Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần gang thép thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.73 KB, 124 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGÔ THỊ HẢI YẾN
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP
THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và Phân tích
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN THUẬN
HÀ NỘI, NĂM 2011
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
NGÔ THỊ HẢI YẾN 1
TS. TRẦN VĂN THUẬN 1
NGÔ THỊ HẢI YẾN 4
NGÔ THỊ HẢI YẾN i
TS. TRẦN VĂN THUẬN i
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần
Gang thép Thái Nguyên Error: Reference source not found
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng và phát triển của Công
ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Error: Reference source not found
Bảng 2.3 Kế hoạch sản xuất của Công ty từ năm 2009 – 2011 Error: Reference
source not found
Bảng 2.4 Các kênh phân phối sản phẩm Error: Reference source not found
Bảng 3.1 Kế hoạch sản lượng 2011 - 2015 Error: Reference source not found
Bảng 3.2 Bảng kế hoạch sản xuất sản phẩm Error: Reference source not found
Bảng 3.3 Sản lượng tiêu thụ dự kiến của các kênh phân phối từ 2011 – 2015


Error: Reference source not found
SƠ ĐỒ
NGÔ THỊ HẢI YẾN 1
NGÔ THỊ HẢI YẾN 4
NGÔ THỊ HẢI YẾN i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGÔ THỊ HẢI YẾN
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP
THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và Phân tích
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
HÀ NỘI, NĂM 2011
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh khốc
liệt. Vì vậy, để tồn tại và đứng vững các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao
trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả của
quá trình sản xuất để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt thì quá trình
tiêu thụ sản phẩm cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Số lượng sản phẩm được
tiêu thụ sẽ quyết định đến lượng doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt
được. Các thông tin kế toán về quá trình tiêu thụ sản phẩm giúp các nhà quản trị có
một cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ
đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Qua thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ sản phẩm tại các
doanh nghiệp sản xuất cũng như việc đi sâu tìm hiểu về thực trạng kế toán tiêu thụ
sản phẩm tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, tác giả đã hoàn thành luận
văn thạc sỹ kinh tế với đề tài “Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
cổ phần Gang thép Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong
muốn sẽ góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm hiện

nay tại Công ty. Ngoài phân mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương
với những nội dung cơ bản sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN
PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất
- Tác giả trình bày những khái quát chung về tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu
quản lý tiêu thụ, các phương thức tiêu thụ, vai trò và nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ
sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
1.2. Kế toán tiêu thụ sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất
Tìm hiểu về công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất
trên các chỉ tiêu:
1.2.1. Kế toán giá vốn sản phẩm tiêu thụ
Giá vốn hàng bán là toàn bộ trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã
bán trong kỳ.
1.2.1.1. Phương pháp xác định giá vốn sản phẩm xuất kho
* Phương pháp bình quân gia quyền
* Phương pháp Nhập trước - xuất trước (FIFO):
* Phương pháp Nhập sau - xuất trước (LIFO):
* Phương pháp giá thực tế đích danh
1.2.1.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán
* Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán giá vốn sản phẩm tiêu thụ, kế toán sử dụng tài khoản 632 –
“Giá vốn hàng bán”
* Phương pháp kế toán
- Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.2.2. Kế toán doanh thu bán hàng
1.2.2.1. Khái niệm doanh thu bán hàng
Theo chuẩn mực kế toán số 14 – “Doanh thu và thu nhập khác” ban hành

theo Quyết định 149/2001: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh
nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động bán hàng, cung cấp
dịch vụ của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
1.2.2.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán
* Chứng từ kế toán
Để hạch toán tiêu thụ sản phẩm, kế toán phải căn cứ vào các chứng từ bán
hàng. Tuỳ theo phương thức tiêu thụ, hình thức bán hàng, phương thức thanh toán,
kế toán sử dụng các chứng từ kế toán sau:
- Hóa đơn GTGT (mẫu 01 - GTGT)
- Hoá đơn bán hàng (mẫu 02 - GTGT)
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi (mẫu 14-BH)
- Phiu xut kho kiờm vn chuyn ni b
- Phiu xut kho hng gi bỏn i lý
- Bng kờ bỏn l hng hoỏ, dch v
- Cỏc chng t thanh toỏn (phiu thu, sộc chuyn khon, sộc thanh toỏn, u
nhim thu, giy bỏo Cú ca ngõn hng, bng sao kờ ca ngõn hng)
- Cỏc chng t liờn quan khỏc
* Ti khon s dng
Cỏc ti khon k toỏn thng s dng hch toỏn doanh thu gm.
- TK 511 Doanh thu bỏn hng v cung cp dch v:
- TK 512 Doanh thu bỏn hng ni b:
* Phng phỏp k toỏn
K toỏn doanh thu bỏn hng v cung cp dch v (Theo Q 15/2006/Q-BTC)
1.2.3. K toỏn cỏc khon gim tr doanh thu
1.2.3.1. Khỏi nim cỏc khon gim tr doanh thu
Cỏc khon gim tr doanh thu bao gm: chit khu thng mi, gim giỏ
hng bỏn, hng bỏn b tr li, thu GTGT np theo phng phỏp trc tip, thu tiờu
TK 511,
512
TK 111, 112, 131,

136
TK 333
TK 521, 531,
532
TK 911 TK 33311
Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
phải nộp NSNN, thuế GTGT phải nộp
(đơn vị áp dụng ph ơng pháp trực tiếp)
Cuối kỳ, K/c chiết khấu th ơng mại,
doanh thu hàng bán trả lại, giảm giá
hàng bán phát sinh trong kỳ
Doanh
thu bán
hàng và
cung
cấp dịch
vụ phát
sinh
Đơn vị áp dụng ph ơng
pháp trực tiệp (tổng giá
thanh toán)
Đơn vị áp dụng ph
ơng pháp khấu trừ
(Giá ch a có thuế
GTGT)
Cuối kỳ, kết chuyển
doanh thu thuần
Thuế GTGT
đầu ra
Chiết khấu th ơng mại, doanh thu hàng bán trả lại, hoặc giảm giá hành bán phát sinh trong kỳ

thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu. Những khoản trên được tính vào doanh thu ghi nhận
ban đầu, cuối kỳ cần loại trừ nó ra khỏi tổng doanh thu để xác định doanh thu thuần
đồng thời là cơ sở để xác định kết quả tiêu thụ.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 :
- Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
- Giảm giá hàng bán: là khoảng giảm trừ cho người mua do hàng kém phẩm
chất, sai quy cách hoặc lạc hậu, lỗi mốt.
- Hàng bán bị trả lại: là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định tiêu thụ bị
khách hàng trả lại do các nguyên nhân như vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất,
kém phẩm chất không đúng chủng loại, quy cách và từ chối thanh toán.
Những khoản trên được quy định cụ thể trong chính sách bán hàng của
doanh nghiệp và trong hợp đồng với khách hàng. Bất kỳ một nghiệp vụ nào phát
sinh liên quan tới các khoản giảm trừ trên cần phải có đầy đủ chứng từ chứng minh
và phải được ghi chép đầy đủ, chi tiết.
- Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT phải nộp theo phương
pháp trực tiếp.
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ thuần
=
Tổng doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
-
Các khoản giảm trừ
doanh thu
1.2.3.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
* Tài khoản sử dụng
Để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán sử dụng các tài khoản:
- TK 521 – “Chiết khấu thương mại”
- TK 532 – “Giảm giá hàng bán”

- TK 531 – “Hàng bán bị trả lại”
* Phương pháp kế toán
Kế toán chiết khấu thương mại
* K toỏn hng bỏn b tr li
* K toỏn gim giỏ hng bỏn
TK 111, 112,
131
TK 33311
TK 511TK 521
Doanh thu không
có thuế GTGT
Thuế GTGT đầu
ra (nếu có)
Số tiền chiết khấu th ơng
mại cho ng ời mua
TK 111, 112,
131
TK 531 TK 511, 512
Doanh thu hàng bán bị trả lại (có cả
thuế GTGT) của đơn vị áp dụng ph
ơng pháp trực tiếp
Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu của
hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ
Hàng bán bị trả
lại (đơn vị áp
dụng ph ơng
pháp khấu trừ)
Doanh thu hàng
bán bị trả lại
(không có thuế

GTGT)
TK 33311
Thuế GTGT
TK 111, 112 TK 641
TK 111, 112,
131
TK 532 TK 511, 512
Doanh thu do giảm giá hàng bán
(có cả thuế GTGT) của đơn vị áp
dụng ph ơng pháp trực tiếp
Cuối kỳ, kết chuyển tổng số giảm
giá hàng bán phát sinh trong kỳ
Giảm giá hàng
bán (đơn vị áp
dụng ph ơng
pháp khấu trừ)
Doanh thu không
có thuế GTGT
TK 33311
Thuế GTGT
1.2.4. Kế toán chi phí bán hàng
1.2.4.1. Khái niệm và nội dung chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán
sản phẩm, hàng hóa, và cung cấp dịch vụ như các chi phí chào hàng, giới thiệu sản
phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng
hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển…
Theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chi phí bán hàng
bao gồm những nội dung cụ thể sau:
* Chi phí nhân viên

* Chi phí vật liệu, bao bì
* Chi phí dụng cụ, đồ dùng: bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ
cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa như dụng cụ đo lường, phương tiện tính
toán, phương tiện làm việc…
* Chi phí khấu hao tài sản cố định
* Chi phí bảo hành
* Chi phí dịch vụ mua ngoài
* Chi phí bằng tiền khác
1.2.4.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán
Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí bán hàng, kế toán sử dụng tài khoản 641 – “Chi phí bán hàng”.
Phương pháp hạch toán
1.3. K toỏn tiờu th sn phm theo chun mc k toỏn quc t v kinh
nghim mt s nc
1.3.1. K toỏn tiờu th sn phm theo chun mc quc t
Chun mc k toỏn quc t IAS 18 DOANH THU quy nh vic hch toỏn
doanh thu cú c t: bỏn hng; cung cp dch v; cho ngi khỏc s dng ti sn
ca doanh nghip mang li lói, tin bn quyn v c tc
Theo IAS18, doanh thu l lung thu gp cỏc li ớch kinh t trong k, phỏt
sinh trong quỏ trỡnh hot ng thụng thng, lm tng vn ch s hu ch khụng
phi phn úng gúp ca nhng ngi tham gia gúp vn c phn.
Doanh thu loi tr nhng khon thu cho bờn th ba, vớ d nh VAT
1.3.2. K toỏn tiờu th sn phm theo k toỏn M
Theo k toỏn M, giỏ vn hng bỏn l giỏ tr hng húa tiờu th trong k.
Hng húa tiờu th trong k c xỏc nh cn c vo hng tn kho u k cng vi
tr giỏ hng mua vo trong k bng giỏ tr hng ch bỏn sau ú tr cho hng húa tn
kho cui k
TK 641
TK 111, 112,
152, 153

TK 334, 338
TK 214
TK 142, 242,
335
TK 512
Chi phí VL, CCDC
TK 133
L ơng và các khoản trích theo l ơng
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí bân bổ dần, chi phí trích tr ớc
SP tiêu dụng nội bộ
TK 33311
TK 111, 112, 141,
331
CP DV mua ngoài, CP bằng tiền
khác
TK 133
Nếu không đ
ợc khấu trừ
TK 111, 112,
TK 911
TK 352
Các khoản thu giảm chi
Kết chuyển chi phí bán hàng
Hoàn nhập dự phòng phải trả về chi
phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của
các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được.

* Kế toán doanh thu bán hàng
Để phản ánh doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng tài khoản “Doanh thu bán
hàng”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng tài khoản “Phải thu khách hàng” để phản ánh
các khoản tiền mà khách hàng còn nợ. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng
khách hàng
* Kế toán chiết khấu bán hàng: có hai loại chiết khấu:
- Chiết khấu thương mại
- Chiết khấu thanh toán:
* Kế toán doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán: doanh thu
hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán có thể ghi giảm trực tiếp trên tài khoản
“Doanh thu bán hàng”. Tuy nhiên, chúng thường được theo dõi riêng trên tài khoản
“Doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán” nhằm cung cấp thông tin cho
bộ phận quản lý về số hàng bị trả lại và giảm giá.
1.3.3. Kế toán tiêu thụ sản phẩm theo kế toán Pháp
Thu nhập từ sản xuất kinh doanh là số tiền doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu
được do bán hàng, sản phẩm, cung cấp các công trình, lao vụ, dịch vụ mà doanh
nghiệp đã thực hiện.
Kế toán sử dụng tài khoản 70 – Bán sản phẩm chế tạo, cung cấp lao vụ, hàng
hóa – theo dõi thu nhập từ bán hàng
Nợ: Phản ánh các khoản giảm doanh thu, bao gồm giá trị hàng bán bị trả lại,
các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu
Kết chuyển thu nhập từ bán hàng vào tài khoản xác định kết quả
Có: Tập hợp giá trị hàng bán trong kỳ
1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Sau khi nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 18 về doanh thu và kinh
nghiệm kế toán thành phẩm của một số nước trên thế giới, tác giả rút ra một số bài
học kinh nghiệm áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm cần phải được hạch toán chi tiết theo từng loại
sản phẩm và ghi nhận đúng thời điểm. Các khoản chi phí sản xuất cần phải được

phân loại một cách rõ ràng, đầy đủ theo nhiều tiêu thức khác nhau để phản ánh và
nắm rõ được đầy đủ tất cả các khoản chi phí phát sinh trong doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán tổng hợp và tài khoản kế toán chi tiết
để theo dõi, ghi chép các khoản chi phí phát sinh một cách khoa học, hợp lý nhằm
cung cấp thông tin hữu ích cho kế toán quản trị và kế toán tài chính.
- Nên tổ chức bộ máy theo mô hình kế toán Mỹ, kết hợp giữa kế toán tài
chính và kế toán quản trị nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và phù hợp với trình độ
của cán bộ kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam.
- Cần phải phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng đối với từng cán bộ kế
toán, đồng thời tránh sự chồng chéo trong quá trình thu thập, xử lý và cung cấp
thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Chương 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Gang thép
Thái Nguyên
Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) là Công ty lớn trực thuộc Tổng
Công ty Thép Việt Nam, được thành lập năm 1959, là khu Công nghiệp đầu tiên và
duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng
sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty cổ
phần Gang thép Thái Nguyên
2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty cổ phần Gang thép Thái
Nguyên
Với đặc thù là khu Công nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây
chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi
thép và cán thép. Thương hiệu thép Thái Nguyên - TISCO vẫn giữ được vị thế vững
vàng trên thị trường, với khoảng 13% thị phần tiêu thụ trên cả nước. Sản phẩm chủ
lực của TISCO là thép vằn dùng trong xây dựng, đóng góp hơn 68% tổng doanh thu
của Công ty.

2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo quan hệ trực tuyến người
đứng đầu cao nhất là Tổng giám đốc Công ty Gang thép Thái Nguyên. Bốn Phó
tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc. Các phòng ban chức năng của Công ty
có trách nhiệm tham mưu, giúp ban Giám đốc trong việc điều hành và quản lý thống
nhất từng mặt hoạt động của toàn Công ty. Hiện Công ty gang thép Thái Nguyên có
16 đơn vị thành viên, 5 chi nhánh tiêu thụ thép tại các vùng kinh tế trọng điểm: Hà
Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy và công tác kế toán của Công ty
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Gang thép Thái Nguyên được chức
theo hình thức kế toán tập trung.
2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài
chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo.
Công ty Gang thép Thái Nguyên áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung. Phù
hợp với việc sử dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán tại Công ty .
2.1. Thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Gang
thép Thái Nguyên
2.2.1. Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm và quản lý tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
TISCO là đơn vị sản xuất đa dạng nhất các chủng loại sản phẩm từ thép
cuộn, thép thanh trơn và vằn, thép hình các loại với tương đối đầy đủ các mác thép.
Cơ cấu sản phẩm tương đối đầy đủ là một lợi thế riêng so với các nhà sản xuất khác
đặc biệt là các loại thép hình cỡ trung như thép chữ C180 , thép chữ I160, thép góc
L130 hiện có nhu cầu tương đối lớn.
Sản phẩm thép của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên bao gồm:
Thép dây (cuộn): Ф5,5 ÷ Ф12
Thép thanh tròn trơn: Ф18 ÷ Ф60

Thép thanh vằn: D18 ÷ D40
Thép góc (chữ L): L63 ÷ L130
Thép chữ C: C60 ÷ C180
Thép chữ I: I100 ÷ I160
2.2.2. Phương thức tiêu thụ sản phẩm
Sản phẩm của TISCO được phân phối theo sáu kênh chính:
- Chi nhánh và các đơn vị thành viên;
- Khách hàng truyền thống;
- Các đơn vị trong Tổng công ty Thép Việt Nam;
- Nhà phân phối các tỉnh;
- Đại lý hoa hồng;
- Xuất khẩu.
Các phương thức tiêu thụ chủ yếu công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
đang áp dụng:
- Tiêu thụ theo phương thức trực tiếp
- Tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, giới thiệu sản phẩm:
- Tiêu thụ theo phương thức bán hàng trả góp, trả chậm có bảo lãnh:
- Tiêu thụ theo phương thức bán hàng theo đơn đặt hàng và tác nghiệp sản
xuất theo đơn đặt hàng:
2.2.3. Kế toán giá vốn sản phẩm tiêu thụ tại Công ty
* Tính giá thực tế sản phẩm xuất kho
Tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, trị giá sản phẩm thực tế xuất
kho được xác định theo giá bình quân gia quyền tháng.
* Chứng từ kế toán
Căn cứ để hạch toán giá vốn hàng bán là phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho
được lập làm 3 liên đặt giấy than viết 1 lần:
Một liên bộ phận lập giữ
Một liên giao cho người nhận hàng
Một liên gửi chuyển cho thủ kho ghi sổ, sau đó chuyển cho phòng kế toán
làm căn cứ ghi sổ

* Tài khoản kế toán
Để hạch toán giá vốn hàng bán trong kỳ, Công ty sử dụng các tài khoản: tài
khoản 155, tài khoản 632, … và một số tài khoản khác có liên quan.
Tài khoản 155 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:
TK 155.1: Sản phẩm sản xuất chính
TK 155.2: Sản phẩm sản xuất phụ
* Kế toán giá vốn hàng bán
Tại kho thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho sẽ tiến hành hạch toán chi tiết việc
xuất kho sản phẩm trên Thẻ kho và ghi số lượng thực xuất vào chứng từ xuất. Thẻ
kho được mở riêng cho từng loại sản phẩm, thủ kho thực hiện việc ghi chép tình hình
biến động của sản phẩm theo chỉ tiêu số lượng. Vào cuối ngày, thủ kho lập Báo cáo
Nhập - Xuất - Tồn gửi lên phòng Kế hoạch thị trường để theo dõi tình hình hiện có
của sản phẩm. Sau đó thủ kho chuyển các chứng từ này lên phòng kế toán để đối
chiếu vào cuối tháng số lượng thực tế trong kho và số liệu ghi trên sổ sách.
Tại phòng kế toán, căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho sản phẩm
do thủ kho chuyển lên theo định kỳ 3 hoặc 5 ngày, kế toán theo dõi chi tiết quá trình
Nhập - Xuất - Tồn cho từng loại sản phẩm hàng tháng thông qua Sổ chi tiết thành
phẩm. Mỗi loại thành phẩm ghi trên một số trang sổ riêng, ghi rõ tên, quy cách, đơn
vị tính, đồng thời kế toán vào Sổ Nhật ký chung
Cuối tháng kế toán cộng phát sinh trong tháng và tính ra số cuối tháng cả về
số lượng và giá trị. Từ Sổ chi tiết thành phẩm cho từng loại thành phẩm, kế toán
tiến hành vào Bảng tổng hợp chi tiết thành phẩm để theo dõi toàn bộ thành phẩm.
Mỗi loại thành phẩm được ghi trên một dòng theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Cuối kỳ, kế toán thành phẩm tính giá thực tế của mỗi loại thành phẩm xuất
kho để làm căn cứ xác định giá vốn thành phẩm xuất kho rồi phản ánh vào sổ cái tài
khoản 632 – Giá vốn hàng bán.
2.2.4. Kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty
2.2.4.1. Chứng từ kế toán
Căn cứ để hạch toán doanh thu bán hàng là hóa đơn GTGT Công ty xuất khi
có khách hàng đến mua hàng. Đồng thời với việc viết phiếu xuất kho, nhân viên

bán hàng viết Hóa đơn GTGT và giao cho khách hàng. Hóa đơn GTGT được lập
thành 3 liên:
- Một liên lưu tại phòng kế toán
- Một liên giao cho khách hàng
- Một liên dùng để thanh toán
2.2.4.2. Tài khoản kế toán
Để hạch toán doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng một số tài khoản:
- TK 511 – Doanh thu bán hàng
- TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
Và một số tài khoản khác có liên quan: TK 111, 112, 331, 3331, …
2.2.4.3. Phương pháp hạch toán
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được gửi lên phòng kế toán (Hoá đơn
GTGT, Phiếu thu ) xác định doanh thu và thuế thành phẩm tiêu thụ và căn cứ vào
sổ chi tiết thành phẩm để xác định giá vốn thành phẩm tiêu thụ để cập nhật số liệu
vào máy vi tính.
Khi có yêu cầu mua hàng của khách hàng, phòng Kế hoạch thị trường sẽ tiến
hành xác định lượng thành phẩm tồn kho và số dư nợ của khách hàng. Nếu trong
kho còn đủ thành phẩm cần thiết và số dư khách hàng còn hợp lý thì phòng Kế
hoạch thị trường sẽ lập Hoá đơn GTGT. Vào cuối ngày lập Báo cáo bán hàng giao
cho phòng kế toán.
Căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT và các chứng từ khác liên quan
đến bán hàng, kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung (Phụ lục 2-19) và tập hợp vào
sổ chi tiết tiêu thụ. Sổ này được dùng cả năm để theo dõi tất cả các mặt hàng hoặc
chi tiết cho từng mặt hàng, trong đó mở chi tiết cho từng tháng. Sau đó kế toán vào
sổ cái tài khoản 511 (Phụ lục 2-17). Cuối tháng kế toán lập báo cáo sản xuất – tiêu
thụ và tồn kho thành phẩm (Phụ lục 2-18). Báo cáo này được lập chung cho tất cả
thành phẩm của Công ty.
Việc hạch toán doanh thu trên phần mềm kế toán Bravo mà Công ty đang áp
dụng luôn sử dụng tài khoản 131 như một tài khoản trung gian.
2.2.5. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng

Các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng phát sinh trong quá trình tiêu thụ tại
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên chủ yếu là chiết khấu thương mại. Khách
hàng mua hàng với số lượng lớn sẽ được chiết khấu trên giá trị lô hàng
Kế toán sử dụng tài khoản 521 – “Chiết khấu bán hàng” để hạch toán và theo
dõi các khoản chiết khấu thương mai.
Ngoài chiết khấu thương mại, tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
còn có 1 số trường hợp khác làm giảm doanh thu như: giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại.
Công ty theo dõi giá trị hàng bán bị trả lại trên tài khoản 531 – “Hàng bán bị
trả lại”.
Công ty hạch toán khoản giảm giá hàng bán trên tài khoản 532 – “Giảm giá
hàng bán”
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển ghi giảm doanh thu bán hàng của các khoản
giảm trừ doanh thu trong kỳ trên sổ kế toán.
2.2.6. Kế toán chi phí bán hàng tại Công ty
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần
Gang thép Thái nguyên
Sau khi trình bày về thực trạng công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công
ty, tác giả đã đánh giá thực trạng công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ
phần Gang thép Thái Nguyên.
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP
THÁI NGUYÊN
3.1. Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Gang thép Thái
Nguyên
Trong bối cảnh hiện nay, ngành Thép Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều
khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, với những quyết sách đúng đắn, Công ty đã vững
vàng vượt qua thử thách, ổn định sản xuất, góp phần vào việc bình ổn giá thép trên
thị trường, đồng thời vẫn tiếp tục khẳng định thương hiệu “TISCO” trên thị trường
trong nước và quốc tế.

Với những thành tích đặc biệt đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát
triển của Đất nước, khẳng định vị thế lớn mạnh của Công ty trên thị trường trong
nước và Quốc tế.
3.2. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
Hoàn thiện hoạch toán tiêu thụ sản phẩm giúp cho thông tin, số liệu kế toán
trong các doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của kế toán. Điều đó góp
phần tăng cường khả năng quản lý cho các nhà lãnh đạo, đồng thời tăng cường khả
năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Để đảm bảo tính khoa học trong kế toán cũng như đảm bảo chức năng của kế
toán khi tiến hành hạch toán tiêu thụ sản phẩm cần phải tuân thủ một số các căn cứ
và nguyên tắc nhất định
3.3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ
phần Gang thép Thái Nguyên
3.3.1. Hoàn thiện kế toán doanh thu
- Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên cần mở “Sổ chi tiết doanh thu
bán hàng” cho từng loại sản phẩm, không nên để sổ theo dõi doanh thu bán hàng
cho toàn bộ các loại sản phẩm.
- Với trường hợp xuất hàng giao cho chi nhánh ở các tỉnh, Công ty nên dùng
phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và tài khoản 157 “Hàng gửi bán”. Đối
tượng theo dõi chi tiết cho tài khoản 157 là “Chi nhánh…”. Việc ghi sổ như vậy
giúp cho Công ty xác định chính xác doanh thu đồng thời theo dõi quản lý được số
hàng xuất cho chi nhánh.
- Với trường hợp xuất hàng giao cho công trình làm nhiều đợt, Công ty nên
lập hoá đơn GTGT cho mỗi đợt giao hàng để kế toán ghi nhận doanh thu đồng thời
phản ánh giá vốn của đợt xuất hàng đó hoặc Công ty có thể sử dụng tài khoản 157
để ghi nhận việc xuất kho sản phẩm
3.3.2. Về các khoản chiết khấu giảm giá hàng bán
Để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng hoá trước hạn Công ty có
thể áp dụng chính sách chiết khấu đối với những khách hàng thanh toán trước thời

hạn, trong đó quy định rõ thời hạn tín dụng.
3.3.3. Trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên cần trích lập dự phòng các khoản
phải thu khó đòi.
3.3.3. Hoàn thiện luân chuyển chứng từ kế toán
Để đảm bảo cho số liệu kế toán được ghi chép chính xác, kịp thời và đầy đủ,
phục vụ tốt cho việc quản lý, điều hành hoạt động kinh tế tài chính của Công ty,
Công ty cần phải xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ một cách hợp lý, khoa
học phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh.
3.3.5. Hoàn thiện kế toán chi tiết sản phẩm
Việc tổ chức hạch toán chi tiết sản phẩm tại Công ty Cổ phần Gang thép
Thái Nguyên cần tổ chức lập danh điểm sản phẩm chi tiết đến từng nhóm sản phẩm.
3.3.6. Hoàn thiện kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Đặc thù của ngành thép là giá thành nguyên liệu đóng góp tỷ trọng rất lớn
(trên 90%) trong tổng giá vốn hàng bán. Đặc thù này dẫn đến rủi ro đáng kể do biến
động giá nguyên liệu đối với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính vì vậy
Công ty cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dựa trên tình hình thực tế về công tác phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần
Gang thép Thái Nguyên và xu hướng phát triển từ nay đến năm 2020, luận văn đã
đưa ra các giải pháp, phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm
tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Để thực hiện được các giải pháp hoàn
thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị
với Nhà nước và đối với Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Tác giả hy vọng rằng đây là cơ sở giúp Công ty Gang thép Thái Nguyên
có thể thực hiện tốt hơn công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh
tế quốc tế.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGÔ THỊ HẢI YẾN

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP
THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán và Phân tích
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VĂN THUẬN
HÀ NỘI, NĂM 2011
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc nền
kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần đa sở hữu, vận hành theo cơ chế thị
trường, mở cửa và hội nhập. Nền kinh tế thị trường là cơ hội lớn cho các doanh
nghiệp hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới nhưng bên cạnh đó tạo ra
những thách thức vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với môi
trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt về mọi mặt. Vì vậy, để tồn tại và đứng vững
trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ
quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả của quá
trình sản xuất để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt thì quá trình tiêu thụ
sản phẩm cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Số lượng sản phẩm được tiêu thụ sẽ
quyết định đến lượng doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được.
Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, để đạt được mục
tiêu này vấn đề quan trọng là doanh nghiệp phải quản lý có hiệu quả hai chỉ tiêu cơ
bản: doanh thu, chi phí và tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Với tư cách là công cụ quản lý, hạch toán kế toán gắn liền với hoạt động
kinh tế xã hội, hạch toán kế toán đảm nhiệm chức năng cung cấp thông tin một cách
chính xác và hữu ích giúp cho các nhà quản trị, nhà đầu tư ra quyết định kinh doanh
hợp lý. Các thông tin kế toán về quá trình tiêu thụ sản phẩm giúp các nhà quản trị
có một cái nhìn chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Hòa mình với sự phát triển năng động của nền kinh tế đất nước đồng thời
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước, loại hình doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh sắt thép ngày càng phát triển.
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, tiền thân là Công ty Gang thép
Thái Nguyên đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, tìm hướng đi riêng cho mình trong
1
môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực
sản xuất và kinh doanh sắt thép, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã có
những đóng góp tích cực vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do
đặc điểm của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên là bao gồm nhiều công ty
thành viên, mỗi công ty thực hiện một nhiệm vụ sản xuất tạo thành một dây chuyền
khép kín hoàn chỉnh từ khi mua nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi tạo ra thép
thành phẩm. Chính vì vậy nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ
phần Gang thép Thái Nguyên là tương đối phức tạp.
Xuất phát từ yêu cầu trên, Luận văn đã đi vào nghiên cứu đề tài “HOÀN
THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG
THÉP THÁI NGUYÊN”.
2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung vào các nội dung sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
sản xuất.
- Phân tích thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Gang
thép Thái Nguyên theo quan điểm kế toán tài chính
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng của đề tài: thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần
Gang thép Thái Nguyên dưới góc độ kế toán tài chính

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu trong phạm vi toàn hệ thống
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên trên cơ sở số liệu từ năm 2008 – 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phương pháp so
sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích. Đồng thời đề tài cũng kết hợp lý
luận chuyên ngành kế toán, kiểm toán và phân tích hoạt động kinh doanh trong quá
trình nghiên cứu.
2
5. Những đóng góp của đề tài
Những đóng góp của Luận văn được thể hiện chủ yếu ở các nội dung sau:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tiêu thụ sản phẩm
trong các doanh nghiệp sản xuất
- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm tại
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Đưa ra những mặt mạnh - yếu, những
điểm cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục trong quá trình phát triển của
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
- Từ những lý luận chung và thực trạng nghiên cứu, đề xuất những giải
pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Gang thép
Thái Nguyên
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiêu thụ sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần
Gang thép Thái Nguyên
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
3

×