao quyền sử
dụng đất, sử dụng rừng, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài đến các chủ
rừng qua đó thúc đẩy sự tham gia của các thành phần kinh tế trong quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng trong đó có việc phát triển kinh tế hộ gia
đình gắn với lợi ích từ rừng.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê trong thời gian năm 2006 - 2010
sản xuất lâm nghiệp đã có sự phát triển nhanh theo hướng chuyển từ khai thác
sang xây dựng vốn rừng là chủ yếu và đầu tư theo các chương trình, dự án,
giao đất lâm nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình. Trong thời kỳ 2006-
2010, bình quân mỗi năm diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 215 nghìn ha,
tốc độ tăng đạt 7,3%/năm. Sản lượng gỗ khai thác giai đoạn 2006-2010 bình
13
quân đạt 3602 nghìn m
3
/năm, mỗi năm tăng 6,2%, nét mới là chuyển khai
thác gỗ từ rừng tự nhiên sang khai thác từ rừng trồng là chủ yếu.
Diện tích rừng trồng tập trung năm 2010 ước tính đạt 252,5 nghìn ha,
tăng 3,9% so với năm 2009. Sản lượng gỗ khai thác ước tính đạt 4042,6 nghìn
m
3
, tăng 7,3% so với năm trước.
Điều này chứng tỏ người dân ngày càng nhận thức được tầm quan trọng
của rừng đối với đời sống kinh tế của hộ gia đình, cùng với những chính sách
vĩ mô của Nhà nước thì người dân lại càng có cơ sở và quyền hạn để bảo vệ
và khai thác rừng một cách hiệu quả mang lại nguồn lợi kinh tế bền vững.
1.1.1.3. Khái niệm về hộ và kinh tế hộ
Khái niệm về hộ: Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và
phát triển. Trải qua mỗi thời kỳ kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau song vẫn có bản chất chung đó là “Sự
hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên trong gia đình cố gắng làm
sao tạo ra nhiều của cải vật chất để nuôi sống và tăng thêm tích luỹ cho gia
đình và xã hội ”. Qua nghiên cứu cho thấy, có nhiều quan niệm của các nhà
khoa học về hộ:
- Theo từ điển chuyên ngành kinh tế và từ điển ngôn ngữ "Hộ là tất cả
những người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm
những người cùng chung huyết tộc và những người làm công".
- Theo Liên hợp quốc "Hộ là những người cùng sống chung dưới một
mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ".
- Năm 1981, Harris (London - Anh) trong tác phẩm của mình cho rằng:
"Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động" và trên góc độ này, nhóm các
đại biểu thuộc trường phái "Hệ thống Thế Giới" (Mỹ) là Smith (1985 - Martin
và Beiltell (1987)) có bổ sung thêm: "Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái
sản xuất nguồn lao động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung".
14
- Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan (năm
1980) các đại biểu nhất trí cho rằng: "Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên
quan đến sản xuất, tiêu dùng, xem như là một đơn vị kinh tế".
Đây mới chủ yếu nêu lên những khía cạnh về khái niệm hộ tiêu biểu
nhất, mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác hoặc tổng hợp khái quát chung
nhưng vẫn còn có chỗ chưa đồng nhất. Tuy nhiên từ các quan niệm trên cho
thấy hộ được hiểu như sau:
- Trước hết, hộ là một tập hợp chủ yếu và phổ biến của những thành
viên có chung huyết thống, tuy vậy cũng có cá biệt trường hợp thành viên của
hộ không phải cùng chung huyết thống (con nuôi, người tình nguyện và được
sự đồng ý của các thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh
tế lâu dài ).
- Hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế (chủ thể kinh tế), có nguồn lao
động và phân công lao động chung, có vốn và chương trình, kế hoạch sản
xuất kinh doanh chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ
chung và được phân phối lợi ích theo thoả thuận có tính chất gia đình. Hộ
không phải là một thành phần kinh tế đồng nhất, mà hộ có thể thuộc thành
phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể, Nhà nước
- Hộ không đồng nhất với gia đình mặc dầu cùng chung huyết thống
bởi vì hộ là một đơn vị kinh tế riêng, còn gia đình có thể không phải là một
đơn vị kinh tế (ví dụ gia đình nhiều thế hệ cùng chung huyết thống, cùng
chung một mái nhà nhưng nguồn sinh sống và ngân quỹ lại độc lập với nhau).
Khái niệm kinh tế hộ: Từ các khái niệm về hộ như trên chúng ta có
thể rút ra được khái niệm Kinh tế hộ là tập hợp kinh tế mà các cá nhân trong
tập hợp đó có mối quan hệ huyết thống hay một nhóm người chung sống với
nhau, họ có mối quan hệ kinh tế với nhau và với bên ngoài.
Đặc điểm kinh tế hộ:
Kinh tế hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa
là một đơn vị tiêu dùng. Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất của các hộ biểu