Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của thảm thực vật rừng phục hồi trên đất sau nương rẫy tại Khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên nghĩa phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 98 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
o0o





BÙI THỊ TUYẾT XUÂN



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH
CỦA THẢM THỰC VẬT RỪNG PHỤC HỒI TRÊN ĐẤT
SAU NƯƠNG RẪY TẠI KHU ĐỀ XUẤT BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN NGHĨA PHƯƠNG, HUYỆN LỤC NAM,
BẮC GIANG




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC







NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. ĐỖ HỮU THƯ





Hà Nội, 2012
Số hóa bởi trung tâm học liệu
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.



Tác giả




BÙI THỊ TUYẾT XUÂN















Số hóa bởi trung tâm học liệu
ii

LỜI CẢM ƠN
Cho phép tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Hữu Thư đã
hướng dẫn nhiệt tình, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, những ý tưởng
trong nghiên cứu khoa học và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ của cơ sở đào tạo
sau Đại học Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tận tâm truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các cán bộ phòng Sinh thái Thực vật -
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong công tác cũng như trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Do hạn chế về trình độ, thời gian và kinh nghiệm trong công tác nghiên
cứu, bản luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè
đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn!











Số hóa bởi trung tâm học liệu
iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU 1
1. Mục tiêu nghiên cứu 2
2. Ý nghĩa của đề tài 2
2.1.Về lý luận 2
2.2. Về thực tiễn 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Địa bàn nghiên cứu 3
3.3. Thời gian nghiên cứu 4
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1.Một số khái niệm có liên quan 5
1.1.1. Thảm thực vật 5
1.1.2. Tái sinh rừng 6
1.1.3. Phục hồi rừng 7

1.1.4. Canh tác nương rẫy 8
1.2.Những nghiên cứu về tái sinh 8
1.2.1. Trên thế giới 8
Số hóa bởi trung tâm học liệu
iv

1.2.2. Ở Việt Nam 12
1.3. Nghiên cứu về tái sinh sau nƣơng rẫy 16
1.3.1. Thế giới 16
1.3.2. Ở Việt Nam 18
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1. Nội dung nghiên cứu 23
2.1.1. Đặc điểm của thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phương 23
2.1.2. Đặc điểm thành phần loài cây gỗ tái sinh tự nhiên trên đất bỏ hoá đã
khép tán 23
2.1.3. Đặc điểm lớp cây tái sinh tự nhiên trên đất thoái hoá trung bình theo
thời gian bỏ hoá 23
2.1.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật tre nứa 23
2.1.5. So sánh một số đặc điểm tái sinh tre, nứa 24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 24
2.2.1. Phân chia quá trình tái sinh theo thời gian phục hồi 24
2.2.2. Phương pháp điều tra 25
2.2.3. Phân tích và xử lý số liệu 28
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU 32
3.1. Điều kiện tự nhiên 32
3.1.1. Vị trí địa lý 32
3.1.2. Địa hình địa thế 32
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn 32
3.1.3.1. Khí hậu 32

3.1.3.2. Thuỷ văn 33
Số hóa bởi trung tâm học liệu
v

3.1.4. Đặc điểm đất đai 33
3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng 34
3.1.5.1. Diện tích các loại đất rừng trong khu bảo tồn 34
3.1.5.2. Hệ thực vật rừng 35
3.1.5.3. Hệ động vật rừng 35
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 36
3.2.1. Dân tộc, dân số và lao động 36
3.2.2. Thực trạng kinh tế 37
3.2.3. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng 37
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1. Đặc điểm thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Nghĩa Phƣơng 39
4.1.1. Đặc điểm thành phần loài thực vật 39
4.1.2. Các kiểu thảm thực vật trong khu bảo tồn 42
4.2. Đặc điểm thành phần loài cây gỗ tái sinh tự nhiên trên đất bỏ hóa đã
khép tán 44
4.2.1. Đánh giá mức độ thoái hoá đất sau nương rẫy ngoài thực địa bằng mắt
thường 44
4.2.2. Tổ thành loài cây gỗ tái sinh tự nhiên trên đất bỏ hoá đã khép tán 45
4.3. Đặc điểm lớp cây tái sinh tự nhiên trên đất thoái hóa trung bình theo
thời gian bỏ hóa 48
4.3.1. Đặc điểm thành phần loài lớp cây tái sinh 48
4.3.2. Đặc điểm số lượng loài cây gỗ tái sinh 49
4.3.3. Đặc điểm phân bố tái sinh theo cấp chiều cao 54
4.3.4. Đặc điểm phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp đường kính 58
4.3.5. Đặc điểm phân bố cây gỗ tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang 60
Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi

4.3.6. Đặc điểm chất lượng lớp cây gỗ tái sinh 62
4.4. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật tre nứa 63
4.4.1. Cấu trúc của rừng tre, nứa tự nhiên 63
4.4.2. Sự thay đổi mật độ tái sinh, độ che phủ 65
4.4.3. Đánh giá chất lượng tre, nứa tái sinh 67
4.5. So sánh một số đặc điểm tái sinh tre, nứa với tái sinh cây gỗ 69
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC

















Số hóa bởi trung tâm học liệu
vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
C/ha
Cây/ha
D
1.3
(cm)
Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m (cm)
H
vn
(m)
Chiều cao vút ngọn (m)
N/ha
Mật độ cây/ha
N/H
vn
Phân bố số cây theo cấp chiều cao
N/D
1.3
Phân bố số cây theo cấp đường kính
OTC
Ô tiêu chuẩn
ODB
Ô dạng bản
TTV
Thảm thực vật
[…]
Trích dẫn tài liệu








Số hóa bởi trung tâm học liệu
viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Nội dung
Trang
2.1
Ký hiệu mức độ nhiều của thực bì theo Drude
28
3.1
Diện tích, trạng thái các loại đất rừng của khu bảo tồn
35
4.1
Số họ, chi, loài của các ngành thực vật khu bảo tồn
40
4.2
Công dụng của các loài cây trong khu bảo tồn
41
4.3
Tổ thành cây gỗ trong rừng tái sinh tự nhiên đã khép tán
47
4.4
Số họ, chi, loài của ngành thực vật hạt kín tái sinh sau nương rẫy
48

4.5
Tổ thành cây gỗ tái sinh trên đất thoái hoá trung bình
50
4.6
Cấu trúc tổ thành cây gỗ tái sinh trong rừng Dẻ
53
4.7
Mật độ cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao
55
4.8
Kết quả nắn phân bố tái sinh cây gỗ theo N/Hvn
56
4.9
Mật độ cây gỗ tái sinh theo cấp đường kính
58
4.10
Kết quả nắn phân bố tái sinh cây gỗ theo N/D1.3
60
4.11
Phân bố cây gỗ tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang
61
4.12
Chất lượng cây gỗ tái sinh theo thời gian phục hồi
63
4.13
Cấu trúc rừng hỗn giao tre, nứa tự nhiên
65
4.14
Đặc điểm tái sinh của cây tre sau nương rẫy
67

4.15
Đặc điểm tái sinh của cây nứa sau nương rẫy
68
4.16
Đánh giá chất lượng tre, nứa tái sinh theo thời gian bỏ hoá
69
4.17
Tỷ lệ tre, nứa tái sinh theo độ tuổi
69
4.18
So sánh tái sinh tre, nứa, gỗ
70






Số hóa bởi trung tâm học liệu
ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Nội dung
Trang
2.1
Sơ đồ bố trí ODB trong ô tiêu chuẩn điều tra
26
4.1
Đồ thị phân bố cây gỗ theo cấp chiều cao

56
4.2
Đồ thị phân bố cây gỗ theo cấp đường kính
58




Số hóa bởi trung tâm học liệu
1

MỞ ĐẦU
Rừng là một hệ sinh thái có khả năng tự tái tạo, tự phục hồi và luôn vận
động phù hợp với điều kiện ngoại cảnh. Với diện tích trên 330 nghìn km với 2/3
diện tích đất là đồi núi lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên nguồn tài
nguyên rừng nước ta rất giàu có, đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà diện tích rừng bị suy giảm
nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có 11 triệu ha
rừng bị phá huỷ, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu
ha rừng bị phá huỷ, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới. Ở Việt
Nam, trong vòng 50 năm qua, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng. Năm
1943 độ che phủ của rừng là 43%, đến năm 1993 chỉ còn 26%. Nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi, đốt nương làm rẫy
[16].
Vấn đề nương rẫy, canh tác trên đất dốc của đồng bào các dân tộc vùng
cao đã hình thành, tồn tại hàng nghìn năm nay, là một loại hình canh tác truyền
thống nằm trong hệ sinh thái nông nghiệp của vùng núi đồi. Nương rẫy và canh
tác trên đất dốc luôn gắn với công tác bảo vệ rừng. Trong một chừng mực có thể
kiểm soát được thì nương rẫy không làm tăng thêm nguy cơ phá rừng tự nhiên,

mà nó góp phần ổn định tình hình dân cư sinh sống, tạo nguồn lương thực tại chỗ
nhằm thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng.
Tuy nhiên, thật đáng tiếc là cho đến những năm gần đây, việc canh tác nư-
ơng rẫy của đồng bào các dân tộc vùng núi cơ bản vẫn nằm ngoài sự quản lý của
các cơ quan chức năng. Nhiều diện tích rừng tự nhiên vẫn bị phá hàng năm để
sản xuất lương thực và các loại cây công nghiệp khác. Rừng tiếp tục bị suy giảm
Số hóa bởi trung tâm học liệu
2

nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đất canh tác và đe dọa môi trường
sinh thái. Từ đó, đáng lẽ nương rẫy phải được coi là một hiện tượng khách quan,
nằm trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, thì bị tách ra, bị coi là thủ phạm
đứng đầu về phá rừng, và luôn bị các nhà quản lý về lâm nghiệp, nông nghiệp né
tránh khi hoạch định các chính sách về chiến lược đất đai.
Theo thống kê trên thế giới mỗi năm mất đi khoảng 20 triệu ha rừng, trong
đó diện tích rừng bị mất do hoạt động canh tác nương rẫy chiếm tới 50%. Điều
này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu, đất đai cũng như điều kiện
sống của nhiều loài động thực vật, và có cả con người; làm giảm chất lượng và
tính đa đạng sinh học của tài nguyên.
Do điều kiện phức tạp, việc phục hồi các diện tích rừng đã mất bằng trồng
rừng là rất khó khăn. Do đó trong điều kiện hiện nay, việc khoanh nuôi phục hồi
rừng là giải pháp tích cực để tăng độ che phủ của rừng. Để tái tạo lại rừng dựa
trên cơ sở lợi dụng khả năng tái sinh của thảm thực vật rừng phù hợp với điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương còn nhiều điểm chưa hợp lí.
Việc nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho công tác quản lý, bảo vệ, phục hồi
và sử dụng hợp lý rừng tự nhiên là rất cần thiết trong đó nghiên cứu cấu trúc và
tái sinh tự nhiên thảm thực vật rừng là một khâu cơ bản không thể thiếu.
Bắc Giang là một tỉnh miền núi có tổng diện tích tự nhiên là 39.716 ha,
trong đó diện tích rừng của Bắc Giang chủ yếu nằm ở các huyện Sơn Động, Lục
Ngạn, Lục Nam. Rừng đầu nguồn không chỉ có vai trò phòng hộ mà còn có vai

trò quan trọng trong việc điều hoà nước cho sông Lục Nam. Ba huyện Lục Nam,
Lục Ngạn, Sơn Động là nơi trước đây có nhiều nương rẫy của tỉnh Bắc Giang
hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về phục hồi rừng sau nương rẫy. Khu bảo tồn
thiên nhiên Nghĩa Phương trước đây có nhiều nương rẫy bị bỏ hoá, hiện nay đã
được khoanh nuôi và bảo vệ cho việc thực thi các chương trình nghiên cứu khoa
Số hóa bởi trung tâm học liệu
3

học trong khu vực góp phần tích cực cho việc tìm hiểu về rừng nhiệt đới, bổ
sung các cơ sở khoa học về xây dựng và phát triển rừng đồng thời còn thúc đẩy
sự phát triển về kinh tế-xã hội của khu vực.
Do đó để tìm hiểu đặc điểm tái sinh tự nhiên làm cơ sở cho việc xác định
đối tượng khoanh nuôi, phục hồi tích cực cho từng đối tượng cụ thể, chúng tôi đã
chọn đề tài : “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh của thảm thực vật rừng
phục hồi trên đất sau nương rẫy tại khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Nghĩa
Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”
1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng tái sinh của một số quần xã thực vật sau nương rẫy
nhằm phục hồi rừng ở địa phương hiện nay.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1.Về lý luận
Xác định một số điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật phục hồi sau
canh tác nương rẫy tại Bắc Giang góp phần hiểu biết sâu hơn về tái sinh rừng sau
canh tác nương rẫy. Bổ sung tư liệu về tái sinh rừng.
2.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp kỹ thuật
lâm sinh phù hợp, áp dụng cho tái sinh tự nhiên phục hồi sau nương rẫy tại Bắc
Giang, góp phần bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Thảm thực vật phục hồi sau canh tác nương rẫy đã bị bỏ hoá chưa bị tác
động trên đất thoái hoá trung bình.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
4

- Trạng thái rừng đại diện cho rừng gỗ và rừng tre nứa trước khi canh tác
nương rẫy ở khu vực nghiên cứu đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng
10 năm 2011 đến tháng 10 năm 2012.
3.2. Địa bàn nghiên cứu
Vùng đệm và khu vực phục hồi tái sinh thuộc xã Nghĩa Phương- huyện
Lục Nam - tỉnh Bắc Giang.
3.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10 năn 2011 đến tháng 10
năm 2012.
Đề tài kế thừa các tài liệu cơ bản của khu vực nghiên cứu như: bản đồ hiện
trạng rừng, số liệu điều tra tài nguyên rừng, điều kiện cơ bản của khu vực nghiên
cứu của các cơ quan chuyên ngành xây dựng và công bố.









Số hóa bởi trung tâm học liệu
5

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
1.1.1. Thảm thực vật
Thảm thực vật (Vegetation) là toàn bộ lớp phủ thảm thực vật ở một vùng
cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thảm thực vật trên toàn bộ bề mặt trái đất. Như vậy
thảm thực vật là một khái niệm chung chưa chỉ rõ đối tượng cụ thể nào. Nó chỉ
có ý nghĩa và giá trị cụ thể khi có định ngữ kèm theo như: thảm thực vật cây bụi,
thảm thực vật trên đất cát ven biển, thảm thực vật rừng ngập mặn, [22].
Lớp thực vật che phủ trên bề mặt một vùng phản ánh hiện trạng về tài
nguyên thực vật và các nguồn tài nguyên sinh vật khác cùng tồn tại trong đó.
Đặc điểm tự nhiên của một vùng có thể được thể hiện qua chính lớp thảm thực
vật và chính lớp thảm thực vật phản ánh trở lại mộ
kiểu thảm như “rừng rụng lá” hoặc “rừng thường xanh”. Một điều kiện tự nhiên,
hoặc tổng hợp các điều kiện tự nhiên trong một đơn vị cư trú sinh thái như một
vùng đất ngập nước cũng được phản ánh qua một đơn vị quần hệ thực vật trên
đất ngập nước …
Số hóa bởi trung tâm học liệu
6

, về tổ
thành. Cùng với môi trư
coi là bộ mặt phản ánh tính đa dạng sinh học cho một vùng, một địa phương.
1.1.2. Tái sinh rừng
Tái sinh (Regeneration) là một thuật ngữ dùng để chỉ khả năng tự tái tạo,
hay tự hồi sinh từ mức độ tế bào đến mức độ mô, cơ quan, cá thể và thậm chí cả
một quần lạc sinh vật trong tự nhiên. Cùng với thuật ngữ này, còn có nhiều thuật
ngữ khác đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Jordan, Peter và Allan (1998) sử
dụng thuật ngữ “ Restoration” để diễn tả sự hoàn trả, sự lặp lại của toàn bộ quần
xã sinh vật giống như nó đã xuất hiện trong tự nhiên. Schereckenbeg, Hadley và
Dyer (1990) sử dụng thuật ngữ: “Rehabitilation” để chỉ sự phục hồi lại bằng biện

pháp quản lý, điều chế rừng đã bị suy thoái
Theo Phùng Ngọc Lan (1986) [19] tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là
quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Theo
nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng.
Theo Nguyễn xuân Lâm (2000) [17] tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế
hệ cây con của những loài cây gỗ ở dưới tán rừng hoặc trên đất rừng (sau khi làm
nương rẫy), thế hệ cây tái sinh này sẽ lớn dần lên thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi.
Về đặc điểm tái sinh, theo Van Steenis (1956), đối với rừng nhiệt đới có
hai đặc điểm tái sinh phổ biến là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt (tái sinh
lỗ trống). Hai đặc điểm này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy ở cả
rừng thứ sinh - một đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
7

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả của tái sinh rừng
được xác định bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa lớp cây con và tầng cây gỗ
được nhiều nhà khoa học quan tâm như Mibbre-ad (1930), Richards (1952),
Baur G.N (1964) và Rollet (1969).
Theo Van Stennit (1956) thì đặc điểm tái sinh là “tái sinh phân tán, liên
tục”, vì rừng mưa nhiệt đới có tổ thành loài cây phức tạp, khác tuổi nên thời kỳ
tái sinh của quần thể diễn ra quanh năm.
1.1.3. Phục hồi rừng
Quá trình hình thành nên rừng thứ sinh (Secondary forest) do diễn thế thứ
sinh (Secondary succession) ở nơi đã bị mất rừng là phục hồi rừng.
Theo Trần Đình Lý (1995) [20] phục hồi rừng là quá trình sinh địa phức
tạp gồm nhiều thời gian và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ
(hoặc tre nứa) bắt đầu khép tán. Nói một cách khác, phục hồi rừng là quá trình
tái tạo lại một hệ sinh thái, một quần xã sinh vật mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu
thành chủ yếu, nó chi phối các quá trình biến đổi tiếp theo.

Chỉ tiêu định lượng xác định rừng non thứ sinh phục hồi đối với rừng gỗ
sử dụng quan điểm của Trần Đình Lý (1995) [21]: độ tàn che của cây gỗ có
chiều cao từ 5m trở lên đạt 0,3. Đối với rừng vầu, tre nứa theo tiêu chuẩn tại
điểm c mục 2 điều 7 quy phạm QPN 21-98 [3] độ che phủ đạt trên 80%,
nhưng điểm bổ sung là độ che phủ tính cho cả vầu, nứa và cây gỗ hỗn giao.
Như vậy, phục hồi rừng là một quá trình bao gồm nhiều các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh áp dụng liên hoàn nhằm mục đích thiết lập lại hệ sinh
thái rừng, những hiểu biết này được biểu hiện qua quá trình lịch sử hình thành
các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng được trình bày ở phần sau.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
8

1.1.4. Canh tác nƣơng rẫy
Canh tác nương rẫy thường được hiểu là chặt cây đốt rừng làm nương
trồng cây nông nghiệp. Sau một chu kì canh tác, đất được bỏ hoá để phục hồi lại
thảm thực vật và độ phì của đất đáp ứng cho một chu kì canh tác tiếp theo.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ TÁI SINH RỪNG
Phục hồi rừng là một trong những nội dung quan trong nhất của ngành lâm
nghiệp. Lịch sử nghiên cứu tái sinh rừng trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm
nhưng với rừng nhiệt đới vấn đề này được tiến hành chủ yếu từ những năm 30
của thế kỷ trước trở lại đây. Nghiên cứu về tái sinh rừng là những nghiên cứu rất
quan trọng làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật lâm sinh xây dựng và phát triển
rừng. Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái,
nó đảm bảo cho nguồn tài nguyên có khả năng tái sản xuất mở rộng nếu con
người nắm bắt được quy luật tái sinh và điều khiển nó phục vụ cho kinh doanh
rừng. Vì vậy, tái sinh rừng trở thành vấn đề then chốt trong việc xác định các
phương thức kinh doanh rừng.
1.2.1. Trên thế giới
Tái sinh rừng trên thế giới đã được nhiều nhà khoa học các nước nghiên
cứu từ lâu. Nhưng với rừng nhiệt đới chỉ được nghiên cứu vào khoảng những

năm 30 của thế kỷ trước trở lại đây.
Vấn đề tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu
quả của các phương thức xử lý lâm sinh đến tái sinh rừng của các loài cây có
mục đích trong các kiểu rừng. Các tác giả bàn đến như Kennedy (1935),
Lancaster (1953), Taylor (1854).
Số hóa bởi trung tâm học liệu
9

Khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới Châu Phi, A.Ôbrêvin
(1938) đã đưa ra bức khảm tái sinh (còn gọi là lí luận tuần hoàn tái sinh). (dẫn
theo Phùng Ngọc Lan, 1986) [19].
Nghiên cứu về phân bố cây tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới, đáng chú ý
là công trình của P.Wrichards (1952) đã nhận xét ở rừng nhiệt đới sự phân bố số
lượng cá thể của các loài cây trong các lớp là rất khác nhau. Phần lớn các loài
cây ưu thế ở tầng trên trong rừng nguyên sinh thường có rất ít thậm chí vắng
mặt ở những tầng thấp hay cấp thể tích nhỏ. Ngược lại ở những rừng đơn ưu như
rừng Mora gonggijpii ở Guana, rừng Mora exelsa ở Guana và Trinidat, rừng
Eusdezoxylon ở Borneo…lại có đầy đủ các lớp kích thước. Theo tác giả thì sự
phân bố này là do đặc tính di truyền của các loài cây được thể hiện ở khả năng
sinh sản và tập tính của chúng trong các giai đoạn phát triển. Ở Châu Phi trên cơ
sở các số liệu thu thập được Taylor (1954), Barnard (1955), đã xác định ở rừng
nhiệt đới ẩm Châu Phi có số lượng cây là thiếu hụt. Ngược lại Bava (1954),
Budowski (1956), Antinot (1965), lại cho rằng dưới tán rừng nhiệt đới , nhìn
chung có đủ số lượng cây có giá trị kinh tế (dẫn theo Nguyễn Duy Chuyên,
1995) [10].
Căn cứ vào đặc điểm tái sinh của rừng mưa nhiệt đới Van Stenis (1956) đã
phân biệt hai kiểu tái sinh phổ biến đó là tái sinh phân tán, liên tục của các loài
cây chịu bóng và đặc điểm tái sinh khá phổ biến ở rừng mưa thích hợp với loài
cây ưa sáng là kiểu tái sinh theo vệt trên các lỗ trống.
Kết cấu của quần tụ lâm phần có ảnh hưởng đến tái sinh

rừng.D.Yurkevich (1960) đã chứng minh độ tàn che tối ưu cho sự phát triển bình
thường của đa số các loài cây gỗ là 0,6-0,7. (dẫn theo Phạm Ngọc Thường, 2003)
[33].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
10

G,N Baur(1976) [1] khi nghiên cứu tái sinh rừng đã nhận định thảm cây cỏ
và cây bụi đã ảnh hưởng đến tái sinh của cây gỗ.
A.W. Ghent (1969) cho rằng thảm mục, chế độ thuỷ nhiệt, tầng đất mặt
quan hệ với tái sinh rừng cũng cần được làm rõ. V.G.Karpov (1969), trong công
trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây non và quần tụ đã chỉ ra rằng đặc
điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng khoáng của đất, ánh sáng,
độ ẩm và tính chất không thuần nhất của quan hệ qua lại giữa các thực vật tuỳ
thuộc vào đặc tính sinh vật học, tuổi và điều kiện sinh thái của quần thể thực vật.
I.N.Nakhteenko (1973) cho rằng sự trùng hợp cao của sự hấp thụ dinh dưỡng
giữa hai loài có thể gây cho nhau sự kìm hãm sinh trưởng và làm tăng áp lực
cạnh tranh giữa hai loài. Trong nghiên cứu tái sinh rừng, người ta đều nhận thấy
rằng: tầng cỏ và tầng cây bụi qua thu nhận ánh sáng, ẩm độ và các nguyên tố
dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của
các loài cây gỗ. Những quần tụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng, do
đó thảm cỏ và cây bụi sinh trưởng kém nên nó có ảnh hưởng đến các cây gỗ tái
sinh. Ngược lại, những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều
kiện phát sinh mạnh mẽ. Trong điều kiện này chúng là nhân tố gây trở ngại lớn
nhất cho tái sinh rừng. (Xannicov, 1967; Vipper, 1973).
Mibbre-ad (1930), Richards (1933), Aubréville (1938), Beard (1946),
Lebrun và Gilbert (1954), Joné (1955-1956), Rollet (1969) đều có chung quan
điểm thống nhất là: hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành
loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con đặc điểm phân bô và độ dài của thời kì
tái sinh rừng. (dẫn theo Phạm Ngọc Thường, 2003) [33].
G, N. Baur (1976) [1] đã tổng kết các biện pháp lâm sinh tác động vào

rừng nhằm đem lại rừng căn bản đều tuổi khi nghiên cứu sinh thái rừng mưa.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
11

Trong “cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa” ông đã tổng kết chi tiết
các bước và hiệu quả của từng phương thức tái sinh.
G.I.Vorobiep (1981) [39] trong “Những vấn đề lâm nghiệp thế giới” cho
rằng chúng ta có thể áp dụng một cách khôn khéo và thận trọng các phương thức
chặt chọn và tái sinh tự nhiên khác nhau để tái tạo các rừng nguyên sinh từ các
rừng thứ sinh nhằm lợi dụng chúng với nhiều mục đích.
H.Lamprecht (1989) căn cứ nhu cầu sử dụng ánh sáng của các loài cây
trong suốt quá trình sống đã phân chia cây rừng nhiệt đới thành nhóm cây ưa
sáng, nhóm cây bán chịu bóng và nhóm cây chịu bóng. (dẫn theo Lê Ngọc Công,
2004) [5].
Để xác định mật độ cây tái sinh người ta đã sử dụng các phương pháp
khác nhau như: ODB theo hệ thống do Lowdermilk (1927) đề xuất (diện tích 1-
4m
2
), ô có kích thước lớn (10-100m
2
), điều tra theo dải hẹp ô có kích thước từ
10-100m
2
. Phổ biến nhất là ô bố trí theo hệ thống trong các diện tích nghiên cứu
từ 0,25-1,0 ha (Povarnixbun, 1934; Yurkevich, 1938). Để giảm sai số trong khi
thống kê, Barnard(1950) đã đề nghị một phương pháp “điều tra chẩn đoán” mà
theo ông kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo thời gian phát triển của
cây tái sinh ở các trạng thái rừng khác nhau. V.G.Nexterov(1954, 1960) đề nghị
dùng 15-26 ô kích thước từ 1-2m
2

thống kê cây con tuổi nhỏ hơn 5 năm, 10-15 ô
kích thước từ 4-5m
2
thống kê cây con từ 5-10 năm. A.V.Pobedinxki(1961) đề
nghị dùng 25 ODB 1×1m cho một khu tiêu chuẩn 0,5-1,0ha, XV.Belov(1983)
nhấn mạnh phải áp dụng thống kê toán học để điều tra và đánh giá tái sinh .Việc
phân tích chi tiết lí luận các phương pháp thống kê toán học trong điều tra và
đánh giá tái sinh rừng đã dược trình bày rõ trong các công trình của G.Smith
(1976) và V.I.Vasilevich. (dẫn theo Phạm Ngọc Thường, 2003) [33].
Số hóa bởi trung tâm học liệu
12

Phân bố số cây theo đường kính là cấu trúc cơ bản của lâm phần và được
nhiều nhà lâm học quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên
cứu của Meyer (1952). Ông mô tả phân bố số cây theo đường kính bằng phương
pháp toán học, mà dạng của nó là đường cong giảm liên tục. Phương trình này
được gọi là phương trình Meyer hay hàm Meyer. Tiếp đó nhiều tác giả đã dùng
phương pháp giải tích để tìm phương trình của đường cong phân bố N/D của lâm
phần thuần loài đều tuổi. M.Prodan và A.Ipatatscase (1964), Bill và K.Aremken
(1964) đã tiếp cận phân bố này bằng phương trình logarit. Đặc biệt để tăng tính
mềm dẻo, một số tác giả hay dùng các hàm khác nhau. Loetsch (1973) dùng hàm
Beta để nắn các phân bố thực nghiệm. J.LF Batista và H.T.Z Docouto (1992)
trong khi nghiên cứu 19 ô tiêu chuẩn với 60 loài của rừng nhiệt đới ở Maranhoo-
Brazil đã dùng hàm Weibull mô phỏng phân bố N/D. (dẫn theo Nguyễn Thanh
Bình, 2003) [2].
Tóm lại: các công trình nghiên cứu tái sinh trên thế giới chủ yếu tập trung
vào các trạng thái rừng tự nhiên mà chưa đề cập đến tái sinh ở trạng thái rừng
thứ sinh nhân tác (sau nương rẫy).
1.2.2. Ở Việt Nam
Theo Nguyễn Văn Thêm (2002) [32] tái sinh rừng được hiểu là quá trình

phục hồi thành phần cơ bản của rừng.
Ở miền Bắc nước ta từ 1962 ÷ 1969 Viện điều tra qui hoạch rừng đã điều
tra tình hình tái sinh tự nhiên theo các “loại hình thực vật ưu thế”, rừng thứ sinh
ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn (1969).
Đáng chú ý là công trình điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng sông Hiếu
(1962÷1964) bằng phương pháp đo đếm điển hình. Kết quả điều tra đã được Vũ
Đình Huề (1975) tổng kết trong báo cáo khoa học “Khái quát về tình hình tái
Số hóa bởi trung tâm học liệu
13

sinh tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam” theo báo cáo đó, tái sinh tự nhiên ở
rừng miền Bắc Việt Nam cũng mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới.
Khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trong khai thác, Phùng Ngọc Lan
(1984) [18] đã nêu ra kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm trường
Hữu Lũng (Lạng Sơn). Ngay từ giai đoạn nảy mầm, bọ xít là nhân tố sinh vật
đầu tiên gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm. Tiếp theo các đề tài trên, tác
giả đã nghiên cứu và nêu lên sự cần thiết của việc bảo vệ và phát triển Lim xanh,
đồng thời đề ra một số biện pháp kỹ thuật về xử lý hạt giống, gieo trồng loài cây
này. Theo tác giả không nên trồng thuần loài Lim xanh.
Nguyễn Trọng Đạo (1969) [11] đã đưa ra các biện pháp kỹ thuật xúc tiến
tái sinh tự nhiên dựa vào tiêu chuẩn phân loại rừng, theo ông rừng loại một thì
không tu bổ và xúc tiến tái sinh.
Thái Văn Trừng (1978) [36] trong “Thảm thực vật rừng Việt Nam” đã
nhấn mạnh một số nhân tố sinh thái trong nhóm nhân tố khí hậu đã khống chế và
điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên của các xã hợp trong thảm thực vật rừng,
đó là ánh sáng.
Công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Trương (1983) [35] đã đề cập đến
mối quan hệ giữa cấu trúc rừng với tái sinh tự nhiên trong rừng hỗn loài. Hiện
tượng tái sinh lỗ trống ở các rừng thứ sinh vùng Hương Sơn- Hà Tĩnh đã được
Phạm Đình Tam (1987) làm sáng tỏ.

Nguyễn Văn Trương (1983) [35] trong “Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn
loại” đã cho rằng cần phải thay đổi cách khai thác rừng cho hợp lý, vừa cung cấp
được gỗ, vừa nuôi dưỡng và tái sinh được rừng. Muốn đảm bảo cho rừng phát
triển liên tục trong điều kiện quy luật đào thải tự nhiên hoạt động thì số lượng
lớp cây dưới phải nhiều hơn lớp cây kế tiếp nó ở phía trên.
Số hóa bởi trung tâm học liệu
14

Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp lâm sinh tới quá trình tái sinh tự
nhiên của quần xã thực vật còn được một số tác giả nghiên cứu, Hoàng Kim Ngũ
(1984), Nguyễn Ngọc Lung (1985), Phùng Ngọc Lan (1984), Nguyễn Duy
Chuyên (1995)…
Lê Mộng Chân (1994) [7] khi điều tra tổ thành loài cây ở vùng núi cao
vườn quốc gia Ba Vì, ông cho rằng tình hình tái sinh tốt là 4100-7440 cây/ha.
Cây có triển vọng chiếm trên 60%, thành phần cây tái sinh phần lớn là những
cây chịu bóng.
Khi nghiên cứu vai trò của tái sinh rừng ở các vùng Tây Bắc, vùng Đông
Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng trung tâm, Trần Xuân Thiệp (1996) [34] đã nhận
định rằng vùng Đông Bắc có năng lực tái sinh khá tốt với số lượng từ 8000-
12000 cây/ha, tỷ lệ cây có triển vọng cao đáp ứng được cho việc phục hồi rừng.
Thống kê các công trình nghiên cứu về rừng tự nhiên ở Việt Nam cho
thấy, phân bố N/D
1.3
của tầng cây cao (D≥6 cm) có 2 dạng chính như sau: Dạng
giảm liên tục và có nhiều đỉnh phụ hình răng cưa, dạng một đỉnh hình chữ J. Với
mỗi dạng cụ thể , các tác giả chọn lọc những mô hình toán học thích hợp để mô
phỏng.
Đồng Sỹ Hiền (1974) đã dùng hàm Meyer và hệ đường cong Poisson để
nắn phân bố thực nghiệm số cây theo cỡ kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho
việc lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng rừng Việt Nam. Khi nghiên cứu

rừng tự nhiên, ông cho rằng phân bố số cây theo chiều cao N/H ở các lâm phần
tự nhiên hay trong từng loài cây thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu tầng
phức tạp của rừng chặt chọn. Các tác giả đã sử dụng nhiều phương trình toán học
khác nhau để biểu diễn tương quan này. Với rừng tự nhiên nước ta, ông đề nghị
sử dụng phương trình Logarit hai chiều hoặc hàm mũ. Đồng thời tác giả cũng chỉ
Số hóa bởi trung tâm học liệu
15

ra khả năng sử dụng một phương trình chung cho nhóm loài cây có tương quan
H/D thuần nhất với nhau.
Đào Công Khanh (1996) [14] đã chọn phương trình Logarit hai chiều để
biểu diễn quan hệ H/D
1.3
cho rừng tự nhiên hỗn loài ở Hương Sơn-Hà Tĩnh.
Vũ Nhâm (1988), Phạm Ngọc Giao (1989), Trần Văn Côn (1991) đã áp
dụng hàm Weibull để mô phỏng cấu trúc đường kính ở các kiểu rừng khác nhau.
Vũ Tiến Hinh (1991) [12] đã thử nghiệm một số phân bố lý thuyết và
khẳng định phân bố Weibull là phân bố lý thuyết phù hợp nhất.
Nguyễn Hải Tuất (1981) [37] sử dụng phân bố khoảng cách mô tả phân bố
thực nghiệm dạng một đỉnh ở ngay sát cỡ đường kính bắt đầu đo. Lê Minh Trung
(1991) đã thử nghiệm một số phân bố xác suất mô tả phân bố N/D
1.3
và nhận xét
là, phân bố Weibull là thích hợp nhất cho rừng tự nhiên ở Đắc Lắc. Gần đây
nhất, Trần Xuân Thiệp (1996) [34], Lê Sáu (1995) [28] cũng khẳng định sự hơn
hẳn của phân bố Weibull trong việc mô tả phân bố N/D cho tất cả các trạng thái
rừng tự nhiên, cho dù phân bố thực nghiệm có dạng giảm liên tục hay một đỉnh.
Qua tham khảo các tài liệu có liên quan cho thấy, việc nghiên cứu phân bố
N/D trong thời gian gần đây không chỉ dừng ở mục đích phục vụ công tác điều
tra như xác định tổng diện tích ngang, trữ lượng, mà chủ yếu là xây dựng cơ sở

khoa học cho giải pháp lâm sinh trong nuôi dưỡng rừng. Bảo Huy (1993), Đào
Công Khanh (1996) [14], Lê Sáu (1995) [28], đã nghiên cứu phân bố N/H để tìm
tầng tích tụ tán cây.
Các tác giả đều đi đến nhận xét chung là, phân bố N/D có dạng một đỉnh
chính và nhiều đỉnh phụ hình răng cưa và mô tả thích hợp bằng hàm Weibull.
Vũ Đình Phương (1987) [26] đã khẳng định giữa đường kính tán và đường
kính ngang ngực của cây rừng tự nhiên Việt Nam tồn tại mối quan hệ mật thiết

×