Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu mức độ tồn dư hợp chất họ Clo trong môi trường đất tại một số khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 108 trang )

- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
***



DƢƠNG THỊ YẾN



NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TỒN DƢ HỢP CHẤT HỌ
CLO TRONG MÔI TRƢỜNG ĐẤT TẠI MỘT SỐ
KHU VỰC KHO CHỨA HÓA CHẤT BẢO VỆ
THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG















Thái nguyên - năm 2013
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
***


DƢƠNG THỊ YẾN


NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TỒN DƢ HỢP CHẤT HỌ
CLO TRONG MÔI TRƢỜNG ĐẤT TẠI MỘT SỐ
KHU VỰC KHO CHỨA HÓA CHẤT BẢO VỆ
THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành : Khoa học Môi trƣờng
Mã số ngành : 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐỖ THỊ LAN






Thái nguyên - năm 2013
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

iii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu
khảo sát và phân tích từ thực tiễn dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS Đỗ
Thị Lan.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều
đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 12 năm 2013
Ngƣời viết cam đoan



Dƣơng Thị Yến













- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

iv
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự
dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động
viên to lớn của gia đình và những ngƣời thân.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.
TS Đỗ Thị Lan cùng những thầy, cô trong Khoa Tài nguyên và Môi trƣờng -
Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ động
viên tôi học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận văn, đã dìu dắt tôi
từng bƣớc trƣởng thành trong chuyên môn cũng nhƣ trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn Chi cục Bảo vệ môi trƣờng, Trung tâm Quan trắc và
Công nghệ môi trƣờng – Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên đã cho
tôi sử dụng số liệu để hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo UBND thành phố Thái Nguyên, Phòng
Quản lý đô thị thành phố Thái Nguyên cùng tập thể anh chị em đồng nghiệp đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 12 tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn




Dƣơng Thị Yến


- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

v
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
01
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
03
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
03
1.1.1. Cơ sở pháp lý
03
1.1.2. Cơ sở lý luận
05
1.1.2.1. Khái niệm về hóa chất bảo vệ thực vật
05
1.1.2.2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật
05
1.1.2.3. Độc tính của một số hoá chất hoá chất bảo vệ thực vật điển hình
09
1.1.2.4. Con đƣờng phát tán của hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng
15
1.1.2.5. Tác động của hoá chất bảo vệ thực vật đến môi trƣờng
16

1.1.2.6. Tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến sức khỏe con ngƣời
18
1.1.3. Cơ sở thực tiễn
19
1.1.3.1. Sự ra đời của hóa chất bảo vệ thực vật
19
1.1.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam
21
1.1.3.3. Tình hình quản lý và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên
24
1.1.4. Một số loại hình công nghệ xử lý hóa chất bảo vệ thực vật đã áp dụng tại Việt
Nam
28
1.1.4.1. Công nghệ hóa học
28
1.1.4.2. Công nghệ hóa học xử lý và cách ly triệt để tại chỗ kết hợp xử lý bằng
công nghệ sinh học và thực vật học tái tạo sinh thái khu vực ô nhiễm
29
1.1.4.3. Công nghệ cách ly không triệt để
31
1.1.4.4. Công nghệ đốt
31
1.1.4.5. Đốt trong lò sản xuất clinke ximăng
32
1.1.4.6. Xử lý bằng vật liệu Fe nano
32
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
33
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
35
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
35
2.2.1. Địa điểm
35
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
35
2.3. Nội dung nghiên cứu
35
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
36
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

vi
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu, số liệu
36
2.4.2. Phƣơng pháp xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn
36
2.4.3. Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo và ngƣời dân
36
2.4.4. Phƣơng pháp quan trắc, khảo sát thực địa, lấy mẫu đất
37
2.4.5. Phƣơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
47
2.4.6. Phƣơng pháp so sánh
47
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

48
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên
48
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
48
3.1.1.1. Vị trí địa lý
48
3.1.1.2. Địa hình
49
3.1.1.3. Địa chất
49
3.1.1.4. Khoáng sản
50
3.1.1.5. Tài nguyên đất
50
3.1.1.6. Tài nguyên nƣớc
50
3.1.1.7. Đặc điểm khí hậu
51
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
52
3.1.2.1. Tình hình kinh tế
52
3.1.2.2. Các lĩnh vực xã hội
54
3.1.2.3. Kết cấu hạ tầng
54
3.2. Hiện trạng một số kho hoá chất bảo vệ thực vật cũ trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên
56

3.2.1. Hiện trạng kho hoá chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp
huyện Phú Bình cũ
56
3.2.2. Hiện trạng kho hoá chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp
huyện Đồng Hỷ cũ
57
3.2.3. Hiện trạng kho hoá chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp
huyện Định Hoá cũ
58
3.2.4. Hiện trạng kho hoá chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp
huyện Phổ Yên cũ
59
3.2.5. Hiện trạng điểm tồn lƣu hoá chất bảo vệ thực vật tại xã Thịnh Đức, thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
60
3.3. Đánh giá mức độ tồn dƣ các hợp chất họ clo trong môi trƣờng đất tại một
62
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

vii
số kho chứa hoá chất hoá chất cũ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Đánh giá mức độ tồn lƣu các hợp chất họ clo trong môi trƣờng đất tại kho
hoá chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Phú Bình cũ
62
3.3.2. Đánh giá mức độ tồn lƣu các hợp chất họ clo trong môi trƣờng đất tại kho
hoá chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ
65
3.3.3. Đánh giá mức độ tồn lƣu các hợp chất họ clo trong môi trƣờng đất tại kho
hoá chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Định Hoá cũ

68
3.3.4. Đánh giá mức độ tồn lƣu các hợp chất họ clo trong môi trƣờng đất tại kho
hoá chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Phổ Yên cũ
71
3.3.5. Đánh giá mức độ tồn lƣu các hợp chất họ clo trong môi trƣờng đất tại
điểm tồn lƣu xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
75
3.4. Ảnh hƣởng của kho chứa hoá chất bảo vệ thực vật đến cộng đồng dân cƣ
xung quanh qua công tác thu thập thông tin bằng phiếu điều tra
77
3.4.1. Thông tin về ảnh hƣởng của hoá chất bảo vệ thực vật tồn lƣu đến môi
trƣờng xung quanh khu vực nghiên cứu
78
3.4.1.1. Môi trƣờng nƣớc mặt
79
3.4.1.2. Đối với nƣớc ngầm
80
3.4.1.3. Thông tin về mức độ ảnh hƣởng của hoá chất bảo vệ thực vật đến môi
trƣờng đất
80
3.4.2. Thông tin về mức độ ảnh hƣởng của hoá chất bảo vệ thực vật đến đời
sống sản xuất của dân cƣ xung quanh
80
3.5. Xây dựng phƣơng án xử lý ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật tại khu vực
có mức độ tồn lƣu cao nhất
81
3.5.1. Lựa chọn công nghệ xử lý hoá chất bảo vệ thực vật
81
3.5.2. Lựa chọn địa điểm thực hiện
82

3.5.3. Hiện trạng ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật tại khu vực đề xuất xử lý
82
3.5.4. Xác định khối lƣợng hoá chất tồn lƣu
85
3.5.5. Xử lý đất bị ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật theo phƣơng án đã chọn
85
3.5.5.1. Các bƣớc chuẩn bị
85
3.5.5.2. Xử lý đất ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật
89
3.5.6. Quan trắc môi trƣờng
91
3.5.7. Cung ứng vật tƣ, hóa chất và các phụ gia phục vụ xử lý
92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
93
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- BHC: Cyclohexan.
- BVTV: Bảo vệ thực vật.
- CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa.
- CT-TTg: Chỉ thị - Thủ tƣớng chính phủ.
- DDT: Dichloro-diphenyl-trichloroethane.
- HC BVTV: Hóa chất bảo vệ thực vật.
- HCH (666): Hexachlorcychlorhexane.
- KHCN&MT: Khoa học công nghệ và môi trƣờng.
- KLN: Kim loại nặng.

- NĐ-CP: Nghị định – Chính phủ.
- POP: Chất hữu cơ khó phân hủy.
- QCVN: Quy chuẩn Việt Nam.
- QĐ-TTg: Quyết định - Thủ tƣớng chính phủ.
- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.
- TT-BNNPTNT: Thông tƣ - Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn.
- WHO: World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới.
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại hóa chất nông nghiệp theo độ độc hại của WHO
7
Bảng 1.2. Phân chia nhóm độc của Việt Nam
8
Bảng 1.3. Lƣợng thuốc bảo vệ thực vật đƣợc sử dụng ở Việt Nam từ năm 1990 -
1996
22
Bảng 1.4. Số lƣợng thuốc bảo vệ thực vật đƣợc kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên qua các năm gần đây
25
Bảng 2.1. Thông tin mẫu đất lấy tại các khu vực nghiên cứu
39
Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí các tháng năm 2012
51
Bảng 3.2. Độ ẩm không khí các tháng năm 2012
52
Bảng 3.3. Lƣợng mƣa các tháng năm 2012
52

Bảng 3.4. Tổng hợp số liệu giao thông đƣờng bộ tỉnh Thái Nguyên
55
Bảng 3.5. Kết quả phân tích dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trƣờng
đất tại kho hoá chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Phú
Bình cũ
62
Bảng 3.6. Kết quả phân tích dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trƣờng
đất tại kho hoá chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Đồng
Hỷ cũ
65
Bảng 3.7. Kết quả phân tích dƣ lƣợng thuốc hoá chất bảo vệ thực vật trong môi
trƣờng đất tại kho hoá chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện
Định Hoá cũ
69
Bảng 3.8. Kết quả phân tích dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trƣờng
đất tại kho hoá chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Phổ
Yên cũ
72
Bảng 3.9. Kết quả phân tích dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trƣờng
đất tại điểm tồn lƣu xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
75
Bảng 3.10. Tổng hợp phiếu đánh giá mức độ ảnh hƣởng của kho hoá chất bảo
vệ thực vật tới môi trƣờng xung quanh các khu vực nghiên cứu
79
Bảng 3.11. Kết quả phân tích dƣ lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật trong môi
trƣờng đất tại khu vực ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật xóm Na Long, xã Hóa
Trung, huyện Đồng Hỷ
83
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu


x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Con đƣờng phát tán của hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng
15
Hình 1.2. Con đƣờng duy chuyển của hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng đất
17
Hình 1.3. Kho thuốc sâu của nông trƣờng chè Phú Lƣơng hiện bỏ hoang, kho hoá chất
bảo vệ thực vật tại xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình hiện đƣợc sử dụng làm trƣờng mầm non
27
Hình 1.4. Kho hoá chất bảo vệ thực vật của Công ty Vật tƣ Bảo vệ thực vật Thái
Nguyên hiện nay
28
Hình 2.1. Sơ đồ khu vực lấy mẫu
38
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
48
Hình 3.2. Sơ đồ tả điểm tồn lƣu hoá chất bảo vệ thực vật (Xóm Vạn Già, xã Bảo
Lý, Phú Bình, Thái Nguyên)
56
Hình 3.3. Ảnh hiện trạng kho hoá chất bảo vệ thực vật tại Vạn Già, xã Bảo Lý,
Phú Bình
56
Hình 3.4. Sơ đồ mô tả điểm tồn lƣu hoá chất bảo vệ thực vật (xóm Na Long, xã
Hóa Trung, Đồng Hỷ, Thái Nguyên)
57
Hình 3.5. Vƣờn vải nhà ông Phạm Văn Tứ, xóm Na Long - Hoá Trung - Đồng Hỷ
58
Hình 3.6. Sơ đồ mô tả điểm tồn lƣu hoá chất bảo vệ thực vật (Khu chợ Quán
Vuông, xã Trung Hội, Định Hóa, Thái Nguyên)

58
Hình 3.7. Ảnh mô tả điểm tồn lƣu hoá chất bảo vệ thực vật (Khu chợ Quán
Vuông, xã Trung Hội, Định Hóa, Thái Nguyên)
59
Hình 3.8. Sơ đồ tả điểm tồn lƣu hoá chất bảo vệ thực vật (Xóm Thành Lập, xã
Hồng Tiến, Phổ Yên, Thái Nguyên)
60
Hình 3.9. Sơ đồ mô tả khu vực tồn dƣ hóa chất (kho thuốc hoá chất bảo vệ thực
vật cũ) Xóm Mới, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên
61
Hình 3.10. Khu vực tồn dƣ hoá chất bảo vệ thực vật tại xóm Mới, xã Thịnh Đức,
thành phố Thái Nguyên (kho thuốc hoá chất bảo vệ thực vật cũ)
61
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

xi
Hình 3.11. Biểu đồ dƣ lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng đất tại
Khu trung chuyển của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Phú Bình cũ (Đợt 1)
63
Hình 3.12. Biểu đồ dƣ lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng đất tại kho hoá
chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Phú Bình cũ (Đợt 2)
64
Hình 3.13. Biểu đồ dƣ lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng đất tại kho hoá
chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ (Đợt 1)
67
Hình 3.14. Biểu đồ dƣ lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng đất tại kho hoá
chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Đồng Hỷ cũ (Đợt 2)
68
Hình 3.15. Biểu đồ dƣ lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng đất tại kho hoá

chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Định Hóa cũ (Đợt 1)
70
Hình 3.16. Biểu đồ dƣ lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng đất tại kho hoá
chất bảo vệ thực vật của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Định Hóa cũ (Đợt 2)
71
Hình 3.17. Biểu đồ dƣ lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng đất tại
Khu trung chuyển của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Phổ Yên cũ (Đợt 1)
73
Hình 3.18. Biểu đồ dƣ lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng đất tại
kho HC BVTV của Trạm vật tƣ nông nghiệp huyện Phổ Yên cũ (Đợt 2)
74
Hình 3.19. Biểu đồ dƣ lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng đất tại điểm
tồn lƣu xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Đợt 1)
76
Hình 3.20. Biểu đồ dƣ lƣợng hoá chất bảo vệ thực vật trong môi trƣờng đất tại điểm
tồn lƣu xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Đợt 2)
77
Hình 3.21. Biểu đồ đánh giá mức độ ảnh hƣởng của kho hoá chất bảo vệ thực vật
tới môi trƣờng xung quanh các khu vực nghiên cứu
79
Hình 3.22. Bản vẽ mặt bằng bể xử lý đất ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật
87
Hình 3.23. Bản vẽ mặt cắt bể xử lý đất ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật
88
Hình 3.24. Mặt cắt ngang ô bố trí ống dẫn hóa chất xử lý
90
Hình 3.25. Mặt cắt dọc ô bố trí ống dẫn hóa chất xử lý
90
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc
với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo
hƣớng hiện đại. Tuy nhiên, cùng với quá trình tăng trƣởng kinh tế, Việt Nam đang phải
đối mặt với nhiều thách thức lớn nhƣ suy thoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn
nƣớc, suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học. Trong đó, ô nhiễm môi trƣờng do
hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) tồn lƣu gây ra đang trở lên nghiêm trọng, việc quản
lý sử dụng hoá chất BVTV không hợp lý đang gây tác động không nhỏ, ảnh hƣởng kéo
dài đến môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, một lƣợng lớn hóa chất BVTV có độc tính cao, bền vững trong môi
trƣờng, rất khó phân hủy nhƣ DDT, Lindan, Hecxanclobenzen (thuốc 666), Aldrin,
Heptalo, Endrin… đã đƣợc sử dụng tại Việt Nam. Đây là những chất nằm trong nhóm
9 hóa chất BVTV trên tổng số 12 chất hữu cơ khó phân hủy (POP) đã bị cấm sử dụng
tại Việt Nam theo yêu cầu của Công ƣớc Stockhom.
Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 13 khu vực
kho chứa hoá chất BVTV đã dừng hoạt động nằm rải rác khắp các địa phƣơng của tỉnh.
Các khu vực này hầu hết không còn lƣu giữ đƣợc các hồ sơ liên quan và chƣa đƣợc
khảo sát điều tra đánh giá mức độ ô nhiễm.
Ngoài những khu vực tồn lƣu ô nhiễm hóa chất BVTV đã biết, còn rất nhiều địa
điểm chƣa đƣợc phát hiện, thống kê và đánh giá mức độ ô nhiễm. Theo ƣớc tính, tổng số
khu vực ô nhiễm hóa chất BVTV có thể vào khoảng 20 - 25 vị trí trên địa bàn toàn tỉnh.
Các kho tồn lƣu hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có số lƣợng lớn,
rải rác trên địa bàn, chủ yếu là kho tạm, hầu hết đƣợc xây dựng từ những năm 1980 trở
về trƣớc, khi xây dựng chƣa quan tâm đến việc xử lý, kết cấu nền móng nên việc ô
nhiễm đất tại các kho thuốc này là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, các kho này
hiện nay không còn hồ sơ lƣu trữ và thông tin về các khu vực này cũng hết sức hạn chế.
Một thực tế cho thấy, do thiếu thông tin và nhận thức về sự nguy hiểm của hoá chất

- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

2
BVTV còn rất hạn chế nên hầu hết các khu vực hóa chất BVTV trƣớc đây đã trở thành
các công trình công cộng, ruộng canh tác thậm chí là đất ở của ngƣời dân.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu mức độ tồn dư hợp
chất họ clo trong môi trường đất tại một số khu vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực
vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” với mục đích phát hiện và khoanh vùng, đánh giá
mức độ ô nhiễm các khu vực tồn lƣu hóa chất BVTV và đề ra các phƣơng án xử cho
khu vực có mức độ tồn lƣu cao nhất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá mức độ tồn dƣ hợp chất họ clo trong môi trƣờng đất tại 05 khu vực kho
chứa hoá chất BVTV cũ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá ảnh hƣởng của kho chứa hóa chất BVTV đến cộng đồng dân cƣ xung
quanh khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp nhằm xử lý ô nhiễm hóa chất BVTV tại khu vực có mức độ
tồn lƣu cao nhất.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy đƣợc các kiến thức đã học tập và nghiên cứu…
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
Nghiên cứu mức độ tồn dƣ các hợp chất cơ clo trong môi trƣờng đất ở một số khu
vực kho chứa hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với mục đích
phát hiện và khoanh vùng, đánh giá mức độ ô nhiễm các khu vực tồn lƣu hóa chất
BVTV và đề xuất phƣơng án xử cho khu vực có mức độ tồn lƣu cao nhất.
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban
hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo
vệ thực vật;
- Luật Bảo vệ Môi trƣờng số 52/2005/QH11 do Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt
Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 về
việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
- Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25 tháng 08 năm 1998 của Thủ tƣớng Chính
phủ về tăng cƣờng công tác quản lý việc sử dụng thuốc BVTV và các chất hữu cơ độc
hại khó phân hủy.
- Điều lệ Quản lý thuốc BVTV (Ban hành kèm theo nghị định số 58/2002/NĐ-CP
ngày 3/6/2002) của Chính phủ;
- Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt kế hoạch quốc gia thực hiện công ƣớc Stockholm về các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy;
- Công văn số 2975/BKHCN & MT-MTg ngày 18 tháng 11 năm 1998 của Bộ
trƣởng Bộ KHCN&MT về việc điều tra đánh giá các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân
huỷ ở Việt Nam và ảnh hƣởng của chúng đến môi trƣờng.
- -

Số hóa bởi trung tâm học liệu

4
- Công văn số 3923/VPCP – NN ngày 17 tháng 7 năm 2002 của Văn phòng chính
phủ về việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng cần tiêu huỷ;
- Công văn số 78/Mtg – Ks ngày 15 tháng 8 năm 2002 của Cục môi trƣờng về
việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng;
- Quyết định số 1780/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Thái nguyên về việc phê duyệt đề cƣơng dự án Điều tra đánh giá thực trạng ô
nhiễm các các khu vực tồn lƣu hoá chất bảo vệ thực vật tỉnh Thái Nguyên;
- Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính
phủ Quyết định phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng do hóa
chất bảo vệ thực vật tồn lƣu trên phạm vi cả nƣớc;
- Quyết định số 2537/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành chƣơng trình của bộ tài nguyên và môi trƣờng
triển khai Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 của Thủ tƣớng
Chính phủ về “Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng do hóa chất bảo vệ
thực vật tồn lƣu trên phạm vi cả nƣớc” giai đoạn 2010 - 2015.
- Thông tƣ số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Bộ Nông
nghiệp phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc
phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.
- Thông tƣ số - 02 tháng 05 năm 2012 Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tƣ số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 2 năm 2012.
- Thông tƣ số 22/2012/TT-BNNPTNT ngày 5 tháng 6 năm 2012 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số
10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 2 năm 2012.
- Thông tƣ 54/2012/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2012 về việc sửa đổi,
bổ sung một số nội dung của Thông tƣ số 10/2012/TT-BNNPTNT và Thông tƣ số
22/2012/TT-BNNPTNT.
- Thông tƣ số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Bộ Nông

nghiệp phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

5
1.1.2. Cơ sở lý luận
1.1.2.1. Khái niệm về hóa chất BVTV
Hóa chất BVTV là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học
đƣợc dùng để phòng và trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột… hại cây trồng và nông sản (đƣợc
gọi chung là sinh vật gay hại cho cây trồng). Hóa chất BVTV gồm nhiều nhóm khác
nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật hại, nhƣ thuốc trừ sâu dùng để trừ sâu hại, thuốc trừ
bệnh dùng để trừ bệnh cây… trừ một số trƣờng hợp còn nói chung mỗi nhóm thuốc chỉ
có tác dụng đối với sinh vật gây hại thuộc nhóm đó. Hóa chất BVTV nhiều khi còn gọi
là thuốc trừ hại (pesticide) và khái niệm này bao gồm cả thuốc trừ các loại ve, rệp hại vật
nuôi và trừ côn trùng hại cây, thuốc điều hòa sinh trƣởng cây trồng.
1.1.2.2. Phân loại hóa chất BVTV
Có nhiều cách để phân loại hóa chất BVTV, một số cách phổ biến nhƣ sau:
1.1.2.2.1. Theo đối tượng phòng trừ
- Thuốc trừ sâu: là những thuốc phòng trừ các loại côn trùng gây hại cây trồng,
nông sản, gia súc, con ngƣời.
- Thuốc trừ bệnh: là những thuốc phòng trừ các loài vi sinh vật gây bệnh cho cây
(nấm, vi khuẩn, tuyến trùng).
- Thuốc trừ cỏ: là những thuốc phòng trừ các loài thực vật, rong, tảo, mọc lẫn với
cây trồng, làm cản trở đến sinh trƣởng cây trồng.
- Thuốc trừ chuột: là những thuốc dùng phòng trừ chuột và các loại gậm nhấm khác.
- Thuốc trừ nhện: là những thuốc chuyên dùng phòng trừ các loài nhện hại cây trồng.
Ngoài ra còn có các loại thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ ốc sên, thuốc điều tiết
sinh trƣởng cây trồng (còn gọi là thuốc kích thích sinh trƣởng), …
1.1.2.2.2. Phân loại theo gốc hóa học
- Nhóm Clo hữu cơ: trong thành phần hóa học có chất Clo (Cl), là những dẫn xuất

clorobenzen (DDT), cyclohexan (BHC) hoặc dẫn xuất đa vòng (aldrin, dieldrin). Nhóm
này có độ độc cấp tính thấp nhƣng tồn lƣu lâu trong cơ thể ngƣời, động vật và môi
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

6
trƣờng, gây độc mãn tính nên nhiều sản phẩm đã bị hạn chế và cấm sử dụng. Các chất
điển hình là DDT, Aldin, Lindan, Thiordan, Heptaclor, [1].

- Nhóm Lân hữu cơ: là những dẫn xuất của axit photphoric. Nhóm này có thời
gian bán phân hủy trong môi trƣờng tự nhiên nhanh hơn nhóm clo hữu cơ. Các chất
điển hình là Monocrotophos, Clorphenphot, Clorophos, Malathion, Acephat.
- Nhóm Carbamate: là dẫn xuất của axit Carbamat tác dụng nhƣ lân hữu cơ ức chế
men cholinesterase, hóa chất thuộc nhóm này thƣờng ít bền vững trong môi trƣờng tự
nhiên nhƣng lại có độc tính rất cao với ngƣời và độc vật. Thuộc nhóm này gồm có Padan,
Furadan, Bassa,
- Nhóm Pyrethroide và pyrethrum (Cúc tổng hợp): là nhóm thuốc tổng hợp dựa
vào cấu tạo chất Pyrethrin có trong hoa của cây Cúc sát trùng. Hoạt chất này có tác
dụng nhanh, phân hủy dễ dàng, ít gây độc cho ngƣời và gia súc. Các chất điển hình
nhƣ: Sherpa, Permethrin, Cypermethrin.
- Nhóm thuốc chứa các kim loại nặng (KLN): Các hợp chất hữu cơ đƣợc gắn
thêm các KLN vào. Nhóm này tác động trực tiếp vào hệ thành kinh hoặc ngấm vào
màng tế bào làm tế bào ngừng hoạt động. Khi phân giải, các KLN lại đƣợc giải phóng
và lại một lần nữa gây độc, tiêu diệt tiếp côn trùng vừa đƣợc phục hồi.
- Nhóm thuốc trừ sâu sinh học: thƣờng tập trung ở ba nhóm vi khuẩn, vi nấm,
virus, điển hình là Bacillus Thuringensic (BT) [1].
1.1.2.2.3. Theo tính độc của hóa chất BVTV
- Độ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm
độc cấp tính. Độ độc cấp tính của thuốc đƣợc biểu thị qua liều gây chết trung bình, viết
tắt là LD

50
(Letal dosis), tức là liều thuốc ít nhất có thể gây chết cho 50% số cá thể vật thí
nghiệm (thƣờng là chuột), đƣợc tính bằng mg hoạt chất/kg trọng lƣợng cơ thể.
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

7
- Độ độc mãn tính: nhiều loại thuốc có khả năng tích lũy trong cơ thể ngƣời và
động vật máu nóng, gây đột biến tế bào, kích thích tế bào khối u ác phát triển, gây bệnh
ung thƣ [5].
1.1.2.2.4. Theo độ bền của thuốc đối với khả năng phân hủy
- Rất bền (thời gian phân hủy thành các hợp phần không độc >2 năm).
- Bền (6 tháng đến 24 tháng).
- Tƣơng đối bền (<6 tháng).
- Ít bền (thời gian phân hủy dƣới 1 tháng).
Bền nhất là nhóm clo hữu cơ.
1.1.2.2.5. Phân loại hóa chất BVTV theo nhóm độc
Bảng 1.1. Phân loại hóa chất nông nghiệp theo độ độc hại của WHO[1]
Phân
nhóm
mức độ
độc
Ký hiệu mức độ
độc trên nhãn
thuốc
Biểu tƣợng nhóm
độc
Độc cấp tính bằng LD
50


(chuột nhà) mg/kg
Qua miệng
Qua da
Thể
rắn
Thể
lỏng
Thể
rắn
Thể
lỏng
Ia
Cực độc
Chữ “Cực độc”
màu đen trên
vạch đỏ
Đầu lâu xƣơng
chéo đen trên nền
trắng
5
20
10
40
Ib
Rất độc
Chữ “Rất độc”
màu đen trên
vạch đỏ
Đầu lâu xƣơng
chéo đen trên nền

trắng
5 - 50
20 -
200
10 - 100
40 - 400
II
Độc vừa
Chữ “Có hại”
màu đen trên
vạch vàng
Chữ thập đen trên
nền trắng
50 -500
200 -
2000
100 -
1000
400 -
4000
IIIa
Độc nhẹ
Chữ “Chú ý”
màu đen trên
vạch xanh
Chữ thập đen trên
nền trắng
500 -
2000
2000 -

3000
1000
4000
IIIb
Không
gây độc
cấp khi
Vạch màu xanh
lá cây

>2000
>3000


Theo phân loại độ độc của WHO (bảng 1), thuốc BVTV đƣợc phân loại thành 5
nhóm độc khác nhau là nhóm độc Ia (rất độc), Ib (độc cao), II (độc trung bình), III (ít
độc) và IV (rất ít độc).
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

8
Bảng 1.2. Phân chia nhóm độc của Việt Nam [1]
Phân nhóm và ký hiệu
Biểu tƣợng
Độc tính LD
50

qua miệng (mg/kg)
Thể rắn
Thể lỏng

I - “Rất độc”
(chữ đen, vạch màu đỏ)
Đầu lâu xƣơng chéo
(đen trên nền trắng)
<50
<200
II - “Độc cao”
(chữ đen, vạch vàng)
Chữ thập đen trên nền trắng
50 – 500
200 - 2000
III - “Cẩn thận” (chữ đen, vạch
màu xanh nƣớc biển)
Vạch đen không liên tục trên
nền trắng
>500
>2000
Ở nƣớc ta, tạm thời theo cách phân nhóm độc của WHO và lấy căn cứ chính là liều
LD
50
qua miệng (chuột), phân chia thành 3 nhóm độc là nhóm I (rất độc, gồm cả Ia và Ib),
nhóm II (độc cao), nhóm III (ít độc). Theo quy định hiện nay chỉ có 3 nhóm độc (bảng 2).
1.1.2.2.6. Theo dạng hóa chất BVTV
Hóa chất BVTV thƣờng có hai dạng chính là thuốc kỹ thuật và thuốc thành phẩm:
- Thuốc kỹ thuật (thuốc nguyên chất): là thuốc mới qua công nghệ chế tạo ra, có
hàm lƣợng chất độc cao, dùng làm nguyên liệu gia công các loại thuốc thành phẩm.
- Thuốc thành phẩm (thuốc thƣơng phẩm): là thuốc đƣợc gia công từ thuốc kỹ
thuật, có tiêu chuẩn chất lƣợng, tên và nhãn hiệu hàng hóa đƣợc phép lƣu thông và sử
dụng. Thuốc có hàm lƣợng chất độc thấp, có thêm chất phụ gia để dễ sử dụng [7].
Dạng thành phẩm gồm có:

+ Dạng dung dịch, thƣờng có các ký hiệu: DD, L, SL, AS, SC
+ Dạng nhũ dầu, ký hiệu là: ND, E hoặc EC
+ Dạng huyền phù, ký hiệu là: HP, AS, F hoặc FL, FC, SC
+ Dạng bột thấm nƣớc, thƣờng có các ký hiệu là: BTN, BHN, WP
Dạng bột hòa tan, thƣờng có ký hiệu: SP
Dạng thuốc hạt, có ký hiệu: H, G hoặc GR
Ngoài các dạng thuốc phổ biến trên, còn có một số dạng và ký hiệu nhƣ:
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

9
AC:
Dung dịch đặc
OD:
Huyền phù trong dầu
DF:
Huyền phù khô
SD:
Hạt tan trong nƣớc
EW:
Nhũ dầu
WDG:
Huyền phù hạt
FS:
Huyền phù đậm đặc
WG:
Hạt thấm nƣớc
FW:
Huyền phù nƣớc
WS:

Bột phân tán trong nƣớc
1.1.2.3. Độc tính của một số hoá chất hoá chất BVTV điển hình
1.1.2.3.1. DDT và các chất liên quan
* Đặc điểm:
Thuộc nhóm clo hữu cơ, có đặc tính chung là rất bền vững trong môi trƣờng tự
nhiên đất và nƣớc, với thời gian bán phân hủy rất dài, đƣợc xếp vào loại độc tính loại I
và loại II. Các chất này tích lũy trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái, trong các mô dự
trữ của sinh vật và rất ít đƣợc đào thải ra ngoài. Nhóm này có các đại diện nhƣ DDT,
DDD (TDE), Methoxychlor, Ethylen, Dicofol, Chorobenzilate…
Thuốc trừ sâu DDT là chữ viết tắt tiếng Anh của hoá chất Dichlo - Dibenzen -
Trichlothan, đƣợc phát minh năm 1872. DDT có tính năng trừ sâu rất tốt, dùng để diệt
các loài sâu phá hoại lƣơng thực, cây ăn quả, rau xanh và các loài côn trùng gây bệnh.
DDT còn đƣợc biết đến với các tên thƣơng mại Anfex, Arkotin, Dicofol, Genitox,
Ixodex, Neoxid, Pentachlorin, Peprothion DDT ở dạng bột trắng hay xám nhạt,
không tan trong nƣớc, rất tan trong cychlorhexanon, tan ít hơn trong xylen và aceton, ít
tan trong dầu hoả [17].
Tính chất của DDT khá ổn định, có hiệu quả lâu dài, hơn nữa DDT không dễ hoà
tan trong nƣớc (sau khi phun thuốc không bị nƣớc mƣa rửa sạch) cho nên về kinh tế, nó
đã thể hiện tính ƣu việt so với các loài thuốc trừ sâu khác. Bắt đầu từ năm 1943 thuốc trừ
sâu DDT đã đƣợc sử dụng rộng rãi với số lƣợng lớn trên toàn thế giới.
* Độc tính với con ngƣời:
Liều gây độc đối với ngƣời là 30 gam. DDT có tác dụng tích luỹ, có tính độc thần
kinh, phá hủy sự cân bằng muối và kali trong sợi trục tế bào thần kinh, ngăn cản sự dẫn
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

10
truyền thần kinh. Tuy nhiên khoảng cách an toàn giữa nồng độ diệt đƣợc côn trùng và
liều gây độc cho ngƣời khá lớn.
- Độc tính cấp:

Theo phân loại của Tổ chức sức khoẻ thế giới (WHO), DDT có độc tính trung
bình. Đƣờng xâm nhập chủ yếu của DDT là qua hô hấp, tiêu hoá và qua da, hiếm gặp
nhiễm độc gây tử vong ở ngƣời. Liều nhỏ DDT gây rối loạn tiêu hoá (nôn, tiêu chảy)
kèm theo nhức đầu, suy nhƣợc, lo lắng, mất trí nhớ. Các biểu hiện thần kinh chủ yếu ở
các chi: giảm cảm giác sờ mó, vô cảm ngoài da, chuột rút, dị cảm, giật cơ. Ở liều cao
hơn, có thể gây co giật liên tục và tử vong [17].
- Độc tính mãn:
DDT có thể gây ung thƣ. Trong các thực nghiệm trên động vật, DDT và chất
chuyển hoá của nó đã đƣợc chứng minh gây khối u ở phổi và gan động vật thí nghiệm.
DDT làm giảm số lƣợng tinh trùng, hạ thấp tỷ lệ sinh sản ở ngƣời và động vật, còn gây
đẻ non, sảy thai và trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Tác hại do phơi nhiễm lâu dài với DDT là tổn thƣơng gan, thoái hoá hệ thần
kinh trung ƣơng, viêm da, suy nhƣợc Tác hại của DDT đặc biệt nghiêm trọng với
những ngƣời tiếp xúc thƣờng xuyên (ví dụ nhƣ công nhân sản xuất trực tiếp).
Thực tế ở các tồn lƣu (ví dụ nhƣ khu vực Núi Căng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên) đã ghi nhận nhiều trƣờng hợp những ngƣời dân trực tiếp tham gia đục phá các
thùng chứa, đào đất nhiễm về vãi ruộng bị mắc các chứng rối loạn da (nứt nẻ, chảy
nƣớc vàng), ung thƣ gan, mất trí nhớ [18].
* Lan truyền và ảnh hƣởng đến môi trƣờng:
Với đặc tính khó phân giải trong môi trƣờng, DDT có thể tồn lƣu trong đất hàng
chục năm. Từ ô nhiễm đất tất yếu sẽ dẫn tới ô nhiễm hồ ao, sông ngòi do lan truyền
qua nƣớc mƣa.
DDT tồn tại trong môi trƣờng, qua sinh vật tích luỹ và thông qua các chuỗi thức
ăn, có thể đƣợc phóng đại và khuếch tán có tính nguy hại rất lớn đối với con ngƣời và
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

11
các loài sinh vật khác. DDT phá hoại sự hấp thụ và đào thải bình thƣờng đối với chất
Canxi, khiến cho vỏ trứng mỏng hơn, dễ vỡ và làm cho trứng không nở thành chim non.

DDT phá hoại môi trƣờng và sinh thái ở mức độ rất lớn. Bắt đầu từ những năm 60
của thế kỷ XX, rất nhiều nƣớc đã cấm sử dụng thuốc trừ sâu DDT.
1.1.2.3.2. HCH (666) và Lindan
* Đặc điểm:
Tên chung: BHC (Benzene hexachloride)
- HCH (666): Hexachlorcychlorhexane.
- Lindan: tên chung của 99% đồng phân gamma HCH.
Tên thƣơng mại:
- HCH (666): Benzex, Denzex, Dolmox, Hexafur, Hexyclan, Kotol, Submar.v.v
- Lindan: Exaggama, Forlin, Gammex, Inexit, Isotox Lindanrgam, Lindanlo,
Bovigam,
HCH (666) là bột trắng mùi sốc, không tan trong nƣớc, dễ tan trong cồn, benzen
aceton, xylen, dầu hoả Sản phẩm thƣơng nghiệp là hỗn hợp 5 đồng phân, trong đó
đồng phân gamma, hay lindan, còn gọi là gammexan, không vị, không mùi [17].
* Độc tính với con ngƣời:
- Độc tính cấp:
Theo cấp phân loại của WHO, HCH và Lindan có độc tính vừa (II).
Đƣờng hấp thu chủ yếu của lindan và các đồng phân khác của HCH là đƣờng hô
hấp, tiêu hoá và qua da. Tác động chủ yếu do phơi nhiễm với lindan là kích thích hệ
thần kinh gây co giật. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm độc lindan và HCH từ
nhẹ đến vừa là: chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, nôn, suy yếu, dễ kích thích, lo âu và
dễ cáu giận. ở thể nhiễm độc nặng hơn có thể gây giật cơ, có giật, khó thở. Tiếp xúc
với da có thể thấy phát ban.
- Độc tính mãn:
+ Gây ung thƣ, gây quái thai và giảm tỷ lệ sinh sản.
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu

12
+ Tác hại khác gồm hại đến thận, tuỵ, phá huỷ niêm mạc mũi, suy nhƣợc, cao

huyết áp, co giật, thiếu máu. Lindan còn gây giảm sản hay bất sản tuỷ xƣơng, gan
nhiễm mỡ, thoái hoá cơ tim, hoại tử mạch máu ở thận, phổi, não.
* Ảnh hƣởng môi trƣờng:
Có tính tồn lƣu và phát tán mạnh, dƣ lƣợng HCH và lindan có thể ghi nhận ở
khắp thế giới, cả ở những khu vực xa nơi sử dụng nhƣ ở Nam Cực và Bắc cực. Lindan
và các sản phẩm phân giải cũng đã gây ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm và nƣớc bề mặt.
1.1.2.3.3. Drins
Tên chung Aldrin, dieldrin và Endin.
Các hoá chất này cũng đƣợc biết đến dƣới tên thƣơng mại:
- Aldrin: Aglutox, Agodin, Aldinal, Aldrex, Aldrosol, Altox, Drinox, Octalene,
- Dieldrin: Aldrin epoxide, Alvit, Dieldrex, Dorytox, Octalox, Pestex, Quintox,
Supadiel, Tazol, termitox
* Aldrin:
- Đặc điểm:
Tên thƣờng: Aldrin; Aldrine; HHDN; Phức hợp 118; Octalene; OMS 194.
Tên hóa học: Hexachloro-hexahydro-endo-exo-dimethanonaphthalene;
1,2,3,4,10,10-hexachloro-1,4,4a,5,8,8a-hexahydro-1,4: 5,8- dimethanonapthalene 1.4. Số
ký hiệu trong danh mục hoá chất trong các CSDL trong và ngoài nƣớc (CAS - Chemical
Abstracts Service number).
Aldrin tinh khiết có dạng tinh thể rắn màu trắng. Thang màu kỹ thuật của aldrin là
màu nâu. Aldrin có mùi nhẹ, rất dễ tan trong các dung môi hữu cơ (aromatics, esters,
ketones, paraffins, halogenated dung môi).
- Độc tính với con ngƣời:
+ Độc tính cấp tính:
Đƣờng tiêu hóa: Các báo cáo mô tả các triệu chứng khởi phát trong vòng 15 phút
sau khi đƣa vào qua đƣờng miệng. Đáp ứng quá mức của hệ thần kinh trung ƣơng là
triệu chứng thƣờng gặp gây ra do aldrin. Các triệu chứng có thể có nhƣ đau đầu, hoa
- -
Số hóa bởi trung tâm học liệu


13
mắt, kích thích, buồn nôn và nôn, lo lắng, giật cơ, và chuyển nhanh sang co giật. Co
giật có thể kéo dài và dấu hiệu của kích thích có thể kéo dài vài ngày. Sau nhiễm độc
aldrin cấp thƣờng có rối loạn chức năng thận. Nó làm tăng nồng độ ure trong máu, có
hồng cầu và albumin niệu [18].
Đƣờng hô hấp: Đƣờng này thƣờng xảy ra khi công nhân đang sản xuất hay đang
phun thuốc trừ sâu. Dù sao, không có trƣờng hợp nhiễm độc cấp nào xảy ra với đƣờng
tiếp xúc này. Đa số các ca bệnh đều là bán cấp và không có triệu chứng nhiễm độc,
triệu chứng lâm sàng đầu tiên thƣờng là cơn động kinh co giật.
Đƣờng qua da: Đƣờng tiếp xúc này rất khó phân biệt với đƣờng hô hấp, và có lẽ
cả hai cùng tác động . Giống nhƣ phơi nhiễm qua đƣờng hô hấp, hấp thụ qua da thƣờng
xảy ra đầu tiên với các công nhân. Nếu phơi nhiễm cấp nặng, triệu chứng tiến triển
giống nhƣ với nhiễm qua đƣờng miệng. Dù sao, rất nhiều trƣờng hợp nhiễm độc bán
cấp không có triệu chứng và triệu chứng đầu tiên là cơn co giật động kinh.
+ Độc mãn tính:
Đƣờng tiêu hóa: Không có ảnh hƣởng về thần kinh học, huyết học và gan trên
ngƣời nồng độ dƣới 0.003 mg/kg/ngày [17].
Đƣờng hô hấp: Co giật có thể xuất hiện đột ngột không có triệu chứng báo trƣớc
có thể do sự tích lũy aldrin (và chất chuyển hóa của nó là dieldrin) sau nhiều ngày.
Thiếu máu và chậm phục hồi vết thƣơng có thể xảy ra sau thời gian dài tiếp xúc.
- Ảnh hƣởng tới môi trƣờng:
Drins bền vững, có khả năng tích luỹ sinh học và có thể tồn tại nhiều năm trong
đất, có độc tính cao với cá, với loài không xƣơng sống nƣớc ngọt và chim. Các Drins
ảnh hƣởng đến sinh sản ở các loài hoang dại và làm mỏng vỏ trứng các loài chim.
* Dieldrin
- Đặc điểm:
Dieldrin đƣợc chế tạo vào những năm thế chiến thứ 2 (1948). Dieldrin là chất bền
vững trong đất và khá bền trƣớc tác động của tia UV và ánh sáng nhìn thấy. Dieldrin
đƣợc dùng phổ biến ở dạng thuốc xử lý vào đất để trừ mối và các côn trùng đất có giai
- -

Số hóa bởi trung tâm học liệu

14
đoạn ấu trùng ăn phá rễ non. Ở Mỹ, từ năm 1984 cơ quan bảo vệ môi trƣờng đã cấm
dùng dieldrin. Việt Nam đã cấm sử dụng dieldrin từ tháng 5 năm 1996.
- Ảnh hƣởng tới con ngƣời:
Dieldrin có khả năng gây ung thƣ, gây quái thai cho ngƣời và động vật. Bên cạnh
đó Dieldrin làm giảm khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Dieldrin tập trung ở sữa mẹ,
làm cho trẻ bú mẹ cũng nhiễm dieldrin. Các biểu hiện do phơi nhiễm lâu dài với
dieldrin bao gồm: tổn thƣơng gan, co cơ, run, ăn kém ngon, sút cân, phát ban, ngất, cơ
giật muộn.
1.1.2.3.4. Pentachlorophenol
* Đặc điểm:
Tên chung: Pentachlorophenol, Penta, hoặc PCP
Tên thƣơng mại: Antimicrobial, Pentacon, Penwar, Priltor, Santophen, Weedone
* Ảnh hƣởng tới con ngƣời:
- Độc tính cấp:
Theo phân loại của WHO, Pentachlorophenol có độc tính cao. Pentachlorophenol
dễ hấp thu qua da, hô hấp và đƣờng tiêu hoá, kích thích mắt, mũi, họng, gây phát ban
hoặc cảm giác bỏng ở nơi da tiếp xúc. Nhiễm độc chƣa đến mức tử vong có biểu hiện:
suy yếu, sút cân, ăn kém ngon, ra mồ hôi nhiều. Có thể nhức dầu, chóng mặt, buồn nôn
và nôn. Trƣờng hợp nhiễm độc nặng thƣờng tử vong và tử vong xảy ra rất nhanh:
- Độc tính mãn:
+ Gây ung thƣ, tính gây quái thai và giảm tỷ lệ sinh sản.
+ Ảnh hƣởng khác: Phơi nhiễm lâu dài với Pentachlorophenol có thể gây tổn
thƣơng gan, viêm phế quản, tổn thƣơng thận, sút cân, suy nhƣợc, ra mồ hôi nhiều. Gây
bệnh về máu nhƣ bệnh thiếu máu bất sản.
* Ảnh hƣởng tới môi trƣờng:
Penta có khả năng tích luỹ sinh học, dƣ lƣợng của nó đƣợc phát hiện ở nhiều loài động
vật. Các loài thuỷ sinh cực kỳ nhạy cảm với ảnh hƣởng của Penta.


×