Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Yếu tố trinh thám trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng qua Bóng Đêm và Bến Bờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (676.18 KB, 114 trang )




ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM











ĐẶNG HỒNG VÂN




YẾU TỐ TRINH THÁM
TRONG TIỂUTHUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG
QUA BĨNG ĐÊM VÀ BẾN BỜ





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN







THÁI NGUN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />



ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM






ĐẶNG HỒNG VÂN



YẾU TỐ TRINH THÁM
TRONG TIỂUTHUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG
QUA BĨNG ĐÊM VÀ BẾN BỜ



Chun ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60.22.01.21


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu



THÁI NGUN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

i


LỜI CẢM ƠN

Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại
học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Ngun đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu tại trường.
Tơi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới bạn bè cùng gia đình
và những người thân đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp
tơi hồn thành tốt khố học này.
Thái Ngun, tháng 4 năm 2013

Tác giả luận văn

Đặng Hồng Vân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

ii

MỤC LỤC
Trang

Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Đóng góp mới của luận văn 5
7. Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT TRINH THÁM

VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG 7

1.1. Những vấn đề chung về tiểu thuyết trinh thám 7

1.1.1. Khái lược lịch sử phát triển của văn học trinh thám thế giới 7

1.1.2. Khái lược một vài đặc trưng cơ bản của thể loại trinh thám 11

1.1.2.1.Chủ đề 11

1.1.2.2. Cốt truyện trinh thám 12

1.1.2.3. Nhân vật trinh thám 13

1.1.3. Khái lược sự hình thành và phát triển của văn học trinh thám Việt Nam 14

1.1.3.1. Thời kì đầu tiên: Phạm Cao Củng và Thế Lữ 14

1.1.3.2. Thời kì từ năm 1945 đến 1975 15

1.1.3.3.Thời kỳ từ năm 1975 đến nay 16

1.1.3.4. Sự vận dụng yếu tố trinh thám trong văn học Việt Nam 19

1.2. Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng 22

1.2.1. Nhà Văn Ma Văn Kháng 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />


iii

1.2.2. Quan niệm về tiểu thuyết trinh thám của Ma Văn Kháng 24

Chương 2. NHỮNG CHỦ ĐỀ MANG MÀU SẮC TRINH THÁM
TRONG HAI TIỂU THUYẾT BĨNG ĐÊM VÀ BẾN BỜ CỦA MA
VĂN KHÁNG 31

2.1. Cuộc chiến đấu khơng khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác 31

2.1.1. Người chiến sĩ cơng an trên mặt trận chống lại tội phạm, cái ác mang
vẻ đẹp kiêu hùng, bi tráng 31

2.1.2. Con người với những ẩn ức, tâm linh 42

2.1.3. Con người trước những tình huống ngang trái 48

2.2. Thế giới ngầm của những kẻ tội phạm 54

2.2.1. Tội phạm mang bản tính ác 54

2.2.2. Cảnh báo nguy cơ, hiểm hoạ từ cội nguồn của cái ác 60

2.3. Những con người đời thường trước lằn ranh của cái thiện cái ác 63

2.3.1. Những người phụ nữ thánh thiện - Nạn nhân của cái ác 63

2.3.2. Những người dưới đáy - cặn bã của xã hội 66

Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN YẾU TỐ TRINH

THÁM TRONG HAI TIỂU THUYẾT BĨNG ĐÊM VÀ BẾN BỜ 69

3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 69

3.1.1. Cốt truyện xoay quanh những chi tiết, sự kiện, vụ án 69

3.1.2. Cốt truyện tâm lý, ly kì, hồi hộp 72

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 75

3.2.1. Xây dựng hai tuyến nhân vật tương phản 76

3.2.2. Miêu tả nhân dạng, tướng hình 77

3.2.3. Nhân vật với đời sống tình dục 81

3.3. Ngơn ngữ 85

3.3.1. Ngơn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm 85

3.3.1.1.Ngơn ngữ đối thoại. 85

3.3.1.2. Ngơn ngữ độc thoại nội tâm 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

iv

3.3.2. Ngơn ngữ thơng tục, kiểu chợ búa, xã hội đen 92


3.3.3. Ngơn ngữ đậm chất thơ (trữ tình ngoại đề) 93

KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 105





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học
Việt Nam đương đại. Ơng đã sở hữu một khối lượng tác phẩm đáng nể cả về
số lượng lẫn chất lượng nghệ thuật. Ngòi bút ơng tung hồnh trên các thể loại
truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký, tiểu luận phê bình, trong đó nổi bật ở truyện
ngắn và tiểu thuyết gắn với hai mảng đề tài miền núi và thành thị. Các tác
phẩm của Ma Văn Kháng cho thấy q trình lao động nghệ thuật nghiêm túc
của nhà văn nhằm xác lập một hướng đi phù hợp cùng những tìm tòi đổi mới
trong cảm hứng cũng như bút pháp thể hiện cuộc sống và con người. Trong
đó có những tác phẩm dành được giải thưởng trong nước, quốc tế. Truyện
ngắn Xa phủ đoạt giải nhì (khơng có giải nhất) trong cuộc thi truyện ngắn của
Tuần báo Văn nghệ 1967 - 1968, tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ giải

thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải cây bút vàng cho truyện San
Cha Chải trong cuộc thi truyện ngắn và ký 1996 - 1998 do Bộ Cơng an và
Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn được
giải thưởng Hội Nhà văn năm 1984, năm 1998 Ma Văn Kháng vinh dự nhận
được giải thưởng văn học Đơng Nam Á, 2001 nhận giải thưởng Nhà Nước về
văn học nghệ thuật. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm
2012 cho cụm tác phẩm Truyện ngắn chọn lọc, Mưa mùa hạ, Cơi cút giữa
cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn. Với những thành tựu kể trên, Ma Văn Kháng
đã có một vị trí xứng đáng trong nền văn học Việt Nam đương đại.
1.2. Ma Văn Kháng là nhà văn lớn, có tạng viết văn riêng. Các sáng tác
của ơng khơng chỉ đặt ra và lý giải những vấn đề có ý nghĩa thời đại, dân tộc
mà còn mang thơng điệp nhân sinh sâu sắc về tình u đời, u con người,
u cái đẹp và u cuộc sống. Trong luận văn này, chúng tơi quan tâm tới
những đóng góp của Ma Văn Kháng ở mảng tiểu thuyết, đặc biệt đi sâu vào
tìm hiểu yếu tố trinh thám, là yếu tố xuất hiện trong các tác phẩm của nhà văn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

2

từ Mưa mùa hạ, Chó Bi đời lưu lạc, Ngược dòng nước lũ đến hai tiểu thuyết
gần đây nhất Bóng đêm và Bến bờ. Và có thể nói, đến hai tác phẩm này yếu tố
trinh thám càng đậm đặc. Chính vì thế, gần đây đã có một số ý kiến bàn về
vấn đề này trong hai tiểu thuyết Bóng đêm và Bến bờ của Ma Văn Kháng. Đó
là những gợi dẫn giúp chúng tơi lựa chọn đề tài Yếu tố trinh thám trong tiểu
thuyết của Ma Văn Kháng qua Bóng đêm và Bến bờ. Nghiên cứu thành cơng
vấn đề này, luận văn sẽ góp phần khẳng định tài năng, sự độc đáo của Ma Văn
Kháng trên hành trình sáng tạo đồng thời qua đó cho thấy thực tiễn phát triển
của thể loại tiểu thuyết trong giai đoạn đổi mới văn học từ 1986 đến nay.
2. Lịch sử vấn đề
Là nhà văn tích cực nhập cuộc và dấn thân, tha thiết hướng tới cái đẹp

và cái thiện, ngay từ buổi đầu cầm bút, Ma văn Kháng đã tự bộc bạch: “Cái
đẹp được chưng cất trong tác phẩm của tơi là cái đẹp ở thể bi tráng, cái đẹp
ngạo nghễ trong mất mát, đau thương, thua thiệt, cái đẹp hiện lên cao cả trong
hy sinh, trong bi thương”[5]. Xun suốt trong tác phẩm của ơng là cái đẹp
trong đau đớn, bi tráng. Gần 50 năm trụ vững với sự nghiệp cầm bút, Ma Văn
Kháng đã có đến 200 truyện ngắn, 15 cuốn tiểu thuyết và một số truyện viết
cho thiếu nhi. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ, Ma Văn Kháng đã neo tên
mình trong lòng bạn đọc những dấu ấn thật đậm sâu. Tất cả đã và đang được
nhìn nhận, đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau. Chúng tơi xin trích ra đây một
số ý kiến tiêu biểu:
Đánh giá chung về Ma Văn Kháng và sáng tác của ơng, nhiều tác giả
đã có những lời phê bình khá sắc sảo, đặc biệt đối với thể loại tiểu thuyết:
Nói về vẻ đẹp văn chương trong tác phẩm của Ma Văn Kháng, nhà
nghiên cứu Phong Lê nhận xét: “Hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu
thuyết trên một hành trình dài, dẫu có lúc ngơn ngữ chính luận tràn lấn, nhưng
vẫn khơng làm thay đổi, biến dạng tiếng nói nghệ thuật đích thực trong tác
phẩm của Ma Văn Kháng. Một tiếng nói nghệ thuật từ chính cuộc đời trần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

3

trụi, xù xì, thơ nhám, đa sự cất lên; và lắm khi tác giả cũng khơng cần phải
đóng vai trò khách quan “để sự thật tự nó nói lên” theo kiểu Balzac, Tolstoi,
mà cứ đàng hồng cất lên tiếng nói riêng để khơi gợi ở bạn đọc sự đồng tình
hay tranh luận”.[34]
“Dù viết về miền núi buổi hoang sơ hào hứng thời kỳ đầu đi theo cách
mạng, hay về những sự thật khốc liệt sau đổi mới ở đời sống đơ thị, thì trong
tác phẩm của ơng vẫn tràn đầy vẻ đẹp của văn chương”.[43]
Đồn Trọng Huy trong bài viết: Vẻ đẹp bộ tiểu thuyết cặp đơi Bóng đêm và
Bến bờ của Ma Văn Kháng đã nhận xét: “Bóng đêm và Bến bờ là loại truyện

hình sự nhưng khái qt lại là tiểu thuyết luận đề mới. Nó hàm chứa những
vấn đề về đạo đức, về triết lý nhân sinh, những thơng điệp tinh thần mới”.[17]
Bình Ngun Trang trong bài viết: “sống còn để mang thương tích…” đánh
giá cao về vị trí của nhà văn Ma Văn Kháng khi viết Bóng đêm và Bến bờ.
“Ma Văn Kháng là nhà văn đầu tiên, khai mở một hướng đi mới cho văn học
về đề tài an ninh, một đề tài tưởng chừng như q khơ cứng và chật hẹp, đưa
nó về với đời sống”.[60]
Trong bài viết: Bóng đêm và nghệ thuật tự sự tổng hợp của Ma văn
Kháng, Nguyễn Ngọc Thiện đã khái qt được cái mới trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật của tác phẩm Bóng đêm: “Tiểu thuyết Bóng đêm đã tái hiện sự
đa dạng của đời sống con người: tư tưởng, ý chí; bản năng và đời sống sinh
lý, tình dục; thế giới tâm lý, tình cảm; những miền sâu kín thuộc tâm linh, ẩn
ức, tiềm thức của con người”
“Xét về mặt ngơn ngữ tác phẩm Bóng đêm bộc lộ tài năng bậc thầy của
Ma văn Kháng trong dụng ngữ miêu tả thiên nhiên và mơi truờng bao quanh
con người, những rung động tinh tế trong đời sống tình cảm sâu kín; cái mơ
hồ lảng bảng, bất định của tâm linh, trực giác; niềm hân hoan của những giây
phút thăng hoa, thiên khải khi Thiên - Địa - Nhân giao hồ thành một khối
gắn kết…”.[58]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

4

Theo nhà lí luận phê bình Nguyễn Hồ: “Khơng thể viết được như Ma
văn Kháng nếu chỉ lấy tài liệu ở mấy bài báo. Bóng đêm và Bến bờ là tiểu
thuyết luận đề, Ma Văn Kháng là nhà văn có tiếp xúc nhiều với thực tiễn sinh
động”. [59]
Xét trên một khía cạnh khác, qua tác phẩm Bóng đêm và Bến bờ nhà
thơ Phùng Thiên Tân nhận thấy: “Thơng thường các cuốn tiểu thuyết về đề tài
hình sự mở đầu là những vụ án xảy ra, kết thúc là tìm ra hung thủ hay tên biệt

kích. Ma Văn Kháng khơng viết thế. Cách viết mới này là hướng dẫn cho các
nhà văn trẻ trong ngành ”. [59]
Với nhà thơ Hữu Việt: “Bóng đêm, thể hiện tinh thần nhập cuộc của
nhà văn Ma Văn Kháng. Nó thể hiện sức viết dẻo dai bền bỉ của một cây bút
tuổi đã cao và đã có nhiều thành tựu. Ơng đã đem chất thơ, và các khát vọng
vào tác phẩm của mình. Hành động, chi tiết trong chuyện chỉ là bề nổi,phía
sau tất cả là ý nghĩa nhân sinh của cuộc đời…” [59]
Qua khảo sát những ý kiến trên, chúng tơi nhận thấy vấn đề Yếu tố
trinh thám trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng qua Bóng đêm và Bến
bờ đã được khám phá trên nhiều bình diện, được phân tích, lí giải xoay quanh
hình tượng nhân vật trung tâm trong mỗi tác phẩm, đó là người chiến sĩ cơng
an trên mặt trận chống lại cái ác để bảo vệ cái thiện. Họ hiện lên là những con
người lý tưởng với tài trí và lòng dũng cảm kiên cường, sẵn sàng đối mặt với
những khó khăn, gian khổ, hiểm nguy và cả những tủi cực, oan trái, đau đớn,
giữa sự sống và cái chết. Những ý kiến trên là những nhận định mang tính
khái qt về sự nghiệp văn chương của Ma Văn Kháng nói chung và hai tiểu
thuyết Bóng đêm và Bến bờ nói riêng. Đó là những gợi q báu dẫn giúp
chúng tơi tiếp cận và triển khai đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua đề tài, luận văn muốn đưa ra một cái nhìn khái lược về văn học
trinh thám, nhận diện yếu tố trinh thám trong tiểu thuyết Bóng đêm và Bến bờ của
Ma Văn Kháng nói riêng và tiểu thuyết của ơng nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

5

3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Những vấn đề chung về tiểu thuyết trinh thám và hành trình sáng tác

của Ma Văn Kháng.
- Những chủ đề mang màu sắc trinh thám trong hai tiểu thuyết Bóng
đêm và Bến bờ của Ma Văn Kháng.
- Một số phương thức nghệ thuật thể hiện yếu tố trinh thám trong hai tiểu
thuyết Bóng đêm và Bến bờ
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Yếu tố trinh thám trong tiểu thuyết Bóng đêm và Bến bờ của MaVăn Kháng.
4.2. Phạm vi tư liệu
Luận văn khảo sát chủ yếu 2 tiểu thuyết Bóng đêm và Bến bờ ngồi ra
còn khảo sát các tiểu thuyết khác của nhà văn để đối chiếu và so sánh:
1. Mưa mùa hạ.
2. Đám cưới khơng có giấy giá thú
3. Chó bi đời lưu lạc
4. Mùa lá rụngtrong vườn.
5. Cơi cút giữa cảnh đời
6. Ngược dòng nước lũ
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi sử dụng những phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
5.1. Phương pháp thống kê – phân loại
5.2. Phương pháp so sánh – đối chiếu
5.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp
6. Đóng góp mới của luận văn
Tìm hiểu yếu tố trinh thám trong sáng tác của Ma Văn Kháng trên cả
phương diện nội dung và nghệ thuật, từ đó thấy được sự vận động và đổi mới
tư duy nghệ thuật của nhà văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

6


Góp phần khẳng định tài năng, bút pháp và năng lực sáng tạo của Ma Văn
Kháng, một trong số nhà văn hàng đầu của nền văn học Việt Nam đương đại.
Với hai tiểu thuyết Bóng đêm và Bến bờ của Ma Văn Kháng, luận văn
góp phần ghi nhận hiện tượng giao thoa độc đáo giữa văn học đại chúng và
văn chương đặc tuyển.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về tiểu thuyết trinh thám và hành trình
sáng tác của Ma Văn Kháng.
Chương 2: Những chủ đề mang màu sắc trinh thám trong hai tiểu
thuyết Bóng đêm và Bến bờ của Ma Văn Kháng.
Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật thể hiện yếu tố trinh thám
trong hai tiểu thuyết Bóng đêm và Bến bờ







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT TRINH THÁM
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG


1.1. Những vấn đề chung về tiểu thuyết trinh thám
Theo từ điển tiếng Việt: Trinh thám là dò xét, thám thính.
Theo nghĩa Hán Việt là “rình xét” (trinh) và “thăm dò” (thám), nghĩa là
phải bao gồm hai yếu tố: người dò xét và (cái) bị dò xét.
Từ điển bách khoa thư - Wikipedia đã định nghĩa: Tiểu thuyết trinh
thám là một nhánh của tiểu thuyết tội phạm. Đó là những tác phẩm có vấn đề
trung tâm là điều tra về tội ác, (thường là những vụ giết người) bởi một thám
tử cũng có thể chun nghiệp hoặc nghiệp dư. Tiểu thuyết trinh thám là hình
thức phổ biến nhất của cả tiểu cả thuyết bí ẩn và tiểu thuyết tội phạm.
Từ điển Encarta cũng định nghĩa “truyện trinh thám là một bộ phận của
tiểu thuyết bí ẩn, vì thực ra nó cũng là một câu đố. ( ) Vậy có thể hiểu truyện
trinh thám là những truyện mà ở đó điều bí ẩn được làm sáng tỏ chủ yếu bằng
hành động của thám tử. Cơng thức chung cho mọi truyện trinh thám là câu
chuyện được bắt đầu với điều bí ẩn. .
1.1.1. Khái lược lịch sử phát triển của văn học trinh thám thế giới
Văn học trinh thám bắt đầu từ Phương Tây, người ta có thể tìm thấy cội
nguồn của truyện trinh thám từ trong Kinh thánh, trong sử thi Homerơ, trong
bi kịch HiLạp, trong kịch Shakespers, trong những truyện bí hiểm thời khai
sáng. Trong lịch sử, ở bất cứ thời đại nào cũng đều có những câu chuyện văn
chương ghi dấu tội ác và sự trừng phạt. Ngay từ thời xưa, con người đã chứng
kiến những hành xử vượt ra ngồi phạm vi đạo đức, luật pháp. Xã hội càng
văn minh càng cố gắng điều chỉnh, nhưng chưa bao giờ con người loại bỏ hẳn
cái ác ra khỏi đời sống của mình. Tội ác và những ước mơ cơng bằng, là một
trong những chủ đề được phản ánh trong các hình thức văn chương. Điều này
khiến các nhà nghiên cứu cho rằng: các yếu tố của truyện trinh thám đã tồn tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

8


từ rất lâu. Thế nhưng chỉ đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trinh thám mới
xuất hiện như một hình thức tiểu thuyết độc lập, thực sự trở thành một thể loại
chính thức, với tên tuổi và các sáng tác của nhà văn Mĩ E.A. Poe - ơng tổ của
văn học trinh thám. Loạt truyện Vụ án mạng ở đường Morgue, Bức thư bị
đánh cắp, Bí mật của Marie Roget, được coi là những hình mẫu đầu tiên của
truyện trinh thám. Sau Edgar Poe, thế giới bùng nổ thể loại trinh thám, liên
tục xuất hiện hàng loạt các tác gia trinh thám, phát triển mạnh nhất ở Anh,
Pháp, Mỹ. Người đọc lại mải miết say sưa với hành trình phá án và những
thám tử tài ba trong tác phẩm: Người phụ nữ mặc đồ trắng; Viên đá mặt trăng
của Wilkie Collin (Anh); Điệp viên 007 nhân vật James Bond của Ian
Fleming (Anh); Sherlock Holmes của Conan Doyle (Anh); hay Hồ sơ số 113,
Tội ác ở Orcival của Emile Gaboriau (Pháp); Philip Marlowe của Raymond
Chandler (Mỹ)
Tuy nhiên, lúc mới ra đời văn học trinh thám chỉ được xem là loại văn
học “hạng hai”, “á văn học”, có địa vị thấp kém “ ba xu, rẻ tiền”, một thứ văn
chương tầm phào để giết thời gian, thiếu danh giá trên văn đàn. Khơng được
coi như là một mơn nghệ thuật đích thực mà giống như những thứ phẩm văn
chương có giá trị mua vui, giải trí thuần t. Là những tác phẩm được viết
theo mơ hình có sẵn, khơng đòi hỏi sự sáng tạo về hình thức, chủ đề tư tưởng
thì khơng sâu sắc. Người đọc khơng mất nhiều cơng sức giải mã ngơn ngữ.
Nhưng khi văn học đại chúng dần xích lại gần văn chương đặc tuyển và trở
thành một bộ phận khơng nhỏ trong đời sống tinh thần của nhân loại thì văn
học trinh thám đã được nhìn nhận đúng với giá trị của thể loại.
G.L.Borges trong bài viết Về truyện trinh thám dẫn ra tác phẩm của
E.G.Poe khẳng định đây là một thể loại mang những giá trị truyền thống, đặc
biệt là trong thời đại mà “nền văn học chúng ta đang hướng về sự hỗn
loạn trong thời đại cực kì hỗn loạn ấy, có một thứ vẫn còn giữ, giữ một cách
khiêm tốn, những giá trị truyền thống: đó là truyện trinh thám”, thì dù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />


9

“được đọc với đơi chút khinh thị, truyện trinh thám đang tham gia giữ gìn cái
trật tự trong thế giới vơ trật tự. Đó chính là một chiến cơng khơng phải là vơ
giá trị mà chúng ta phải bết ơn”. T.Todorov xác nhận giá trị chuẩn mực thẩm
mĩ đặc trưng của trinh thám: “trong xã hội của chúng ta khơng có một chuẩn
mực nào thẩm mĩ duy nhất, mà có hai chuẩn mực; khơng thể dùng những đơn
vị đo lường giống nhau để đo nghệ thuật “lớn” và nghệ thuật “bình dân””.
Laurence Devillairs, trong bài viết Tiểu thuyết trinh thám - một niềm may mắn
của văn học, đã thể hiện thái độ đề cao văn học trinh thám dù nhìn nó từ góc
độ “phản tiểu thuyết hư cấu”; tiểu thuyết trinh thám “là một sự hiệu chỉnh cho
cái chết của tiểu thuyết, nhưng lại là niềm may mắn của văn học”.[15]. Ở Việt
Nam, truyền thống của văn học trinh thám và nghiêm cứu về nó còn rất mỏng
nhưng cũng đã xuất hiện những cái nhìn khá tích cực về thể loại này.
Nguyễn Duy Bình trong bài viết Bàn về tiểu thuyết trinh thám trả lời
câu hỏi “Tiểu thuyết trinh thám có phải là văn học khơng ?” nêu lên những
đăc trưng về nội dung, hình thức nghệ thuật và chức năng của truyện trinh
thám, đặc biệt nhấn mạnh vào đặc điểm của thế giới nghệ thuật: rằng nó xứng
đáng ngang hàng với các thể loại văn học chính thống, “có khả năng mà các
loại văn học khác khơng có, mở ra cho thấy những đặc điểm của cuộc sống
mà bằng những con đường khác khơng thể nhận thức được”[4, tr.444]. Nhà
văn Phan Triều Hải trong cuộc hội thảo

Văn học trinh thám có phải là văn
học?:“Ai đó cho rằng truyện trinh thám chỉ cốt giải trí nhưng tơi lại nghĩ
khác, nó chính là thước đo của một nền văn học. Nếu như trước đây bàn về
truyện trinh thám chúng ta hay dùng từ như "câu khách", "đốt thời giờ" thì
bây giờ truyện trinh thám phức tạp hơn nhiều. Nó khơng còn giản lược với vài
tuyến kể chuyện mà bắt đầu xây dựng những cấu trúc, kiến trúc thượng tầng
thách thức tay nghề nhà văn và trình độ bạn đọc.Vì vậy thể hiện được tầm vóc

của văn học trinh thám chỉ có được ở những nền văn học vạm vỡ mà Việt
Nam cần hướng tới”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

10

Nhà thơ trẻ Nguyệt Phạm trong cuộc hội thảo

"Văn học trinh thám có
phải là văn học?" đưa ra một cái nhìn khách quan hơn với một thể tài văn
học. Đọc một cuốn sách trinh thám rõ ràng tâm lý mình rất hồi hộp, căng
thẳng, vỡ òa sung sướng từ hiệu ứng đích thực của tác phẩm mang lại nhưng
sau đó đã qn đi rất nhanh. Thậm chí còn nghĩ đề tài rẻ tiền, cuốn sách rẻ
tiền. Vậy cảm xúc có rẻ tiền khơng?
Nhà văn, dịch giả Nguyễn Văn Dân trong cuộc hội thảo

"Văn học trinh
thám có phải là văn học?": Cũng là văn học nhưng nó thuần túy kể chuyện
đặc trưng nhưng văn học trinh thám gần gũi với tuổi trẻ vì những ước mơ
thám hiểm, chinh phục cái mới. Nó đứng ở đường biên giữa văn học và
chuyện kể.
Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào đã bàn về truyện trinh thám trong thời
điểm hiện tại. Tác giả đã bàn đến vấn đề phải xem xét truyện trinh thám thời
hiện đại như thế nào ? xếp nó vào loại hình “á văn học” hay là một loại hình
văn học thực thụ: “Truyện trinh thám hiện đại phải đối đầu với một loạt độc
giả sành sỏi hơn có lựa chọn hơn có trình độ văn hố cao hơn, chỉ những
người đó ngày nay họ còn đọc sách (còn loại độc giả kia thì chỉ thích xem
những loại phim trinh thám non-stop). Cho nên ta khó có thể xếp truyện trinh
thám vào loại hình “á văn chương” như trước kia[7;121] ( ) “ranh giới giữa
văn chương đích thực và văn học tiêu thụ đang bị xố nhồ” [8, tr.411].

Nguyễn Chiến qua G. Simenon để khẳng định địa vị của văn học trinh
thám về quan niệm và cách thể hiện chủ đề về cái ác, rằng G. Simenon đã
“góp phần đạp tan những lí thuyết hồ đồ coi trinh thám là thứ văn học phi
chính thống, ngoại lề. Ơng đã đặt ra cho thể loại những nhiệm vụ mới bằng
việc đẩy sự nghiên cứu các bằng chứng xuống hàng thứ yếu và tạo ra dạng
tiểu thuyết trinh thám khác nghiên cứu các tính cách, tình cảm và tâm lí con
người trong bối cảnh xã hội hiện đại ln ln phát triển với mọi thang bậc
giá trị thay thế lẫn nhau”[6,12-13]. Cao Vũ Trân nói đến một số phẩm chất cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

11

bản của tiểu thuyết trinh thám đích thực: “ phải là tiểu thuyết thực sự, phải là
một thể loại chân chính, chứ khơng phải một tác phẩm chỉ thoả mãn chức
năng giải trí, thoả mãn trí tò mò của người đọc”[62, tr.74]. Từ những nhận xét
đánh giá của những nhà nghiên cứu về văn học trinh thám chúng tơi nhận thấy
văn học trinh thám khơng còn là một thể loại giải trí thuần t nữa mà tiến tới
chỗ giúp con người nhận thức được chính mình và thế giới, nó đánh động con
người trước nguy cơ tiềm tàng của cái ác và thức tỉnh lương tâm, trách nhiệm
của con người. Nó đã trở thành một bộ phận của văn học có mối quan hệ chặt
chẽ với văn học nghệ thuật chân chính. Hướng đến một nền văn học hiện đại
đa dạng, phong phú và tồn diện.
1.1.2. Khái lược một vài đặc trưng cơ bản của thể loại trinh thám
1.1.2.1.Chủ đề
Chủ đề của văn học trinh thám là viết về tội ác, của cái ác trong cuộc
sống, trong mỗi con người và khả năng con người khám phá được những bí
ẩn đó bằng sức mạnh trí tuệ, bằng cái đẹp: “Văn học trinh thám ra đời để phản
ánh đề tài tội ác, có thể có hoặc vắng mặt kẻ sát nhân, nhưng cốt truyện xoay
quanh việc tìm và phanh phui tội ác”[6, 8]. “Tiểu thuyết trinh thám là loại tác
phẩm mà trong đó, tội ác được nghiên cứu khơng phải chỉ như một tình tiết

hay một ngun cớ để phát triển hành động mà như một đề tài cơ bản được
triển khai ” [4, 447]. Chủ đề, đề tài về cái ác khơng chỉ có trong văn học
trinh thám mà còn thấy xuất hiện trong Kinh Thánh, trong bi kịch Hi Lạp,
trong kịch của Shakespers. Trong cách viết để thể hiện chủ đề, các nhà văn
trinh thám khơng suy tư nhiều đến tư tưởng mà chỉ suy tư về ý tưởng: người
viết sẽ viết về một câu chuyện gì - đó là ý tưởng về một bí ẩn, bí ẩn thường là
một tội ác. Mục đích chủ yếu của tác giả trinh thám là kể một câu chuyện hấp
dẫn, cuốn hút, ly kì, có nghĩa là chú trọng đến tính giải trí chứ khơng phải đưa
ra những ý nghĩa sâu xa, mang tầm tư tưởng. Truyện trinh thám hay là những
tác phẩm hướng đến tính giải trí nhưng giải trí có tính thẩm mỹ chứ khơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

12

phải tầm thường rẻ tiền Và mục đích khác nữa của văn học trinh thám là
nhằm vào nhận thức: cung cấp cho con người nhiều kiến thức về cuộc sống,
rèn luyện trí tuệ và đem đến những cảm giác thích thú trí tuệ cho người đọc.
1.1.2.2. Cốt truyện trinh thám
Có thể nói một cốt truyện trinh thám bao giờ cũng gắn liền với sự phạm
tội. Trong một cuốn sách trinh thám khơng bao giờ thiếu nhân vật tội phạm.
Đó là những kẻ giết người, là kẻ thù chính trị hoặc qn sự Khơng có sự
phạm tội thì khơng thể có tiểu thuyết trinh thám. Thường sự phạm tội được
khai thác từ những cái chết. Cái chết là một bí ẩn tội ác. Cuộc điều tra của
thám tử về cái chết và cuối cùng, cái chết được làm sáng tỏ nhằm hướng tới
sự chiến thắng của chính nghĩa, cơng bằng. Sự kiện một cái chết là một cách
thức quen thuộc mở đầu cốt truyện trinh thám, nếu khơng, tác phẩm sẽ trở
thành tiểu thuyết thơng thường. Đó cũng là điều trước tiên mà người đọc hình
dung và mong đợi ở truyện trinh thám. Có thể nói vụ phạm tội chính là căn cớ
đầu tiên để có một cốt truyện trinh thám. Như vậy mơ hình cốt truyện trinh
thám có tính cố định: mở đầu - diễn biến (sẽ có những nhầm lẫn, xung đột cao

trào, giải cao trào) - kết thúc (rất rõ ràng). Các nhà nghiên cứu Pháp xác định:
“truyện trinh thám gồm ba thành phần cơ cấu. Trước hết xảy ra một vụ phạm
pháp; thơng thường có một nạn nhân bị sát hại hoặc bị mưu sát, có khi chỉ là
một vụ trộm cướp Tiếp đến là có thám tử, cảnh sát điều tra ; Cuối cùng
là q trình truy tìm ra thủ phạm trên cơ sở lập luận theo các chứng cứ”[dẫn
theo 53, tr.363]. Kết thúc sẽ chấm dứt những suy tư về câu chuyện, bởi ý
nghĩa của truyện đã rõ ràng, người ta khơng có lý do gì để đọc lại một bí ẩn
đã được làm rõ. Cái bí ẩn làm nên cốt truyện trinh thám. Sự kiện bí ẩn sẽ cách
thức mở đầu quen thuộc cốt truyện trinh thám, nếu thiếu tác phẩm sẽ khơng
phải là tiểu thuyết trinh thám. Đó cũng là điều tạo nên khơng khí hồi hộp, ly
kì của truyện trinh thám. “Thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết trinh thám bắt
nguồn từ cái thế giới mà chúng ta đang sống hàng ngày. Nhưng đó là thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

13

mang tính chất riêng, bí mật, khó hiểu, khơng thể hiểu được nếu ta khơng
khám phá được những mối liên hệ thực tại của các sự việc”[4, tr.460]. Như
vậy mơ hình cốt truyện trinh thám khá đơn giản, rõ ràng, có sự phân tuyến
song lại tập trung sức hút tâm điểm là: điều bí ẩn.
1.1.2.3. Nhân vật trinh thám
Một cuốn sách được gọi là trinh thám khơng thể thiếu bóng dáng của
nhân vật thám tử. Sự hiện diện của nhân vật trong tác phẩm giống như những
hình mẫu có sẵn mà nhà văn chỉ cần áp dụng. Cho nên khi xây dựng ngun
tắc viết truyện trinh thám,Van Dine đã đưa ra những tiêu chí xây dựng hình
tượng: “tiểu thuyết trinh thám bắt buộc phải có một thám tử. Và một thám tử
sẽ khơng phải là một thám tử nếu anh ta khơng phá án”, “phải xuất hiện một
thi thể trong một tiểu thuyết trinh thám”, “Chỉ cần có một kẻ phạm tội duy
nhất” và “kẻ phạm tội bao giờ cũng phải là một người đóng vai trò ít hay
nhiều quan trọng trong câu chuyện, nghĩa là một người nào đó mà độc giả đã

biết và gây hứng thú cho họ” [14]. Nếu như trong các tác phẩm trữ tình đó là
các chủ thể trữ tình hay nhân vật trữ tình thì trong các tác phẩm tự sự nhân vật
chính là những con người được miêu tả một cách cụ thể sinh động. Nó mang
chức năng khái qt những quy luật của cuộc sống và con người thể hiện
những hiểu biết, những ao ước và kì vọng của con người. Nhà văn sáng tạo
nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các
cá nhân đó. Nhân vật trong truyện trinh thám gắn với tư cách chức năng đã
được quy định với vai trò cụ thể trong câu chuyện, cốt để làm nổi bật tồn vẹn
ý đồ nghệ tht sẵn có của nhà văn chứ chưa phải những cá thể sinh động.
Cách thức xây nhân vật truyện trinh thám theo tuyến cặp đơi (thám tử - tội
phạm) hay có thể nhận thấy một tam giác nhân vật thống nhất trong truyện
trinh thám: thủ phạm - nạn nhân - thám tử. Nhân vật với những đặc điểm quen
thuộc; cơ đơn, lập dị, có trí tuệ và óc phán đốn, suy luận hơn người, mang
dáng dấp của kẻ đại diện cơng lý, pháp luật đậm màu sắc chính nghĩa. Ở dạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

14

trinh thám cổ điển, hoạt động của tam giác nhân vật này theo trình tự nhân
quả; nạn nhân xuất hiện với hành động tội phạm, tiếp đó là hành động điều tra
của thám tử, sau cùng là thủ phạm bị trừng trị. Còn ở trinh thám hiện đại, kết
cấu này có thể bị phá vỡ, chỉ có ba nhân vật trung tâm với mối quan hệ phức
tạp song cấu trúc này làm nên một lát cắt đặc biệt của đời sống. Truyện trinh
thám hiện đại sau này yếu tố tâm lý và tính cách nhân vật được chú ý đến.
Nhân vật thám tử ln đóng một vai trò nhất định trong tiến trình truy tìm thủ
phạm bí mật của tiểu thuyết trinh thám. Nếu thiếu vai trò quan trọng của thám
tử, thì đó khơng còn là một cuốn tiểu thuyết trinh thám nữa.
1.1.3. Khái lược sự hình thành và phát triển của văn học trinh thám Việt Nam
Dòng văn học trinh thám Việt Nam ra đời muộn, phải đến những năm
đầu của thế kỷ XX, chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hố Phương Tây, đặc

biệt là văn học Pháp, Anh, Mỹ, Thuỵ Điển, Nhật với những bâc thầy truyện
trinh thám như: EdgarPoe, ConanDoyle, Maurice Leblanc, GeorgesSimenon,
Christie, ….đã ảnh hưởng sâu sắc đến q trình tiếp nhận của nhà văn và cơng
chúng Việt Nam. Một số nhà văn đã mơ phỏng các cốt truyện hình sự - điều
tra trong truyện trinh thám nước ngồi, làm manh nha một thể loại mới: Tiểu
thuyết trinh thám.
1.1.3.1. Thời kì đầu tiên: Phạm Cao Củng và Thế Lữ
Từ cuối thập niên 1930 đến trước 1945 là thời kỳ phát triển nở rộ của
tiểu thuyết trinh thám nước ngồi ở Việt Nam. Các bộ truyện trinh thám như
Fantomas, các tác phẩm của Edgar Allan Poe, Conan Doyle, Gaston Leroux,
Maurice Leblanc, Georges Simenon dịch từ tiếng Pháp, tiếng Anh, in theo
dạng sách ba xu, được bày bán ở các đơ thị và có rất đơng độc giả. Theo đó
xuất hiện cùng lúc nhiều tác giả chun viết trinh thám, mà các tên tuổi được
nhắc đến ngày nay là Phạm Cao Củng (Vết tay trên trần (1936), Chiếc tất
nhuộm bùn (1938), Ba viên ngọc bích (1938) Người một mắt (1940), Kỳ Phát
giết người (1941), Nhà sư thọt (1941), Đơi hoa tai của bà Chúa (1942), Đám
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

15

cưới Kỳ Phát (1942) Bùi Huy Phồn (1911-1990) có Lá huyết thư (1931),
Gan dạ đàn bà (1942), Mối thù truyền kiếp (1942), Tờ di chúc (1943). Tuy
nhiên các tác phẩm của Bùi Huy Phồn (ký B.H.P) là dã sử và vụ án, tính trinh
thám chưa đậm nét. Tác giả đáng chú ý là Thế Lữ, nhà thơ tiêu biểu của Thơ
mới. Ơng thành cơng trên nhiều thể loại, về thể loại trinh thám có series thám
tử Lê Phong gồm Lê Phong phóng viên (1937), Những nét chữ, Lê Phong và
Mai Hương, Đòn hẹn (1939), Gói thuốc lá (1940). Ngồi ra còn có Lê Văn
Trương dù các tác phẩm thuộc dòng văn học này của ơng khơng thật nhiều.
Phạm Cao Củng được xem là người mở đường, người cắm cột mốc trên
địa hạt tiểu thuyết trinh thám Việt Nam. Về giá trị tác phẩm, sinh thời chính

nhà phê bình Vũ Ngọc Phan - tác giả bộ Nhà văn hiện đại, đã nêu lên nhận
xét tổng qt: “Trong các tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ, Bùi Huy Phồn và
Phạm Cao Củng, chỉ có tiểu thuyết của Phạm Cao Củng là có phần đặc sắc
hơn!”, “…chúng chính là những tác phẩm mở đường cho văn học trinh thám
Việt Nam”. Truyện và tiểu thuyết trinh thám thời kì này được sáng tác chủ
yếu phục vụ nhu cầu giải trí, còn non về kĩ thuật và phần lớn học tập máy móc
mơ hình truyện trinh thám Phương Tây. Các nhà văn Việt Nam đầu thế kỉ XX
vẫn chưa thực sự có quan niệm rõ ràng về thể loại trinh thám. Do những năm
đầu thế kỉ XX, ý thức hệ của các nhà văn còn mang đậm dấu ấn trung đại,
phong trào dịch thuật truyện Tàu, truyện Pháp còn ảnh hưởng đến việc sáng
tác truyện trinh thám; ngồi ra do chạy theo phong trào viết truyện đăng nhật
báo nên thường tác phẩm khơng được gia cơng.
1.1.3.2. Thời kì từ năm 1945 đến 1975
Đây là thời kỳ, đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp rồi sau đó là cuộc chiến tranh chống Mỹ, thống nhất Tổ quốc. Hồn
cảnh chiến tranh khốc liệt đã làm đứt gãy một trong những nền tảng cơ bản để
văn học trinh thám có thể tồn tại và phát triển, đó là một tầng lớp người đọc
thị dân, chủ yếu tập trung ở các đơ thị, những người có nhu cầu lớn đối với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

16

văn học giải trí. Sau 1954, ở một số đơ thị lớn miền Nam vẫn còn tầng lớp
người đọc này nên văn học trinh thám có điều kiện tồn tại, mặc dù khơng
đóng vai trò chủ lưu và có được ảnh hưởng lớn về mặt xã hội. Ở miền Bắc,
văn học trinh thám rẽ sang một nhánh khác, được gọi là các tác phẩm (tiểu
thuyết) tình báo - phản gián. Ngồi các tác phẩm dịch của Liên Xơ, Trung
Quốc và một số nước xã hội chủ nghĩa, các tác giả trong nước cũng sáng tác
một số tiểu thuyết tình báo - phản gián như: Cất vó của Đặng Thanh; Toạ độ
bí mật, Mũi tên mười bảy của Phạm Thanh Đàm; Bản án tử hình của Nguyễn

Khắc Trứ; Nhóm rắn lục của Văn Phan; Trong bối cảnh chiến tranh, văn
học về đề tài chiến tranh được đề cao, những tác phẩm này được coi là một bộ
phận của văn học chiến tranh, phản ánh hé lộ một mặt khác của chiến tranh là
những cuộc chiến bí mật, thầm lặng mà những chiến sĩ tình báo, trinh sát đã
tiến hành để đưa tới thắng lợi chung của cả nước trong cuộc chiến đấu giải
phóng và thống nhất đất nước. Măc dù các tác phẩm kể trên được phát hành
với số lượng lớn và trong những năm đất nước khó khăn cũng có tái bản,
nhưng lại khơng gây được tiếng vang lớn và cũng khơng tạo dựng được các
nhân vật điển hình, đủ sức lưu lại được trong tâm trí người đọc. Giai đoạn
này, người đọc tiểu thuyết trinh thám ở miền Bắc chủ yếu nhớ đến những
nhân vật nước ngồi như Nam tước Phơn Gơn rinh trong cuốn truyện cùng
tên, một cuốn tiểu thuyết tình báo của tác giả Iuri Mikhailic (Liên xơ cũ). Về
cơ bản những tác phẩm trinh thám dưới hình thức là tiểu thuyết phản gián tình
báo, trong giai đoạn này hầu hết vẫn mang tính chất truyện kể cảnh giác, kém
chất tiểu thuyết, ít giá trị văn chương.
1.1.3.3.Thời kỳ từ năm 1975 đến nay
Chỉ đến sau năm 1975, khi đất nước đã được thống nhất, văn học trinh
thám, lúc này vẫn còn mang đậm hơi hướng chiến tranh dưới tên gọi tiểu
thuyết tình báo - phản gián, mới lại có cơ hội nảy mầm, phát triển. Những bí
mật của hai cuộc chiến vừa mới kết thúc được hé mở, nhu cầu nhận thức lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

17

các cuộc chiến tranh, cùng với nhu cầu được đọc sách giải trí của một bộ phận
độc giả đã khiến cho tiểu thuyết tình báo - phản gián có điều kiện để phát
triển mạnh. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên có dấu ấn đáng kể trong thể loại này
là X30 phá lưới của Đặng Thanh, với nhân vật tình báo viên Phan Thúc Định, in
dài kỳ trên báo Sài Gòn giải phóng rồi sau đó được xuất bản dưới dạng sách vào
năm 1976. Ván bài lật ngửa (của Nguyễn Trương Thiên Lý), Ơng cố vấn (của

Hữu Mai), Ơng tướng tình báo và hai bà vợ (của Đặng Trần Thiết)…
Vào những năm 1980 văn học trinh thám Việt Nam phát triển dưới
hình thức tiểu thuyết vụ án. Có thể nói tiểu thuyết vụ án là dạng đặc thù của
tiểu thuyết trinh thám Việt Nam. Sau chiến tranh, tội phạm hình sự trở thành
một vấn đề bức xúc. Nó dẫn đến sự ra đời các truyện vụ án, các tiểu thuyết
hình sự, phản ánh và nhận thức thực trạng tội phạm và các cuộc chiến đấu
chống lại tội phạm hết sức gay gắt của các lực lượng thực thi pháp luật. Sau
1985, là thời kì mở cửa giao lưu rộng rãi với thế giới, kinh tế thị trường phát
triển, những vấn đề đời sống ngày mỗi phức tạp, tội phạm xuất hiện ngày
càng nhiều và trở nên tinh vi, khó nhận thức. Vấn đề tội phạm trở thành một
vấn đề xã hội nóng bỏng. Văn học về tội phạm và chống tội phạm phát triển là
một tất yếu. Tuy nhiên ở Việt Nam loại hình văn học này được phát triển theo
cách phân định đề tài. Mảng văn học viết về các vấn đề an ninh, trật tự, dù là
hư cấu hay khơng hư cấu đều được xếp chung vào một khu vực: văn học về
đề tài “an ninh trật tự”, hay như trong các cuộc thi sáng tác văn học, trong các
báo cáo tổng kết, người ta đã cấp cho nó một khái niệm: văn học “vì an ninh
Tổ quốc và bình n cuộc sống”, thậm chí có người còn gọi đó là “văn học
cơng an”. Tội phạm và vụ án là đối tượng miêu tả chính yếu của tiểu thuyết
điều tra vụ án. Miêu tả tội ác như một mặt trái của đời sống cần được lý giải,
cần được nhận thức để hướng tới cái thiện, hướng tới cái cơng bằng. Do đó
nhân vật, dù gian manh đến đâu cuối cùng bị bắt và phải trả giá cho những
hành vi tội ác. Đồng thời vì khơng chấp nhận tội phạm như một tất yếu xã hội,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

18

nên trong tiểu thuyết vụ án, nhân vật ln phải có số phận, ln phải có tâm
lý, bên cạnh những âm mưu, hành động tội ác, tác giả thường hay miêu tả
những khoảng sáng trong tâm hồn kẻ tội phạm, hướng thiện. Coi nhân vật tội
phạm là một dạng nhân vật nhận thức. Thành tựu được nhìn nhận ở một số tác

phẩm tiêu biểu: Người khơng mang họ (1995) của Xn Đức; Kẻ ám sát cánh
đồng (1990) của Nguyễn Quang Thiều; Bí mật những cuộc đời (2005) của
Nguyễn Như Phong; Hồ sơ một tử tù của Nguyễn Đình Tú
Tiểu thuyết trinh thám tình báo - phản gián và tiểu thuyết vụ án tuy có
thời phát triển rầm rộ nhưng đã khép lại từ năm 1995 nhường chỗ cho một
loại hình mới phát triển đó là tiểu thuyết trinh thám điều tra. Đây chính là
hình thức trinh thám điển hình nhất của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam. Viết
lại vụ án, bám sát hiện thực nhằm phản ánh và tun truyền cho hoạt động
chống tội phạm của cơng an. Mỗi câu chuyện chứa đựng một ẩn số (bí ẩn của
tội ác) và tồn bộ câu chuyện là một q trình giải đố, trong đó người đóng
vai trò quan trọng nhất để giải đáp câu đố là nhân vật thám tử - trong tiểu
thuyết trinh thám Việt Nam nhân vật thám tử chính là nhân vật cơng an. Tác
phẩm: Hồ sơ chưa kết thúc (1984) của Phùng Thiên Tân; Bóng dáng hạnh
phúc (1996) của Phan Đức Nam; Kế hoạch J.96 (1999) của Trần Tử Văn; Một
thế giới khơng có đàn bà (2002) của Bùi Anh Tuấn Văn học trinh thám
hiện đại khơng còn thuần một nghĩa như xưa mà trải rộng, bao qt nhiều đề
tài, lĩnh vực chi phối con người hiện đại. Dịch giả, nhà nghiên cứu Nguyễn
Tiến Văn trong cuộc hội thảo

"Văn học trinh thám có phải là văn học?" nói:
trong tương lai văn học hiện đại trinh thám Việt Nam sẽ phát triển vì rõ ràng
qua lịch sử chúng ta đã có những nhân vật tình báo, điệp báo lẫy lừng tầm cỡ
thế giới nể phục như Phạm Xn Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo…thì
tại sao chúng ta khơng có những tác phẩm văn học hay, độc đáo về họ? Sự
thật thì cũng đã có rồi chứ như: Ván bài lật ngửa của Nguyễn Trường Thiên
Lý, Ơng cố vấn của Hữu Mai… nhưng chưa phải là nhiều. Có những sự thật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

19


đã q độc đáo qua hư cấu, ngòi bút tài tình của nhà văn càng nâng tầm giá trị
hơn nữa.
Gần đây, Di Li và một số nhà văn trẻ Việt Nam khác đang rất hứng thú
với đề tài này. Trại Hoa Đỏ, tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li đã mang
đến cho bạn đọc nhiều ngạc nhiên và hứng thú, như một độc giả nhận xét
"còn hay hơn một số truyện trinh thám nước ngồi". Xu hướng các nhà văn
Việt Nam thể nghiệm đề tài trinh thám rất đáng khuyến khích. Xố nhồ dần
quan niệm tiểu thuyết trinh thám chỉ là thứ á văn chương. Đưa văn chương
Việt hòa nhập nhiều phương diện với thế giới. Như vậy văn học trinh thám
Việt Nam đã có sự vận động, biến dạng theo thời gian gắn với đặc thù của
lịch sử đất nước. Trên thế giới hiện nay, bên cạnh kiểu truyện trinh thám
truyền thống, cổ điển, nhiều tác phẩm đã đi đến cấp độ những truyện trinh
thám siêu hình: phá bỏ mẫu mực trinh thám truyền thống, vụ án khơng có kết
cục, thủ phạm mãi là một bí ẩn, khơng nhất thiết phải tìm ra. Ở Việt Nam, Li
Di cũng có một số truyện viết theo kiểu này như tác phẩm Điệu valse địa
ngục. Sự đột phá mới này chứng tỏ mối giao thoa giữa văn chương chính
thống và văn chương giải trí. Nhiều tác phẩm trinh thám khiến người đọc hồ
nghi về thể loại của nó. Điều này đã chứng tỏ, văn học trinh thám - trước đây
bị người ta xem là một “ thể loại bẩn thủi” (Pal Clandel) là “món ăn tinh thần
ưa thích của giai cấp tư sản” (Gorki) - đã, đang và sẽ bám rễ vào văn chương
nghệ thuật. Điều đó làm nảy sinh một chiều hướng tiếp nhận sáng tạo mới:
nhiều nhà văn nghiêm túc đã mượn hình hài của thể trinh thám để sáng tạo ra
đứa con tinh thần của mình.
1.1.3.4. Sự vận dụng yếu tố trinh thám trong văn học Việt Nam
Xuất phát từ truyền thống thể loại, sự vận dụng yếu tố trinh thám trong
văn học Việt Nam là khơng nhiều, tuy nhiên yếu tố trinh thám đã có ở ngay
một số sáng tác văn học dân gian. Những âm mưu, hành động ám hại của
nhân vât phản diện với nhân vật chính diện trong truyện cổ tích tạo nên bí ẩn
tội ác. Kết cục có hậu khi tội ác bị phanh phui, bị trừng trị và nhân vật chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu />

×