Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 143 trang )



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––



ĐỖ THỊ THANH HƢỜNG




TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHỐNG THẤT THOÁT NƢỚC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NƢỚC SẠCH THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế




THÁI NGUYÊN - 2013




S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––



ĐỖ THỊ THANH HƢỜNG



TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHỐNG THẤT THOÁT NƢỚC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NƢỚC SẠCH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ BẮC


THÁI NGUYÊN - 2013



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các , số liệu sử dụng trong luận văn do Công ty Cổ phần Nước
sạch Thái Nguyên cung cấp và do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo của
Ngành nước
.

Ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn


Đỗ Thị Thanh Hƣờng





S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Tăng cường công tác quản lý chống
thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên”, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin
được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Quản lý
Đào tạo Sau Đại học, các khoa, phòng của
Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Đỗ Thị Bắc.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo trong
Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh
đạo Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên…
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp
tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn




S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii

Đỗ Thị Thanh Hƣờng


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ xi
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
6. Bố cục của luận văn 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHỐNG
THẤT THOÁT NƢỚC 5
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chống thất thoát nước 5
1.1.1. Những hiểu biết về nước sạch 5
1.1.1.1. Khái niệm 5
1.1.1.2. Vai trò của nước 5
1.1.2. Nước sạch và mức độ ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế- xã hội 6
1.1.2.1. Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng 6
1.1.2.2. Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế xã hội 7

1.1.3. Sự cần thiết của việc quản lý nguồn nước 8
1.1.4. Công tác quản lý chống thất thoát nước 10
1.1.4.1. Các khái niệm về quản lý chống thất thoát nước 10


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
1.1.4.2. Nội dung quản lý chống thất thoát nước 12
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chống thất thoát nước 14
1.1.5.1. Các chế tài pháp lý trong công tác bảo vệ nguồn nước 14
1.1.5.2. Các văn bản pháp lý về khai thác và sản xuất kinh doanh nước sạch 15
1.1.5.3. Chính sách của Nhà nước đối với công tác quản lý chống thất thoát nước 16
1.2. Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước ở một số nước trên thế giới
và ở Việt Nam 19
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước ở một số nước trên thế giới 19
1.2.1.1. Kinh nghiệm ở thành phố Fukuoka Nhật Bản 19
1.2.1.2. Kinh nghiệm ở Trung Quốc 20
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước ở Việt Nam 21
1.2.2.1. Kinh nghiệm thành công 21
1.2.2.2. Kinh nghiệm thất bại 24
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ quản lý chống thất thoát nước 27
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết về công tác quản lý chống thất
thoát nước sạch tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 29
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 29
2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 29

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp 30
2.2.3. Phương pháp so sánh 32
2.2.4. Phương pháp thống kê - dự báo 32
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu: 32


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƢỚC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN NƢỚC SẠCH THÁI NGUYÊN 35
3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 35
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 35
3.1.2. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 44
3.2. Thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên 44
3.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý chống thất thoát nước tại
Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 44
3.2.2. Tình hình hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên . 45
3.2.3. Công nghệ sản xuất nước sạch tại Công ty CP nước sạch Thái Nguyên 47
3.2.3.1. Quy trình sản xuất nước mặt 47
3.2.3.2. Quy trình sản xuất nước ngầm 48
3.2.4. Giá bán nước sạch của Công ty 54
3.2.5. Công tác cung ứng, phân phối nước sạch của Công ty Cổ phần Nước
sạch Thái Nguyên 56
3.2.6. Công tác vận hành, bảo dưỡng, đầu tư của Công ty CP Nước sạch TN 57
3.2.6.1.Công tác vận hành, bảo dưỡng của Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên 57
3.2.6.2.Công tác đầu tư và thu hút đầu tư của Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên 58
3.2.6.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái

Nguyên năm 2010-2012 62
3.2.6.4. Kết quả điều tra về công tác quản lý chống thất thoát nước sạch tại
Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 63
3.2.7. Mạng lưới cấp nước của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 74
3.2.7.1. Hiện trạng hệ thống cấp nước của Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên . 74
3.2.7.2. Nguồn cấp nước ra mạng Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 75
3.2.7.3. Thiết bị trên mạng của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 77


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
3.2.7.4. Hệ thống van của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 80
3.2.7.5. Công tác ghi thu tiền nước 80
3.2.8. Công tác sửa chữa, quản lý vận hành mạng lưới của Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên 83
3.2.8.1. Công tác sửa chữa của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 83
3.2.8.2. Công tác quản lý vận hành mạng lưới Công ty Cổ phần Nước sạch
Thái Nguyên 83
3.2.9. Công tác quản lý chống thất thoát nước sạch Công ty CP NS Thái Nguyên 85
3.2.9.1. Công tác quản lý 85
3.2.9.2. Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ thất thoát 85
3.2.9.3. Kết quả về công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ
phần Nước sạch Thái Nguyên 89
3.3. Các nhân tố tác động tới công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công
ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 91
3.3.1. Nhân tố chủ quan 91
3.3.2. Nhân tố khách quan 91
3.4. Nguyên nhân và hạn chế về công tác quản lý chống thất thoát nước tại

Công ty cổ phần nước sạch Thái Nguyên 92
3.4.1. Nguyên nhân về công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty cổ
phần nước sạch Thái Nguyên 92
3.4.2. Những mặt còn hạn chế của công tác quản lý chống thất thoát nước tại
Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 93
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỐNG THẤT
THOÁT NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH THÁI NGUYÊN 94
4.1. Quan điểm tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty
Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 94


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
4.2. Phương hướng, mục tiêu tăng cường công tác quản lý chống thất thoát
nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái nguyên 95
4.2.1. Phương hướng tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại
Công ty Cổ phần Nước sạch Thái nguyên 95
4.2.2. Mục tiêu tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty
cổ phần nước sạch Thái nguyên 96
4.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty
cổ phần nước sạch Thái Nguyên 96
4.3.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối nước sạch 96
4.3.2.Giải pháp về vốn để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện hệ
thống phân phối nước sạch 98
4.3.3. Giải pháp kiện toàn công tác tổ chức quản lý sản xuất 99
4.3.4. Giải pháp về quản lý doanh thu tiền nước và khách hàng sử dụng nước 103
4.3.5. Giải pháp chống thất thoát nước 106
4.4. Kiến nghị 113

4.4.1. Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên 113
4.4.2. Kiến nghị đối với Tỉnh Thái Nguyên 115
KẾT LUẬN 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 120





S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GĐ:
Giám đốc
CPNS:
Cổ phần nước sạch.
XNNS:
Xí nghiệp nước sạch
XNKDNS:
Xí nghiệp kinh doanh nước sạch
TNHH:
Trách nhiệm hữu hạn
MM:
Máy móc
SX:
Sản xuất
KD:

Kinh doanh
VLXD:
Vật liệu xây dựng
BYT:
Bộ y tế
BTNMT:
Bộ tài nguyên môi trường
TCVN:
Tiêu chuẩn Việt Nam
NĐ:
Nghị định
CP:
Chính phủ
UBND:
Ủy ban nhân dân
TP:
Thành phố
BVMT:
Bảo vệ môi trường
BQ:
Bình quân










S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số mẫu điều tra ở các điểm nghiên cứu 31
Bảng 3.1: Tình hình cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái
Nguyên năm 2010-2012 42
Bảng 3.2:Bảng giới hạn các chỉ tiêu chất lượng Tiêu chuẩn nước ăn uống
QCVN 01:2009/BYT 49
Bảng 3.2: Sản lượng nước sản xuất của Công ty CPNS Thái Nguyên năm
2010 - 2012 53
Bảng 3.4: Bảng giá nước sạch trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên năm 2012 54
Bảng 3.5: Sản lượng nước tiêu thụ bình quân năm 2012 tại khu vực Thành
phố Thái Nguyên trong ngày 57
Bảng 3.6: Tình hình thực hiện đầu tư của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái
Nguyên giai đoạn từ 2005 -2012 60
Bảng 3.7: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 -2012 của Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên 62
Bảng 3.8: Đánh giá về nguồn cấp nước và chất lượng nước sạch của Công ty Cổ
phần Nước sạch Thái Nguyên năm 2012 65
Bảng 3.9: Đánh giá về chất lượng dịch vụ khách hàng và thông tin cho Công
ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 66
Bảng 3.10: Đánh giá về chất lượng phục vụ khách hàng của Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên năm 2012 67
Bảng 3.11: Đánh giá về sản lượng nước khai thác tại Công ty Cổ phần Nước
sạch Thái Nguyên năm 2012 68
Bảng số 3.12: Đánh giá về công nghệ dây truyền sản xuất tại Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên năm 2012 70



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

xi
Bảng 3.13: Đánh giá về công tác quản lý chống thất thoát tại Công ty Cổ phần
Nước sạch Thái Nguyên năm 2012 71
Bảng số 3.14: Đánh giá về công nghệ, máy móc thiết bị trong công tác chống
thất thoát 72
Bảng 3.15: Thực trạng hệ thống tuyến ống câp nước tính đến T10/2012 của
Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên 76
Bảng 3.16: Số lượng đồng hồ đã thay thế, bảo dưỡng, kiểm định của Công ty
Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên năm 2010-2012 77
Bảng 3.17: Chủng loại và kích cỡ đồng hồ của Công ty Cổ phần Nước sạch
Thái nguyên 78
Bảng 3.18: Tỷ lệ thất thoát nước của Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên
năm 2010 - 2012 89
Bảng 4.1: Dự kiến phương án hoàn thiện hệ thống phấn phối nước sạch của
Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên đến năm 2015 97
Bảng 4.2: Dự kiến chỉ tiêu SX, tỷ lệ thất thoát doanh thu của Công ty
Công phần nước sạch Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2020 103


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Lượng nước thu tiền trên lượng nước SX năm 2012 91
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất nước mặt tại Công ty Cổ phần Nước sạch TN 48
Sơ đồ 3.2. Quy trình sản xuất nước ngầm tại Công ty Cổ phần Nước sạch TN 48






S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

xii



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cấp nước là một ngành thuộc cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị giữ vai trò
vô cùng quan trọng, không những cần thiết cho sự phát triển kinh tế mà còn
rất cần thiết cho phục vụ nhân sinh. Hệ thống cấp nước sạch có ảnh hưởng rất
lớn đến sức khoẻ con người, tiện nghi sinh hoạt hàng ngày của mọi gia đình
và phát triển bền vững của môi trường đô thị. Xuất phát từ nhu cầu ngày càng
cao của con người trong các đô thị về sinh hoạt sản xuất, văn hoá xã hội, đòi
hỏi ngành cấp nước cũng không ngừng về cung cấp nước sạch ngày càng đầy
đủ về số lượng và chất lượng. Nhiều dự án cấp nước đã được ưu tiên thực
hiện đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước. Nhờ vậy, tình hình cấp
nước của cả nước nói chung cũng như tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái
Nguyên nói riêng cũng đã được cải thiện một cách đáng kể.
Tuy nhiên, tình hình sản xuất và cung cấp nước sạch vẫn còn bất cập,
chưa đáp ứng yêu cầu cho đời sống kinh tế xã hội, hệ thống cấp nước xây
dựng không đồng bộ, sản lượng nước sạch sản xuất không đáp ứng đủ cho

nhu cầu sử dụng, tỷ lệ thất thoát nước còn cao, chất lượng nước không ổn
định. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do tình trạng đầu tư xây
dựng không đồng bộ, công tác tư vấn thiết kế không đáp ứng được yêu cầu,
quá trình thi công các công trình còn nhiều khiếm khuyết, hệ thống tổ chức
quản lý của ngành cấp nước còn chồng chéo, kém hiệu quả. Đặc biệt là chưa
quản lý cũng như kiểm soát được toàn bộ mạng lưới cấp nước trên địa bàn. Vì
vậy yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu, xây dựng mạng cấp nước một cách
khoa học, chú trọng công tác thiết kế và giám sát chặt chẽ quá trình thi công,
kiện toàn công tác tổ chức quản lý, quản lý mạng lưới để có thể đáp ứng với
nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng của xã hội.


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
Với Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên là một doanh nghiệp
mới chuyển đổi hình thức kinh doanh sang Công ty Cổ phần nên bước đầu
còn gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình hoạt động Công ty luôn cố gắng tìm
mọi giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc
đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao tính dịch vụ sản phẩm
truyền thống, giảm chi phí, đặc biệt là công tác giảm tỷ lệ thất thoát, tăng lợi
nhuận cho Công ty. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của việc giảm tỷ lệ
thất thoát và mong muốn được đóng góp một số ý kiến về những giải pháp để
giảm tỷ lệ thất thoát, tăng lợi nhuận cho Công ty mà em quyết định chọn đề
tài: “Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ
phần Nước sạch Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
- Mục tiêu chung của đề tài là khảo sát thực trạng công tác quản lý

chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên.
- Đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế trong công tác quản
lý chống thất thoát nước của Công ty, từ đó có những đề xuất, giải pháp đối
với công tác quản lý chống thất thoát nước phù hợp với định hướng phát triển
của công ty cho những giai đoạn tiếp theo.
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chống thất thoát nước
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước
tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên từ năm 2010 - 2012.
- Đề ra định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chống
thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Cán bộ quản lý và khách hàng sử dụng nước


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
Trong đó khách hàng sử dụng nước gồm có các hộ dân dùng nước sinh
hoạt, các tổ chức cơ quan, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ,
cộng đồng và các vùng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu từ năm 2010 - 2012.
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý
chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên như công
tác kiểm tra rò rỉ, công tác sửa chữa khắc phục sự cố, công tác ghi chép kiểm
tra thiết bị đo, công tác quản lý…

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết
thực, là tài liệu giúp Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ
phần Nước sạch Thái Nguyên đến năm 2020 có cơ sở khoa học.
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp
chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty
Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên, có ý nghĩa thiết thực cho tăng cường công
tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái
Nguyên và đối với các địa phương có điều kiện tương tự.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận bố cục của đề tài bao gồm 4 chương.
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý chống thất thoát nước
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Đánh giá thực trạng về công tác quản lý chống thất thoát
nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên.
- Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chống thất thoát
nước tại Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên.


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

4


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƢỚC
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chống thất thoát nƣớc
1.1.1. Những hiểu biết về nước sạch
1.1.1.1. Khái niệm
- Nước sạch là loại nước trong quá trình sử dụng đáp ứng được yêu cầu,
không nguy hại đến cơ thể người, thuận tiện cho việc sinh hoạt hàng ngày.
- Về mặt sinh học: Nước sạch không được chứa trứng giun, sán, động
thực vật phù du tức là không được chứa bất kỳ loại vi khuẩn gây bệnh nào.
- Về mặt lý tính: Nước sạch phải trong sạch, không màu, không mùi, không vị.
- Về mặt hoá học: Nước sạch phải đáp ứng được hàm lượng các chất
hoá học cần thiết cho cơ thể con người như iốt, flour, độ pH phải nằm trong
giới hạn quy định theo quy phạm và loại bỏ được các tạp chất hoá học, kể cả
chất phóng xạ có hại đến sức khoẻ người sử dụng.
1.1.1.2. Vai trò của nước
Cũng như không khí và ánh sáng nước có vai trò rất lớn đối với đời
sống con người: 2/3 diện tích bề mặt trái đất được bao phủ bằng nước. Sự tồn
tại và phát triển của con người luôn gắn liền với nước, nước là điều kiện đầu
tiên để con người có thể tồn tại. Bất kỳ sinh vật nào cũng không thể sống
thiếu nước, đặc biệt là nước sạch
Nước là yếu tố đầu tiên quyết định đối với đời sống con người nên ở
bất kỳ chế độ chính trị nào, một xã hội nào dù là bất công đến đâu cũng không
thể bỏ mặc việc tiêu dùng nước sạch của dân cư cho sự điều tiết của bàn tay
vô hình - cơ chế thị trường. Vì nước sạch ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


6
con người nên mặc dù nước sạch là hàng hoá tiêu dùng cá nhân nhưng hầu hết
các Chính phủ đều dùng phương thức công cộng để cung ứng. Những hậu quả
do thiếu nước sạch để cung ứng cho dân cư đang là một trong những vấn đề
mà các Chính phủ đang quan tâm giải quyết.
Nước là sản phẩm thiết yếu trong sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ của
mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Việc cung cấp nước sạch thoả mãn nhu cầu
xã hội, đặc biệt các đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn là rất cấp
bách, nó thể hiện mức độ phát triển, sự văn minh, hiện đại của xã hội đó. Tuy
nhiên nhu cầu về sử dụng nước sạch tại các đô thị và khu công nghiệp mới chỉ
đáp ứng được một phần, lượng nước tính theo đầu người còn thấp, chất lượng
nước thiếu ổn định, tồn tại nhiều điểm thiếu nước cục bộ
Đối với một quốc gia, nếu không sớm ý thức về sự khan hiếm của
nguồn tài nguyên nước để có quy hoạch sử dụng hợp lý thì quốc gia đó khó
có thể định cư lâu dài trên lãnh thổ của mình. Nước đang trở thành nguồn tài
nguyên khan hiếm một cách tương đối với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
hiện nay. Những quan niệm sai lầm về trữ lượng nguồn tài nguyên này sẽ gây
lãng phí nghiêm trọng, thậm trí kìm hãm tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập nền
kinh tế quốc dân.
1.1.2. Nước sạch và mức độ ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế- xã hội
1.1.2.1. Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
Đảm bảo được nguồn nước sạch cho cộng đồng là giữ được mức độ an
toàn cho sức khoẻ con người. Để làm sạch nguồn nước chúng ta cần xác định
những loại vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho người, phát hiện và tiêu diệt
trước khi đưa nước sạch vào mạng lưới phân phối để phục vụ cộng đồng.
Trong số những bệnh truyền nhiễm qua nước thì những bệnh đường ruột


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
chiếm nhiều nhất như bệnh dịch tả, thương hàn Ngoài những bệnh truyền
nhiễm đường ruột, cộng đồng dân cư có thể mắc một số bệnh khác do dùng
nước không sạch, nước nhiễm khuẩn như: bệnh sốt vàng da, bệnh sốt rét
nước, bệnh viêm kết mạc
Hiện nay các công trình xử lý nước sinh hoạt khử được hầu hết các loại
vi khuẩn này. Tại Thái Nguyên, các công trình xử lý nước như Xí nghiệp
nước sạch Túc Duyên, Xí nghiệp nước sạch Trại Cau, Xí nghiệp nước sạch
Tích Lương, Xí nghiệp nước sạch Sông Công, Xí nghiệp nước sạch Đại Từ và
Xí nghiệp nước sạch Võ Nhai đều thực hiện tốt việc làm sạch nước bằng hoá
chất Zaven và Clo, với nồng độ dư 0,3 - 0,5mg/l trước khi cung cấp sản phẩm
nước sạch ra mạng lưới tiêu thụ.
Qua đó ta thấy được nước sạch có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ
con người, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sống tập trung ở các đô thị
lớn. Chính vì để đảm bảo cho sức khoẻ của con người, ngoài việc tuyên
truyền nên ăn chín - uống sôi, con người đã bắt đầu nghiên cứu đưa ra các quy
trình xử lý nước để có nước sạch phục vụ cho đời sống của mình.
1.1.2.2. Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế xã hội
Việc dân số ngày càng gia tăng sẽ kéo thêm một số nhu cầu - vấn đề
khẩn thiết mới cho con người như thực phẩm, y tế, giáo dục, phát triển và môi
sinh Các nhu cầu trên có liên hệ chặt chẽ với nhau, do đó không thể có cái
nhìn riêng rẽ và độc lập trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển mà
không lưu ý đến các mối liên hệ đến những yếu tố ảnh hưởng lên sức khoẻ
con người, trong đó có vấn đề nước sạch.
Nước sạch có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người. Nguồn nước
sạch ổn định, đầy đủ cung cấp cho người dân sử dụng sẽ xây dựng được cộng


S

ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
đồng dân cư đủ sức khoẻ, tránh được bệnh tật và đó cũng sẽ là nền tảng cho
một lực lượng lao động đảm bảo về năng suất lao động và chất lượng công việc.
Nước sạch phục vụ việc tăng trưởng phát triển kinh tế, đầu tư cho sản
xuất và phân phối nước sạch là đầu tư cơ sở hạ tầng. Đó là điều kiện tiền đề
cho việc phát triển hàng loạt các ngành nông nghiệp, công nghiệp, chế biến
thực phẩm, nước giải khát, công nghệ dệt nhuộm, may mặc, công nghiệp chế
biến gỗ, công nghiệp luyện kim, sản xuất giấy, chế tạo máy móc thiết bị, xây
dựng Nguồn nước sạch được cung cấp đầy đủ, ổn định cho thành phố còn là
điều kiện để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như: Nhà hàng khách sạn, du
lịch, y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và còn rất nhiều ngành nghề khác
phụ thuộc vào nguồn nước sạch từ mạng lưới phân phối nước.
Trong những năm gần đây, việc tổ chức cung ứng nước sạch trên địa
bàn Tỉnh Thái Nguyên ngày càng thực sự cần thiết. Cứ mỗi khi vào hè là
Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên lại chuẩn bị các phương án, kế
hoạch cụ thể để nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu tiêu dùng nước của nhân dân,
các đơn vị sản xuất kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn Tỉnh. Công ty đã tập
trung đầu tư các dự án trọng điểm bổ xung nguồn cấp nước, cải tạo và mở
rộng hệ thống ống dẫn, ống phân phối đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, sản
xuất và dịch vụ. Xây dựng lộ trình thực hiện các dự án cấp nước phù hợp với
tiến độ các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đô thị du lịch và các khu công
nghiệp của Tỉnh. Thực hiện kế hoạch chống thất thoát theo vùng, theo tuyến
ống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất thoát nước sạch. Vì thất thoát
nước là vấn đề luôn đi liền với mọi hệ thống cấp nước, gắn liền với quá trình
sản xuất và kinh doanh nước sạch. Nước bị thất thoát nhiều là sự thiệt hại lớn
cho sản xuất kinh doanh, là mối quan tâm lớn của tất cả ngành cấp nước.
1.1.3. Sự cần thiết của việc quản lý nguồn nước



S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không đi đôi với làm tốt công tác bảo vệ
môi trường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên nước. Hiện tại
nguồn nước sông đang ngày càng bị ô nhiễm, xâm nhập mặn từ biển vào đất
liền theo các dòng sông cũng ngày càng sâu có nơi tới 10 đến 20 km. Việc
khai thác nước vượt quá trữ lượng có thể khai thác nguồn nước hoặc khai thác
thiếu quy hoạch, không theo quy hoạch, thiếu đánh giá nguồn nước song vẫn
khai thác làm suy giảm mực nước. Nhiều cơ sở sản xuất có phát sinh nguồn ô
nhiễm được xây dựng không theo quy hoạch, được bố trí ngay trong đới cung
cấp cho nước dưới đất và trong phạm vi ảnh hưởng của công trình khai thác là
nguy cơ lớn gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
Lượng nước thải, rác thải ngày càng tăng song ở phần lớn các đô thị chưa
có các hệ thống xử lý rác thải, nước thải. Rác thải, nước thải chưa được thu gom
tốt là nguy cơ ô nhiễm môi trường và nước dưới đất. Hệ thống tiêu thoát nước
mưa, nước thải thiếu hoàn chỉnh, xuống cấp, dễ gây ô nhiễm nước dưới đất.
Tốc độ đô thị hoá tăng, diện tích cung cấp nước mưa cho nước dưới đất
bị thu hẹp. Đặc biệt thời gian gần đây hệ thống các lỗ khoan khảo sát địa chất
công trình phát triển mạnh là con đường dễ gây ô nhiễm nước dưới đấy song
chưa được quản lý.
Kết quả nghiên cứu, quan trắc tài nguyên nước dưới đất từ năm 1990
đến nay cho thấy, nguồn nước dưới đất ở một số đô thị lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu đã có dấu hiệu
nhiễm bẩn một số hợp chất nitơ ở các tầng chứa nước Holocen. Mực nước
khai thác hạ thấp liên tục theo thời gian, điển hình như Hà Nội, mực nước
tầng Pleistocen hạ thấp với biên độ 0,4m/năm; Thành phố Hồ Chí Minh là
0,6m/năm; Cà Mau, Thái Nguyên là 1m/năm. Chất lượng nước dưới đất cũng

đã có những dấu hiệu ô nhiễm cục bộ ở nhiều nơi như tình trạng nhiễm bẩn


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
Mn, As Trước thực trạng đó, nếu không có những biện pháp bảo vệ kịp thời
để nguồn nước ngầm bị ô nhiễm thì việc xử lý là rất khó khăn. Vì vậy, chúng
ta cần có những hành động khẩn cấp để bảo vệ các nguồn nước, bảo vệ sự
sống của cộng đồng.
Bảo vệ nước dưới đất là công việc hết sức phức tạp, đòi hỏi sự tham gia
các cấp và nhiều Bộ, ngành và toàn dân. Bảo vệ tài nguyên nước nói chung và
nước dưới đất nói riêng khỏi bị ô nhiễm, cạn kiệt để có thể khai thác lâu dài,
chúng phục vụ cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt và các nhu cầu khác của nền
kinh tế, nhất là để cấp nước cho các đô thị là vấn đề được Nhà nước hết sức
quan tâm, chính vì vậy trong Luật tài nguyên môi trường đã dành cả chương
II để quy định về bảo vệ tài nguyên nước.
Để bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị cần phải có chương trình và giải
pháp toàn diện về mọi mặt, trước hết cần phải hiểu biết về sự phân bố không
gian của các tầng chứa nước, sự phân bố của các loại nước, trữ nước và chất
lượng của chúng để có các quy hoạch khai thác và sử dụng nước một cách
hợp lý; các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch mở rộng phát triển đô thị, phát
triển các khu công nghiệp, quy hoạch các công trình vệ sinh môi trường, như
bố trí bãi rác, nghĩa trang phát triển giao thông cần phải được tính toán, xem
xét để không gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước.
1.1.4. Công tác quản lý chống thất thoát nước
1.1.4.1. Các khái niệm về quản lý chống thất thoát nước
* Khái niệm về quản lý
Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm

chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân
hướng đến mục đích hoạt động chung & phù hợp với quy luật khách quan.
* Khái niệm thất thoát nước


S
ố hóa bởi Trung tâm Học liệu

11
Nói một cách đơn giản thì lượng nước thất thoát được hiểu là chênh
lệch giữa lượng nước sản xuất được và lượng nước tiêu thụ được thu phí.
* Khái niệm về quản lý chống thất thoát nước
- Về mặt kỹ thuật: Không phải toàn bộ lượng nước của Công ty cấp
nước đều đến tay người tiêu dùng.
- Về mặt tài chính: Không phải lượng nước đến tay khách hàng đều
được đo đếm và thanh toán đầy đủ.
- Về mặt thuật ngữ: những định nghĩa chuẩn về nước và thất thu đều
không đầy đủ. Hiệp hội nước quốc tế (IWA) định nghĩa hai chủng loại chính
theo đó tất cả những loại nước thất thoát của nhà cung cấp sẽ rơi vào:
Thất thoát thực tế (hay còn gọi là thất thoát cơ học): Là lượng nước thất
thoát hữu hình từ hệ thống phân phối và bao gồm cả lượng nước rò rỉ và xả
tràn khi đến đầu cuối người sử dụng.
Lượng nước thất thoát thực tế cao sẽ gián tiếp đòi hỏi các nhà cung cấp
nước bơm hút, xử lý và truyền tải những khối nước lớn hơn nhu cầu cần thiết
của khách hàng. Đồng thời cũng cần nhiều năng lượng hơn để xử lý và truyền
tải, đôi khi lớn hơn khả năng sản xuất năng lượng thường dành cho những
khối nước lớn hơn. Rò rỉ, vỡ ống và tràn thường gây ra thiệt hại đáng kể và
làm tăng trách nhiệm bồi thường của nhà cung cấp. Phần lớn nước rò rỉ đều
len lỏi chảy xuống các hệ thống cống nước thải sinh hoạt hoặc mương thu
nước mưa và nhà máy xử lý nước thải tại chỗ có thể cũng phải xử lý lượng

nước này. Hai lần xử lý tốn kém mà không mang lại lợi ích sử dụng nào! Các
nguồn nước ngầm bị khai thác một cách không cần thiết do bơm hút vô tổ
chức ở mức độ lớn. Vì vậy thất thoát nước lớn có thể hạn chế sự phát triển
của một vùng do những giới hạn về nguồn nước có sẵn thất thoát.

×